1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp huy động nguồn lực từ cộng đồng cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã hòa thành, tỉnh tây ninh

120 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp huy động nguồn lực từ cộng đồng cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã Hòa Thành tỉnh Tây Ninh
Tác giả Võ Thị Thu Ngân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Thùy
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 9,49 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (26)
  • 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan (27)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (29)
  • 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (29)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (30)
    • 5.1. Phương pháp thu thập số liệu (30)
      • 5.1.1. Số liệu sơ cấp (30)
      • 5.1.2. Số liệu thứ cấp (31)
    • 5.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu (31)
      • 5.2.1. Phương pháp thống kê mô tả (31)
      • 5.2.2. Phương pháp thống kê so sánh (32)
      • 5.2.3. Phương pháp chuyên gia (33)
    • 5.3. Phương pháp tổng hợp tài liệu (33)
  • 6. Kết cấu của luận văn (34)
  • CHƯƠNG 1. (35)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực cộng đồng cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (35)
      • 1.1.1. Nguồn lực cộng đồng (35)
        • 1.1.1.1. Khái niệm nguồn lực (35)
        • 1.1.1.2. Khái niệm nguồn lực cộng đồng (36)
      • 1.1.2. Huy động nguồn lực cộng đồng cho chương trình xây dựng nông thôn mới (37)
        • 1.1.2.1. Khái niệm nông thôn và nông thôn mới (37)
        • 1.1.2.2. Vai trò huy động nguồn lực cộng đồng trong phát triển nông thôn mới (38)
        • 1.1.2.3. Phát triển nông thôn mới dựa vào nguồn lực cộng đồng (39)
      • 1.1.3. Nội dung huy động nguồn lực cộng động cho chương trình xây dựng nông thôn mới (40)
        • 1.1.3.1. Huy động nguồn lực tài chính (40)
        • 1.1.3.2. Huy động nguồn lực đất đai (42)
        • 1.1.3.3. Huy động nguồn nhân lực (42)
      • 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động nguồn lực cộng đồng cho chương trình xây dựng nông thôn mới (43)
        • 1.1.4.1. Yếu tố cơ chế, chính sách và năng lực ban quản lý chương trình xây dựng nông thôn mới (43)
        • 1.1.4.2. Yếu tố từ phía cộng đồng (45)
      • 1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Nai (46)
      • 1.2.2. Kinh nghiệm huy động nguồn lực của huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc . 23 1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác huy động nguồn lực cộng đồng (48)
  • CHƯƠNG 2. (52)
    • 2.1. Giới thiệu Thị xã Hoà Thành – tỉnh Tây Ninh (52)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (52)
      • 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (54)
      • 2.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của Thị xã Hoà Thành, tỉnh Tây (55)
    • 2.2. Thực trạng huy động nguồn lực cộng đồng cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại Thị xã Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh (56)
      • 2.2.1. Thực trạng huy động nguồn vốn (56)
        • 2.2.1.1. Kế hoạch nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới (56)
        • 2.2.1.2. Phương pháp huy động nguồn vốn (59)
        • 2.2.1.3. Kết quả huy động nguồn vốn (62)
      • 2.2.2. Thực trạng huy động nguồn lực đất đai (75)
      • 2.2.3. Thực trạng huy động nguồn nhân lực (76)
      • 2.3.1. Yếu tố cơ chế, chính sách và năng lực ban quản lý chương trình xây dựng nông thôn mới (82)
      • 2.3.2. Yếu tố từ phía cộng đồng (84)
    • 2.4. Đánh giá chung thực trạng huy động nguồn lực cộng đồng cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại Thị xã Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh (87)
      • 2.4.1. Những mặt đạt đƣợc (87)
      • 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân (87)
        • 2.4.2.1. Những hạn chế (87)
        • 2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế (88)
  • CHƯƠNG 3. (90)
    • 3.1. Giải pháp huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước (90)
    • 3.2. Giải pháp nâng cao vai trò cho người dân ..... Error! Bookmark not defined. 3.3. Giải pháp tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức (0)
    • 3.4. Giải pháp huy động nguồn lực từ sức dân (92)
    • 3.5. Giải pháp nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo địa phương và cán bộ phát triển nông thôn trong xây dựng NTM (93)
    • 3.6. Giải pháp huy động nguồn lực từ các tổ chức đoàn thể trong xã hội (94)
    • 3.7. Giải pháp huy động nguồn lực từ các chương trình phối hợp và lồng ghép ở nông thôn (95)
    • 3.8. Giải pháp sử dụng nguồn lực hiệu quả và hợp lý (96)
    • 3.9. Tập trung xây dựng trước những cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân (96)
    • 3.10. Về cơ chế chính sách (97)
  • KẾT LUẬN (98)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (101)
  • PHỤ LỤC (104)

Nội dung

Trang 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ SKC008406 GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TỪ CỘNG ĐỒNG CHO THỰC HIỆN CHƯƠNG T

Các công trình nghiên cứu có liên quan

Ellis, F (1994) Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển [The agricultural policies in developing countries] NXB Nông nghiệp Trong tác phẩm

"Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển" tác giả Frank Ellis đã tập trung vào nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về các chính sách nông nghiệp ở nhiều nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh Cuốn sách này đề cập đến nhiều khía cạnh quan trọng của chính sách nông nghiệp, bao gồm chính sách phát triển vùng, hỗ trợ đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, thương mại nông sản, và những thách thức xuất phát từ quá trình đô thị hóa

Hương, N Q (2013) Giải pháp tăng cường thu hút sự tham gia đóng góp của người dân trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Đan Phượng [Solution to enhancing community participation in rural development in Dan Phuong district] Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội Theo nghiên cứu của Hương (2013), sự sẵn lòng tham gia đóng góp của người dân trong chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) được ảnh hưởng bởi hai nhóm nhân tố quan trọng: Mức độ tham gia của người dân trong quyết định và tham gia trực tiếp vào các hoạt động cụ thể của chương trình NTM, cũng như chất lượng công tác tuyên truyền, thuyết phục, và vận động cộng đồng Việc tập trung đầu tƣ và quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện chương trình NTM được coi là một yếu tố quan trọng để thu hút sự tham gia và đóng góp của người dân Điều này giúp họ nhận thức rõ hơn về lợi ích cá nhân và vai trò của họ trong việc tham gia vào chương trình NTM tại địa phương của họ

Nguyễn, T G (2013) Nghiên cứu việc huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên [A study of community resource mobilization in rural development in Dai Tu district, Thai Nguyen province] Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Cấn, T V (2014) Nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội [Enhancing the role of local communities in rural development in Quoc Oai district, Hanoi] Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội

Phạm, V M (2014) Nghiên cứu vai trò của cộng đồng dân cƣ trong thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương [A study of the role of the community in implementing rural development in Thanh Ha district, Hai Duong province] Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội

Trong các nghiên cứu của Nguyễn (2013), Cấn (2014), và Phạm (2014), các tác giả đã tập trung nghiên cứu về vai trò của cộng đồng dân cƣ trong thực hiện xây dựng NTM và đề xuất những giải pháp chính để nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư trong việc thực hiện Chương trình NTM

Các nghiên cứu được trình bày trước đây đã cung cấp luận chứng và dữ liệu quan trọng, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chính sách nông nghiệp, nông thôn, và xây dựng NTM, đồng thời giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến người nông dân trong bối cảnh mới của nước ta Những kết quả nghiên cứu này đã tạo nền tảng lý luận và thực tiễn quý báu, có thể đƣợc áp dụng và sử dụng trong quá trình hoàn thiện luận văn này.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu tìm hiểu việc huy động nguồn lực từ cộng đồng cho thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn Thị xã Hòa Thành trong thời gian qua Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần huy động có hiệu quả nguồn lực cộng đồng cho xây dựng NTM trên địa bàn Thị xã trong thời gian tới

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn lực và huy động nguồn lực cộng đồng trong phát triển nông thôn

Phân tích, đánh giá thực trạng huy động nguồn lực từ cộng đồng cho chương trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh Đề xuất một số giải pháp để tăng cường huy động nguồn lực từ cộng đồng cho xây dựng nông thôn mới tại Thị xã Hòa Thành.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này là huy động nguồn lực cộng đồng cho thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn Thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh

Về nội dung: Tập trung nghiên cứu những nội dung có liên quan đến huy động nguồn lực cộng đồng cho thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn Thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh

Về không gian: Nghiên cứu tại thị xã Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh

Về thời gian: Nghiên cứu đƣợc thu thập số diệu, dữ liệu trong khoảng thời gian từ năm 2019-2021.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu

Các dữ liệu cơ bản đƣợc thu thập thông qua việc tiến hành cuộc khảo sát và phỏng vấn với các cán bộ liên quan đến việc huy động nguồn lực cộng đồng để xây dựng Nông thôn mới tại Thị xã Hoà Thành Để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của nghiên cứu, dữ liệu mới đã đƣợc thu thập từ nhiều nguồn và từ nhiều đối tượng khác nhau Quá trình thu thập thông tin được thực hiện qua các phương pháp sau:

Phỏng Vấn Đại Diện Các Đoàn Thể Chính Trị - Xã Hội: Tác giả đã tiến hành phỏng vấn 21 cán bộ đại diện cho 5 đoàn thể chính trị - xã hội tại từng xã Các đoàn thể này bao gồm Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Đoàn thanh niên Các cán bộ này bao gồm trưởng ban quản lý xây dựng Nông thôn mới và trưởng ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới

Phỏng Vấn Cán Bộ Lãnh Đạo Cấp Ấp: Tại mỗi xã, Tác giả đã phỏng vấn 3 trưởng ấp, tổng cộng có 9 cán bộ lãnh đạo cấp ấp tham gia cuộc phỏng vấn Điều này giúp chúng tôi có cái nhìn đa chiều về việc huy động nguồn lực cộng đồng ở cấp xã và cấp ấp

Khảo Sát Ở Các Hộ Dân: Tại mỗi xã, Tác giả đã lựa chọn 3 ấp để tiến hành điều tra Tại mỗi ấp, chúng tôi đã sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống dựa trên danh sách các hộ gia đình trong thôn Tổng cộng, chúng tôi đã phỏng vấn

135 hộ dân, mỗi ấp đại diện cho 45 hộ dân tham gia cuộc khảo sát

Những phương pháp này đã giúp Tác giả thu thập dữ liệu đa dạng và phong phú từ các nguồn và đối tƣợng khác nhau, từ cấp quản lý đến cấp cộng đồng, nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan và chi tiết về quá trình huy động và sử dụng nguồn lực cộng đồng cho xây dựng Nông thôn mới tại Thị xã Hoà Thành

Số liệu và nguồn gốc các số liệu đã được thể hiện ở bảng dưới đây

Nơi thu thập Thông tin

Các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo có liên quan, những báo cáo khoa học đã đƣợc công bố và mạng internet… có nội dung liên quan đến đề tài

Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu, một số vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng nông thôn mới

Phòng Nông nghiệp, UBND huyện, xã; các bộ phận chức năng ở những xã thuộc địa bàn nghiên cứu; Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới ở các xã

Các thông tin liên quan đến hoạt động huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng nông thôn mới tại các điểm nghiên cứu và những kết quả đã đạt đƣợc

Các tổ chức đoàn thể có liên quan trên địa bàn

Thị xã Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh

Các vấn đề có liên quan đến đánh giá hiệu quả huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng nông thôn mới tại huyện

Nguồn: Mạng internet – Các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn nghiên cứu

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

5.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng để thực hiện việc hệ thống hoá và phân tích các số liệu thu thập từ điều tra, từ đó xác định các quy luật và mối quan hệ giữa các yếu tố riêng biệt Bằng cách này, tác giả có thể phân tích sâu hơn về các yếu tố nhƣ tình hình kinh tế, trình độ văn hoá, và mức độ ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình đối với quá trình huy động nguồn lực của cộng đồng trong việc xây dựng nông thôn mới

Phương pháp này giúp tác giả xác định các mối quan hệ phức tạp giữa các yếu tố này Ví dụ, chúng ta có thể tìm thấy rằng tình hình kinh tế gia đình có thể ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn lực của họ trong việc tham gia vào xây dựng nông thôn mới Trình độ văn hoá cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu và tham gia vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới

Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp chúng ta đánh giá được sự đóng góp của từng thành viên trong gia đình vào quá trình huy động nguồn lực cộng đồng Bằng cách xác định vai trò và mức độ ảnh hưởng của từng thành viên, tác giả có thể hiểu rõ hơn cách cộng đồng tham gia và hỗ trợ cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Tóm lại, phương pháp này giúp tác giả phân tích mối quan hệ phức tạp giữa các yếu tố khác nhau để đánh giá sự huy động nguồn lực của cộng đồng trong việc xây dựng nông thôn mới, từ đó đƣa ra những khuyến nghị và biện pháp cải thiện hiệu quả của quá trình này

5.2.2 Phương pháp thống kê so sánh Đề tài thực hiện phân tích thực trạng và đóng góp của cộng đồng, bao gồm người dân và các doanh nghiệp cũng nhƣ hợp tác xã nông nghiệp (HTX), trong quá trình xây dựng nông thôn mới Phương pháp thống kê so sánh được áp dụng để đánh giá và thể hiện tình hình thực tế, sử dụng các chỉ tiêu có liên quan Các chỉ tiêu này đƣợc sử dụng để phản ánh hiện trạng về kinh tế hộ gia đình, hoạt động sản xuất nông nghiệp, tình hình đầu tƣ, quản lý, và sử dụng các công trình mà có sự đóng góp từ cộng đồng và chương trình xây dựng nông thôn mới Thông qua việc này, tác giả có khả năng xác định hiệu quả đạt đƣợc thông qua vai trò của cộng đồng nông thôn

Phân tích sử dụng phương pháp thống kê so sánh giúp tác giả điểm qua và đánh giá các chỉ số kinh tế của hộ gia đình, sản xuất nông nghiệp, đầu tƣ, quản lý, và tận dụng các cơ sở hạ tầng mà cộng đồng đã tham gia xây dựng Tác giả có thể từ đó rút ra những kết luận về mức độ hiệu quả của sự tham gia và đóng góp của người dân nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới

Tóm lại, phương pháp thống kê so sánh được ứng dụng để phân tích sự đóng góp của cộng đồng, trong đó có người dân, doanh nghiệp, và HTX, trong quá trình phát triển nông thôn mới Tác giả đã dựa vào các chỉ tiêu kinh tế và quản lý để đánh giá hiệu quả và vai trò của cộng đồng nông thôn trong tiến trình này

5.2.3 Phương pháp chuyên gia Để bổ sung và kiểm chứng thông tin trong nghiên cứu, Tác giả đã áp dụng phương pháp tương tác với các chuyên gia có kinh nghiệm thực hiện Nông thôn mới Quá trình này bao gồm việc thảo luận và trao đổi ý kiến với các cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển nông thôn, bao gồm cán bộ từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cán bộ huyện, thị xã và xã trên địa bàn nghiên cứu Tác giả cũng đã tiến hành cuộc trò chuyện và thảo luận với cán bộ từ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới của các xã, cũng như các chủ hộ tham gia chương trình

Qua việc trao đổi ý kiến và thảo luận với các chuyên gia và cán bộ có kinh nghiệm, Tác giả đã có cơ hội làm rõ và điều chỉnh nội dung của nghiên cứu Điều này giúp đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin thu thập, cũng nhƣ cung cấp một cơ sở đáng tin cậy cho việc kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Phương pháp tổng hợp tài liệu

Tác giả đã sử dụng các phương pháp thống kê và tổ chức thông tin thu thập thành các bảng thống kê, phân loại dữ liệu theo các tiêu chí nghiên cứu và phân tích dãy số thời gian để tổng hợp tài liệu Quá trình này đƣợc thực hiện thông qua sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý dữ liệu thu thập

Cụ thể, Tác giả đã tạo các bảng thống kê để trình bày thông tin theo các chỉ tiêu và biến số quan trọng trong nghiên cứu Các dãy số thời gian đã đƣợc sắp xếp để theo dõi sự thay đổi và tiến triển của các yếu tố quan trọng theo thời gian

Bằng việc áp dụng các phương pháp này, Tác giả có thể hiệu quả hóa quá trình xử lý dữ liệu và cung cấp những thông tin cụ thể, logic và có tính khoa học hơn cho nghiên cứu của mình.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các hình, các bảng, lời mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo luận văn được bố cục gồm 03 chương, cụ thể nhƣ sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực và huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng chương trình nông thôn mới

Chương 2: Thực trạng huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thị xã Hòa Thành

Chương 3: Giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thị xã Hòa Thành.

Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực cộng đồng cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Theo Lê Thị Mai Liên và Nguyễn Thị Lệ Thu (2018) thì nguồn lực là tất cả những yếu tố, phương tiện và hệ thống có quyền chi phối, điều kiển, sử dụng để thực hiện mục tiêu của mình Đối với hệ thống kinh tế, xã hội, có thể chia nguồn lực ra các bộ phận khác nhau nhƣ: nguồn nhân lực, nguồn tài lực, nguồn vật lực và nguồn thông tin

Những thứ đƣợc coi là nguồn lực phải là những thứ đƣợc sử dụng hoặc có khả năng sử dụng trong thời kỳ dự kiến phát triển Tiềm năng chƣa đƣa vào sử dụng hoặc chƣa xem xét là nguồn lực

Theo nghĩa hẹp: nguồn lực thường được hiểu là tổng thể các nguồn lực vật chất cho phát triển, ví dụ tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằng tiền,

Theo nghĩa rộng: nguồn lực đƣợc hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất định

Nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới đƣợc hiểu là tổng thể các nguồn lực vật chất tự nhiên, tiền, nhận lực, vật lực và giá trị của các yếu tố xã hội có đƣợc từ các nguồn khác nhau (ngân sách trung ương và địa phương, đầu tư và tín dụng từ các cá nhân và tổ chức, từ dân cƣ và cộng đồng; nguồn tài trợ, biếu tặng, ) có thể huy động vào xây dựng nông thôn mới

1.1.1.2 Khái niệm nguồn lực cộng đồng

Theo Nguyễn Ngọc Luân và các cộng sự (2011) một cách khái quát nhất, nguồn lực từ cộng đồng là tất cả các nguồn lực thực tế trong cộng đồng giúp người dân tạo dựng cuộc sống cho chính họ (Gord Cunningham, 2006) Trong tài liệu tập huấn Kỹ năng phát triển cộng đồng (Đại học An Giang, 2007), nguồn lực cộng đồng đƣợc khái niệm một cách toàn vẹn bao gồm các thành phần sau:

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên (natural capitals): là các nguồn tài nguyên thiên nhiên tồn tại trong cộng đồng Ví dụ: đất sản xuất, tài nguyên rừng, thuỷ sản

Các nguồn tài sản vật chất (physical capitals): là các công trình đƣợc xây dựng phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho đời sống nhân dân tại cộng đồng (và các cộng đồng lân cận) Ví dụ: cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm)

Các nguồn tài sản về con người (human capitals): gồm các kỹ năng (skills), kiến thức (knowledge) và năng lực (talent) của các thành viên trong cộng đồng

Các nguồn tài sản xã hội (social capitals): mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng, ví dụ nhƣ niềm tin (trust)

Các nguồn tài sản tài chính (financial capitals): là các nguồn lực kinh tế tồn tại trong cộng đồng nhƣ hệ thống ngân hàng đang hoạt động trong vùng, khả năng kinh tế của các thành viên trong cộng đồng

Trong nghiên cứu này, các nguồn lực cộng đồng không nhìn ở phạm vi rộng nhƣ trên Nguồn lực cộng đồng ở đây được hiểu là những đóng góp của người dân (cá nhân, hộ gia đình, tổ nhóm ) cho các hoạt động xây dựng NTM Các nguồn lực mà họ có thể đóng góp là: tiền, tài sản, vật chất, công lao động, tham gia ý kiến

1.1.2 Huy động nguồn lực cộng đồng cho chương trình xây dựng nông thôn mới

1.1.2.1 Khái niệm nông thôn và nông thôn mới

Theo thông tƣ số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 08 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nông thôn đƣợc xác định là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn và đƣợc quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã Nông thôn thường là địa bàn chủ yếu của người nông dân, nơi hoạt động sản xuất nông nghiệp là hoạt động chính, và nó đƣợc quản lý bởi chính quyền cấp xã

Phát triển nông thôn đƣợc hiểu nhƣ một phạm trù rộng với nhiều quan điểm khác nhau Theo Mai Thanh Cúc và đồng nghiệp (2005), phát triển nông thôn là một chiến lƣợc nhằm cải thiện điều kiện sống về mặt kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể, đặc biệt là những người nghèo ở các vùng nông thôn Mục tiêu của phát triển nông thôn là để đảm bảo rằng những người nghèo nhất trong cộng đồng sống ở các vùng nông thôn cũng có cơ hội hưởng lợi từ sự phát triển và cải thiện cuộc sống của họ

Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều chiều khác nhau Đây là một quá trình thu hút mọi người dân tham gia vào các chương trình phát triển, nhằm mục tiêu cải thiện chất lƣợng cuộc sống của các cƣ dân nông thôn, đồng thời phát triển nông thôn là quá trình thực hiện hiện đại hóa nền văn hóa nông thôn nhƣng vẫn bảo tồn đƣợc những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng khoa học và công nghệ PTNT là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công nghệ, văn hóa, xã hội, thể chế và môi trường Nó không thể tiến hành một cách độc lập mà phải được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược, chương trình phát triển quốc gia Sự phát triển của các vùng nông thôn sẽ đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển chung của đất nước

* Khái niệm nông thôn mới

Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW, mục tiêu của xây dựng nông thôn mới đƣợc đề ra nhƣ sau: "Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, kết nối nông nghiệp với phát triển nhanh chóng của công nghiệp và dịch vụ, đồng thời tuân theo quy hoạch đô thị; đảm bảo xã hội nông thôn ổn định, phát triển với sự bền vững của bản sắc văn hóa dân tộc; nâng cao trình độ tri thức và đạo đức của cộng đồng nông dân, bảo vệ môi trường sinh thái; và củng cố hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng."

Trong Quyết định số 800/QĐ-TTg, mục tiêu chung về xây dựng mô hình nông thôn mới đƣợc sáng tỏ nhƣ sau: "Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội từng bước hiện đại; điều chỉnh cơ cấu kinh tế và tổ chức sản xuất một cách hợp lý, đồng thời gắn kết phát triển nông nghiệp với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp và dịch vụ; tạo sự liên kết giữa phát triển nông thôn và đô thị theo quy hoạch; xây dựng xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái; duy trì an ninh và trật tự; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, phù hợp với hướng xã hội chủ nghĩa."

Giới thiệu Thị xã Hoà Thành – tỉnh Tây Ninh

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Hình 2.1 Bản đồ hành chính thị xã Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh

Nguồn: UBND thị xã Hoà Thành

Thị xã Hòa Thành, đƣợc thành lập theo Quyết định số 115-CP ngày 14/3/1979 của Hội đồng Chính phủ, nằm ở trung tâm tỉnh Tây Ninh với vị trí địa lý nằm trong khoảng từ 106006'-106029' kinh độ Đông và 11025'-11046' vĩ độ Bắc Sau 02 lần điều chỉnh địa giới hành chính, diện tích hiện tại của thị xã là 8.292,43 hecta Trong tổng diện tích này, đất nông nghiệp chiếm 68,93% với diện tích 5.729,09 ha, trong khi đó đất phi nông nghiệp chiếm 31,07% với diện tích 2.582,75 ha Thị xã Hòa Thành giáp với huyện Dương Minh Châu ở phía Đông, Châu Thành và Bến Cầu ở phía Tây, Gò Dầu ở phía Nam, và Thị xã và Dương Minh Châu ở phía Bắc

Về cơ cấu hành chính, thị xã Hòa Thành đƣợc chia thành 07 xã (Hiệp Tân, Long Thành Bắc, Long Thành Trung, Long Thành Nam, Trường Đông, Trường Hòa, Trường Tây) và 01 thị trấn Hòa Thành, bao gồm tổng cộng 35 ấp và 04 khu phố Dân số hiện tại của thị xã là 145.351 người, với mật độ dân số là 1.792 người/km 2 Đáng chú ý, hơn 90% dân số tại đây theo đạo Cao Đài, phái Tây Ninh

Thị xã Hòa Thành có một số lợi thế quan trọng Vị trí địa lý thuận lợi giúp thị xã trở thành một trung tâm phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội quan trọng của tỉnh Tây Ninh Cơ sở hạ tầng tại địa bàn này đã được phát triển tương đối hoàn chỉnh, với mạng lưới dịch vụ đa dạng và phong phú Thị xã cũng có nhiều ngành nghề truyền thống nhƣ sản xuất hàng mây tre xuất khẩu, gạch ngói, tráng bánh, may mặc và đúc đồng Điểm đặc biệt, thị xã Hòa Thành nằm trên tuyến du lịch Núi Bà-Tòa Thánh, thu hút hàng chục ngàn du khách mỗi năm Đặc biệt, đội ngũ cán bộ công chức tại thị xã này luôn nhiệt tình và quyết tâm vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ Người dân ở địa phương này có tinh thần lao động cần cù và có tay nghề, sản xuất ra nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú để cung cấp cho thị trường

Tóm lại, thị xã Hòa Thành sở hữu nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội trong tỉnh Tây Ninh, với sự hợp tác của cộng đồng và sự nỗ lực của cán bộ và nhân dân, thị xã này đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của khu vực và đất nước

2.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Địa hình: Hòa Thành có địa hình tương đối bằng phẳng, với đặc điểm chính là những đồi nhẹ, có độ dốc phần lớn dưới 3 độ Địa hình thường hướng từ Tây Bắc đến Đông Nam, với điểm cao nhất ở phía Đông Bắc (khoảng 55-60 m) và điểm thấp nhất ở phía Tây Nam (khoảng 18-20 m) Đa số đất ở đây thuộc loại phù sa cổ, tạo thành các loại đất xám có thành phần cơ giới nhẹ và khả năng chịu nén tốt Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sử dụng các loại đất cho các mục đích khác nhau

Thổ nhƣỡng: Theo báo cáo điều tra, Hòa Thành có 5 nhóm đất chính Nhóm đất xám chiếm tỷ trọng lớn nhất và là tài nguyên quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp Các nhóm đất khác bao gồm đất phèn, đất cỏ vàng, đất phù sa và đất than bùn Điều này cho thấy tiềm năng phát triển nông nghiệp đa dạng ở địa phương này, từ cây trồng nước đến cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cũng như cây ăn quả

Khí hậu: Khí hậu ở Hòa Thành thuộc loại gió mùa nhiệt đới, ít gặp bão lụt, có lƣợng bức xạ mặt trời cao và phân bố đều trong năm Thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô Nhiệt độ trung bình là 27,5°C, lƣợng mƣa trung bình là 165,5mm, và độ ẩm tương đối là 79,7% Điều kiện khí hậu thuận lợi này có lợi cho việc phát triển chăn nuôi và trồng cây nông nghiệp ngắn ngày và dài ngày nhƣ mì, mía, cao su, và điều

Thủy văn: Hòa Thành có chế độ thủy văn phong phú, với nguồn nước mặt và nước ngầm đầy đủ Sông Vàm Cỏ Đông là con sông lớn duy nhất chảy qua các xã của huyện, đảm bảo cung cấp nước tưới tiêu và nước sinh hoạt cho huyện và tỉnh Ngoài ra, còn có suối (suối Đoạn Trần) và các hệ thống kênh mương (hệ thống kênh tiêu TN) dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng phục vụ sản xuất nông nghiệp Nguồn nước ngầm ở huyện khá phong phú, có nhiều khu vực có nguồn nước ngầm độ sâu thấp và chất lượng nước tốt Điều này đảm bảo đủ nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân và nước tưới tiêu

Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng: Hòa Thành có hạn chế về tài nguyên khoáng sản Các loại khoáng sản chủ yếu bao gồm cát, đá, và đất sét gạch ngói Tuy có sẵn một số tài nguyên này, nhƣng chúng hạn chế và có thể đƣợc sử dụng cho mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng và sản xuất vật liệu xây dựng trong khu vực

2.1.3 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của Thị xã Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh trong quá trình xây dựng nông thôn mới

Thuận lợi: Trước khi Hòa Thành được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Quyết định cho nâng cấp lên thị xã theo Nghị quyết số 865/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 về việc thành lập thị xã Hòa Thành, thị xã Trảng Bàng; Hòa Thành là huyện Trung tâm của tỉnh Tây Ninh; Địa giới hành chính phân chia gồm 07 xã và 01 thị trấn, có tổng số 37.096 hộ với 146.749 nhân khẩu (khu vực nông thôn 130.066 nhân khẩu) Qua thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đời sống, thu nhập người dân nông thôn được nâng lên đáng kể, thu nhập bình quân từ 39,62 triệu đồng/người/năm (năm 2016) lên 63,32 triệu đồng/người/năm (năm 2021); tỷ lệ hộ nghèo đƣợc kéo giảm từ 2,12% (năm 2016) xuống còn 0% (năm 2021); Hạ tầng kinh tế-xã hội đƣợc quan tâm đầu tƣ nâng cấp đảm bảo đáp ứng các nhu cầu phát triển của người dân nông thôn

Quán triệt mục tiêu đề ra của Tỉnh, huyện Hòa Thành triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của đông đảo Nhân dân, đến nay đã đạt đƣợc kết quả khả quan, vƣợt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã đề ra (NQ đến năm 2020 có 4/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới)

Khó khăn: Xây dựng nông thôn mới liên quan đến nhiều chuyên ngành, lĩnh vực, khối lượng công việc nhiều, được phân cấp triệt để cho địa phương, cơ sở; trong khi đó, năng lực, trình độ của cán bộ, công chức cấp huyện, xã trong triển khai thực hiện Chương trình còn hạn chế, kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên lúng túng trong triển khai thực hiện

Nhu cầu vốn cho xây dựng nông thôn mới rất lớn, nhƣng kinh phí đầu tƣ từ ngân sách và sự đóng góp của nhân dân có hạn Tư tưởng sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc trong nông thôn còn nặng nề; ruộng đất ít, lao động nhiều nên việc tích tụ ruộng đất khó thực hiện; sản xuất nông nghiệp bước đầu có lợi nhuận, nhưng ảnh hưởng thiên tai, biến đổi khí hậu, giá cả thị trường không ổn định, nên các cá nhân, doanh nghiệp ngại đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp

Công tác triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện Đề án cơ cấu lại nông nghiệp thực hiện còn chậm so với yêu cầu Liên kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp và nhà khoa học chậm phát triển, thiếu bền vững Việc huy động nguồn lực từ các nguồn ngoài ngân sách còn hạn chế, nhất là từ doanh nghiệp, tín dụng và nội lực đóng góp từ người dân.

Thực trạng huy động nguồn lực cộng đồng cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại Thị xã Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh

2.2.1 Thực trạng huy động nguồn vốn

2.2.1.1 Kế hoạch nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới

Ngày 4 tháng 6 năm 2010 Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, quy định về vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đƣợc tổng hợp tại bảng số liệu nhƣ sau:

Bảng 2.1 Quy định về vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng NTM Đơn vị tính: %

1 Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương) 40

1.1 Vốn từ các chương trình mục tiêu QG và chương trình, dự án hỗ trợ 20 1.2 Vốn trực tiếp cho chương trình để thực hiện các nội dung theo quy định 20

2 Vốn tín dụng (tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại) 30

3 Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác 20

4 Huy động đóng góp của cộng đồng dân cƣ 10

Nguồn: Quyết định số 800/QĐ-TTg

Bảng 2.2 Kế hoạch tài chính cho việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2019-2021 của Thị xã Hoà Thành Đơn vị tính: Triệu đồng, %

Diễn giải Số lƣợng Cơ cấu

1 Vốn ngân sách Nhà nước 2.700.000 59,21

4 Vốn huy động của người dân 600.000 13,15

Nguồn: UBND thị xã Hoà Thành

Theo quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg, vốn ngân sách sử dụng cho xây dựng nông thôn mới chiếm 40% tổng vốn đầu tư, trong khi vốn huy động từ người dân chỉ chiếm 10% Tuy nhiên, dữ liệu trong Bảng 2.2 cho thấy kế hoạch bố trí vốn trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã Hòa Thành tỉnh Tây Ninh khác biệt Theo bảng số liệu, vốn ngân sách Nhà nước (bao gồm cả ngân sách Trung ƣơng, tỉnh và ngân sách huyện) chiếm 59,21%, trong khi vốn huy động từ người dân chiếm 13,15%

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng nguồn vốn chủ yếu cho việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã Hòa Thành là từ nguồn ngân sách Nhà nước và vốn đối ứng Trong khi đó, vốn từ nguồn tín dụng và vốn từ các doanh nghiệp hoặc các loại hình kinh tế khác chiếm một tỷ lệ rất ít Có thông tin cho biết thị xã Hòa Thành chƣa thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn từ các doanh nghiệp trên địa bàn do chƣa đƣa ra các chính sách và chủ trương cụ thể để kêu gọi hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp cho việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

Trong giai đoạn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới từ 2019 đến

2021, thị xã Hòa Thành đã chọn ra 3 xã điểm làm mẫu, đó là: Trường Tây, Trường Hoà và Trường Đông Kế hoạch tài chính cho việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại 3 xã này đã đƣợc lập và thực hiện nhƣ sau:

Bảng 2.3 Kế hoạch tài chính thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của 3 xã trong giai đoạn 2019-2021 Đơn vị tính: Triệu đồng, %

Vốn ngân sách Vốn tín dụng Vốn doanh nghiệp

Vốn huy động của người dân Tổng

Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ

Nguồn: UBND thị xã Hoà Thành

Thông qua bảng kế hoạch tài chính, chúng ta có cái nhìn rõ hơn về sự khác biệt trong việc lập kế hoạch tài chính cho các xã điểm thực hiện xây dựng nông thôn mới Bảng này đƣợc xây dựng dựa trên năng lực tài chính hiện có của từng xã và đánh giá hiện trạng nông thôn tại địa phương

Trong số 3 xã điểm thực hiện xây dựng nông thôn mới, xã Trường Tây được đầu tƣ một lƣợng vốn ngân sách lớn nhất, với tỷ lệ chiếm tổng kế hoạch tài chính là 73,091% Tuy vốn từ tín dụng và huy động từ doanh nghiệp thấp, nhƣng vốn ngân sách chiếm tỷ lệ cao nhất Xã Trường Hoà có tỷ lệ vốn ngân sách đầu tư cho xây dựng nông thôn mới là 85,63% Xã Trường Đông có tỷ lệ vốn ngân sách đầu tư thấp hơn trong tổng kế hoạch tài chính xây dựng nông thôn mới, với tỷ lệ chiếm 55.000 triệu đồng, và tỷ lệ vốn huy động từ người dân chiếm tỷ lệ 16,19% trong tổng kế hoạch tài chính

Có thể thấy rằng các xã có kế hoạch tài chính lớn hơn đồng thời là các xã điểm nông thôn mới của tỉnh thường có hiện trạng nông thôn ở mức thấp, với nhiều công trình và hạng mục cần đầu tƣ xây dựng mới hoặc sửa chữa Điều này thể hiện sự tập trung đầu tƣ vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng và đời sống nhân dân để nâng cao chất lƣợng cuộc sống và phát triển nông thôn

2.2.1.2 Phương pháp huy động nguồn vốn Để tổ chức và triển khai xây dựng nông thôn mới, thị xã Hoà Thành đã chủ động tiến hành công tác tuyên truyền và vận động toàn bộ các ban, ngành, Hội, và đoàn thể Các tổ chức nhƣ Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, và Hội Phụ nữ, dựa trên chức năng và nhiệm vụ của họ, đã xây dựng kế hoạch và phối hợp để tuyên truyền và vận động cộng đồng tham gia vào công cuộc xây dựng nông thôn mới

Hội Nông dân thị xã Hoà Thành, trong vai trò nòng cốt, đã đóng góp quan trọng trong việc tập hợp các hội viên Trong vòng 3 năm, họ đã tổ chức hơn 500 cuộc tuyên truyền và vận động hội viên tham gia vào xây dựng nông thôn mới Họ đã liên kết phong trào "Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới" với cuộc vận động

"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cƣ."

Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã đã triển khai cuộc vận động xây dựng "Gia đình 5 không, 3 sạch" trong 100% các chi hội và tích cực thu hút hơn 80% cán bộ và hội viên tham gia Họ đã kết hợp việc tuyên truyền với việc tham gia vào xây dựng nông thôn mới, chẳng hạn thông qua việc đóng góp ngày công lao động và tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm

Tất cả các địa phương trong thị xã đã tiến hành công tác tuyên truyền rộng rãi về nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới đến mọi tầng lớp nhân dân thông qua nhiều hình thức, bao gồm tổ chức hội nghị tại UBND xã và lồng ghép tuyên truyền tại các khu dân cƣ Kết quả là đã tổ chức hơn 200 cuộc tuyên truyền với hơn 4.000 người dân tham gia và phát trên 7.900 tờ rơi tuyên truyền về chương trình nông thôn mới

Hàng quý, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của thị xã Hoà Thành đã tổ chức các cuộc họp giao ban để theo dõi tình hình và tiến độ thực hiện Điều này giúp họ nắm bắt tình hình triển khai xây dựng nông thôn mới tại các xã và lập các tổ công tác hỗ trợ cho các xã gặp khó khăn Trước khi triển khai tại từng xã, họ đã thực hiện công tác xây dựng kế hoạch tuyên truyền và tổ chức thực hiện Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thị xã Hoà Thành đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phát động phong trào thi đua trong cán bộ, đảng viên, và cộng đồng Điều này đã tạo điều kiện cho cả hệ thống chính trị và cộng đồng hiểu rõ hơn về ý nghĩa, mục tiêu, nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh, và thị xã về xây dựng nông thôn mới Trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2021, đã tổ chức 35 lớp tập huấn cho gần 4.000 người tham gia, bao gồm thành viên ban chỉ đạo và tổ giúp việc từ cấp thị xã đến cấp xã Sau 3 năm thực hiện, hầu hết các xã đã đạt đƣợc tiêu chí đề ra, với mỗi xã tăng trung bình 2 - 3 tiêu chí mỗi năm

Công tác tuyên truyền đã đóng góp vào việc thay đổi nhận thức của cán bộ, nhân dân, và đã huy động nguồn lực tài chính và nhân lực từ cộng đồng để hỗ trợ xây dựng nông thôn mới Nó đã phối hợp việc huy động vốn từ cộng đồng và việc huy động nguồn nhân lực và vật lực từ cộng đồng, tạo sự kết hợp hiệu quả giữa hệ thống chính trị, các ngành, cấp, tầng lớp, và doanh nghiệp trên địa bàn thị xã

* Phương pháp huy động nguồn lực từ địa phương Để thay đổi nhận thức về Chương trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Hoà Thành, công tác tuyên truyền và vận động đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng Thị xã đã mạnh mẽ triển khai chiến dịch tuyên truyền và thông tin về quan điểm, nội dung, và ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới, nhằm thúc đẩy sự đồng thuận trong hệ thống chính trị và trong cộng đồng Quá trình xây dựng nông thôn mới đã diễn ra một cách công khai, dân chủ, với sự tham gia, bàn bạc và đồng thuận của nhân dân, do nhân dân thực hiện trực tiếp và theo dõi Nhờ vào công tác tuyên truyền và vận động chất lƣợng, đã có những thay đổi đáng kể trong nhận thức, tập quán sản xuất và cuộc sống văn hoá từ cộng đồng dân cƣ cho đến từng gia đình

Đánh giá chung thực trạng huy động nguồn lực cộng đồng cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại Thị xã Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh

Nguồn lực tài chính: Kết quả thực hiện huy động vốn ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng Nông thôn mới ở các xã Trường Tây, Trường Hoà, và Trường Đông đã đạt mức từ 38,83% đến 55,32% so với kế hoạch đề ra Kết quả huy động vốn từ người dân chỉ đạt 106.700 triệu đồng, chiếm 19,1% so với tổng số nguồn vốn huy động của thị xã Đây là tỷ lệ đạt mức khá hiệu quả về việc huy động nguồn vốn cho công tác xây dựng nông thôn mới so với một số địa phương khác trong tỉnh

Nguồn lực đất đai: Diện tích đất đã huy động cho xây dựng Nông thôn mới tại 3 xã đã đạt 80,32% so với kế hoạch đề ra, và số hộ tham gia hiến đất đã đạt 79,06% so với kế hoạch đề ra

Nguồn nhân lực: Kết quả huy động nguồn lực lao động từ Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên đã đóng góp một lƣợng lớn ngày công lao động đóng góp Tuy nhiên, cần xem xét cách tận dụng hiệu quả hơn tài năng và sự đóng góp của cộng đồng dân cƣ trong quá trình xây dựng Nông thôn mới

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, việc huy động nguồn lực xây dựng Nông thôn mới tại thị xã Hoà Thành vẫn còn một số tồn tại và hạn chế cần đƣợc đối mặt và khắc phục Cụ thể:

Một là, cơ cấu vốn huy động chƣa đƣợc cân đối và hợp lý theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ Vẫn còn tỷ trọng cao của nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, trong khi nguồn huy động từ doanh nghiệp, tín dụng và dân cƣ còn thấp

Hai là, nguồn lực từ ngân sách trung ƣơng chƣa đảm bảo theo cam kết, và việc chậm trễ trong việc cung cấp nguồn vốn hỗ trợ đã ảnh hưởng đến kế hoạch và tiến độ triển khai thực hiện các công trình tại thị xã

Ba là, huy động và sử dụng nguồn lực tập trung chủ yếu vào các dự án xây dựng cơ bản và phát triển hạ tầng, chƣa có sự quan tâm đúng mức đến việc phát triển kinh tế, từ đó tăng khả năng huy động nội lực của địa phương và dân cư trong quá trình xây dựng Nông thôn mới

Bốn là, việc thực hiện phương châm phát huy dân chủ cơ sở là động lực quan trọng trong việc huy động và sử dụng tốt các nguồn lực tại chỗ, nhƣng nó vẫn chƣa được triển khai hiệu quả tại nhiều địa phương trong thị xã Sự tham gia của cộng đồng dân cƣ trong quy hoạch, phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng, và quyết định về các công việc cần tiến hành trên địa bàn chƣa thể hiện rõ nét thông qua quá trình bàn bạc, dự thảo, và quyết định Điều này cần đƣợc thực hiện theo cách dân chủ, công khai, minh bạch để tạo điều kiện cho vai trò chủ thể của người dân trong quá trình xây dựng Nông thôn mới

2.4.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, tình hình kinh tế khó khăn đã tác động đến việc huy động và phân bổ nguồn lực từ cấp Trung ƣơng, cấp tỉnh và cả trên địa bàn thị xã Hoà Thành

Thứ hai, nhận thức về Chương trình xây dựng Nông thôn mới của một số cán bộ, đảng viên và nhân dân vẫn còn hạn chế Một phần trong số họ xem xét Chương trình như một dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước, dự kiến sẽ được hỗ trợ chủ yếu từ nguồn vốn cấp trên và từ bên ngoài, và chưa thấy hết ý nghĩa và phương châm của Chương trình, đó là "của dân, để lo cho dân"

Thứ ba, việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển Nông thôn mới chƣa đảm bảo chất lượng và hướng dẫn cụ thể Chưa có sự rà soát và đánh giá đúng tình hình thực tế, bao gồm việc xác định tiềm năng và khả năng huy động nguồn lực của địa phương Điều này đã dẫn đến việc đề xuất mục tiêu và giải pháp không phù hợp cho từng giai đoạn, và tổng mức đầu tƣ quá lớn và dựa chủ yếu vào nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Thứ tư, chính sách về xây dựng Nông thôn mới chưa được đồng bộ và hướng dẫn kịp thời Còn thiếu hướng dẫn về cách huy động nội lực và khuyến khích sáng tạo của cộng đồng dân cƣ nông thôn trong quá trình xây dựng Nông thôn mới Chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, và nông thôn, mặc dù đã có sự tăng cường, nhƣng vẫn còn chƣa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển Các chính sách ƣu đãi để thu hút đầu tƣ vào nông nghiệp và nông thôn chƣa đủ hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển nông thôn trên địa bàn thị xã

Thứ năm, đội ngũ cán bộ cơ sở và ban quản lý xây dựng Nông thôn mới tại các xã chƣa có đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn, dẫn đến việc quản lý và sử dụng nguồn lực hiện có của địa phương còn hạn chế và chưa đủ chủ động.

Giải pháp huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước

Ngân sách Nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương Để huy động nguồn ngân sách Nhà nước phục vụ cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thị xã Hoà Thành, thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

Xây dựng kế hoạch chi tiêu cụ thể: Đầu tiên, cần thiết lập một kế hoạch chi tiêu tài chính chi tiết cho từng dự án và công việc cụ thể trong chương trình xây dựng nông thôn mới Điều này nên dựa trên việc xác định rõ nhu cầu và ƣu tiên của từng địa phương trong thị xã Hoà Thành Việc này giúp xác định mức vốn cần thiết từ ngân sách Nhà nước

Lập kế hoạch phân bổ ngân sách: Cần phải có kế hoạch chi tiết về việc sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể của chương trình xây dựng nông thôn mới Điều này giúp đảm bảo rằng nguồn lực đƣợc sử dụng một cách hiệu quả và có mục tiêu

Quan điểm về vai trò của ngân sách Nhà nước: Cần xác định rõ quan điểm rằng ngân sách Nhà nước chỉ nên đóng vai trò tổ chức, khuyến khích và hỗ trợ cho chương trình xây dựng nông thôn mới Điều này đồng nghĩa với việc khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và tƣ nhân, cũng nhƣ sử dụng các nguồn lực khác nhau để đạt được mục tiêu của chương trình

Thông qua những giải pháp này, chúng ta có thể huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước một cách thông minh và hiệu quả để thúc đẩy xây dựng nông thôn mới tại thị xã Hoà Thành, Tây Ninh

3.2 Nâng cao vai trò của người dân trong thực hiện xây dựng nông thôn mới

Nâng cao vai trò của người dân trong các mô hình phát triển NTM trước hết gắn liền với lợi ích của người dân, thực hiện một cách có hiệu quả dân chủ ở cơ sở và thực thi có hiệu quả các hoạt động của mô hình Việc nâng cao vai trò của người dân trong các mô hình dựa trên nguyên tắc: mô hình xây dựng NTM cấp xã, ấp được thực hiện theo phương châm dựa vào nội lực và cộng đồng địa phương Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần làm động lực để phát huy sự đóng góp của người dân và cộng đồng; các hoạt động cụ thể ở từng mô hình thí điểm do chính người dân của xã, ấp tự đề xuất và thiết kế trên cơ sở bàn bạc dân chủ, công khai và quyết định thông qua cộng đồng Chính quyền các cấp chỉ đóng vai trò hướng dẫn kỹ thuật, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị, phê duyệt kế hoạch phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện vai trò làm chủ thông qua cộng đồng; các mô hình thí điểm đƣợc triển khai phải đảm bảo phát triển nông thôn bền vững, hài hòa với môi trường, góp phần bảo tồn giá trị truyền thống của địa phương

3.3 Giải pháp tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân

Coi trọng công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân Tuyên truyền đóng vai trò quan trọng để nhân dân trước tiên phải hiểu được NTM là gì, tại sao lại xây dựng NTM, vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM cần đƣợc phát huy nhƣ thế nào… Công tác tuyên truyền cũng giúp cộng đồng nắm rõ mục tiêu của chương trình xây dựng NTM, 19 tiêu chí NTM, các bước xây dựng NTM, vai trò của các đơn vị liên quan Ngoài việc tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng, các xã trên địa bàn huyện nên in tờ rơi, biên soạn tài liệu đƣợc chuẩn bị bài bản về chương trình xây dựng NTM rồi phát cho các hộ dân Các xã tăng cường treo các bảng hiệu nơi công cộng: trên các bảng hiệu viết tên các tiêu chí NTM để người dân nắm được; Các xã nên bố trí các cuộc họp để thảo luận về chương trình NTM với người dân không nên lồng ghép nhiều chương trình vào một cuộc họp ấp

Huy động tối đa những người biết rõ về chương trình xây dựng NTM có sự tín nhiệm cao ở xã mở lớp tuyên truyền cho người dân trong xã, vận động những người biết tuyên truyền cho những người chưa biết, chưa hiểu rõ chương trình này sẽ có hiệu quả hơn Mặt khác, người dân tuyên truyền sẽ gây được ảnh hưởng lớn hơn so với các cấp chính quyền, bởi sự tuyên truyền trong dân là có sự hiệu quả và tín nhiệm cao, họ tin tưởng những người sống xung quanh mình hơn Do vậy, vai trò của người dân trong công tác tuyên truyền rất quan trọng, qua đó giúp người dân hiểu rõ hơn vai trò chủ thể của mình, công tác tuyên truyền cần tập trung làm rõ hơn mục tiêu của chương trình xây dựng NTM là vì người dân, hướng đến người dân Theo đó, công tác tuyên truyền cần tạo cho đƣợc sự đồng thuận trong nhân dân, tạo ra một nhận thức mới cho người dân tự nguyện tham gia xây dựng NTM, trước hết là vì cuộc sống của chính bản thân họ và gia đình họ; tất cả mọi người dân đều được hưởng và toàn xã hội được hưởng thành quả đó Cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, trang bị kiến thức cho nông dân, tạo điều kiện để nông dân phát huy vai trò làm chủ của mình Tiếp tục phát động phong trào thi đua toàn dân đoàn kết xây dựng NTM Nâng cao hiệu quả công tác thi đua tuyên truyền Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, làm sao để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Người dân cần phải được thông tin đầy đủ, đa chiều Trước khi thực hiện các công việc thì người dân phải bàn bạc và tham gia ngay từ đầu, là khâu hết sức quan trọng, có tính chất lâu dài Trước khi triển khai, người dân cần tham gia quyết định cái gì cần đầu tư làm trước, cái gì làm sau phù hợp với nguồn lực của địa phương và Trung ương hỗ trợ Người nông dân có thể tham gia trực tiếp xây dựng một số công trình mà họ có thể làm được Khi đó, vai trò chủ thể của người nông dân được phát huy, đóng góp sức lực cho công cuộc xây dựng NTM

3.4 Giải pháp huy động nguồn lực từ sức dân Để huy động nguồn lực từ sức dân một cách cụ thể và hiệu quả, chúng ta cần thực hiện những biện pháp sau đây:

Khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp: Chính quyền cơ sở cần thiết lập các cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào xây dựng nông thôn mới Điều này có thể bao gồm các ƣu đãi thuế, quản lý thủ tục đầu tƣ dễ dàng hơn, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dự án

Tạo điều kiện cho đóng góp cá nhân và tổ chức: Chính quyền cơ sở cần phải tạo ra các cơ hội cho cá nhân và tổ chức đóng góp cho dự án xây dựng nông thôn mới Điều này có thể thông qua việc xây dựng các quỹ hỗ trợ, kêu gọi đóng góp từ người dân, và tạo ra các chương trình khuyến mãi động viên

Quản lý tài chính một cách chặt chẽ: Chính quyền cơ sở cần đảm bảo rằng tài chính đƣợc quản lý một cách chặt chẽ và minh bạch Các khoản đóng góp từ cộng đồng và doanh nghiệp cần đƣợc sử dụng đúng mục đích và theo đúng tiến độ Việc quản lý tài chính cẩn thận sẽ giúp tránh lãng phí và xây dựng các công trình có chất lƣợng

Xây dựng sự tin tưởng trong cộng đồng: Quan trọng nhất, chính quyền cơ sở cần xây dựng sự tin tưởng trong cộng đồng bằng cách thực hiện các biện pháp trước đó một cách minh bạch và công khai Sự minh bạch về việc sử dụng tài chính và tiến độ dự án sẽ tạo niềm tin và sự ủng hộ từ phía cộng đồng

Như vậy, việc huy động nguồn lực từ sức dân yêu cầu sự tương tác tích cực giữa chính quyền cơ sở, doanh nghiệp, và cộng đồng Điều quan trọng là đảm bảo tính minh bạch, sự tham gia tự nguyện, và quản lý tài chính hiệu quả để đạt đƣợc mục tiêu xây dựng nông thôn mới

3.5 Giải pháp nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo địa phương và cán bộ phát triển nông thôn trong xây dựng NTM

Xây dựng NTM là một quá trình lâu dài, gồm nhiều nội dung Chính vì vậy cần tập trung đào tạo cho cán bộ xây dựng NTM ở xã, các thành viên trong Ban Chỉ đạo những kiến thức về xây dựng NTM Cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn thì mới có thể vận động được người dân tham gia xây dựng NTM Nếu như cán bộ xã yếu về năng lực thì không thể nào phát huy đƣợc hiệu quả từ đồng vốn đầu tư của nhà nước, không vận động được sự tham gia của nhân dân Cán bộ xã, ấp là lực lượng chủ yếu để vận động và tổ chức hướng dẫn cho nhân dân xây dựng NTM, do đó công việc này thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào tâm huyết và năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ Để công tác xây dựng NTM thành công, công tác vận động quần chúng phải hết sức tinh tế và toàn diện Trong công tác đó, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực, có trình độ và nhiệt tình với công tác đồng thời biết kết hợp với sức mạnh của các đoàn thể trong công cuộc vận động quần chúng này Có thể nói, vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở có tính chất quyết định cho sự thành công của công cuộc xây dựng NTM; đồng thời các tổ chức xã hội (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, ) có vai trò quan trọng bổ sung và trợ giúp cho các cấp chính quyền về tổ chức thực hiện và vận động nhân dân trong phát triển nông thôn và xây dựng NTM Những đề xuất về quy hoạch, kế hoạch phát triển do các tổ chức đoàn thể xã hội đề xuất thực chất là những ý kiến của các hội viên, người dân tham gia các đoàn thể này Đây là một trong những kênh thông tin trong vai trò tham gia của quần chúng vào công tác xây dựng NTM

Giải pháp huy động nguồn lực từ sức dân

Để huy động nguồn lực từ sức dân một cách cụ thể và hiệu quả, chúng ta cần thực hiện những biện pháp sau đây:

Khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp: Chính quyền cơ sở cần thiết lập các cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào xây dựng nông thôn mới Điều này có thể bao gồm các ƣu đãi thuế, quản lý thủ tục đầu tƣ dễ dàng hơn, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dự án

Tạo điều kiện cho đóng góp cá nhân và tổ chức: Chính quyền cơ sở cần phải tạo ra các cơ hội cho cá nhân và tổ chức đóng góp cho dự án xây dựng nông thôn mới Điều này có thể thông qua việc xây dựng các quỹ hỗ trợ, kêu gọi đóng góp từ người dân, và tạo ra các chương trình khuyến mãi động viên

Quản lý tài chính một cách chặt chẽ: Chính quyền cơ sở cần đảm bảo rằng tài chính đƣợc quản lý một cách chặt chẽ và minh bạch Các khoản đóng góp từ cộng đồng và doanh nghiệp cần đƣợc sử dụng đúng mục đích và theo đúng tiến độ Việc quản lý tài chính cẩn thận sẽ giúp tránh lãng phí và xây dựng các công trình có chất lƣợng

Xây dựng sự tin tưởng trong cộng đồng: Quan trọng nhất, chính quyền cơ sở cần xây dựng sự tin tưởng trong cộng đồng bằng cách thực hiện các biện pháp trước đó một cách minh bạch và công khai Sự minh bạch về việc sử dụng tài chính và tiến độ dự án sẽ tạo niềm tin và sự ủng hộ từ phía cộng đồng

Như vậy, việc huy động nguồn lực từ sức dân yêu cầu sự tương tác tích cực giữa chính quyền cơ sở, doanh nghiệp, và cộng đồng Điều quan trọng là đảm bảo tính minh bạch, sự tham gia tự nguyện, và quản lý tài chính hiệu quả để đạt đƣợc mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Giải pháp nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo địa phương và cán bộ phát triển nông thôn trong xây dựng NTM

Xây dựng NTM là một quá trình lâu dài, gồm nhiều nội dung Chính vì vậy cần tập trung đào tạo cho cán bộ xây dựng NTM ở xã, các thành viên trong Ban Chỉ đạo những kiến thức về xây dựng NTM Cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn thì mới có thể vận động được người dân tham gia xây dựng NTM Nếu như cán bộ xã yếu về năng lực thì không thể nào phát huy đƣợc hiệu quả từ đồng vốn đầu tư của nhà nước, không vận động được sự tham gia của nhân dân Cán bộ xã, ấp là lực lượng chủ yếu để vận động và tổ chức hướng dẫn cho nhân dân xây dựng NTM, do đó công việc này thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào tâm huyết và năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ Để công tác xây dựng NTM thành công, công tác vận động quần chúng phải hết sức tinh tế và toàn diện Trong công tác đó, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực, có trình độ và nhiệt tình với công tác đồng thời biết kết hợp với sức mạnh của các đoàn thể trong công cuộc vận động quần chúng này Có thể nói, vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở có tính chất quyết định cho sự thành công của công cuộc xây dựng NTM; đồng thời các tổ chức xã hội (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, ) có vai trò quan trọng bổ sung và trợ giúp cho các cấp chính quyền về tổ chức thực hiện và vận động nhân dân trong phát triển nông thôn và xây dựng NTM Những đề xuất về quy hoạch, kế hoạch phát triển do các tổ chức đoàn thể xã hội đề xuất thực chất là những ý kiến của các hội viên, người dân tham gia các đoàn thể này Đây là một trong những kênh thông tin trong vai trò tham gia của quần chúng vào công tác xây dựng NTM.

Giải pháp huy động nguồn lực từ các tổ chức đoàn thể trong xã hội

Để đảm bảo nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới được truyền đạt một cách hiệu quả và thúc đẩy sự tham gia của người dân cũng như các tổ chức đoàn thể trong xã hội, chúng ta cần áp dụng những biện pháp sau đây:

Tuyên truyền đa dạng và thường xuyên: Cần thiết lập một kế hoạch tuyên truyền đa dạng về nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới và tổ chức các hoạt động tuyên truyền thường xuyên Sử dụng nhiều phương tiện thông tin địa phương nhƣ truyền hình, radio, báo chí, và mạng xã hội để đảm bảo thông tin lan truyền rộng rãi và đạt đƣợc mọi tầng lớp trong xã hội

Tập huấn và đào tạo: Đào tạo cán bộ và lãnh đạo các tổ chức đoàn thể về nội dung và mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới Điều này giúp họ hiểu rõ và có khả năng truyền đạt thông tin một cách chính xác và thuyết phục đến cộng đồng

Tạo sự kết nối: Thiết lập một mạng lưới chặt chẽ giữa cán bộ chủ chốt của các tổ chức đoàn thể và cộng đồng Điều này bao gồm việc tổ chức các cuộc gặp gỡ và trò chuyện trực tiếp với người dân để lắng nghe ý kiến và giải đáp mọi thắc mắc

Tạo động viên và tạo sự tham gia: Tuyên truyền cần tập trung vào việc tạo động viên và khuyến khích sự tham gia của người dân Thông qua việc giải thích rõ ràng về lợi ích của chương trình xây dựng nông thôn mới đối với cuộc sống của họ và cộng đồng, chúng ta có thể kích thích sự ủng hộ và đóng góp tích cực

Minh bạch và đối thoại: Đảm bảo minh bạch về việc sử dụng tài chính và tiến độ dự án Tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia vào các cuộc đối thoại và đánh giá về quá trình xây dựng nông thôn mới Điều này sẽ giúp xây dựng sự tin tưởng và tham gia tích cực của người dân

Nhƣ vậy, việc tuyên truyền hiệu quả và tạo động viên sâu rộng đối với xây dựng nông thôn mới đòi hỏi sự kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau và sự cam kết mạnh mẽ từ phía chính quyền cơ sở và tổ chức đoàn thể trong xã hội Chỉ khi cộng đồng nhận thức sâu sắc về lợi ích của chương trình và thấy được mình đóng góp một cách tích cực, chúng ta mới có thể đạt đƣợc thành công trong việc xây dựng nông thôn mới.

Giải pháp huy động nguồn lực từ các chương trình phối hợp và lồng ghép ở nông thôn

ở nông thôn Để thực hiện giải pháp này, Ban chỉ đạo chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cần thành lập các tổ công tác chuyên trách nhằm kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các chương trình và dự án đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn tại địa phương Qua quá trình này, chúng ta sẽ xác định được mức kinh phí hỗ trợ cần thiết từ các chương trình và dự án để ủng hộ quá trình xây dựng nông thôn mới

Các tổ công tác này sẽ đảm bảo rằng các nguồn lực đƣợc sử dụng một cách hiệu quả và đáp ứng đúng mục tiêu và nhu cầu cụ thể của từng địa phương Bằng cách xác định rõ kinh phí hỗ trợ từ các nguồn tài trợ khác nhau, chúng ta có thể đảm bảo rằng tiền bạc đƣợc sử dụng một cách có trách nhiệm và mang lại những kết quả tích cực trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Giải pháp sử dụng nguồn lực hiệu quả và hợp lý

Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, việc sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả và hợp lý là điều cực kỳ quan trọng Để thực hiện điều này, cần sự tham gia tích cực của toàn bộ hệ thống chính trị Các công tác chỉ đạo và quản lý việc sử dụng nguồn lực phải đƣợc thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất từ cấp Trung ương cho đến cấp địa phương Trong quá trình này, việc kiểm tra, giám sát và theo dõi thường xuyên là cần thiết để phát hiện kịp thời các dấu hiệu tham nhũng và lãng phí, những vấn đề có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phân bổ và sử dụng nguồn lực Để thực hiện điều này, đội ngũ cán bộ trong Ban quản lý xây dựng nông thôn mới ở các xã và Ban phát triển ở các ấp cần đƣợc chọn lựa dựa trên trình độ, năng lực và cam kết với công việc Điều này đảm bảo rằng nguồn lực đƣợc sử dụng một cách hiệu quả và đúng mục đích

Quản lý và sử dụng nguồn lực cần phải diễn ra một cách công khai và dân chủ Tất cả các hoạt động liên quan đến việc huy động và sử dụng nguồn lực cộng đồng phải tuân theo nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi" Điều này đảm bảo sự minh bạch, tính dân chủ và đảm bảo rằng nguồn lực đƣợc sử dụng một cách hiệu quả nhằm đạt đƣợc mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Tập trung xây dựng trước những cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân

Mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là làm cho người dân nông thôn phát triển sản xuất bền vững, ổn định và nâng cao thu nhập, đời sống vật chất và văn hóa tinh thần đƣợc nâng lên

Xây dựng NTM không phải là làm dự án đầu tư hạ tầng Do đó hãy để người dân quyết định xây dựng cơ sở hạ tầng nào trên cơ sở quy hoạch NTM và gợi ý của cán bộ các cấp, đặc biệt là cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực phát triển kinh tế

Nếu hạ tầng đó là quan trọng đối với phát triển kinh tế thì phải tập trung làm dứt điểm, khi người dân thấy lợi ích của mình gắn vào trong đó thì họ sẽ là người thực hiện một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất Kết quả thực hiện các hạng mục này sẽ làm cho người dân thấy rõ lợi ích mà họ được hưởng và từ đó họ sẽ ý thức được vai trò của mình trong tham gia đóng góp vào chương trình xây dựng NTM của địa phương của chính mình.

Về cơ chế chính sách

Tiếp tục thực hiện rà soát các cơ chế, chính sách còn bất cập trong huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực từ cộng đồng để đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn để kiến nghị cấp trên kịp thời sửa đổi, bổ sung Chẳng hạn, kiến nghị văn bản cụ thể hóa cơ chế huy động các khoản đóng góp tự nguyện của dân cho xây dựng CSHT; xem xét cơ chế huy động nguồn lực cộng đồng từ việc hiến đất cho các công trình công cộng vì không đƣợc đền bù nên việc huy động nguồn lực này hiện đang gặp phải rất nhiều khó khăn.

Ngày đăng: 20/03/2024, 15:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w