Trang 14 iii QU�N L� NH� NƯ C V Đ U TƯ XÂY D NG CƠ S HẠ T NG GIAO THÔNG ĐƯỜNG B T NGÂN S�CH NH� NƯ C TẠI THÀNH PHỐ HỒNG NG TÓM TẮT Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HỒNG NGỰ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHẠM T�N ĐẠT
QU �N L� NH� NƯ C V Đ U TƯ XÂY D NG
CƠ S HẠ T NG GIAO THÔNG ĐƯỜNG B T NGÂN S �CH NH� NƯ C TẠI THÀNH PHỐ HỒNG NG
NGÀNH QU�N LÝ KINH TẾ - 8340410
Người hướng dẫn khoa học:
TS TRƯƠNG THỊ HI N
Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023
Trang 12i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm với những nội dung đã trình bày trong Luận văn, trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh không liên đới trách nhiệm
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023
TÁC GI�
Phạm Tấn Đạt
Trang 13ii
L ỜI C�M ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy, cô trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã dành nhiều tâm huyết và thời gian giảng dạy tôi trong suốt chương trình cao học Quản lý Kinh tế
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trương Thị Hiền, người
Cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp Những ý kiến và hướng dẫn của Cô luôn làm cho đề tài hoàn chỉnh hơn
Xin gửi lời cảm ơn đến Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính Đồng Tháp, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hồng Ngự, tập thể Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường và bạn bè đã chia sẽ, cung cấp thông tin quý báu; động viên và khích lệ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn này
Bản thân đã có nhiều cố gắng trong học tập và hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy, cô giáo để Luận văn này được hoàn thiện hơn./
Trang 14iii
QU �N L� NH� NƯ C V Đ U TƯ XÂY D NG
CƠ S HẠ T NG GIAO THÔNG ĐƯỜNG B T
NGÂN S �CH NH� NƯ C TẠI THÀNH PHỐ HỒNG NG
xã hội Bên cạnh những kết quả đạt được, thì thành phố Hồng Ngự cũng còn nhiều
hạn chế tồn tại trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ như công tác quy hoạch phát triển giao thông chất lượng còn chưa cao, kế hoạch đầu tư chưa phù hợp giai đoạn phát triển, cũng như đội ngũ cán bộ quản lý về đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước chưa đáp ứng yêu
cầu,… nên cần phải có giải pháp tháo gỡ kịp thời để tạo động lực, đáp ứng yêu
cầu cho sự phát triển trong thời gian tới
Đề tài luận văn, ngoài việc đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước, tác giả còn lấy phiếu trưng cầu ý
kiến và điều tra xã hội học về các vấn đề ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại thành phố Hồng Ngự Kết quả
khảo sát là cơ sở để tác giả đề ra các giải pháp phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hồng Ngự, đồng thời giải pháp sẽ mang tính toàn
diện và kiến nghị đến các cấp thẩm quyền để góp phần nâng cao hiệu quả về đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại thành
phố Hồng Ngự nói riêng và cấp huyện nói chung để đạt những hiệu quả đầu tư trong thời gian tới sẽ tốt hơn
Trang 15iv
STATE MANAGEMENT OF CONSTRUCTION
INVESTMENT IN ROAD - TRANSPORT
INFRASTRUCTURE FROM STATE BUDGET IN HONG
NGU CITY
ABSTRACT
Over the past time, state management of construction investment of road transport infrastructure in Hong Ngu city has achieved outstanding results, gradually building urban areas in a modern way and Convenient connection with urban areas in the Province and neighboring provinces to meet socio-economic development requirements Besides the achieved results, Hong Ngu city also has many limitations in investing in building road transport infrastructure such as low quality transport development planning, construction plan is not appropriate for the development stage, as well as the team of management staff investing in road transport infrastructure construction from the state budget does not meet the requirements, Therefore, it is necessary to have timely solutions to create motivation and meet the requirements for development in the coming time
The Thesis topic, not only to evaluating the current state of investment in road transport infrastructure construction from the state budget, but also the author also took opinion polls and conducted sociological surveys on issues affecting to invest in building road transport infrastructure from the state budget in Hong Ngu city The survey results are the basis for the author to propose suitable solutions to the socio-economic development situation of Hong Ngu city, and at the same time the solutions will be comprehensive and make recommendations to competent authorities for contributing to improving the efficiency of investment in road transport infrastructure construction from the state budget in Hong Ngu city in particular and district level in general to achieve better investment efficiency in the future
Trang 16v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xi
DANH MỤC BẢNG xii
DANH MỤC BIỂU xii
DANH MỤC HÌNH xiii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Các công trình nghiên cứu liên quan 2
2.1 Công trình nghiên cứu trong nước 2
2.2 Công trình nghiên cứu nước ngoài 4
3 Mục tiêu nghiên cứu 5
3.1 Mục tiêu tổng quát: 5
3.2 Mục tiêu cụ thể 5
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Đối tượng nghiên cứu 6
6 Phạm vi nghiên cứu 6
7 Ý nghĩa nghiên cứu 6
7.1 Về lý luận 6
7.2 Về thực tiễn 6
8 Kết cấu của luận văn 7
PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1 8
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước 8 1.1 Tổng quan về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân
Trang 17vi
sách nhà nước 8
1.1.1 Một số khái niệm 8
1.1.1.1 Cơ sở hạ tầng 8
1.1.1.2 Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 9
1.1.1.3 Đặc điểm của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 10
1.1.1.4 ngân sách nhà nước và vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước 11
1.1.1.5 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước 13
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước 14
1.1.3 Vai trò của đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đối với phát triển kinh tế xã hội 16
1.2 Lý luận chung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước 17
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước 17
1.2.1.1 Quan niệm về quản lý nhà nước 17
1.2.1.2 Quan niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước 18
1.2.2 Mục tiêu của quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp thành phố 19
1.3 Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước 20
1.3.1 Xây dựng kế hoạch và quy hoạch 20
1.3.2 Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước 22
1.3.3 Tổ chức bộ máy quản lý về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bộ từ ngân sách nhà nước 24 1.3.4 Thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao
Trang 18vii
thông đường bộ từ ngân sách nhà nước 25 1.4 Đánh giá quản lý nhà nước về đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 26 1.4.1 Quy trình, nội dung đánh giá chương trình, dự án đầu tư công 26 1.4.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đầu tư 28 1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước 29 1.5 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước 30 1.5.1 Kinh nghiệm trên thế giới 30 1.5.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 36 1.5.3 Bài học kinh nghiệm về huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đối với TP.Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp 42
Tiểu kết chương 1 44 CHƯƠNG 2 45
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TP
H�NG NGỰ 45 2.1 Hiện trạng đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước
tại tp Hồng ngự 45 2.1.1 Mạng lưới giao thông đường bộ hiện trạng hiện nay của Tp Hồng Ngự 45 2.1.2 Hiện trạng hệ thống tỉnh lộ trên địa bàn Tp Hồng Ngự 46 2.1.3 Hiện trạng đường GTNT địa bàn Tp Hồng Ngự 47 2.1.4 Hiện trạng hệ thống bến, bãi đ xe trên địa bàn TP Hồng Ngự 50 2.2 Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường
bộ TP Hồng Ngự 52 2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ TP
Hồng Ngự 53 2.2.2 Thực trạng huy động vốn từ khu vực nhà nước ĐTPT cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn TP Hồng Ngự 56 2.2.2.1 cơ chế chính sách huy động vốn từ khu vực nhà nước ĐTPT cơ sở hạ tầng
Trang 19viii
56 2.2.2.2 Kết quả thực trạng huy động vốn ĐTPT cơ sở hạ tầng giao thông đường
bộ khu vực nhà nước TP Hồng Ngự 57 2.2.3 Thực trạng huy động vốn từ khu vực ngoài nhà nước ĐTPT cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn TP Hồng Ngự 63 2.2.3.1 cơ chế chính sách huy động vốn từ khu vực ngoài nhà nước ĐTPT cơ sở
hạ tầng giao thông đường bộ 63 2.2.3.2 Đánh giá kết quả thực trạng huy động vốn từ khu vực ngoài nhà nước ĐTPT cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn TP Hồng Ngự 65 2.2.4 Đánh giá chung kết quả đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ của Tp Hồng Ngự giai đoạn 2018-2022 66 2.2.5 Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Tp Hồng Ngự 67 2.2.5.1 Kết quả đạt được 67 2.2.5.2 Tồn tại, hạn chế 68 2.3 Thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tp Hồng ngự từ năm 2018-2022 68 2.3.1 Thực trạng xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước 68 2.3.1.1 Thực trạng công tác trong quy hoạch 68 2.3.1.2 Thực trạng công tác kế hoạch 70 2.3.2 Thực trạng ban hành và thực thi chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 71 2.3.3 Thực trạng về tổ chức bộ máy quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước 71 2.3.3.1 Quản lý nhà nước của chính quyền cấp thành phố 72 2.3.3.2 Quản lý của các chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng 74 2.3.4 Thực trạng về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình đầu tư xây dựng Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước 74 2.4 Đánh giá chung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao
Trang 20ix
thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tp Hồng ngự từ năm 2018-2022 75
2.4.1 Kết quả đạt được trong giai đoạn 2018-2022 75
2.4.2 Những hạn chế trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại Tp Hồng Ngự 78
2.4.3 Nguyên nhân của những kết quả đạt được và hạn chế 82
2.4.3.1 Nguyên nhân kết quả đạt được 82
2.4.3.2 Nguyên nhân hạn chế 83
Tiểu kết chương 2 86
CHƯƠNG 3 87
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TP H�NG NGỰ 87
3.1 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tp Hồng Ngự 87
3.1.1 Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong việc lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư hạ tầng giao thông 87
3.1.2 Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư dự án hạ tầng giao thông 88
3.1.2.1 Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế - dự toán 88
3.1.2.2 Về công tác quản lý đấu thầu 88
3.1.3 Cải thiện công tác quản lý nhà nước đối với quản lý chất lượng đầu tư và nghiệm thu công trình 88
3.1.4 Cải thiện quản lý nhà nước đối với thanh quyết toán công trình 89
3.1.5 Tăng cường công tác giám sát và đánh giá đầu tư 89
3.2 Kiến nghị 90
3.2.1 Kiến nghị đối với cấp thẩm quyền Trung ương 90
3.2.2 Kiến nghị đối với cấp thẩm quyền tỉnh Đồng Tháp 90
3.2.3 Kiến nghị đối với cấp thẩm quyền thành phố Hồng Ngự 91
Tiểu kết chương 3 93
PHẦN KẾT LUẬN 94
Trang 21x
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 1 99
PHỤ LỤC 2 104
PHỤ LỤC 3 105
PHỤ LỤC 4 106
PHỤ LỤC 5 113
Trang 22xi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
T vi t t t C m t đ y đ
cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
đầu tư xây dựng Đầu tư xây dựng
giao thôngVT Giao thông vận tải
IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) ngân sách nhà nước Ngân sách Nhà nước
PIM Quản lý đầu tư công– Public Investment Management
quản lý nhà nước Quản lý Nhà nước
BOT Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao
Trang 23xii
DANH MỤC B�NG
Bảng 2.1 Hiện trạng giao thông nông thôn trên địa bàn TP Hồng Ngự năm 2022 47
Bảng 2.2: Hiện trạng giao thông nông thôn theo địa giới hành chính trên địa bàn
TP Hồng Ngự năm 2022 49
Bảng 2.3: Hiện trạng các bến xe khách trên địa bàn TP Hồng Ngự năm 2022 51
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư giao thông đường bộ trên địa bàn TP Hồng
Trang 24xiii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Bản đồ hành chính TP Hồng Ngự 113Hình 2: Bản đồ giao thông TP Hồng Ngự 114Hình 3: Bản đồ TP Hồng Ngự nhìn từ vệ tinh 115Hình 4: Quốc lộ 30 đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự được láng nhựa mặt đường 9-11 m 116Hình 5: Tỉnh lộ ĐT 842 116Hình 6: Bến xe khách TP Hồng Ngự 117Hình 7: Công trình cầu Sở Thượng biểu tượng của TP Hồng Ngự 117
Trang 251
PH N M Đ U
1 Tính cấp thi t c a đề tài
Hạ tầng cơ sở giao thông được ví như mạch máu của nền kinh tế của một
quốc gia hay một địa phương muốn phát triển bền vững Việt Nam, là một quốc gia
có đặc điểm vị trí địa lý trải dài từ Bắc xuống Nam và địa hình phức tạp, nhiều đồi
núi ở khu vực Miền Bắc và Miền Trung và nhiều sông ngòi ở khu vực Miền Tây Nam Bộ Hệ thống giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng càng đóng vai trò quan trọng, quyết định đến vận mạnh phát triển kinh tế – xã hội của nước ta
Trong những năm qua ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương đã ưu tiên rất lớn cho đầu tư giao thông đường bộ Theo số liệu của Sở Giao thông Vận tải
Tp HCM giai đoạn 2016 - 2020, nhu cầu vốn cho 172 công trình giao thông trọng điểm cần khoảng 373 nghìn t đồng, xuyên suốt từ Bắc xuống Nam và gần đây
nhất, trong năm 2020 nước ta đã khởi công hàng loạt các dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam phía Đông với chiều dài 654 Km và các dự án giao thông đường
bộ tại m i địa phương Riêng tại tỉnh Đồng Tháp, theo số liệu của Sở Giao thông
Vận tải (giao thôngVT) thành phố, năm 2020, Sở giao thôngVT được giao làm chủ đầu tư 10 dự án (9 dự án do UBND thành phố quyết định đầu tư và 1 dự án do Bộ giao thôngVT quyết định đầu tư) Đến nay, đã có 5 dự án hoàn thành và đưa vào sử
dụng như: đường ĐT.846 đoạn Tân Nghĩa - Quốc lộ 30, đường Phù Đổng nối dài,
sửa chữa đường ĐT.844 đoạn An Long - thị trấn Tràm Chim Tổng giá trị giải ngân từ đầu năm đến ngày 26/11/2020 là 382,96/ 866,59 t đồng, đạt 44,2% kế
hoạch vốn Ước cả năm, giá trị giải ngân là 742,87/866,59 t đồng, đạt 87,5% kế
hoạch vốn năm 2020
Hồng Ngự, thành phố mới được thành lập năm 2020, trực thuộc tỉnh Đồng
Tháp n�m ở Đồng b�ng Sông Mê Kông, là một trong những trung tâm kinh tế của
tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh Miền Tây Nam Bộ Để trở thành thành phố, chính quyền tỉnh và Trung ương đã phải đầu tư và tiếp tục đầu tư ngân sách rất lớn để xây
dựng cơ sở hạ tầng, trong đó chủ yếu là cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ để kết
Trang 262
nối giữa các phường, xã, thành phố và các tỉnh lân cận nh�m thúc đẩy giao thương
và phát triển kinh tế tại m i địa phương
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là quản lý ngân sách Nhà nước để xây
dựng cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập và gây lãng phí Một mặt, về phía vĩ mô, hệ
thống pháp luật, cơ chế, chính sách, điều hành còn chồng ch�o, thiếu kiểm soát và đồng bộ,…Mặt khác, thành phố được phân cấp và quản lý ngân sách, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện đã và đang bộc lộ những bất cập về cơ chế phối
hợp trong xây dựng, lập kế hoạch, tổ chức quản lý giám sát, giải ngân,… dẫn đến
chậm trễ, sai sót, thậm chí trục lợi cá nhân,… ảnh hưởng đến tiến độ chất lượng của
các công trình, dự án làm giảm hiệu lực và hiểu quả quản lý Nhà nước về đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ ngân sách Nhà nước tại địa phương
Từ những thực tế đó, tác giả chọn vấn đề “Qu�n l� Nhà nư c v đ u tư xây
d ng cơ s h� t ng giao thông đư ng b t ngân sách Nhà nư c t�i thành phố Hồng Ng ” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế
2 Các công trình nghiên cứu liên quan
2.1 Công trình nghiên cứu trong nư c
Phạm Minh Hóa (2017), tác giả quan tâm đến hiệu quả đầu tư công và kết
quả nghiên cứu, tác giả đã đề cập chủ yếu đến phát triển tổ chức tư vấn độc lập đánh giá, thẩm định trước khi phê duyệt, khi điều chỉnh dự án, chương trình đầu tư công; thành lập cơ quan chuyên trách, độc lập thực hiện giám sát, kiểm tra đầu tư công; xây dựng hệ thống đánh giá kết quả, hiệu quả dự án, chương trình đầu tư công; xếp
hạng đánh giá nhà thầu; mức độ tín nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng vốn đầu tư công về tài chính
Đinh Minh Tuấn và Nguyễn Đức Thành (2011), tác giả chỉ ra rủi ro kinh tế
vĩ mô ở Việt Nam như nợ công liên tục tăng cao, ngân sách thâm hụt ở mức cao dẫn đến lạm phát trong đầu tư công Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra cơ chế đầu tư công có nhiều bất cập dẫn đến kém hiệu quả trong đầu tư công ở Việt Nam Từ đó
các tác giả, đề xuất trong thời gian tới cần thực hiện đổi mới thể chế, cơ chế trong
Trang 27những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân dẫn đến nh�m đưa ra định hướng và giải pháp trong thời gian tới cho nền kinh tế thị trường ở Việt Nam quản lý tốt trong
việc chi ngân sách nhà nước
Thái Bá Cẩn (2007), trong giáo trình tác giả đã nêu được hiện tượng tiêu cực,
thất thoát, lãng phí trong hoạt động đầu tư xây dựng để đưa ra biện pháp ngăn chặn
một cách hiệu quả trong đầu tư và xây dựng cơ bản cả về mặt lý luận và thực tiễn Trong quản lý chi phí dự án và đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, tác giả đã lần lượt trình bày những vấn đề liên quan đến quản lý tài chính
Tạ Văn Khoái (2009), tác giả chỉ ra sự phù hợp và dẫn liệu minh họa về quản
lý nhà nước trong từng giai đoạn thực hiện quy trình dự án đầu tư, các bất cập, hạn
chế đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn của quá trình quản lý nhà nước Những hạn chế, bất cập đó được tác giả chỉ ra do ba nhóm nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản nhất chủ yếu là do xây dựng khung
khổ pháp luật Nh�m đổi mới quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp trong thời gian tới
Trịnh Thị Thúy Hồng (2012), nội dung của luận án, tác giả nghiên cứu tình hình thực hiện; cơ cấu đầu tư và hiệu quả chi ngân sách nhà nước, đánh giá quá trình quản lý chi trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Bình Định
Trang 284
Việc đánh giá trên địa bàn thành phố Bình Định trong quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện kết quả khảo sát, số liệu điều tra
thực tế theo các điểm yếu, điểm mạnh trong từng khâu quản lý Ngoài ra, trong
quản lý ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản, tác giả còn chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế để đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản để thực hiện trong thời gian tới theo thứ tự ưu tiên và quan trọng trên địa bàn thành phố Bình Định
2.2 Công trình nghiên cứu nư c ngoài
Anand Rajaram và cộng sự (2010) đã sử dụng lý thuyết hiện đại, phương
pháp định tính và định lượng để đưa ra tiêu chí và khung chuẩn để đánh giá quản lý đầu tư công của các nước Tác giả cho r�ng để giám sát, đánh giả hiệu quả của đầu
tư b�ng ngân sách nhà nước một cách hiệu quả thì vai trò quản lý đầu tư công là rất quan trọng Từ đó cho thấy, quản lý đầu tư công không thể làm một cách chung chung mà phải thực hiện một cách chi tiết từ biện pháp, lựa chọn chủ thể và đối tượng để quản lý Để một hệ thống đầu tư công có tính hiệu quả, tác giả đã chỉ ra tám đặc trưng cơ bản nh�m xây dựng khuôn khổ chuẩn trong quy trình quản lý đầu
tư công cho các nước để đưa ra những cải cách để tăng cường hiệu quả của đầu tư công và tự đánh giá cho chính mình
Báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) - (2015), cho r�ng tăng trưởng kinh tế
hiệu quả là do các dịch vụ công chủ yếu, tạo ra các cơ hội kinh tế và gắn kết người dân từ vai trò quan trọng của đầu tư công mang lại Hiệu quả của chính đầu tư công
có vai trò rất quan trọng đối với tác động kinh tế - xã hội, ở các nền kinh tế khác nhau, các nước sẽ quản lý khác nhau nhưng đều theo hướng tăng cường chất lượng
và hiệu quả trong quản lý đầu tư công
Ngân hàng Thế giới (1989), trong Sổ tay quản lý công đã đưa ra quy trình và nguyên tắc quản lý chi tiêu công ngân sách nhà nước thông qua quá trình kiểm
chứng, đối chiếu, so sánh và tổng kết nh�m cải thiện quản lý ngân sách và tài chính trong khu vực công Sổ tay quản lý công khá chuyên sâu về quản lý chi tiêu công các nước và các nhà quản lý có thể tham khảo để phân tích, dự báo những điểm yếu
Trang 29Nh�m góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại Tp Hồng Ngự, thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn và trong khu vực, qua đó thu hút đầu tư phát triển hệ thống giao thông theo hướng hiện đại
3.2 Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ hơn cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước
- Mô tả hiện trạng và đánh giá, phân tích thực trạng về đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng giao thông đường bộ quản lý nhà nước từ ngân sách nhà nước tại Tp Hồng
Ngự, qua đó chỉ ra hạn chế và nguyên nhân
- Định hướng, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại
Tp Hồng Ngự
4 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính gồm:
- Phương pháp hệ thống, áp dụng để lược khảo các công trình nghiên cứu trước đây qua đó rút ra giá trị kế thừa và khoảng trống nghiên cứu cho đề tài
- Phương pháp quy nạp, diễn dịch, phân tích đã làm rõ cơ sở lý thuyết và
thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
- Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu sơ cấp và thứ cấp phục vụ cho thống
kê, mô tả hiện trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
Trang 306
- Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học, các bên liên quan (nhà quản
lý, chuyên gia, người thực hiện, ), để làm rõ các nhân tố tác động đến hiệu quả
quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
5 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các đối tượng là các hoạt động liên quan đến quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước
6 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung vào nghiên cứu công tác quản lý nhà nước
về đầu tư xây dựng CSHgiao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước trên gốc độ vĩ
mô cấp địa phương (Tp Hồng Ngự), cụ thể: xây dựng kế hoạch, quy hoạch; tổ chức
bộ máy quản lý và công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, của Nhà nước; ban hành
và tổ chức thực hiện các văn bản đảm bảo theo quy phạm pháp luật
- Về không gian: Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng CSHgiao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồng Ngự
- Về thời gian: Số liệu khảo sát (sơ cấp) và số liệu được thu thập (thứ cấp) trong giai đoạn 2018 - 2022
7 � nghĩa nghiên cứu
7.1 V lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm các khái niệm,
nội dung, nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng CSgiao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước phù hợp điều kiện môi trường phát triển và kinh tế - xã hội Những vấn đề luận văn nghiên cứu, phân tích
nh�m làm rõ cơ sở khoa học và đưa ra giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại thành phố
Hồng Ngự
7.2 V th c tiễn
Trang 317
Đề tài đưa ra các giải pháp hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp thành phố Ngoài ra, đề tài có thể làm tài liệu cho học viên, các tổ chức, cá nhân và các đô thị khác quan tâm
8 K t cấu c a luận văn
Luận văn gồm có ba phần và ba chương gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách Nhà nước
Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại Tp Hồng Ngự
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách Nhà nước tại Tp Hồng
Ngự
Trang 328
PH N N I DUNG CHƯƠNG 1
CƠ S LÝ LUẬN QU�N L� NH� NƯ C V Đ U TƯ XÂY D NG
CƠ S HẠ T NG GIAO THÔNG ĐƯỜNG B T NSNN
1.1 Tổng quan về đ u tư xây dựng cơ s hạ t ng giao thông đường bộ
t ngân sách nhà nước
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Cơ s hạ t ng
Thuật ngữ cơ sở hạ tầng được sử dụng lần đầu tiên trong lĩnh vực quân sự
Cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực như: xây dựng, giao thông, kiến trúc,… được sử
dụng khác nhau và rộng rãi sau thế chiến thứ hai Với sự phát triển của nền kinh tế,
cơ sở hạ tầng được mở rộng ra để phục vụ cho các hoạt động y tế, văn hoá, giáo dục mang tính chất xã hội như bệnh viện, rạp hát, văn hoá, cơ sở trường học,
Theo triết học, cơ sở hạ tầng là cơ cấu kinh tế của một xã hội hợp thành, bao
gồm quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ, quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai và quan hệ sản xuất thống trị Trong đó, quy định xu hướng chung của đời
sống kinh tế xã hội nên giữ vai trò chủ đạo là quan hệ sản xuất thống trị Nên quan
hệ sản xuất thống trị trong xã hội là đặc trưng của cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ
thể[1]
Từ điển Oxford: “cơ sở hạ tầng là một thuật ngữ tổng hợp để chỉ những bộ
phận kết cấu, nền tảng cho việc phát triển nền kinh tế” [1]
Theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới, thì cơ sở hạ tầng là những tài sản
vốn được hình thành những lĩnh vực này và những lĩnh vực liên quan[2]
Theo Hội đồng Kế hoạch và Tư vấn kinh tế, cơ sở hạ tầng bao gồm “những tài sản cố định nh�m cung cấp các dịch vụ cơ bản trong một khoảng thời gian dài và trong thời gian đó Chính phủ đóng vai trò quan trọng thông qua một, một số hoặc
tất cả các chức năng như kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng, vận hành và quản lý
b�ng pháp luật” [3]
Trang 33hạ tầng
X�t trên góc độ kinh tế thì một loại hàng hoá công cộng là hình thái của dịch
vụ cơ sở hạ tầng Loại hàng hoá này phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội
X�t trên phương diện đầu tư, qua nhiều thế hệ quá trình đầu tư được tích luỹ, gom góp sẽ hình thành cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước
Nói chung, cơ sở hạ tầng là để phục vụ cho đời sống con người và hoạt động
sản xuất đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật, vật chất, thiết chế xã hội, cơ chế hoạt động cơ sở hạ tầng vừa có yếu tố phi vật chất, vừa có yếu tố vật chất và làm nền
tảng cho sự phát triển của một xã hội ngày một hoàn thiện
1.1.1.2 Cơ s hạ t ng giao thông đường bộ
cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là: Hệ thống các công trình, đường bộ, hệ
thống cầu, các trạm nghỉ đường bộ, thiết bị phụ trợ và thể chế chính sách quản lý để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội Chính vì vậy, cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ rất đa dạng, gồm nhiều bộ phận khác nhau, mang cả 2 hình thái vật chất
và hình thái phi vật chất
Để quản lý và huy động ngân sách nhà nước phát triển một cách hợp lý và có
hiệu quả, tùy vào các tiêu chí khác nhau cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ được phân thành
Trang 3410
- Căn cứ vào hình thái biểu hiện: cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ gồm có hình thái phi vật chất và hình thái vật chất
+ Cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất: bao gồm các công trình đường bộ,
bến phà, cầu, hầm và phụ trợ: Hệ thống công trình an toàn giao thông, hệ thống thoát nước, hệ thống đèn chiếu sáng, tường phòng vệ, dải phân cách đường, bãi đ
xe, các bến bãi, các phương tiện báo hiệu, các biển báo và các thiết bị điều khiển giao thông khác…
+ Cơ sở hạ tầng mang hình thái phi vật chất: bao gồm các cơ chế, chính sách
quản lý hạ tầng giao thông, môi trường an ninh xã hội, công nghệ thông tin gắn với
1.1.1.3 Đ c đi m c a cơ s hạ t ng giao thông đường bộ
Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ thường có các đặc điểm cơ bản
Tính hệ thống: Sự trục trặc về hạ tầng ở một số khâu bất kì có thể gây tắc nghẽn toàn bộ hệ thống sản xuất, ảnh hưởng xấu đến nhiều tác nhân tham gia lên
hoạt động sản xuất xã hội trên quy mô cả nước hoặc trên các vùng lãnh thổ rộng
Trang 3511
lớn Sự hợp lý về hạ tầng sẽ thúc đẩy phát triển nền nền kinh tế hàng hóa, hoạt động
dịch vụ sản xuất, thương mại, tài chính, ngân hàng, thông tin Phát huy lợi thế tiềm
năng của từng vùng kinh tế và liên vùng trong cả nước
Tính định hướng, tiên phong: Việc đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, đi trước một
bước sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất và đời sống xã hội sẽ phát triển
Hạ tầng thường tác động tới hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế xã hội phát triển trong khoảng thời gian rất dài
Tính công cộng: Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ là loại hàng hóa công cộng không thuần túy Nên có
thể thu hút được các nhà đầu tư cùng tham gia đầu tư xây dựng và thu phí sử dụng theo quy định để thu hồi vốn đầu tư
Tính chất cố định, là loại tài sản là loại tài sản cố định bị tác động mạnh bởi
tự nhiên nên không tính hao mòn hàng năm Để giúp các tài sản này có thể hoạt động một cách bình thường trong thời gian dài đối với giữa việc nâng cấp, mở rộng
và dự án xây dựng mới thì khi phân bổ phải dành một lượng vốn đầu tư nhất định đảm bảo cho công tác bảo dưỡng, bảo trì
Công trình giao thông có đặc điểm là tính cố định và đi qua nhiều địa phương quản lý khác nhau, nên phải cân nhắc kỹ trong việc lựa chọn phương án để
tiến hành xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng một cách hiệu quả nh�m đảm bảo tính kết nối và đáp ứng yêu cầu phát triển của từng địa phương
1.1.1.4 ngân sách nhà nước và vốn đ u tư xây dựng cơ s hạ t ng giao thông đường bộ t ngân sách nhà nước
Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 quy định, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước đối với các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định[7]
Công cụ thực hiện huy động và phân phối vốn đầu tư thông qua hoạt động thu, chi của các cấp thì Ngân sách nhà nước là một công cụ tài chính vô cùng quan
trọng
Trang 3612
ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân
chủ, công khai, minh bạch, phân công, phân cấp quản lý gắn liền với quyền hạn và trách nhiệm Quốc hội là cơ quan lập pháp có quyền lực cao nhất trong việc quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách Trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước
Theo đó, vốn sử dụng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ thuộc khoản mục chi ngân sách nhà nước và là chi cho đầu tư phát triển Trong đó, chi đầu tư phát triển bao gồm: đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế
xã hội không có khả năng thu hồi vốn; Đầu tư và h trợ cho các doanh nghiệp, các
tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước; chi bổ sung dự trữ nhà nước và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật hiện hành Trong phạm
vi nghiên cứu đề tài luận văn chủ yếu gồm các khoản chi đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, là khoản chi không có khả năng thu hồi vốn
Căn cứ theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, chia nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thành: Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trung ương và Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước địa phương
Đối với Vốn đầu tư từ NSTW: Được hình thành từ các khoản thu của ngân sách trung ương nh�m để thực hiện đầu tư cho các dự án phục vụ cho lợi ích quốc gia
Đối với Vốn đầu tư từ NSĐP: được hình thành từ các khoản thu của ngân sách địa phương nh�m để thực hiện đầu tư cho các dự án phục vụ cho lợi ích của
từng địa phương đó Đối với nguồn vốn này thông thường được giao cho các cấp chính quyền địa phương quản lý, sử dụng
Từ khái niệm ngân sách nhà nước và sự phân tích về nguồn vốn ngân sách nhà nước có thể hiểu, Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước là một phần của vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước được hình thành từ sự huy động của Nhà nước dùng để chi cho đầu tư các công trình giao thông đường bộ nh�m xây dựng và phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ
Trang 3713
sở hạ tầng kinh tế xã hội cho đất nước Với phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn được đề cập vốn ngân sách nhà nước từ hai nguồn là: Vốn đầu tư từ NSTW và vốn đầu tư từ NSĐP
Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đóng vai trò hết sức quan trọng, là vốn mồi, tạo nền tảng và điều kiện ban đầu để thu hút các nguồn vốn khác (vốn từ các doanh nghiệp, nhân dân đóng góp…) tham gia đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
1.1.1.5 Đ u tư xây dựng cơ s hạ t ng giao thông đường bộ t ngân sách nhà nước
Thuật ngữ “đầu tư” theo nghĩa thông dụng là một hoạt động hay chu i các
hoạt động mà ở đó diễn ra quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nh�m trực tiếp hoặc gián tiếp tái
mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu các cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của ngành, lĩnh vực hay của một chủ thể nào đó nói riêng
Thuật ngữ “đầu tư” là sự bỏ ra, hay các chi phí ban đầu (tài chính, đất đai, lao động…) để tiến hành các hoạt động SXKD nh�m thu về cho các chủ thể đầu tư các kết quả nhất định, lớn hơn (các nguồn lực đã bỏ ra) trong tương lai để đạt được các kết quả đó Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động
và trí tuệ Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền, giá
trị cổ phiếu…), tài sản vật chất (thêm nhà máy, trường học, bệnh viện),…
Từ các góc độ tiếp cận trên đây có thể hiểu khái niệm đầu tư như sau: Đầu tư
là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để tiến hành các hoạt động SXKD nh�m thu về lợi ích kinh tế xã hội
và lợi nhuận cho chủ thể đầu tư trong một thời gian nhất định Theo đó, đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng là nguồn lực cần thiết để xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng nh�m thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đất nước trong tương lai
Nói chung, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước là quá trình Nhà nước dùng toàn bộ hoặc một phần giá trị đầu tư từ nguồn
vốn ngân sách để tạo điều kiện cần thiết thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội từ việc
Trang 3814
xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nh�m đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế xã hội của đất nước
1.1.2 Đ c đi m c a hoạt động đ u tư xây dựng cơ s hạ t ng giao thông đường bộ t ngân sách nhà nước
Một là, nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho cơ sở hạ tầng thường có quy mô lớn và được đánh giá là có thời gian thu hồi dài, thậm chí không thể thu hồi được
Một mặt các công trình giao thông đường bộ khi đầu tư phải qua rất nhiều công đoạn: khảo sát, thiết kế, lập dự án đồng thời không gian đầu tư k�o dài qua nhiều địa phương, khu vực có điều kiện địa hình, địa chất khó khăn, thuận lợi khác nhau (sông, hồ, suối ) qua các khu dân cư phải đền bù, giải phóng mặt b�ng do
đó cần nhiều thời gian để xử lý kỹ thuật, trình phương án Vấn đề làm thế nào đảm
bảo được lợi ích của dân cư theo xu thế của thị trường
Mặt khác, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp Trung ương hay cấp thành phố, các nguồn thu này chủ yếu phụ thuộc vào thuế Thu từ thuế phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội Trong điều kiện là nước đang phát triển, địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nguồn chi từ ngân sách nhà nước phục vụ đồng thời cho rất nhiều ngành và lĩnh vực quốc phòng,
an ninh, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, , an sinh xã hội nên khoản chi cho đầu tư xây dựngCB cũng phải trong hạn mức nhất định, do đó chi cho đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là rất khó khăn
Từ đặc điểm trên đặt ra cần phải có các chính sách phù hợp nh�m huy động
vốn hợp lý; xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư đúng đắn; có biện pháp quản lý
chặt chẽ nguồn vốn đầu tư, bố trí và sử dụng vốn đầu tư đúng theo tiến độ đầu tư, không để tồn đọng vốn đầu tư gây lãng phí nguồn lực; đầu tư xây dựng phải trọng điểm, trọng tâm, tránh dàn trải, kéo dài gây thất thoát vốn đầu tư Nếu thấy cần thiết thì phải đầu tư phân kỳ hợp lý, bố trí nguồn lực và vốn để tập trung đầu tư trước các
hạng mục cần thiết để đưa vào sử dụng
Trang 39Vì vậy đồng thời phải có nhiều phương án đầu tư để lựa chọn khách quan, khoa
học, không vì lợi ích nhóm hay địa phương Hơn nữa, các công trình cơ sở hạ
tầnggiao thôngDB là thành quả của quá trình đầu tư không thể dễ dàng di chuyển từ địa phương này đến địa phương khác, nên đòi hỏi việc quản lý đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước cần phải tuân thủ đặc điểm này trên một số khía cạnh sau:
Khi đầu tư cần phải có chủ trương và quyết định đúng, phù hợp với tình hình
của từng địa phương, khu vực đầu tư xây dựng công trình Trước khi đưa ra quyết định đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ với quy mô đầu tư xây dựng bao nhiêu là hợp lý, tiến độ bao nhiêu, phải được nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng
và tính toán dựa trên những luận cứ khoa học chắc chắn
Cần phải lựa chọn địa điểm đầu tư xây dựng phù hợp Để có thể lựa chọn địa điểm đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ phù hợp cần phải dựa trên
những số liệu nghiên cứu khảo sát chi tiết, đầy đủ, dựa trên các căn cứ khoa học, trên cơ sở những hệ thống, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, văn hóa, môi trường, Hệ
thống các chỉ tiêu này phải được xây dựng một cách logic, áp dụng khoa học tiên
tiến, hiện đại để đánh giá và cần phải đưa ra các phương án lựa chọn vị trí đầu tư xây dựng khác nhau để từ đó có thể lựa chọn ra phương án, hướng tuyến đầu tư xây
dựng các công trình giao thông đường bộ phù hợp nhất với nhu cầu phát triển và quy hoạch của vùng, địa phương Vấn đề này cần tham vấn chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
Trang 4016
Có độ rủi ro cao và là nguồn vốn cấp phát trực tiếp từ ngân sách nhà nước không hoàn lại nên dễ bị thất thoát
Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ thường có quy
mô vốn lớn, thời gian đầu tư k�o dài, địa điểm đầu tư trải dài hàng chục đến hàng trăm Km qua nhiều vùng có điều kiện địa hình, địa chất có độ phức tạp khác nhau Nhiều tình huống kỹ thuật đặt ra phải xử lý khó do phụ thuộc điều kiện địa hình, địa
chất phải có thời gian có sự tham gia nhiều nhiều nhà khoa học, cơ quan để tìm
giải pháp khắc phục Vì vậy, kinh phí phát sinh khi thực hiện dự án không lường trước được Điều đó đặt ra trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước ngay từ bước lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư cần phải tiến hành một cách nghiêm túc, quản lý chặt chẽ, khoa học, trách nhiệm cao nh�m nâng cao hiệu quả của quá trình đầu tư xây dựng và cần phải thực
hiện đồng bộ các biện pháp quản ý rủi ro từ việc nhận diện rủi ro đầu tư xây dựng, đánh giá mức độ rủi ro và xây dựng các phương án để giảm thiểu rủi ro cho đầu tư xây dựng
1.1.3 Vai trò c a đ u tư xây dựng cơ s hạ t ng giao thông đường bộ đối với phát tri n kinh t xã hội
Vai trò thứ nhất, sự hoàn thiện của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là điều kiện cơ bản đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước Khi cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ được hoàn thiện đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho các luồng vận tải hàng hóa được lưu thông thuận lợi, nhanh chóng, qua đó thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng kinh tế, góp phần tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo CNH-HĐH và phân bố các nguồn lực sản xuất, thu hút các nhà đầu tư và hình thành lên những ngành kinh tế mới Sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của địa phương vì thế sẽ diễn ra Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ phát triển sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, kích thích tăng trưởng kinh tế, cải thiện thu nhập và mức sống của người dân, phân bố lại dân
cư trong khu vực Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đồng
bộ, hiện đại sẽ góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), kéo theo rất nhiều thuận lợi, đặc biệt là lợi ích kinh tế: thành phố tăng thu