Trang 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾLUẬN VĂN THẠC SĨPHẠM MINH PHỤNGNÂNG CAO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM TỈNH ĐỒNG THÁPTp.. Tên luận văn: Nâ
Trang 1NÂNG CAO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM
TỈNH ĐỒNG THÁP
Tp Hồ Chí Minh, tháng 4/2023
SKC008289
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Trang 10LÝ LỊCH KHOA HỌC
I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Phạm Minh Phụng Giới tính: Nam
Sinh ngày: 29/10/1976 Nơi sinh: Hồng Ngự - Đồng Tháp
Quê quán: xã Phú Thành A – huyện Tam Nông - Đồng Tháp Dân tộc: Kinh Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu: Chúc vụ: Phó Trưởng Phòng kiêm Giám đốc; Đơn vị công tác: Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền Thanh huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Khóm 5 – Thị trấn Tràm Chim – Huyện Tam Nông - Đồng Tháp
Nơi cấp CCCD: Cục quản lý hành chính về trật tự xã hội
Điện thoại: Cơ quan 02773.507.965 Di động: 0909.055.965
Địa chỉ email: phungpvhtndt@gmail.com
II QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1.Đại học:
- Hệ đào tạo: Vừa làm vừa học Thời gian đào tạo: 09/2010 - 11/2014
- Nơi học: Học Viện Hành chính Quốc Gia
Người hướng dẫn: TS NGUYỄN PHAN ANH HUY
3 Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): Chứng chỉ ngoại ngữ
tiếng Anh, bậc 3
Ảnh 3 x 4cm
Trang 11III QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
Thường vụ Huyện đoàn - Chủ tịch Hội đồng đội
9/2009
Huyện đoàn – Hội đồng đội huyện, Nhà Văn hóa thiếu nhi huyện Tam Nông, Đồng Tháp
Phó Bí thư Huyện đoàn– Chủ tịch Hội đồng đội huyện, kiêm Giám đốc Nhà Văn hóa thiếu nhi huyện
9/2011
Đảng ủy – UBND xã Tân Công Sính , Tam Nông, Đồng Tháp
Ủy viên Ban Chấp hành,
Ủy viên thường vụ Đảng
Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã
4/2018 đến nay
Phòng VH&TT, Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thanh huyện Tam Nông, Đồng Tháp
Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin – kiêm Giám đốc Trung tâm VH –
TT & TT
Trang 12LỜI CAM ĐOAN
Tôi xác nhận rằng luận văn "Nâng cao quản lý nhà nước về du lịch tại vườn quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp" là một dự án nghiên cứu mà tôi đã thực hiện, với sự hướng dẫn của TS Nguyễn Phan Anh Huy
Các thông tin, dữ liệu và khảo sát trong đề tài này đã được thu thập và sử dụng một cách khách quan và thể hiện đúng tình hình thực tế Các kết quả nghiên cứu được trình bày không sao chép từ bất kỳ luận văn nào khác và chưa được công bố trong bất
kỳ tài liệu nghiên cứu trước đây Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, dựa trên tình hình thực tế về nhu cầu dịch vụ du lịch tại huyện Tam Nông
Trang 13LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu, được thực hiện dựa trên kinh nghiệm từ công tác thực tế cùng sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Tiến sĩ Nguyễn Phan Anh Huy, người
đã đồng hành và hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các giáo viên trong khóa học, đặc biệt là các thầy cô từ Khoa Kinh tế, Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng các hướng dẫn viên, nhân viên từ các công ty du lịch và các chủ homestay trong huyện Tam Nông, khu du lịch Tràm Chim Sự hỗ trợ và giúp đỡ của họ đã đóng góp quan trọng trong quá trình học tập và nghiên cứu của tôi
Mặc dù tôi đã nỗ lực hết sức, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý Thầy, quý Cô và Hội đồng nghiên cứu Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Tháp, tháng 08 năm 2023
Trang 14Tóm Tắt
Với đề tài “Nâng cao Quản lý Nhà nước về du lịch tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp” trên cơ sở phân tích, làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về
du lịch của vườn quốc gia Tràm Chim tại khu du lịch Tràm Chim giai đoạn năm 2018
- 2022 nhằm tìm ra được hạn chế và nguyên nhân và có cơ sở lý luận rõ ràng về công tác quản lý nhà nước về du lịch tại VQG Tràm Chim Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khu du lịch Tràm Chim
Tác giả kết hợp phương pháp nghiên cứu đề tài theo số liệu thứ cấp là các báo cáo, sách, báo, các luận văn, luận án liên quan và nguồn số liệu sơ cấp, được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu Đồng thời, kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính, được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu; dữ liệu được tổng hợp, phân tích, khám phá nhiều nội dung đặt ra của đề tài nghiên cứu nhằm xác định được những nhân tố tác động tới chất lượng dịch vụ tại khu du lịch Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm nâng cao quản lý nhà nước về du lịch tại vườn quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp và bảo tồn tại VQG Tràm Chim Định hướng phát triển kinh
tế và xã hội ở địa phương trong thời gian tới
The author combines the topic research method according to secondary data which are reports, books, newspapers, related theses, theses and primary data sources, collected by in-depth interview method At the same time, combining qualitative
Trang 15research methods, conducted by in-depth interview method; The data was synthesized, analyzed, and explored many contents of the research topic in order to determine the factors affecting service quality at Tram Chim tourist area, Tam Nong district, Dong Thap province On that basis, the author has proposed solutions suitable
to the actual situation to improve the state management of tourism in Tram Chim National Park, Dong Thap province and conservation in Tram Chim National Park Orientation for local economic and social development in the coming time
Trang 16Mục Lục
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Các công trình nghiên cứu có liên quan 3
2.1 Nghiên cứu nước ngoài 3
2.2 Nghiên cứu trong nước 5
3 Mục tiêu nghiên cứu 6
3.1 Mục tiêu chung 6
3.2 Mục tiêu cụ thể 6
4 Đối tượng nghiên cứu 7
5 Phạm vi nghiên cứu 7
6 Phương pháp nghiên cứu 7
7 Đóng góp của luận văn 7
8 Kết cấu của luận văn 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 9
1.1 Cơ sở lý luận về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch 9
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến du lịch 9
1.1.1.1 Khái niệm về du lịch 9
1.1.1.2 Các loại hình du lịch đặc trưng 10
1.1.2 Vai trò và đặc điểm của du lịch trong phát triển nền kinh tế 12
1.1.2.1 Những đặc điểm du lịch 12
1.1.2.2 Vai trò của du lịch trong nền kinh tế phát triển 13
1.2 Các khái niệm của quản lý nhà nước về du lịch 16
1.2.1 Một số khái niệm của quản lý nhà nước về du lịch 16
1.2.2 Nội dung của quản lý nhà nước về du lịch 17
1.2.2.1 Chính sách phát triển du lịch đặc thù và các văn bản pháp luật có liên quan 17
1.2.2.2 Xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để du lịch địa phương phát triển 19
1.2.2.3 Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch 19
Trang 171.2.2.4 Thực hiện liên kết, hợp tác quốc tế, hoạt động xúc tiến du lịch
trong ngoài nước 21
1.2.3 Các yếu tố tác động đến công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch 22
1.2.3.1 Các yếu tố về điều kiện tài nguyên thiên nhiên của du lịch 23
1.2.3.2 Các yếu tố về phát triến kinh tế và xã hội 23
1.2.3.3 Các yếu tố về sự phát triển của du lịch 23
1.2.3.4 Các yếu tố của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch 24
1.3 Bài học thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch của địa phương 24
1.3.1 Bài học thực tiễn của tỉnh Ninh Bình 24
1.3.2 Bài học thực tiễn của tỉnh Hòa Bình 25
1.3.3 Bài học thực tiễn tại huyện Tam Nông 26
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM, HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP 37
2.1 Điều kiện tự nhiên, KTXH và những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch của huyện Tam Nông 37
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tam Nông 37
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 37
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 37
2.1.2 Tài nguyên du lịch 39
2.1.3 Hiện trạng hạ tầng và giao thông phục vụ du lịch 42
2.1.3.1 Giao thông tại huyện Tam Nông 42
2.1.3.2 Hạ tầng thiết chế văn hóa, thể dục thể thao 43
2.2 Thực trạng về phát triển du lịch tại huyện Tam Nông và Vườn Quốc Gia Tràm Chim 43
2.2.1 Thực trang về phát triểu du lịch ở huyện Tam Nông 43
2.2.1.1 Thị trường khách du lịch và Khách du lịch 43
2.2.1.2 Nguồn thu từ khách du lịch và GRDP du lịch 44
2.2.1.3 Hiện trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho ngành du lịch 45
Trang 182.3 Tình hình quản lý du lịch bởi các cơ quan nhà nước tại vườn quốc gia
Tràm Chim, huyện Tam Nông 47
2.3.1 Triển khai chính sách pháp luật và ban hành các văn bản về quy phạm pháp luật, liên quan đến quản lý phát triển du lịch tại huyện Tam Nông 47
2.3.1.1 Công tác triển khai chính sách pháp luật và ban hành các văn bản về quy phạm pháp luật, liên quan đến quản lý phát triển du lịch tại địa phương 47
2.3.1.2 Công tác thông tin, truyền đạt pháp luật liên quan đến việc bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và du lịch tại Vườn Quốc gia Tràm Chim 48
2.3.1.3 Kết quả khảo sát về công tác tổ chức thực hiện các CSPL và ban hành các văn bản VPPL, chính sách phát triển du lịch tại địa phương 50
2.3.3 Việc quản lý, chăm sóc và bảo tồn Vườn quốc gia Tràm Chim trong lĩnh vực du lịch được tổ chức và phối hợp bởi bộ máy quản lý ngành du lịch cùng với sự tham gia của các cơ quan, ban ngành liên quan 53
2.3.3.1 Đội ngũ cán bộ, chuyên viên, cấp quản lý nhà nước về du lịch 53
2.3.3.2 Sự phối hợp quản lý và phát triển, tài nguyên du lịch tại Vườn quốc gia Tràm Chim của các cơ quan và ban ngành tỉnh Đồng Tháp 55
2.3.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển và áp dụng các công nghệ tiên tiến và khoa học thông tin trong ngành du lịch 56
2.3.4.1 Hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại huyện Tam Nông 56
2.3.4.2 Kết quả khảo sát về hiện trạng công tác phát triển chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại huyện Tam Nông 57
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM, HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP 62
3.1 Định hướng 62
3.2 Các kiến nghị 65
3.1.1 Cấp tỉnh 65
3.1.2 Cấp huyện 67
Trang 193.2 Giải Pháp 68 KẾT LUẬN 71
Trang 20SKH&ĐT Sở Kế hoạch và Đầu tư
SVHTT&DL Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
VHTTDL Văn hóa thông tin du lịch
Trang 21DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng thống kê lượng khách du lịch trong và ngoài nước, doanh thu từ du lịch năm 2018 đến 6 tháng đầu năm 2022 23 Bảng 2.1: Thống kê hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn huyện Tam Nông năm
2019 35 Bảng 2.2: Hiện trạng khách du lịch đến Tam Nông giai đoạn 2018-2022 37 Bảng 2.3: Hạ tầng cơ sở dịch vụ, lưu trú du lịch trên địa bàn huyện Tam Nông giai đoạn 2018 – 2022 39 Bảng 2.4: Kết quả khảo sát, phỏng vấn sâu chuyên gia, cán bộ QLNN về du lịch (CB)
và doanh nghiệp du lịch (DN) về công tác tổ chức thực hiện các CSPL và ban hành các văn bản QPPL, chính sách phát triển du lịch tại địa phương 43 Bảng 2.5 Nguồn kinh phí dành cho việc lập quy hoạch và xây dựng hạ tầng cơ sở du lịch tại huyện Tam Nông trong giai đoạn 2018 – 2022 48 Bảng 2.6 Nguồn nhân lực trong ngành du lịch của huyện Tam Nông 50 Bảng 2.7 Thực trạng phát triển hoàn thiện nguồn nhân lực phục vụ du lịch ở huyện Tam Nông trong giai đoạn 2018-2022 51 Bảng 2.8: Kết quả khảo sát điều tra cán bộ du lịch và cấp quản lý du lịch ở doanh nghiệp tại Vườn quốc gia Tràm Chim 52
Trang 22MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Du lịch là một cây cầu và đại diện cho sự hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia Đồng thời, nó là một ngành dịch vụ quan trọng, tăng trưởng kinh tế và liên quan chặt chẽ đến việc bảo tồn văn hóa, di sản và môi trường Ngành du lịch luôn được coi là một trong những lĩnh vực kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ nhanh chóng và thu hút sự tham gia của nhiều quốc gia vì lợi ích to lớn mà nó mang lại về mặt kinh tế - xã hội Trên thực tế, du lịch đã trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, góp phần ngày càng lớn vào GDP của các quốc gia, trong bối cảnh việc kết nối phương tiện vận chuyển và hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng
Ở Việt Nam, ngành dịch vụ du lịch có tiềm năng lớn nhờ vào nguồn tài nguyên danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp của đất nước Đây được coi là ngành dịch vụ phát triển trọng điểm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Du lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí mà còn góp phần nâng cao hiểu biết và giao lưu văn hóa giữa các tộc người, dân tộc và quốc gia khác nhau Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm phong phú đời sống tinh thần và hỗ trợ sự phát triển đa mặt của xã hội
Ngành du lịch không chỉ mang lại những lợi ích kinh tế mà còn có tầm quan trọng to lớn trong việc gìn giữ và thúc đẩy phát triển văn hóa, di tích, di sản và môi trường Qua việc khám phá các địa điểm du lịch, du khách có cơ hội tiếp cận với những giá trị văn hóa độc đáo, truyền thống và tư duy mới Họ có thể trải nghiệm và tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, từ đó góp phần thúc đẩy sự tôn trọng và đa dạng hóa văn hóa
Ngoài ra, ngành du lịch còn đóng vai trò rất quan trọng Nó tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của một quốc gia Ngành công nghiệp liên quan như vận tải, nhà hàng, khách sạn và dịch vụ
du lịch, logictist và nhiều lĩnh vực kinh tế khác cũng được du lịch tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực, thúc đẩy phát triển tỉ lệ thuận với nhau
Tuy nhiên, để du lịch phát triển bền vững, cần có sự quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và di tích, di sản văn hóa Để phát triển du lịch cần có trách nhiệm đảm bảo sự cân bằng giữa việc khai thác các tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường Để
Trang 23giữ gìn, bảo tồn cho thế hệ sau cũng có cơ hội trải nghiệm và khám phá những địa điểm du lịch tuyệt đẹp
Ngành du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giữ những vai trò quan trọng trong bảo tồn và thúc đẩy phát triển văn hóa, di sản và môi trường Đóng góp của ngành du lịch không chỉ giới hạn ở mức độ quốc gia mà còn có tầm ảnh hưởng toàn cầu, góp phần xây dựng một thế giới đa dạng văn hóa và bền vững
Điều này không chỉ giúp tạo ra các động lực kinh tế, mà còn giúp cho cải thiện đời sống, tinh thần, vật chất và tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Bên cạnh đó, việc thúc đẩy du lịch phát triển còn góp phần phát huy các giá trị văn hóa và bảo tồn các di sản, nét văn hóa đặc sắc và tham gia bảo vệ tốt môi trường sinh thái Điều này góp phần khẳng định rằng các thế hệ mai sau sẽ có cuộc sống hoàn thiện và tốt đẹp hơn
Để đảm bảo tính bền vững của phát triển kinh tế và môi trường ở vườn quốc gia Tràm Chim, đã đến lúc phải nghiêm túc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường từ các Dự án liên quan tới môi trường Việc quy hoạch cũng như đánh giá tác động môi trường nhất thiết phải có sự tham gia của các chuyên gia về đa dạng sinh học cũng như các nhà khoa học lâm nghiệp, phải phân loại đúng tính chất, đặc thù của từng loại hình rừng, đặc biệt là nắm rõ các quy định pháp luật về khu bảo tồn, vườn quốc gia, rừng đặc dụng… để thực hiện cho đúng, cho chuẩn xác Cần có chính sách hợp lý, có sự thay đổi liên tục để phù hợp với thực tiễn quản lý Nhưng nhất thiết phải xiết chặt lại quy định chế tài về xử lý sai phạm trong đó có cả chế tài xử lý nghiêm minh với những người thực thi pháp luật mà còn vi phạm
Vài năm trở lại đây, hiện trạng vi phạm các quy định về bảo tồn, môi trường của vườn quốc gia Tràm Chim gia tăng… Có thể lý giải hiện tượng này do giá trị kinh tế của rừng đang được nhận thức gia tăng, sức ép phát triển kinh tế dẫn tới chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và khai thác tối đa rừng Thêm nữa, chồng chéo trong quản lý dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc” nên thực trạng vi phạm càng ngày càng nghiêm trọng Do đó, đã đến lúc phải quy về một mối quản lý tổng thể cũng như đưa ra các quy định phân cấp quản lý rõ ràng, chi tiết
Trang 24Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, cần áp dụng các biện pháp và đề xuất thích hợp cho vườn quốc gia Tràm Chim và du lịch huyện Tam Nông nhằm bảo tồn và bảo vệ hiệu quả hệ sinh thái đặc biệt tại địa phương này Việc này
có ý nghĩa vô cùng quan trọng và được coi là mục tiêu cấp bách Với sự cần thiết như vậy, tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài nghiên cứu "Nâng cao quản lý nhà nước về
du lịch tại vườn quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình
2 Các công trình nghiên cứu có liên quan
2.1 Nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của tác giả WorldFish .Center .(2003) trong cuốn sách “Những triển
vọng và vấn đề liên quan đến quản lý vùng ngập mặn ở Việt Nam” (“Wetlands .Management .in .Vietnam .Issues .and Perspectives”), đã .nghiên .cứu và phân tích rất rõ những thế mạnh, lợi thế nhằm phát triển “du lịch sinh thái” thông qua phân tích và tổng hợp và những nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người, văn hóa… của vùng ĐBSCL
Tác giả Anucha Leksakundilok, Đại học Sydney và Trung tâm tài nguyên .Mekong .Úc .(2004) trong nghiên cứu đề tài “Tài liệu làm việc số 10: Du lịch sinh thái
và Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở khu vực sông Mê Kong” (“Working . paper . Number . 10 . Ecotourism . and . Community . based . Ecotourism . in . the . Mekong . region”), đã
phân tích và đánh giá về sự hợp tác (bao gồm cơ quan hợp tác, chương trình hợp tác hợp tác du lịch), tình hình du lịch nói chung và tình hình du lịch sinh thái thực tế ở khu vực sông Mê Kong Từ đó tác giả đã chỉ ra những điểm yếu cũng như đề cập đến một số điểm mạnh có thể trở thành tiềm năng để phát .triển .du lịch sinh thái tại vùng .ĐBSCL Tác giả đã đề xuất các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển du lịch của vùng bao gồm: trao quyền cho cộng đồng trong việc kiểm soát tài nguyên và dịch vụ của
họ sẽ giúp họ phát triển kiến thức và kỹ năng quản lý, xem xét lại các cách cải thiện quá trình thúc đẩy ET hoặc CBET và quan tâm nhiều hơn đến các tác động có thể xảy
ra không chỉ đối với môi trường, mà còn trên cơ cấu xã hội và văn hóa của cộng đồng
Trang 25địa phương, đặc biệt là dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa và Cần xem xét tất cả các khía cạnh ảnh hưởng đến sự phát triển, bao gồm cả việc quản lý các vấn đề đạo đức
Trong nghiên cứu của tổ chức IUCN (2008) về “Bài học kinh nghiệm trong
nghiên cứu và tiếp cận hệ thống sinh thái” (“The Ecosystem Approach – Learning from experience”) về thực tế vườn quốc gia Tràm Chim tại Đồng Tháp trong khoảng
thời gian 5-10 năm Những phát hiện chính bao gồm tầm quan trọng sống còn của việc phân tích đầy đủ các bên liên quan, phân tích thị trường và thúc đẩy sự phát triển của thể chế Sau thời gian nghiên cứu, tổ chức đã từ đó đề xuất những một số phương pháp và cách thức giúp duy trì và bảo vệ sự đa dạng và phong phú của các loài động thực vật cũng như phát triển vườn quốc gia thiên nhiên này
Tác giả Beeton (2006) đã xuất bản cuốn sách “Phát triển cộng đồng thông qua
du lịch (Landlinks)” (“Community Development through Tourism (Landlinks)”)
nhằm nghiên cứu tập trung vào phân tích và khám phá các lý thuyết về kinh doanh
và du lịch thích hợp nhất, phát triển du lịch cộng đồng Tác giả cho rằng phát triển cộng đồng thông qua du lịch kiểm tra sự phát triển của cộng đồng địa phương thông qua sự tích hợp lành mạnh của lập kế hoạch cộng đồng, lập kế hoạch kinh doanh và lập kế hoạch du lịch Nghiên cứu đã nghiên cứu tình huống dựa trên nghiên cứu được
sử dụng để minh họa cách mọi thứ hoạt động trong thế giới thực và cách thức mà các
lý thuyết khác nhau có thể và đã được áp dụng Từ những kiến thức sát với thực tế trong đẩy mạnh khai thác du lịch, tác giả đề xuất quá trình phát triển du lịch cần gắn với cộng đồng địa phương
Tác giả Jamal & Getz (1995) đã viết trong quyển “Lý thuyết hợp tác và lập kế
hoạch du lịch cộng đồng” (“Collaboration Theory and Community Tourism Planning (Annals of Tourism Research)”), nghiên cứu này áp dụng các cấu trúc lý thuyết của
sự hợp tác cho các điểm đến du lịch và cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự hợp tác giữa các tổ chức cho một lĩnh vực du lịch cụ thể, lập kế hoạch và phát triển các điểm đến
du lịch dựa vào cộng đồng địa phương thông qua khảo sát thực tế Những thách thức
và điểm cần lưu ý trong quy hoạch và phát triển các điểm đến du lịch địa phương cũng được tác giả phân tích thực tế Từ đó tác giả rút ra kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến việc hợp tác,áp dụng lý thuyết hợp tác vào việc lập kế hoạch và phát triển
Trang 26các điểm đến du lịch là nhận thức của người dân, sự phát triển của du lịch tại địa phương đó và tính bền vững của các điểm du lịch
Tác giả Ellis (2011) trong Luận án tiến sỹ của trường đại học Edith Cowan, Australia, “Du lịch cộng đồng ở Campuchia: khám phá vai trò của cộng đồng để thực
hiện thành công ở các nước kém phát triển nhất” (“Community based Tourism in Cambodia: Exploring the Role of Community for Successful Implementation in Least Developed Countries”) đã đưa ra mô hình phát triển du lịch cộng đồng dựa trên việc
phân tích các yếu tố tác động đến du lịch cộng đồng Hai nhóm nhân tố được tác giả đưa ra phân tích là nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngoài Một kết luận
mà tác giả đưa ra là các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài sẽ tác động đến lý thuyết còn yếu tố bên trong ảnh hưởng đến việc thực hành Đây là thách thức lớn kiềm chế sự phát triển du lịch địa phương Việc đưa ra mô hình để khắc phục những thách thức là điều vô cùng quan trọng để du lịch cộng đồng có thể được đẩy mạnh phát triển
2.2 Nghiên cứu trong nước
Tác giả Trần Xuân Mai (2019), trong Luận án Tiến sĩ “Quản lý nhà nước về
du tại Đồng Bằng Sông Cửu Long” Cho ta thấy trong quá trình phát triển ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung Sẽ có nhiều vấn đề bất cập phát sinh và cần giải quyết Việc giải quyết, khắc phục những mâu thuẫn, bất cập nội tại sẽ là động lực của cả quá trình phát triển vượt bậc Ngành du lịch muốn được phát triển bền vững cần rất nhiều yếu tố, đó là sự quyết tâm và chỉ đạo sát sao của các cấp chính từ Trung ương đến địa phương; sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ của các Bộ, Ngành
có liên quan; sự quan tâm lãnh chỉ đạo, hướng dẫn một cách sâu sắc, cụ thể Cần có
sự năng động, chủ động, mạnh dạn; sự thấu hiểu và đồng cảm, sự ủng hộ của người dân; sự quan tâm của cơ quan thông tin truyền thông, cơ quan ban ngành quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch dành cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, các tổ chức đầu
tư vào du lịch của địa phương
Tác giả Nguyễn Tấn Vinh (2007), trong Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” Tác giả cho thấy tầm quan trọng
Trang 27của quản lý nhà nước về du lịch rất rõ qua việc định hướng ra được những đề an, kế hoạch thúc đẩy du lịch phát triển, Cải thiện ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thúc đẩy cho công tác quản lý du lịch từ trung ương đến địa Quan tâm đổi mới, năng cấp, hoàn thiện các công trình phục vụ du lịch
Tác giả Ngô Hiệp Phước (2018), “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế” Luận án Tiến sĩ Đã phân tích Du lịch giữ vai trò quan trọng trong phát triển bền vững và bao trùm Phát triển các hoạt động
du lịch không chỉ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập dân cư, góp phần tăng trưởng kinh
tế, mà còn góp phần quan trọng vào việc đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm dịch vụ Đã đưa ra các nhóm giải pháp Các nhóm giải pháp đó là: Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ; nâng cao năng lực hoạch định và hiệu lực của chiến lược, đề án phát triển hoạt động du lịch; hoàn thiện xây dựng; động viên, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh
du lịch; tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch; hiện đại hóa QLNN về du lịch
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Phân tích chi tiết và đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước về du lịch của vườn quốc gia Tràm Chim tại khu du lịch Tràm Chim thời gian qua, chỉ ra được những nguyên nhân và các hạn chế, để đưa ra được những giải pháp khắc phục cải thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch và công tác bảo tồn được tốt hơn trong thời gian tới ở vườn quốc gia Tràm Chim
3.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích, làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về du lịch của vườn quốc gia Tràm Chim tại khu du lịch Tràm Chim giai đoạn năm 2018-2022 nhằm tìm ra được hạn chế và nguyên nhân và có cơ sở lý luận rõ ràng về công tác quản lý nhà nước về
du lịch tại VQG Tràm Chim Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khu du lịch Tràm Chim
Trang 28Đề ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm nâng cao quản lý nhà nước về du lịch tại vườn quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp và bảo tồn tại VQG Tràm Chim Định hướng phát triển kinh tế và xã hội ở địa phương trong thời gian tới
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước về du lịch tại vườn quốc gia Tràm Chim
5 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: thực hiện tại vườn quốc gia Tràm Chim
Phạm vi thời gian: Số liệu được thu thập trong thời gian từ 2018 - 2022
6 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, dựa vào các phương pháp sau:
- Nguồn số liệu:
+ Số liệu thứ cấp là các báo cáo, sách, báo, các luận văn, luận án liên quan + Số liệu sơ cấp, được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu: Là phương pháp nghiên cứu định
tính, được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu
Dữ liệu được tổng hợp, phân tích, khám phá nhiều nội dung đặt ra của đề tài nghiên cứu
7 Đóng góp của luận văn
Việc quản lý nhà nước về du lịch sẽ giúp hệ thống quản lý khu du lịch Tràm Chim nhận ra mặt mạnh để phát huy, những hạn chế để khắc phục, bên cạnh đó là một số kiến nghị mong rằng hữu ích cho VQG Tràm Chim trong vấn đề tiếp quản lý, bảo tồn và quảng bá thương hiệu khu du lịch Tràm Chim
Tính mới của đề tài là về quy mô khá rộng lớn khi tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu, là một lĩnh vực mới trong vài năm gần đây áp dụng trong lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch, cùng với đó là việc chưa có đề tài nào nghiên cứu tại du lịch Tràm Chim
Trang 29- Về mặt lý luận
Nghiên cứu này góp phần bổ sung lý luận cho những nghiên cứu về việc quản
lý nhà nước về du lịch tại vườn quốc gia, đặc biệt là khu du lịch Tràm Chim trực thuộc khu bảo tồn vườn quốc gia Tràm Chim
- Về mặt thực tiễn
+ Nghiên cứu này góp phần làm rõ thực trạng về vị trí, tiềm năng phát triển và
nguồn lực du lịch, công tác cải tạo bảo tồn của KDL Tràm Chim
+ Nghiên cứu này góp phần làm rõ thực trạng về vị trí, chức năng, bảo tồn và
nguồn lực quản lý bảo tồn, phát triển du lịch của VQG Tràm Chim
+ Kết quả nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh, các công ty du lịch muốn nghiên cứu về những vấn đề có liên quan Ngoài ra, nghiên cứu này cũng có thể là tài liệu tham khảo khi các Sở, ban ngành quản lý du lịch khi hoạch định được các chính sách phát triển các dịch vụ, sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
8 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận, thực tiễn về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch
Chương 2 Thực trạng về công tác quản lý nhà nước về du lịch tại vườn quốc gia
Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Chương 3 Định hướng, giải pháp để xây dựng mô hình quản lý nhà nước về du lịch
tại vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Trang 30CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 1.1 Cơ sở lý luận về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến du lịch
Cho đến nay, du lịch đã trở thành một lĩnh vực rất quan trọng trên toàn thế giới Nhưng do điều kiện, đặc điểm xã hội không giống nhau nên được hiểu theo những cách khác nhau Được hiểu theo nghĩa đồng nhất, “Du lịch” được hiểu là việc
đi lại, di chuyển của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của họ trong khoảng thời gian nhất định đến một nơi nào đó để vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh Dưới đây, chỉ đề cập một số định nghĩa thông dụng:
Hội nghị Liên Hiệp Quốc (1963) tại thành phố Roma, Italia đã định nghĩa du lịch như sau: "Theo hội nghị, du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế phát sinh từ việc cá nhân hoặc nhóm người thực hiện các chuyến hành trình và lưu trú ở nơi khác so với nơi cư trú thường xuyên hoặc quốc gia của họ, với mục đích thúc đẩy hoà bình Nơi họ đến lưu trú không được coi là môi trường làm việc của họ" (Hội nghị Liên Hiệp Quốc, 1963)
Với các khái niệm và cách tiếp cận như vậy, định nghĩa về du lịch hiện nay bao gồm hai thành phần chính:
Trang 31➢ Du lịch được xem như là nhu cầu của xã hội, thể hiện qua sự di chuyển của một cá nhân hoặc một tổ chức từ nơi cư trú đến nơi lưu trú tạm thời khác trong thời gian rảnh rỗi, với mục đích nâng cao sự hiểu biết các giá trị văn hóa, kinh tế và dịch
vụ có sẵn,khám phá và trải nghiệm các tài nguyên thiên nhiên, trò chơi tại địa điểm
đó
➢ Du lịch là một ngành hoặc loại hình kinh doanh dịch vụ, đáp ứng thông tin
và yêu cầu của khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ du lịch
Chỉ khi hiểu đúng đắn khái niệm du lịch, chúng ta mới có thể nhận thức rằng
sự phát triển của du lịch là sự chung tay, trách nhiệm chung của cả xã hội, không chỉ riêng của nhà nước hay các tổ chức quản lý du lịch
1.1.1.2 Các loại hình du lịch đặc trưng
Hoạt động du lịch có rất nhiều loại hình và hình thức khác nhau tùy theo nhu cầu của từng cá nhân, tổ chức, đặc điểm tài nguyên du lịch, vị trí địa lý, khí hậu mà
có các cách nhìn khác nhau để có thể sếp loại hình du lịch gồm:
❖ Loại hình du lịch Quốc tế: là du khách di chuyển từ nơi đang sống ra ngoài
lãnh thổ quốc gia thì gọi là du lịch quốc tế
❖ Loại hình du lịch nội địa: là du khách di chuyển từ nơi này đến nơi khác
cùng trong lãnh thổ quốc gia
❖ Loại hình du lịch Lễ hội: Là một hoạt động văn hóa mang tính chất đặc
trưng của từng địa phương Đáp ứng các nhu cầu của du khách về đời sống, tinh thần
và tín ngưỡng Mang lại sự hưởng thụ văn hóa và cung cấp thông tin hiểu biết về truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của mỗi vùng, miền, mỗi quốc gia đem giúp cho du khách trải nghiệm, tận hưởng cuộc sống và thư giãn tinh thần
❖ Loại hình du lịch Văn hóa: Là nhu cầu tìm hiểu thông tin và kiến thức của
du khách về những thông tin lịch sử, văn hóa, kiến trúc, và phong tục tập quán của địa điểm du lịch
❖ Loại hình du lịch giải trí: Là loại hình du lịch không thể thiếu Đối với du
khách, việc tham quan các địa điểm du lịch cũng bao gồm thời gian để nghỉ dưỡng
Trang 32và phục hồi sức khỏe Vì vậy, loại hình du lịch giải trí cần có các khu vui chơi, nơi nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, đa dạng dịch vụ giải trí
❖ Loại hình du lịch tham quan: Loại hình này cung cấp nhiều thông tin về thế
giới quan, văn hóa, lịch sử, kiến trúc, cơ sở sản xuất, các địa điểm khảo nghiệm, làng nghề truyền thống … đến du khách
❖ Loại hình du lịch trải nghiệm: Là loại hình giúp du khách trải nghiệm, khám
phá và du lịch mạo hiểm, vận động để thách thức giới hạn của bản thân, rèn luyện thể chất ưa mạo hiểm, thích tìm tồi thông tin mới
Tuy nhiên, loại hình du lịch tuy đa dạng nhưng đều có chung những tác động
ít hay nhiều đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và cộng đồng dân cư Vì vậy, muốn du lịch phát triển thì ta phải được thực hiện nhiều giải pháp, trách nhiệm với môi trường và cộng đồng dân cư để du lịch có thể phát triển bền vững Để được như vậy cần phải có sự hợp tác giữa các đơn vị quản lý du lịch, các doanh nghiệp du lịch
và cộng đồng dân cư địa phương
Ví dụ, việc giảm thiểu các hoạt động ảnh hưởng xấu của du lịch lên môi trường
có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng các công nghệ xanh, tái sử dụng tài nguyên và giảm lượng rác thải sinh ra trong quá trình du lịch Hơn nữa, để thúc đẩy
sự phát triển du lịch bền vững, cần kết hợp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử và các địa điểm khảo cổ nhằm giúp du khách hiểu rõ hơn về văn hóa địa phương mà họ đến thăm
Nhìn chung, để du lịch phát triển chúng ta cần thực hiện một cách có ý thức, trách nhiệm cao với thiên nhiên môi trường và cộng đồng địa phương Cần có sự đánh giá chính xác của từng loại hình du lịch khác nhau tác động lên môi trường và cộng đồng dân cư địa phương khác nhau Đánh giá chính xác cho chung ta cách thực hiện hợp lý và có trách nhiệm với xã hội
Trang 331.1.2 Vai trò và đặc điểm của du lịch trong phát triển nền kinh tế
Những đặc điểm quan trọng của du lịch là tạo ra cơ hội giải trí và thư giãn cho
du khách Nó mang lại những trải nghiệm đáng nhớ và thoát khỏi cuộc sống hàng ngày, với các hoạt động như thể thao, mua sắm, ẩm thực và giải trí văn hóa
Du lịch cũng tạo ra cơ hội giao lưu văn hóa, nơi du khách có thể tương tác và học hỏi về phong tục, truyền thống và lối sống của người dân địa phương Điều này đóng góp vào sự đa dạng và hiểu biết văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc
Với vai trò kinh tế, du lịch đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, tạo thu nhập, việc làm và thu hút đầu tư cho các điểm đến du lịch Ngoài ra, du lịch cần được quản lý một cách bền vững để bảo vệ tài nguyên tự nhiên, văn hóa và di sản của các điểm đến, đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch trong tương lai
Du lịch cũng mang lại những tác động xã hội, từ việc tạo ra cơ hội giáo dục, giao lưu văn hóa cho đến việc tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường Đồng thời, nó còn thúc đẩy sự phát triển cộng đồng và cải thiện điều kiện sống cho các địa phương liên quan đến ngành du lịch
Ngoài ra, du lịch còn là một ngành dịch vụ mang tính thời vụ, tùy vào mùa vụ
du lịch, nhu cầu du lịch sẽ thay đổi Vì vậy, các địa phương cần có kế hoạch quản lý
du lịch đúng đắn để tối ưu hóa lợi ích của tài nguyên du lịch của mình
Trang 341.1.2.2 Vai trò của du lịch trong nền kinh tế phát triển
Vai trò của ngành du lịch giữ vị trí rất đặc biệt và quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội Trên hành trình không ngừng phát triển của xã hội, du lịch đã trở thành một lĩnh vực kinh tế, một dịch vụ không thể thiếu và có vị trí quan trọng Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc gia được đánh giá từ các khía cạnh sau đây:
Du lịch đóng góp rất lớn vào nguồn thu ngân sách: Ngành du lịch trên thế giới
đã tạo ra khoảng 238 triệu việc làm, chiếm 8,7% tổng số việc làm trên thế giới, và dự kiến số lượng việc làm trong ngành du lịch sẽ tăng lên 296 triệu vào năm 2018 Điều này có thể giúp giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp, tăng cơ hội cho người dân địa phương trang bị kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho việc làm trong ngành du lịch
Du lịch giúp thúc đấy đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông phát triển :
Các dạng du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt
là cơ sở vận tải và lưu trú Để phục vụ du khách, địa phương cần đầu tư và nâng cấp
cơ sở hạ tầng giao thông như đường bộ, đường sắt, sân bay và cảng biển Ngoài ra, cần xây dựng và nâng cấp các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, giải trí, để đáp ứng nhu cầu của du khách Việc đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng này sẽ cải thiện điều kiện sống của cộng đồng địa phương, nâng cao chất lượng và thu hút thêm du khách đến tham quan Loại hình du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở vận tải và lưu trú Để phục vụ khách du lịch, địa phương cần đầu tư và nâng cấp hạ tầng giao thông như đường bộ, đường sắt, sân bay
và cảng biển Thêm vào đó, việc xây dựng và nâng cấp các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, giải trí, cũng là điểm quan trọng để đáp ứng nhu cầu của du khách Qua việc đầu tư
và phát triển hạ tầng này, sẽ cải thiện điều kiện sống của người dân địa phương và thu hút thêm du khách đến tham quan
Du lịch giúp tăng cường văn hóa và giáo dục: Du lịch không chỉ là một hình
thức giải trí mà còn là cơ hội để khám phá và tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, truyền thống của các địa phương Khách du lịch có cơ hội trải nghiệm văn hóa, ẩm thực và phong cảnh địa phương, từ đó giúp tăng cường hiểu biết và cảm nhận về nền văn hóa
đó
Trang 35Năm 2019 theo báo cáo của tổng cục du lịch, du lịch đóng góp trực tiếp của ngành du lịch và lữ hành vào GDP đạt hơn 755 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 18,5% so với năm 2018 Mức tăng này cao hơn so với tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu (2,5%) và cũng cao hơn so với mức tăng trưởng của các ngành như xây dựng, dịch
vụ tài chính, sản xuất và bán buôn bán lẻ Nó chỉ thấp hơn so với mức tăng trưởng của ngành thông tin và truyền thông
Ở Việt Nam, ngành du lịch là một động lực cho nhiều ngành khác nhau trong nền kinh tế quốc dân, chẳng hạn như giao thông vận tải, thể thao, văn hóa - giải trí, xây dựng, ngân hàng, sản xuất hàng tiêu dùng, bưu chính viễn thông và thủ công mỹ nghệ, v.v để phát triển Ngoài ra, ngành du lịch còn góp phần khôi phục nhiều di sản văn hóa, lễ hội, làng nghề, di tích lịch sử… Năm 2019 theo báo cáo của tổng cục du lịch, Việt Nam đã đạt một kỷ lục mới khi lần đầu tiên đón hơn 10 triệu lượt khách quốc tế (+26%), và đây cũng là lần đầu tiên lượng khách quốc tế
Ngoài ra, ngành du lịch còn tạo cơ hội việc làm và tạo thu nhập cho nhiều người, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Theo UNWTO, du lịch chiếm 1/10 việc làm trên toàn thế giới và con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai Điều này đặc biệt quan trọng ở những quốc gia nơi các ngành công nghiệp khác có thể đang gặp khó khăn trong việc cung cấp đủ cơ hội việc làm Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu
ý là ngoài những tác động tích cực thì du lịch cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường, văn hóa và cộng đồng dân cư địa phương Điều cần thiết là phải thực hiện các hoạt động du lịch bền vững để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực này và bảo đảm rằng du lịch đem lại lợi ích cả khách du lịch và cộng đồng dân cư địa phương trong dài hạn Nhìn chung, ngành du lịch có tác động đáng kể về sự phát của kinh tế
và xã hội trên thế giới Do đó, điều quan trọng là phải thúc đẩy và hỗ trợ các hoạt động du lịch bền vững nhằm tối ưu hóa các tác động có ít đồng thời giảm bớt các ảnh hưởng tiêu cực tiếp tục đến các loại hình du lịch bền vững đối với nhiều cách tiếp cận
và chiến lược nhằm cân bằng các mối quan tâm về kinh tế - xã hội, môi trường Những điều này có thể bao gồm quảng bá truyền thống và di sản văn hóa địa phương, hỗ trợ các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư địa phương, giảm thiểu chất thải và tiêu thụ
Trang 36năng lượng, đồng thời bảo vệ môi trường sống tự nhiên và động vật hoang dã Chính phủ, doanh nghiệp và khách du lịch cá nhân đều có vai trò trong việc thúc đẩy các hoạt động du lịch bền vững Chính phủ có thể thiết lập các chính sách và quy định khuyến khích phát triển du lịch bền vững
Các hoạt động du lịch liên quan đến nhiều cách tiếp cận và chiến lược nhằm cân bằng các mối quan tâm về kinh tế - xã hội, môi trường Những điều này có thể bao gồm thúc đẩy truyền thống và di sản địa phương, giúp các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư địa phương, giảm thiểu chất thải và tiêu thụ năng lượng, bảo vệ môi trường, đời sống tự nhiên và động vật hoang dã Chính phủ, doanh nghiệp và khách du lịch
cá nhân đều có vai trò trong việc thúc đẩy các hoạt động du lịch bền vững Chính phủ
có thể thiết lập các chủ trương và quy định khuyến khích thúc đẩy du lịch phát triển bền vững, trong khi các doanh nghiệp có thể áp dụng các hoạt động bền vững và đầu
tư vào hạ tầng cơ sở thân thiện với thiên nhiên Du khác đến du lịch tạo sự khác biệt bằng cách chọn các nhà điều hành du lịch có trách nhiệm, tôn trọng phong tục và văn hóa địa phương, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường Tóm lại, ngành du lịch có nhiều ưu thế mang nhiều lợi ích đáng kể đối với nền kinh tế và cộng đồng trên toàn thế giới Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng những lợi ích này được phân phối công bằng và bền vững Bằng cách thúc đẩy và hỗ trợ các loại hình
du lịch mang tính bền vững, chúng ta có thể tin rằng du lịch tiếp tục mang lại nhiều lợi ích về phát kinh tế và xã hội trong tương lai
Du lịch tạo việc làm Du lịch cũng giữ vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra việc
làm cho người dân Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới năm 2019, ngành du lịch toàn cầu tạo ra khoảng 350 triệu việc làm, chiếm 1/10 tổng số việc làm trên thế giới Ở các nước đang phát triển, du lịch thường xem là ngành có nhiều cơ hội việc làm cho những người lao động chưa có kỹ năng chuyên môn Đặc biệt, trong các khu
du lịch và khách sạn, việc tạo ra các công ăn việc làm cho phụ nữ và trẻ em đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đói giảm nghèo và đảm bảo quyền lợi của đối tượng này
Trang 37Du lịch tạo động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển Ngành du lịch có sức
ảnh hưởng rất lơn đến các ngành kinh tế khác như vận tải, dịch vụ ăn uống, thương mại và nông nghiệp Việc tăng cường du lịch có thể tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương để phát triển và mở rộng dịch vụ của họ, từ đó tạo ra nguồn thu mới và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội
Du lịch tăng cường trao đổi văn hóa và đa dạng hóa kinh tế Du lịch là cầu nối
để các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trao đổi văn hóa, tăng cường sự đa dạng văn hóa và sinh ra một môi trường hòa đồng các quốc gia, dân tộc khác nhau Từ đó, người dân được tiếp cận với những giá trị văn hóa, lối sống, tập quán khác nhau, giúp cho việc trao đổi, học hỏi và giao lưu giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn
Tóm lại, ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế - xã hội rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia Từ việc tạo nguồn thu ngân sách, việc làm, cơ sở hạ tầng, quảng bá văn hóa … đến việc góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội
1.2 Các khái niệm của quản lý nhà nước về du lịch
1.2.1 Một số khái niệm của quản lý nhà nước về du lịch
Công tác quản lý ngành du lịch bởi nhà nước là một phương tiện quan trọng trong việc định hướng hoạt động du lịch trong bối cảnh kinh tế quốc tế đang mở rộng
và hội nhập Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Nhà nước cần áp dụng các cơ chế quản
lý như pháp luật, chủ trương, chính sách, v.v., nhằm tác động đến các đối tượng quản
lý và tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước
Cơ chế quản lý là yếu tố quan trọng để đảm bảo việc phát triển du lịch vừa mang lại hiệu quả vừa chấp hành tốt các quy định, yêu cầu của quy định về kinh tế của nhà nước Điều này đòi hỏi cơ chế quản lý phải đúng theo cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước được phát huy hiệu quả vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta
Ngoài ra, các đối tượng quản lý cần tuân thủ các quy định của pháp luật và chấp hành sự giám sát, kiểm soát của các cơ quan quản lý có thẩm quyền để đảm bảo
Trang 38việc phát triển du lịch được thực hiện dưới sự quản lý chặt chẽ của pháp luật Chỉ khi đảm bảo được các yếu tố trên, du lịch mới phát triển và đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước
Nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong công việc quản lý nhà nước về du lịch Để có thể đạt được mục tiêu này, cần sử dụng một số cơ chế quản lý như kế hoạch, quy hoạch, chính sách, và pháp luật, v.v Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả của công tác quản lý, các công cụ này cần được xây dựng trên cơ sở đầy đủ, toàn diện
và phải bám sát thực tiễn Chúng cũng cần được thống nhất và chuẩn hóa để các đối tượng quản lý có thể dựa vào đó và phát triển các hoạt động của mình một cách hiệu quả
Yếu tố quan trọng trong công tác quản lý du lịch là đảm bảo môi trường đầu
tư kinh doanh ổn định, thông thoáng và tạo điều kiện để phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch một cách bền vững Tuy nhiên, để đạt được điều này, cần phải giữ cho trật tự và phù hợp các lợi ích, quyền lợi các bên liên quan Việc thường xuyên kiểm tra và giám sát các hoạt động, loại hình du lịch là điều rất cần thiết để đảm bảo phát triển du lịch ổn định, bền vững Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về du lịch nếu có
1.2.2 Nội dung của quản lý nhà nước về du lịch
Luật du lịch (2005) Số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Nhà nước Việt Nam đã chỉ ra những nội dung cần làm trong công tác QLNN về du lịch
và trách nhiệm đối với QLNN về du lịch cấp huyện
1.2.2.1 Chính sách phát triển du lịch đặc thù và các văn bản pháp luật
có liên quan
Các chính sách và pháp luật có liên quan đến nền kinh tế và đặc biệt trong hoạt động du lịch, Là nguyện vọng của, chủ trương của Nhà nước quan tâm đối với tất cả các chủ thể, bao gồm cả chính phủ Để đảm bảo tính hiệu quả trong việc thực thi các chính sách và pháp luật này, cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương, đặc biệt
là cấp huyện cần thực hiện chúng một cách nghiêm túc và chặt chẽ
Trang 39Các cơ quan chính quyền địa phương, chính quyền các cấp phải cần thực hiện các biện pháp để tăng cường công tác truyền thông và triển khai các chính sách pháp luật có liên quan đến du lịch, đến cán bộ và người dân, nhằm nâng cao kiến thức của
họ về những quy định liên quan và giúp họ thực hiện chúng một cách chính xác và nghiêm túc Ngoài ra, cấp huyện cần phát huy hơn nữa công tác kiểm tra và thực hiện việc giám sát việc những quy định của pháp luật về những chính sách có liên quan đến địa bàn và những loại hình du lịch của họ, bên cạnh đó xử lý nghiêm đúng pháp luật mọi hành vi sai trái Chỉ khi chính quyền địa phương thực hiện nghiêm túc các biện pháp này, các chủ trương và quy định của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực
du lịch mới có thể được thực hiện một cách có hiệu quả và mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương và đất nước
Để phát triển ngành du lịch dựa trên tiềm năng và lợi thế về tài nguyên thiên nhiên của địa phương, chính quyền cấp huyện cần thiết lập một hệ thống pháp lý cơ bản cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch hiệu quả Việc thực hiện, soạn thảo và ban hành các chính sách quy định thuộc thẩm quyền sẽ giúp cho địa phương tạo ra một môi trường thuận lợi, ổn định , an toàn và tạo niềm tin cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước Những cơ chế đầu tư ưu đãi, khuyến khích
… như thời hạn đất thuê và giá đất cho thuê cũng như các chính sách ưu đãi về tín dụng nên được đưa ra để hỗ trợ đầu tư vào ngành du lịch
Để đảm bảo địa phượng thực đúng các cơ chế, chính sách và tuân thủ pháp luật, quy định của cơ quan Nhà nước Địa phương và chính quyền các cấp có cơ chế
sử dụng tài nguyên địa phương một cách hợp lý để bảo tồn và phát triển đồng thời đảm bảo tính công khai minh bạch trong quá trình thực hiện Đồng thời địa phương thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số sang hình thức điện tử để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân đc thuận lợi Thực hiện tốt các
mô hình một cửa điện tử và một cửa liên thông cũng công tác đăng ký đầu tư và đăng
ký kinh doanh thuận tiện hơn
Trang 401.2.2.2 Xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để du lịch địa
phương phát triển
Để đạt được sự phát triển du lịch trên địa bàn, đặc biệt là ở cấp huyện và tỉnh Đồng Tháp, việc xây dựng và công bố các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch thông qua các phương tiện thông tin công khai là vô cùng quan trọng Những chiến lược này không chỉ hỗ trợ cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước định hình và triển khai chiến lược đầu tư ngắn hạn và dài hạn của mình, mà còn đảm bảo tính nhất quán và phù hợp với mục tiêu phát triển du lịch của cả nước trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu
Vì vậy, địa phương cần tập trung đặc biệt vào việc xây dựng, đưa ra và công khai kịp thời các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch chi tiết về phát triển du lịch thông qua các phương tiện thông tin công khai Mục tiêu và chỉ tiêu trong quy hoạch, kế hoạch cần phù hợp với chiến lược và quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch chung của cả nước, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư xây dựng chiến lược kinh doanh du lịch cụ thể, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển chung của địa phương
1.2.2.3 Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các
cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch
Để công tác quản lý ngành du lịch đạt được những hiệu quả cao nhất thì các yếu tố bên trong rất quan trọng và được xây dựng bởi các thành phần như tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động và nguồn nhân lực
Quản lý ngành du lịch tại huyện được chia theo ngành, lĩnh vực và địa phận Theo phân cấp quản lý ngành du lịch theo địa phận được thực hiện bởi cấp cao nhất
là UBND tỉnh, tiếp theo là Sở VHTT&DL gồm các phòng ban chuyên môn có nhiệm
vụ thực hiện các chức năng nhiệm vụ được giao một cách rõ ràng theo quy định Thực hiện quản lý ngành du lịch theo ngành, cơ quan QLNN cấp huyện chịu sự quản lý UBND huyện