Thực tế cho thấy, tại một số trường MN, trong đó có các trường MN ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ chí Minh, còn có hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ c
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 19 – 24 THÁNG TUỔI
TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
Ở QUẬN BÌNH THẠNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC
SKC008375
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHAN PHỤNG TIÊN
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 19 – 24 THÁNG TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
Trang 3QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
Trang 10LÝ LỊCH KHOA HỌC
I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ & tên: PHAN PHỤNG TIÊN Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 28/10/1989 Nơi sinh: Đồng Nai
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 338 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
II QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
III QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:
9/2010 - nay Trường Mầm Non 7A, quận Bình
Trang 11LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tp Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 09 năm 2023
Người cam đoan
Phan Phụng Tiên
Trang 12LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, quý Thầy Cô Viện Sư phạm Kỹ thuật và phòng Đào tạo sau Đại học trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập, nghiên cứu và thực hiện tốt luận văn trong thời gian qua
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Dung, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tiếp thêm nguồn năng lượng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Tôi cũng xin thành cảm ơn đến tất cả Cán bộ quản lý và giáo viên phụ trách nhóm 19 -24 tháng tuổi ở các trường Mầm non 7A, 7B, 11B, 14, 15B tại Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ cũng như góp ý để tôi hoàn thành luận văn này
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được ý kiến quý báu của quý Thầy Cô và bạn bè để luận văn này được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 09 năm 2023
Học viên thực hiện
Phan Phụng Tiên
Trang 13TÓM TẮT
Ngôn ngữ đối với trẻ mầm non chính là phương tiện để trẻ giao tiếp với những người xung quanh, là công cụ để tư duy phát triển cùng với sự phát triển của các quá trình tâm lý Trẻ từ 19 – 24 tháng tuổi là thuộc giai đoạn nhạy cảm về ngôn ngữ Vì thế đòi hỏi người giáo viên phải nắm được đặc điểm ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn này thì mới có thể xác định được những nội dung, phương pháp và hình thức khi tổ chức HĐGD PTNN phù hợp Mục đích của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở giai đoạn này là giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng nghe hiểu và bước đầu hình thành ngôn ngữ tích cực (ngôn ngữ nói) cho trẻ
Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi ở trường MN chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố thuộc về giáo viên, trẻ, môi trường và điều kiện làm việc
Kết quả nghiên cứu thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi tại 5 trường MN công lập ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: giáo viên đã thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi Giáo viên thực hiện khá tốt hoạt động, đạt được một số mục tiêu, nội dung, thực hiện đa dạng các phương pháp giáo dục Tuy nhiên, mức độ đạt được mục tiêu chưa đồng đều, mức độ thực hiện nội dung, phương pháp và hình thức cũng chưa đồng đều Hình thức giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi chưa đa dạng phong phủ, chủ yếu được thực hiện trong giờ chơi tập có chủ đích Giáo viên chưa tận dụng các giờ vui chơi trong và ngoài lớp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mọi lúc mọi nơi GV chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan và dùng lời khi tổ chức các HĐNN cho trẻ, ít sử dụng phương pháp dùng trò chơi Đánh giá kết quả còn sơ sài và theo giai đoạn Đánh giá ngày chỉ thực hiện theo nhóm và chưa đưa ra được những tiêu chí cụ thể trong nội dung đánh giá Dựa trên các nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, tính thực tiễn, tính hệ thống – đồng bộ, tính khả thi, học viên đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi tại các trường mầm non Quận Bình Thạnh
Trang 14nhằm giúp cho quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi tại các trường đạt hiệu quả cao Đó là:
Xây dựng hệ thống mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi qua các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
Tăng cường tổ chức hoạt động nhận biết – tập nói cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi
Đa dạng hoá phương pháp và tình huống giao tiếp với trẻ 19 – 24 tháng tuổi
để phát triển lời nói cho trẻ
Đa dạng hoá phương tiện trực quan để phát triển vốn từ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi
Quan tâm phối hợp với gia đình trẻ tham gia hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi
Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi các trường mầm non ở Quận Bình Thạnh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tương hỗ lẫn nhau nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu biện pháp cần đạt được
Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi các trường mầm non ở Quận Bình Thạnh cho thấy các biện pháp được đề xuất đều có tính cấp thiết và khả thi
Trang 15ABSTRACT
Language for preschool children is a means for them to communicate with those around them, a tool for thinking to develop along with the development of psychological processes Children aged 19 - 24 months are in the sensitive period of language Therefore, it is required that teachers know the language characteristics of children at this stage so that they can determine the appropriate content, methods and forms when organizing educational activities for language development The purpose
of language development for children at this stage is to help them perfect their listening comprehension skills and initially form positive language (speech language) for them
Language development education activities for children aged 19 - 24 months in preschool are influenced by many factors belonging to teachers, children, environment and working conditions
Research results on the actual situation of organizing language development education activities for children 19 - 24 months old at 5 public preschools in Binh Thanh district, Ho Chi Minh City show that: teachers have found the importance of organizing language development education for children 19 - 24 months old Teachers perform quite well activities, achieve a number of goals and contents, implement a variety of educational methods However, the level of achieving the goal
is not uniform, the level of implementation of the content, method and form is also uneven The form of language development education for children 19 - 24 months old is not diversified, mainly carried out during playtime with purposeful practice Teachers have not taken advantage of playtime inside and outside the classroom to develop children's language anytime, anywhere Teachers mainly use visual and verbal methods when organizing educational activities for children's language development, rarely using game methods Evaluation of results is sketchy and phased Evaluation of the day is only done in groups and has not given specific criteria in the evaluation content
Trang 16Based on the principles of ensuring objectiveness, practicality, systematicity - synchronization, feasibility, students proposed measures to organize language development education activities for children aged 19 - 24 months at preschools in Binh Thanh district to help the language development process for children aged 19 -
24 months at schools achieve high efficiency That is:
Building a target system for language development for children aged 19 - 24 months through child care, nurturing and education activities
Strengthening the organization of recognition and speaking activities for children aged 19 - 24 months
Diversify communication methods and situations with children 19 - 24 months old to develop speech for children
Diversify visual aids to develop vocabulary for children aged 19 - 24 months
Pay attention to coordinate with children's families to participate in language development education activities for children aged 19 - 24 months
Measures to organize language development education activities for children
19 - 24 months old, preschools in Binh Thanh district have a close relationship with each other, mutual support in order to effectively implement the measures to be achieved
The results of testing the urgency and feasibility of measures to organize language development education activities for children 19 - 24 months old in preschools in Binh Thanh district show that the proposed measures are urgent and feasible
Trang 17MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC 4
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT iv
ABSTRACT vi
MỤC LỤC viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xi
DANH MỤC CÁC BẢNG xii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 19 – 24 THÁNG TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON7 1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 7
1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước 7
1.1.2 Nghiên cứu trong nước 8
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 11
1.3 LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 19 – 24 THÁNG TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 13
1.3.1 Đặc điểm tâm lý của trẻ 19 – 24 tháng tuổi 13
1.3.2 Tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi 16
1.3.3 Mục tiêu của hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi 18
1.3.4 Nội dung tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi 18
1.3.5 Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi 19
Trang 181.3.6 Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng
tuổi 22
1.3.7 Đánh giá kết quả giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi 24
1.3.8 Điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi 26
1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 19 – 24 THÁNG TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 27
1.4.1 Các yếu tố thuộc về giáo viên 27
1.4.2 Các yếu tố thuộc về trẻ 29
1.4.3 Các yếu tố thuộc về môi trường, điều kiện làm việc 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33
Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 19 – 24 THÁNG TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON Ở QUẬN BÌNH THẠNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 34
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 34
2.1.1 Mục tiêu và nội dung khảo sát 34
2.1.2 Đối tượng và địa bàn khảo sát 35
2.1.3 Phương pháp khảo sát 35
2.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 36
2.2.1 Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi 36
2.2.2 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi 52
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG 56
2.3.1 Ưu điểm 56
2.3.2 Hạn chế 56
2.3.3 Nguyên nhân 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 58
Trang 19Chương 3 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 19 – 24 THÁNG TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
Ở QUẬN BÌNH THẠNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 59
3.1 NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 59
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 59
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 59
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống – đồng bộ 59
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 59
3.2 CÁC BIỆN PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT 60
3.2.1 Biện pháp 1: Xây dựng hệ thống mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi qua các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ 60
3.2.2 Biện pháp 2: Tăng cường tổ chức hoạt động nhận biết – tập nói cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi 64
3.2.3 Biện pháp 3: Đa dạng hoá phương pháp và tình huống giao tiếp với trẻ 19 – 24 tháng tuổi để phát triển lời nói cho trẻ 69
3.2.4 Biện pháp 4: Đa dạng hoá phương tiện trực quan để phát triển vốn từ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi 74
3.2.5 Biện pháp 5: Quan tâm phối hợp với gia đình trẻ tham gia hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi 78
3.3 MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP 80
3.4 KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP 81
3.4.1 Mô tả khảo nghiệm 81
3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 96
Trang 21DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Ý kiến của CBQL và GV về tầm quan trọng của tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi 37 Bảng 2.2 Kết quả khảo sát về mức độ đạt được mục tiêu của hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi 39 Bảng 2.3 Kết quả khảo sát về thực hiện nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi 41 Bảng 2.4 Kết quả khảo sát về thực hiện phương pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi 44 Bảng 2.5 Kết quả khảo sát về thực hiện hình thức giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi 47 Bảng 2.6 Kết quả khảo sát về thực hiện đánh giá kết quả giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi 50 Bảng 2.7 Kết quả khảo sát về các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi 51 Bảng 2.8 Kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về giáo viên 53 Bảng 2.9 Kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về trẻ 54 Bảng 2.10 Kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường, điều kiện làm việc 55 Bảng 11 Tính cấp thiết của các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi các trường mầm non ở Quận Bình Thạnh 83 Bảng 3.2 Tính khả thi của các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi các trường mầm non ở Quận Bình Thạnh 85
Trang 22MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ xuất hiện cùng với con người và cùng gắn bó mật thiết với các cộng đồng người trong suốt tiến trình phát triển Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là sự sáng tạo kì diệu của con người và là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của các thành viên trong xã hội với nhau Nhờ có ngôn ngữ con người có thể trao đổi cho nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm, bày tỏ với nhau những nguyện vọng, ý muốn và cùng nhau thực hiện những dự định tương lai
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm
vị trí quan trọng, có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách con người Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non là một bộ phận quan trọng của giáo dục mầm non Ngôn ngữ góp phần quyết định để trẻ hòa nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên trong xã hội loài người Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, đồng thời cũng là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ Ngôn ngữ
là công cụ giúp trẻ bày tỏ, trao đổi và giao tiếp với nhau trong học tập cũng như vui chơi
Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ MN sẽ giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc, rõ ràng hơn Phát triển ngôn ngữ có ảnh hưởng đến các lĩnh vực phát triển khác của trẻ Việc tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
là bước đầu hình thành cho trẻ những kĩ năng như nghe – hiểu lời nói, phát âm, sử dụng từ ngữ, các kiểu câu tiếng Việt và đặc biệt là nói năng mạch lạc trong giao tiếp
và học tập Qua hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ, giáo viên mầm non sẽ giải quyết được các nhiệm vụ trong tậm của phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non, hoàn thành một mục tiêu quan trọng: Hình thành và phát triển ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non
Lứa tuổi ấu nhi (trẻ em từ 1-3 tuổi) là tuổi ngôn ngữ chưa hoàn thiện Đây là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng
Trang 23nghe, hiểu, trả lời câu hỏi của trẻ Trẻ ở lứa tuổi này đã bắt đầu có nhu cầu muốn giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ đồng thời với sự phát triển nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ Tuy nhiên, do đặc điểm tâm sinh lý nên trẻ nói được khá ít, còn lệch âm
và vốn từ rất ít, không đúng cấu trúc, ngữ pháp Ngôn ngữ của trẻ ấu nhi phụ thuộc phần lớn vào sự dạy bảo của người lớn Chính vì vậy, để giúp trẻ nhanh chóng hiểu được ngôn ngữ, lời nói, người lớn phải kết hợp lời nói với những tình huống cụ thể gắn với thực tế
Thực tế cho thấy, tại một số trường MN, trong đó có các trường MN ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ chí Minh, còn có hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong độ tuổi 19 - 24 tháng tuổi, do nhiều nguyên nhân, như: ở các trường mầm non, hình thức và nội dung tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ chưa thật sự phong phú, giáo viên chưa linh hoạt khi xử lý các tình huống và chưa khơi gợi cho trẻ được nói nhiều, đặc biệt là đối với những trẻ mới bập bẹ tập nói Các giờ chơi – tập có chủ đích để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thường được tổ chức một cách rập khuôn, chưa có nhiều sáng tạo Việc thực hiện chương trình giáo dục phát triển ngôn ngữ ở nhà trẻ vẫn còn nhiều lúng túng, hạn chế nhất là độ tuổi 19 đến 24 tháng tuổi Giáo viên vẫn còn xem nhẹ việc tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động, được tham gia các bài tập, các trò chơi để phát triển ngôn ngữ Chính vì thế, các giờ hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ chưa đạt hiệu quả cao, chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ được phát triển ngôn ngữ một cách tích cực
Đã có một số tác giả nghiên cứu về tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ các lứa tuổi khách nhau tại các trường MN ở một số địa phương; tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu về tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi tại các trường mầm non ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Xuất phát từ những lý do nói trên, việc nghiên cứu đề tài “Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi tại các trường mầm non ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết, nhằm tìm ra các biện pháp
tổ chức hoạt động này có hiệu quả hơn
Trang 242 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 - 24 tháng tuổi tại các trường mầm non ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 - 24 tháng tuổi tại các trường mầm non ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Hệ thống hoá các vấn đề lí luận về tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 - 24 tháng tuổi ở trường MN
3.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 - 24 tháng tuổi tại các trường mầm non ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
3.3 Đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 - 24 tháng tuổi tại các trường mầm non ở quận Bình Thạnh, Thành phố
Hồ Chí Minh
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ
4.2 Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 - 24 tháng tuổi tại các trường mầm non ở Quận Bình Thạnh, Thành phố
Hồ Chí Minh
5 Giả thuyết nghiên cứu
Việc tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 - 24 tháng tuổi tại các trường mầm non ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế Nếu nghiên cứu đầy đủ cơ sở lí luận
và thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 - 24 tháng tuổi tại các trường mầm non ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh thì sẽ đề xuất được các biện pháp tổ chức hoạt động này có tính cấp thiết và khả thi cao
6 Phạm vi nghiên cứu
Trang 256.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 - 24 tháng tuổi theo Chương trình Giáo dục mầm non hiện hành, được ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT năm 2017
6.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Việc khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ
19 - 24 tháng tuổi được tiến hành tại 5 trường (trên tổng số 25 trường mầm non công lập) ở quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, bao gồm:
6.3 Giới hạn về mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng, bao gồm:
- 15 cán bộ quản lý (3 cán bộ quản lý/ trường): mỗi trường 1 hiệu trưởng, 1 phó hiệu trưởng chuyên môn và 1 tổ trưởng chuyên môn khối nhà trẻ
- 20 giáo viên đang dạy lớp độ tuổi 19 - 24 tháng tuổi (4 giáo viên/ trường)
6.4 Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Dữ liệu phục vụ khảo sát thực trạng là dữ liệu của 2 năm học: 2020 – 2021 và
2021 – 2022
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Mục đích: tổng quan tình hình nghiên cứu và xây dựng khung lí luận của đề tài
Trang 26Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 - 24 tháng tuổi
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: thu thập thông tin về thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 - 24 tháng tuổi tại 5 trường mầm non được khảo sát
Sử dụng bảng hỏi dành cho 15 cán bộ quản lý và 20 giáo viên phụ trách lớp 19 -
24 tháng tuổi
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Tìm hiểu sâu hơn về thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 - 24 tháng tuổi
Tiến hành phỏng vấn 5 CBQL và 5 giáo viên mầm non đang trực tiếp dạy trẻ 19
- 24 tháng tuổi tại 5 trường mầm non (1 CBQL/ trường và 1 GV/ trường)
7.2.3 Phương pháp quan sát sư phạm
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi ở trường MN
Trang 27- Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ
19 - 24 tháng tuổi tại các trường MN ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
- Chương 3: Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ
19 - 24 tháng tuổi tại các trường MN ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 28Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 19 – 24
THÁNG TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong trường mầm non Hoạt động này không chỉ giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ như: nghe, nói… mà còn giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực tư duy, nhận thức, tình cảm Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có những biểu hiện khác nhau tùy vào mỗi giai đoạn phát triển của đứa trẻ Thực tế có thể thấy ngày càng nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực như: tâm lý học, xã hội học… đã quan tâm và tham gia nghiên cứu về vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Với những quan điểm khác nhau, các nhà khoa học đã có những kết luận với những góc độ khác nhau về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Noam Chomxki (2020) trong tác phẩm “Các cấu trúc cú pháp” đã cho rằng trẻ
em đóng vai trò chính và là nhân tố chính trong sự phát triển ngôn ngữ của mình Theo ông cho rằng trẻ có khả năng lĩnh hội ngôn ngữ bẩm sinh Quá trình lĩnh hội ngôn ngữ phát triển một cách hiệu quả trong suốt những năm đầu đời của trẻ với tốc
độ khá nhanh, vốn từ vựng mà trẻ tiếp nhận gia tăng từ 5 – 10 từ đến khoảng 24 tháng tuổi, mặc dù ngay tại thời điểm ấy trẻ chỉ mới nói được vài từ có nghĩa
L.S.Vygotsky là nhà tâm lý học nổi tiếng người Nga, ông cho rằng ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với sự phát triển tư duy của trẻ Theo Vygotsky (1997), ngôn ngữ
cá nhân không đơn thuần gắn liền với hoạt động của trẻ mà còn hoạt động như một công cụ được trẻ phát triển sử dụng nhằm thúc đẩy tiến trình nhận thức Trẻ sử dụng ngôn ngữ cá nhân thường xuyên nhất khi thực hiện những nhiệm vụ có mức độ khó trung bình vì các em cố gắng tự điều chỉnh bằng cách lên kế hoạch và tổ chức suy nghĩ của mình bằng lời nói Ông cũng đã xác định rằng tư duy và ngôn ngữ tuy có
Trang 29quan hệ tác động qua lại lẫn nhau nhưng chúng không đồng nhất, giữa chúng có sự độc lập tương đối Nhưng trong phát sinh lời nói cá thể, L.S.Vygotski cho rằng ngôn ngữ của trẻ ngay từ đầu đã mang tính “xã hội” Ông đề cao vai trò của ngôn ngữ trong quá trình phát triển tư duy của trẻ Thuyết “Vùng phát triển gần nhất” của ông đã đề cập đến một loạt bài tập trẻ không tự giải quyết được nhưng có thể làm được với sự giúp đỡ của người lớn hay bạn bè lớn hơn Khi tham gia vào hoạt động và giao tiếp, trẻ học được ngôn ngữ của bạn lớn, người lớn và biến chúng thành ngôn ngữ cá nhân
và dùng nó để tổ chức hành động của cá nhân Giáo dục đảm bảo việc đi trước và đón đầu sự phát triển của trẻ là một trong những đóng góp quan trọng cho ngành giáo dục
nói chung và giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói riêng
Tác phẩm “Phát triển ngôn ngữ trẻ em dưới tuổi đến trường phổ thông” là một thành tựu to lớn cho nền GDMN nói chung và cho sự nghiệp phát triển NN của trẻ
MG nói riêng mà nhà giáo dục học người Nga – E.I.Tikhêva (1977) đã mất rất nhiều năm cho việc nghiên cứu phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo một cách có hệ thống.Trong tác phẩm này, bà cho rằng để mở rộng vốn từ cho trẻ không có con đường nào khác ngoài con đường kinh nghiệm và quan sát bởi lẽ ứng với một từ là một khái niệm, một biểu tượng Do đó, các phương pháp để giúp trẻ phát triển NN dễ dàng nhất là phương pháp trực quan bao gồm tham quan, quan sát vật thật, tranh ảnh, đọc thơ, kể chuyện v.v và biện pháp sử dụng trò chơi Thông qua việc làm quen với vật thể và các đặc tính của nó rồi nhân đó cho các em nhớ những
từ chỉ vật thể và đặc tính của nó Theo E.I.Tikhêva, việc mở rộng khối lượng từ cho các em trước hết là từ - biểu tượng chứ không phải là từ - âm thanh Vì vậy càng cung cấp cho trẻ nhiều biểu tượng bao nhiêu thì NN của trẻ càng phát triển bấy nhiêu
1.1.2 Nghiên cứu trong nước
Giáo trình “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” của tác giả Nguyễn Xuân Khoa ( 2004) đã đưa ra được các phương pháp và biện pháp hướng dẫn
cụ thể: dạy trẻ nghe và phát âm đúng, phương pháp phát triển từ ngữ, phương pháp dạy trẻ đặt câu, phương pháp phát triển lời nói mạch lạc, cho trẻ làm quen tác phẩm văn học, chuẩn bị cho trẻ học đọc học viết… ở từng độ tuổi Đồng thời, giáo trình
Trang 30còn trình bày nhiều nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ về dạy trẻ phát âm đúng, phương pháp phát triển từ ngữ cũng đã đề cập đầy đủ các mặt phát triển của ngôn ngữ’
Trong tác phẩm “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non” của tác giả Nguyễn Thị Phương Nga với công trình nghiên cứu cũng đã đưa ra các mặt cần phát triển về ngôn ngự, nhưng có hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực phát triển vốn từ cho trẻ Trong tài liệu nghiên cứu đã xác định các nhiệm vụ cần phát triển : Dạy trẻ nghe và phát âm đúng, phương pháp phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, dạy trẻ nói mạch lạc, chuẩn bị cho trẻ học ngôn ngữ viết…Ở lĩnh vực phát triển vốn
từ, tác giả đã đề cập đến nội dung phát triển vốn từ ở một khía cạnh khác với Nguyễn Xuân Khoa, đã đưa ra nguyên tắc khi dạy vốn từ cho trẻ : từ dễ đến khó, từ gần đến
xa, từ việc dạy trẻ biết sử dụng từ đúng đến biết dùng từ mang tính biểu cảm
Năm 2009, tác giả Phùng Đức Toàn đã xuất bản bộ ba cuốn sách theo Phương án
0 tuổi – một quan điểm dạy chữ sớm cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi Quan điểm căn bản của ông là cần phải phát hiện và bồi dưỡng sớm cho trẻ khả năng học tập, tiếp thu kiến thức trong đó có ngôn ngữ Ông đã đề xuất những cách thức dạy chữ cho trẻ từ rất sớm Trẻ tiếp xúc với chữ viết cùng như tiếp xúc với người và các loại đồ vật, một sự tiếp nhận thị giác (ngôn ngữ thị giác) Như vậy, trẻ có thể biết chữ ngay cả khi chưa biết nói, nghĩa là từ rất sớm Tuổi sơ sinh còn được coi là lí tưởng để dạy chữ theo quan điểm của ông Những kết quả mà ông đã đạt được là hết sức khả quan Mặc dù quan điểm của ông còn mới lạ, có những điểm trái ngược với quan điểm dạy ngôn ngữ cho trẻ tuổi mầm non hiện nay nhưng kết quả nghiên cứu của ông đã cho chúng
ta những suy nghĩ mới, những bài học mới trong giáo dục ngôn ngữ cho trẻ
Tác giả Trần Nguyễn Nguyên Hân (2017) với tác phẩm “Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mầm non” đã khẳng định khả năng lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển và hoàn thiện nhờ vào quá trình giáo dục hệ thống của người lớn, đặc biệt là giáo viên mầm non Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra những cơ sở của sự phát triển ngôn ngữ, đặc điểm tâm lý và ngôn ngữ của trẻ trong tiến trình nhằm xây dựng biện pháp giáo dục ngôn ngữ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Trang 31Luận văn thạc sĩ nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có:
“Thiết kế bài tập hỗ trợ rèn luyện phát âm kết hợp mở rộng vốn từ cho trẻ 24 –
36 tháng tuổi tại trường mầm non Hoa Mai, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị Linh Chi; “Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua đồng dao” của Nguyễn Thị Huyền Anh; “Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động kể chuyện cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” của Bùi Thị Hồng Loan;
“Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn kể chuyện về sinh hoạt nhằm phát triển lời nói mạch lạc” của Hoàng Thị Thu Hương; “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua kể chuyện sáng tạo” của Hoàng Thị Hồng Mát (2002)
Các bài viết trên các tạp chí tâm lí, giáo dục cũng dành sự quan tâm đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ: “Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo” của Nguyễn Thị Cẩm Bích (2014) Số 12 (111), tr 18-21; “Thực trạng sự phát triển ngôn ngữ - giao tiếp của trẻ em 1 đến 3 tuổi” của Trương Thị Khánh Hà; Hoàng Thị Quang (2014)
Tóm lại, những nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nói chung có nhiều nhưng còn ít nghiên cứu về tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 –
24 tháng tuổi Trong khi đó, trẻ ở giai đoạn này bắt đầu phát triển về ngôn ngữ Đây
là thời kỳ lĩnh hội ngôn ngữ diễn ra đặc biệt có hiệu quả Trẻ có nhu cầu muốn giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ đồng thời với sự phát triển nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ Tập trung phát triển và rèn luyện về ngôn ngữ là một điều kiện hết sức quan trọng để trẻ mở rộng phạm vi giao tiếp của mình, mở rộng những hiểu biết về thế giới xung quanh…Để có được những điều đó trước tiên trẻ cần phải được phát triển ngôn ngữ theo 2 hướng: hoàn thiện sự thông hiểu lời nói của người lớn, hình thành ngôn ngữ tích cực cho trẻ Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
để tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và khả năng của trẻ nhóm 19 – 24 tháng tuổi tại một số trường mầm non
ở Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 321.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
* Tổ chức hoạt động
Từ điển tiếng Việt quan niệm: “Tổ chức là làm những gì cần thiết để có một hoạt
động nào đó đạt kết quả tốt nhất” (Hoàng Phê, 1992), hoạt động là “tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống
xã hội” (Hoàng Phê, 1992)
Như vây, tổ chức hoạt động có thể được hiểu là làm những việc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm đạt được một mục đích nhất định
* Giáo dục
Trần Thị Hương (2017), “GD (theo nghĩa rộng) là hoạt động GD tổng thể hình thành và phát triển nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm phát triển tối đa những tiềm năng (sức mạnh thể chất và tinh thần) của con người Như vậy, GD là một bộ phận của quá trình xã hội hình thành cá nhân con người, bao gồm những nhân tố tác động có mục đích, có tổ chức của xã hội, do những người có kinh nghiệm, có chuyên môn gọi là nhà GD, nhà sư phạm đảm nhận Nơi tổ chức hoạt động GD một cách có hệ thống có kế hoạch chặt chẽ nhất là nhà trường Với nghĩa rộng như trên, GD là một hoạt động tổng thể bao gồm GD trí tuệ , GD KNM,
GD thể chất, GD thẩm mỹ, GD lao động do nhà trường phụ trách trước xã hội” Trần Thị Hương (2017) cũng đề xuất khái niệm GD (theo nghĩa hẹp) “là một bộ phận của hoạt động GD (nghĩa rộng), là hoạt động GD nhằm hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng chính trị đạo đức, thẩm mỹ, lao động, phát triển thể lực, những hành vi và thói quen ứng xử đúng đắn của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội Theo nghĩa này GD (nghĩa hẹp) bao gồm các bộ phận: đức dục, mỹ dục, thể dục, GD lao động”
* Phát triển
Từ điển Tiếng Việt, phát triển là “biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều,
hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” (Hoàng Phê, 1992) Dưới góc độ triết học, phát triển được định nghĩa là “quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn”, “là sự
Trang 33vận động theo chiều hướng đi lên” (BGDĐT, 2015) Khái niệm này đã làm rõ được chiều hướng biến đổi trong khái niệm phát triển, đó là chiều hướng tích cực từ thấp đến cao, càng phát triển thì càng hoàn thiện
Tổng hợp hai định nghĩa trên, luận văn đề xuất khái niệm phát triển: Phát triển là quá trình biến đổi theo chiều hướng nâng cao và hoàn thiện hơn
Trong giáo trình Đại cương về Ngôn ngữ học do Bùi Ánh Tuyết biên soạn có khái niệm: ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp của con người và được phản ánh trong ý thức tập thể, độc lập với ý tưởng, tình cảm và nguyện vọng cụ thể của con người, trừu tượng hóa khỏi những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng đó
Ngôn ngữ là hiện tượng lịch sử - xã hội nảy sinh trong hoạt động thực tiễn của con người Trong quá trình cùng nhau lao động, loài người cổ xưa có nhu cầu trao đổi ý nghĩ, dự định, nguyện vọng, tâm tư tình cảm Nhờ đó đến một giai đoạn phát triển nhất định đã xuất hiện những dấu hiệu quy ước chung để giao tiếp, trong đó có những dấu hiệu âm thanh, từ những tín hiệu này dần dần tạo thành từ ngữ và một hệ thống quy tắc ngữ pháp, đó chính là ngôn ngữ (Nguyễn Xuân Thức, 2006)
Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất và những quy tắc hoạt động của chúng, dùng làm công cụ giao tiếp của con người, được phản ảnh trong ý thức cộng đồng và trừu tượng hóa khỏi bất kỳ một tư tưởng, cảm xúc và ước muốn cụ thể nào (Mai Ngọc Chừ & Hoàng Trọng Phiến, 2008)
Trong đề tài này, người nghiên cứu sử dụng khái niệm: “Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức và giao tiếp hữu hiệu
Trang 34nhất của con người Nhờ có ngôn ngữ, con người mới có phương tiện để nhận thức
và thể hiện nhận thức của mình, để giao tiếp và hợp tác với nhau… Nói đến sự phát triển của xã hội không thể không nói đến vai trò đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ”
(Trịnh Thị Hà Bắc, 2013)
* Phát triển ngôn ngữ
Phát triển ngôn ngữ được hiểu là quá trình trẻ lĩnh hội chức năng và cấu trúc của ngôn ngữ và cùng với ngôn ngữ là các qui ước của xã hội trong việc sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ và tiếp nhận suy nghĩ, cảm xúc và ý tưởng Việc lĩnh hội ngôn ngữ bao gồm sự lĩnh hội 3 khía cạnh cơ bản sau của ngôn ngữ:
- Nội dung (vốn từ và nghĩa của từ)
- Hình thái hay cấu trúc (ngữ pháp và cú pháp)
- Chức năng của ngôn ngữ
* Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi
ở trường MN
Giáo dục phát triển ngôn ngữ được hiểu là nội dung giáo dục nhằm nâng cao sự hiểu biết và khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng giao tiếp hiệu quả cũng như những
kỹ năng tiền đọc, tiền viết ban đầu của trẻ
Hoạt động giáo dục là dưới tác động chủ đạo của thầy giáo, người học chủ động thực hiện hoạt động nhằm lĩnh hội tri thức khoa học, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ, hình thành thế giới quan khoa học và phẩm chất, nhân cách
Từ các định nghĩa trên, có thể suy ra: Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi là quá trình triển khai các nội dung giáo dục và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tác động đến trẻ ở nhóm tuổi 19 – 24 tháng nhằm giúp trẻ lĩnh hội và hoàn thiện khả năng ngôn ngữ theo mục tiêu phát triển ngôn ngữ trong Chương trình Giáo dục mầm non quy định
1.3 LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 19 – 24 THÁNG TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.3.1 Đặc điểm tâm lý của trẻ 19 – 24 tháng tuổi
1.3.1.1 Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo
Trang 35Ở trẻ ấu nhi, hoạt động với đồ vật trở thành chủ đạo Vì nhờ có hoạt động này mà chức năng của các đồ vật lần đầu tiên được bộc lộ ra trước đứa trẻ và đồ vật xung quanh trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, khiến trẻ hăng hái đi tìm kiếm, lôi cái này ra, tháo cái kia lắp vào cái nọ bận rộn suốt ngày Chính nhờ vậy mà tâm lý của trẻ phát triển mạnh, đặc biệt là trí tuệ
Các loại hành động với đồ vật:
Sự tiếp xúc thế giới xung quanh càng rộng thì phương thức hành động với đồ vật càng phong phú, trong đó những hành động thiết lập các mối tương quan và những hành động công cụ là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ
a Hành động thiết lập các mối tương quan
+ Đó là những hành động đưa hai hoặc nhiều đối tượng vào những mối tương quan nhất định trong không gian (Nguyễn Ánh Tuyết, 1997)
+ Đến tuổi nhà trẻ, trẻ đã biết tính đến các thuộc tính của đối tượng trong mối tương quan của đồ vật Đây là hành động khám phá phức tạp vì phải điều chỉnh bằng chính kết quả thu được do đó cần phải được sự giúp đỡ của người lớn như làm mẫu, giúp trẻ thực hiện hành động Sự lĩnh hội những hành động thiết lập mối tương quan của trẻ phụ thuộc vào phương pháp dạy dỗ của người lớn nhờ đó các chức năng tâm lý: tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy trực quan hành động phát triển
+Công cụ là khâu trung gian giữa bàn tay với đồ vật mà trẻ cần tác động tới và
sự tác động đó diễn ra tuỳ thuộc vào cấu tạo của công cụ
Ví dụ: dùng thìa xúc cơm khác xa dùng tay bốc cơm cho vào miệng
Trang 36Vì vậy việc sử dụng công cụ đòi hỏi thay đổi hoàn toàn động tác của bàn tay, làm cho bàn tay phục tùng cấu tạo của công cụ, nếu trẻ biết chú ý đến mối quan hệ giữa công cụ và đối tượng mà hành động hướng tới Vì vậy cần sự hướng dẫn có hệ thống của người lớn
+Hành động công cụ mà trẻ nắm được chưa hoàn toàn thành thạo, còn phải tiếp tục Song quan trọng trẻ nắm được chính nguyên tắc của việc sử dụng công cụ (nguyên tắc hoạt động cơ bản của con người)
1.3.1.2 Sự phát triển tri giác
Tri giác của trẻ được tinh vi, đầy đủ dần chính là nhờ trẻ được hoạt động với đồ
vật (Nguyễn Ánh Tuyết, 1997)
Tri giác nhìn của trẻ ngày càng rõ ràng hơn Khi hành động với đồ vật nào đó với
sự quan sát trẻ tri giác được thuộc tính của nó (màu sắc, hình dạng, kích thước to – nhỏ, mối tương quan giữa các đồ vật) Ví dụ: cái thìa để xúc ăn
Bên cạnh đó, trẻ còn có thể đồng nhất các dấu hiệu của đối tượng và hình ảnh của chúng nhằm giúp cho trẻ tích lũy được nhiều hình ảnh về sự vật, hiện tượng trong kí
ức Ví dụ: trẻ sẽ biết được người quen thể hiện sự cười giỡn, trẻ có thể phân biệt được
2 màu xanh – đỏ
Tri giác bằng tai, thính giác của trẻ cũng phát triển mạnh mẽ, giúp trẻ tri giác hầu hết các âm vị của tiếng mẹ đẻ (các giai điệu bài hát, lời ru…), những tiếng kêu của con vật quen thuộc: chó, mèo, gà…Trẻ phân biệt được các âm thanh khác nhau và biết bắt chước theo Ví dụ: mô phỏng tiếng gà gáy, mèo kêu,
1.3.1.3 Sự phát triển tư duy
Việc nắm vững hoạt động với đồ vật và mở rộng giao tiếp bằng ngôn ngữ với những người xung quanh, tạo điều kiện cho trẻ ấu nhi phát triển trí tuệ một cách mạnh
mẽ (Nguyễn Ánh Tuyết, 1997)
Tư duy của trẻ được thực hiện nhờ những hành động định hướng bên ngoài, khi trẻ thao tác với đồ vật hay còn gọi là tư duy trực quan – hành động Đây là loại tư duy đặc trưng của lứa tuổi ấu nhi Trẻ sẽ sử dụng tư duy trực quan – hành động để tìm hiểu, khám phá những mối liên hệ muôn màu muôn vẻ trong thế giới đồ vật xung
Trang 37quanh Trẻ nắm được tri thức thông qua việc thao tác với các vật liệu, các đồ vật, đồ chơi (Nguyễn Thị Hoà, 2011) Cuối tuổi ấu nhi, trên cơ sở tư duy trực quan – hành động đang phát triển mạnh, bắt đầu có sự xuất hiện một số hành động tư duy được thực hiện trong óc, không cần những phép thử bên ngoài… Đó chính là kiểu tư duy trực quan hình tượng (hay còn gọi là tư duy trực quan hình ảnh), là kiểu tư duy mà trong đó việc giải các bài toán được thực hiện nhờ hành động bên trong với các hình ảnh (Nguyễn Ánh Tuyết, 2009) Ở giai đoạn này, trẻ chỉ sử dụng tư duy trực quan hình tượng trong trường hợp giải các bài toán đơn giản nhất, chủ yếu trẻ vẫn còn sử dụng tư duy trực quan hành động Và loại tư duy trực quan hình tượng sẽ được phát triển đầy đủ ở lứa tuổi mẫu giáo
1.3.1.4 Tình cảm – cảm xúc
Có những lúc trẻ không ngoan ngoãn phục tùng người lớn, có nghĩa là người lớn không còn hoàn toàn chỉ huy được hành vi của trẻ (Nguyễn Ánh Tuyết, 1997) Thường xuyên xảy ra những xung đột với bạn bè về nhiều chuyện, chẳng hạn như chuyện ăn, ngủ, giành đồ chơi…
Có những cơn bùng nổ tính khí như bực bội, cau có, ăn vạ…khi không vừa ý
Cá tính ngày càng hình thành rõ rệt
Trẻ có thể nhận biết được giới tính của mình
Hiểu được rất rõ thái độ của người khác
Không thích chơi chung với người khác
Trẻ rất tự tin, nhất là trong những tình huống quen thuộc Khi gặp người lớn bé
Trang 38còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ, là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động hình thành nhân cách trẻ
Phát triển ngôn ngữ là quá trình hình thành và phát triển ở trẻ 4 kỹ năng ngôn ngữ
cơ bản: nghe, nói, đọc, viết ( Nguyễn Thị Phương Nga, 2012) Giáo dục phát triển ngôn ngữ ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động phát triển của trẻ, đặc biệt là trong giao tiếp, lĩnh hội tri thức phát triển tư duy, trí tuệ và đạo đức Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục Mầm non Vì ngôn ngữ sẽ giúp trẻ bày tỏ, trao đổi và giao tiếp với nhau trong học tập cũng như vui chơi Thông qua hoạt động dạy phát triển ngôn ngữ sẽ giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc, rõ ràng hơn Chính vì thế ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá cho trẻ Ngôn ngữ góp phần đào tạo các em trở thành con người hoàn thiện Trẻ ở nhóm 19 – 24 tháng tuổi bắt đầu hình thành giao tiếp ngôn ngữ Trẻ không chỉ biết lắng nghe và quan sát sự chuyển động cơ quan phát âm của người nói mà còn biết bắt chước và chủ động tập nói Tính tích cực giao tiếp của trẻ tăng lên, trẻ thường xuyên giao tiếp bằng lời nói nhưng còn nhiều hạn chế Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở độ tuổi này hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn Vì thế, việc tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhóm 19 – 24 tháng tuổi ở trường mầm non để
phát triển những kỹ năng ngôn ngữ của trẻ theo hai hướng chính: hoàn thiện sự thông hiểu lời nói của người lớn và bước đầu hình thành ngôn ngữ tích cực (ngôn ngữ nói) cho trẻ (Nguyễn Ánh Tuyết, 1997) Trường mầm non còn là nơi tạo nên mối quan hệ
của trẻ với bạn bè – một nhu cầu giao tiếp với bạn rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ
Cùng với việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhóm
19 – 24 tháng sẽ kéo theo sự phát triển ở các lĩnh vực khác như: nhận thức và tình cảm, kỹ năng xã hội Vốn hiểu biết của trẻ sẽ tăng lên, bắt đầu phát triển năng lực tư
duy, thực hiện được các hành vi xã hội đơn giản
Từ các phân tích trên, có thể khẳng định: tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi có tầm quan trọng đặc biệt, cụ thể là:
Trang 39- Giúp trẻ hoàn thiện sự thông hiểu lời nói của người lớn;
- Bước đầu hình thành ngôn ngữ tích cực (ngôn ngữ nói) của trẻ;
- Giúp phát triển nhận thức của trẻ (vốn hiểu biết sẽ tăng lên);
- Giúp phát triển năng lực tư duy của trẻ;
- Giúp phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội của trẻ
1.3.3 Mục tiêu của hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi
Dựa vào văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT năm 2017 về Chương trình Giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo và Đào tạo ban hành, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ của trẻ Nhà trẻ nói chung và nhóm 19 – 24 tháng tuổi nói riêng có những mục tiêu sau:
- Nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói;
- Biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ;
- Sử dụng lời nói để giao tiếp, diễn đạt nhu cầu;
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ và ngữ điệu của lời nói;
- Hồn nhiên trong giao tiếp
1.3.4 Nội dung tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi
Dựa vào văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT năm 2017 về Chương trình Giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo và Đào tạo ban hành, giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 – 24 tháng có những nội dung sau:
Nghe:
- Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau
- Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc
- Nghe và thực hiện một số yêu cầu bằng lời nói
- Nghe các câu hỏi: ở đâu, con gì?,… thế nào? (gà gáy thế nào?), cái gì? Làm gì?
- Nghe các bài hát, bài thơ, đồng dao, ca dao, chuyện kể đơn giản theo tranh
Nói:
- Phát âm các âm khác nhau
Trang 40- Gọi tên các đồ vật, con vật, hành động gần gũi
- Trả lời và đặt câu hỏi: con gì?, cái gì?, làm gì?
- Đọc theo, đọc tiếp cùng cô tiếng cuối của câu thơ
Làm quen với sách
- Mở sách, xem tranh và chỉ vào các nhân vật, sự vật trong tranh
1.3.5 Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 19 –
24 tháng tuổi
Dựa vào tài liệu “Lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non.” Của tác giả Trịnh Thị Hà Bắc, do nhà xuất bản đại học Huế xuất bản năm 2013, có các nhóm phương pháp đễ tổ chức HĐGD PTNN cho trẻ 19 – 24 tháng tuổi:
Nhóm phương pháp trực quan
Phương pháp trực quan là phương pháp chủ đạo trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ Phương pháp trực quan được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực dạy nói cho trẻ (luyện phát âm, phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc…) và được tiến hành trên giờ học, mọi lúc, mọi nơi
Theo nghĩa rộng, trực quan có thể được hiểu: Trực tiếp sử dụng các giác quan (để tiếp xúc với đối tượng); các đối tượng để tiếp xúc (đồ dùng trực quan)
Các phương pháp trực quan bao gồm:
- Cho trẻ tiếp xúc với vật thật:
Là hình thức cô cho trẻ được tiếp xúc với từng vật cụ thể qua đó giúp trẻ nhận biết, tri giác vật một cách khái quát và cụ thể từng chi tiết, từ được gọi chính xác với vật và đặc điểm của vật Trong khi xem xét, cô giáo kết hợp chỉ vào vật hoặc từng chi tiết, đặc điểm của vật với từ được gọi (trong trường hợp không có vật thật, cô giáo cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi, tranh ảnh…)