ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH KIÊN ĐỊNH, SỰ CĂNG THẲNG VÀ CHẤT LƯỢNG SỐNG TRONG HỌC TẬP ĐẾN QUẢ HỌC TẬP NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM

111 3 0
ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH KIÊN ĐỊNH, SỰ CĂNG THẲNG VÀ CHẤT LƯỢNG SỐNG TRONG HỌC TẬP ĐẾN QUẢ HỌC TẬP NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG “NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ UEH” NĂM 2021 “ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH KIÊN ĐỊNH, SỰ CĂNG THẲNG VÀ CHẤT LƯỢNG SỐNG TRONG HỌC TẬP ĐẾN QUẢ HỌC TẬP: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP.HCM” Thuộc nhóm chuyên ngành: 03 TP Hồ Chí Minh, tháng 02/ 2021 MỤC LỤC TRANG BÌA MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ TÓM TẮT CHƯƠNG 1:“TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .4 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu 4 1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu” 5 1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .7 2.1 Định nghĩa các yếu tố 7 2.1.1 Tính kiên định trong học tập 7 2.1.2 Sự căng thẳng trong học tập 8 2.1.3 Chất lượng sống trong học tập .11 2.1.4 Kết quả học tập 12 2.2 Cơ sở lý thuyết .13 2.3 Các nghiên cứu có liên quan 13 2.3.1 Nghiên cứu của Kurosh Mohamadi Hasel, Amir Abdolhoseini và Puyesh Ganji (2011) 13 2.3.2 Nghiên cứu của Serap Akgun và Joseph Ciarrochi (2003) 14 2.3.3 Nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ (2019) 15 2.3.4 Nghiên cứu của Kamtsios Spiridon và Evangelia Karagiannopoulou (2015) 17 2.3.5 Nghiên cứu của Phan Quốc Tấn và Phạm Thanh Hiếu (2019) .19 2.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu .20 2.4.1 Mối quan hệ giữa tính kiên định và kết quả học tập 20 2.4.2 Mối quan hệ giữa tính kiên định và sự căng thẳng trong học tập 21 2.4.3 Mối quan hệ giữa tính kiên định và chất lượng sống trong học tập 22 2.4.4 Mối quan hệ giữa sự căng thẳng và kết quả học tập 22 2.4.5 Mối quan hệ giữa chất lượng sống trong học tập và kết quả học tập 23 2.4.6 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu đề xuất 24 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 3.1 Quy trình nghiên cứu 25 3.2 Nghiên cứu định tính 26 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính 26 3.2.2 Tóm tắt kết quả nghiên cứu định tính 26 3.3 Nghiên cứu định lượng sơ bộ .29 3.3.1 Thiết kế bảng câu hỏi 29 3.3.2 Nghiên cứu sơ bộ định lượng 30 3.4 Nghiên cứu định lượng chính thức 39 3.4.1 Chọn mẫu nghiên cứu 39 3.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 40 3.4.3 Phương pháp xử lý dữ liệu 40 Tóm tắt chương 3 .45 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU 47 4.1 Thông tin về mẫu nghiên cứu .47 4.2 Kiểm định thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha .48 4.3 Kết quả nghiên cứu dữ liệu 51 4.3.1 Đánh giá mô hình đo lường 51 4.3.2 Đánh giá mô hình cấu trúc 54 4.4 Kiểm định sự khác biệt 56 4.5 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 57 Tóm tắt chương 4 .58 "CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .59 5.1 Tổng hợp quá trình và kết quả nghiên cứu 59 5.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu” 60 5.3 Kết luận và một số hàm ý 60 5.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .67 Tóm tắt chương 5 .67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC “DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT AVE: Tổng phương sai trích (Average Variance Extracted) CB-SEM: Mô hình cấu trúc tuyến tính hiệp phương sai (Covariance-based structural equation modeling) CL: Chất lượng sống trong học tập CMCN: Cách mạng công nghiệp COR: Thuyết bảo tồn nguồn lực (Conservation of Resources) CT: Căng thẳng trong học tập EFA: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) HTMT: Hệ số HTMT (heterotrait-monotrait ratio) KD: Tính kiên định trong học tập KL: Khối lượng công việc của ngành học KMO: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy) KV: Kỳ vọng học tập NCES: Trung tâm Quôc gia về Thống kê Giáo dục (National Center for Education Statistics) NT: Sự tự nhân thức học tập của sinh viên PLS-SEM: Mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương tối thiểu từng phần (partial least squares structural equation modeling) TOL: chỉ số giá trị dung sai (Tolerance) VIF: Hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor)” “DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Thang đo tính kiên định trong học tập của sinh viên …………………… 27 Bảng 3.2 Thang đo sự căng thẳng trong học tập …………………………………… 28 Bảng 3.3 Thang đo chất lượng sống trong học tập ………………………………… 29 Bảng 3.4 Thang đo kết quả học tập ………………………………………………….29 Bảng 3.5 Thang đo Likert 5 điểm ……………………………… …………………30 Bảng 3.6 Kết quả kiểm định sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha của thang đo tính kiên định trong học tập ………………………………………………………………………….31 Bảng 3.7 Kết quả kiểm định sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha của thang đo kỳ vọng học tập …………………………………………………………………………………….32 Bảng 3.8 Kết quả kiểm định sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha của thang đo khối lượng công việc của ngành học …………………………………………………….……… 33 Bảng 3.9 Kết quả kiểm định sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha của thang đo sự tự nhận thức học tập của sinh viên ………………………………………………………… 34 Bảng 3.10 Kết quả kiểm định sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha của thang đo chất lượng sống trong học tập ………………………………………………………………… 34 Bảng 3.11 Kết quả kiểm định sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha của thang đo kết quả học tập của sinh viên …………………………………… ………………………………35 Bảng 3.12 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett trong phân tích sơ bộ định lượng 35 Bảng 3.13 Tổng phương sai trích trong phân tích EFA sơ bộ thang đo …………… 36 Bảng 3.14 Kết quả phân tích EFA sơ bộ …………………………………………….36 Bảng 3.15 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett trong phân tích sơ bộ định lượng 38 Bảng 3.16 Tổng phương sai trích trong phân tích EFA sơ bộ thang đo …………… 38 Bảng 3.17 Kết quả phân tích EFA sơ bộ …………………………………………….39 Bảng 4.1 Thông tin về mẫu nghiên cứu …………………………………………… 47 Bảng 4.2 Kết quả kiểm định sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha của thang đo tính kiên định trong học tập ………………………………………………………………………….48 Bảng 4.3 Kết quả kiểm định sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha của thang đo kỳ vọng học tập …………………………………………………………………………………….49 Bảng 4.4 Kết quả kiểm định sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha của thang đo khối lượng công việc của ngành học …………………………………………………………… 49 Bảng 4.5 Kết quả kiểm định sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha của thang đo sự tự nhận thức học tập của sinh viên ……………………………………………………………50 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha của thang đo chất lượng sống trong học tập ……………………………………………………………………50 Bảng 4.7 Kết quả kiểm định sơ bộ bằng Cronbach’s Alpha của thang đo kết quả học tập của sinh viên …………………………………………………………………… 51 Bảng 4.8 Kết quả phân tích độ tin cậy, giá trị hội tụ của thang đo và hệ số tải ngoài của các biến quan sát …………………………………………………………………52 Bảng 4.9 Hệ số ma trận Fornell-Larcker …………………………………………….53 Bảng 4.10 Giá trị VIF của các biến quan sát ……………………………………… 54 Bảng 4.11 Kết quả Bootstrapping mô hình cấu trúc và kiểm định các giả thuyết … 55 Bảng 4.12 Mức độ tác động (β) của các mối quan hệ ……………………………….56 Bảng 4.13 Kiểm định sự khác biệt ………………………………………………… 57 Bảng 5.1 Giá trị thực trạng các biến đo lường của tính kiên định trong học tập …… 62 Bảng 5.2 Giá trị thực trạng các biến đo lường của sự căng thẳng trong học tập …… 64 Bảng 5.3 Giá trị thực trạng các biến đo lường của chất lượng sống trong học tập.…66” “DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu tính kiên định và căng thẳng nhận thức giữa những sinh viên đại học ………………………………………………………………………… 14 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa sự căng thẳng trong học tập và kết quả học tập ……………………………………………………………………………… 15 Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu tính kiên định của sinh viên ngành kinh doanh và vai trò của nó trong chất lượng cuộc sống đại học, chất lượng cuộc sống và kết quả học tập 16 Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tính kiên định trong học tập, những yếu tố gây căng thẳng trong học tập và thành tích học tập của sinh viên đại học ………… 18 Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của tính kiên định đến chất lượng sống trong học tập và kết quả học tập của sinh viên đại học khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh …………………………………………………………………………… 19 Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất …………………………………………………24 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ……………………………………………………… 25 Hình 4.1: Mô hình cấu trúc tuyến tính PLS_SEM (đã chuẩn hóa)” ……………………55 TÓM TẮT “Tham khảo cơ sở lý thuyết từ các bài nghiên cứu trước đây và tình trạng của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện đại ngày nay, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm mục đích kiểm tra và đo lường sức ảnh hưởng của các yếu tố: tính kiên định, sự căng thẳng và chất lượng sống trong học tập đến kết quả học tập của sinh viên Để xử lý và phân tích dữ liệu, nhóm nghiên cứu kết hợp sử dụng hai phương pháp, nghiên cứu định tính và định lượng Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp khảo sát 400 sinh viên từ các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Dữ liệu thu được từ quá trình khảo sát sẽ được rà soát và đưa vào phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 và kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương tối thiểu từng phần (PLS-SEM) bằng phần mềm SmartPLS 3.0 Kết quả nghiên cứu chứng minh mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thị trường và chấp nhận tất cả các giả thuyết đề ra, tính kiên định và chất lượng sống trong học tập ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập, nhưng sự căng thẳng gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập Nghiên cứu cũng thảo luận và đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao tính kiên định và chất lượng sống trong học tập mặt khác giảm sự căng thẳng để việc học tập của sinh viên đạt kết quả tốt hơn Từ khóa: tính kiên định, sự căng thẳng trong học tập, chất lượng sống trong học tập kết quả học tập.” ABSTRACT Refer to the theoretical basis from previous studies and the circumstance of students at universities in Ho Chi Minh City in today's modern context, the research team aimed to conduct tests and measure the impact of factors: academic hardiness, academic stress and quality of college life on academic performance To process and analyze the data, the research team combined to exercise the two methods, qualitative and quantitative research Data was collected by the method of surveying 400 students at universities in Ho Chi Minh City Data obtained from the survey process will be reviewed and analyzed using SPSS 20.0 software and tested partially least squares structural equation modeling (PLS-SEM) using SmartPLS 3.0 software The research results prove that the research model is consistent with market data and accept all the hypotheses, academic hardiness and quality of college life positively affect academic performance, but academic stress has a negative effect on academic performance The study also discusses and proposes some management implications to improve academic hardiness, quality of college life and reduce academic stress for students to achieve better academic performance Keywords: academic hardiness, academic stress, quality of college life, academic performance 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài “Trong thời đại kinh tế thế giới hiện nay, khi mà con người đang bước vào kỷ nguyên 4.0 - thời đại của công nghệ số, của trí tuệ nhân tạo, thì quá trình toàn cầu hóa đang là một trong những xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp trên toàn thế giới nói chung và các doanh nghiệp trong nước nói riêng Chính vì điều đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận thức được sự cạnh tranh khốc liệt và tính cấp bách của việc tăng cường vị thế trên thị trường Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh cao đầy biến động ngày nay, phải chịu sự ràng buộc và ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố quan trọng nhất và cốt lõi nhất chính là đội ngũ nhân viên giỏi, nguồn lao động chất lượng.” “Thực tế thì để sở hữu một lực lượng lao động chất lượng góp phần vào sự thịnh vượng dài lâu của doanh nghiệp là điều không hề đơn giản Các doanh nghiệp và nhà tuyển dụng phải chọn lọc nhân viên một cách kỹ lưỡng Số lượng vị trí của các công việc bị giới hạn nên việc đòi hỏi các ứng viên phải thể hiện được năng lực cá nhân, kiến thức và giá trị của chính mình là việc làm không thể thiếu khi tham gia tuyển chọn Hơn nữa, năng lực của mỗi cá nhân là yếu tố được hình thành và phát triển xuyên suốt quá trình học tập, là sản phẩm được kết tinh từ kết quả học tập của mỗi người Theo Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia (NCES) (2001) và Bộ Thương mại Hoa Kỳ và Cục điều tra dân số (1999) cho thấy rằng sinh viên có bằng cấp hay trình độ học vấn cao sẽ có khả năng được tuyển dụng và được trả mức lương cao hơn những sinh viên không có hay thành tích học tập kém Do đó, kết quả học tập tốt sẽ là một trong những bước đệm quan trọng mở ra nhiều cơ hội tiềm năng cho bản thân mỗi sinh viên sau này.” “Hiện nay, có rất nhiều bài viết về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên như nghiên cứu của Irfan và Shabana (2012) xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên như sự giao tiếp trong quá trình học, cơ sở vật chất, sự giảng dạy của giảng viên và sự áp đặt của gia đình Theo Sayid và Milad (2011) thì sự khác biệt về giới tính là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Kamtsios và cộng sự (2015) đã xác định căng thẳng và tính kiên định trong học tập có mối quan hệ với những thành tựu mà sinh viên đại học đạt được Tuy nhiên, theo nhóm nhận thấy thì sự căng thẳng ảnh hưởng đến kết quả học tập là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn (Cristina và cộng sự, 2015) Vì trong quá trình đi học, việc 2 sinh viên phải đối mặt với những kỳ thi căng thẳng, những sức ép trong học tập là điều không thể tránh khỏi, không những vậy, họ còn phải đáp ứng những kỳ vọng của gia đình, bạn bè, và phải tham gia vào các hoạt động đoàn hội cũng như đi làm thêm nhằm kiếm thêm tài chính, thu nhập cho gia đình (Nguyen và cộng sự, 2012) Chính sự áp lực, căng thẳng đó tạo nên rào cản lớn cản trở quá trình học tập và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất học tập của sinh viên Để khắc phục tình trạng đó, việc giảm thiểu các áp lực, căng thẳng cho chính bản thân mỗi sinh viên là điều thiết yếu Do đó, sinh viên cần phải có cho mình tính kiên định trong học tập Vì khi người học có tính kiên định cao sẽ ảnh hưởng tích cực đến chất lượng sống trong học tập (Nguyen và cộng sự, 2012), xem những áp lực là vấn đề không quá khó và có khả năng giải quyết được (Bartone và cộng sự, 2009; Maddi, 1999; Sezgin, 2009), từ đó nâng cao kết quả học tập của sinh viên (Bartone và cộng sự, 2009; Wiebe và McCallum, 1986).” “Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự căng thẳng, tính kiên định, chất lượng sống trong nhiều môi trường khác nhau và tác động của chúng lên kết quả công việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau Theo Karunanithy và Ponnampalam (2013), chỉ ra rằng kết quả công việc của nhân viên ngân hàng bị tác động mạnh bởi áp lực, căng thẳng từ công việc Nghiên cứu mô tả của Judkins và Rind (2005) xem xét mối quan hệ giữa tính kiên định, căng thẳng và sự hài lòng trong công việc từ các nhân viên y tá chăm sóc sức khỏe tại nhà Kết quả của nghiên cứu cho thấy những y tá có tính kiên định cao sẽ khiến cho áp lực, căng thẳng giảm và đồng thời làm tăng sự thỏa mãn trong công việc Bên cạnh đó, Rubel và Kee (2014) đã chứng minh chất lượng cuộc sống trong công việc ảnh hưởng đến kết quả công việc, xem xét và khẳng định rằng việc đảm bảo chất lượng sống trong môi trường làm việc là điều cần thiết để tổ chức nâng cao mức độ hài lòng vì nhân viên hài lòng sẽ có trách nhiệm cải thiện cả hoạt động của cá nhân và tổ chức của họ.” “Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu đồng thời về sự ảnh hưởng của tính kiên định, sự căng thẳng và chất lượng sống trong học tập đến kết quả học tập của sinh viên tại các trường đại học ở Việt Nam nói chung và tại các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Một vài nghiên cứu điển hình như: Phan Quốc Tấn và Phạm Thanh Hiếu (2019) nghiên cứu ảnh hưởng.của tính kiên định đến chất lượng sống trong học tập và kết quả học tập của sinh viên.đại học khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, Kamtsios và Karagiannopoulou (2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa 3 tính kiên định, các yếu tố gây căng thẳng và thành tích học tập của sinh viên; Elias và cộng sự (2011) nghiên cứu sự căng thẳng và thành tích học tập giữa các sinh viên trường Đại học Putra Malaysia; Hasel và cộng sự nghiên cứu việc rèn luyện tính kiên định và nhận thức sự căng thẳng của sinh viên đại học; Bartone và cộng sự (2009) nghiên cứu tính kiên định trong mối quan hệ ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên.” “Ngày nay, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế - thương mại, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam, là nơi tập trung số lượng các doanh nghiệp đông nhất cả nước, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đến 97% Báo cáo của tác giả Trần Anh Tuấn tại Hội nghị truyền thông về việc làm ở TP Cần Thơ ngày 17-18/9/2019 đã cho thấy bức tranh toàn cảnh về nhu cầu nhân lực trước mắt và trong tương lai của thành phố Hồ Chí Minh: cần nhân lực 300.000 người/năm, ưu tiên phát triển nhân lực cho những ngành đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, đảm bảo nhu cầu lao động giỏi và chất lượng cao Tuy nhiên, theo Sở Lao động thương binh và xã hội, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh (2019), chất lượng nguồn lực về con người vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội Sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kỹ năng thực hành, chưa hoàn toàn thích nghi với môi trường làm việc, thị trường lao động hội nhập về nhân lực chất lượng có tính cạnh tranh cao đòi hỏi người lao động phải có tay nghề giỏi, có tư duy sáng tạo và đáp ứng được môi trường làm việc quốc tế Mặt khác, sự trang bị kỹ năng, tư duy, kiến thức chuyên môn của người lao động vẫn chưa đầy đủ để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động hội nhập và tiến tới các quốc gia trên thế giới Để đáp ứng được những yêu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu xã hội cùng với thị trường lao động canh tranh gay gắt, người lao động phải chịu nhiều áp lực Cũng chính vì điều đó, sinh viên trong quá trình học tập tại trường phải đối mặt với những áp lực tương tự Các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh phải luôn coi trọng quản lý tốt chất lượng “sản phẩm đầu ra” thông qua các hình thức đánh giá năng lực thực hành của sinh viên trong quá trình đào tạo, phúc tra kết quả đào tạo, kết quả tốt nghiệp Việc học tập ở các trường đại học, những kiến thức chuyên môn, áp lực thi cử, áp lực về điểm số ngày càng gây ra cho sinh viên nhiều căng thẳng Khi đối mặt với những áp lực đó đòi hỏi bản thân sinh viên phải có tính kiên định cao, từ đó giảm thiểu những căng thẳng và đạt được thành tích học tập tốt tạo cơ hội cho sự phát triển sau này của bản thân mỗi sinh viên Dựa vào những lý do trên nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài 4 nghiên cứu sau: Ảnh hưởng của tính kiên định, sự căng thẳng và chất lượng sống trong học tập đến kết quả học tập: nghiên cứu trường hợp sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.” 1.2“Mục tiêu nghiên cứu” “Nghiên cứu này nhằm đạt được các mục tiêu sau: - Xác định mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính kiên định, sự căng thẳng, chất lượng sống trong học tập và kết quả học tập của sinh viên - Kiểm định và đo lường mối quan hệ giữa tính kiên định, sự căng thẳng, chất lượng sống trong học tập và kết quả học tập của sinh viên - Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm cải thiện kết quả học tập của sinh viên thông qua việc nâng cao tính kiên định, giảm sự căng thẳng và nâng cao chất lượng sống trong quá trình học tập của sinh viên.” 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (1)“Tính kiên định, sự căng thẳng, chất lượng sống trong học tập và kết quả học tập của sinh viên là những yếu tố như thế nào? (2) Mức độ ảnh hưởng của: tính kiên định đến sự căng thẳng, chất lượng sống trong học tập và kết quả học tập; sự căng thẳng đến kết quả học tập; và chất lượng sống trong học tập đến kết quả học tập của sinh viên như thế nào? (3) Có những hàm ý quản trị gì có thể cải thiện kết quả học tập của sinh viên thông qua việc nâng cao tính kiên định và giảm sự căng thẳng?” 1.4“Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tính kiên định, sự căng thẳng, chất lượng sống trong học tập, kết quả học tập của sinh viên và mối quan hệ giữa các yếu tố này Đối tượng khảo sát: Sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn TP.HCM Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi các trường đại học trên địa bàn TP.HCM - Về thời gian: Đề tài được tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 6/2020 đến tháng 2/2021.” 1.5“Phương pháp nghiên cứu” “Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng là hai phương pháp chủ yếu được nhóm chúng tôi sử dụng để nghiên cứu đề tài, cụ thể: 5 - Phương pháp nghiên cứu định tính thực hiện thông qua thảo luận nhóm tập trung gồm 20 sinh viên đến từ các trường đại học tại TP.HCM nhằm xác định mô hình nghiên cứu và điều chỉnh thang đo để phù hợp với thực tiễn - Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm kiểm tra độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố (EFA) và kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) từ số liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn sinh viên đang học tập tại các trường đại học trên địa bàn TP.HCM Nhóm tác giả sử dụng các công cụ xử lý số liệu phổ biến như: phần mềm SPSS 20.0 và phần mềm Smart – PLS 3.0.” 1.6“Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu” “Về mặt lý thuyết: đề tài này nhằm kiểm định mối quan hệ giữa tính kiên định, sự căng thẳng trong học tập, chất lượng sống trong học tập.và kết.quả học tập, sẽ giúp cho những người nghiên cứu về đề tài có liên quan có cơ sở để tham khảo.” “Về mặt thực tiễn: Với kết.quả nghiên.cứu này, góp phần giúp các trường đại học hiểu rõ hơn về mức độ ảnh hưởng của tính kiên định đến sự căng thẳng, mức độ ảnh.hưởng của tính kiên định đến kết quả học tập, mức độ ảnh hưởng của.tính kiên định đến chất lượng.sống trong học tập, mức độ ảnh hưởng sự căng thẳng đến kết quả học tập của sinh viên, và mức độ ảnh hưởng của chất lượng sống trong học tập đến kết quả học tập của sinh viên Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị cho các trường đại học trong việc hoạch định các chính sách nhằm cải thiện kết quả.học tập của.sinh viên thông qua việc nâng cao tính kiên định, biết cách giảm sự căng thẳng, và nâng cao chất lượng sống trong học tập.” 1.7“Kết cấu của đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu có kết cấu gồm 5 chương, cụ thể như sau: Chương 1 - Tổng.quan về đề tài.nghiên cứu: Giới thiệu lý do.chọn đề tài; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi.nghiên cứu; đối tượng và phạm vi.nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Chương 2 - Cơ sở lý thuyết và mô hình.nghiên cứu: Trình bày các khái niệm trong nghiên cứu: Tính kiên định, sự căng thẳng, chất lượng sống trong.học tập và kết quả học tập Trình bày các nghiên cứu liên quan và đồng thời phát triển các giả thuyết về các mối quan hệ giữa tính kiên định và sự căng thẳng trong học tập; giữa tính kiên định và chất lượng sống trong học tập, ảnh hưởng của tính kiên định đến kết quả học 6 tập, ảnh hưởng của căng thẳng đến kết quả học tập, ảnh hưởng của chất lượng sống trong học tập đến kết quả học tập Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu: Trình bày thiết kế nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong bài; thang đo các khái niệm; đối tượng khảo sát; thiết kế mẫu; phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu; phương pháp phân tích dữ liệu được thực hiện trong bài Chương 4 - Kết quả.nghiên cứu: Trình bày.thông tin về mẫu khảo sát, kết.quả kiểm định mô hình đo lường các khái.niệm nghiên cứu, phân tích các.kết quả thu được Chương 5 - Kết luận và hàm ý quản trị - Tóm tắt kết quả nghiên cứu, đưa ra các hàm ý quản trị, cũng như đưa ra các hạn chế của đề tài nhằm đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.” 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 2 sẽ trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết của nghiên cứu bao gồm: Các khái niệm về sự căng thẳng trong học tập, tính kiên định trong học tập và kết quả học tập trong nghiên cứu, cùng lược khảo các nghiên cứu có liên quan, mô hình nghiên cứu có liên quan, và lý thuyết chứng minh mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu Trên cơ sở đó đề xuất các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề nghị 2.1 Định nghĩa các yếu tố 2.1.1 Tính kiên định trong học tập “Tính kiên định được Suzanne C Kobasa định nghĩa lần đầu tiên vào năm 1979, cho rằng tính kiên định điều tiết mối quan hệ giữa các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống và bệnh tật Britt và cộng sự (2001) định nghĩa tính kiên định là một thuộc tính của khả năng phục hồi tâm lý trong học tập, ngoài ra tính kiên định còn liên quan đến sức khỏe thể chất và tâm lý của một người.” “Trong những ngày đầu nghiên cứu về tính kiên định, nó thường được định nghĩa là một cấu trúc nhân cách bao gồm ba định hướng chung về cam kết, kiểm soát và thách thức có chức năng như một nguồn lực kháng cự khi gặp các điều kiện căng thẳng (Kobasa, 1979) Về sau, Maddi đã mô tả tính kiên định khi kết hợp ba thái độ (cam kết, kiểm soát và thách thức) cùng nhau cung cấp sự can đảm và động lực cần thiết để biến những hoàn cảnh căng thẳng từ tai hoạ tiềm tàng thành cơ hội phát triển cá nhân (Maddi, 2002, 2004; Maddi, Harvey và cộng sự, 2006) Cam kết (so với sự tha hoá) là một xu hướng liên quan đến bản thân trong các hoạt động trong cuộc sống và có mối quan tâm thực sự, tò mò về thế giới xung quanh (hoạt động, sự vật, những người khác) Kiểm soát (so với quyền lực) phản ánh mong muốn tiếp tục có ảnh hưởng đến kết quả đang diễn ra xung quanh bạn, bất kể điều này có thể trở nên khó khăn như thế nào Cuối cùng là thử thách (so với an ninh) tiêu biểu cho rằng cuộc sống là thất thường, những thay đổi đó sẽ kích thích sự phát triển cá nhân và các tình huống có khả năng gây căng thẳng được đánh giá là thú vị và kích thích hơn là đe doạ (Maddi, 2006).” “Trong khi thừa nhận tầm quan trọng của ba chiều cốt lõi, Bartone (2006) coi tính kiên định là một cái gì đó toàn cầu hơn là thái độ đơn thuần Ông quan niệm về tính kiên định như một phong cách cá tính rộng hoặc phương thức hoạt động tổng quát bao gồm các phẩm chất nhận thức, cảm xúc và hành vi Phong cách hoạt động tổng quát này, kết hợp cam kết, kiểm soát và thách thức, được cho là ảnh hưởng đến cách người ta nhìn 8 nhận bản thân và tương tác với thế giới xung quanh Hay nói một cách khác thì tính kiên định theo Bartone và cộng sự (2009) là biểu hiện của tâm lý bao gồm sự kiên trì, sức khỏe, có khả năng phục hồi tốt và hơn hết là đạt hiệu suất cao khi làm việc với căng thẳng Nhóm nghiên cứu sẽ dựa trên khái niệm tính kiên định trong bối cảnh học tập của Bartone và cộng sự (2009).” 2.1.2“Sự căng thẳng trong học tập” 2.1.2.1“Định nghĩa sự căng thẳng” “Căng thẳng được xem là một loại cảm xúc tiêu cực, là nhận thức, hành vi và quá trình sinh lý xảy ra khi một người cố gắng điều chỉnh hoặc đối phó với yếu tố gây căng thẳng (Bernstein và công sự, 2008) Những yếu tố gây căng thẳng được định nghĩa là những trường hợp làm gián đoạn hoặc đe dọa làm gián đoạn hoạt động hàng ngày của cá nhân và khiến mọi người thực hiện điều chỉnh (Auerbach và Grambling 1998).” “Theo Masih và Gulrez (2006) căng thẳng được hiểu là một cuộc khủng hoảng về lối sống, ảnh hưởng đến bất kỳ cá nhân nào bất kể giai đoạn phát triển của họ (Banerjee, 2012) Căng thẳng cũng được xem là phản ứng cơ thể, cả về thần kinh và sinh lý, để thích nghi với một tình trạng mới (Franken và cộng sự, 1994).” “Auerbach và Grambling (1998) đánh giá căng thẳng như một trạng thái khó chịu của kích thích cảm xúc và sinh lý mà cá nhân gặp phải trong các tình huống họ cho là nguy hiểm hoặc đe dọa đến hạnh phúc của họ.” “Tuy nhiên, căng thẳng được cảm nhận theo những cách khác nhau nên mỗi cá nhân khác nhau sẽ có những trải nghiệm về căng thẳng khác nhau Nó được coi là sự kiện hoặc tình huống gây ra làm cho cá nhân cảm thấy căng thẳng, áp lực, hoặc cảm xúc tiêu cực bao gồm lo lắng và tức giận Hơn nữa, nhiều người định nghĩa căng thẳng là phản ứng với các tình huống hiện có, mà bao gồm thay đổi sinh lý (tăng nhịp tim và căng cơ), thay đổi cảm xúc và hành vi (Bernstein và công sự, 2008) Căng thẳng luôn coi như một quá trình tâm lý liên quan đến cá nhân giải thích và phản ứng với bất kỳ sự kiện đe dọa Điều quan trọng cần lưu ý là căng thẳng có thể có cả tác động tích cực và tiêu cực đến mọi người Nó có nghĩa là căng thẳng có thể là một phản ứng bình thường, thích ứng với mối đe dọa Nó là vai trò là để báo hiệu và chuẩn bị cho các cá nhân để hành động phòng thủ.” 9 2.1.2.2“Căng thẳng trong học tập” “Lee và Larson (2000) giải thích sự căng thẳng trong học tập là sự tương tác giữa các yếu tố gây nên căng thẳng từ môi trường, sự đánh giá của sinh viên và các phản ứng tương tự Bên cạnh đó, căng thẳng học tập được định nghĩa là phản ứng của cơ thể đối với các nhu cầu liên quan đến học thuật vượt quá khả năng mà bản thân học sinh có thể thích ứng được (Wilks, 2008) Ước tính 10-30% học sinh trải qua một số mức độ căng thẳng học tập trong sự nghiệp học tập (Johnson, 1979) Trầm cảm, lo lắng, các vấn đề về hành vi, cáu kỉnh, v.v là một vài trong số nhiều vấn đề được báo cáo ở những học sinh bị căng thẳng học tập cao (Deb, Strodl và Sun, 2015; Verma, Sharma và Larson, 2002).” “Đại học cung cấp cho sinh viên nền giáo dục đại học và phát triển tâm lý xã hội (Tao và cộng sự, 2000) Bên cạnh việc theo đuổi kiến thức ở trường đại học, một sinh viên cũng được giao tiếp với nhiều loại người khác nhau và trải qua sự phát triển tâm lý Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng vào đại học là một trong những nguyên nhân mang lại căng thẳng hoặc căng thẳng (Gall, Evans, và Bellerose, 2000) Điều này là do các sinh viên ở bậc đại học phải đối mặt với một hệ thống giáo dục, lối sống và sự thay đổi đột ngột của môi trường xã hội Để đạt được thành tích và kết quả tốt nghiệp đòi hỏi sinh viên đại học phải đạt đến trình độ học thuật nhất định Điều này có nghĩa là họ được đánh giá trong suốt học kỳ Bên cạnh đó, hầu hết sinh viên đã rời khỏi nhà và họ phải khôn ngoan trong việc quản lý, lên kế hoạch và sắp xếp thời gian và các hoạt động một cách hợp lý Giờ đây họ gặp những người ở độ tuổi và hoàn cảnh khác nhau, do đó cần có kỹ năng giao tiếp để giao tiếp với mọi người xung quanh Nghiên cứu trong quá khứ cho thấy một số sinh viên đại học trải qua căng thẳng đáng kể (Brown và cộng sự, 1999) Sinh viên đại học năm thứ nhất đặc biệt dễ bị căng thẳng (Towbes và Cohen, 1996; Pancer và cộng sự, 2000; Wintre và Yaffe, 2000) và trải qua mức độ căng thẳng cao (Wintre và Yaffe, 2000) do trường đại học chuyển đổi cuộc sống (Towbes và Cohen, 1996) Nhiều người trong số họ phải đối mặt với cú sốc văn hóa vì cuộc sống đại học khác với cuộc sống ở trường học Nếu không đối phó với các yếu tố gây căng thẳng trong quá trình chuyển đổi có thể làm suy giảm kết quả học tập và tăng sự đau khổ về tâm lý (Dwyer và Cummings, 2001) Sự gia tăng căng thẳng trong năm đầu tiên dự đoán sự giảm điều chỉnh tổng thể và điểm trung bình thấp hơn (Wintre và Yaffe, 2000) Học sinh có xu hướng mất tự tin khi phải tạo dựng các mối quan hệ xã hội mới và đồng thời 10 cố gắng đối phó với nhu cầu học tập ngày càng tăng (Tao và cộng sự, 2000; Dwyer và Cummings, 2001) Một danh sách mười nguồn căng thẳng của Yusoff và cộng sự (2010) đã xác định được các yếu tố gây căng thẳng bao gồm các bài kiểm tra, phạm vi nội dung cần học nhiều, thiếu thời gian để ôn tập, điểm kém, tự kỳ vọng, không đủ kỹ năng trong thực hành, không tuân theo lịch đọc, khối lượng công việc nặng, gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung và không cung cấp câu trả lời cho câu hỏi của giáo viên.” “Trong bài viết này, nhóm nghiên cứu nhận thấy sự căng thẳng nhìn chung là một loại cảm xúc tiêu cực, phản ứng của cơ thể cả về thần kinh lẫn sinh lý đối với sự kiện hoặc tình huống gây ra làm cho cá nhân cảm thấy căng thẳng, áp lực Sự căng thẳng trong học tập cũng giống vậy, là sự tương tác và những phản ứng tương tự của sinh viên giữa các yếu tố, nguyên nhân gây nên căng thẳng từ môi trường học tập của đại học, cụ thể là các nhu cầu liên quan đến học thuật vượt quá khả năng thích ứng của sinh viên.” 2.1.2.3“Các yếu tố thành phần của căng thẳng trong học tập” “Theo Dalia Bedewy và Adel Gabriel (2015), khái niệm căng thẳng trong học tập gồm 3 thành phần chính gây nên căng thẳng trong học tập giữa các sinh viên bậc đại học là kỳ vọng học tập, khối lượng công việc của ngành học và sự tự nhận thức học tập của sinh viên.” “Thành phần kỳ vọng học tập” “Phần lớn các gia đình coi việc đi học là quan trọng hàng đầu và đặt ra những yêu cầu và kỳ vọng cao đối với thành tựu giáo dục (Mordkowitz và Ginsburg, 1987) Sinh viên phải đối mặt với áp lực phải học tốt ở trường để làm hài lòng cha mẹ (Salili, Chiu, và Lai, 2001; Wong và cộng sự, 2005) Không chỉ thiết kế mà giáo viên và phụ huynh cũng đè nặng lên sinh viên với rất nhiều áp lực để đạt điểm cao Những kỳ vọng này làm cho các sinh viên làm việc không ngừng và kết thúc trong việc tạo ra căng thẳng hơn (Jain và Singhai, 2017) Ang và Huan (2006) báo cáo rằng kỳ vọng gia tăng là một trong những yếu tố gây ra mức độ căng thẳng gia tăng Nó đã được chứng minh trong một số nghiên cứu rằng áp lực và kỳ vọng của phụ huynh và giáo viên liên quan đến căng thẳng xung quanh thời gian thi cử hoặc về việc lựa chọn nghiên cứu học tập cụ thể hoặc một nghề nghiệp tương lai Ngoài ra, nhận những lời chỉ trích từ người giảng viên giám sát về công việc học tập hoặc lâm sàng là một của các nguồn liên quan đến căng thẳng đáng kể giữa các sinh viên (Kumar và cộng sự, 2009).” 11 “Thành phần khối lượng công việc của ngành học” “Thuật ngữ khối lượng công việc có thể được định nghĩa là khối lượng công việc được giao cho một người trong một khoảng thời gian xác định Trong trường hợp này, bài tập, sự hướng dẫn, các lớp học, những bài kiểm tra hoặc những bài thi, báo cáo và thực hành đều nằm trong khối lượng công việc học tập mà sinh viên, đặc biệt là sinh viên đại học cần phải hoàn thành để tốt nghiệp (Yusoff và cộng sự, 2010) Khối lượng công việc học tập nặng nề có thể gây ra cảm giác hồi hộp, lo lắng gây căng thẳng nếu kéo dài trong thời gian dài Kausar (2010) chỉ ra rằng giữa khối lượng công việc học tập và sự căng thẳng trong nhận thức giữa các sinh viên có một mối quan hệ tích cực Sinh viên cũng khó tránh khỏi tình trạng căng thẳng khi đối diện với áp lực kiểm tra hay thi cử (Ben-Zur, 2012; Hashmat và cộng sự, 2008; Lee và cộng sự, 2005; O’Reilly và cộng sự, 2014; Pitt và cộng sự, 2017) Trong một số nghiên cứu, dựa theo báo cáo của sinh viên, các tác giả nhận thấy rằng các yếu tố được báo cáo thường xuyên nhất góp phần gây ra căng thẳng và lo lắng xung quanh các kỳ thi là thời gian học quá nhiều và thời gian thi dài (Harikiran và cộng sự, 2012; Hashmat và cộng sự, 2008; Sansgiry và Sail, 2006; Shah và cộng sự, 2010).” “Thành phần sự tự nhận thức học tập của sinh viên” “Theo Collaborative for Academic, Social, and Emotional Learning (2013 & 2015), tự nhận thức là khả năng nhận thức một cách chính xác những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và sự ảnh hưởng của chúng tới hành vi của bản thân Sự tự nhận thức học tập của sinh viên liên quan đến có kỳ vọng học tập cao (Buchmann và Dalton, 2002; Campbell, 1983; Kao và Tienda, 1998), sợ thất bại trong học tập (Kolko, 1980), nhận thức về việc không có đủ thời gian để phát triển cơ sở kiến thức sâu rộng cần thiết (Carveth và cộng sự, 1996), lo lắng về tương lai và sự nghiệp (O’Reilly và cộng sự, 2014) Đây được coi là những yếu tố chính của sự tự nhận thức học tập của sinh viên được phát hiện có những ảnh hưởng trực tiếp và trung gian đến thành tích học tập.” 2.1.3“Chất lượng sống trong học tập” 2.1.3.1“Chất lượng cuộc sống” “Chất lượng cuộc sống là một khái niệm đa chiều đã được đo lường theo nhiều cách khác nhau (Vaez và cộng sự, 2004) Theo Andrews và Withey (1976) đã định nghĩa chất lượng cuộc sống là những hiểu biết của bản thân, những đánh giá cá nhân về những khía cạnh của cuộc sống Nó có thể được định nghĩa trong các điều kiện về sự hài lòng

Ngày đăng: 20/03/2024, 12:45

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan