1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN KHU CHĂN NUÔI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO DHN GIA LAI

272 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khu trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai
Tác giả Công Ty Cp Ptnn Công Nghệ Cao Dhn Gia Lai
Thể loại Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Năm xuất bản 2023
Thành phố Gia Lai
Định dạng
Số trang 272
Dung lượng 5,27 MB

Nội dung

Trang 1 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁNKHU CHĂN NUÔI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO DHN GIA LAI Trang 2 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁNKHU TRANG TRẠI CHĂN NUÔI ỨN

Trang 1

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

CỦA DỰ ÁN

KHU CHĂN NUÔI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO DHN GIA LAI Địa chỉ: Thôn 6, xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai

Trang 2

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

CỦA DỰ ÁN

KHU TRANG TRẠI CHĂN NUÔI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO DHN

GIA LAI Địa chỉ: Thôn 6, xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai

CÔNG TY TNHH DV KT MÔI TRƯỜNG THÀNH NAM Á

Gia lai, Năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

1 Xuất xứ của dự án 1

1.1 Thông tin chung về dự án 2

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư 2

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 2

1.4 Dự án đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp 4

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 4

2.1 Liệt kê các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 4

2.2 Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 12

2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 13

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 13

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 16

4.1 Các phương pháp ĐTM 16

4.2 Các phương pháp khác 16

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM 17

5.1 Thông tin về dự án: 17

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường: 19

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án: 20

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án: 25

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 32

CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 36

1.1 Thông tin về dự án 36

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 44

Trang 4

1.2.1 Các hạng mục công trình chính của dự án 46

1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án 48

1.2.3 Các hoạt động của dự án 51

1.2.4 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của dự án 52

1.2.5 Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường 56

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 57

1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu dùng trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng của dự án 57

1.3.2 Nguyên, nhiên, vật liệu dùng trong giai đoạn hoạt động của dự án 60

1.3.3 Sản phẩm của dự án 78

1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 78

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 87

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 95

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 98

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 98

2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa hình, địa mạo và địa chất 98

2.1.2 Điều kiện về khí hậu, khí tượng 98

2.1.3 Điều kiện thủy văn 102

2.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội 102

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 104

2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 104

2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 112

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 112

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 113

2.4.1 Đánh giá tính phù hợp của vị trí dự án với điều kiện môi trường tự nhiên113 2.4.2 Đánh giá tính phù hợp của vị trí dự án với phát triển KT-XH khu vực thực hiện dự án 113

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 114

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng của dự án 115

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động giai đoạn thi công xây dựng 115

Trang 5

3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp

giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 147

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 162

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động giai đoạn vận hành 162

3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 195

3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 235

3.3.1 Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 235

3.3.2 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 237

3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo: 237

3.4.1 Đánh giá tác động đến môi trường không khí 238

3.4.2 Đánh giá tác động đến môi trường nước 238

3.4.3 Đánh giá tác động do chất thải rắn 239

3.4.4 Đánh giá các tác động đến sức khỏe lao động và cộng đồng dân cư 239

3.4.5 Tác động đến các điều kiện kinh tế - xã hội 239

3.4.6 Các rủi ro, sự cố môi trường có khả năng xảy ra 240

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 243

CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 244 5.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 244

5.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 251

5.2.1 Giám sát trong giai đoạn thi công xây dựng 251

5.2.2 Giám sát trong giai đoạn vận hành 252

5.2.3 Kế hoạch quan trắc môi trường dự kiến trong giai đoạn vận hành thử nghiệm 253

5.2.4 Kinh phí quản lý, giám sát môi trường 255

CHƯƠNG 6 KẾT QUẢ THAM VẤN 256

I Tham vấn cộng đồng 256

6.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 256

6.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 256

II Tham vấn ý kiến chuyên gia/nhà khoa học 256

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 257

1 Kết luận: 257

2 Kiến nghị: 257

3 Cam kết của chủ dự án đầu tư 258

Trang 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO 261 PHỤ LỤC I Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định PHỤ LỤC II Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định PHỤ LỤC III Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTNC : Bê tông nhựa chặtBTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trườngBYT : Bộ Y tế

CTNH : Chất thải nguy hạiCTR : Chất thải rắnĐTM : Đánh giá tác động môi trườngNĐ-CP : Nghị định - Chính phủ

PCCC : Phòng Cháy Chữa CháyQCVN : Quy chuẩn Việt Nam

QĐ : Quyết định

QH : Quốc hộiQLCTNH : Quản lý Chất thải nguy hạiQLMT : Quản lý môi trường

TCXDVN : Tiêu chuẩn Xây dựng Việt NamTNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TNMT : Tài nguyên Môi trườngUBND : Uỷ ban nhân dânv/v : về việc

VN : Việt NamWHO : Tổ chức Y tế thế giớiXLNT : Xử lý nước thải

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 0.1: Danh sách các thành viên chính trực tiếp tham gia và lập báo cáo ĐTM của dự án

14

Bảng 1.1: Điểm tọa độ ranh giới dự án 37

Bảng 1.5: Khối lượng vật liệu cần cung cấp trong quá trình xây dựng 58

Bảng 1.6: Nhu cầu nhiên liệu cung cấp cho các phương tiện thi công công trình 58

Bảng 1.7: Lưu lượng sử dụng nước cho quá trình vệ sinh, bảo dưỡng máy móc, thiết bị ở khu vực công trường 59

Bảng 1.10: Bảng cân bằng nhu cầu cấp nước và lưu lượng nước thải phát sinh tại trang trại khi vận hành cho cả 2 giai đoạn 66

Bảng 1.19: Danh mục máy móc thiết bị phục vụ giai đoạn thi công của dự án 69

Bảng 1.20: Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến trong quá trính vận hành dự án 70

Bảng 1.21: Danh mục máy móc, thiết bị lắp đặt mới cho hệ thống xử lý nước thải tại trang trại 71

Bảng 1.22: Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến của công trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn phát sinh 78

Bảng 1.23: Quản lý tiến độ xây dựng của dự án 95

Bảng 1.10: Bảng cân bằng nhu cầu cấp nước và lưu lượng nước thải phát sinh tại trang trại khi vận hành cho cả 2 giai đoạn 167

Bảng 2.1: Nhiệt độ ( o C) không khí trung bình tại trạm Ayunpa 99

Bảng 2.2: Độ ẩm không khí trung bình những tháng trong các năm 99

Bảng 2.3: Thống kê lượng mưa của các tháng trong năm 100

Bảng 2.4: tốc độ gió trung bình qua các năm (m/s) 101

Bảng 3.16: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng 117

Bảng 3.17: Hệ số ô nhiễm của nước thải sinh hoạt trong trường hợp chưa được xử lý 119

Bảng 3.18: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 120

Bảng 3.19 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công 121

Bảng 3.21: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn 122

Bảng 3.24: Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn điện kim loại 131

Bảng 3.25: Số lượng, khối lượng và hàm lượng các chất ô nhiễm phát sinh của từng loại que hàn trong suốt thời gian thi công xây dựng 132

Bảng 3.26: Tải lượng khí thải que hàn phát sinh trong 1 ngày thi công 132

Bảng 3.27: Định mức hao hụt vật liệu thi công 134

Bảng 3.28: Số lượng và mã số chất thải nguy hại phát sinh 135

Bảng 3.29: Nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng 136

Bảng 3.30: Mức ồn tối đa từ các thiết bị, máy móc, phương tiện thi công tại nguồn 138

Bảng 3.31: Kết quả dự báo tiếng ồn cách nguồn phát sinh 200 m và 500 m 139

Bảng 3.32: Mức rung của một số máy móc thi công điển hình 140

Bảng 3.33: Các hoạt động trong quá trình thi công xây dựng, lắp đặt công trình tác động đến hệ sinh thái khu vực 141

Bảng 3.34: Biện pháp giảm thiểu các tác động đến hệ sinh thái khu vực trong giai đoạn thi công xây dựng – lắp đặt thiết bị 157

Bảng 3.35: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động 162

Bảng 3.36: Hệ số ô nhiễm của nước thải sinh hoạt trong trường hợp chưa được xử lý 163

Bảng 3.37: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 164

Bảng 3.38: Thành phần đặc tính của nước thải chăn nuôi lợn 168

Trang 9

Bảng 3.39: Giá trị giới hạn khí thải 170

Bảng 3.40:Tải lượng và nồng độ ô nhiễm không khí do các phương tiện vận chuyển 170

Bảng 3.42: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm khí thải máy phát điện 172

Bảng 3.43: Mật độ vi khuẩn trong không khí tại trạm xử lý nước thải 175

Bảng 3.44: Thành phần hóa học của phân lợn từ 70 –100 kg 178

Bảng 3.45: Khối lượng chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi 179

Bảng 3.46: Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trung bình tháng 180

Bảng 3.47: Chú thích tính chất độc hại 181

Bảng 3.48: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động 183

Bảng 3.49: Mức ồn theo khoảng cách tính từ lề đường 185

Bảng 3.50: Tác động tới hệ sinh thái trong quá trình hoạt động/vận hành dự án 188

Bảng 3.51: Thông số các hạng mục, công trình hệ thống xử lý nước thải: 205

Bảng 3.52: Hiệu suất xử lý của quy trình công nghệ XLNT 212

Bảng 3.53: Nhu cầu tưới theo mùa 213

Bảng 3.54: Cân bằng nước theo mùa 213

Bảng 3.55: Biện pháp giảm thiểu các tác động đến hệ sinh thái khu vực trong giai đoạn hoạt động 225

Bảng 3.56: Dự toán kinh phí đối với các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 236

Bảng 3.57: Tổng hợp mức độ tin cậy của các đánh giá trong báo cáo 240

Bảng 5.1: Tổng hợp chương trình quản lý môi trường của dự án 244

Bảng 5.2: Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu nước thải 253

Bảng 5.3: Tổng hợp kinh phí dành cho công tác quản lý, giám sát môi trường 255

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 0.1: Quy trình chăn nuôi lợn được áp dụng tại dự án 18

Hình 1.1: Địa điểm và vị trí dự án 39

Hình 1.2: Mặt bằng bố trí phân khu chức năng dự án 40

Hình 1.3: Quy trình hoạt động của dự án 51

Hình 1.4: Mặt bằng bố trí hệ thống xử lý nước thải dự án 54

Hình 1.5 Giống lợn Yorkshire 61

Hình 1.6: Giống lợn Landrace 61

Hình 1.7.Giống lợn Duroc Jersey 61

Hình 1.8 Lợn đực Yorkshire 62

Hình 1.9 Lợn nái Pietrain 62

Hình 1.10 Sơ đồ tổ chức hành chính của dự án 69

Hình 1.11 Quy trình công nghệ chăn nuôi của dự án 79

Hình 1.12 Quy trình thi công xây dựng 88

Hình 1.10: Sơ đồ tổ chức của Công ty 96

Hình 3.1: Các nguồn chính phát thải khí nhà kính trên thế giới 188

Hình 3.2: Cụm xử lý nước thải tập trung giai đoạn 1, công suất 200m3/ngày 198

Hình 3.3: Cụm xử lý nước thải tập trung giai đoạn 1, công suất 200m3/ngày 199

Hình 3.5: Cấu tạo máy ép phân 219

Hình 3.6: Quy trình ứng phó sự cố cháy nổ 228

Hình 3.7: Sơ đồ hướng dẫn ứng phó khẩn cấp trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động 229

Hình 3.8: Quy trình ứng phó khi có sự cố rò rỉ, tràn đổ hóa chất 235

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

Công ty Cổ phần phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao DHN Gia Lai đã được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0316402026 đăng ký lần đầu ngày 22/07/2020; cấp bởi Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh Nghành nghề chính chăn nuôi lợn, sản xuất nông nghiệp Đăng ký thay đổi lần 4 ngày 04/11/2022;

Gia Lai được đánh giá là địa phương có nhiều lợi thế phát triển chăn nuôi Nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai có khí hậu đa dạng và diện tích lớn, thích hợp phát triển nông nghiệp quy mô lớn Phát huy những lợi thế này, Gia Lai đã và đang phấn đấu trở thành một trong những trung tâm sản xuất, chế biến nông nghiệp công nghệ cao của cả nước Trong phát triển nông nghiệp những năm gần đây, chăn nuôi ngày càng được chú trọng, đặc biệt là chăn nuôi lợn, nhằm tăng hiệu quả trong chăn nuôi và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng thịt, đòi hỏi công tác chọn giống, công tác chăm sóc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi ngày càng được coi trọng Vì vậy việc đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi công nghiệp, năng suất cao và tăng sức cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Gia Lai là rất cần thiết;

Dự án “Khu trang trại chăn nuôi ứng dụng Công nghệ cao DHN Gia Lai” với Quy

mô: 2.500 lợn Nái cụ kỵ, 6.000 lợn con/lứa và 8.000 lợn thịt/lứa (tương đương 2.220

đơn vị vật nuôi) của Công ty Cổ phần phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao DHN Gia Lai đã được phê duyệt chủ trương theo Quyết định số 332/QĐ-UBND cấp lần đầu ngày 31/05/2021 về việc chấp thuận chủ trương đồng thời chấp nhận nhà đầu tư, cấp điều chỉnh theo Quyết định số 901/QĐ-UBND ngày 21/12/2021 về việc Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Điều chỉnh mới nhất theo Quyết định số 177/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2023 về việc Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án sẽ được thực hiện trên khu đất thuộc Thôn 6, Xã Ia Le, Huyện Chư Pưh, Tỉnh Gia Lai Mục tiêu của dự án là đầu tư trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn bố mẹ,lợn thịt theo mô hình công nghiệp Đồng thời dự án còn giúp tạo công ăn việc làm và giúp cho người dân địa phương sống quanh khu vực dự án có cơ hội tăng thêm thu nhập

Quá trình xây dựng và hoạt động của dự án có thể gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường và cộng đồng địa phương trong giai đoạn chuẩn bị trước xây dựng, giai đoạn xây dựng và giai đoạn hoạt động Vì vậy, để tuân thủ theo các quy định của nhà

Trang 12

nước về công tác bảo vệ môi trường và đảm bảo các tác động tiềm tàng tiêu cực được nhận diện và giảm thiểu trong quá trình thực hiện dự án, chủ dự án tiến hành lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho dự án;

Đây là dự án xây dựng mới, dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn quy định tại số 16, Mục III, Cột 3, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/22022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

1.1 Thông tin chung về dự án

Để tuân thủ nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/22022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm

2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Chủ dự án tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Khu Trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai” với quy mô 2.500 lợn Nái cụ kỵ, 6.000 lợn con/lứa và 8.000 lợn thịt/lứa tại Thôn 6, xã Ia

Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

Dự án “Khu trang trại chăn nuôi ứng dụng Công nghệ cao DHN Gia Lai” Quy mô: 2.500 lợn Nái cụ kỵ, 6.000 lợn con/lứa và 8.000 lợn thịt/lứa tại Thôn 6, xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai thuộc trách nhiệm phê duyệt của Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai chấp thuận theo Quyết định số 332/QĐ-UBND cấp lần đầu ngày 31/05/2021 về việc chấp thuận chủ trương đồng thời chấp nhận nhà đầu tư;

Cấp điều chỉnh theo Quyết định số 901/QĐ-UBND ngày 21/12/2021 về việc Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư

Cấp điều chỉnh mới nhất theo Quyết định số 177/QĐ-UBND ngày 24/4/2023 về việc Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

a Sự phù hợp của dự án với kế hoạch phát triển chăn nuôi, mật độ chăn nuôi

Kế hoạch phát triển chăn nuôi:

Trang 13

Ngày 18/11/2020, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Quyết định số UBND về việc phê duyệt bổ sung danh mục dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh giai đoạn

633/QĐ-2020 – 2021 theo đó dự kiến có kế hoạch xây dựng vùng chăn nuôi lợn tập trung tại huyện Chư Pưh

Dự án “Khu trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai” nằm trên địa bàn xã Ia Le, huyện Chư Pưh của Công ty cổ phần phát triển nông nghiệp công nghệ cao DHN Gia Lai là dự án trang trại chăn nuôi lợn có quy mô lớn, tập trung, theo hướng công nghiệp, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến kết hợp với việc sản xuất phân hữu cơ phù hợp với kế hoạch hành động thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng

bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Mật độ chăn nuôi:

Mật độ chăn nuôi được tính bằng tổng số đơn vị vật nuôi (viết tắt là ĐVN) trên 01 ha đất nông nghiệp Căn cứ Phụ lục VI Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi thì mật độ chăn nuôi của tỉnh Gia Lai đến năm 2030 không vượt quá 1,0 ĐVN/ha Mật độ chăn nuôi của huyện Chư Pưh khoảng 0,29 ĐVN/ha (dự kiến 14 dự án đầu tư vào huyện Chư Pưh đều đi vào hoạt động mật độ khoảng 0,71 ĐVN/ha) Hiện mật độ chăn nuôi của tỉnh Gia Lai vẫn còn thấp khoảng 0,28 ĐVN/ha, do đó mật độ chăn nuôi ở huyện Chư Pưh vẫn ở ngưỡng cho phép

b Vị trí thực hiện dự án, khoảng cách theo quy định hiện hành

Khoảng cách của dự án đến các đối tượng xung quanh:

+ UBND xã Ia Le : khoảng 2,31 km;

+ Trường Tiểu học Kim Đồng thuộc xã Ia Le: Khoảng 1,85 km;

+ Chợ Ia Le: Khoảng 3,12 km

+ Cách đường quốc lộ 14 khoảng 1.7 km

- Cách trang trại nuôi dê Phước Tú khoảng 3 km về phía tây nam của dự án

- Cách dự án 50m về phía đông nam là mỏ đá của công ty TNHH Bách Long 1

- Do đó, vị trí dự án đáp ứng khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại (cách khu dân cư, trường học, bệnh viện, nguồn nước) theo quy định tại Điều 5 Thông tư số

Trang 14

23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi

c Sự phù hợp của dự án với quy hoạch 03 loại rừng và hiện trạng rừng

- Về quy hoạch lâm nghiệp: Đối chiếu tọa độ ranh giới dự án với kết quả rà soát,

điều chỉnh 3 loại rừng tỉnh Gia Lai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai phê duyệt theo Quyết định số 527/QĐ-UBND ngày 23/8/2021 thì khu đất thực hiện dự án theo bảng tọa độ Công ty cung cấp không thuộc quy hoạch đất lâm nghiệp

-Về hiện trạng: Đất nông nghiệp khác Toàn bộ khu đất hiện nay đã được UBND

tỉnh Gia Lai cho Công ty Cổ phần phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao DHN Gia Lai thuê đất tại quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 04/07/2023

1.4 Dự án đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp

Đây là dự án đầu tư xây dựng mới, không nằm trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

2.1 Liệt kê các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

2.1.1 Luật

a) Tài nguyên và Môi trường

− Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt

Nam thông qua ngày 17/11/2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022;

− Luật đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông

qua ngày 29/11/2013;

− Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt

Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012

b) Chăn nuôi

− Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam

thông qua ngày 17/11/2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020;

Trang 15

− Luật Thú y số 79/2015/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa

XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19/06/2015 và có hiệu lực kể từ ngày 07/01/2016

c) Phòng cháy chữa cháy

− Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số

40/2013/QH13 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 22/11/2013

d) Xây dựng

− Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam

thông qua ngày 17/6/2020;

e) Hoá chất

− Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 (Văn bản hợp nhất số

10/VBHN-VPQH ngày 29/06/2018);

f) Giao thông đường bộ

− Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 được Quốc hội Nước CHXHCN

Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008;

g) An toàn vệ sinh lao động

− Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc hội Nước CHXHCN

Việt Nam thông qua ngày 25/06/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016

h) Phòng chống thiên tai

− Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng, chống thiên tai và luật đê điều

số 60/2020/QH14 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/6/2020

i) Đầu tư và Doanh nghiệp

− Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam

thông qua ngày 17/6/2020;

− Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông

quan ngày 17/6/2020

2.1.2 Nghị định

a) Tài nguyên và Môi trường

Trang 16

− Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/07/22022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

− Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/22022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

− Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn;

− Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thuỷ văn; đo đạc và bản đồ;

− Nghị định số Số 41/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/03/2021 V/v Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;

− Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

− Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/05/2020 của Chính phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

− Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14/11/2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

− Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước

b) Chăn nuôi

− Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ quy định về quản

lý thức ăn chăn nuôi;

− Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thú y;

− Nghị định số 39/2017/NĐ – CP ngày 04/04/2017 của Chính phủ về quản lý thức

ăn chăn nuôi, thủy sản;

− Nghị định số 13/2020/NĐ – CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi

c) Phòng cháy chữa cháy

Trang 17

− Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều về biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

− Nghị định số 98/2019/NĐ-CP ngày 27/12/2019 Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật

e) Hoá chất

− Nghị định 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm vàhiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí;

− Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;

f) Giao thông đường bộ

− Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-BGTVT ngày 08/10/2013);

g) An toàn vệ sinh lao động

− Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc

h) Phòng chống thiên tai và Thuỷ lợi

− Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ v/v quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

Trang 18

− Nghị định 60/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai

i) Đầu tư và Doanh nghiệp

− Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

2.1.3 Thông tư

a) Tài nguyên và Môi trường

− Thông tư số 03/2022/TT-BTNMT ngày 28/02/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật về công tác thu nhận, lưu trữ, bảo quản và cung cấp thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường;

− Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

− Thông tư 17/2021/TT-BTNMT ngày 14/10/2021 quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

− Thông tư 16/2021/TT-BTNMT ngày 27/09/2021 quy định xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ tài nguyên và môi trường;

− Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 về quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu môi trường;

− Thông tư số 23/2018/TT-BCT ngày 28/08/2018 của Bộ Công thương về quy định về quản lý, thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành công thương;

− Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Trang 19

− Thông tư 21/2019/TT – BNNPTNT ngày 28/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi;

− Thông tư 22/2019/TT – BNNPTNT ngày 30/011/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi;

− Thông tư số 23/2019/TT – BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi;

− Thông tư số 24/2019/TT – BNNPTNT ngày 24/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT – BNNPTNT ngày 31/05/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

− Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016 của của Bộ Nông nghiệp

và PTNT quy định về kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật trên cạn;

− Thông tư số 06/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 05 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Danh mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng tại Việt Nam;

− Thông tư số 07/2016/TT – BNNPTNT ngày 31/05/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

− Thông tư số 14/2016/TT – BNNPTNT ngày 02/06/2016 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;

− Thông tư 04/2010/TT – BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

b) Phòng cháy chữa cháy

− Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công An quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy;

c) Xây dựng

Trang 20

− Thông tư 03/2019/TT-BXD ngày 30/07/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2017/ TT-BXD ngày 30/3/2017 của bộ trưởng bộ xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;

− Thông tư số 04/2019/TT-BXD ngày 16/08/2019 của Bộ Xây dựng về Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

− Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải (Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BXD ngày 27/04/2020)

d) Hoá chất

− Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công Thương Quy định

cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

e) Giao thông đường bộ

− Thông tư số 65/2020/TT-BCA ngày 19/06/2020 của Bộ Công An quy định nhiệm

vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông

f) An toàn vệ sinh lao động

− Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

− Thông tư số 26/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

− Thông tư số 27/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - giá trị cho phép tại nơi làm việc;

g) Phòng chống thiên tai và Thuỷ lợi

− Thông tư số 10/2019/TT-BGTVT ngày 11/03/2019 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải;

− Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11/01/2019 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ

Trang 21

2.1.5 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường

a) Nước thải, nước mặt, nước dưới đất

− QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

− QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

− QCVN 62-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi;

− QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

− QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

− QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

− QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

c) Đất, trầm tích và bùn thải

− QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

− QCVN 43:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích;

− QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;

− QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại

d) Cấp nước

Trang 22

− QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng

e) Chăn nuôi

− QCVN01-39:2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi;

− QCVN 01-83:2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh động vật – yêu cầu chung lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển;

− QCVN 01-79:2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm – quy trình kiểm tra, đánh giá điều kiện vệ sinh thú y;

− QCVN 01-99:2012/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y;

− QCVN 01-148:2013/BNNPTNTQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định lợn giống;

− TCVN 9121-2012Tiêu chuẩn Việt Nam trại chăn nuôi gia súc lớn – yêu cầu chung;

− TCVN 3807-83 Nhóm N – Lợn giống Phương pháp đánh số tai;

− TCVN 1975-77 Nhóm N Thuật ngữ trong công tác giống gia súc

2.2 Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án

- Quyết định số 92/BC-TNMT báo cáo về một số nội dung liên quan đến hồ sơ thu hồi đất của địa phương quản lý và cho Công ty CP Phát triển nông nghiệp Công nghệ cao DHN Gia lai thuê đất

- Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 04/07/2023 của UBND tỉnh Gia Lai, Quyết định về việc cho chuyển mục đích sử dụng 529.769,2 m2 từ đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm khác sang đất nông nghiệp khác và cho Công ty Cổ phần phát triển nông nghiệp công nghệ cao DHN Gia Lai thuê đất để xây dựng Khu trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai tại xã Ia Le, huyện Chư Pưh

- Công văn số 812/STNMT-QHĐĐ ngày 16/03/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai V/v tham giá thẩm định bổ sung hồ sơ điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu trang tại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai tại

xã Ia Le, huyện Chư Pưh, của Công ty Cổ phần phát triển nông nghiệp công nghệ cao DHN Gia Lai

Trang 23

- Công văn số 55/SKHĐT-BC ngày 30/3/2023 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai V/v Báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư

- Quyết định số 177/QĐ-UBND ngày 24/04/2023 của UBND tỉnh Gia Lai V/v Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư

2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

− Thuyết minh dự án “Khu trang trại chăn nuôi ứng dụng Công nghệ cao DHN Gia Lai”; quy mô 2.500 lợn Nái cụ kỵ, 6.000 lợn con/lứa và 8.000 lợn thịt/lứa tại Thôn 6,

Xã Ia Le, Huyện Chư Pưh, Tỉnh Gia Lai;

− Các bản vẽ kỹ thuật liên quan (bản vẽ mặt bằng tổng thể, mặt bằng tổng thể thoát nước mưa, mặt bằng tổng thể thoát nước thải, bản vẽ thiết kế cơ sở hệ thống xử lý nước thải,…);

− Các số liệu đo đạc, khảo sát, quan trắc và phân tích hiện trạng chất lượng môi trường nơi thực hiện dự án

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

• Quá trình làm việc để biên soạn ĐTM

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án được thực hiện với các bước sau:

− Bước 1: Nghiên cứu dự án đầu tư

− Bước 2: Nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực dự

Trang 24

− Bước 8: Tổ chức tham vấn lấy ý kiến cộng đồng, tham vấn chuyên gia, tham vấn cổng thông tin Bộ Tài nguyên và Môi trường

− Bước 9: Xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

− Bước 10: Trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Báo cáo ĐTM của dự án “Khu trang trại chăn nuôi ứng dụng Công nghệ cao DHN Gia Lai”; Quy mô: 2.500 lợn Nái cụ kỵ, 6.000 lợn con/lứa và 8.000 lợn thịt/lứa tại Thôn 6, Xã Ia Le, Huyện Chư Pưh, Tỉnh Gia Lai; do Công ty Cổ phần phát triển Nông nghiệp Công nghệ Cao DHN Gia Lai làm Chủ đầu tư, thuê đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Dịch vụ Kỹ thuật Môi trường Thành Nam Á tham gia khảo sát và lập báo cáo ĐTM

– Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Dịch vụ Kỹ thuật Môi trường Thành Nam Á

– Địa chỉ: 59/6 Võ Trường Toản, phường 9, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

– Điện thoại: 02543.59 27 19

– Người đại diện: Phạm Thế Vũ Chức vụ: Giám đốc

Danh sách các thành viên chính trực tiếp tham gia ĐTM và lập báo cáo ĐTM của

dự án được trình bày như trong Bảng 0.1

Bảng 0.1: Danh sách các thành viên chính trực tiếp tham gia và lập báo cáo ĐTM của

dự án

tên

Học hàm, học vị

Các bước tham gia

Nội dung phụ

trách

Phối hợp

Kết quả

đạt được

Kinh nghiệm (năm)

Tổng giám đốc

II Đơn vị tư vấn – Công ty TNHH DV KT MT Thành Nam Á

Khảo sát thực địa, lấy mẫu hiện trạng

Lập báo cáo KTKT của dự án

Chủ

dự án

Mô tả hiện trạng dự án 9

Trang 25

TT Họ và

tên

Học hàm, học vị

Các bước tham gia

Nội dung phụ

trách

Phối hợp

Kết quả

đạt được

Kinh nghiệm (năm)

Phụ trách chung, tổng hợp dữ

liệu để đánh giá

Đánh giá tác động và giải pháp

Chủ

dự án

Đánh giá được các tác động tiêu cực khi

dự án vào hoạt động và đưa ra được giải pháp để giảm thiểu

môi trường

Đánh giá tác động và giải pháp

Chủ

dự án

Đánh giá được các tác động tiêu cực khi

dự án vào hoạt động và đưa ra được giải pháp để giảm thiểu

lý môi trường

Hiện trạng môi trường vật lý, quản lý

và giám sát môi trường

Chủ

dự án

Dựa vào các hết quả

mẫu để kiểm tra nồng độ ô nhiễm

thuật môi trường

Kết luận phụ lục, bản vẽ

Chủ

dự án

Lập bản vẽ trong quá trình giám sát hiện trạng và

trong giai đoạn hoạt động dự

án

5

Ngoài ra, Chủ dự án cũng đã nhận được sự hướng dẫn, phối hợp và giúp đỡ của các cơ quan chức năng Xã Ia Le, huyện Chư Pưh

Trang 26

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường

4.1 Các phương pháp ĐTM

4.1.1 Phương pháp lập bảng liệt kê

Phương pháp này sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động môi trường Phương pháp này được thực hiện trong Chương 3

4.1.2 Phương pháp ma trận (Matrix)

Phương pháp này là phương pháp thiết lập mối quan hệ giữa các hoạt động của

dự án và các tác động tới các thành phần môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội; đánh giá định tính và bán định lượng các tác động, đánh giá tổng hợp các tác động của dự án Phương pháp này được thực hiện trong Chương 3 và Chương 1

4.1.3 Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập

Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án theo các hệ số ô nhiễm của WHO Phương pháp này được thực hiện trong Chương 3

4.1.4 Phương pháp lập bản đồ

Lập các bản đồ phân bố mặt bằng Dự án, bản đồ các vị trí giám sát, bản đồ vị trí

Dự án trong mối quan hệ với các đối tượng bao quanh Phương pháp này được thực hiện trong Chương 2

4.1.5 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này sử dụng nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia về thực hiện ĐTM

dự án tương tự để chọn lọc và loại trừ các phương án có độ tin cậy thấp, ít khả thi Phương pháp này được thực hiện trong Chương 5

4.2 Các phương pháp khác

4.2.1 Phương pháp thống kê, kế thừa nguồn số liệu sẵn có

Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế - xã hội tại khu vực xây dựng dự án;

Sử dụng để kế thừa các nguồn số liệu điều tra, khảo sát, thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, hiện trạng và dự báo tải lượng CTNH phát sinh đã chính thức được công bố Phương pháp này được thực hiện trong Chương 2

Trang 27

4.2.2 Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm

Phương pháp này nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu đất dự án và khu vực xung quanh Phương pháp này được thực hiện trong Chương 2

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM

5.1 Thông tin về dự án:

a) Thông tin chung:

− Tên dự án: “Khu trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai”;

Địa điểm thực hiện: Thôn 6, xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai;

− Chủ dự án: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG

NGHỆ CAO DHN GIA LAI;

Địa chỉ liên hệ: Tầng 2, số 07 đường D2 Khu dân cư phức hợp sông Sài Gòn – số

92 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh;

Đại diện: Ông Bùi Quang Vinh Chức vụ: Tổng giám Đốc

Điện thoại: 0869.036.939

b) Phạm vi, quy mô, công suất

- Phạm vi dự án: Thôn 6, xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai;

- Quy mô diện tích: 529.769,2 m2 = 52,9769 ha;

- Quy mô công suất: 2.500 lợn Nái cụ kỵ, 6.000 lợn con/lứa và 8.000 lợn thịt/lứa

c) Công nghệ sản xuất (Quy trình chăn nuôi lợn)

Trang 28

Công ty cổ phần phát triển nông nghiệp công nghệ cao DHN Gia Lai hợp tác với Công ty TNHH De Heus để nhập lợn giống chất lượng cao, đảm bảo chất lượng con giống sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn

Quy trình nuôi lợn tại dự án:

Hình 0.1: Quy trình chăn nuôi lợn được áp dụng tại dự án

d) Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Diện tích sử dụng đất của dự án là 529.769,2 m2 , bố trí các hạng mục công trình của dự án như sau:

Nhập Giống từ các trại giống của De Heus

(2500 con giống Topigs Châu Âu, Canada,

Hết chu kỳ sinh sản xuất

bán thịt

LỢN CON NUÔI ĐẾN 7 KG PHÂN LOẠI

Nuôi xuất bán giống cho

các trại trong chuỗi liên

kết của De Heus

Trang 29

Diện tích/ Area Xây dựng /

Construction (m 2 )

Tỷ lệ (%)

1 A Hạng mục công trình chính 32.991,36 6,23%

2 B Hạng mục công trình phụ trợ 10.358,55 1,96%

3 C Đất giao thông nội bộ, sân bãi 27.492,51 5,19%

4 D Các công trình bảo vệ môi trường 39.564,10 7,47%

5 E Đất cây xanh 419.362,68 79,16%

6 Tổng cộng 529.769,20 100,00%

Nguồn: Công ty cổ phần phát triển nông nghiệp công nghệ cao DHN Gia Lai

Để đảm bảo chăn nuôi lợn có hiệu quả kinh tế, việc quy hoạch chuồng trại là yếu tố quyết định phát triển chăn nuôi trong một giai đoạn dài Vì vậy, mặt bằng của dự án đầu tư được sắp xếp một cách tổng thể các dãy chuồng và các công trình phục vụ nhằm đáp ứng với đặc điểm sinh lý, thuận tiện cho việc chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho con người

e) Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Theo khảo sát thực tế Đơn vị tư vấn lập hồ sơ ĐTM ngày 19/11/2022, khu vực

dự án hiện là đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày không có các yếu tố nhạy cảm về môi trường Hệ thống giao thông dự án chưa thật sự hoàn thiện Tiếp giáp dự án có đường lô đi qua và khoảng cách từ dự án đến suối Ia Niel gần dự án là 140m Trong bán kính 200m từ ranh khu đất không có nhà ở, trong bán kính 400m không có khu dân cư sinh sống tập trung hiện hữu, không có khu xử lý chất thải, 500m không có sông, hồ cấp nước sinh hoạt, công trình công cộng, khu vực dự án cách 3km về phía tây nam có một trang trại chăn nuôi dê hiện hữu Cách 50m về phía đông nam là mỏ đá của Công ty TNHH Bách Long 1

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường:

Các tác động môi trường chính của dự án được trình bày như sau:

Trang 30

Bảng 0.3 Tóm tắt các tác động chính của dự án

Giai

đoạn Nguồn gây tác động Các tác động

Đối tượng chịu tác

- Thi công xây dựng các hạng mục công trình, vận chuyển VLXD và chất thải

- Hoạt động xây dựng của công nhân

- Khai thác nước ngầm

- Khí thải, bụi

- Tiếng ồn, rung

- Chất thải rắn xây dựng, sinh hoạt

- Chất thải nguy hại

- Nước mưa chảy tràn

- Nước thải thi công xây

- Công nhân trực tiếp thi công;

- Chất lượng môi trường xung quanh như môi trường đất, nước, không khí, cảnh quan… xung quanh khu vực dự án

- Hoạt động chăn nuôi

- Khai thác nước ngầm

- Bụi, khí thải

- Chất thải rắn sinh hoạt

- Chất thải nguy hại

- Nước thải sinh hoạt

- Nước thải từ chăn nuôi

- Mùi hôi

- Sự cố cháy nổ

- Sự cố môi trường

- Ảnh hưởng đến môi trường

Công nhân viên tạikhu vực dự án vàngười dân vùng lâncận

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án:

5.3.1 Giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng

Trang 31

Bảng 0.4 Tóm tắt các tác động chính giai đoạn xây dựng

Quy mô (m 3 /ngày) Thành phần/tính chất

2 Nước thải xây dựng chủ

yếu từ hoạt động rửa xe 14 14

Chủ yếu đất , cát, chất rắn lở lửng, BOD5, COD, N, P

Bụi, khí thải từ phương

tiện giao thông và hoạt

động xây dựng

- - Thành phần ô nhiễm: NOx, SO2,

CO, bụi,…

5 Chất thải rắn sinh hoạt 40 40

Thành phần chất thải gồm các chất hữu cơ, thức ăn thừa, hôp xốp, chai nhưa,

6 Chất thải rắn xây dựng 192,275 Chủ yếu là vụn kim loại, mảnh

kim loại, que hàn,

7 Đất đào, đắp 182.216 Thành phần đất, sỏi

8 Sinh khối do phát quang 351,7 Thảm thực vật gồm cây mì, cây

mía, cỏ, cây bụi,

9 Chất thải nguy hại 27 27

Chủ yếu gồm dầu thải, giẻ lau dính dầu, phế thải kim loại bị nhiễm thành phần nguy hại

Trang 32

10 Khai thác nước ngầm 120 120

Thành phần chủ yếu chất rắn lơ lửng, chất khoáng hòa tan, vi

sinh vật

5.3.2 Giai đoạn hoạt động/vận hành

− Tóm tắt các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo giai đoạn vận hành của dự án như sau:

Quy mô (m 3 /ngày)

Thành phần/ tính chất

P, Coliform

2

Nước thải chăn nuôi bao

gồm nước rửa chuồng lợn

và nước tắm cho lợn, nước

ép tách phân lợn

140,75 140,75

Nước thải chăn nuôi chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng ( nitơ, photpho) cao

3 Nước mưa 19,01 m3/15 phút

Nước mưa chảy trên mái nhà, đường giao thông nội bộ cuốn theo một lượng đất, đá, cát, …

4

Bụi, khí thải, mùi hôi phát

sinh từ các phương tiện

giao thông ra vào dự án và

các hoạt động của dự án (

nhập nguyên liệu, hầm

biogas, khu tiêu hủy lợn)

và máy phát điện

Thành phân ô nhiễm:

NOx, SO2, CO, bụi, CH4,

H2S,…

Trang 33

5 Chất thải rắn sinh hoạt 60 60

Thành phần chất thải gồm các chất hữu cơ, thức ăn thừa, hộp xốp, chai nhựa

6 Chất thải từ chăn nuôi 95,44 95,44

Thành phần bao gồm phân lợn sau khi ép, xác lợn chết, nhau thai, bao bì thức ăn, bùn thải

7 Chất thải nguy hại 142 142

Thành phần gồm bóng đèn, chất thải từ quá trình

vệ sinh chuồng trại, giẻ lau bị nhiễm các thành phần nguy hại, …

8 Khai thác nước ngầm 120 120

Thành phần chủ yếu chất rắn lơ lửng, chất khoáng hòa tan, vi sinh vật

5.3.3 Các tác động khác (nếu có)

a Giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng

Tác động đến môi trường nước dưới đất: Quá trình thi công các hạng mục công trình chính và phụ trợ của dự án có thể bị rò rỉ nhiên liệu (xăng, dầu, dung môi hữu cơ ) các chất này sẽ thấm vào trong xuống tầng nước dưới đất tại các lỗ khoan gây ô nhiễm nguồn nước ngầm khu vực;

Tác động của các nguồn ô nhiễm đến môi trường đất: Việc đào móng và đào mương có thể thay đổi cấu tạo đất: Đất bị kết rắn lại, giảm khả năng thẩm thấu và thông thoáng do thay đổi địa hình bề mặt San ủi, đổ bỏ đất đá lớp bóc (gồm đất, đá, rễ cây) không hợp lý sẽ làm mất cảnh quan khu vực, gây xói lở và có thể làm trôi bùn đất (vào mùa mưa) Đất đá rơi vãi trên đường chuyên chở ngoài việc gây khó khăn cho các lái xe còn có thể gây hiện tượng trôi bùn vào mùa mưa xuống các khu đất thấp;

Tác động đến hệ sinh thái khu vực: Hệ sinh thái khu vực dự án khá nghèo nàn phần lớn là các thảm thực vật cây bụi hai bên đường đất nội bộ vào dự án, thảm bãi cỏ, cây nông nghiệp ngắn ngày còi cọc không có giá trị kinh tế cao Trong giai đoạn xây dựng

Trang 34

dự án vẫn có những tác động, ảnh hưởng tới hệ sinh thái tại khu vực xung quanh và lân cận;

Thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng hiện có hoặc sự gián đoạn đối với các dịch vụ liên quan: Trong quá trình vận chuyển nguyên, nhiên liệu thi công xây dựng các tuyến đường

có dây cáp điện trên các tuyến vận tải chính cũng sẽ có nguy cơ bị hư hỏng do hoạt động của xe tải hạng nặng trên đường có thể gây tổn hại đến mặt đường, phá vỡ cống và phá

vỡ đường dây điện nếu vận chuyển vật liệu cồng kềnh Các tuyến đường vận chuyển chính của dự án sẽ có nguy cơ này

b Giai đoạn hoạt động/vận hành

Tác động đến môi trường nước dưới đất: Công ty sẽ xin cấp phép thăm dò và khai thác nước dưới đất, để đảm bảo đủ khả năng cấp nước cho hoạt động sinh hoạt và trang trại chăn nuôi Ảnh hưởng đến sự suy giảm mực nước, trữ lượng nguồn nước dưới đất trong khu vực khai thác Suy giảm lưu lượng, mực nước, biến đổi chất lượng nước của các công trình khai thác nước khác đang hoạt động nằm trong vùng ảnh hưởng của công trình;

Tác động của các nguồn ô nhiễm đến môi trường đất: Giai đoạn hoạt động dự án, sinh hoạt của công nhân và hoạt động chăn nuôi tại trang trại sẽ phát sinh các chất thải gây ô nhiễm môi trường đất như: chất thải rắn, dầu mỡ rơi vãi, rò rỉ, nước mưa chảy tràn… Các chất ô nhiễm này sẽ thấm vào đất gây ô nhiễm đất tại khu vực;

Tác động đến hệ sinh thái khu vực: hoạt động giao thông, hoạt động chăn nuôi của

dự án,… đều phát sinh ra chất thải và gây ảnh hưởng trực tiếp lên hệ sinh thái của khu vực nhất là đối với hệ sinh thái thực vật làm suy giảm về thành phần loài, đối với động vật thì ít bị ảnh hưởng hơn do khả năng di chuyển từ vùng bị tác động sang vùng không bị tác động và đây là các tác động thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động của dự án;

Đánh giá tác động do nhiệt: Về cơ bản, trong khuôn viên chuồng trại luôn có nhiệt

độ mát và vào lúc nắng nóng nhất thì luôn có phun sương để giữ mát cho lợn, giúp điều hòa không khí lưu thông trong trại Nhiệt thừa phát sinh trong quá trình vận hành các máy móc, thiết bị tại Dự án nhưng gây tác động không đáng kể do diện tích trồng cây xanh trong khuôn viên và xung quang Dự án khá cao;

Thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng hiện có và sự gián đoạn đối với các dịch vụ liên quan: Trong quá trình hoạt động vận chuyển nguyên, nhiên liệu thức ăn và lợn thịt các

Trang 35

tuyến đường vận tải chính cũng sẽ có nguy cơ bị hư hỏng do hoạt động của xe tải hạng nặng trên đường có thể gây tổn hại đến mặt đường, phá vỡ cống và phá vỡ đường dây điện nếu vận chuyển vật liệu cồng kềnh Các tuyến đường vận chuyển chính của dự án

sẽ có nguy cơ này

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:

5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải:

5.4.1.1 Đối với thu gom và xử lý nước thải:

a Giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng

Nước thải xây dựng: Nước thải từ quá trình thi công xây dựng được thu gom vào hố lắng tạm, hố đất, sau đó được tái sử dụng tưới đường giảm bụi;

Nước thải sinh hoạt: chủ dự án lắp đặt nhà vệ sinh lưu động trong gia đoạn xây dựng, định kỳ thuê đơn vị có chức năng tiến hành hút xử lý, không xả thải ra môi trường

b Giai đoạn hoạt động/vận hành

Hệ thống thu gom và xử lý nước thải: nước thải của dự án được thu gom tách biệt hoàn toàn với nước mưa

Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh được dẫn qua 03 bể tự hoại với thể tích 03m3/bể trước khi đưa về HTXLNT

Nước thải chăn nuôi: Nước thải chăn nuôi được thu gom theo hệ thống mương dẫn

từ các chuồng trại về Bể thu gom, lượng nước sau quá trình ép phân sẽ được dẫn về hầm biogas Nước từ biogas sẽ được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải tập trung Toàn bộ nước thải của dự án được thu gom và dẫn về 02 modul của trạm XLNT, tổng công suất xử lý của 2 modul là 400 m3/ngày.đêm (modul phân khu 1: 200 m3/ngày đêm; modul phân khu 2: 200 m3/ngày đêm) để xử lý đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT - cột B - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi và QCVN 01-195:2022/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng trước khi tuần hoàn, tái sử dụng vào mục đích phù hợp trong phạm vi Dự án

Quy trình xử lý nước thải: Nước thải chăn nuôi + nước thải sinh hoạt (qua bể tự

hoại) → Bể thu gom (Hố CT) → Bơm, ép tách phân, nước thải sau khi tách phân → Hầm Biogas → Hồ lắng → Bể keo tụ - tạo bông 1 → Bể lắng hoá lý 1 → Bể Anoxic 1→ Bể MBBR → Bể Anoxic 2 → Bể Aerotank → Bể lắng sinh học → Bể keo tụ - tạo

Trang 36

bông 2 → Bể lắng hóa lý 2 → Bể khử trùng → Bể lọc áp lực → Hồ chứa nước sau xử

Các hồ xử lý nước thải là hồ đất và được lót bạt HDPE chống thấm, các hồ bể trong cụm xử lý nước thải là cụm bể bê tông cốt thép, tráng lớp chống thấm Sử dụng bơm để đưa nước từ nơi thấp đến nơi cao Nước thải sau xử lý đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT, cột B và QCVN 01-195:2022/BNNPTNT trước khi tái sử dụng một phần để xịt rửa chuồng, tưới tiêu và một phần thải ra nguồn tiếp nhận là suối Ia Niel ở phía đông bắc dự

án

5.4.1.2 Đối với xử lý bụi, khí thải:

a Giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng

Biện pháp giảm thiểu tác động do bụi từ quá trình san nền, đào móng: Tưới nước trong các ngày nắng ở các khu vực có khả năng phát sinh bụi; trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân; kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo thiết bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật,…

Biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu thi công và từ các máy móc thi công: Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng động cơ của các phương tiện, sử dụng nhiên liệu xăng dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp để giảm thiểu ô nhiễm; áp dụng các biện pháp thi công hiện đại, cơ giới hóa,…

Biện pháp giảm thiểu tác động do khí thải từ hoạt động hàn, cắt, sơn, xì kim loại, sơn, chà nhám tường: Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ an toàn lao động cho công nhân; bố trí thời gian làm việc hợp lý cho công nhân thi công; tập huấn về kỹ thuật và an toàn khi thi công cơ khí,…

b Giai đoạn hoạt động/vận hành

- Biện pháp giảm thiểu tác động do bụi, khí thải từ các phương tiện vận tải: Xây dựng đường giao thông nội bộ dành riêng cho các phương tiện vận tải ra vào khu vực trang trại; không nổ máy trong lúc bốc dỡ nguyên liệu, không chở quá tải; điều phối xe hợp lý tránh tập trung quá nhiều xe hoạt động cùng thời điểm,…

- Biện pháp giảm thiểu tác động do bụi và khí thải từ máy phát điện dự phòng: Bảo dưỡng máy phát điện định kỳ; sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp; máy phát điện được bố trí nhà đặt máy phát điện giảm ảnh hưởng tiếng ồn tới công nhân làm việc; ống khói được làm bằng sắt, chịu nhiệt cao,…

Trang 37

- Biện pháp giảm thiểu tác động do bụi từ quá trình nhập nguyên liệu thức ăn: Trang bị khẩu trang y tế, các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp nhập thức ăn và cho lợn ăn để hạn chế bụi phát sinh; trồng cây xanh xung quanh khu vực; thường xuyên dọn dẹp vệ sinh,…

- Biện pháp xử lý khí gas thoát ra từ hầm Biogas: Lượng khí gas phát sinh từ hầm biogas được tận dụng để làm nhiên liệu nấu ăn cho trang trại; trường hợp còn dư thừa, Chủ Dự án đốt bỏ Việc đốt bỏ được thực hiện bằng thiết bị đốt khí dư kín chuyên dụng, thiết bị có trang bị đồng hồ áp tự động, có hệ thống chống cháy ngược và hệ thống van

+ Khu vực xử lý nước thải: Hệ thống mương thu gom nước thải là hệ thống kín, thường xuyên khơi thông dòng chảy để tránh ứ đọng; trồng cây xanh, thảm cỏ bao quanh khuôn viên trang trại, sử dụng chế phẩm sinh học EM phun vào những vị trí phát sinh mùi hôi nhiều,…

+ Khu vực nhà để phân: Dùng chế phẩm sinh học EM phun lên bề mặt phân lợn; rắc vôi bột nhằm xử lý các vi khuẩn có hại tồn tại trong phân lợn

Khu vực hố hủy xác lợn: Bố trí xây dựng hố hủy xác nằm trong khu vực biệt lập; trồng cây xanh xung quanh để hạn chế sự phát tán mùi trong không khí, đảm bảo việc tiêu hủy lợn hiệu quả,…

5.4.2 Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại:

5.4.2.1 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường:

a Giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại dự án sẽ được phân loại, thu gom và lưu trữ trong các thùng chứa bằng nhựa 120L Công ty sẽ hợp đồng với đơn vị thu gom xử lý theo đúng quy định

Trang 38

Chất thải rắn xây dựng: Thu gom toàn bộ lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh Tận dụng san nền tại chỗ đối với đất, đá, gạch…Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và vận chuyển đem đi xử lý theo các quy định hiện hành đối với lượng chất thải xây dựng không thể tận dụng và thu hồi

b Giai đoạn hoạt động/vận hành

Chất thải rắn sinh hoạt: công ty sẽ bố trí các thùng chứa có nắp đậy tại các khu vực như nhà ăn, nhà văn phòng để chứa rác sinh hoạt phát sinh tại mỗi khu trại Đồng thời, công ty sẽ tiến hành hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại dự án theo đúng quy định

Phân lợn: Phân lợn hằng ngày sẽ được thu gom, sau đó được mang đi ép đến độ ẩm đạt Phân lợn sau ép tơi, khô, không kết dính, mùi hôi giảm, lượng phân lợn sau ép

sẽ được đưa vào Kho phân có diện tích 10m x 20m sau đó bón cho cây hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom xử lý đúng theo quy định

Bao bì đựng thức ăn được thu gom và bán cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý Hoạt động thu gom, xử lý đối với các loại chất thải rắn trang trại thông thường tuân theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/22022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Quy trình xử lý lợn chết không do dịch bệnh (ngộp, còi cọc), nhau thai tại khu nuôi lợn thịt và khu nuôi lợn nái như sau: lợn chết không do dịch bệnh (do ngộp, còi cọc), nhau thai và bệnh thông thường → cho vào hố hủy xác xử lý theo quy định

5.4.2.2 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại:

a Giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng

Chất thải nguy hại: Thu gom, phân loại, lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại phát sinh đảm bảo theo quy định của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường

b Giai đoạn hoạt động/vận hành

Chất thải rắn nguy hại: Thu gom, phân loại và lưu giữ trong các thùng chứa bằng nhựa HDPE, có nắp đậy kín, dán nhãn đặt trong nhà chứa chất thải nguy hại có diện tích 11,52 m2 (3,6m x 3,2 m), có mái che, có nền xi măng, sàn cao tránh bị ngập nước, được xây dựng nền bê tông, cột bê tông cốt thép, tường xây tô 2 mặt sơn nước, mái lợp tole,

Trang 39

có dán nhãn cảnh báo theo đúng quy định Hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, xử lý chất thải nguy hại phát sinh toàn Trại

5.4.2.3 Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung:

a Giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng

Giảm thiểu tác động do tiếng ồn

Bố trí lắp đặt các thiết bị gây ồn lớn cách xa các khu vực dân cư hiện có khu vực

dự án;

Kiểm soát tiếng ồn lan truyền: Định kỳ kiểm tra sự lan truyền tiếng ồn phát sinh

từ hoạt động của các trang thiết bị, máy móc tham gia các hoạt động thi công dự án; Tuân thủ thời gian biểu, tổ chức thi công hợp lý và kiểm soát mức ồn từ hoạt động vận chuyển trong thi công: phương tiện sử dụng không chở vượt quá danh định, tắt máy khi không cần thiết và tránh những hành động gây ồn không đáng có khi điều khiển phương tiện;

Lựa chọn máy móc thiết bị có mức ồn nguồn thấp khi thi công các hạng mục công trình của dự án Các thiết bị, máy móc đặt cố định hoặc di chuyển trong một phạm vi ngắn để thi công một hạng mục liên tục trong nhiều giờ lựa chọn chủng loại có mức ồn nguồn thấp Lắp đặt các thiết bị giảm tiếng ồn cho các máy móc có mức ồn cao, cố định, máy phát điện, ;

b Giai đoạn hoạt động/vận hành

Trang 40

Giảm thiểu tiếng ồn, rung từ hoạt động giao thông:

Các phương tiện vận tải vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu ra vào dự án cần đảm bảo mới, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, tránh sử dụng các loại xe quá cũ gây tiếng ồn ảnh hưởng đến người đi đường và xung quanh Tránh chở quá tải;

Phân bổ tuyến đường vận chuyển hợp lý giữa phương tiện vận tải vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu và phương tiện tham gia giao thông của cán bộ công nhân nhân, tránh ùn tắt, kẹt xe, tập trung đông phương tiện tại một địa điểm gây ra tiếng ồn lớn; Tăng cường trồng cây xanh dọc hai bên đường giao thông để ngăn cản tiếng ồn

Giảm thiểu tiếng ồn do tiếng kêu của lợn: Tiếng ồn chủ yếu là do tiếng kêu của

lợn đồng phát khi bị đói Biện pháp cụ thể sẽ cho lợn ăn đúng giờ giấc quy định tránh

để lợn kêu

5.4.3 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):

a Giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất

Quản lý chặt chẽ về các chất thải phát sinh như đã đưa ra tại các “biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đối với nước thải”, “biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đối với chất thải rắn” nhằm tránh phát tán ra môi trường đất làm ô nhiễm và suy thoái đất;

Các khu đất bị biến đổi về cấu trúc, địa hình do hoạt động giao thông, đào xới,… tại khu vực dự án có khả năng gây sạt lở, xói mòn, ngập úng thì Chủ dự án sẽ tiến hành đắp, bồi và giữ đất tại khu vực này

Giảm tác động đến môi trường nước dưới đất

Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng nước dưới đất chủ yếu là tăng cường vệ sinh công trường, che phủ bãi vật liệu, kho hóa chất, xăng dầu; tránh không cho chất thải thẩm thấu theo nước mưa xuống các tầng nước dưới đất;

Khu vực thi công cần được lấp lại ngay khi có thể để khôi phục mực nước dưới đất;

Hóa chất và các sản phẩm dầu mỡ được chứa trong các nhà kho kín, không tiếp xúc với nước mưa khi sang chiết hoặc nạp cho các phương tiện và thiết bị thi công; đảm bảo không bị tràn đổ, lượng rò rỉ là nhỏ nhất hoặc không đáng kể

Giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái

Ngày đăng: 20/03/2024, 11:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w