1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của Dự án: “Đầu tư xây dựng công trình khai thác, chế biến đá vôi mỏ Kim Lũ, xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình”

67 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Của Dự Án: “Đầu Tư Xây Dựng Công Trình Khai Thác, Chế Biến Đá Vôi Mỏ Kim Lũ, Xã Kim Hoá, Huyện Tuyên Hoá, Tỉnh Quảng Bình”
Tác giả Công Ty Cp Đầu Tư Khoáng Sản – Than Đông Bắc
Thể loại Báo cáo
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 2,49 MB

Cấu trúc

  • Chương I (8)
    • 1.1. Tên chủ dự án (8)
    • 1.2. Tên dự án đầu tư (8)
    • 1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư (9)
    • 1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư (11)
    • 1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án (12)
  • Chương II (24)
    • 2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (24)
    • 2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (26)
  • Chương III (29)
    • 3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (29)
    • 3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (34)
    • 3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (39)
    • 3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (39)
    • 3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (41)
    • 3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (42)
    • 3.7. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (45)
    • 3.8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (59)
  • Chương IV (61)
    • 4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (61)
    • 4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với bụi và khí thải (63)
    • 4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối tiếng ồn, độ rung (63)
  • Chương V (65)
    • 5.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm (65)
    • 5.2. Chương trình quan trắc chất thải (65)
    • 5.3. Kinh phí quan trắc môi trường hàng năm (65)
  • Chương VI (66)

Nội dung

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư .... Tên dự án đầu tư - Tên dự án: Đầu tư xây dựng công trình khai thác, chế bi

Tên chủ dự án

- Tên chủ dự án: Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản – Than Đông Bắc

- Địa chỉ văn phòng: 70 Cộng Hoà, Phường 12, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án: Trần Xuân Vạn

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0305096747 đăng ký lần đầu ngày

12 tháng 07 năm 2007, đăng ký thay đổi lần thứ 23 ngày 01 tháng 07 năm 2021 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án: 8767247326 chứng nhận lần đầu ngày 05 tháng 04 năm 2012, chứng nhận điều chỉnh lần thứ 1 ngày 09 tháng 01 năm

2019 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình cấp.

Tên dự án đầu tư

- Tên dự án: Đầu tư xây dựng công trình khai thác, chế biến đá vôi mỏ Kim Lũ, xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình

- Địa điểm thực hiện dự án: Mỏ đá khu vực Kim Lũ, xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình

Hình 1.1 Vị trí dự án

Vị trí khu vực Dự án

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

+ Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng của Dự án: Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình

+ Quyết định số 210/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và dự án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng công trình khai thác, chế biến đá vôi mỏ Kim Lũ, xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng bình”;

+ Giấy phép khai thác khoáng sản số 2061/GP-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm

2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp cho công ty Cổ phần Đầu tư khoáng sản – Than Đông Bắc khai thác đá vôi tại khu vực Kim Lũ, xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình;

+ Quyết định số 1030/QĐ-BTNMT ngày 15 tháng 5 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản số 2061/GP-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 cấp cho công ty Cổ phần Đầu tư khoáng sản – Than Đông Bắc

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

1.3.1 Công suất hoạt động của dự án

Công suất khai thác (theo Giấy phép khai thác khoáng sản đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp):

- Sản lượng khai thác năm xây dựng cơ bản: 100.000 tấn/năm;

- Từ năm khai thác thứ nhất đến năm thứ năm: 900.000 tấn/năm;

- Từ năm khai thác thứ 6 đến năm thứ 22: 1.800.000 tấn/năm;

Công suất khai thác thực tế hiện nay (theo báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản năm 2020, 2021 và 2022):

- Công suất khai thác năm 2020: 107.540 tấn;

- Công suất khai thác năm 2021: 574.716 tấn;

- Công suất khai thác năm 2022: 237.182,68 tấn;

1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Khai thác gạt chuyển trên tầng và khai thác xúc bốc vận tải trực tiếp trên tầng (Khai thác lộ thiên); đây là công nghệ phổ biến sử dụng trong quá trình khai thác các mỏ đá vôi tại Việt Nam

Quy trình vận hành bao gồm các công đoạn: khai thác, chế biến đá

Hình 1.2 Quy trình khai thác đá Phương pháp khai thác:

- Khai thác theo lớp nghiêng, xúc (ủi) chuyến: Được thực hiện từ các đỉnh núi Sử dụng máy xúc hoặc máy ủi để đưa khối lượng đá sau khi nổ mìn xuống chân tuyến Sau đó dùng các thiết bị bốc xúc và vận tải được bố trí tại bãi bốc xúc chân tuyến chở đá về khu vực nghiền sàng

- Khai thác bằng xúc chuyến trực tiếp trên tầng khai thác: được thực hiện từ cốt cao +100m đến hết độ sâu đánh giá và xin cấp phép mỏ (+40m) Sử dụng máy khoan thuỷ lực tự hành, máy xúc để đưa khối lượng đá sau khi nổ mìn lên ô tô tải về khu vực nghiền sàng

Hình 1.3 Quy trình chế biến đá

Bóc tầng phủ Khoan, nổ mìn

Phá đá quá cỡ Đá hộc (đá nguyên liệu)

Máy nghiền má Đá > 150 mm Đá xây dựng (tận thu)

Thuyết minh quy trình chế biến đá: Đá nguyên khai sau khi được nổ mìn tách ra khỏi nguyên khối có kích thước độ không đồng đều, từ 0,5 - 1,2 m, dùng búa đập đập đến kích thước vừa với hàm nghiền (khoảng < 1,0 m) Sau đó, đá được bốc xúc lên lên phương tiện vận tải để chuyển về trạm nghiền Đá sau khi nghiền được sàng qua lưới sàng để kích thước đá từ 40 - 80 mm (để nung vôi) và các cỡ nhỏ hơn dùng cho xây dựng như: 20 - 40 mm, 10 - 20 mm, 10 -

15 mm, 10 - 10 mm, 0 - 10 Nghiền sàng là khâu công nghệ cuối cùng của mỏ

1.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư

Sản phẩm của dự án: Đá vôi phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

1.4.1 Nhu cầu sử dụng điện

Nhu cầu sử dụng điện trong mỏ chủ yếu là các trạm nghiền sàng (3 pha 22kV và

11 kV), các thiết bị phục vụ mục đích sinh hoạt, văn phòng và chiếu sáng (1 pha 220 V)

Nguồn điện: Chủ dự án đã ký hợp đồng cung cấp điện với Tổng công ty Điện lực Miền Trung về việc cung cấp điện cho cơ sở Điện năng tiêu thụ: năm 2020 = 298.309 KWh; năm 2021 = 714.360 KWh, năm

1.4.2 Nhu cầu sử dụng nước

Nước cấp cho sinh hoạt của khoảng 42 nhân công (ở lại qua đêm tại xí nghiệp: 10 người);

Nước cấp cho sản xuất dùng để dập bụi tại công đoạn nghiền đá, đá thành phẩm Nguồn nước: Sử dụng nước suối tự nhiên

Tổng lượng nước sử dụng: 15 m 3 /ngày.đêm

1.4.3 Nhu cầu sử dụng thuốc nổ của dự án Định lượng lượng thuốc nổ sử dụng: 0,4 kg/m 3

Lượng sử dụng xây dựng cơ bản: 65.234 kg/năm;

Lượng sử dụng năm thứ nhất đến năm thứ năm: 136.830 kg/năm;

Lượng sử dụng năm thứ 6 đến năm thứ 22: 307.868 kg/năm;

Lượng sử dụng năm kết thúc: 44.580 kg

Chủ dự án đã được Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng – Bộ Quốc phòng cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và có các nhân công được cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp

Quá trình nổ mìn khai thác đá được chủ dự án ký hợp đồng thuê đơn vị thực hiện là công ty TNHH Tín Đại dũng theo hợp đồng số 06/2019/HĐKT ngày 15 tháng 9 năm

Các thông tin khác liên quan đến dự án

Dự án “Đầu tư xây dựng công trình khai thác, chế biến đá vôi mỏ Kim Lũ, xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình” đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản đá vôi tại khu vực Kim Lũ, xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình theo Quyết định số 1003/GP-BTNMT, ngày 7/6/2010 cho Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản - than Đông Bắc

Sau khi thực hiện quá trình thăm dò, báo cáo thăm dò đá vôi tại khu vực Kim Lũ, xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình của Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản – Than Đông Bắc đã được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản phê duyệt trữ lượng đá vôi để phục vụ cho ngành công nghiệp luyện nhôm theo quyết định số 831/QĐ- HĐTLKS ngày 01 tháng 9 năm 2011

Ngày 14/12/2011, dự án đã được UBND huyện Tuyên Hoá phê duyệt Quy hoạch chi tiết sử dụng đất để xây dựng nhà máy chế biến đá vôi Quảng Bình tại xã Kim Hoá theo Quyết định số 2704/QĐ-UBND

Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản – Than Đông Bắc đã tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và dự án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng công trình khai thác, chế biến đá vôi mỏ Kim Lũ, xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng bình” đã được phê duyệt theo quyết định số 210/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Dự án đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án: 8767247326, chứng nhận lần đầu ngày 05 tháng 04 năm 2012, chứng nhận điều chỉnh lần thứ 1 ngày 09 tháng 01 năm 2019

Ngày 29/11/2012, Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác đá vôi để phục vụ cho ngành công nghiệp luyện nhôm theo Quyết định số 2061/GP-BTNMT

Do nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước đối với sản phẩm đá vôi chất lượng cao của dự án, Chủ đầu tư đã xin điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản và đã được

Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản số 2061/GP-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 cấp cho công ty Cổ phần Đầu tư khoáng sản – Than Đông Bắc theo Quyết định số 1030/QĐ-BTNMT ngày 15 tháng 5 năm 2022 Tổng vốn đầu tư của dự án: 482 tỷ đồng

Mỏ đá vôi Kim Lũ thuộc địa phận xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình Cách thị trấn Đồng Lê (Trung tâm huyện Tuyên Hóa) 10 km, cách Ba Đồn (giao quốc lộ 12A và quốc lộ 1A) 60 km

Diện tích ranh giới khu vực dự án 62,22 ha, gồm 3 khu, xác định bởi các điểm góc

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 có toạ độ VN2000 như sau:

Bảng 1.1 Tọa độ điểm góc khu mỏ trên bản đồ địa hình

Hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến gốc 105 0 múi chiếu 6 0

Nguồn: Thành lập theo tờ bản đồ địa hình Kim Lũ, tỷ lệ 1:50.000 có số hiệu E-48-56-B, hệ toạ độ VN-2000 Quảng Bình, kinh tuyến trục 105 0 , múi chiếu 6 0

* Các hướng tiếp giáp của mỏ như sau:

Phía Tây: Giáp với diện tích đất trồng cây ăn quả (vải, bưởi) của hộ dân ngay dưới chân núi

Phía Nam: Một phần giáp với diện tích trồng cây cao su của hộ dân sống dưới chân núi, một phần là diện tích bỏ hoang Phía này có nhánh suối (Khe Bẹ) cạn chảy từ mốc

23 đến 13 của khu III và khu II Suối luôn cạn vào mùa khô, chỉ có nước khi mưa lớn Toàn bộ phía Đông và phía Bắc mỏ giáp với các dãy núi khác Đây là những điều kiện rất thuận tiện cho công tác xây dựng mỏ khi khai thác

Giữa khu I, khu II và khu III của mỏ có suối Khe Mai chảy về hướng Tây sau đổ vào sông Gianh phía Tây Bắc Suối chảy ven ranh mỏ từ điểm mốc 5 đến mốc 3 khu I

- Tổng diện tích đất của Dự án tại thời điểm đề nghị cấp giấy phép môi trường đã hoàn thành các thủ tục về đất đai là 479.621,0 m 2 Trong đó:

+ Diện tích 311.392,3 m 2 đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm (để làm mỏ khai thác đá vôi);

+ Diện tích 119.228,7 m 2 đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm (để làm khu chế biến đá vôi);

(theo Hợp đồng thuê đất số 31/HĐTĐ ngày 28/4/2020 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình và Công ty cổ phần đầu tư Khoáng sản – Than Đông Bắc)

+ Diện tích 49.000 m 2 , bao gồm: đất giao thông (5.357,6 m 2 ); đất sông ngòi, kênh, rạch, suối (7.017,8 m 2 ); đất bằng trồng cây hàng năm khác (10.414,2 m 2 ); đất trồng cây lâu năm do hộ gia đình, cá nhân sử dụng (11.111,2 m 2 ); đất trồng cây lâu năm do UBND xã Kim Hoá sử dụng (14.299,2 m 2 ) và đất ở tại nông thôn do hộ gia đình, cá nhân sử dụng (800,0 m 2 ) theo Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 17/4/2023 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cho Công ty cổ phần Đầu tư Khoáng sản – Than Đông Bắc thuê đất để thực hiện dự án đầu tư Xưởng sửa chữa và bãi đỗ xe, máy công trình tại xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình (đợt 2) và theo Hợp đồng thuê đất số 41/HĐTĐ ngày 02/6/2023 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình và Công ty CP đầu tư Khoáng sản – Than Đông Bắc

- Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt theo Quyết định số 210/QĐ-BTNMT ngày 24/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng diện tích mỏ là 62,22ha, trong đó diện tích khai trường là 31,57ha chia làm ba khu (khu 1, khu 2 và khu 3) Còn lại là diện tích mặt bằng sân công nghiệp, khu vực văn phòng

- Theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 2061/GP-BTNMT ngày 29/11/2012 của

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Ngày 20/8/2009, UBND tỉnh Quảng Bình đã có công văn số 1927/UBND-KTTH gửi Văn phòng Chính phủ về chủ trương đồng ý cho Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản – Than Đông Bắc lập hồ sơ xin cấp phép thăm dò, khai thác và chế biến đá vôi tại mỏ Kim Lũ, xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình Tiếp theo đó, ngày 25/9/2009, UBND tỉnh Quảng Bình có công văn số 2250/UBND-KTTH gửi Văn phòng Chính phủ bổ sung thêm một số thông tin khu vực mỏ Kim Lũ không thuộc các khu vực cấm, tạm cấm các hoạt động khai thác khoáng sản của tỉnh Quảng Bình (theo Quyết định số 2145/QĐ-UBND ngày 08/9/2008)

Ngày 20/10/2009, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 7326/VPCP-KTN gửi các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng; UBND tỉnh Quảng Bình và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam về việc thăm dò, khai thác đá vôi phục vụ ngành công nghiệp nhôm tại khu vực Kim Lũ, xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình Trong đó có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép Công ty cổ phần đầu tư Khoáng sản – Than Đông Bắc thăm dò đá vôi trên diện tích 62,4ha thuộc khu vực Kim Lũ, xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình phục vụ cho công nghiệp nhôm

Ngày 07/06/2010, Công ty cổ phần Đầu tư Khoáng sản - Than Đông Bắc đã được

Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản đá vôi tại khu vực Kim Lũ, xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình theo Quyết định số 1003/GP- BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Sau khi thực hiện quá trình thăm dò, báo cáo thăm dò đá vôi tại khu vực Kim Lũ, xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình của công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản – Than Đông Bắc đã được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản phê duyệt trữ lượng đá vôi để phục vụ cho ngành công nghiệp luyện nhôm theo Quyết định số 831/QĐ-HĐTLKS ngày 01 tháng 9 năm 2011

Ngày 14/12/2011, dự án đã được UBND huyện Tuyên Hoá phê duyệt Quy hoạch chi tiết sử dụng đất để xây dựng nhà máy chế biến đá vôi Quảng Bình tại xã Kim Hoá theo Quyết định số 2704/QĐ-UBND

Công ty cổ phần Đầu tư Khoáng sản - Than Đông Bắc đã tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường và dự án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng công trình khai thác, chế biến đá vôi mỏ Kim Lũ, xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng bình” và đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt theo quyết định số 210/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng 02 năm 2012

Ngày 29/11/2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số 2061/GP-BTNMT cho công ty Cổ phần Đầu tư khoáng sản – Than Đông Bắc khai thác đá vôi tại khu vực Kim Lũ, xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình

Ngày 12/4/2013, UBND huyện Tuyên Hoá đã phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết điều chỉnh mở rộng sử dụng đất để xây dựng nhà máy chế biến đá vôi Quảng Bình tại xã Kim Hoá và Quy hoạch chi tiết hành lang an toàn Dự án khai thác – chế biến đá vôi tại khu vực Kim Lũ, xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá theo Quyết định số 798/QĐ- UBND

Ngày 23/4/2013, Hội đồng nhân dân xã Kim Hoá khoá 21, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Quy hoạch chi tiết sử dụng đất để xây dựng Dự án khai thác chế biến đá vôi tại khu vực Kim Lũ, xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình tại Nghị quyết số 31/2013/NQ-HĐND

Ngày 04/6/2013, dự án đã được UBND huyện Tuyên Hoá phê duyệt Quy hoạch chi tiết điều chỉnh mở rộng sử dụng đất để xây dựng nhà máy chế biến đá vôi Quảng Bình tại xã Kim Hoá và Quy hoạch chi tiết hành lang an toàn Dự án khai thác – chế biến đá vôi tại khu vực Kim Lũ, xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình theo Quyết định số 1199/QĐ-UBND

Ngày 15/5/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 1030/QĐ- BTNMT về việc điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản số 2061/GP-BTNMT ngày

29 tháng 11 năm 2012 cấp cho Công ty Cổ phần Đầu tư khoáng sản – Than Đông Bắc

Dự án đã được UBND tỉnh Quảng Bình cho thuê đất để thực hiện dự án theo Quyết định số 1190/QĐ-UBND ngày 21/4/2020 về việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cho Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản – Than Đông Bắc thuê đất để khai thác, chế biến đá vôi tại Khu vực Kim Lũ, xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa (Đợt 1) và Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 17/4/2023 về việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cho Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản – Than Đông Bắc thuê đất để thực hiện dự án đầu tư Xưởng sửa chữa và bãi đỗ xe, máy công trình tại xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình (Đợt 2)

Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản – Than Đông Bắc đã ký hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình theo Hợp đồng thuê đất số 31/HĐTĐ ngày 28/4/2020 và Hợp đồng thuê đất số 41/HĐTĐ ngày 02/6/2023

Như vậy, Dự án hoàn toàn phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và môi trường

Về nghĩa vụ tài chính:

- Tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: 39.851.535.000 đồng;

Chủ dự án đã nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tổng cộng tính đến 31/12/2022 là 15.947.827.000 đồng

- Tổng số tiền ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản: 10.511.545.942 đồng;

- Tính đến hết năm 2022, Công ty đã nộp tiền ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản là: 500.000.000 đồng

Chủ dự án đã hoàn thành các khoản nộp ngân sách nhà nước: Thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, …

Ngoài ra, trong nhiều năm liền, chủ dự án là đơn vị ủng hộ địa phương trong công việc xây dựng các công trình công cộng, phục vụ cộng đồng, khắc phục thiên tai, trồng cây bảo vệ môi trường.

Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

2.2.1 Đặc điểm của nguồn tiếp nhận nước thải

Nước mưa chảy tràn qua khu vực moong khai thác khi được thu gom, lắng cặn được dẫn ra nguồn tiếp nhận là suối Khe Mai (khe suối Mai) Suối uốn lượn theo chân các triền núi cao Lòng suối tích tụ các thành phần cát thạch anh, sỏi, sạn, cuội tảng của đá vôi, bột kết Đây là suối nhỏ với bề rộng dòng suối từ 1 – 2 m, đôi chỗ xâm thực tới

2 – 4 m Lưu lượng nước suối dao động và thay đổi theo mùa, vào mùa mưa nước suối có lưu lượng đạt tới 5 – 9,4 m 3 /s

Theo kết quả quan trắc chất lượng nước mặt nhánh trái khe suối Mai cách điểm xả thải 45 m, ngày lấy mẫu: 21/06/2022

Bảng 2.9 Kết quả quan trắc chất lượng nước nguồn tiếp nhận

STT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 08-MT:2015/

+ QCVN 08-MT:2015/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt

- Cột B 1 : Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc mục đích sử dụng như loại B2 (Cột B2 – Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng thấp)

Kết quả quan trắc cho thấy, các thông số ô nhiễm đặc trưng của nguồn tiếp nhận là khe suói Mai đều nằm dưới ngưỡng cột B1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT

 Lưu lượng của khe suối Mai: Trung bình 7,5 m 3 /s, theo khảo sát trong mùa mưa

 Tải lượng các chất ô nhiễm trong khe suối Mai:

Tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước tiếp nhận đối với một chất ô nhiễm cụ thể được tính theo công thức:

Qs (m 3 /s) là lưu lượng khe suối Mai (m 3 /s)

Cnn kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt, đơn vị tính là mg/l;

86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m 3 /s)*(mg/l) sang (kg/ngày)

 Tải lượng tối đa cho phép của nguồn tiếp nhận: Áp dụng các công thức tính toán tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt: L tđ = C qc * Q s * 86,4, ta có: tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt đối với các chất ô nhiễm

2.2.2 Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước

 Tải lượng các thông số ô nhiễm trong nước thải

Tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải đưa vào nguồn nước tiếp nhận được tính theo công thức:

L t (kg/ngày) là tải lượng chất ô nhiễm trong nguồn thải;

Q t (m 3 /ngày) là lưu lượng nước lớn nhất (ngày mưa lớn của mùa mưa) Lưu lượng xả nước thải lớn nhất (Qt) của mỏ cấp phép là 21.325 m 3 /ngày đêm;

C t (mg/l) là nồng độ thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải xả vào nguồn nước 0,001 là hệ số quy đổi đơn vị

Nồng độ thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải xả vào nguồn nước: Giá trị Ct được lấy theo giá trị lớn nhất được phép xả thải, là ngưỡng cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT – Cột B

 Tính toán khả năng tiếp nhận nước thải

Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm của nguồn nước được tính theo công thức:

L tn khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm, đơn vị tính là kg/ngày;

L tđ là tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt đối với khe suối Mai, đơn vị tính là kg/ngày;

L nn tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn sông, đơn vị tính là kg/ngày;

L t tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải, đơn vị tính là kg/ngày;

Nếu giá trị L tn lớn hơn (>) 0 thì nguồn nước vẫn còn khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm Ngược lại, nếu giá trị Ltn nhỏ hơn hoặc bằng (≤) 0 có nghĩa là nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm

Kết quả tính toán với các thông số ô nhiễm chính:

Bảng 2.10 Kết quả tính toán khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận

STT Thông số L tđ L nn L t L tn Đánh giá L tn

Kết quả tính toán cho thấy khe suối Mai có thể tiếp nhận nguồn nước thải sau xử lý từ Dự án mà không bị ảnh hưởng đến chất lượng nước cho mục đích sử dụng nước hiện tại của kênh Vào mùa khô, lưu lượng nước của khe suối Mai giảm xuống, song lượng nước mưa chảy qua Dự án cũng rất ít do đó lưu lượng xả thải giảm xuống.

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa Để đảm bảo cho nước từ khai trường chảy ra môi trường hoàn toàn sạch, không mang theo bụi và các chất bẩn từ quá trình khai thác chảy tự do ra moi trường xung quanh, toàn bộ lượng nước mưa chảy qua mỏ được thu gom bằng hệ thống cống, rãnh lộ thiên Nước mưa sau đó được thu gom qua hố thu nước của mỏ để lắng cặn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận

Chiều dài rãnh nước quanh moong khai thác khu 1: 1.569 m;

Chiều dài rãnh nước quanh moong khai thác khu 2: 956 m;

Chiều dài rãnh nước quanh moong khai thác khu 3: 1.609 m

Chiều dài quanh mặt bằng sân công nghiệp: 2.178 m

Rãnh hở, chiều rộng đáy 0 - 1,5 m, chiều rộng miệng 3 - 4 m, độ sâu 1,5 m

Hình 3.1 Rãnh thu gom nước mưa quanh moong khai thác

Tổng chiều dài tuyến thu gom nước mưa: 6.312 m

Hình 3.2 Mặt cắt ngang điển hình mương thu nước mưa

Nước mưa sau khi qua hồ lắng, được xả ra ngoài qua cống ngầm dài 600 m, rộng

1 m, sâu 1,5 m vào nguồn tiếp nhận

Hình 3.3 Mặt cắt mương ngầm thoát nước từ hồ lắng ra nguồn tiếp nhận

Hình 3.4 Sơ đồ hướng thoát nước mưa về hồ lắng

3.1.2 Thu gom, thoát nước thải

Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại khu vực mỏ được thu gom về bể tự hoại cải tiến Bastaf

Nước thải vệ sinh công nghiệp: Phát sinh chủ yếu từ công đoạn vệ sinh thiết bị, xe tải phục vụ khu mỏ, làm mát máy được thu gom về hố gom, tách dầu trước khi thải ra ngoài

3.1.3 Xử lý nước thải a) Công trình xử lý nước thải sinh hoạt:

Hiện tại khu phụ trợ mỏ đá đã có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo xử lý nước thải đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng hệ thống bể tự hoại cải tiến Bastaf Đây là bể phản ứng kỵ khí với các vách ngăn mỏng và ngăn lọc kỵ khí dòng hướng lên, có chức năng xử lý nước thải sinh hoạt và các loại nước thải khác có thành phần tương tự nước thải sinh hoạt Lưu lượng nước thải sinh hoạt của dự án khoảng 20 m 3 /ngày đêm

Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vài trò làm ngăn lắng – lên men kỵ khí, đồng thời điều hoà lưu lượng và nồng độ các chất bẩn trong dòng nước thải Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động, các chất hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hoá, đồng thời cho phép tách riêng 2 pha (lên men axit và lên men kiềm) Bastaf cho phép tăng thời gian lưu bùn, nhờ vậy hiệu suất xử lý tăng trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm Các ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí, có tác dụng làm sạch nước thải, nhờ các vi sinh vật kỵ khí bám trên bề mặt các hạt của lớp vật liệu lọc, và ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo nước

Hình 3.5 Sơ đồ nguyên lý làm việc của bể Bastaf

Chủ dự án đã xây dựng 02 bể phốt lớn cho tổng số nhà vệ sinh tự hoại 20 cái, trong đó hiện đã sử dụng 13 cái Kích thước của một bể phốt: 4 m x 4.m x 2 m Định kỳ chủ dự án có thuê đơn vị dịch vụ môi trường địa phương đến hút và xử lý bùn cặn của các bể tự hoại b) Công trình xử lý nước thải từ phân xưởng sửa chữa: Đặc trưng nước thải của phân xưởng sửa chữa là hàm lượng chất rắn lơ lửng, hàm lượng dầu mỡ cao Lượng nước thải từ khâu sửa chữa khoảng 2 m 3 /ngày và lưu lượng trung bình khoảng 0,2 m 3 /h Chủ dự án đã xây dựng bể tách dầu với kích thước: 1,5 m x

1 m x 1 m = 1,5 m 3 để loại bỏ dầu mỡ khỏi nước thải Thời gian lưu nước tại bể tách dầu từ 1 – 2 giờ

Bể tách dầu mỡ được xây dựng trên nguyên lý tách phần tử dầu nhẹ nổi lên trên nhờ các vách ngăn ngập trong nước và phần chất rắn lắng xuống dưới Dầu nổi và cặn đáy được vớt, nạo vét định kỳ tập kết vào thùng chứa và đưa về kho lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại để thuê đơn vị có chức năng xử lý tiếp theo quy định Nước thải sau quá trình tách dầu được thải ra nguồn tiếp nhận

Cấu tạo bể tách dầu như sau:

Hình 3.6 Sơ đồ cấu tạo bể tách dầu

Hình 3.7 Mặt cắt bề tách dầu khu vực rửa xe

Hình 3.8 Bể tách dầu khi đang xây dựng và khi đã hoàn thành c) Hồ lắng cặn nước mưa chảy tràn qua khu vực khai thác

- Để đảm bảo cho nước từ khai trường chảy ra môi trường hoàn toàn sạch, không

Ngăn chứa bùn Ngăn tách dầu

Ngăn chứa dầu Mực nước Ống thông hơi

Chiều cao hữu ích mang theo bụi và các chất bẩn từ quá trình khai thác chảy tự do ra môi trường xung quanh, toàn bộ lượng nước chảy qua mỏ được thu gom bằng hệ thống cống, rãnh lộ thiên Sau đó, chảy qua hồ lắng để lắng, làm trong trước khi chảy vào nguồn tiếp nhận + Vị trí: Hồ lắng nước được đặt tại gần vị trí khu sân công nghiệp (phía Đông của sân công nghiệp), tại vị trí này thì tất cả các hướng thoát nước tự nhiên trong khu vực đều đổ về đây và tại đây cũng rất thuận lợi cho công tác thoát nước ra vùng sông suối trong khu vực Nguồn tiếp nhận nước thải từ khai trường mỏ là Khe suối Mai

+ Để đảm bảo thu hết lượng nước có trong mỏ và lắng lọc trước khi xả thải, hồ lắng nước được đào theo hình chữ nhật, diện tích mặt nước 4.016m 2 , độ sâu trung bình là 8m, dung tích chứa 32.128 m 3 Vị trí hồ lắng đã được thể hiện trên hình sơ đồ thu gom nước mưa của cơ sở

+ Nạo vét hố thu nước với tần suất 12 tháng/lần Bùn nạo vét có thành phần chủ yếu là bụi đá, mảnh đá dăm từ nhỏ đến lớn nên dùng ban đường

- Tái sử dụng nước thu được tại hố thu để tưới ẩm đá, tưới đường giảm bụi, tưới cây Nước dẫn tới trạm nghiền sàng bằng bơm đẩy theo các thép hoặc nhựa PVC về bồn chứa Nước tưới cây, tưới đường được xe bồn đến hút Lượng nước được tái sử dụng dự kiến như Bảng 3.1; Bảng 3.3 và bảng 3.4

- Thường xuyên quét dọn sân bãi, đường vận chuyển tránh dầu mỡ, giẻ lau rơi vãi

- Lu lèn thường xuyên nền đường, bãi chế biến tránh để lại ổ gà, tạo nước tù đọng

- Nạo vét thường xuyên mương thoát nước quanh SCN

- Dùng đá hộc đắp bờ cao 0,5m quanh chân bãi thải tránh hiện tượng đất thải trôi theo mưa làm hoang hóa vực nước

Hình 3.9 Mặt cắt hồ lắng cặn

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

a) Giảm thiểu bụi từ moong khai thác

Nhằm giảm thiểu bụi tại moong khai thác trong thời gian khai thác Công ty áp dụng các biện pháp sau:

- Sử dụng biện pháp khoan ướt để giảm bụi tạc các lỗ khoan của máy BMK-5, máy khoan con Định mức cấp nước trung bình là 10 lít nước/m khoan

Bảng 3.1 Lượng nước phục vụ công tác khoan ướt

Khối lượng Số mét khoan (m/năm)

Khối lượng nước cần thiết (m 3 /năm) 830,760 1.319,440

Công trình hỗ trợ bao gồm:

+ Bồn nước di động: 1m 3 loại bằng nhựa hoặc sắt đặt tại bãi khoan Di chuyển bằng xe tải hoặc thủ công Nhằm tăng tính cơ động nên sẽ chọn 2 bồn loại 500 lít + Xe bồn cấp nước: xe nhận nước từ hố thu, chở đến cấp nước cho bồn Xe này đồng thời đảm nhận công việc tưới nước đường vận chuyển dưới moong Giai đoạn đầu khi chưa có nước chứa trong hố thu thì sử dụng nước từ suối hoặc nước ngầm Xe bồn đã được dự tính vào thiết bị phục vụ sản xuất tại mỏ

+ Dẫn nước từ bồn về các máy khoan theo phương thức tự chảy, có van xả điều khiển, loại ống mềm

- Nhằm ngăn bụi phát tán từ khu vực khai thác ra xung quanh theo hướng gió, Công ty sẽ trồng cây xanh quanh moong và hai bên đường vận chuyển Cây xanh có chức năng giữ độ ẩm cho môi trường, tăng khả năng sa lắng bụi tại khu vực gần nguồn phát sinh, đồng thời còn giảm khả năng lan truyền bụi cũng như các chất ô nhiễm ra ngoài khu vực khai thác

+ Mật độ cây: Quanh moong khai thác trồng 3 hàng cây dọc theo đê bao tạo thành hàng rào cây xanh rộng 6 m Theo đường vận chuyển mỗi bên đường trồng 2 hàng cây, mỗi cây cách nhau 1,5m Cụ thể như sau:

Bảng 3.2 Lượng cây trồng hoàn chỉnh trong giai đoạn khai thác

Khu vực trồng cây Chiều dài (m) Diện tích

(m 2 ) Mật độ cây Số cây

- Trồng 3 hàng cây, mỗi hàng cách nhau 1,5m, trồng so le

- Cây trong hàng cách nhau 2m

Quanh khu vực chế biến 600 3.600

- Trồng 3 hàng cây, mỗi hàng cách nhau 1,5m, trồng so le

- Cây trong hàng cách nhau 2m

Quanh khu vực văn phòng 240 1.440

- Trồng 3 hàng cây, mỗi hàng cách nhau 1,5m, trồng so le

- Cây trong hàng cách nhau 2m

- Trồng mỗi bên 2 hàng cây, trồng so le

- Cây trong hàng cách nhau 2m

+ Loại cây: dự kiến là Keo

+ Tiến độ thực hiện: Trồng bổ sung hàng năm, mua cây giống từ các vườn ươm trong khu vực Khi cây keo đủ tuổi (khoảng 8 năm) thì bắt đầu chặt khai thác và trồng thay thế Lựa chọn trồng vào năm thứ 2 khi đã thực hiện xây dựng cơ bản hoàn chỉnh

+ Bộ phận đảm nhận: hợp đồng thuê khoán trồng hoặc do lao động của mỏ trồng và chăm sóc, nước tưới sẽ lấy từ giếng khoan hoặc nước từ hố thu Cây non sẽ được chăm sóc, bón phân thường xuyên Trồng dặm hoặc thay thế cây yếu, chết

- Trong khâu nổ mìn, Công ty sẽ sử dụng thuốc nổ có cân bằng oxy gần bằng không như Anfo, Nhũ tương để hạn chế được khí độc hại thải vào môi trường không khí b) Giảm thiểu bụi tại các trạm nghiền, bãi chứa đá thành phẩm

Trong quá trình chế biến, bụi sẽ phát sinh khi vận chuyển đá nguyên liệu, tại các hàm đập, hàm nghiền và đầu băng tải Đặc điểm của bụi là nặng, khô, thấm ướt tốt Vì vậy, để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường không khí xung quanh, cở sở đã thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế tối đa lượng bụi phát tán gây ô nhiễm từ quá trình khai thác và chế biến, vận chuyển Cụ thể:

- Phun nước tại các vị trí phát sinh bụi tại các trạm nghiền, bãi chứa đá thành phẩm: + Phun nước làm ướt đá nguyên liệu sau khi đổ đá vào hàm đập;

+ Phun sương cao áp làm ướt đá tại hàm côn, tại đầu các băng tải, phun làm ướt đá thành phẩm để bụi không phát tán ra môi trường xung quanh Thông số vòi phun sương: Áp lực đầu vòi: P = 3,01 kg/cm 2 ; Đường kính vào d1 = 12,5 mm; đường kính ra d2 = 1 mm;

Lưu lượng nước ra khỏi đầu vòi: 0,7 m 3 /h;

Sơ đồ chống bụi bằng hệ thống phun sương cao áp được thể hiện trên hình 4.1

Hình 3.11 Sơ đồ nguyên lý hệ thống phun sương cao áp dập trong khu vực chế biến

1- Bể chứa nước; 2- Bơm cao áp; 3-Tuyến đường ống dẫn nước; 4- Hệ thống cột, vòi vun sương Đường

Hình 3.12 Vị trí phun sương dập bụi

+ Nguồn cung cấp nước: nước từ hố thu hoặc nước ngầm Sơ đồ nguyên lý cấp nước trạm nghiền như sau:

Xe bồn sẽ hút nước từ hố thu, sau chở về xả vào bể chứa nước tại trạm nghiền Tại đây được bơm 1 bơm về các bồn nhỏ (bồn 1, bồn 2 và bồn 3) Tại sân công nghiệp có 5 trạm nghiền Bồn 1 cấp nước cho trạm 1, trạm 2; bồn 2 cấp nước cho trạm 3 và bồn 3 cấp nước cho trạm 4, trạm 5 Mỗi trạm được bơm tăng áp phun sương giảm bụi máy xay

Tổng khối lượng nước sử dụng để phun sương chống bụi tại các máy nghiền sàng như sau:

Bảng 3.3 Lượng nước sử dụng làm giảm bụi tại trạm nghiền

Năm Số trạm Sản lượng

Khối lượng nước cần thiết (m 3 /năm) Mùa mưa (*) Mùa khô (**)

Trạm 5 Trạm 4 Trạm 3 Trạm 2 Trạm 1

(*): Khối lượng nước sử dụng cho mùa mưa là 30 lít/m 3 đá sản phẩm

(**): Khối lượng nước sử dụng cho mùa khô là 50 lít/m 3 đá sản phẩm

- Để tránh gió mang bụi từ moong, trạm chế biến phát tán ra xa, Công ty sẽ trồng cây xanh xung quanh khu vực chế biến, bãi đá thành phẩm (quanh mặt bằng sân công nghiệp) và làm mát không khí khu vực Trồng 3 hàng cây so le nhau theo chu vi Số lượng cây trồng và mật độ như trình bày tại Bảng 3.2 c) Biện pháp giảm thiểu bụi trên đường vận chuyển

- Sử dụng ô tô bồn phun nước hệ thống đường vận chuyển trong những ngày nắng, cụ thể:

+ Tuyến đường phun nước chủ yếu là đường từ khu vực khai thác về khu chế biến, tưới trên mặt bằng bãi chứa đá thành phẩm

+ Định mức phun là 2,5 – 5 lít/m 2 ; tần suất tưới nước trong mùa mùa mưa là 2 lần/ngày, mùa khô là 4 lần/ngày

+ Nguồn cấp nước: Nước được lấy từ hố thu nước hoặc nước Khe suối Mai bằng máy bơm hoặc xe bồn Sử dụng 02 xe bồn 9-10m 3 /xe Tổng khối lượng nước sử dụng để phun nước chống bụi trên đường vận chuyển dự tính như bảng sau:

Bảng 3.4 Dự tính lượng nước sử dụng để phun nước chống bụi trên ĐVC Đường vận chuyển

Khối lượng nước cần thiết (m 3 /ca)

Nội bộ 9.600 01 48 192 Định mức dùng trong mua khô 5 lít/m 2 , 4 lần/ngày Định mức dùng trong mùa mưa 2,5 lít/m 2 , 2 lần/ngày

- Quy định xe vận chuyển đá thành phẩm phải có bạt che kín thùng tránh đất đá rơi vãi, bụi theo gió lốc lên và tạt ra xung quanh

- Công ty cam kết bán đá vôi đúng tải trọng của phương tiện vận chuyển để giảm bụi trên tuyến đường vận chuyển Tất cả các xe ra phải qua trạm cân Công tác giám sát cũng được thực hiện qua nhật ký xe qua trạm

- Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng đường ra QL15A dài 1,5km Hoạt động tu sửa định kỳ 6 tháng/lần Cho lao công thu dọn đất đá rơi vãi trên đường vận chuyển hàng ngày

- Trồng cây xanh dọc đường ra vào 2 bên lề, mật độ trồng cây 5m/cây Chiều dài tuyến đường là 1.500 m Bắt đầu trồng từ năm thứ 2

- Quy định tốc độ an toàn cho phương tiện vận chuyển vật liệu khi đi qua khu dân cư, xe chạy từ mỏ ra đến tỉnh lộ phải giảm tốc độ (

Ngày đăng: 20/03/2024, 11:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN