1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân

123 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Của Hầm Đường Bộ Qua Đèo Hải Vân
Trường học Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hạ Tầng Giao Thông Đèo Cả
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 7,79 MB

Nội dung

108 Trang 7 DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường BTXM Bê tông xi măng BYT Bộ Y tế CHCN Cứu hộ cứu nạn CP Chính Phủ CĐT Chủ đầu tư CTNH Chất thải nguy h

Trang 3

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân

Đà Nẵng, tháng 8 năm 2023

Trang 4

MỤC LỤC

Contents

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vii

Chương I 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 1

1.1 Tên chủ cơ sở: 1

1.2 Tên cơ sở: 1

1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở: 2

1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở: 2

1.3.2 Công nghệ vận hành của cơ sở: 10

1.3.3 Sản phẩm của cơ sở: 18

1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 18

Chương II 19

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG 19

CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 19

2.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: 19

2 2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 19

Chương III 20

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 20

3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, nước ngầm, thu gom và xử lý nước thải 20

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa 21

3.1.2 Thu gom, thoát nước ngầm 26

Trang 5

3.1.4 Xử lý nước thải 42

3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: 61

3.2.1 Công trình xử lý bụi, khí thải 61

3.2.2 Biện pháp xử lý bụi, khí thải khác 61

3.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 72

3.3.1 Đối với chất thải rắn sinh hoạt 72

3.3.2 Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường 72

3.4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 72

3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 73

3.5.1 Công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 73

3.5.2 Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 74

3.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 74

3.6.1 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải 74 3.6.2 Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với hệ thống thông gió hầm Hải Vân 76

3.6.3 Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường gây ra bởi cháy nổ 77

3.7 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 84

3.8 Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp 84

Chương IV 85

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 85

4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 85

4.1.1 Nguồn phát sinh nước thải 85

4.1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa 85

4.1.3 Dòng nước thải 85

4.1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 86

4.1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải 88

4.1.6 Phương thức xả thải 89

4.1.7 Nguồn nước tiếp nhận 89

4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 89

Trang 6

4.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 89

Chương V 90

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 90

5.1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải (kết quả trong 2 năm gần nhất) 90

5.1.1 Quan trắc định kỳ nước thải sinh hoạt 90

5.1.2 Quan trắc định kỳ nước thải vệ sinh hầm 93

5.2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải 99

5.3 Kết quả quan trắc môi trường bổ sung trong quá trình lập báo cáo 101

Chương VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 108

6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải: 108

6.2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 108

6.2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 108

6.2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 108

6.2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động liên tục khác theo đề xuất của chủ cơ sở 108

6.3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 110

Chương VII 111

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 111

Chương VIII 112

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 112

PHỤ LỤC 113

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường

CTRCN Chất thải rắn công nghiệp

CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải

KHQLMT Kế hoạch quản lý môi trường

PCCC Phòng cháy chữa cháy

PCCC&CHCN Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

QLMT Quản lý môi trường

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Vị trí các hầm thông ngang 6

Bảng 1.2 Nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất sử dụng của dự án 18

Bảng 3.1 Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom nước mưa phía Bắc 22

Bảng 3.2 Vị trí, tọa độ điểm xả thải nước thải nước mưa phía Bắc 23

Bảng 3.3 Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom nước mưa phía Nam 24

Bảng 3.4 Vị trí, tọa độ điểm thoát nước mưa phía Nam 25

Bảng 3.5 Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom nước ngầm phía Bắc 27

Bảng 3.6 Vị trí, tọa độ điểm thoát nước ngầm phía Bắc 28

Bảng 3.7 Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom nước ngầm phía Nam 29

Bảng 3.8 Vị trí, tọa độ điểm thoát nước ngầm phía Bắc 29

Bảng 3.9 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của dự án 31

Bảng 3.10 Tổng hợp nhu cầu xả nước thải của cơ sở 32

Bảng 3.11 Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt ở phía Bắc 34 Bảng 3.12 Vị trí, tọa độ điểm xả thải nước thải sinh hoạt ở phía Bắc 34

Bảng 3.13 Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt 35

Bảng 3.14 Vị trí, tọa độ điểm xả thải nước thải sinh hoạt ở phía Nam 35

Bảng 3.15 Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom nước thải vệ sinh hầm phía Bắc38 Bảng 3.16 Vị trí, tọa độ điểm xả thải nước thải vệ sinh hầm ở phía Bắc 39

Bảng 3.17 Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom nước thải vệ sinh hầm phía Nam 41

Bảng 3.18 Vị trí, tọa độ điểm xả thải nước thải vệ sinh hầm ở phía Nam 41

Bảng 3.19 Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 46

Bảng 3.20 Kích thước các bể của hệ thống xử lý nước thải vệ sinh hầm 54

Bảng 3.21 Danh mục các máy móc, thiết bị đầu tư lắp đặt cho hệ thống xử lý nước thải vệ sinh hầm 56

Bảng 3.22 Nhu cầu hóa chất, chế phẩm vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải vệ sinh hầm 59

Bảng 3.23 Thông số kỹ thuật của hệ thống thông gió trong hầm Hải Vân 67

Bảng 3.24 Thông số kỹ thuật máy phát điện 70

Trang 9

Bảng 3.26 Bảng thống kê chất thải nguy hại 72

Bảng 3.27 Biện pháp xử lý sự cố thiết bị của hệ thống xử lý nước thải 75

Bảng 3.28 Biện pháp ứng phó sự cố đối với các quá trình xử lý 76

Bảng 3.29 Nguồn nước và hệ thống cấp nước chữa cháy 78

Bảng 3.30 Bảng thống kê các phương tiện chữa cháy 80

Bảng 3.31 Trang bị phòng hộ lao động phục vụ cứu hộ, cứu nạn, chữa cháy 82

Bảng 4.1 Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải sinh hoạt vào đầm Lập An 86

Bảng 4.2 Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải sinh hoạt phía Nam vào suối Lương (nhánh phía Tây) 86

Bảng 4.3 Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải vệ sinh hầm phía Bắc vào đầm Lập An 87

Bảng 4.4 Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải vệ sinh hầm phía Nam vào suối Lương (nhánh phía Tây) 88

Bảng 4.5 Vị trí xả thải của các nguồn thải 89

Bảng 5.1 Thống kê vị trí điểm quan trắc nước thải sinh hoạt 90

Bảng 5.2 Danh mục thông số quan trắc nước thải sinh hoạt 90

Bảng 5.3 Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt năm 2021 - 2022 91

Bảng 5.4 Thống kê vị trí điểm quan trắc nước thải vệ sinh hầm 93

Bảng 5.5 Danh mục thông số quan trắc nước thải vệ sinh hầm 93

Bảng 5.6 Kết quả quan trắc nước thải vệ sinh hầm phía Bắc năm 2021 - 2022 94

Bảng 5.7 Kết quả quan trắc nước thải vệ sinh hầm phía Nam năm 2021 - 2022 96 Bảng 5.8 Thống kê vị trí điểm quan trắc môi trường không khí xung quanh 99

Bảng 5.9 Danh mục thông số quan trắc môi trường không khí xung quanh 99

Bảng 5.10 Kết quả quan trắc chất lượng không khí khu vực hầm năm 2021 - 2022 100

Bảng 5.11 Thống kê vị trí điểm quan trắc nước thải vệ sinh hầm 101

Bảng 6.1 Bảng đề xuất giám sát môi trường nước thải 109

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Vị trí hầm đường bộ Hải Vân 4

Hình 1.2 Mặt cắt ngang điển hình hầm 1 5

Hình 1.3 Mặt cắt ngang điển hình hầm 2 6

Hình 1.4 Sơ đồ bố trí hầm thông ngang và khu vực dừng xe khẩn cấp Hầm đường bộ Hải Vân 7

Hình 1.5 Mặt bằng công trình phụ trợ ở Quảng trường phía Bắc 8

Hình 1.6 Mặt bằng công trình phụ trợ ở Quảng trường phía Nam 9

Hình 1.7 Trung tâm vận hành hầm Hải Vân 10

Hình 1.8 Hệ thống đèn chiếu sáng trong hầm Hải Vân 13

Hình 1.9 Hệ thống thông gió trong hầm Hải Vân 14

Hình 1.10 Hệ thống biển chỉ dẫn, hệ thống phòng cháy chữa cháy 14

Hình 1.11 Hệ thống Camera giám sát và điện thoại cho các cuộc gọi khẩn cấp trong hầm 16

Hình 1.12 Giám sát 24/24h tất cả các góc trong hầm để điều tiết, xử lý tình huống có thể phát sinh 16

Hình 3.1 Mạng lưới thu gom, xử lý nước thải của cơ sở 21

Hình 3.2 Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước mưa ở phía Bắc 22

Hình 3.3 Hình ảnh rãnh thu gom, thoát nước mưa ở phía Bắc 23

Hình 3.4 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa ở phía Nam 24

Hình 3.5 Hình ảnh thực tế hệ thống thu gom, thoát nước mưa ở phía Nam 26

Hình 3.6 Hệ thống thu gom, thoát nước ngầm ở phía Bắc 27

Hình 3.7 Hệ thống thu gom, thoát nước ngầm ở phía Nam 28

Hình 3.8 Hình ảnh điểm xả thải nước ngầm phía Bắc và phía Nam 29

Hình 3.9 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt phía Bắc 33

Hình 3.10 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt phía Nam 35

Hình 3.11 Bản vẽ tổng quan hệ thống thu gom nước thải vệ sinh Hầm 36

37

Hình 3.12 Quy trình thu gom nước thải vệ sinh hầm 1 37

Hình 3.13 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải vệ sinh hầm phía Bắc 37

Trang 11

Hình 3.15 Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt phía Bắc 42

Hình 3.16 Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn của HTXL nước thải sinh hoạt phía Bắc 42

Hình 3.17 Cấu tạo của bể phốt tự hoại 3 ngăn 43

Hình 3.18 Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 3 ngăn 44

Hình 3.19 Hình ảnh bãi lọc loại B 45

Hình 3.20 Hình ảnh bể lọc xơ dừa 46

Hình 3.21 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải 48

Hình 3.22 Hình ảnh bể điều hòa 49

Hình 3.23 Hình ảnh Bể phản ứng Cr6+ 50

Hình 2.24 Hình ảnh bể phản ứng Cr3+ 51

Hình 2.25 Hình ảnh bể xử lý sinh học 52

Hình 2.26 Hình ảnh bể lắng 52

Hình 2.27 Thiết kế và hình ảnh bãi lọc loại A 54

Hình 3.28 Hệ thống thông gió dọc 62

Hình 3.29 Sơ đồ bố trí quạt phản lực và thiết bị đo đạc trong hầm Hải Vân 63

Hình 3.30 Sơ đồ tổng thể hệ thống thông gió hầm Hải Vân 64

Hình 3.31 Sơ đồ đấu nối các quạt phản lực 65

Hình 3.32 Sơ đồ đấu nối các cảm biến 66

Hình 3.33 Nhà chứa 2 máy phát điện tại tầng 1 trung tâm điều khiển OCC 71

Hình 3.34 Hình ảnh máy phát điện và ống thoát khí thải 71

Hình 3.35 Lưu chứa chất thải tại kho lưu chứa CTNH 73

Hình 3.36 Gara cứu hỏa, cứu trợ và trang thiết bị PCCC tại quảng trường phía Bắc 81

Hình 3.37 Trang thiết bị PCCC tại quảng trường phía Nam 81

Trang 12

Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 1.1 Tên chủ cơ sở:

- Tên chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả

(Chủ đầu tư dự án “Đầu tư mở rộng hầm đường bộ qua đèo Hải Vân – Quốc

lộ 1A, tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng” là Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả)

- Địa chỉ văn phòng: Km 11+500 tuyến đường dẫn phía Nam hầm Hải Vân, P.Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Ông Nguyễn Quang Huy

- Điện thoại: 0236.3730574; Fax: 0236.3842713;

E-mail: nguyen.quang.huy@deoca.vn

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần, mã số doanh nghiệp 0400101965, đăng ký lần đầu ngày 24 tháng 06 năm 2010, đăng ký thay đổi lần thứ 32 ngày 05/07/2023 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp

1.2 Tên cơ sở:

- Tên cơ sở: Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân

- Địa điểm cơ sở: Phía Bắc thuộc thị trấn Lăng Cô – huyện Phú Lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế; Phía Nam thuộc thuộc phường Hòa Hiệp Bắc – quận Liên Chiểu – thành phố Đà Nẵng

- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án :

+ Quyết định số 117/QĐ-BTNMT ngày 28 tháng 01 năm 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường dự

án "Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân và đường nối nam Hải Vân-Tuý Loan, nút giao thông Hoà Cầm";

+ Quyết định số 1677/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự

án "Đầu tư mở rộng hầm đường bộ qua đèo Hải Vân – Quốc lộ 1A, tỉnh Thừa Thiên

Trang 13

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 55/GP-UBND ngày 02 tháng

11 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp cho Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả đối với cở sở xả nước thải là Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân khu vực phía Bắc, thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế;

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 5063/GP-UBND ngày 23 tháng

12 năm 2020 của UBND thành phố Đà Nẵng cấp cho Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả được xả nước thải phát sinh từ Dự án "Công trình hầm đường bộ qua đèo Hải Vân";

+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mã số QLCTNH: 48.000042.T (cấp lần thứ 5) do Chi Cục bảo vệ môi trường – Sở TN&MT thành phố Đà Nẵng cấp ngày 08 tháng 8 năm 2017;

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Tổng mức đầu tư của dự án mở rộng là 7.295,779 nghìn tỷ đồng, thuộc dự

án nhóm A theo quy định tại khoản 2 điều 8, luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019

1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở:

1.3.1.1 Quy mô cơ sở:

* Công trình chính:

Hầm đường bộ Hải Vân gồm 2 hầm đơn, mỗi hầm có 2 làn xe Cửa hầm phía Bắc có cao độ 38,92m, cửa hầm phía Nam có cao độ 127,17m so với mực nước biển Hầm xuyên qua núi Hải Vân: Phía Bắc thuộc thị trấn Lăng Cô – huyện Phú Lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam thuộc phường Hòa Hiệp Bắc – quận Liên Chiểu - thành phố Đà Nẵng

- Hầm 1 dài 6.280m được khởi công xây dựng vào ngày 27 tháng 08 năm

2000, hoàn thành đưa vào khai thác từ ngày 05 tháng 06 năm 2005

- Hầm 2 dài 6.292m được khởi công xây dựng vào tháng 2 năm 2017, hoàn thành đưa vào khai thác từ tháng 02 năm 2021 Công trình được thiết kế vĩnh cửu

Tổng chiều dài công trình 12.123 m trong đó hầm 1 dài 6.280m, hầm 2 dài 6.292m; chiều dài đường dẫn phía Bắc 1,23Km, đoạn tuyến phía Nam hầm Hải Vân

Trang 14

bao gồm Hải Vân – Túy Loan – Tạ Quang Bửu dài 6,02Km

- Điểm đầu dự án: Km 0+000 (tại Km 892+700 trên QL1)

- Điểm cuối dự án: Km 12+123 nối với đường Tạ Quang Bửu – TP Đà Nẵng (đường Tạ Quang Bửu nối với QL1 tại Km 916+300)

Các hạng mục công trình chủ yếu bao gồm:

- Đoạn tuyến Bắc hầm Hải Vân dài 1,23Km (bao gồm cả các cầu trên tuyến)

- Đoạn tuyến phía Nam hầm Hải Vân bao gồm Hải Vân – Túy Loan – Tạ Quang Bửu dài 6,02Km (bao gồm cả các cầu trên tuyến) Trong đó Hải Vân – Túy Loan 4,26Km, Tạ Quang Bửu 1,76Km

- Phần cầu: Cầu được xây dựng vĩnh cửu bằng BTCT, BTCT DƯL Phía Bắc

có cầu Hải Vân, phía Nam có cầu số 1, cầu số 2, cầu số 3, cầu số 4, cầu cố 5, cầu số 6, cầu số 7

- Phần thiết bị trong hầm, điện và chiếu sáng:

+ Hệ thống Phòng cháy chữa cháy (PCCC): Trong mỗi hầm, dọc theo đường công vụ trong hầm, bố trí các hốc kỹ thuật (bao gồm vòi nước chữa cháy, các bình cứu hỏa, nút báo cháy và điện thoại liên lạc)

+ Hệ thống thoát hiểm và cứu nạn: Toàn bộ các hầm thông ngang nối giữa

2 hầm đều lắp đặt cửa thép và có hệ thống biển báo chỉ dẫn thoát hiểm + Hệ thống điện: Hệ thống đường cấp điện nguồn từ trạm biến áp cấp cho toàn bộ dự án, hệ thống chiếu sáng hầm, hệ thống SCADA

+ Hệ thống thông gió và xử lý cấp thoát nước

+ Hệ thống giao thông thông minh (ITS) gồm: Hệ thống trung tâm điều khiển hầm, hệ thống camera, hệ thống phát thanh chuyển tiếp FM/PA, hệ thống biển báo có nội dung thay đổi (VMS), hệ thống mạng thông tin, hệ thống thu phí, hệ thống phát sóng di động trong hầm, hệ thống barrie ngăn chặn vào hầm, hệ thống bộ đàm, hệ thống phát hiện cảnh báo xe quá khổ + Hệ thống chiếu sáng dọc đường dẫn phía Bắc và phía Nam

+ Trung tâm điều hành (OCC) đặt tại Quảng trường phía Nam Hầm Hải Vân

+ Trạm thu phí giao thông: 01 trạm tại vị trí phía bắc hầm Hải Vân, thu phí

2 chiều theo công nghệ một dừng và tự động

Trang 15

Hình 1.1 Vị trí hầm đường bộ Hải Vân

Phía Tây đường hầm có cống hộp kỹ thuật rộng 1,26m, cao 0,989m có lan can rào chắn và các bậc lên xuống kết hợp làm hành lang để phục vụ công tác duy

tu bảo dưỡng và các hoạt động khác Có 123 hốc kỹ thuật, khoảng cách giữa các hốc kỹ thuật là 50,00m, bên trong hốc kỹ thuật bố trí trụ nước chữa cháy và các thiết bị chữa cháy, trong đó có 30 hốc kỹ thuật lắp đặt điện thoại SOS Phía ngoài hốc kỹ thuật lắp đặt nút nhấn báo động cháy Phía Đông đường hầm có cống hộp

kỹ thuật rộng 0,50m

Phía Tây có 07 vị trí để tránh, đỗ, dừng xe, ngoài ra có 03 vị trí tại cửa vào các trạm trong hầm Phía Đông có 09 vị trí tại các cửa hầm thông ngang có thể dùng

để tránh, đỗ, dừng xe khi cần thiết

Trang 16

Hình 1.2 Mặt cắt ngang điển hình hầm 1

Hầm Hải Vân 2

Hầm 2 chạy song song với hầm 1, cách hầm 1 30,00m về phía Đông, có chiều dài 6.292,00m, cao 7,40m, chiều cao tĩnh không 5,0m, khoảng cách lớn nhất giữa hai thành hầm 10,50m

Nối giữa hầm 1 với hầm 2 có 15 hầm thông ngang, khoảng cách giữa các hầm thông ngang là 400,00m, trong đó có 11 hầm thông ngang bộ hành và 04 hầm thông ngang xe cơ giới phục vụ thoát hiểm khi cần thiết

Mặt đường trong hầm bằng bê tông xi măng, gồm 02 làn xe, mỗi làn rộng 3,5m, được phân làn bằng sơn phản quang, lề đường phía Tây rộng 0,75m (0,25m

gờ chắn bánh), lề đường phía Đông rộng 1,00m Mặt đường bê tông trong hầm tạo dốc ngang i=2% về 1 phía

Phía Đông đường hầm có cống hộp kỹ thuật rộng 1,00m, cao 0,9m có lan can rào chắn và các bậc lên xuống kết hợp làm hành lang để phục vụ công tác duy tu bảo dưỡng và các hoạt động khác Có 126 hốc kỹ thuật, khoảng cách giữa các hốc

kỹ thuật là 50,00m, bên trong hốc kỹ thuật bố trí trụ nước chữa cháy và các thiết bị

Trang 17

thuật lắp đặt nút nhấn báo động cháy

Phía Đông có 15 vị trí để tránh, đỗ, dừng xe khi cần thiết, ngoài ra có 01 vị trí tại cửa vào trạm SS9 trong hầm

Hầm được xây dựng theo tiêu chuẩn của Nhật Bản (tương tự như phương pháp NATM), trong đó hệ thống kết cấu chống đỡ bao gồm bê tông phun (có hoặc không có lưới thép), neo đá, khung chống thép hình … kết hợp cùng môi trường đá núi tạo lớp chịu lực cho công trình Bê tông vỏ hầm là phần kết cấu hoàn thiện và tăng thêm khả năng dự trữ cho công trình

Hình 1.3 Mặt cắt ngang điển hình hầm 2

Giữa 2 hầm có bố trí 11 hầm thông ngang cho khách bộ hành; 04 hầm thông ngang cho xe cộ và khu vực dừng xe khẩn cấp Vị trí các hầm thông ngang và khu vực dừng xe khẩn cấp thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.1 Vị trí các hầm thông ngang Hầm thông

Trang 18

Bố trí chung của hầm đường bộ Hải Vân thể hiện trên hình sau:

Hình 1.4 Sơ đồ bố trí hầm thông ngang và khu vực dừng xe khẩn cấp Hầm

đường bộ Hải Vân

- Quảng trường phía Nam: Gồm:

+ Trung tâm điều hành (OCC) được gồm 02 tầng, diện tích sử dụng 1.268

m2

+ Nhà bảo dưỡng phương tiện (VMB) gồm 02 tầng, diện tích sử dụng là 2.280m2

Trang 19

Hình 1.5 Mặt bằng công trình phụ trợ ở Quảng trường phía Bắc

Trang 21

1.3.1.2 Công suất khai thác, vận hành:

- Lưu lượng giao thông thiết kế vào năm 2024: 16.018 xe/ngày; 41.001 (PCU/ngày);

- Tốc độ thiết kế: 80km/h

- Làn giao thông: 4 chiều/2 làn mỗi hầm

- Hệ thống thông gió: Thông gió cơ khí

- Cấp ngăn ngừa thảm họa: Cấp AA

1.3.2 Công nghệ vận hành của cơ sở:

Công nghệ sử dụng trong khai thác, vận hành hầm Hải Vân:

Hầm Hải Vân là công trình hầm đường bộ được trang bị các thiết bị khai thác hiện đại, đang được sử dụng cho nhiều công trình hầm giao thông trên thế giới

Công nghệ sử dụng trong khai thác, vận hành hầm Hải Vân là công nghệ thông tin, công nghệ điều khiển, tự động hoá thông qua hệ thống SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition: hệ thống kiểm soát và thu nhận dữ liệu)

- Trung tâm vận hành hầm Hải Vân: Được đặt tại cửa hầm phía Nam, có

nhiệm vụ trực 24/24h để theo dõi, điều khiển các thiết bị, hướng dẫn giao thông an toàn qua hầm Hải Vân và ứng cứu, xử lý các tình huống tai nạn hoặc sự cố xảy ra trong hầm Các thiết bị phục vụ cho công tác duy tu bảo dưỡng hầm và cứu hộ như:

xe vệ sinh, xe nâng, xe cứu hộ, xe chữa cháy, xe cứu thương… cũng thường trực 24/24 h tại Trung tâm vận hành Hai trạm thu phí và kiểm soát được bố trí ở 2 đầu đường dẫn vào hầm để thu phí và kiểm tra phương tiện giao thông trước khi vào hầm

Hình 1.7 Trung tâm vận hành hầm Hải Vân

Trang 22

- Hệ thống cung cấp và phân phối điện:

Toàn bộ hệ thống điện hầm Hải Vân được cấp bởi hai xuất tuyến 110KV từ trạm Liên Chiểu (Xuất tuyến 171) và trạm Hòa Liên (Xuất tuyến 172) thuộc công

ty Truyền Tải Điện 2 Qua trạm (GIS) 110kV hầm Hải Vân; hai máy biến áp 110/22kV đặt tại nhà điều hành trung tâm sẽ cung cấp các xuất tuyến 22 KV (Xuất tuyến 471, 472, 473, 474) kéo vào hầm theo một mạch vòng nhằm đảm bảo tính cung cấp điện liên tục

Thông qua 5 trạm biến áp 22/0,4 KV có công suất từ 250kVA đến 1600kVA được bố trí trong hầm 2 trạm (SS2, SS9), Trạm thu phí Bắc và Km 11+560 (Trạm SS7, SS8), một trạm tại cửa hầm phía Bắc (SS5), và 2 MBA tự dùng được bố trí tại nhà điều hành trung tâm (OCC) cung cấp nguồn cho các phụ tải trong hầm như: Hệ thống quạt phản lực và hệ thống chiếu sáng trong và ngoài hầm, hệ thống ITS và các thiết bị điều khiển

+ Hệ thống nguồn dự phòng và bộ chuyển đổi nguồn

Máy phát điện dự phòng: có nhiệm vụ cấp điện cho hệ thống thiết bị của hầm trong trường hợp mất điện lưới Công suất của máy phát điện được tính toán sao cho phù hợp với công suất tiêu thụ của các thiết bị được đấu vào nguồn cấp đầu ra của máy phát

Hệ thống lưu điện sẽ đảm bảo cung cấp điện liên tục cho các hệ thống điện

ưu tiên trong trường hợp mát điện lưới và đóng nguồn điện từ máy phát điện dự phòng mất điện

Để đảm bảo tính an toàn trong quá trình lưu thông các phương tiện trong hầm Hầm Hải Vân được trang bị hệ thống nguồn dự phòng gồm các thiết bị sau:

02 máy phát điện dự phòng, công suất 2x1250kVA cung cấp điện cho các phụ tải ưu tiên trong và ngoài hầm Hải Vân khi có sự cố điện quốc gia

10 bộ lưu điện (UPS), công suất từ 15KVA đến 100KVA

06 bộ nạp ắc qui

+ Hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng hầm dựa trên sự thích ứng mắt của người tham gia điều khiển phương tiện giao thông khi có sự thay đổi đột ngột về độ sáng Khi người lái

Trang 23

tập trung cao độ, tạo cảm giác căng thẳng khi lái xe và phải mất một khoảng thời gian nhất định để mắt có thể thích nghi với độ sáng thấp để hạn chế bớt hiện tượng trên tại khu vực cửa

Hệ thống chiếu sáng phải có khả năng tự động hóa cao và có chế độ vận hành bằng tay, phản ứng nhanh khi thời tiết bên ngoài thay đổi, Tuổi thọ của thiết bị chiếu sáng cao, thuận tiện cho quá trình khai thác, duy tu bảo dưỡng, lượng tiêu hao điện năng thấp nhằm tiết kiệm chi phí vận hành và chiếu sáng cho hầm được chia thành các vùng có độ sáng khác nhau

Hệ thống chiếu sáng tại hầm 1 gồm có 2.826 bộ đèn Led có công suất từ 60W

- 80W - 160W - 240W, tại hầm 2 gồm có 1.358 bộ đèn Led có công suất từ 60W - 80W - 160W - 240W Ngoài ra gồm có các trụ đèn 25 - 30 m để chiếu sáng quảng trường, các cột đèn 9-11 m để chiếu sáng đường dẫn và hệ thống các biển chỉ dẫn thoát đèn chiếu sáng khẩn, đèn chỉ dẫn thoát hiểm, đèn điểm đỗ xe và đèn chỉ cửa thoát hiểm

Để tránh hiện tượng quán gà cho người lái xe nên hai đầu hầm được bổ sung các đèn chiếu sáng tăng cường (đèn BOOST) loại 60W, 80W, 180W và 240W được đặt trong khoảng 500 m hai đầu hầm Hoạt động của 4 loại đèn boost này được điều khiển tự động dựa vào sự thay đổi mức ánh sáng trong và ngoài hầm

+ Hệ thống MicroSCADA

Thu thập tất cả các thông tin qua các bộ giao tiếp truyền thông để tập hợp thành cơ sở dữ liệu, cập nhật tình trạng của các thiết bị được giám sát, hiển thị thông tin lên màn hình, lưu trữ dữ liệu, tính toán, in ấn, truyền lệnh điều khiển đến các thiết bị

Các thiết bị giám sát trong hệ thống MicroSCADA bao gồm: Các rơle bảo

vệ, thiết bị đầu cuối, bộ điều khiển lập trình được, bộ cách ly thiết bị đầu cuối, đồng

hồ đo lường điện năng

Trang 24

Hình 1.8 Hệ thống đèn chiếu sáng trong hầm Hải Vân

- Hệ thống thông gió:

Hệ thống Thông gió hầm Hải Vân gồm 16 quạt phản lực lắp đặt trong hầm 1

và hầm 2 Mỗi hầm có 08 quạt được bố trí dọc theo vòm hầm Ngoài ra còn có các thiết bị đo, tủ điều khiển, tủ thiết bị đo lường

Hầm 1 có 08 quạt phản lực (JF) được bố trí dọc theo vòm hầm, mỗi quạt có công suất 50kW, đường kính Ø 1.530mm, lưu lượng khí 55,5 m3/s, khối lượng 2.350 kg, có chức năng đảo chiều được và sử dụng biến tần để điều khiển quạt, được cấp nguồn tại trạm SS2 với 02 tủ điều khiển và trạm SS5 với 02 tủ điều khiển, mỗi tủ điều khiển 02 JF, trong hầm có 01 bộ đo tầm nhìn VI lắp đặt cách cửa hầm 453,9m, 01 bộ đo nồng độ khí CO cách cửa hầm 111,4m lắp đặt an toàn trên hành lang kiểm tra, 01 bộ đo tốc độ gió AV lắp đặt cách cửa hầm 573,4m bên hành lang hầm theo chiều ra của phương tiện

Hầm 2: 08 quạt phản lực (JF) được bố trí giữa hầm, dọc theo vòm hầm Mỗi quạt có công suất 55kW, đường kính Ø 1.250mm, lưu lượng khí 43,6 m3/s, tốc độ quay 1.480 vòng/phút, có chức năng đảo chiều, được cấp nguồn tại trạm SS9 với

04 tủ điều khiển và sử dụng biến tần để điều khiển quạt, trong hầm có 01 bộ đo tầm nhìn VI lắp đặt cách cửa hầm 100m, 01 bộ đo nồng độ khí CO cách cửa hầm 150m,

01 bộ đo tốc độ và hướng gió AV lắp đặc cách cửa hầm khoảng cách 95m theo phía

Trang 25

Hình 1.9 Hệ thống thông gió trong hầm Hải Vân

Hình 1.10 Hệ thống biển chỉ dẫn, hệ thống phòng cháy chữa cháy

- Hệ thống ITS

+ Hệ thống Camera và phát hiện sự cố:

Hệ thống Camera thu thập hình ảnh theo thời gian thực từ các Camera được lắp đặt dọc hầm và trên đường dẫn Hình ảnh từ các Camera được giám sát, phân tích và xử lý tại OCC để phát hiện các sự cố giao thông

Hầm Hải Vân tất cả có 121 Camera cố định, 45 Camera PTZ và 08 Camera

Trang 26

giao thông được lắp đặt dọc hầm và trên đường dẫn Hình ảnh được đưa về 08 màn hình giám sát tại OCC 04 máy tính chủ Camera 01 máy chủ Camera giao thông

01 máy chủ sao lưu dữ liệu đặt tại phòng Server - OCC

+ Hệ thống điện thoại: Điện thoại khẩn cấp được lắp đặt dọc hầm và tại các

cửa đường ngang, các điện thoại được kết nối tín hiệu về OCC Các điện thoại IP

được lắp đặt tại các trạm để phục vụ việc liên lạc nội bộ

+ Hệ thống tín hiệu (động và tĩnh) và hệ thống đóng cửa hầm: Hầm Hải

Vân có tất cả 21 VMS (09 VMS trong hầm 1, 08 VMS trong hầm 2 và 04 VMS được lắp đặt tại hai đầu đường dẫn của hai hầm), 32 bộ đèn tín hiệu giao thông hai trạng thái (16 bộ trong hầm 1, 16 bộ trong hầm 2), 02 bộ điều khiển thiết bị đóng

cửa hầm

+ Hệ thống phát thanh chuyển tiếp: Hệ thống phát thanh chuyển tiếp được

sử dụng để truyền các thông tin từ OCC đến người tham gia giao thông bên trong Hầm Hải Vân Hệ thống được lắp đặt và truyền thông tin trong cả hai hầm với âm thanh truyền phát chất lượng cao thông qua bộ thu sóng FM và hệ thống loa phóng

thanh

+ Hệ thống phát hiện xe quá khổ: Hệ thống phát hiện xe quá khổ gồm có

04 cảm biến phát hiện xe quá khổ, đèn và còi báo động lắp đặt tại hai giá long môn

ở hai đầu tuyến đường dẫn phía Nam và phía Bắc

+ Hệ thống phát sóng di động: Hệ thống phát sóng di động có chức năng

chuyển tiếp sóng điện thoại của các nhà mạng di động vào hầm

+ Hệ thống báo động cháy:Hệ thống báo động cháy gồm các thiết bị cảm

biến phát hiện lửa được lắp đặt dọc hầm với khoảng cách 25m mỗi cái Các đầu dò

cảm biến khói, cảm biến lửa được lắp đặt trong các trạm đặt thiết bị

+ Hệ thống SCADA: Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu có

chức năng thu thập toàn bộ thông tin thông qua bàn thông tin cục bộ truyền đến cơ

sở dữ liệu, thường xuyên cập nhật tình trạng của các thiết bị được giám sát, thiết lập giao diện người dùng, giám sát từ xa, báo động và kiểm soát sự cố, ghi lại diễn biến sự kiện, sao lưu dự phòng và khôi phục lại dữ liệu lịch sử Phân tích dữ liệu

sự cố, phân tích dữ liệu động và dữ liệu lịch sử, lập báo cáo định kỳ và báo cáo đặc biệt, gửi lệnh điều khiển đến các thiết bị, kết nối với các trung tâm điều phối và các

Trang 27

Hình 1.11 Hệ thống Camera giám sát và điện thoại cho các cuộc gọi khẩn

Trang 28

kính Ø150mm, dày 07mm được lắp đặc dọc theo hầm dưới hành lang người đi bộ, trên đường ống có 02 van giảm áp, có 123 trụ cứu hỏa nằm trong các hốc kỹ thuật kết nối với đường ống chính, ngoài ra trong hầm còn bố trí 11 trụ rời dùng cho việc chữa cháy khẩn cấp, đầu cửa hầm phía nam bố trí 05 trụ, cửa hầm phía bắc bố trí

03 trụ kết nối với đường ống chính

Hệ thống đường ống nước hầm 2 lắp đặt đường ống có chiều dài 6.435m, sử dụng thép tráng kẽm đường kính Ø150mm, được kết nối với đường hầm 1 tại đoạn nối ở 02 đầu cửa nam và bắc của hầm, có 15 trụ cứu hỏa độc lập dùng để chữa cháy khẩn cấp, có 126 trụ cách nhau 50m kết nối với đường ống 150mm, trên đường ống chính có 02 van giảm áp, bên hành lang bố trí các hốc kỹ thuật cách nhau 50m,với các dụng cụ, phương tiện chữa cháy như bình bột van an toàn, van 1 chiều

Cả 2 hệ thống đường ống dùng chung nước chữa cháy với 02 bể nước mỗi

bể 100m3, đúc bằng bê tông cốt thép xây ở độ cao H=120m, dùng 02 bơm có công suất mỗi bơm 11kW/h lắp ở phòng bơm trung tâm cấp nước cho các bể nước, bơm nước lấy từ bể nước thu 10m3 của hầm để cấp nước chữa cháy cả 02 bể, ngoài ra còn có 02 bể nước chuyển tiếp ở hai đầu hầm lấy nước từ suối có dung tích hiệu dụng 30m3 sử dụng cho việc chữa cháy khi cần thiết

+ Cửa thép cho hầm thông ngang

Hầm Hải Vân có 15 bộ cửa thép cho lối thông ngang, được bố trí bên trong hầm cách nhau 400m và có biển chỉ dẫn lối thoát hiểm treo phía trên cửa Có hai loại cửa thép được lắp đặt:

11 cửa hầm thông ngang bộ hành sơ tán khi có sự cố xảy ra trong hầm

04 cửa hầm thông ngang xe cơ giới khi có sự cố xảy ra trong hầm

Cửa thép có cấu tạo bằng thép không gỉ, dễ dàng mở thoát hiểm và tự động đóng lại để ngăn khói, tín hiệu hiển thị đóng mở sẽ được truyền về OCC bằng cáp tín hiệu chống cháy có vỏ bọc bằng vật liệu vô cơ, mỗi cửa có 01 biển exit để chỉ dẫn thoát hiểm cho người và phương tiện

+ Hốc kỹ thuật

Các hốc kỹ thuật trong hầm được trang bị bình chữa cháy, vòi, can hóa chất tạo bọt, trụ nước chữa cháy, được lắp đặt dọc hầm phía Tây Hầm 1 và Hầm 2

Trang 29

Tại các phòng điều khiển trong các trạm và trên các phương tiện cũng được

bố trí 114 bình chữa cháy để xử lý các sự cố cháy khi xảy ra

1.3.3 Sản phẩm của cơ sở:

Công trình hầm đường bộ Hải Vân có 2 hầm chạy song song (hầm Hải Vân

1 và hầm Hải Vân 2), được thiết kế vĩnh cửu Độ cao cho phép xe đi qua là 4,75m, tốc độ thiết kế 70km/h Hai hầm được nối với nhau bằng các hầm ngang, là đường thoát hiểm cho người và phương tiện khi có sự cố xảy ra

Theo thống kê, bình quân mỗi ngày đêm có khoảng 9.500 lượt xe lưu thông qua hầm Hải Vân; những ngày Lễ, Tết con số đó có thời điểm tăng gấp đôi

Theo số liệu tổng hợp của HHV, số lượt xe qua hầm từ ngày 01 tháng 01

năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022: 3.510.403 lượt xe

1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

Bảng 1.2 Nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất sử dụng của dự án

STT Nguyên, nhiên liệu Đvt Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Nguồn cấp

6.942.733

5.394.010 EVN

Trang 30

Chương II

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG

CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 2.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:

Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân là công trình giao thông được xây dựng, khai thác và vận hành phù hợp với các quy hoạch bảo vệ môi trường sau:

- Quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo Quyết định Số 33/2018/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2018 của UBND thành phố Đà Nẵng;

- Quy định về phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn TP Đà Nẵng theo QĐ số 40/2020/QĐ-UBND;

- Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021;

- Dự thảo Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (trình phê duyệt trên cổng thông tin quy hoạch quốc gia https://quyhoachquocgia.mpi.gov.vn/ ngày 03/8/2023);

2 2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường

Nội dung đã được đánh giá trong quá trình cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và không có sự thay đổi

Trang 31

Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, nước ngầm, thu gom và xử

- Nước ngầm (chảy ra từ lòng núi)

+ Nước ngầm ở phía Bắc được thu gom vào hệ thống thoát nước trung tâm của hầm số 1 và hầm số 2, sau đó thoát vào đầm Lập An thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Nước ngầm ở phía Nam được thu gom vào hệ thống ống thoát nước trung tâm của hầm số 1 và hầm số 2, sau đó thoát vào suối Lương (nhánh phía Tây) thuộc phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

- Nước thải sinh hoạt:

+ Lượng nước sinh hoạt phát sinh tại phía Bắc là 0,3m3/ngày.đêm từ phòng trực ban (Nhà trực PCCC&CHCN) được xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn, sau đó thoát

ra đầm Lập An thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Lượng nước sinh hoạt phát sinh tại phía Nam là 6m3/ngày.đêm từ nhà điều hành và nhà bảo dưỡng được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phía Nam, sau đó thoát ra nguồn tiếp nhận là suối Lương (nhánh phía Tây) thuộc phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

- Nước thải vệ sinh hầm

+ Nước thải vệ sinh hầm phía Bắc được thu gom về hệ thống xử lý nước thải

Trang 32

phía Bắc công suất 100m3/ngày.đêm ở cửa hầm phía Bắc sau đó thoát ra đầm Lập

An thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Nước thải vệ sinh hầm phía Nam được thu gom về hệ thống xử lý nước thải phía Nam công suất 60m3/ngày.đêm ở cửa hầm phía Nam, chảy vào hố ga tập trung, sau đó thoát ra suối Lương (nhánh phía Tây) thuộc phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

Hình 3.1 Mạng lưới thu gom, xử lý nước thải của cơ sở

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa

- Ở phía Bắc:

+ Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu vực quảng trường của công trình hầm ở phía Bắc được thu gom vào các hố ga lắng cát, tách rác tới các rãnh thoát nước mưa (độ dốc 0,5%), sau đó chảy vào hố ga tập trung và thoát ra đầm Lập An thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Sơ đồ thu gom nước mưa như sau:

Nước thải sinh hoạt

Nước thải vệ sinh hầm

- Phía Bắc

- Phía Nam

Hệ thống thu gom,

xử lý nước thải sinh hoạt

- Phía Bắc

- Phía Nam

Nước ngầm

Hệ thống thu gom, thoát nước ngầm

- Phía Bắc

- Phía Nam

Nguồn tiếp nhận:

- Phía Bắc: Đầm Lập An thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Phía Nam: Suối Lương (nhánh phía Tây) thuộc phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên

Chiểu, thành phố Đà Nẵng

Trang 33

Hình 3.2 Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước mưa ở phía Bắc

Bảng 3.1 Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom nước mưa phía Bắc

Số lượng (cái/hệ thống)

Kích thước (mm)

Tổng chiều dài (m)/thể tích (m 3 )

Hố ga lắng cát, tách rác

Đầm Lập An

Trang 34

3 Rãnh thu gom nước

Bảng 3.2 Vị trí, tọa độ điểm xả thải nước thải nước mưa phía Bắc

TT Tên điểm xả thải Vị trí xả thải

Tọa độ điểm xả thải

(VN2000, Kinh tuyến 1070, múi

Rãnh thu gom, thoát nước mưa Điểm thoát nước mưa

Hình 3.3 Hình ảnh rãnh thu gom, thoát nước mưa ở phía Bắc

- Ở phía Nam

+ Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu vực quảng trường của công trình hầm ở phía Nam được thu gom vào các hố ga lắng cát, tách rác, chảy tới các rãnh thoát nước mưa (độ dốc 0,5%), sau đó chảy vào hố ga tập trung và thoát ra suối Lương (nhánh phía Tây) thuộc quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

Trang 35

Hình 3.4 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa ở phía Nam

- Hệ thống thu gom, thoát nước mưa bố trí dọc theo 2 bên quảng trường: bao gồm hệ thống hố ga lắng cát, tách rác, hệ thống rãnh thoát nước mưa và các hố ga tập trung

1 Hố ga lắng cát ở bên

phía hầm 1

Bê tông cốt thép

1.400 ×1.400

×1.400 4 cái

4 Rãnh thu gom nước Bê tông cốt 1.600×900×1.600 115m

Nước mưa chảy tràn

Hố ga tập trung Rãnh thoát nước mưa

Hố ga lắng cát, tách rác

Suối Lương (nhánh phía Tây)

Trang 36

mưa ở bên ở hầm 1 thép

5 Rãnh thu gom nước

mưa bên ở hầm 2

Bê tông cốt thép 1.600×900×1.600 195m

6 Rãnh thu gom nước

Tọa độ điểm thoát nước mưa

(VN2000, kinh tuyến trục 107045’, múi

Trang 37

Điểm thoát nước mưa

Hình 3.5 Hình ảnh thực tế hệ thống thu gom, thoát nước mưa ở phía Nam

3.1.2 Thu gom, thoát nước ngầm

- Ở phía Bắc: Ống thu gom và thoát nước ngầm HDPE D315 được đặt giữa

lòng đường trong hầm, với độ dốc 2,5%

+ Hầm 1: Nước ngầm được thu gom bằng hệ thống PVC D200 dọc theo 2 bên đường hầm (độ dốc 1,7%), tự chảy vào hệ thống ống PVC D400 dài 3.980m Nước từ đường ống trung tâm chảy ra ngoài (độ dốc 0,5%) theo hướng:

Nước ngầm ống hầm 1 → ống thoát nước ở quảng trường → Cửa xả

+ Hầm 2: Nước ngầm được thu gom bằng hệ thống vật liệu thu nước dọc 2 bên đường hầm (độ dốc 13,5%), tự chảy vào hệ thống ống thu gom, thoát nước trung tâm HDPE D315 dài 3.980m Nước từ đường ống trung tâm chảy ra ngoài (độ dốc 0,5%) theo hướng:

Nước ngầm ống hầm 2 → ống thoát nước ở quảng trường → các hố ga (CBT2-1, CBT2) → Cửa xả

Sơ đồ thu thu gom, thoát nước mưa hầm 1 và hầm 2 thể hiện trên sơ đồ sau:

Trang 38

Hình 3.6 Hệ thống thu gom, thoát nước ngầm ở phía Bắc

Thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom nước ngầm phía Bắc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.5 Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom nước ngầm phía Bắc

TT Hạng mục Chất liệu Kích thước (mm) Chiều dài (m)

Trang 39

Bảng 3.6 Vị trí, tọa độ điểm thoát nước ngầm phía Bắc

Nước ngầm ống hầm 1 → ống thoát nước ở quảng trường → các hố ga (EV, MH4) → Cửa xả

+ Hầm 2: Nước ngầm được thu gom bằng hệ thống vật liệu thu nước dọc 2 bên đường hầm, sau đó theo độ dốc 13,5% chảy vào hệ thống ống thu gom, thoát nước trung tâm HDPE D315 (có lỗ) 2.312m đặt ở giữa đường hầm Nước từ đường ống trung tâm chảy ra ngoài với độ dốc 0,5% theo sơ đồ sau:

Nước ngầm ống hầm 2 → hố ga CBT1A → hố ga CBT1A → Cửa xả

Hình 3.7 Hệ thống thu gom, thoát nước ngầm ở phía Nam

Trang 40

Bảng 3.7 Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom nước ngầm phía Nam

TT Hạng mục Chất liệu Kích thước (mm) Chiều dài

Bảng 3.8 Vị trí, tọa độ điểm thoát nước ngầm phía Bắc

TT Tên điểm xả thải Vị trí xả thải Tọa độ điểm xả thải

1 Điểm thoát nước ngầm

thu gom ở hầm 1 Lương Suối

(nhánh phía Tây)

1.787.456 537.985,00

2 Điểm thoát nước ngầm

Hình 3.8 Hình ảnh điểm xả thải nước ngầm phía Bắc và phía Nam

Ngày đăng: 20/03/2024, 11:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN