1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của cơ sở “Đầu tư xây dựng công trình mở rộng mỏ vàng hầm lò Đăk Sa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam”

100 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề xuất cấp Giấy phép môi trường của cơ sở “Đầu tư xây dựng công trình mở rộng mỏ vàng hầm lò Đăk Sa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam”,
Tác giả Công Ty Tnhh Vàng Phước Sơn
Thể loại Báo cáo
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,73 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ (9)
    • 1.1. Tên chủ cơ sở (9)
    • 1.2. Tên Cơ sở (9)
    • 1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở (11)
      • 1.3.1. Mục tiêu của Cơ sở (11)
      • 1.3.2. Công suất, tuổi thọ mỏ (11)
      • 1.3.3. Công nghệ khai thác, chế biến của Cơ sở (12)
      • 1.3.3. Sản phẩm của Cơ sở đầu tư (20)
    • 1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở (20)
    • 1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (25)
      • 1.5.1. Vị trí địa lý (25)
      • 1.5.2. Các đối tượng tự nhiên xung quanh khu vực (27)
      • 1.5.3 Các hạng mục công trình của cơ sở (28)
  • CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (33)
    • 2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (33)
    • 2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (34)
  • CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (35)
    • 3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (35)
      • 3.1.1. Hệ thống thu gom, thoát nước mưa (35)
      • 3.1.2. Hệ thống thu gom, thoát nước thải (38)
      • 3.1.3. Công trình xả nước thải sau xử lý (56)
    • 3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (59)
      • 3.2.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi trong khoan nổ mìn (59)
      • 3.2.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi trong các đường lò khai thác (60)
      • 3.2.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi trong vận tải (61)
      • 3.2.5. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải khác (62)
    • 3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (62)
      • 3.3.1. Đối với CTR sinh hoạt (62)
      • 3.3.2. Đối với đất đá thải (63)
    • 3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (66)
    • 3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (67)
    • 3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành (68)
      • 3.6.1. Sự cố các hồ chứa quặng đuôi thải (68)
      • 3.6.2. Phòng chống bục nước ngầm, sập lò, sập đổ đất đá trong hầm lò (74)
      • 3.6.3. Phòng chống sự cố sạt lở bãi thải đất đá (75)
      • 3.6.4. Phòng chống cháy nổ, an toàn cho kho vật liệu nổ và an toàn cho quá trình vận chuyển vật liệu nổ (75)
      • 3.6.5. Phòng ngừa rò rỉ hóa chất (76)
      • 3.6.6. Phòng chống thiên tai bão lụt, lũ quét (76)
      • 3.6.7. Chống sét (77)
      • 3.6.8. An toàn lao động và chăm sóc sức khỏe công nhân viên (77)
      • 3.6.9. Công tác bảo vệ (77)
      • 3.6.10. Biện pháp ứng phó, xử lý sự cố (78)
    • 3.7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (80)
    • 3.8. Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (80)
    • 3.9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (80)
    • 3.10. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (83)
  • CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (84)
    • 4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (84)
      • 4.1.1. Nguồn phát sinh nước thải (84)
      • 4.1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa (84)
      • 4.1.3. Dòng nước thải (84)
      • 4.1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải (84)
      • 4.1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải (85)
    • 4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải: Không có (85)
    • 4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (85)
      • 4.3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, rung (85)
      • 4.3.2. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung (85)
    • 4.5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất: Không có (85)
  • CHƯƠNG V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (86)
  • CHƯƠNG VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN (91)
    • 6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư (92)
      • 6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: Trong vòng 06 tháng kể từ khi được cấp Giấy phép môi trường (92)
      • 6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải (92)
      • 6.1.3. Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện Kế hoạch (93)
    • 6.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (93)
      • 6.2.1. Chương trình quan trắc môi trường tự động (93)
      • 6.2.2. Chương trình quan trắc định kỳ (93)
      • 6.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ khác (95)
    • 6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm (95)
  • CHƯƠNG VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ (96)
  • CHƯƠNG VIII CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (97)

Nội dung

Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi .... 88 Trang 6 DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BTNMT B

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

Tên chủ cơ sở

- Tên Chủ cơ sở: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn

- Địa chỉ: Thôn 4, xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Ông Nguyễn Bá Cảnh

- Chức vụ: Tổng Giám Đốc

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mã số dự án 6563626527 (thay thế GCNĐT số

331022000010) do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp ngày 4 tháng 10 năm 2019, thay đổi lần thứ 5 ngày 04/12/2019

- Công ty TNHH Vàng Phước Sơn được Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Quảng Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, mã số doanh nghiệp 4000389344 đăng ký lần đầu ngày 8/7/2008 và đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 27/6/2022.

Tên Cơ sở

“Đầu tư xây dựng công trình mở rộng mỏ vàng hầm lò Đăk Sa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam”

- Địa điểm cơ sở: Thôn 4, xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

- Thông tin chung về quá trình triển khai thực hiện Cơ sở:

Công ty TNHH Vàng Phước Sơn (gọi tắt là PSGC) được thành lập ngày 20/10/2003 theo Giấy phép đầu tư số 2355/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là một doanh nghiệp liên doanh giữa Công ty CP Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam (MINCO) và Công ty New Vietnam Mining Ltd (NVMC) - Công ty con của Tập đoàn Olympus Pacific Minerals, Canada Sau quá trình tái cơ cấu từ 2014 đến 2019, PSGC đã trở thành doanh nghiệp có 100% vốn do pháp nhân và thể nhân Việt Nam sở hữu từ ngày 04/10/2019 theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mã số dự án 6563626527 (thay thế GCNĐT số 331022000010) do Sở

Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp ngày 4/10/2019, thay đổi lần thứ 5 ngày

04/12/2019; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số: 4000389344 đăng ký lần đầu ngày 8/7/2008 và đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 27/6/2022

Dự án "Khai thác mỏ vàng Đăk Sa" đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường số 1698/QĐ-BTNMT ngày 29/11/2004 Đến năm

2006, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số 116/GP-BTNMT ngày 23/01/2006 và mỏ bắt đầu khai thác

Năm 2010, Công ty đầu tư xây dựng "Hạng mục nhà máy tuyển luyện vàng Đăk Sa, tỉnh Quảng Nam" và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án "Khai thác mỏ vàng Đăk Sa – Hạng mục nhà máy tuyển luyện vàng Đăk Sa, tỉnh Quảng Nam" tại Quyết định số 910/QĐ-BTNMT ngày 24/5/2010 Đến năm 2012, Công ty đã xây dựng hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án "Khai thác mỏ vàng Đăk Sa – Hạng mục nhà máy tuyển luyện vàng Đăk Sa, tỉnh Quảng Nam" và đã được Tổng cục môi trường kiểm tra và cấp Giấy xác nhận số 425/TCMT-TĐ ngày 11/4/2012

Trong thời gian hoạt động, cơ sở đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác khoáng sản và các đợt gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản cụ thể:

- Giấy phép khai thác khoáng sản số 116/GP-BTNMT ngày 23/01/2006;

- Giấy phép gia hạn số 1553/GP-BTNMT ngày 13/8/2009 để khai thác phần trữ lượng cấp C1 là 209.908 tấn quặng vàng tại hai khu vực Bãi Đất và Bãi Gõ thuộc Mỏ vàng Đăk

Sa thuộc địa bàn xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

- Giấy phép số 565/GP-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 25/4/2012 cho phép PSGC khai thác quặng vàng bằng phương pháp hầm lò đến cốt +395m tại các khối trữ lượng cấp 122 thuộc các khu vực Bãi Gõ và Bãi Đất, mỏ vàng Đăk Sa, xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

- Từ năm 2014 đến năm 2019, Cơ sở xin dừng hoạt động khai thác và chế biến Tuy nhiên, đến 30/7/2019, sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường gia hạn khai thác tại Giấy phép gia hạn số 1963/GP-BTNMT ngày 30/7/2019, Công ty lại xin tiếp tục hoạt động khai thác và chế biến trở lại

- Giấy phép khai thác khoáng sản (gia hạn) số 145/GP-BTNMT ngày 24/8/2021 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản số 565/GP-BTNMT ngày 25/4/2012 lần 2 tiếp tục Giấy phép khai thác khoáng sản (gia hạn) số 1963/GP- BTNMT, ngày 30/7/2019, thời gian gia hạn là 01 năm kể từ ngày ký Giấy phép gia hạn

Do khối lượng quặng được phép khai thác còn lại không đủ để duy trì hoạt động sản xuất của nhà máy ở công suất hiện tại đến khi có trữ lượng mới được phê duyệt, Công ty TNHH Vàng Phước Sơn lập kế hoạch huy động 113.466 tấn trữ lượng 122 còn lại đưa vào khai thác nhằm đảm bảo cho nhà máy hoạt động liên tục cho đến khi có trữ lượng mới được cấp phép khai thác

Dự án khai thác mỏ vàng Đăk Sa này là phần mở rộng của Dự án khai thác và chế biến vàng Đăk Sa được phê duyệt ngày 25/4/2012 Dự án được xây dựng trên cơ sở tính toán cho các khối trữ lượng 122 chưa được huy động trong Dự án năm 2012 ở hai khu Bãi Đất và Bãi Gõ Tổng trữ lượng quặng nguyên khai 122 được đưa vào tính toán để lập dự án đầu tư cho giai đoạn này là 113.466 tấn

Dự án "Đầu tư xây dựng công trình mở rộng mỏ vàng hầm lò Đăk Sa, huyện Phước

Sơn, tỉnh Quảng Nam" đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 743/QĐ-BTNMT ngày 20/4/2021 và cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số 178/GP-BTNMT ngày 22/10/2021 Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công đã được Sở Công thương thẩm định tại Văn bản số 280/SCT-QLNLKT ngày 28/2/2022

Quy mô của dự án đầu tư: Tổng mức đầu tư của Dự án là 263.657.061.108 đồng Phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, Dự án thuộc nhóm A

Căn cứ số thứ tự 10, Phụ lục III kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Dự án thuộc Danh mục dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại Khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường

Căn cứ Khoản 2, Điều 39 và Điểm a, Khoản 1, Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, Dự án thuộc đối tượng phải lập hồ sơ báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và cấp phép.

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

1.3.1 Mục tiêu của Cơ sở

Mở rộng khai thác trữ lượng quặng cấp 122 chưa huy động trong diện tích mỏ Bãi Gõ và Bãi Đất đã được cấp phép khai thác là 7,95 ha

Kế hoạch sản xuất theo năm của Dự án được tổng hợp trong bảng sau đây

Bảng 1.1 Kế hoạch sản xuất hàng năm

Trữ lượng quặng khai thác (t)

Ag thu Hồi trung bình (g/t)

Nguồn: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn, 2020

1.3.2 Công suất, tuổi thọ mỏ

- Mỏ Đăk Sa tiếp tục hoạt động sản xuất của Dự án với công suất khai thác bình quân hàng năm 100.000 tấn quặng nguyên khai, đảm bảo cung cấp 100.000 tấn quặng cho Nhà máy tuyển luyện vàng Đăk Sa hoạt động

- Tuổi thọ (thời gian tồn tại) của mỏ: 1 năm 2 tháng (14 tháng)

1.3.3 Công nghệ khai thác, chế biến của Cơ sở

1.3.3.1 Công nghệ khai thác mỏ

Công suất khai thác thiết kế của mỏ là 100.000 tấn/năm Công nghệ khai thác gồm: Khoan nổ mìn gồm các bước chính sau: Tiến hành khoan theo gương thiết kế; Nạp vật liệu nổ và đấu kíp; Thực hiện nổ mìn theo chỉ huy nổ mìn; chống lò bằng vỉ chống thép; thông gió cưỡng bức bằng hệ thống quạt đẩy; vận chuyển quặng từ hầm lò ra ngoài bằng xe vận chuyển tải chuyên dụng

Quy trình công nghệ khai thác bao gồm các công đoạn chính sau:

Khoan theo gương thiết kế

Nạp vật liệu nổ và đầu kíp

Hình 1.1 Quy trình khai thác mỏ kèm dòng thải

Thuyết minh quy trình khai thác hầm lò quặng vàng: Để đảm bảo an toàn, tiến độ, đồng bộ trong quá trình khai thác, mỏ Vàng Phước Sơn áp dụng quy trình khai thác theo các bước sau:

Bước 1: Khoan gương theo thiết kế

Căn cứ vào báo cáo ca, tình hình thực tế mặt gương, số lỗ đã được khoan, kỹ sư mỏ lập hộ chiếu nổ mìn cho từng gương, bàn giao công việc cho công nhân khoan và các bộ phận hỗ trợ dịch vụ mỏ;

Sau khi hoàn thành hộ chiếu, thủ kho có trách nhiệm nhận thuốc anfo hay nhũ tương, kíp điện vi sai tại kho mìn và vận chuyển đến từng gương lò;

Tùy vào tiết diện gương, mục đích phá đá, kiểu đường lò, kỹ sư mỏ bố trí sử dụng máy khoan tự hành hoặc máy khoan tay khí nén cho phù hợp; Đầu các ca sản xuất phải kiểm tra đảm bảo hệ thống thông gió cho vị trí làm việc hoạt động tốt: Đảm bảo lưu lượng gió, hàm lượng các loại khí theo quy định Chỉ khi nào thấy đảm bảo an toàn mới bố trí người vào vị trí làm việc;

Các lỗ khoan phải được khoan đúng theo hộ chiếu (vị trí, khoảng cách, chiều dài, hướng khoan, độ dốc lỗ khoan,…) Kỹ sư mỏ có trách nhiệm bàn giao công việc, vẽ gương, vị trí lỗ khoan và kiểm tra chất lượng lỗ khoan trước khi nạp nổ;

Lượng bụi sinh ra trong quá trình khoan sẽ được dập bằng cơ cấu tia nước trong cần khoan

Bước 2: Nạp vật liệu nổ và đấu kíp

Trước khi nạp thuốc, cần tiến hành thổi lỗ bằng que chuyên dụng hoặc khí nén; Trước khi nạp nổ mìn phải di chuyển máy móc thiết bị ra vị trí an toàn che chắn, đuổi người, cử người canh gác mìn theo hộ chiếu quy định; kiểm tra đảm bảo các lỗ mìn được khoan đúng theo hộ chiếu quy định, các lỗ mìn phải được làm sạch lấy hết phoi khoan để thuận lợi cho việc nạp mìn Các lỗ khoan không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật phải được khoan lại Chỉ khi nào xác định các lỗ khoan đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mới tiến hành nạp nổ mìn

Bước 3: Nổ mìn Đấu dây điện kíp theo sơ đồ nối tiếp hoặc song song hay hỗn hợp cả nối tiếp – song song;

Kiểm tra nguồn điện, dây điện nổ mìn phải đảm bảo thông mạch; Đấu nối mạng nổ với dây điện chính nổ mìn;

Phong tỏa đường vào gương cần nổ mìn, di chuyển đến vị trí tủ điện tiến hành nổ; Sau mỗi lần nổ mìn phải củng cố lại hệ thống thông gió cục bộ và đo kiểm tra lưu thông khí theo quy định;

Kiểm tra xử lý mìn câm nếu có

Kiểm tra củng cố lò chắc chắn: Cạy om loại bỏ triệt để đá treo đá om, chèn kích lại, xiết chặt gông giằng, chỉnh sửa thay thế các chi tiết vì chống nếu bị hư hỏng không đảm bảo kỹ thuật;

Tiến hành xúc bốc đất đá, xúc sạch từ ngoài vào đến gương bằng máy xúc lật; Đánh giá gương lò vừa nổ mìn, trong trường hợp cần thiết cần đưa thiết bị nhân công kịp thời để tiến hành chống lò;

Trước khi dựng vì chống mới phải kiểm tra chỉnh sửa các vì chống cũ ở đoạn lò sát gương cho đảm bảo yêu cầu kỹ thuật (hướng lò, cốt cao, kích thước tiết diện, );

Căn cứ vào cấu trúc đất đá và hệ số kiên cố của đất đá, hiện tại mỏ có phương pháp gia cố đường lò:

+ Khoan neo tại các vị trí đất đá tách lớp;

+ Khoan neo kết hợp lưới thép tại vị trí đá tách lớp kèm nứt nẻ;

+ Khoan neo, lưới thép kết hợp phun vẩy bê tông;

+ Chống lò bằng vì thép định hình, kết hợp phun vẩy trong trường hợp đất đá mềm yếu, đứt gãy mạnh

Bước 5: Thông gió cưỡng bức

Sau mỗi chu kỳ nổ mìn, để triệt tiêu khí bụi cần tiến hành thông gió cưỡng bức tích cực tối thiểu 30 phút;

Mỏ sử dụng khí nén kết hợp nước để thông gió và dập bụi; Đối với đường lò cụt, cần bổ sung quạt hút tạo hạ áp đẩy gió bẩn ra khỏi gương lò

Tiếp tục chu trình đào lò theo các bước ở trên; Đối với đường lò phát triển, bộ phận Trắc địa vẽ gương dẫn hướng cho từng gương lò hoặc chỉ dẫn trong bản vẽ; Đối với đường lò khai thác trong quặng, bộ phận địa chất tiến hành dẫn hướng cho gương tiếp theo

Bước 7: Vận chuyển quặng Để vận chuyển đá thải và quặng ra khỏi lò, vận chuyển vật tư, thiết bị vào trong lò thì Công ty dùng các loại xe cơ giới chuyên dùng có kích thước phù hợp với tiết diện gương lò khu vực hoạt động Các loại xe cơ giới dùng cho việc vận tải trong lò gồm các máy xúc Tamrock EM của Pháp CTX 5G (LHD) hay máy xúc chuyên dụng của Trung Quốc dung tích gầu 2,5 m và gầu 3,5 m để xúc đá hoặc quặng và các xe tải chuyên dụng 13 tấn Getman 1248-13 (LPT) hay xe tải chuyên dụng của Trung Quốc để chở đá thải hoặc quặng từ các gương lò ra khỏi hầm;

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

a Tại khu vực khai thác

Bảng 1.2 Các loại nguyên nhiên liệu được sử dụng tại khai thác

STT Danh mục Khối lượng Đơn vị/năm

Nguồn: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn b Tại nhà máy tuyển luyện

Trong quá trình hoạt động sản xuất, nhà máy sẽ sử dụng các loại vật liệu và hóa chất theo từng công đoạn sản xuất được liệt kê trong bảng dưới đây

Bảng 1.3 Các loại vật liệu, hóa chất được sử dụng nhà máy tuyển, luyện

TT Hóa chất Công thức hóa học

Lượng tiêu thụ kg/tấn quặng

1.2 Đồng sulphat CuSO4 0,25 Đài Loan

1.3 Chất tạo bọt (MIBC) 0,05 Trung

1.4 Chất trợ lắng (Floculant) 0,006 Anh

2 Ngâm chiết quặng tinh tuyển nổi

2.1 Natri xianua NaCN 0,5 Hàn Quốc

2.2 Dung dịch xút NaOH 0,08 Việt Nam

3.2 Đồng sulphat CuSO4 0,55 Đài Loan

3.3 Dung dịch xút NaOH 0,08 Việt Nam

4.1 Kiềm costic (100%) Na2CO3 0,042 Việt Nam

4.2 Kali nitrat (100%) KNO3 0,0017 Việt Nam

4.3 Borax - hàn the (100%) Na2B4O7 0,014 Việt Nam

4.5 Kali carbonat (100%) K2CO3 0,008 Việt Nam

5.2 Dung dịch xút NaOH 0,001 Việt Nam

6 Tách rửa vàng từ than hoạt tính

6.1 Axit clohidric HCl 0,05 Việt Nam

6.3 Dung dịch xút NaOH 0,001 Việt Nam

Na2CO3, 20% Na2B4O7, 2,5% bột mì)

7.2 DIBK (Di-iso-butyl Kenton)

7.3 Aliquat 336 (98%) 0,001 ml/tấn quặng Úc

8 Than hoạt tính 0,04 Việt Nam

9 Bi thép, hoăc bi sắt 2,23 Việt Nam

10 Nhu cầu cấp nước sản xuất 2,4 m 3 /tấn quặng

11.1 Dầu Diesel cấp cho máy phát điện 200 lít/h Việt Nam

11.2 Dầu mỡ 800 lít/tháng Việt Nam

Nguồn: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn c Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cấp nước c.1 Nhu cầu sử dụng nước

Sơ đồ cân bằng nước của các hoạt động khai thác và chế biến vàng như trình bày trong hình dưới đây.

Hình 1.3 Sơ đồ cân bằng nước

CHÚ THÍCH: Đường đi của quặng Đường đi của nước Đường đi của quặng thải

HỒ CHỨA THẢI TUYỂN NỔI Lưu trữ 1.748,88m 3 /NĐ

HỒ CHỨA THẢI NGÂM CHIẾT

NGUỒN TIẾP NHẬN SUỐI ĐẮK SA

Xả theo giấy phép số 107/GP-BTNMT

Qt=9m 3 /NĐ (nước thải sinh hoạt

Tưới đường, dập bụi, cứu hỏa khoan ướt và tưới cây

Bốc hơi (số liệu tạm tính)

Căn cứ sơ đồ cân bằng sử dụng nước của cơ sở, nhu cầu sử dụng nước của các công đoạn như sau:

- Nhu cầu nước cấp cho sinh hoạt được lấy từ nguồn nước mặt thượng nguồn suối Bãi Cũ với lưu lượng khoảng 9 m 3 /ngày

- Nhu cầu nước cho hoạt động sản xuất của Nhà máy: Tổng lượng nước cấp cho hoạt động sản xuất của nhà máy 1.382,64 m 3 /ngày, trong đó:

+ Nước cấp cho công đoạn đập – nghiền với lưu lượng 43,44 m 3 /ngày

+ Nước cấp cho dây chuyền tuyển trọng lực là 934,56 m 3 /ngày

+ Nước cấp cho dây chuyền tuyển nổi là 404,64 m 3 /ngày d Nhu cầu sử dụng điện và nguồn cấp điện d.1 Nhu cầu sử dụng điện

Nguồn điện: Hiện nay toàn bộ công ty đã sử dụng điện lưới thông qua một số trạm biến áp: một trạm 1600 kVA 22/0,4 kV (cho khu vực mỏ Bãi Đất), một trạm 3200kVA 22/0,4kV (cho khu vực nhà máy), một trạm 3200kVA 22/6 kV (cho khu vực mỏ Bãi Gõ), chỉ sử dụng điện máy phát khi điện lưới mất hay bảo dưỡng, sửa chữa

Mức điện năng tiêu thụ thực tế hàng ngày sẽ vào khoảng 80-95 % của hệ số phụ tải ngày của cả mỏ và nhà máy

Bảng 1.4 Tổng hợp nhu cầu sử dụng điện của mỏ

Khu vực/ Hộ tiêu thụ Tải kết nối kW

Tải yêu cầu lớn nhất kW Mức tiêu thụ kWh/ngày

Nguồn: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn d.2 Nguồn cung cấp điện

- Giải pháp cung cấp điện cho toàn cơ sở và các hộ tiêu thụ chính Đối với máy nghiền bi yêu cầu điện áp 3,3 kV thì được thông qua máy biến áp nâng áp chuyển đổi từ 380 V thành 3,3 kV Để truyền tải điện từ hệ thống máy phát trung tâm đi các hộ tiêu thụ xa thì bằng hệ thống trung áp nội bộ 6 kV thông qua máy tăng áp từ 380 V thành 6 kV, tại các hộ tiêu thụ điện áp sẽ được hạ xuống 380 V để cấp điện cho các máy móc và thiết bị Đến cuối tháng 12 năm 2020 thì khả năng toàn bộ dự án sẽ sử dụng điện lưới, các máy phát lúc này sẽ chỉ để chạy dự phòng

Tính toán các chỉ tiêu về cung cấp điện

Chỉ tiêu về cung cấp điện là chất lượng điện năng, là tất cả những vấn đề liên quan đến dòng điện, điện áp mà có thể gây ảnh hưởng đến các thiết bị sử dụng điện Hai chỉ tiêu chính về cung cấp điện là tần số và điện áp

Theo Thông tư 39 của Bộ Công Thương ngày 18/11/2015, tần số tiêu chuẩn của hệ thống mạng lưới điện Việt Nam là 50Hz Trong điều kiện bình thường, dải dao động cho phép +-2% so với tần số tiêu chuẩn và trong điều kiện hệ thống chưa ổn định, dải dao động cho phép là +-5% so với tần số tiêu chuẩn Các cấp điện áp mỏ đang sử dụng là 6 kV, 3,3 kV (riêng cho động cơ máy nghiền bi), 0,4 kV, theo quy định thì trong điều kiện bình thường, phạm vi điện áp dao động so với điện áp tiêu chuẩn là +-5%

Chỉ tiêu tần số điện và điện áp mà dự án đang sử dụng phù hợp tiêu chuẩn của Bộ Công Thương dành cho hộ tiêu thụ

Tính toán trang thiết bị, vật liệu cho hệ thống cung cấp điện

Hệ thống điện bao gồm các máy phát, trạm biến áp, các đường dây tải điện và các thiết bị khác (như thiết bị điều khiển, tụ bù ) được nối liền với nhau thành hệ thống làm nhiệm vụ sản xuất, truyền tải, phân phối và cung cấp điện năng đến tận các hộ dùng điện Với tổng tải yêu cầu là 7.400 kW trong thời điểm lớn nhất, hệ thống điện phải đảm bảo điều đó Để đáp ứng toàn bộ tải của hệ thống là 7.400 kW, Công ty đã tiến hành đầu tư đường điện lưới 22 kV kết nối với hệ thống điện lưới quốc gia để cung cấp đủ điện lưới cho toàn bộ dự án vào tháng 12/2020 Hiện tại khu mỏ Bãi Đất đang sử dụng điện lưới thông qua trạm biến áp 1600 kVA 22/0,4 kV, chỉ sử dụng điện máy phát khi điện lưới mất, khu mỏ Bãi Gõ và nhà máy tuyển luyện sử dụng điện từ hệ thống máy phát.

Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

Khu vực mỏ vàng và Nhà máy tuyển luyện vàng Đăk Sa thuộc địa bàn xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, cách thị trấn Khâm Đức 12 km và cách Đà Nẵng

90 km về phía Tây Nam Nhà máy nằm trong khu mặt bằng công nghiệp rộng 4,6 ha của mỏ vàng Đăk Sa, giữa vùng đồi núi thuộc tiểu khu rừng 675, nằm ngoài vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh

Vị trí nhà máy nằm ngay trước của lò mở vỉa Bãi Đất, có tọa độ 15 0 26’29 vĩ độ Bắc và 107 0 43’43 kinh độ Đông, cách điểm dân cư gần nhất thuộc thôn 4 xã Phước Đức khoảng

2 km và cách đường Hồ Chí Minh khoảng 6 km về phía Đông, cách đường ranh giới của Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh khoảng 4,5 km về phía Tây và 2,5 km về phía Nam và 8,5 km về phía Bắc

Vị trí khu hồ chứa quặng đuôi thải nằm trong một thung lũng nhỏ thuộc nhánh suối của suối Đăk Sa, cách vị trí nhà máy tuyển luyện khoảng 500m về phía Đông

Hình 1.4 Vị trí nhà máy tuyển luyện vàng Đăk Sa

Vị trí khu vực xả nước thải thuộc thôn 4, xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, Tỉnh Quảng Nam, cách điểm dân cư gần nhất thuộc thôn 4, xã Phước Đức khoảng 2 km và cách đường Hồ Chí Minh khoảng 6 km về phía Đông, cách đường ranh giới khu Bảo tồn thiên nhiên sông Thanh khoảng 4,5 km về phía Tây; cách 2,5 km về phía Nam và 8,5 km về phía Bắc Đặc điểm địa hình:

Khu vực dự án nằm trên sườn Đông của dãy núi Đăk Sa ở xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam Dãy Đăk San kéo dài theo phương Bắc – Đông Bắc, Nam – Tây Nam, có độ cao thay đổi từ 400 đến hơn 800m Địa hình khu vực dự án thay đổi từ thoải đến rất dốc hoặc dốc đứng (khu vực thượng lưu suối Thác Nước), tùy thuộc vào thành phần đá gốc và đặc điểm cấu trúc địa chất khu vực Khu vực chứa thải cách nhà máy khoảng 500m về phía đông, nằm trong lưu vực của một nhánh nhỏ của suối Đăk Sa Tổng diện tích của lưu vực nhánh khoảng 89.000 m 2 Nhánh này có sườn tương đối phẳng và thoải, độ dốc thay đổi từ 10-30 độ Bề mặt sườn phát triển trên đới phong hóa tại chỗ của các đá thuộc hệ tầng Avương và phức hệ Hiệp Đức, có chiều dày dao động từ 0- 20m theo kết quả khoan kiểm tra nguồn sét (vật liệu) để xây dựng bờ chắn

1.5.2 Các đối tượng tự nhiên xung quanh khu vực

- Hệ thống đường giao thông:

Khu vực Dự án khai thuộc địa phận thôn 4, xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam Khu vực mỏ được kết nối với Quốc lộ 14 ở đầu tây của cầu Đăk Sa cách thị trấn Khâm Đức khoảng 3-4 km về tây nam bằng đường liên thôn đi qua các thôn 1, 2, 3 rồi đến thôn 4 Con đường này có chiều dài 8 km được Công ty nâng cấp và làm mới vào năm

2006 với 2 cầu bê tông cốt thép tải trọng đến 20 tấn, mặt đường thâm nhập nhựa, có thể đi lại trong tất cả các điều kiện thời tiết Điểm cuối cùng của phần nâng cấp của con đường này là đến khu vực dự án, phần tiếp theo đi về hướng tây là đường mòn không thể đi lại bằng xe cơ giới

- Hệ thống sông, suối ao Hồ khu vực dự án:

Suối Đăk Sa là suối lớn nhất ở khu vực dự án, chảy cách vị trí dự án khoảng 0,4 km về phía nam Một trong những suối nhánh ở khu vực thượng lưu của suối Đăk Sa là nơi sẽ tiếp nhận nước thải xả ra của dự án Lưu vực của suối Đăk Sa rộng 54,84 km 2 Suối Đăk Sa chảy theo hướng Đông qua thị trấn Khâm Đức và nhập vào Sông Đăk Mi, chảy về Sông Cái

Nước mặt trong khu vực dự án chảy theo các con suối nhỏ (suối Bãi Chuối, suối Thác Nước, suối Bãi Cũ, suối Bãi Gõ) vào suối Đăk Sa cách khu nhà máy khoảng 2 km về phía Nam Suối Đăk Sa chảy qua thị trấn Khâm Đức rồi nhập vào sông Đăk Mi, nay gọi là sông Cái Sông Cái chảy theo hướng Bắc được khoảng 40km thì nhập vào sông Bung và sông Con, sau đó sông Cái chuyển hướng và đổi thành sông Gia, chảy ra hướng biển khoảng

60 km thì gặp sông Thu Bồn và sông Bà Rén rồi chảy ra biển Đông ở khu vực gần Đà Nẵng Hầu hết các suối trong khu vực dự án thay đổi lưu lượng nước theo mùa, cạn dần vào cuối mùa khô (tháng 3, 4), chảy mạnh vào mùa mưa và mạnh nhất vào các tháng có gió mùa (tháng 10-tháng 12)

- Các đối tượng kinh tế - xã hội quanh khu vực dự án:

Khu vực mỏ Đăk Sa nằm trong địa bàn xã Phước Đức, là một vùng có mật độ dân cư thưa thớt, phân bố trên diện tích 9.961 ha với tổng số dân khoảng 2000 người, bao gồm người Bhơ-noong (60%), người Kinh (30%), người Tày (5%) và người Nùng (5%) Nghề nghiệp chủ yếu của người dân xã Phước Đức là làm nông nghiệp (80%) còn lại là buôn bán nhỏ (15%) và các nghề khác (5%) Mức sống của dân địa phương còn khá thấp, không đồng đều; thu nhập chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp

1.5.3 Các hạng mục công trình của cơ sở

1.5.3.1 Các hạng mục công trình chính a Khu khai thác:

Khu vực khai thác của dự án thuộc khu vực Bãi Gõ và Bãi Đất Toạ độ các điểm ranh giới Bãi Gõ và Bãi Đất theo hệ tọa độ VN 2000 được mô tả trong bảng sau:

Bảng 1 5 Tọa độ ranh giới khu mỏ khai thác Tên điểm Hệ VN2000 kinh tuyến trục

Tên điểm Hệ VN2000 kinh tuyến trục

Khu Bãi Gõ: 4,28 ha Khu Bãi Đất: 3,67 ha

Nguồn: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn

- Khu Bãi Gõ: Được giới hạn bởi các điểm góc: 1, 2, 3, 4,5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13,

14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30 Cao độ khai thác từ +370 trở lên

- Khu Bãi Đất: Được giới hạn bởi các điểm góc: 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40,

41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49 Cao độ khai thác từ +390 trở lên

Hình 1.5 Khu vực khai thác của Dự án b Khu vực nhà máy tuyển, luyện

Trong diện tích mặt bằng khu vực nhà máy tuyển luyện có các hạng mục công trình sau:

Bảng 1.6 Các hạng mục công trình hiện tại của nhà máy tuyển luyện

STT Các hạng mục Quy mô

1 Dây chuyền đập quặng Diện tích 1.200 m 2

2 Cụm máy nghiền quặng Diện tích 360 m 2

3 Dây chuyền tuyển trọng lực Diện tích 200 m 2

4 Dây chuyền tuyển nổi Diện tích 312 m 2

5 Thiết bị ngâm chiết và hấp phụ vàng Diện tích 325 m 2

6 Máy điện phân Acacia Diện tích 120 m 2

7 Tách rửa vàng từ than hoạt tính Diện tích 50 m 2

8 Giải hấp phụ than hoạt tính Diện tích 240 m 2

9 Phòng nung luyện vàng Diện tích 28 m 2

Nguồn: Công ty TNHH Vàng Phước Sơn 1.5.3.2 Các hạng mục công trình phụ trợ a Khu văn phòng, công trình phụ trợ, khu chứa thải và mặt bằng công nghiệp

- Diện tích văn phong, nhà ăn và nhà nghỉ: 0,2 ha

- Nhà kho, xưởng cơ điện, bãi xe, kho vật liệu nổ: 0,5 ha

- Diện tích bãi thải: 0,6 ha

- Hồ thải quặng đuôi (Hồ1): 3,07 ha

- Hồ chứa quặng thải ngâm chiết 2B: 0,59 ha

- Hồ chứa nước thải ngâm chiết 2A: 0,4 ha

- Xưởng tách, tuyển cát: 0,08 ha

- Hệ thống xử lý nước thải mỏ: 0,2 ha

Bảng 1.7 Tổng hợp các hạng mục công trình

STT Các hạng mục công trình Hiện trạng Ghi chú

Mỏ Bãi Đất 3,67ha Mở rộng khai thác xuống sâu

2 Nhà máy tuyển luyện 0,28 ha

Diện tích văn phong, nhà ăn, nhà nghỉ 0,2 ha

Nhà kho, xưởng cơ điện, bãi đỗ xe, kho vật liệu nổ… 0,5 ha

Diện tích bãi thải 0,6 ha

Hồ thải quặng đuôi hồ1 3,07ha Cải tạo mở rộng

Hồ chứa quặng thải ngâm chiết 2B 0,59 ha Xây mới (0,5ha)

Hồ chứa nước thải ngâm chiết 2A 0,4 ha Xây mới (0,4ha)

Xưởng tách, tuyển cát 0,08 ha

Hệ thống xử lý nước thải mỏ 0,2 ha Đường nội bộ 5,5km

1.5.3.3 Các hạng mục công trình thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

1 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường đã được xác nhận hoàn thành tại Giấy xác nhận số 425/TCMT-TĐ ngày 11/4/2012 gồm:

*) Công trình, thiết bị, biện pháp thu gom, xử lý nước mưa, nước thải

- Hệ thống mương, rãnh ngăn nước mưa chảy tràn vào hồ chứa thải tuyển nổi và hồ chứa thải ngâm chiết;

- Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt gồm: hệ thống thu gom và trạm xử lý bằng công nghệ sinh học;

- Hệ thống thu gom nước vệ sinh sàn công nghiệp dẫn về hồ chứa thải;

- Hệ thống thu gom, xử lý nước thải khai thác của 02 khu mỏ Bãi Đất và Bãi Gõ bằng bể tách dầu mỡ, bể lắng (bể lắng 1 là 170 m 3 , bể lắng 2 là 230 m 3 );

- Trạm xử lý nước thải sản xuất của nhà máy gồm:

+ Hệ thống khử độc Xianua;

+ Hồ chứa nước thải tuyển nổi;

+ Hồ chứa thải ngâm chiết: được chia thành 02 hồ với hệ thống chống thấm đáy và thành hồ

- Hồ tuần hoàn 500 m 3 , đã được lắp đặt hệ thống quan trắc tự động kết nối dữ liệu với

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam

*) Công trình, thiết bị, biện pháp lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Cơ sở “Đầu tư xây dựng công trình mở rộng mỏ vàng hầm lò Đăk Sa, huyện Phước Sơn, Tỉnh Quảng Nam” tại địa bàn thôn 4, xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh

Quảng Nam, cách thị trấn Khâm Đức 12 km và cách Đà Nẵng 90 km về phía Tây-Nam

Cơ sở được thực hiện theo chủ trương trong quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipđen Việt Nam đến năm 2025, có xét đến năm 2035 (Quyết định số 910/QĐ-TTg ngày 25/7/2018) Trong quy hoạch này, khu vực Bãi Gõ và Bãi Đất, Đăk Sa, xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, Quảng Nam thuộc Phụ lục II “Danh mục các đề án thăm dò quặng vàng, đồng, niken, molipden đến năm 2025, có xét đến năm 2035”, với mục tiêu trữ lượng cấp 121 và cấp 122 đến năm 2025 là 13.000 kg vàng và Phụ lục III – “Danh mục các dự án đầu tư khai thác quặng vàng, đồng, niken, molipden đến năm 2025, có xét đến năm 2035”

Cơ sở khai thác phù hợp với các Giấy Phép khai thác khoáng sản đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp như sau:

- Giấy phép số 565/GP-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 25/4/2012 cho phép Công ty TNHH Vàng Phước Sơn khai thác phần trữ lượng cấp 122 là 478.846 tấn quặng nguyên tại hai khu vực Bãi Đất và Bãi Gõ thuộc mỏ vàng Đăk Sa thuộc địa bàn xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, trên tổng trữ lượng 122 được phê duyệt (616.254 tấn) theo Quyết định số 737/QĐ-HĐTLKS của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản ngày 22/7/2010

- Giấy phép khai thác khoáng sản (gia hạn) số 1963/GP-BTNMT, ngày 30/7/2019 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản số 565/GP-BTNMT ngày 25/4/2012, thời hạn gia hạn là 02 năm kể từ ngày ký Giấy phép gia hạn

- Giấy phép khai thác khoáng sản (gia hạn) số 145/GP-BTNMT ngày 24/8/2021 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản số 565/GP-BTNMT ngày 25/4/2012 lần 2 tiếp tục Giấy phép khai thác khoáng sản (gia hạn) số 1963/GP-BTNMT, ngày 30/7/2019, thời gian gia hạn là 01 năm kể từ ngày ký Giấy phép gia hạn

- Giấy phép khai thác khoáng sản số 178/GP-BTNMT ngày 22/10/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp cho Công ty TNHH Vàng Phước Sơn khai thác quặng vàng bằng phương pháp hầm lò (tại các khối trữ lượng chưa được huy động vào khai thác theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 565/GP-BTNMT ngày 25/4/2012);

Quyết định số 1243 /QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam Tại phụ lục I, Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản tại xã Phước Đức 1.106,76 ha.

Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường

Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của cơ sở là suối Đăk Sa, xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam Nên căn cứ vào Điều 4, Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017, báo cáo không phải đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước

Suối Đăk Sa là suối lớn nhất ở khu Dự án, chảy cách vị trí xây dựng nhà máy khoảng

2 km về phía Nam Một trong những suối nhánh ở khu vực thượng lưu của suối Đăk Sa là nơi sẽ tiếp nhận nước thải xả ra từ hồ chứa thải Lưu vực của suối Đăk Sa rộng 54,84 km 2 Suối Đăk Sa chảy theo hướng Đông qua thị trấn Khâm Đức và nhập vào Sông Đăk Mi, chảy về Sông Cái Sông Cái chảy theo hướng bắc khoảng 40 km thì nhập vào sông Bung và Sông Côn, sau đó đổ vào sông Vu Gia, và tiếp tục chảy về hướng đông khoảng 30km thì lần lượt đổ vào các sông Tĩnh Yên, sông Thu Bồn để rồi chảy ra biển Đông tại Cửa Đại (TP Hội An) và Cửa Hàn (TP Đà Nẵng)

Suối Đăk Sa có lưu lượng trung bình là 5.823 m 3 /h Lưu lượng nước thải lớn nhất từ nhà máy chế biến thải ra là 6.000 m 3 /ngày, tương đương 250 m 3 /h Như vậy, so sánh lưu lượng nguồn thải với lưu lượng suối Đăk Sa cho thấy lưu lượng xả thải của nguồn tương đương với khoảng 4,29 % lưu lượng suối Đăk Sa Như vậy, lưu lượng xả thải hoàn toàn không gây tác động đến chế độ thủy văn dòng chảy của nguồn tiếp nhận

Nội dung đánh giá về sự phù hợp của Dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải đã được đánh giá trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường được phê duyệt tại Quyết định số 743/QĐ-BTNMT ngày 20/4/2021, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước được cấp Giấy phép số 107/GP-BTNMT ngày 15/6/2020 và đến nay không có sự thay đổi.

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

3.1.1 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

*) Tính toán lượng nước mưa chảy tràn

Theo số liệu mưa đo đạc tại trạm Trà My, trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2018, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 4.468,3 mm, và tương ứng với diện tích bề mặt từng đối tượng bị tác động có thể tính toán nước mưa chảy tràn trên từng đối tượng là:

• Lượng mưa rơi trên khu vực nhà máy (QNM):

• Lượng mưa rơi trên bề mặt thủy vực hồ chứa thải tuyển nổi (hồ 1):

• Lượng mưa rơi trên bề mặt thủy vực hồ chứa thải ngâm chiết (hồ 2B&2A):

*) Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế theo chế độ tự chảy, tách riêng với hệ thống thoát nước thải, được bố trí thích hợp cho mỗi khu theo địa hình của từng khu vực để đảm bảo nước mưa chảy tràn sẽ được tiêu thoát nhanh kể cả khi có mưa lớn kéo dài Hệ thống mương thoát nước là loại bê tông cốt thép có nhiều kích thước và chiều sâu khác nhau xen lẫn vào đó là các hố ga Nước mưa chảy tràn trên bề mặt, sau đó được thu gom vào các hố ga, mương thoát nước

Hệ thống thoát nước mưa khu vực nhà máy được chia thành 4 khu vực:

- Khu vực thoát nước mưa số 1 (phía Đông Nam nhà máy)

+ Vị trí điểm xả nước mưa Khu vực 1, được thoát ra suối Bãi Cũ Tọa độ điểm xả số

- Khu vực thoát nước mưa số 2 (phía Đông Bắc nhà máy)

+ Vị trí điểm xả nước mưa Khu vực 2: được thoát ra suối Bãi Cũ Tọa độ điểm xả số

- Khu vực thoát nước mưa số 3 (phía Tây Bắc nhà máy)

+ Vị trí điểm xả nước mưa Khu vực 3: được thoát ra suối Thác Nước Tọa độ điểm xả số 3 là X(m) = 1708339; Y(m) = 792858

- Khu vực thoát nước mưa số 4 (phía Tây Nam nhà máy)

+ Vị trí điểm xả nước mưa Khu vực 4: được thoát ra suối Thác Nước Tọa độ điểm xả số 4 là X(m) = 1708377; Y(m) = 792739

Hệ thống thoát nước mưa khu vực quanh hồ thải

+ Nước mưa quanh hồ được thu gom bởi Kênh dẫn dòng, tổng chiều dài: 800 m + Vị trí điểm xả nước mưa: Xả ra suối Đăk Sa cùng với điểm xả nước thải chế biến

Hệ thống thoát nước mưa bãi quặng

+ Tổng chiều dài: 600 m, rộng 0,3 m, sâu 0,4-0,5 m

+ Thu gom về khu vực bể lắng 170 và 230 m 3 và được xử lý cùng với nước tháo khô mỏ

Sơ đồ hệ thống mương thoát nước mưa chảy tràn tại khu vực nhà máy chế biến được thể hiện trong hình dưới đây

Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống mương thoát nước mưa tại khu vực nhà máy

Hình 3.2 Mương thu gom nước mưa tại khu vực Nhà máy

3.1.2 Hệ thống thu gom, thoát nước thải

Sơ đồ hệ thống thu gom, xử lý nước thải của Cơ sở:

Hình 3.3 Sơ đồ thu gom và xử lý nước thải của Cơ sở

(1) Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt

*) Tính toán lượng nước thải sinh hoạt phát sinh của cơ sở:

Tổng nhu cầu sử dụng nước là 9 m 3 /ngày đêm Lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng 100% lượng nước cấp Như vậy tổng lượng nước thải sinh hoạt của dự án khoảng 9 m 3 /ngày

Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ nhà ăn, nhà ở của CBCNV ở lại trong công ty Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật

*) Công trình thu gom, xử lý

Nước thải sinh hoạt khu nhà ăn: được dẫn bằng mương bê tông 300 x 300 dài 50m và được thu gom vào 02 hố thu gom:

+ Hố 1 dài 1000 mm, rộng 400 mm, cao 500 mm,

+ Hố 2, dài 3000 mm, rộng 1500 mm, cao 1200 mm,

Nước thải sinh hoạt khu nhà ở số 1: được thu gom vào 01 bể tự hoại truyền thống (kích thước bể tự hoại truyền thống Rộng 1500 x Dài 3000 x Cao 1500 và được xây chìm) và được dẫn bằng ống HDPE Φ90 dài 200 m dẫn xuống bể tự hoại có vách ngăn

Nước thải khu nhà ở số 2: được thu gom vào 01 bể tự hoại truyền thống (kích thước bể tự hoại truyền thống Rộng 1500 x Dài 3000 x Cao 1500 và được xây chìm) và được dẫn bằng ống HDPE Φ90 dài 200 m dẫn xuống bể tự hoại có vách ngăn

Nước thải sinh hoạt tại văn phòng mỏ: được thu gom vào 01 bể tự hoại truyền thống (kích thước bể tự hoại truyền thống Rộng 1500 x Dài 3000 x Cao 1500 và được xây chìm) được dẫn bằng ống HDPE Φ90, dài 200 m được tập trung về bể tự hoại có vách ngăn hướng dòng và ngăn lọc kỵ khí để xử lý

Sau khi được xử lý tại bể tự hoại có vách ngăn hướng dòng và ngăn lọc kỵ khí (kích thước Dài 4,5 m x Rộng 1,5 m x Cao 3m) Nước thải sinh hoạt được khử trùng bằng Javen đạt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột B, hệ số K = 1,2 trước khi thải đến Hồ 1 và 1A

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Hình 3.4 Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt Bảng 3.1 Các công trình của hệ thống xử lý NTSH

2 Bể tự hoại khu nhà nghỉ công nhân 3 1,5 1,5 Chìm

3 Bể tự hoại khu nhà container 3 1,5 1,5 Chìm

4 Bể tự hoại khu nhà văn phòng 3 1,5 1,5 Chìm

5 Bể tự hoại có vách ngăn hướng dòng và ngăn lọc kỵ khí 4,5 1,5 3

Khu nhà bếp, nhà ắn

Hố ga Bể tự hoại truyền thống

Bể tự hoại có vách ngăn hướng dòng và ngăn lọc kỵ khí

Bể tự hoại truyền thống

(2) Xử lý nước thải tháo khô mỏ

*) Tính toán lưu lượng nước thải tháo khô mỏ phát sinh

Lượng nước tháo khô mỏ phát sinh trung bình khoảng 3.000 – 4.000 m 3 /ngày đêm Nước tháo khô mỏ trước khi bơm ra khỏi lò đã được lắng sơ bộ tại các hố lắng trong hầm lò và chuyển về hệ thống bể lắng

Lượng nước này sẽ được:

+ Tuần hoàn cho hoạt động chế biến: 1.382,64 m 3 /ngày đêm (theo nhu cầu sử dụng nước cho chế biến);

+ Tuần hoàn cho hoạt động khai thác: 4 m 3 /ngày đêm (theo nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động khai thác);

+ Do vậy, lượng còn lại không tuần hoàn từ 1.613,36 - 2.613,36 m 3 /ngày đêm được đưa về hồ 1

*) Công trình thu gom, xử lý

Trong hầm lò, nước tháo khô mỏ được thu gom bằng hệ thống đường ống HDPE D160 với tổng chiều dài 1.728 m Sau khi được xử lý tại bể tách dầu đặt tại cửa hầm, nước tháo khô mỏ được thu gom bằng hệ thống 2 đường ống HDPE D125 chạy song song, với chiều dài là 127 m Sau đó, nước tháo khô mỏ được thu gom bể và được dẫn bằng 09 đường ống HDPE D90 dài 74 m ra xuống bể lắng Tại 2 bể lắng này sẽ được châm hóa chất PAC và Al2(SO4)3 nhằm liên kết các hạt cặn lơ lửng không lắng được Sau khi nước tháo khô mỏ được xử lý, phần lớn nước được bơm về 06 bồn chứa nước của Nhà máy với dung tích

270 m 3 phục vụ sản xuất bằng đường ống D160 dài 499 m Phần nước còn lại tại bể lắng được dẫn về hồ 1 bằng 06 đường ống HDPE D90 dài 614 m

Hình 3 5 Sơ đồ thu gom và xử lý nước tháo khô mỏ

Hệ thống pha trộn hóa chất: Gồm có 2 bồn pha trộn hóa chất: 1 bồn pha trộn PAC có đường kính 0,8 m, cao 1,6 m và 1 bồn pha trộn phèn nhôm có đường kính 1,3 m, cao 2,6 m Một hệ thống mương bê tông được xây dựng giữa bể lắng số 1 và bể lắng số 2 nhằm tăng cường khả năng pha trộn hóa chất

Bể lắng: Gồm có 2 bể lắng được xây ở bên ngoài hệ thống hầm lò, cách cửa lò chính khoảng 150m về phía Đông Bắc, bên cạnh khu vực bãi chứa đất đá thải Bể lắng số 1 được xây dựng bằng bê tông + đá hộc, có thể tích chứa khoảng 170 m 3 , được sử dụng để lắng nước tháo khô mỏ Bể lắng số 2 có thể tích chứa khoảng 230m 3 được xây dựng bằng bê tông + đá hộc ở ngay cạnh và thấp hơn bể lắng số 1, được sử dụng để tiếp tục lắng nước thải sau bể lắng 1 Cả 2 bể lắng này hoạt động trên nguyên tắc bể lắng ngang với mục đích là tách các cặn lơ lửng dưới tác dụng của trọng lực

Nước tháo khô mỏ Q= 3.000 ÷ 4.000 m 3 /ngày

Rãnh dọc đường lò HDPE D160 dài 1.728 m

Bể lắng 1 dung tích 170 m 3 Đường ống HDPE D125 dài 127 m,

Tuần hoàn về nhà máy

Bể lắng 2 dung tích 230 m 3 Đưa về hồ 1

Sơ đồ hệ thống thu gom nước tháo khô mỏ và hệ thống xử lý nước tháo khô mỏ được thể hiện trong các hình sau:

Hình 3.6 Sơ đồ hệ thống thu gom nước tháo khô mỏ

Hình 3.6 Hệ thống xử lý nước tháo khô mỏ

Yêu cầu xử lý: Lượng nước tháo khô mỏ (sau khi xử lý) một phần được tuần hoàn phục vụ mục đích chế biến của nhà máy, phần còn lại được đưa về hồ 1, được xử lý cùng với nước thải từ tuyển nổi, các thông số ô nhiễm trong nước tháo khô mỏ sau xử lý tại hồ 1 phải đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột B, hệ số kq = 0,9 và kf = 0,9) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (trước đây là QCVN 24:2009/BTNMT (cột B, hệ số kq

Các công trình của hệ thống xử lý nước tháo khô mỏ

Bảng 3.2 Kích thước các công trình của hệ thống xử lý nước tháo khô mỏ

STT Tên công trình Kích thước (m)

Chiều dài Chiều rộng Chiều cao

(3) Biện pháp giảm thiểu tác động từ nước thải tuyển, luyện

*) Tính toán lưu lượng nước thải phát sinh

Quá trình tuyển, luyện vàng sẽ phát sinh ra các nguồn nước thải như sau:

- Nước thải từ công đoạn tuyển nổi là 1.074 m 3 /ngày đêm

+ Thành phần đặc trưng trong nước thải của quy trình tuyển nổi là bùn quặng (TSS) và có hàm lượng sunphua, do đó có khả năng hình thành axit từ quặng đuôi thải Ngoài ra, còn có thuốc tuyển nổi xantat, Đồng sulphat… Tỷ lệ rắn lỏng (bã quặng) là 30 – 45% tương đương với khoảng 18,6 tấn/h Nếu lượng quặng đuôi này, thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây các tác động tiêu cực như lắng đọng bùn đất trên suối, ô nhiễm nguồn nước mặt, ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh phía hạ lưu suối Đăk Sa

- Nước thải từ công đoạn ngâm chiết là 137,52 m 3 /ngày đêm

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

Trong giai đoạn sản xuất của Dự án bụi và khí thải phát sinh từ các khâu khoan nổ mìn, khâu vận tải và khâu nghiền sàng là các tác nhân chủ yếu có thể gây ô nhiễm không khí Để giảm thiểu ô nhiễm không khí do bụi và khí thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất của dự án, sẽ áp dụng các biện pháp sau đây:

3.2.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi trong khoan nổ mìn

- Thực hiện chế độ khoan ướt với lượng nước phù hợp Đây là biện pháp dễ thực hiện có tác dụng giảm thiểu bụi tại nguồn phát sinh do vậy đem lại hiệu quả cao

Sơ đồ bố trí bua nước trong lỗ khoan nổ mìn xem hình sau:

Sơ đồ bố trí bua nuớc trong lỗ khoan

1: Đất sét; 2: Túi bua nuớc; 3: Thuốc nổ

Hình 3.10 Sơ đồ bố trí bua nước trong lỗ khoan nổ mìn

- Sử dụng thuốc nổ nhũ tương hay Anfo (hoặc các loại thuốc nổ được xem là an toàn với môi trường), không sử dụng các loại thuốc nổ có thành phần TNT

Phương pháp này hiện đang được khuyến khích sử dụng trong các đơn vị khai thác mỏ do ít phát sinh các chất độc

Sử dụng phương pháp nổ mìn vi sai điện Đây là phương pháp nổ mìn tiên tiến có tác dụng giảm lượng thuốc nổ sử dụng (do đã giảm chấn động, giảm được bán kính phát tán bụi, đảm bảo một lượng bụi đáng kể sa lắng quanh khu vực nổ mìn), nhưng vẫn cho hiệu quả phá đá, phá quặng cao

Sau khi nổ mìn kết thúc, khoảng 30-60 phút sau khi nổ mìn mới cho công nhân tiếp xúc với khu vực nổ mìn để tiến hành khai thác

- Đảm bảo khoảng cách an toàn cho công nhân tham gia thi công trên công trường và máy móc, thiết bị để tránh tác động của đá bay, sóng xung kích và chấn động

- Treo biển báo hiệu, biển cấm đối với khu vực xảy ra nổ mìn, bố trí lịch nổ mìn phù hợp và thông báo lịch cho chính quyền địa phương và người dân trong vùng thực hiện Dự án được biết

- Giáo dục, tuyên truyền cho tất các các cán bộ công nhân viên về những kiến thức an toàn, bảo vệ bản thân đối với các tác động từ quá trình nổ mìn

- Việc nổ mìn phải được bóc tầng phủ sạch trước khi nổ mìn nhằm hạn chế thấp nhất lượng bụi phát tán vào không khí

- Khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV tham gia thi công trên công trường

- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân theo quy định của luật an toàn lao động và quy định về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên

- Trong trường hợp công nhân bị ngộ độc do tiếp xúc với các khí nổ mìn, cần đưa công nhân đến trạm y tế của xã để sơ cứu kịp thời

3.2.2 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi trong các đường lò khai thác Để giảm thiểu ô nhiễm bụi trong các đường lò khai thác, chỉ có biện pháp duy nhất là thực hiện chế độ thông gió đúng quy phạm Đây là biện pháp dễ thực hiện và bắt buộc phải thực hiện trong khai thác hầm lò Biện pháp thông gió mỏ như sau:

Lò thượng thông hơi được đào theo rìa Đông Bắc của thân quặng và ban đầu được thông với đầu Bắc của lò thông tầng Tương tự, lò thông gió được định vị ở rìa Tây Nam của thân quặng, và được thông với đầu Nam của lò thông tầng

Lò thượng cấp gió (và lò tháo quặng) được đào tới tầng khai thác cao nhất Lò thượng gió thải được thiết kế đối với lò vận chuyển nằm trên Hệ thống thông gió của mỏ được thiết kế sao cho không khí được dẫn vào qua các cửa lò Bãi Đất và Bãi Gõ sau đó tới các khu vực khai thác qua các đường lò có sử dụng các quạt thông gió Không khí bẩn từ mức khai thác thấp nhất được thải qua cửa thải ở độ cao + 520 m tại Bãi Đất và qua các thượng thông gió I và II tại Bãi Gõ Thiết bị điều hòa gió và quạt cục bộ được đặt gần kề các lò dẫn đến các lò thượng thông gió

Các lò thượng thông gió riêng biệt được đào từ các Lò vận chuyển ở tầng + 445 và +

395 Mạng lưới thông gió đầy đủ của mỏ sẽ được thực hiện khi lò thượng thông gió thẳng đứng lắp đặt thang để đi lại (step-ladder) từ tầng thấp nhất +370 nối thông tới các đường lò ở tầng trên

Hình 3.11 Mạng lưới thông gió khu hầm lò Bãi Đất

3.2.3 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi trong vận tải

Sử dụng xe bồn phun nước tưới ẩm toàn bộ đường nội mỏ từ, nhằm giảm bụi cuốn theo xe phát tán vào không khí theo gió cuốn Lưu lượng tưới trung bình 1,0-1,2 lit/m 2 với tần suất 2-3 h một lần

Thường xuyên kiểm tra, duy tu bảo dưỡng các đoạn đường vận tải nội mỏ, từ cổng mỏ tới khu tập kết vật liệu và thiết bị Sửa chữa kịp thời các đoạn đường bị hư hỏng, xuống cấp để giảm thiểu phát sinh bụi và đảm bảo an toàn cho người và thiết bị tham gia giao thông

3.2.4 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi trong nghiền sàng quặng

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

3.3.1 Đối với CTR sinh hoạt

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 350 kg/ngày, vì vậy các biện pháp giảm thiểu tác động do ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt tới môi trường, các thùng chứa rác thải sinh hoạt có dung 120 lít, đã được bố trí như sau:

+ 04 thùng tại khu nhà ăn, nghỉ 1, 2

+ 02 thùng tại khu văn phòng

+ 02 thùng tại khu vực khai thác Bãi Gõ, Bãi Đất

+ 01 thùng tại khu xưởng sửa chữa cơ khí

+ 02 thùng khu vực nhà máy tuyển, luyện

+ 01 thùng tại khu nhà bảo vệ

Ngoài ra, tại các phòng làm việc khu nhà văn phòng bố trí thùng chứa rác dung tích

10 lít, có nắp đậy Tổng số thùng chứa rác 20 lít là 4 thùng Cuối ngày, rác trong thùng này được thu gom vào 2 thùng 60 lít đặt tại khu nhà điều hành

Rác thải sinh hoạt sau khi thu gom được vận chuyển đến kho chứa rác được bố trí tại khu nhà ăn số 1 Thành lập tổ vệ sinh môi trường gồm 02 người, phụ trách thu gom, vận chuyển toàn bộ lượng rác thải phát sinh vào cuối ngày làm việc từ khu vực nhà điều hành, nhà ăn ca, nhà ở công nhân và khu vực vườn hoa, cây cảnh về kho chứa CTR, tiến hành phân loại CTR có khả năng tái chế được lưu giữ lại kho để bán cho đơn vị thu mua phế liệu ở địa phương, lượng CTR còn lại không có khả năng tái chế được, sẽ định kỳ thuê đơn vị vận chuyển và xử lý là Ban quản lý Đô thị huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

3.3.2 Đối với đất đá thải

Khối lượng đất đá thải ra từ khai trường Bãi Đất và Bãi Gõ không lớn, khoảng 15.000 m 3 /năm Khối lượng, đất đá thải này chủ yếu được lưu giữ tại các buồng lò kết thúc khai thác, chỉ khi nào công ty có nhu cầu sử dụng đá thải để cải tạo đường nội, xây dựng công trình thì mới vận chuyển ra bãi thải để nghiền sàng, sử dụng khoảng 1.000m 3 /năm Do bãi thải đã sử dụng nhiều năm, vì vậy khi dự án đi vào hoạt động cần cải tạo, dựng đập rọ đá để có thể ngăn ngừa bùn đất tràn ra ngoài Sau khi kết thúc đổ thải, bãi thải sẽ được san gạt, đổ đất màu trồng cây

3.3.2.1 Đối với quặng đuôi thải a Quặng đuôi thải từ quá trình tuyển nổi

Quặng đuôi thải tuyển nổi sẽ được lưu giữ vĩnh viễn và ngập nước trong hồ thải 1 và 1A Sau khi kết thúc đổ thải, hồ sẽ được gia cố đập đảm bảo an, trồng cây, dựng hàng rào, biển báo xung quanh hồ

Ngoài ra, vật liệu chèn lấp lò cũng sẽ được lấy từ một phần quặng đuôi thải trong quá trình tuyển nổi (không có xianua) Đây là một công đoạn đơn giản, chủ yếu là tách nước thải và bùn (kích thước hạt < 75 micron) của quặng đuôi thải, nước và bùn được bơm xuống hồ (hồ 1 và 1A), còn lại là các hạt (cát) thô có kích thước > 75 micron sẽ sử dụng làm vật liệu chèn lấp lò Để tối ưu hóa khả năng chèn lấp, cát chèn lấp càng đặc càng tốt, tỷ lệ rắn tối đa là 70 % trọng lượng (Cw) hoặc 50% thể tích (Cv)

Hiện nay, nhiều mỏ trên thế giới cũng đã lưu giữ vĩnh viễn trong hồ hoặc sử dụng một phần quặng đuôi thải từ quá trình tuyển nổi để gia cố, chèn lấp các đường lò đã kết thúc khai thác hoặc có thể lưu giữ vĩnh viễn trong hầm lò nhằm giảm áp lực lên hồ chứa thải và giảm diện tích chiếm dụng đất Mặt khác, cũng sẽ tận dụng tối đa trữ lượng quặng có thể lấy ra được mà không ảnh hưởng đến điều kiện kỹ thuật an toàn cho mỏ (tăng hệ số thu hồi quặng, giảm tổn thất tài nguyên còn lại trong lò) Đánh giá khả năng tái sử dụng và các tác động của chất thải từ công đoạn tuyển nổi quặng vàng Đăk Sa sử dụng làm vật liệu chèn, lấp hầm lò Để đánh giá khả năng tái sử dụng và các tác động đến môi trường nước sẽ dựa trên các kết quả phân tích thành phần của quặng nguyên khai, hóa chất sử dụng và các số liệu quan trắc hiện trạng môi trường của dự án cũng như phương pháp chèn lấp

Qua khảo sát, phân tích pH mẫu nước thải hồ 1, hồ 2A, 2B, hồ điều hòa và nước mặt, ngầm trong khu vực dự án và xung quanh chưa thấy biểu hiện có độ pH thấp (pH =6,6÷6,9) Độ pH cho thấy khả năng hình thành dòng thải axít mỏ có thể không xảy ra

Ngoài ra, theo kết quả phân tích thành phần quặng trong các thân quặng chính khu Bãi Đất và Bãi Gõ, mỏ vàng Đăk Sa (bảng 1.8), ngoài Au và các kim loại năng có ích đi kèm, còn có một số khoáng vật sulfua (Pyrotin, Pyrit, Galena, Sphalerit, Chalcopyrit) có hàm lượng trung bình từ 1,08 ÷11,58 %, còn lại chủ yếu là khoáng vật carbonat Điều này có thể do hàm lượng pyrit trong quặng đuôi tuyển nổi thấp và thành phần chính của quặng đuôi thải là các loại đá cacbonat, có thể thành phần CaCO3 cao, do đó khả năng hình thành dòng axit mỏ không xuất hiện Hơn nữa, sau khi chèn lấp, các khu vực đó sẽ được bịt kín không có khả năng tiếp xúc với môi trường bên ngoài (ôxy, nhiệt độ)

Theo tính toán và thực tế, phần quặng thải tuyển nổi chiếm khoảng 90 % khối lượng quặng nghiền Quá trình tuyển nổi không sử dụng hóa chất độc hại, nên quặng đuôi thải được lưu giữ riêng trong hồ 1 và 1A Thành phần có ích đi kèm như Ag, Pb, Zn, Cd đã được tuyển tách cùng Au chuyển sang công đoạn ngâm chiết, do dó hàm lượng các thành phần kim loại nặng trong quặng đuôi thải hồ 1 và 1A còn lại trong quặng đuôi thải tuyển nổi là không đáng kể

Trong quá trình chế biến tạo vật liệu chèn lấp không sử dụng hóa chất, chỉ sử dụng một lượng xi măng phối trộn nhất định, mục đích để đông cứng vật liệu chèn chống đường lò đảm bảo an toàn, ngăn ngừa sự cố sạt lở hầm lò (trong báo cáo ĐTM khai thác mỏ vàng Đăk Sa, được phê duyệt năm 2004 cũng đã đề cập việc sử dụng một phần quặng đuôi thải tuyển nổi để chèn lấp lò, còn lại sẽ được lưu giữ vĩnh viễn trong hồ thải)

Tóm lại: Qua các phân tích, đánh giá hiện trạng và phương pháp chèn lấp lò thì tác động của vật liệu chèn lấp lò sẽ không gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước dưới đất

Dưới đây là vị trí lấy quặng đuôi thải tuyển nổi trong công đoạn sản xuất, để sử dụng làm vật liệu chèn lấp hầm lò

Hình 3.13 Vị trí lấy quặng đuôi thải tuyển nổi để làm vật liệu chèn lấp lò

Sa Khử độc Xianua Đập quặng Nghiền quặng

Ngâm chiết và hấp thụ vàng

Tách rửa vàng Điện phân

Hồ ứng phó sự cố

Xưởng tách cát làm vật liệu chèn lấp hầm lò

Dòng nguyên liệu, sản phẩm b Quặng đuôi thải từ quá trình ngâm chiết (có xianua)

Quặng đuôi thải này sẽ được lưu giữ trong hồ 2B Hồ được thiết kế đảm bảo quặng thải (rắn, lỏng) không được rò rỉ ra ngoài môi trường Đáy hồ sẽ được lót lớp sét chống thấm dày khoảng 1m được đầm nén chặt Bề mặt bờ đập/hồ sẽ được trải một lớp lưới thép phun bê tông để chống thấm, chiều dày trung bình của lớp bê tông này là 80 mm

Thành phần chủ yếu của quặng thải ngâm chiết có chứa xianua và một số kim loại nặng có ích đi kèm như Ag, Pb, Zn, Cd Theo đánh giá trữ lượng được phê duyệt ngoài Au ra thì còn có Ag=0,824 tấn, Pb= 5.569 tấn, Zn=4.256 tấn, Cd= 24 tấn (Quyết định số 737/QĐ-HĐTLKS của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản ngày 22 tháng 7 năm 2010 phê duyệt trữ lượng vàng và các thành phần có ích đi kèm trong “Báo cáo thăm dò vàng gốc tại khu vực Phước Sơn, xã Phước Đức và xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam”, trữ lượng tính đến tháng 11 năm 2009) Đối với quặng đuôi này, Công ty sẽ phối hợp với các Viện nghiên cứu để có công nghệ thu hồi nếu khả thi Tuy nhiên, trong khi thực thi các bước này thì chúng vẫn được lưu giữ tại hồ 2B như một dạng tài nguyên cho Nhà nước

Sau khi thu hồi các thành phần đi kèm, Công ty sẽ thuê đơn vị có chức năng xử lý lượng quặng thải còn lại này.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

Căn cứ, Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2022 của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn, thống kê tổng hợp khối lượng chất thải nguy hại phát sinh của công ty trong 1 năm như sau:

Bảng 3.6 Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất

TT Tên chất thải Mã CTNH Trạng thái

Khối lượng phát sinh trung bình hằng năm (kg)

2 Bùn thải từ thiết bị tách dầu/ nước 17 05 02 Rắn 48.000

3 Ác quy chì thải 19 06 01 Rắn 2.760

4 Bóng đèn huỳnh quang thải 16 01 06 Rắn 36

5 Hộp mực in thải có các thành phần nguy hại 08 02 04 Rắn 30

6 Bộ lọc dầu đã qua sử dụng 15 01 02 Rắn 480

7 Giẻ lau dính dầu 18 02 01 Rắn 120

8 Bao bì cứng thải bằng kim loại 18 01 02 Rắn 15.360

Chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình chế biến quặng kim loại màu bằng phương pháp hóa - lý

Theo đánh giá ở trên, CTNH phát sinh chủ yếu tại nhà máy tuyển, luyện, khu vực văn phòng nhà điều hành và từ một số phương tiện khai thác mỏ Chủ dự án sẽ tiến hành thu gom, quản lý CTNH theo đúng quy định của Thông tư 02/2022/TT- BTNMT, cụ thể:

- Quặng đuôi thải từ quá trình ngâm chiết, được lưu giữ trong hồ 2B

- Dầu thải phát sinh từ hoạt động thay dầu, xưởng sửa chữa thiết bị và vớt từ hồ lắng cầu rửa xe được thu gom vào thùng phuy dung tích 120 lít Số lượng 10 thùng

- Bóng đèn huỳnh quang, pin, ắc quy hỏng thu gom vào các thùng chứa dung tích 60 lít Số lượng 01 thùng

- Giẻ lau dính dầu thu gom vào thùng chứa dung tích 60 lít (tận dụng từ giai đoạn XDCB) Số lượng 01 thùng

Tất cả các thùng chứa đều có nắp đậy kín, được dán mác phân loại CTNH theo đúng quy định đặt trong kho chứa CTNH của Dự án

Kho CTNH được bố trí khu vực nhà máy tuyển luyện, kho có diện tích 25 m 2 , kết cấu nhà cấp 4, khung thép, tường xây gạch, mái lợp tôn, có biển báo tại cửa ra vào, nền được đổ bê tông, mái lợp tôn, trong kho dán nhãn cảnh báo phân chia từng khu vực để chất thải nguy hại theo quy định tại TCVN 6707:2009

Trong kho được thiết kế rãnh thu chất lỏng chảy tràn kích thước 20 x 20 x 15 cm, hố thu gom chất lỏng kích thước 0,6 x 0,6 x 0,6 m, để phòng sự cố chảy tràn hóa chất lưu chứa trong kho

Hiện nay, Công ty đã đăng ký chủ nguồn thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam, mã QLCTNH:49.000004.T cấp thay đổi lần 5 ngày 20/5/2020 và hợp đồng với công ty An Sinh và Công ty TNHH Phú Hà để thu gom xử lý CTNH.

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

- Quá trình đổ đất đá thải, quặng từ máy xúc xuống phương tiện vận chuyển được thực hiện ở khoảng cách gần để tránh ồn do sự va đập giữa đất, quặng và sàn phương tiện

- Tiếp tục tiến hành chăm sóc và trồng dặm cây bị gãy, chết tại tuyến đường công vụ vận chuyển quặng kết nối với tuyến đường địa phương về Nhà máy

- Các phương tiện vận chuyển không chở quá khối lượng cho phép theo thiết kế, chạy đúng tốc độ quy định

- Tiến hành gia cố, sửa chữa tại vị trí các tuyến đường vận chuyển bị hư hỏng, tạo điều kiện cho các xe vận chuyển hoạt động tốt nhất

- Định kỳ bảo dưỡng các máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển trong giai đoạn khai thác mỏ theo đúng quy định.

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành

3.6.1 Sự cố các hồ chứa quặng đuôi thải

Sự cố lớn nhất có thể xảy ra trong quá trình sản xuất là tràn đập, vỡ đập thải Để ngăn chặn và giảm thiểu sự cố sẽ phải lựa chọn các vị trí thích hợp cho công trình xây dựng, thiết kế và xây dựng hợp lý bảo đảm chất lượng công trình bền vững Thường xuyên kiểm tra, giám sát các hiện tượng rạn nứt, dịch động, đánh giá độ an toàn của đập thải quặng đuôi Trong trường hợp bể khử độc Xianua có sự cố thì bùn và nước thải sẽ được chuyển sang hồ ứng phó sự có dung tích chứa 150m 3 , đảm bảo chứa được lượng nước thải ra từ quá trình ngâm chiết trong 1 ngày

Trong trường hợp Hồ 2A có sự cố thì sẽ bơm sang Hồ 1 hoặc Hồ 1A

Trong trường hợp xảy ra tràn nước Hồ 1A ra môi trường, các biện pháp sau sẽ được Công ty áp dụng để giảm thiểu tác động:

Tạm thời dừng hoạt động tuyển, luyện của nhà máy để ngưng xả thải;

Hệ thống thu gom nước mưa quanh Hồ đập thải phải đảm bảo ngăn chặn nguồn nước từ bên ngoài gây ra sự cố tràn đập (nếu có); Đắp hoặc đóng cửa kênh tràn ngăn không cho nước thải xâm nhập vào nguồn tiếp nhận;

Khoanh vùng, lập bản đồ vị trí bị tác động;

Lấy mẫu, kiểm tra nhanh nồng độ các chất ô nhiễm, đặc biệt là xianua;

Kịp thời báo cáo chính quyền địa phương cấp xã, cấp huyện và các cơ quan chức năng để thông báo cho người dân trong phạm vi ảnh hưởng được biết để áp dụng các biện pháp phòng tránh và phối hợp cùng với Công ty khắc phục sự cố; Áp dụng mọi biện pháp xử lý hóa học (có thể) để xử lý nhanh nhằm giảm thiểu nồng độ các chất ô nhiễm (chủ yếu là xianua và các kim loại nặng) xuống ngưỡng cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp cột B; Lập kế hoạch quan trắc chất lượng nước mặt, ngầm vùng bị tác động hàng ngày, hàng tháng, hàng quý cho đến khi nồng độ các chất ô nhiễm đảm bảo theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng nước mặt, nước ngầm, môi trường đất;

Báo cáo kết quả khắc phục sự cố; Đền bù các thiệt hại (nếu có) Đối với trường hợp tràn Hồ 2A và 2B (Hồ 2B là Hồ chứa quặng thải trực tiếp từ quá trình ngâm chiết và lưu giữ quặng đuôi rắn; Hồ 2A là Hồ chứa nước thải (lỏng) từ 2B sang) Lượng nước thải từ dây chuyền ngâm chiết sau khi khử độc xianua bơm xuống Hồ 2B với lưu lượng không nhiều - khoảng 6 m 3 /h và sẽ được kiểm soát hoàn toàn chủ động bằng các máy bơm có điều khiển và công nhân trực ban;

Nước mưa: Chủ yếu là nước mưa rơi trên bề mặt, nhưng lượng nước không nhiều Vì

Hồ 2A và 2B được thi công ở một vị trí cao, không có nước mưa chảy tràn vào trong hồ từ các sườn, vách núi xung quanh nên sẽ không có ảnh hưởng từ yếu tố nước mưa chảy tràn đến sự cố tràn hồ

Giữa Hồ 2A và 2B và Hồ 1 được xây dựng một kênh tràn, vì vậy khi có sự cố tràn Hồ 2A, 2B, nước thải sẽ chỉ chảy sang Hồ 1 mà không thải ra môi trường xung quanh Đối với chỉ tiêu xianua phải quan trắc hàng ngày tại Hồ số 2A

Nếu có sự cố bất trắc dẫn đến chất lượng nước Hồ 1 hoặc 1A xả vào nguồn tiếp nhận không đạt QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột B, Công ty sẽ xử lý như sau:

Tạm ngưng hoạt động của nhà máy để dừng xả thải nước xuống hồ chứa thải;

Tạm ngưng bơm hoặc đóng cửa xả nước từ Hồ 1 và Hồ tuần hoàn ra môi trường tiếp nhận để tăng thời gian lưu giữ và xử lý nước trong Hồ; Áp dụng các biện pháp hóa học (có thể) để xử lý chất ô nhiễm trong Hồ 1

Cho đến khi chất lượng nước của Hồ 1 đạt QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột B, riêng thông số Tổng CN không vượt quá Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT, cột A với hệ số Kq = 0,9 và Kf = 0,9 thì hoạt động xả thải được tiếp tục và nhà máy được hoạt động trở lại

Ngoài ra, phải tuân thủ Thông tư số 41/2020/TT-BCT ngày 30/11/2020 của Bộ Công Thương quy định về quản lý, vận hành hồ chứa quặng đuôi trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản Cụ thể như sau:

Công ty khi vận hành hồ chứa quặng đuôi phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:

1 Đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành hồ chứa quặng đuôi, đồng thời khai thác tối đa công năng của hồ chứa quặng đuôi theo thiết kế đã được phê duyệt

2 Tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa quặng đuôi đã được phê duyệt, thực hiện đúng

Kế hoạch kiểm tra hồ chứa, thường xuyên xem xét hoặc ghi lại những thay đổi trong quá trình vận hành để sửa đổi, cải tiến quy trình vận hành

3 Thực hiện các trách nhiệm bảo trì, giám sát an toàn hồ chứa quặng đuôi và Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố khẩn cấp; chịu trách nhiệm khi xảy ra sự cố hồ chứa quặng đuôi

Quy trình vận hành hồ chứa quặng đuôi

1 Công ty chịu trách nhiệm lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy trình vận hành hồ chứa quặng đuôi phù hợp với điều kiện thực tế, dựa trên các thông số thiết kế của hồ chứa quặng đuôi đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định

2 Quy trình vận hành hồ chứa quặng đuôi phải được xây dựng bao gồm quy trình vận hành hồ chứa quặng đuôi trong điều kiện bình thường, trong điều kiện mưa lũ và trong trường hợp phát hiện các dấu hiệu có khả năng dẫn đến sự cố Quy trình vận hành bao gồm tối thiểu các nội dung sau: a) Khái quát về quy trình công nghệ chế biến khoáng sản, quy trình thải quặng đuôi, thông tin cơ bản về hiện trạng hồ, đập, các thông số vận hành an toàn và các thông số vận hành giới hạn theo thiết kế b) Quy định trách nhiệm của các cá nhân thực hiện vận hành hồ chứa và hướng dẫn thực hiện các hành động cụ thể trong quá trình vận hành hồ chứa phù hợp với điều kiện thực tế c) Quy định tần suất và nội dung kiểm tra hồ chứa quặng đuôi, đảm bảo phát hiện sớm các dấu hiệu có khả năng dẫn đến sự cố d) Nhận diện và đánh giá các rủi ro, từ đó xây dựng các kịch bản ứng phó và thực hiện các hành động theo thứ tự ưu tiên e) Quy định chế độ khen thưởng, kỷ luật

Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi

Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học

Phương án cải tạo, phục hồi môi trường mỏ sau khi kết thúc khai thác đã được phê duyệt tại Quyết định số 743/QĐ-BTNMT ngày 20/4/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Khối lượng công việc cải tạo phục hồi môi trường của cơ sở được thống kê trong bảng sau:

Bảng 3.8 Tổng hợp tính toán khối lượng công việc các công trình CTPHMT

Khu vực Hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng

- Cải tạo một phần Mỏ Bãi Gõ Vật liệu chèn lấp buồng lò (cát) Khu vực buồng lò

Bê tông bịt buồng lò M100, 16 đầu bịt bê tông, kích thước bịt (3,5 m x 3,5m x 0,2m) m 3 39

- Cải tạo mỏ Bãi Gõ khi kết thúc khai thác hoàn toàn Đổ bê tông bịt các cửa lò, M100 Số lượng: 03 cửa x 03 lớp Kích thước: 3,5m x 3,5m x 0,2m x 3 lớp m 3 20 Vật liệu chống cháy giữa các tường chắn (Cát) m 3 1.433 Lắp hàng rào lưới thép B40 quanh cửa lò: 10m x 03 cửa m 30

Biển báo: 60 cm x 60 cm biển báo 03 Đổ đất màu, san gạt, đào hố trồng cây (60x60x60)

Diện tích mặt sân công nghiệp cửa lò chính 500m 2 m 3 200 Trồng cây Keo lai, mật độ trồng 2500 cây/ha: 0,05 ha cây 125

- Cải tạo một phần Mỏ Bãi Đất

Vật liệu chèn lấp buồng lò (cát) Khu vực buồng lò

Bê tông bịt buồng lò: 10 đầu bịt bê tông, kích thước bịt (3,5 m x 3,5m x 0,2m), bê tông M150 m 3 24,5

- Cải tạo mỏ Bãi Đất khi kết thúc khai thác hoàn toàn

Khu vực Hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng Đổ bê tông bịt các cửa lò, kích thước: 3,5mx3,5m x

0,2m x 3 lớp cửa 02 Đổ bê tông bịt các cửa lò m 3 15

Vật liệu chống cháy (Cát) m 3 995 Đổ đất màu dày 0,4m, san gạt, đào hố trồng cây, diện tích mặt sân công nghiệp cửa lò chính 700m 2 m 3 280 Trồng cây Keo lai, mật độ trồng 2500 cây/ha: 0,07 ha cây 175

Lắp hàng rào lưới thép B40 quanh cửa lò: 10m x 02 cửa m 20

Biển báo: 60 cm x 60 cm biển báo 02

Gia cố tuyến đập tháo khô hồ, phủ đất màu toàn bộ mặt hồ, lu lèn chặt (độ dốc 8-10%), đào hố trồng cây (5,9 x 0,4 m) m 3 23.600

Trồng cây Keo lai toàn bộ mặt bằng hồ thải ha 5,9 Trồng cây Keo lai, mật độ trồng (5,9ha x 2500 cây) cây 14.750

Nạo vét hệ thống thoát nước xung quanh m 3 70

Gia cố tuyến đập, tháo khô hồ, phủ đất màu toàn bộ mặt hồ, lu lèn chặt (độ dốc 8-10%), đào hố trồng cây (6,4ha x 0,4 m) m 3 36.827

Trồng cây Keo lai toàn bộ mặt bằng hồ thải ha 6,4 Trồng cây Keo lai, mật độ trồng (6,4ha x 2500 cây) cây 16.000

Nạo vét hệ thống thoát nước xung quanh m 3 92

Gia cố tuyến đập tháo khô hồ, phủ đất màu toàn bộ mặt hồ, lu lèn chặt (độ dốc 8-10%), đào hố trồng cây (0,9ha x 0,4 m) m 3 3.600

Trồng cây Keo lai toàn bộ mặt bằng hồ thải ha 0,9 Trồng cây Keo lai, mật độ trồng (0,9ha x 2500 cây) cây 2.250

Nạo vét hệ thống thoát nước xung quanh m 3 30

Tổng diện tích nhà máy m 2 2.835

Tháo dỡ kết cấu thép hệ khung dàn, máy móc thiết bị tấn 200

Phá dỡ kết cấu bê tông các trụ cột, nền móng (0,2m x 2.835m 2 ) m 3 567

Vận chuyển thiết bị ra khỏi khu vực dự án, chất thải tấn 200

Tháo dỡ hệ thống cấp điện, nước công 20

Khu vực Hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng Đổ đất màu, san gạt dày 0,4 m lên toàn bộ mặt bằng nhà máy Khối lượng đất màu (2.835m 2 x 0,4m) m 3 1.134 Trồng cây Keo lai, mật độ trồng 2500 cây/ha x

Tổng diện tích bãi thải m 2 6.000

San gạt, gia cố sườn tầng (2.500 m 2 x 0,2) m 3 500 Xây kè chân bãi thải: dài 50m x rộng 0,5m x cao

Dọn dẹp mặt bằng, phủ đất dày 0,4 m lên toàn bộ mặt bằng, sườn tầng bãi thải (8.500m x0,4m) m 3 3.400 Trồng Keo lai trên mặt và sườn tầng bãi thải (0,85 ha x 2.500 cây) cây 2.125

Nhà ăn, nghỉ công nhân

Tháo dỡ kết cấu thép hệ khung dàn tấn 20

Tháo dỡ hệ thống cấp điện, nước công 40

Phá dỡ kết cấu bê tông các trụ cột, nền móng, mặt bằng, tính độ dày trung bình 0,2m x 2.000m 2 m 3 400

Vận chuyển phế thải ra ngoài dự án tấn 20 Đổ đất màu, san gạt lên toàn bộ mặt bằng Khối lượng đất màu (2.000m 2 x 0,4m) m 3 800

Trồng cây Keo lai, mật độ trồng 2500 cây/ha x 0,2 ha cây 500

Hệ thống đường nội bộ

Cải tạo, duy tu đường nội mỏ tính khoảng 10% m 2 2.750 Nạo vét hệ thống rãnh thoát nước, tính bình quân lớp bùn 0,2m, chiều rộng rãnh 0,8 m (5.500 m x 0,2m x 0,8m) m 3 880

Vận chuyển bùn đất về hồ 1 m 3 880

Hệ thống xử lý nước thải tháo khô mỏ, hồ tuần hoàn

Nạo vét 1 phần hệ thống bể lắng, tính bình quân lớp bùn 0,4m, (100 m x 20m x 0,4m) m 3 800 Đổ đất màu, san gạt dày 0,4 m lên toàn bộ mặt bằng

Trồng cây keo lai, 2500cây/ha x 0,2 ha cây 500

Khu vực Hạng mục công việc Đơn vị Khối lượng điện, nhà kho, trạm máy phát điện, kho vật liệu nổ

Tháo dỡ kết cấu thép hệ khung dàn, máy móc thiết bị tấn 10

Tháo dỡ hệ thống cấp điện, nước công 30

Phá dỡ kết cấu bê tông các trụ cột, nền móng, tính độ dày trung bình 0,2m x 5.000m 2 m 3 1.000

San gạt đổ đất màu, dày 0,4 m lên toàn bộ mặt bằng

Khối lượng đất màu (5.000m 2 x 0,4m) m 3 2.000 Trồng cây keo lai: 0,5 ha x 2500 cây cây 1.250

Hệ thống kênh dẫn nước

Nạo vét bùn cặn lắng hệ thống kênh dẫn nước, chiều sâu bùn nạo vét trung bình 0,2 m (674 m x

Vận chuyển bùn về Hồ thải quặng đuôi 1 m 3 472

Cải tạo nhà xưởng thu hồi cát

Tháo dỡ khung dầm thép, máy móc, thiết bị tấn 3 Phá dỡ kết cấu bê tông các trụ cột, nền móng, tính độ dày trung bình 0,2m x 800m 2 m 3 160

Vận chuyển phế thải tấn 3

Bổ sung đất trồng cây (0,4m x 800m 2 ) m 3 320 Trồng cây keo lai: 0,08 ha x2500cây/ha cây 2.000

➢ Tổng số tiền ký quỹ

- Tổng số tiền phải ký quỹ: 9.216.835.000 đồng (Bằng chữ: Chín tỷ hai trăm mười sáu triệu tám trăm ba mươi lăm nghìn đồng)

Hiện nay, Công ty TNHH Vàng Phước Sơn được Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam cấp Giấy xác nhận số 1133/QBVMT-KQ ngày 03/6/2021 xác nhận Công ty đã nộp tiền ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường lần 01 là 9.216.835.000 đồng (Bằng chữ: Chín tỷ hai trăm mười sáu triệu tám trăm ba mươi lăm nghìn đồng).

Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Sau khi được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án "Đầu tư xây dựng công trình mở rộng mỏ vàng hầm lò Đăk Sa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam" tại Quyết định số 743/QĐ-BTNMT ngày 20/4/2021 Chủ cơ sở đã xây dựng các công trình bảo vệ môi trường theo báo cáo ĐTM được phê duyệt và không có sự thay đổi, điều chỉnh.

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

4.1.1 Nguồn phát sinh nước thải

- Nguồn số 01: Nước thải từ quá trình khai thác hầm lò lưu lượng tối đa 4.000 m 3 /ngày.đêm: được thu gom theo rãnh dọc đường lò HDPE D160 dài 1.728 m, dẫn về cụm hệ thống bể xử lý nước tháo khô mỏ, công suất 4.000 m 3 /ngày.đêm sau đó tuần hoàn về nhà máy; một phần (2.600 m 3 /ngày) được dẫn ra đường ống HDPE D90 dài 614 m dẫn về hồ 1 trước khi thoát ra hồ tuần hoàn chảy về nguồn tiếp nhận (suối Đăk Sa);

- Nguồn số 02: Nước thải từ công đoạn tuyển nổi lưu lượng 1.047 m 3 /ngày.đêm được thu gom theo đường ống HDPE D160 với tổng chiều dài tuyến dẫn 705 m thu về hồ 1 và được lưu chứa trong thời gian là 11 ngày (mùa mưa) và 17 ngày (mùa khô) trước khi xả ra nguồn tiếp nhận (suối Đăk Sa);

- Nguồn số 03: Nước thải từ công đoạn ngâm chiết lưu lượng 137,52 m 3 /ngày.đêm được xử lý khử độc và dẫn ra đường ống HDPE D75 với tổng chiều dài tuyến dẫn 705m dẫn về hồ 2B -> hồ 2A và 1 trước khi thoát ra hồ tuần hoàn chảy về nguồn tiếp nhận (suối Đăk Sa);

- Nguồn số 04, 05, 06, 07: Nước thải sinh hoạt khu nhà nghỉ số 1, 2, khu văn phòng, khu nhà bếp, tổng lượng phát sinh 9 m 3 /ngày.đêm được xử lý sơ bộ qua các bể tự hoại truyền thống và bể tự hoại có vách ngăn hướng dòng và ngăn lọc sau đó dẫn ra đường ống HDPE D110 với tổng chiều dài tuyến dẫn 763,89 m dẫn về hồ 1 và 1A trước khi thoát ra hồ tuần hoàn chảy về nguồn tiếp nhận (suối Đăk Sa);

4.1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa

Lưu lượng nước xả thải tối đa của cơ sở là 6.000 m 3 /ngày.đêm

Nước thải sau tập trung về hồ tuần hoàn dung tích 500m 3 (lắp thiết bị quan trắc tự động) → Nguồn tiếp nhận (Suối Đăk Sa), điểm xả thải tại X06635; YI9092

Phương thức xả thải: cơ sở có 01 dòng nước thải sau xử lý được bơm dẫn qua tuyến ống kín từ hồ 1 về hồ tuần hoàn, sau đó chảy ra hệ thống mương hở và đổ ra suối Đăk

Sa theo phương thức tự chảy, xả mặt, ven bờ Chế độ xả gián đoạn theo đợt, mỗi đợt xả liên tục trong 09 ngày: từ tháng 01 -09: 17 ngày xả 1 đợt; từ tháng 10 -12: 11 ngày xả 1 đợt

4.1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải

Nước thải sau xử lý phải đảm bảo các thông số không vượt quá giá trị tối đa cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột B với hệ số Kq = 0,9 và Kf = 0,9 (riêng thông số xyanua được xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột A) trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận là suối Đăk Sa

4.1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải

- Vị trí xả nước thải: thôn 4, xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

Tọa độ vị trí xả nước thải: X06635; YI9092 (theo hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục 107 0 45, múi chiếu 3 0 )

- Phương thức xả: Bằng bơm, xả nổi và xả ven bờ suối Đăk Sa

- Chế độ xả nước thải: gián đoạn theo đợt, mỗi đợt xả 09 ngày, mùa khô 17 ngày xả

01 đợt (khoảng từ tháng 01 đến tháng 09), mùa mưa 11 ngày xả 01 đợt (khoảng từ tháng

- Nguồn tiếp nhận nước thải: suối Đăk Sa xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

4.3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, rung

- Nguồn số 01: Dây chuyền đập quặng và cụm máy nghiền của khu vực nhà máy tuyển luyện tọa độ X08227; Y= 499521;

- Nguồn số 02: Cụm máy nghiền của khu vực nhà máy tuyển luyện tọa độ X08733; Y= 499831;

- Nguồn số 03: Khu vực khai thác bãi Gõ tọa độ đầu khu X07118; Y= 498053;

- Nguồn số 04: Khu vực khai thác bãi Đất tọa độ đầu khu X06439; Y= 497541

4.3.2 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung

Tiếng ồn, độ rung phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau :

Bảng 4 1 Giá trị giới hạn tiếng ồn tại Dự án

Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú

1 70 55 - Khu vực thông thường Độ rung

Bảng 4 2 Giá trị giới hạn độ rung tại Dự án

Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép, dB Tần suất quan trắc định kỳ

4.4 Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại: Không có.

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Trong thời gian 02 năm gần nhất tính từ quý I/2021 cho tới thời điểm thực hiện

Hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường của Cơ sở hiện tại; Công ty đã thực hiện đầy đủ việc giám sát môi trường và quan trắc định kỳ của năm 2021 và QI/2022 theo chương trình quan trắc định kỳ được phê duyệt của cơ sở tại Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng công trình mở rộng mỏ vàng hầm lò Đăk Sa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam” đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường về phê duyệt tại Quyết định số 743/QĐ-BTNMT ngày 20/4/2021 và Giấy xác nhận số 425/TCMT-TĐ ngày 11/4/2012 của Tổng Cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án “Khai thác mỏ vàng Đăk Sa - hạng mục Nhà máy tuyển luyện vàng Đăk Sa, tỉnh Quảng Nam” Đến ngày 21/04/2022 Công ty được Bộ Tài nguyên và Môi trường cho miễn thực hiện giám sát môi trường tại Công văn số 1103/TCMT-QLCT

Tổng hợp các kết quả quan trắc định kỳ của cơ sở năm 2021 và QI/2022 như sau:

Bảng 5 1 Kết quả quan trắc định kỳ nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất tại cơ sở năm 2021

TT Thông số Đơn vị Kết quả quan trắc QCVN

Nước thải sinh hoạt (đầu ra sau HTXLNTSH X7 o 43'35.3'' ,Y o 26'26.8'') - QCVN 14:2008/BTNMT: Cột B, Hệ số K =1,2

Nước thải sản xuất (đầu ra sau HTXLNTSX X7 o 43'51.7'', Y o 26'14.1'') - QCVN 40:2011/BTNMT (Cột B Kq= 0,9; Kf= 0,9

30 Clo dư mg/l

Ngày đăng: 20/03/2024, 10:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN