Trang 1 ========== BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của Dự án đầu tư Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng,
Tên chủ dự án đầu tư: Công ty Cổ phần Vật tư Nông sản
- Chủ dự án: Công ty Cổ phần Vật tư Nông sản
- Đại diện: Ông Nguyễn Tiến Dũng Chức vụ: Tổng Giám đốc
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 14, phố Ngô Tất Tố, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần số 0100104066 đăng ký lần đầu ngày 30/3/2006 đăng ký thay đổi lần thứ 13 ngày 13/12/2018
- Quyết định số 2678/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2021 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất phân bón tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai” tại lô B29, Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Tên dự án đầu tư: Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Lô B29, KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
- Văn bản số 1035/SCT-KT ngày 25/6/2021 của Sở Công thương tỉnh Lào Cai thông báo kết quả thẩm định TKCS điều chỉnh Dự án Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: Quyết định số 2678/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2021 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất phân bón tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai” tại lô B29, Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án Nhóm B.
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
3.1 Công suất của dự án đầu tư
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Bảng 1.1 Tổng hợp công suất các sản phẩm của dự án
TT Nội dung Đơn vị Khối lượng
1 Dây chuyền sản xuất phân Supe lân tấn/năm 200.000
2 Dây chuyền sản xuất phân NPK1
(hàm lượng dinh dưỡng 18-30%) tấn/năm 100.000
3 Dây chuyền sản xuất phân NPK1
(hàm lượng dinh dưỡng 30-50%) tấn/năm 50.000
4 Dây chuyền sấy, nghiền cao lanh 10T/h tấn/năm 15.000
5 Dây chuyền nghiền đá vôi 3T/h tấn/năm 2.000
Nguồn: Công ty Cổ phần Vật tư Nông sản
Ghi chú: Đối với bột đá vôi và bột cao lanh sau nghiền chỉ sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình xử lý nước thải và sản xuất phân bón NPK nội bộ Nhà máy không xuất bán thương mại ra thị trường bên ngoài
3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
3.2.1 Công nghệ sản xuất supe lân
Sơ đồ công nghệ sản xuất phân Supe lân tại dự án được thể hiện tại hình sau:
Báo cáo đề xuất cấp GPMT của Dự án “Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”
Hệ thống xử lý khí thải
Sản phẩm Supe lân Đóng bao sản phẩm
Tháp hấp thụ số 3 Tháp tách giọt Ống khói
Trạm xử lý Nước thải sản xuất
H 2 O cấp Ống khói Bụi, khí thải
Hình 1.1.Sơ đồ công nghệ sản xuất phân Supe lân của dự án
Báo cáo đề xuất cấp GPMT của Dự án “Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”
Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất
Công nghệ sản xuất supe lân dựa trên nguyên lý dùng acid sunfulric phân hủy quặng phốt phát để chuyển hóa lượng phốt pho không tan trong quặng thành dạng phốt phát dễ hòa tan trong nước hoặc trong acid trở thành dạng phốt pho cây trồng có thể hấp thụ được Hàm lượng phốt pho dễ tan nói trên được gọi là hàm lượng phốt pho hữu hiệu được dùng để đánh giá chất lượng phân lân
Phản ứng tổng quát quá trình sản xuất supe lân xảy ra như sau:
2Ca5F(PO4)3 + 7H2SO4 + 6,5 H2O = 3Ca(H2PO4)2.H2O + 7CaSO4.0,5H2O + 2HF Phản ứng trên xảy ra theo hai giai đoạn với thời gian phản ứng khác nhau:
Giai đoạn phân hủy apatit tạo thành acid phôtphoric, cụ thể như sau:
7Ca5F(PO4)3 + 35H2SO4 + 17,5 H2O = 21H3PO4 + 35CaSO4.0,5H2O + 7HF
Tiếp tục phân hủy apatit từ axit phôtphoríc tạo thành, cụ thể như sau:
3Ca5F(PO4)3 + 21H3PO4 + 15H2O = 15Ca(H2PO4)2 + 3HF
Giai đoạn I xảy ra với sự phân hủy 70% apatit, còn tại giai đoạn II sẽ phân hủy tiếp 30% khối lượng apatit còn lại Ở giai đoạn I quá trình phản ứng xảy ra nhanh chóng, còn tại giai đoạn II quá trình phản ứng xảy ra từ 15 đến 20 ngày
Công đoạn chuẩn bị quặng:
Quặng apatit đạt tiêu chuẩn có kích thước ≤25mm được đưa vào kho chứa apatit Tại đây, quặng được đưa lên bunke chứa nhờ máy xúc, sau đó dùng băng tải cao su đưa lên phễu chứa, nhờ máy cấp liệu đĩa quặng được nạp đều đặn vào máy nghiền đứng Tại máy nghiền đồng thời xảy ra quá trình sấy và nghiền quặng, quặng được sấy trực tiếp bằng không khí nóng được cấp nhiệt từ buồng đốt than với nhiệt độ khoảng 700 ÷ 800
0C tới độ ẩm ≤ 1% và được nghiền thành dạng bột mịn
Khí thải có chứa bụi của máy sấy khô sẽ được khử bụi 2 cấp xỵclon đơn (cấp 1) và xyclon chùm (cấp 2), sau đó tiếp tục được đưa tới máy lọc bụi tĩnh điện để tách bột apatit, khí thải đạt tiêu chuẩn sẽ được thải ra ngoài; bột bụi apatit sau khi được tách sẽ qua vít tải gầu nâng và đưa lên bunke chứa trung gian
Quặng apatit được sấy nghiền hoặc có thể dùng trực tiếp quặng tuyển để phản ứng với acid H2SO4 trong thùng trộn Đối với quặng tuyển thì không cần phải qua công đoạn sấy nghiền mà chỉ qua hệ thống định lượng sau đó được băng tải cấp trực tiếp vào thùng trộn Công đoạn sấy nghiền này có thể còn được sử dụng để sấy nghiền cao lanh, phù sa làm nguyên liệu sản xuất phân bón NPK
(1) Chỉ tiêu kỹ thuật của nguyên vật liệu
Báo cáo đề xuất cấp GPMT của Dự án “Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”
STT Tên Chỉ tiêu Phương pháp phân tích
(2) Chỉ tiêu kỹ thuật sản phẩm
STT Tên Chỉ tiêu Phương pháp phân tích
P2O5 ≥ 30%; H2O ≤1% Độ mịn: qua sàng 100 mắt ≥ 90% Giảm lượng sấy khô
Công đoạn nhập acid và điều chế Supe lân:
Acid sunfulric H2SO4 đặc (từ 93-98%) từ bên ngoài được vận chuyển về Công ty bằng các xe téc chuyên dụng, sau đó được nạp vào các thùng chứa chuyên dụng (Có thể sử dụng acid loãng nhập chứa trong bồn) Acid đặc được bơm vận chuyển lên thùng cao vị, nước công nghệ cũng được bơm lên thùng cao vị Từ hai thùng cao vị, nước và acid được các van khống chế định lượng chảy vào thiết bị pha loãng và làm lạnh acid bằng vật liệu chịu acid Nhiệt phát sinh do phản ứng pha loãng được lấy đi gián tiếp bằng nước làm lạnh đi qua thiết bị pha loãng Acid loãng với nồng độ thích hợp được tháo xuống chứa trong thùng chứa acid loãng và chuyển vào thùng trộn
Tại công đoạn này, bột apatit sau nghiền được đưa vào phễu trung gian trước khi đưa vào cân bằng định lượng rồi chuyển vào máy trộn Quặng tuyển cũng được đưa qua hệ thống định lượng trước khi cấp trực tiếp vào máy trộn Acid sunfulric loãng được định lượng qua bộ định lượng lưu lượng trước khi đưa vào máy trộn 5 cánh khuấy để thực hiện phản ứng hóa học với bột Apatit (theo phản ứng nêu trên)
Sau phản ứng ở giai đoạn 1, vữa liệu ướt được đưa vào thùng hóa thành để phản ứng chuyển hóa tiếp tục thực hiện, sau đó được tháo liệu xuống băng tải supe tươi vận chuyển lên máy đánh tung rơi vào kho ủ
Tại kho ủ, supe tươi được trộn với bột apatit và được lần lượt đảo trộn nhiều lần và di chuyển đến cuối kho Việc đảo trộn trong kho được thực hiện qua hệ thống cầu
Báo cáo đề xuất cấp GPMT của Dự án “Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng
Nguyên liệu, hóa chất sản xuất của nhà máy theo thực tế công suất hiện tại năm
2022 và theo khối lượng ứng với công suất sản phẩm tối đa đề cập trong báo cáo ĐTM
2021 được tổng hợp tại bảng sau:
Bảng 1.3 Nhu cầu nguyên liệu phục vụ giai đoạn vận hành
TT Nguyên liệu Đơn vị Khối lượng năm
Khối lượng theo công suất tối đa ĐTM
Nguồn cung cấp Ghi chú
I Nguyên liệu sản xuất Supe lân 92.003 215.250
1 Quặng apatit Tấn/năm 53.204 122.000 Trong nước
2 Axit sunfuric Tấn/năm 32.271 74.000 Trong nước
3 Than 4B Tấn/năm 3.489 8.000 Trong nước
4 Mùn cưa ép Tấn/năm 262 600 Trong nước
5 Bao bì Tấn/năm 894 2.050 Trong nước
Báo cáo đề xuất cấp GPMT của Dự án “Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”
TT Nguyên liệu Đơn vị Khối lượng năm
Khối lượng theo công suất tối đa ĐTM
Nguồn cung cấp Ghi chú
7 Đá vôi khô Tấn/năm 0 4.280 Trong nước
Khối lượng tối đa được điều chỉnh theo thực tế sử dụng
II Nguyên liệu sản xuất NPK1 93.586 111.085
Tấn/năm 15.417 18.300 Nhập khẩu, trong nước
Tự cung cấp từ dây chuyền Supe
K2O) Tấn/năm 4.212 5.000 Nhập khẩu, trong nước
5 Apatit mịn Tấn/năm 10.784 12.800 Trong nước
6 Cao lanh, phù sa cục Tấn/năm 4.903 5.820 Trong nước
NL thô cung cấp dây chuyền nghiền cao lanh
7 Than 4B Tấn/năm 3.370 4.000 Trong nước
8 Mùn cưa ép Tấn/năm 202 240
9 Bao bì Tấn/năm 864 1.025 Trong nước
III Nguyên liệu sản xuất NPK2 39.712 52.784
Tấn/năm 12.360,6 16.429,5 Nhập khẩu, trong nước
Báo cáo đề xuất cấp GPMT của Dự án “Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”
TT Nguyên liệu Đơn vị Khối lượng năm
Khối lượng theo công suất tối đa ĐTM
Nguồn cung cấp Ghi chú
K2O) Tấn/năm 6.649,2 8.838,0 Nhập khẩu, trong nước
4 Ure Tấn/năm 1.081,5 1.437,5 Trong nước
5 Amoni Clorua (NH4Cl) Tấn/năm 5.172,3 6.875,0 Trong nước
6 Bột Talc Tấn/năm 188,1 250,0 Trong nước
7 Vi lượng Tấn/năm 639,5 850,0 Trong nước
8 Màu đỏ hữu cơ Tấn/năm 28,3 37,6 Trong nước
9 Màu xanh Ấn Độ Tấn/năm 7,5 10,0 Nhập khẩu, trong nước
10 Cao lanh, phù sa cục Tấn/năm 6.936,6 9.220 Trong nước
NL thô cung cấp dây chuyền nghiền cao lanh
11 Than 4B Tấn/năm 1.504,7 2.000 Trong nước
12 Mùn cưa ép Tấn/năm 180,6 240 Trong nước
13 Bao bì Tấn/năm 385,6 513 Trong nước
Nguồn: Số liệu thống kê của Nhà máy
Nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho dự án mua từ các nhà cung cấp trong nội bộ KCN Tằng Loỏng (từ các Nhà máy tuyển quặng, nhà máy sản xuất phân bón) và địa
Báo cáo đề xuất cấp GPMT của Dự án “Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”
MgO, 0.1-0.8% Na2O, 0,8% CO2, 2.2-4% F, 0-0.5% Cl, 0-2.9% SO3, ẩm và các chất hữu cơ
* Đá vôi: Thành phần cấu tạo nên đá vôi chủ yếu là khoáng chất canxit, tức cacbonat canxi (CaCO3), ngoài ra còn có một số tạp chất khác với hàm lượng nhỏ như MgCO3, SiO2, Fe2O3, Al2O3…Màu sắc của đá vôi khá đa dạng, từ trắng đến tro hay xanh nhạt, vàng, thậm chí là có cả màu hồng sẫm và đen
*Kali clorua – KCL: Dạng bột hoặc miếng, dễ tan trong nước có thể trộn trực tiếp với các loại phân lân, phân đạm khác
*SA – Sun phátamôn – (NH 4 ) 2 SO 4 : Dễ tan trong nước có thể trộn trực tiếp với các loại phân lân (DAP, TSP, SSP MAP), và các loại kali (MOP, SOP)
- Hàm lượng N hữu hiệu : ≥ 20,5%(quy khô)
* SSP - Supe lân - Ca(H 2 PO 4 ) 2 :
- Cảm quan: Bột mịn màu xám sáng
- Đáp ứng theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4440-87
* Dimôn phốt phát – DAP – (NH 4 ) 2 HPO 4 : Dễ tân trong nước, là loại phân phức hợp có chứa đạm và lân, có thể trộn trực tiếp với các loại phân đạm, phân lân, phân kali DAP thường được nghiền nhỏ để sản xuất NPK1 viên
* Urê – CO(NH 2 ) 2 (dạng bột): Dễ tan trong nước, có thể trộn trực tiếp với các loại phân (DAP, MOP, SOP, MAP) nhưng không trộn trực tiếp được với (TSP(supe lân kép -Triple Super Phosphate),SSP)
Báo cáo đề xuất cấp GPMT của Dự án “Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”
- Cỡ hạt : Sàn cỡ 20mesh (chiếm 90%)
* Amoni clorua - NH 4 CL (dạng bột): Dễ tan trong nước, có thể trộn trực tiếp với các loại phân bón Cung cấp nguyên tố Nitơ (đạm) cho cây trồng, nên đôi khi được gọi là đạm clorua Là loại phân amôn sinh lý chua, nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác
- Độ tro khô Ak : Trung bình : 6,5%
- Độ ẩm toàn phần Wtp : Trung bình : 3,5% Không lớn hơn : 5,5%
- Chất bốc khô Vk : Trung bình 6,0%
- Lưu huỳnh chung khô Skch: Trung bình : 0,6% Không lớn hơn :0,8%
- Trị số toả nhiệt toàn phần khô Qkgr: Không nhỏ hơn : 7450 cal/g
Theo nhu cầu thị yếu của thị trường và tránh cho bà con nông dân bị nhầm lẫn khi dùng sản phẩm, Công ty có sử dụng bột xanh hữu cơ làm chất chỉ thị màu nhuộm lớp ngoài cùng của sản phẩm phân bón thúc Bột màu hữu cơ thực phẩm này được nhập khẩu từ Ấn độ, hoàn toàn không gây hại cho môi trường, không ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi và sức khỏe con người Bột màu này có tên quốc tế là màu: Neelicol Brilliant Blu FCF; thành phần Brilliant Blue FCF-E133
4.2 Nguồn cung cấp điện, nước
4.2.1 Nhu cầu sử dụng điện và nguồn cung cấp điện
Nguồn cung cấp: Điện cho Dự án lấy từ mạng phân phối của KCN Tằng Loỏng qua 2 trạm biến áp 1000kVA
Nhu cầu sử dụng điện trung bình của nhà máy trong 6 tháng đầu năm 2023 là 457.406 kWh/tháng (số liệu tổng hợp từ chỉ số đọc đồng hồ đo trực tiếp theo hóa đơn thanh toán tiền điện)
Báo cáo đề xuất cấp GPMT của Dự án “Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”
Nhu cầu dùng nước trung bình của nhà máy trong 6 tháng đầu năm 2023 là 9.383 m 3 /tháng (theo số liệu hóa đơn thanh toán tiền nước đính kèm Phụ lục) tương đương khoảng 313 m 3 /ngày
Nhu cầu cấp nước sinh hoạt:
Số lượng cán bộ, công nhân hiện tại của Công ty là khoảng 350 người hầu hết là người địa phương khu vực huyện Bảo Thắng và lân cận tỉnh Lào Cai Áp dụng theo TCXDVN 33:2006 của Bộ xây dựng- Cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình, tiêu chuẩn thiết kế
- Định mức cấp nước sinh hoạt: 60lít/người/ca
- Định mức cấp nước ăn ca: 25 lít/người/suất
Nhu cầu cấp nước sinh hoạt:
350 người x 85 lit/người/ngày = 29,8m 3 /ngày ~ 30 m 3 /ngày
Nhu cầu cấp nước sản xuất
Căn cứ thực tế sản xuất hiện tại và ước tính nhu cầu sử dụng nước sản xuất trung bình một ngày, lượng nước sử dụng trong từng công đoạn tại Nhà máy được thống kê như sau:
- Cấp nước xử lý khí thải công đoạn hóa thành: 15-20 m 3 /ngày
- Cấp cho công tác vệ sinh công nghiệp trong nhà xưởng: 3,0-5,0m 3 /ngày
- Cấp nước cho rửa thiết bị phòng thí nghiệm: 0,3-0,5m 3 /ngày
- Cấp nước cho làm mát, pha loãng acid xưởng supe lân: 15m 3 /ngày
- Cấp nước đĩa vê viên tạo hạt xưởng NPK 1: 160 m 3 /ngày
- Cấp nước cho dập bụi công đoạn nghiền, sấy xưởng NPK2: 24m 3 /ngày
- Cấp nước cho lò hơi xưởng NPK2 : 80m 3 /ngày
- Cấp nước xử lý bụi khí thải lò hơi phân xưởng NPK2: 3,0m 3 /ngày
- Cấp nước tưới cây: 10m 3 /ngày
- Cấp nước tưới đường, khử bụi: 20 m 3 /ngày (ngày tưới 2-4 lần, phụ thuộc điều kiện thời tiết)
Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của nhà máy như sau:
Bảng 1.4 Tổng hợp Nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy
TT Nhu cầu cấp nước ĐVT
1 Cấp nước cho sinh hoạt m 3 30,0 30,0
Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
Công ty Cổ phần Vật tư Nông sản (APROMACO), trước đây là Công ty Vật tư Nông sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được cổ phần hoá tháng 11 năm 2005 là một trong những doanh nghiệp chuyên kinh doanh phân bón lớn của Việt Nam Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là phân bón, các sản phẩm nông sản, trang thiết bị máy móc phụ tùng nông nghiệp, Sau nhiều năm hoạt động kinh doanh trên thị trường, Công ty cổ phần Vật tư Nông sản đã trở thành một trong những doanh nghiệp kinh doanh phân bón lớn nhất Việt Nam Hàng năm, APROMACO nhập khẩu từ 500.000-700.000 tấn phân bón hoá học các loại, với kim ngạch nhập khẩu 150-200 triệu đô la Mỹ Công ty có hệ thống công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện, và mạng lưới đại lý trên toàn quốc
- Năm 2007, APROMACO đã đầu tư dự án: “Nhà máy sản xuất phân lân supe Lào
Cai, công suất 200.000 tấn/năm” tại khu Công nghiệp Tằng Loỏng, thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai Nhà máy được triển khai theo Giấy chứng nhận đầu tư số 12121000008 cấp lần đầu ngày 29/3/2007 Năm 2007, Công ty đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy sản xuất phân lân supe Lào Cai”, công suất 200.000 tấn/năm, báo cáo đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 1415/QĐ-BTNMT ngày 19/9/2007
- Năm 2015, Trước nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, theo chính sách, chủ trương của nhà nước, địa phương về quy hoạch phát triển phân bón hóa chất, Công ty Cổ phần Vật tư Nông sản đã nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với thị trường, Công ty đã đầu tư xưởng sản xuất mới để sản xuất phân bón NPK với công suất 150.000 tấn/năm Dự án “Nhà máy sản xuất Supe lân Lào Cai mở rộng” đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết tại Quyết định số 1634/QĐ-BTNMT ngày 25/6/2015 và Cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 97/GXN-TCMT ngày 10/11/2016
- Năm 2018, trong quá trình hoạt động dây chuyền sản xuất NPK chỉ đạt được tối đa công suất 100.000 tấn/năm với sản lượng phân bón NPK có hàm lượng dinh dưỡng thấp (18-30%) Mặt khác, nhu cầu của thị trường cũng ngày càng yêu cầu chất lượng NPK cao hơn (hàm lượng dinh dưỡng cao 30-50%, dễ hòa tan) nên cần công nghệ tiên tiến hơn Vì vậy, Công ty đã lập dự án điều chỉnh “Nhà máy sản xuất phân bón tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng” đầu tư xây dựng thêm xưởng sản xuất NPK số 2 có công suất 50.000 tấn/năm để đảm bảo đạt được công suất 150.000 tấn/năm và chất lượng đáp ứng được yêu cầu thị trường Dự án đã được Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh lần thứ 3 ngày 09/02/2018, mã số dự án
1375821341 Năm 2019, thực hiện theo các yêu cầu về bảo vệ môi trường hiện hành, Công ty đã lập báo cáo ĐTM Dự án “Cải tạo Nhà máy sản xuất phân bón của Công ty TNHH MTV Supe lân Apromaco Lào Cai” sản xuất phân Supe lân công suất 200.000
Báo cáo đề xuất cấp GPMT của Dự án “Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai” tấn/năm và sản xuất phân NPK công suất 150.000 tấn/năm (bao gồm dây chuyền sản xuất NPK số 1 (NPK1) theo công nghệ vê viên dạng đĩa kết hợp nước dưới dạng sương công suất 100.000 tấn/năm và dây chuyền sản xuất NPK số 2 (NPK2) theo công nghệ vê viên hơi nước công suất 50.000 tấn/năm), Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo ĐTM tại Quyết định số 1280/QĐ-BTNMT ngày 23/5/2019
- Giai đoạn năm 2019-2020: sau khi được phê duyệt báo cáo ĐTM, công ty đã chú trọng thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường theo quy định và cam kết trong báo cáo ĐTM Tuy nhiên trong quá trình thực tế sản xuất, để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường, Công ty đã đầu tư thêm dây chuyền sấy, nghiền cao lanh, phù sa với công suất 10 tấn/h làm nguyên liệu sản xuất phân bón NPK và xưởng nghiền đá vôi với công suất 03 tấn/h sử dụng trong quá trình xử lý nước thải công nghiệp của công ty Ngoài các thay đổi trên công suất sản phẩm của nhà máy vẫn giữ nguyên so với quyết định phê duyệt ĐTM số 1280/QĐ-BTNMT Ngày 10/12/2019, đoàn kiểm tra của Tổng cục Môi trường đã có kết luận thanh tra số 357/KL-TCMT về việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của công ty trong đó yêu cầu Công ty chỉ được đưa dây chuyền nghiền cao lanh và đá vôi vào hoạt động sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận.Thực hiện theo các yêu cầu của kết luận thanh tra, Công ty đã tạm dừng hoạt động của các dây chuyền sản xuất cao lanh và đá vôi trên Ngày 07/10/2020, Công ty có Văn bản số 304/VTNS/CV-ĐTXD báo cáo một số nội dung điều chỉnh so với báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt tại Quyết định số 1280/QĐ-BTNMT ngày 23/5/2019, các thay đổi chính bao gồm bổ sung dây chuyền, thiết bị sấy, nghiền cao lanh và nghiền đá vôi
Ngày 05/11/2020 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường số 51/QĐ-XPVPHC trong đó có nội dung xử phạt về việc không thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung và yêu cầu trong kết luận số 357/KL-TCMT (chưa hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý về môi trường đối với hạng mục sấy, nghiền cao lanh và nghiền đá vôi) Sau khi có quyết định xử phạt Công ty đã chấp hành nghiêm chỉnh các nội dung của Quyết định xử phạt và chờ chấp thuận của Bộ Tài nguyên và môi trường đối với các hạng mục bổ sung để hoàn thiện hồ sơ theo theo quy định
- Ngày 17/12/2020, Bộ Tài nguyên Môi trường có công văn phúc đáp số
Báo cáo đề xuất cấp GPMT của Dự án “Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai” đánh giá tác động môi trường cho dự án “ Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình
Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo ĐTM tại quyết định số 2678/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2021
- Về việc vận hành thử nghiệm dây chuyền NPK số 2:
+ Sau khi được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường lần 3 năm 2019, và hoàn thành lắp đặt dây chuyền NPK số 2 vào năm 2020, công ty đã gửi Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phục vụ hoạt động của xưởng NPK số 2 theo kèm Công văn số 462/VTNS/CV-ĐTXD ngày 31/12/2020 Các công trình xử lý chất thải đề xuất vận hành thử nghiệm trong giai đoạn này gồm:
+ 01 hệ thống xử lý bụi, khí thải xưởng NPK số 2 (tại lò sấy 1, máy sấy 1 và một số máy nghiền, trộn, làm nguội, đánh bóng), công suất 35.000m 3 /giờ
+ 01 hệ thống xử lý bụi, khí thải xưởng NPK số 2 (tại lò sấy 2, máy sấy 2 và máy nghiền lồng), công suất 35.000m 3 /giờ
+ 01 hệ thống xử lý khí thải lò hơi xưởng NPK số 2, công suất 10.000m 3 /giờ
Công ty đã thực hiện hoàn thiện quá trình vận hành thử nghiệm và được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải phục vụ hoạt động xưởng NPK 2 công suất 50.000 tấn/năm tại Văn bản số 3488/STNMT-MT ngày 23/12/2021: Qua kết quả phân tích mẫu đối chứng và mẫu kết quả phân tích trong quá trình vận hành thử nghiệm cho thấy các chỉ tiêu, thông số đều nằm trong giới hạn cho phép
- Ngày 31/12/2021, Công ty đã gửi kết quả báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường kèm theo Công văn số 411 VTNS/CV-ĐTXD Ngày 05/01/2022, Tổng cục môi trường ban hành Quyết định số 04/QĐ-TCMT thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường của dự án, tuy nhiên do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 vào thời điểm đó nên Công ty đã có Công văn số 12/VTNS/CV-SSP ngày 10/01/2022 gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường xin hoãn kiểm tra xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án
Ngày 17/02/2022, Căn cứ theo các quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ để tạo điều kiện thống nhất trong công tác quản lý môi trường của Công ty, Công ty đã có Công văn số 55 VTNS/CV-SSP ngày 17/02/2022 xin cấp giấp phép môi trường và vận hành thử nghiệm lại các công trình xử lý chất thải của dự án điều chỉnh
Theo danh mục các công trình bảo vệ môi trường trong ĐTM phê duyệt năm 2021, Công ty còn phải xây dựng 01 hồ điều hòa dung tích khoảng 4.000 m 3 , Công ty đã lên phương án bố trí quỹ đất trong tổng mặt bằng nhà máy và thiết kế chi tiết để xây dựng hồ điều hóa với kết cấu chắc chắn ổn định (kè đá hộc, có lót đáy) với dung tích hơn
Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Dự án “ Nhà máy sản xuất phân bón tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng” của Công ty
Cổ phần Vật tư Nông sản được UBND tỉnh Lào Cai cấp chứng nhận lần đầu ngày 29/3/2007 và Ban Quản lý Khu kinh tế chứng nhận thay đổi lần thứ 3 ngày 09/02/2018
Dự án được đầu tư thực hiện hoàn toàn phù hợp với Quy hoạch của KCN Tằng Loỏng là khu công nghiệp nặng, tập trung đa phần là các dự án luyện kim, hóa chất, phân bón, tuyển quặng, vật liệu xây dựng, khu xử lý chất thải tập trung, các bãi thải, hồ thải, các loại hình công nghiệp phù hợp khác
Quy hoạch KCN Tằng Loỏng được Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai phê duyệt Quy hoạch chi tiết điều chỉnh và mở rộng tỷ lệ 1/2000 tại Quyết định số 285/QĐ-UBND ngày 10/02/2011 và điều chỉnh mới nhất tại Quyết định số 1881/QĐ-UBND ngày 22/6/2020 Theo đó, Quy hoạch 1/2000 Khu công nghiệp Tằng Loỏng có diện tích 1.100 ha thuộc địa bàn thị trấn Tằng Loỏng và xã Phú Nhuận - huyện Bảo Thắng (không thay đổi quy mô so với quy hoạch trước đây) Nhưng điều chỉnh giảm 227 ha, gồm 133,3 ha khu vực có địa hình đồi núi cao phía Đông Bắc khu công nghiệp; và 93,7 ha phần giáp đường T10 phía Tây - Nam khu công nghiệp Đồng thời, điều chỉnh bổ sung 227 ha, bao gồm 22 ha phía Bắc khu công nghiệp giáp Nhà máy Phốt pho vàng Nam Tiến và Nhà máy sản xuất axit thực phẩm và các muối phốt phát; và 205 ha phía Tây Nam khu công nghiệp gồm toàn bộ khu hồ thải, bãi thải và dự án bảo vệ môi trường giáp đường vành đai Quý Sa - Tằng Loỏng
Cụ thể, ranh giới quy hoạch Khu công nghiệp Tằng Loỏng vừa được phê duyệt: phía Bắc giáp thôn 5 và Bản Mường xã Xuân Giao huyện Bảo Thắng, phía Đông giáp thôn Khe Khoang và thôn Khe Chom thị trấn Tằng Loỏng huyện Bảo Thắng, phía Tây giáp tỉnh lộ
151 và đường Quý Sa - Tằng Loỏng, phía Nam giáp thôn Phú Hà xã Phú Nhuận huyện Bảo Thắng
Dự án đã được thu hút đầu tư và triển khai các hoạt động sản xuất vào năm 2007 đến thời điểm hiện tại dự án không có thay đổi về mục tiêu, tính chất đầu tư so với quy hoạch
Báo cáo đề xuất cấp GPMT của Dự án “Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai” năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Do đó, báo cáo không đề cập đến nội dung này.
Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường
Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2678/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2021, hiện tại các công trình bảo vệ môi trường của dự án được thực hiện theo đúng các nội dung của ĐTM được phê duyệt, không có thay đổi do đó báo cáo không đề cập nội dung này
Báo cáo đề xuất cấp GPMT của Dự án “Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”
Thu gom, thoát nước thải
1.2.1 Công trình thu gom, xử lý nước thải
1.2.1.1 Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt tại nhà vệ sinh và nhà bếp được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn bể tách dầu mỡ trước khi thu gom theo đường ống ngầm D300-1500mm dẫn về hồ điều hòa để lắng cặn và ổn định nước thải xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối nước thải đầu vào của KCN Tằng Lỏong theo hợp đồng giữa ký kết giữa 2 bên (TCVN 5945:2005 cột C) trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung số 1 của KCN Tằng Loỏng (trạm 3.000m 3 /ngày.đêm)
Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của dự án như sau:
Báo cáo đề xuất cấp GPMT của Dự án “Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”
Cống BTCT D300-D1500 Đấu nối về trạm xử lý NT tập trung số 1 KCN Tằng Lỏong (Trạm 3.000m 3 /ngày.đêm)
Nước thải từ nhà vệ sinh Nước thải từ nhà bếp
Bể tự hoại 3 ngăn Bể tách dầu/mỡ
Thuê đơn vị hút bùn vận chuyển
Hình 3.3.Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tại Dự án
1.2.1.2 Công trình thu gom, xử lý nước thải sản xuất:
(1) Nước thải từ quá trình xử lý khí thải công đoạn hóa thành sản xuất Supe lân
Nước thải từ công đoạn xử lý khí thải phòng hóa thành khoảng 15-20m 3 /ngày, nước thải chủ yếu chứa thành phần HF, H2SiF6, toàn bộ lượng nước thải này được chuyển ra hệ thống bể xử lý nước thải công nghiệp để trung hòa sau đó tự chảy ra hồ lắng bùn, nước thải sau trung hòa được bơm tuần hoàn lại quy trình xử lý về bể trung hòa
Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải sản xuất tại Nhà máy như sau:
Báo cáo đề xuất cấp GPMT của Dự án “Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”
Nước thải sản xuất Supe lân và nước vệ sinh nhà xưởng
Bể xử lý trung hòa
Nước thải tái sử dụng về bể trung hòa
Thuê đơn vị vận chuyển Bùn thải
Hình 3.4.Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải sản xuất
Nước thải phát sinh từ quá trình xử lý khí thải sản xuất Supe lân nhà xưởng theo các đường ống PVC D110mm, dài khoảng 200m dẫn về bể xử lý trung hòa Nước từ bể xử lý trung hòa tự chảy về hồ lắng bùn Tại hồ lắng bùn có bố trí hố thu nước sau lắng cặn để bơm tuần hoàn nước lại bể trung hòa, tiếp tục quy trình xử lý
(2) Nước thải từ vệ sinh công nghiệp
Nhà máy định kỳ thực hiện các hoạt động vệ sinh công nghiệp vào cuối ngày trong nhà xưởng đề đảm bảo khuôn viên nhà máy luôn sạch sẽ, lưu lượng nức thải vệ sinh công nhiệp dao động khoảng 5,0 m 3 /ngày
Quy trình thu gom nước thải từ quá trình vệ sinh công nghiệp nhà máy như sau: Nước thải từ vệ sinh công nghiệp→ Thoát theo đường ống nước mưa chảy tràn với các hố ga lắng cặn → Đường cống ngầm (D300, D400, D600, D800, D1500mm) → Hồ điều hòa → Đấu nối với hệ thống thu gom nước thải KCN Tằng Loỏng về trạm xử lý tập trung 3.000m 3 của KCN
(3) Nước thải từ quá trình xử lý bụi, khí thải công đoạn nghiền, sấy xưởng NPK2
Nước thải này có hàm lượng SS cao sẽ được dẫn theo đường ống dẫn D60mm, dài 30m về tháp giải nhiệt để giảm nhiệt và bể lắng tuần hoàn để bơm lại quy trình xử lý
Tháp giải nhiệt: Loại TSC-40RT, kích thước θ1,83mx1,78m, lưu lượng 520L/phút, lưu lượng gió 280m 3 /phút
Bể kích thước bể lắng (Lx B x H)= 7,5m x2,5mx1,5m
Báo cáo đề xuất cấp GPMT của Dự án “Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”
Quy trình thu gom nước thải từ xử lý bụi, khí thải công đoạn nghiền, sấy xưởng NPK2 như sau:
Nước thải từ xử lý bụi, khí thải công đoạn nghiền, sấy xưởng NPK2→ Đường ống PVC D60mm → Tháp giải nhiệt → Bể lắng → Bơm tuần hoàn lại quy trình xử lý
(4) Nước thải từ phòng thí nghiệm Đối với nước thải từ quá trình rửa thiết bị do có khối lượng phát sinh nhỏ không đáng kể chỉ khoảng 0,3-0,5m 3 /ngày sẽ được thu gom theo các đường cống ngầm D300- D1500mm chảy về bể lắng (5m 3 ) sau đó về về hồ điều hòa để ổn định nước thải trước khi đấu nối về hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Tằng Loỏng
(5) Nước thải từ quá trình xử lý bụi, khí thải lò hơi xưởng NPK2
Nước thải này có hàm lượng SS cao sẽ được dẫn theo đường ống dẫn D60mm, dài 6m về bể lắng tuần hoàn để bơm lại quy trình xử lý không xả ra ngoài môi trường
Bể kích thước bể lắng (Lx B x H)= 2,42m x1,36mx1,25m
1.2.2 Công trình thoát nước thải
Nước thải sau xử lý tại hồ điều hòa theo đường ống PVC D200mm, dài 100m đấu nối với hệ thống thu gom nước thải KCN Tằng Loỏng về trạm xử lý tập trung 3.000m 3 của KCN thông qua một hố ga đấu nối kích thước: DxRxC =1,0m x 1,0m x2,0m
1.2.3 Điểm xả nước thải sau xử lý
Nước thải sau xử lý được đấu nối về trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Tằng Loỏng qua 1 hố ga đấu nối phía Đông Bắc Nhà máy Tọa độ điểm đấu nối nước thải (theo hệ tọa độ VN 2000, KTT 104 0 45’:X = 2459507; Y C7571).
Công trình xử lý nước thải
1.3.1 Công trình xử lý nước thải sinh hoạt
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt của Dự án như sau:
Nước thải sinh hoạt → Bể tự hoại/ bể tách dầu mỡ → Hồ điều hòa → Hố ga đấu nối
→ Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Tằng Loỏng (trạm 3.000m 3 /ngày)
Quy mô của các bể tự hoại đã xây dựng tại dự án như sau:
Bảng 3.3.Quy mô bể tự hoại tại dự án
Báo cáo đề xuất cấp GPMT của Dự án “Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”
Thông số KT (Dài x Rộng x Cao)
Thể tích (m 3 ) Đặc điểm kết cấu Ghi chú nhà vệ sinh xưởng
- Khu nhà điều hành 3,5x3,4x1,5m 17,85 Xây gạch, đáy
- Khu nhà ăn ca 3,7x1,9x1,5m 10,55 Xây gạch, đáy
- Khu nhà nghỉ giữa ca 3,5x2,5x1,5m 13,13 Xây gạch, đáy
- Khu VS xưởng SX supe lân 3,8x2,6x1,5m 14,82 Xây gạch, đáy
Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 3 ngăn
Hình 3.5.Mặt cắt bể tự hoại 3 ngăn
Nước thải sinh hoạt sau khi thải ra sẽ được dẫn vào bể tự hoại 3 ngăn Tại ngăn thứ nhất có vai trò làm ngăn chứa – lên men kỵ khí, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động, các chất bẩn hữu cơ được các sinh vật hấp thụ và chuyển hóa làm nguồn dinh dưỡng cho sự tăng sinh khối Cũng nhờ có các ngăn này, công trình trở thành một dãy bể phản ứng kỵ khí được bố trí nối tiếp, cho phép tách riêng 2 pha (lên men axit và lên men kiềm) Quần thể vi sinh vật trong từng ngăn sẽ khác nhau và có điều kiện phát triển thuận lợi Ở ngăn đầu các vi khuẩn tạo axit sẽ chiếm ưu thế, ở những
Báo cáo đề xuất cấp GPMT của Dự án “Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai” ngăn sau, vi khuẩn tạo metan sẽ là chủ yếu Bể tự hoại cho phép tăng cường thời gian lưu bùn, nhờ vậy hiệu suất xử lý tăng trong khi lượng bùn cần xử lý giảm Ngăn cuối cùng là ngăn lắng bậc 2 tại ngăn này không có vật liệu lọc mà các chất cặn lắng còn lại sẽ được tự làm sạch và ngăn cặn lắng trôi ra ngoài
Các hạng mục công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của dự án đã được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường tại GXN số 97/GXN-TCMT ngày 10/11/2016
Nhằm mục đích ổn định nước thải sau khi xử lý sơ bộ, Công ty đã xây dựng 01 hồ điều hòa để thu gom nước thải và nước mưa chảy tràn bề mặt Nhà máy để đấu nối về hệ thống xử lý nước thải của KCN Tằng Loỏng Thông tin về đơn vị thiết kế, đơn vị xây dựng hồ như sau:
- Đơn vị thiết kế: Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Duy Khang
- Đơn vị thi công: Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Duy Khang
Thông số kỹ thuật của hồ như sau:
- Kết cấu: Đất đồi đắp từng lớp đầm chặt, tỷ lệ 1:1, toàn bộ bề mặt và thành hồ được phù lớp màng chống thấm HDPE dày 0,5mm
- Hồ có 02 cửa xả vào D1500 và 01 cửa xả ra D600 bằng BTCT
Báo cáo đề xuất cấp GPMT của Dự án “Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”
1.3.2 Công trình xử lý nước thải sản xuất công đoạn hóa thành
Nước thải công đoạn hóa thành: Nước thải sản xuất công đoạn hóa thành → Bể trung hòa bột đá vôi→ Hồ lắng bùn→ Bơm tuần hoàn lại sản xuất
Thông tin về đơn vị thiết kế, đơn vị xây dựng công trình như sau:
- Đơn vị thiết kế: Công ty cổ phần thiết bị công nghệ hóa chất Tam Sơn
- Đơn vị thi công: Công ty cổ phần thiết bị công nghệ hóa chất Tam Sơn
Nước thải phát sinh từ quá trình xử lý khí thải sản xuất Supe lân theo các tuyến ống ngầm PVC D110mm, dài khoảng 200m dẫn về bể xử lý trung hòa gồm có 2 bể tròn gắn trục khuấy ly tâm chứa dung dịch axit (HF, H2SiF6), tại bể trung hòa được bổ sung đá vôi và khuấy trộn để tạo phản ứng trung hòa axit (HF, H2SiF6) Để phản ứng xảy ra triệt để, thời gian khuấy trộn được là 90 phút/mẻ Nhân viên vận hành sẽ kiểm tra bằng giấy quỳ đến khi đạt được môi trường trung tính (pH=7) thì ngừng cấp bột đá vôi Hỗn hợp nước thải đá vôi trung tính (độ pH = 7) và CaF2 được bơm bằng bơm trục đứng đến hồ lắng bùn và tách nước Tại đâỵ, bùn được lắng cặn, nước tách ra được thu gom về bể thu nước trước khi được bơm về tái sử dụng trong hệ thống xử lý khí thải Lượng bột đá vôi trung hòa (CaCO3) trung bình 0,5-0,6tấn/m 3 nước thải Tương ứng nhu cầu sử dụng một ngày đêm lớn nhất là: 20m 3 x0,6tấn = 12,0tấn/ngày Lượng bùn (chứa CaF2, SiO2) sinh ra khoảng 3,0- 4,0 tấn/ngày Bùn sau lắng (thành phần CaF2) được Nhà máy định kỳ bán cho các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn theo đúng quy định tại Điều 81, Luật bảo vệ môi trường năm 2020
Thông số đầu vào hệ thống:
- Lưu lượng nước thải: 15-20m 3 /ngày đêm
- Nồng độ đầu vào: Florua : 10.000 -30.000 mg/l ; pH