1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch sử hình thành, ra đời và phát triển của báo truyền hình

23 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch sử hình thành, ra đời và phát triển của báo truyền hình
Tác giả Vũ Thị Kiều Oanh
Trường học Học viện báo chí và tuyên truyền
Chuyên ngành Phát thanh - Truyền hình
Thể loại bài thu hoạch
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 732,56 KB

Nội dung

Các khái niệm cơ bảnTruyền hình: + là kênh truyền thông thời sự định kỳ, chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh động với đầy đủ sắc màu vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng

Trang 1

H C VI N BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYÊỀN Ọ Ệ

BÀI THU HO CH Ạ

H C PHẦỀN Ọ Kỹỹ thu t và công ngh truỹềền thông sôố ậ ệ

Trang 2

Mục lục Trang

Câu 1: Lịch sử hình thành, ra đời và phát triển của Báo truyền hình

1.3 Lịch sử hình thành, ra đời và phát triển của Báo truyền hình 5

Câu 2: Theo bạn, trong tương lai truyền hình có biến mất hay không? Tại sao?

Trang 3

ĐỀ BÀI

Trả lời các câu hỏi sau, viết thành Bài thu hoạch có độ dài tối thiểu 12 trang.

Câu 1: Lịch sử hình thành, ra đời và phát triển của Báo truyền hình? Câu 2: Theo bạn, trong tương lai truyền hình có biến mất hay không? Tại sao?

Trang 4

NỘI DUNG Câu 1: Lịch sử hình thành, ra đời và phát triển của Báo truyền hình 1.1 Tên gọi, nguồn gốc và ý nghĩa của tên

Truyền hình (Television) còn được gọi là TV hay vô tuyến truyền hình(truyền hình không dây) hoặc là máy thu hình, máy phát hình, hay vô tuyến…

Thuật ngữ truyền hình có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp Theotiếng Hy Lạp, từ “Tele” là ''ở xa'' còn “videre” có nghĩa là ''thấy được'', ở tiếngLatinh có nghĩa là xem được từ xa Ghép lại “Televidere” có nghĩa là xem được ở

xa Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Television”, tiếng Nga gọi là

“Tелевидение” Vô tuyến truyền hình là một từ Hán Việt kết hợp từ vô tuyến 无线nghĩa là không dây và truyền hình, có nghĩa là chuyển tải dữ liệu hình ảnh Nhưvậy, dù có phát triển ở bất cứ đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng cóchung một nghĩa

1.2 Các khái niệm cơ bản

Truyền hình: + là kênh truyền thông thời sự định kỳ, chuyển tải thông điệp

bằng hình ảnh động với đầy đủ sắc màu vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động

+ là một loại truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh, âm thanh, về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện

 Bởi vậy, truyền hình cho người xem cảm giác gần gũi và sinh động hơn vềnhững sự kiện, vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, như đang đượctrực tiếp tiếp xúc và cảm thụ một bản thu nhỏ của cuộc sống thật

Báo chí truyền hình là sự tổng hợp các yếu tố chính trị, nghệ thuật trên cơ

sở kỹ thuật

Trang 5

Các chương trình truyền hình bao giờ cũng là một sản phẩm của một tập

thể sáng tạo và trả lời cho những vấn đề chính trị đã được xác định, thông quanhững yêu cầu về kỹ thuật và nghệ thuật

1.3 Lịch sử hình thành, ra đời và phát triển của Báo truyền hình

1.3.1 Lịch sử hình thành, ra đời và phát triển của Truyền hình thế giới.

a) Lịch sử hình thành và ra đời

- Năm 1884, kỹ sư Paul Nipkow chế tạo thành công thiết bị thực nghiệm truyềnhình đầu tiên, đĩa Nipkow

- Những phát minh khoa học - kỹ thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã tạo tiền

đề cho truyền hình ra đời và phát triển (điện báo vô tuyến, những công trình nghiêncứu về vô tuyến điện, máy thu hình, ống iconoscop,…)

- Năm 1927, giữa hai thành phố Washington và New York, chương trình truyềnhình thử nghiệm qua dây dẫn đầu tiên được thực hiện thành công tại Mỹ,

- Vào ngày 2/11/1936, tại cung điện Alexandra Palace Victoria ở London, đài BBCphát đi những tín hiệu sóng truyền hình đầu tiên, đánh dấu ngày khởi đầu của truyềnhình thế giới Sau đó, đài BBC bắt đầu phát chương trình truyền hình đều đặn

Trang 6

b) Lịch sử phát triển của Truyền hình thế giới

- Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã làm ngưng trệ tốc độ phát triển của truyền hình.Mãi tới cuối những năm 40, nhất là những năm 50 của thế kỷ XX, truyền hình mớitiếp tục có bước phát triển và bùng nổ với sự đón chờ của thị trường và công chúng

- Các sự kiện tiêu biểu:

+ Năm 1953: hệ thống truyền hình màu thích hợp với truyền hình đơn sắc ra đời + Năm 1956: Hãng Ampex giới thiệu máy ghi hình từ (thu hình ảnh trên băng từ).+ Tháng 10/1960: truyền hình trực tiếp cuộc tranh luận trên kênh truyền hình giữa 2ứng cử viên tổng thống Mỹ là John Kennedey và Richard Nixon

+ 1964: Vệ tinh đĩa tĩnh đầu tiên được phóng lên quỹ đạo mang tên Early Bird.+ Năm 1965: Diễn ra cuộc chiến về các chuẩn truyền hình màu SECAM (Pháp) vàPAL (Đức) tại Châu Âu

+ Tháng 10/1967: Khánh thành truyền hình màu ở Pháp và Liên Xô

+ Năm 1969: Cuộc đổ bộ lên bề mặt trăng của tàu Apollo 11 được chuyền hình trựctiếp qua Mondovision

+ Năm 1970: Hiệp hội viễn thông quốc tế phân chia các sóng truyền hình centimetcho các nước và giới thiệu loại băng hình video dùng cho công chúng

+ Từ thập kỷ 80, hệ truyền hình độ nét cao (HDTV) sử dụng kỹ thuật số bắt đầuđược nghiên cứu

+ Năm 1992: Truyền hình kỹ thuật số trở thành hiện thực

- Châu Mỹ- nhất là Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản là những nơi truyền hình pháttriển mạnh

1.3.2 Lịch sử hình thành, ra đời và phát triển của Truyền hình Việt Nam

Trang 7

a) Lịch sử hình thành và ra đời

- Truyền hình ra đời muộn ở Việt Nam

- Ở miền Bắc, sau năm 1945, Chính phủ lâm thời đã thành lập Bộ phận Điện ảnh vàNhiếp ảnh thuộc Bộ thông tin - Tuyên truyền Năm 1953, ở chiến khu Việt Bắc,chính phủ thành lập Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh, ta sản xuấtđược các phim tài liệu ngắn, như Giữ làng giữ nước (1953), Điện Biên Phủ (1954)

- Ở miền Nam, từ năm 1962, trung tâm truyền hình theo hệ FCC được xây dựng.Đến giữa năm 1965- 1966, Mỹ đã tăng cường phạm vi tuyên truyền bằng cách sửdụng hệ thống các đài truyền hình này để tuyên truyền cho bản thân và Chínhquyền Sài Gòn

- Năm 1967, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) bắt đầu chuẩn bị cho việc thành lậpmột đài truyền hình đại diện cho miền Bắc Nhiều đoàn cán bộ, kỹ thuật viên đượcgửi ra nước ngoài học truyền hình

- Năm 1968, Xưởng phim Vô tuyến truyền hình được thành lập

- Ngày 7 tháng 9 năm 1970, Đài Tiếng nói Việt Nam (tên gọi lúc đó là Vô tuyếnTruyền hình Việt Nam) đã phát sóng tín hiệu truyền hình đầu tiên, tổ chức trongphòng thu nhạc lớn, thường gọi là Studio M, của Đài tiếng nói Việt Nam tại trụ sở

58 phố Quán Sứ, Hà Nội Chương trình gồm: 15 phút tin tức do phát thanh viên

trực tiếp đọc trên micro, 15 phút- “Những bông hoa nhỏ” và 30 phút ca nhạc.

- Một năm sau thành lập Ban biên tập Vô tuyến truyền hình trực thuộc Đài tiếng nóiViệt Nam

- Ngày 30 Tết Tân Hợi (tức ngày 27 tháng 1 năm 1971), VOV phát chương trìnhgọi là "chương trình truyền hình thử nghiệm", nhân dân Thủ đô Hà Nội được xemchương trình truyền hình đầu tiên

Trang 8

b) Lịch sử phát triển của Truyền hình Việt Nam

- Từ ngày 27-1-1971, phát thử nghiệm 3 chương trình (3 tối) mỗi tuần, mỗi tối 2tiếng đồng hồ, chủ yếu trong khu vực Hà Nội

- Từ 16 tháng 4 năm 1972, việc phát sóng bị gián đoạn do tình hình chiến sự leothang, Đài Tiếng nói Việt Nam bắt buộc phải sơ tán

- Năm 1973, sau khi ký kết thành công Hiệp định Paris, Đài Tiếng nói Việt Nam

phát sóng chương trình đầu tiên trên màn hình đen trắng- chương trình “Vì an ninh

- Từ ngày 4 tháng 7 năm 1976: Trung tâm truyền hình được xây dựng ở Giảng Võ,

Hà Nội Ngày hôm sau, truyền hình Việt Nam chính thức phát sóng hằng ngày vớithời lượng mỗi ngày 3-4 giờ Nhiều chương trình chuyên đề lần lượt ra đời năm

1976 như: “Câu lạc bộ nghệ thuật”, “Quân đội nhân dân”, “Văn hóa xã hội”,

“Thể dục thể thao” (ngày 26-5-1976)

- Ngày 18 tháng 6 năm 1977: Ban biên tập Vô tuyến truyền hình tách khỏi ĐàiTiếng nói Việt Nam, chuyển thành Đài Truyền hình Trung ương và chuyển tới địađiểm mới - số 43 đường Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội Đó cũng là trụ sởcủa VTV hiện nay

- Tháng 9 năm 1978, truyền hình Việt Nam thử nghiệm phát sóng truyền hình màu(hệ SECAM) vào các buổi sáng chủ nhật

Trang 9

- Ngày 19 tháng 5 năm 1980: Đài chính thức lấy tên là Đài Truyền hình Trungương.

- Năm 1986: Đài Truyền hình Trung ương chính thức chuyển từ hệ phát hình trắng sang hệ phát hình màu

đen Đến ngày 30 tháng 4 năm 1987: Đài Truyền hình Trung ương đổi tên thành Đài

Truyền hình Việt Nam.

- Ngày 1-1-1990, truyền hình Việt Nam phát sóng chính thức trên kênh VTV2, đếntháng 11 phát sóng trên kênh VTV1

- Từ năm 1991, chuyển hệ phát hình màu từ SECAM sang PAL

- Ngày 4 tháng 2 năm 1991: Phát sóng vệ tinh kênh VTV1 để các đài địa phươngthu và phát lại nhằm phủ sóng toàn quốc

- Bắt đầu từ tháng 5 năm 1993, Đài truyền hình Việt Nam chính thức được xác định

là Đài Truyền hình Quốc gia

- Năm 1995, kênh VTV3 và VTV4 đều được phát sóng thử nghiệm Bảy năm sau,phát sóng kênh VTV5 Rồi sau đó là sự ra đời của truyền hình cáp, chuyển đổi côngnghệ sang truyền hình số…

- Hiện nay, đài truyền hình Việt Nam phát với tổng thời lượng là 200 giờ/ 1 ngàytrên 5 kênh VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5 cùng với 4 kênh truyền hình caphữu tuyến và 64 đài phát thanh truyền hình địa phương, các đài đều có đội ngũ cán

bộ hàng ngàn người với trình độ chuyên môn ngày càng chuyên nghiệp

=> Xu hướng phát triển của truyền hình ngày càng gần gũi với đời sống, ngày càngsản xuất nhiều chương trình… Mạng internet phát triển thúc đẩy mọi người, mọinhà đều có thể sản xuất chương trình, các blog truyền hình,… các thiết bị như máytính, điện thoại, máy ảnh, máy quay,… Có thể thay thế cho máy thu hình…

Trang 10

Câu 2: Theo bạn, trong tương lai truyền hình có biến mất hay không?

Tại sao?

Để trả lời được câu hỏi này, trước hết ta cần phân tích được điểm mạnh vàhạn chế của truyền hình, sau đó tìm hiểu về tình hình truyền thông trên thế giới, thịhiếu người xem hiện nay và những đánh giá về triển vọng của truyền hình trongtương lai

2.1 Điểm mạnh và điểm yếu của truyền hình

2.1.1 Điểm mạnh

Truyền hình có những thế mạnh đặc biệt mà các kênh truyền thông kháckhông có được:

Thứ nhất là đặc trưng về chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh với tất cả các

màu sắc vốn có của cuộc sống, cùng với thế giới âm thanh sống động đã tạo nêntính hấp dẫn vô song Thế mạnh này bắt nguồn từ việc truyền hình tác động vào cảhai giác quan quan trọng nhất của con người là thị giác và thính giác bằng nhữngchất liệu sinh động, tươi mới, tạo cho người xem cảm giác như đang tiếp xúc trựctiếp với người trong cuộc Người xem có thể hòa mình vào câu chuyện, vào các bộphim truyền hình, vào các chương trình ca nhạc,…

Thứ hai, thông điệp trên truyền hình hấp dẫn nhưng lại rất dễ hiểu, thích ứng

cho các nhóm công chúng có trình độ văn hoá khác nhau Có tất cả từ phim hoạthình cho trẻ em đến tin tức, thời sự cho người lớn Các chương trình càng ngày đadạng, mới mẻ, hấp dẫn…

Thứ ba, truyền hình có thế mạnh trong việc hướng dẫn các hoạt động, các

thao tác; đặc biệt có năng lực cổ vũ, kêu gọi hành động xã hội của đông đảo côngchúng trong một thời điểm nhất định và trên diện rộng Ví dụ khi những dịp đặcbiệt của nhà nước diễn ra, như SEA Games 31 vừa rồi, các chương trình thể thao

Trang 11

bóng đá được đông đảo người xem, cổ vũ Cảm giác cả gia đình đoàn tụ cùng xemmột chương trình và cổ vũ nhiệt liệt, được hòa mình vào bầu không khí đó khôngphải loại hình truyền thông nào cũng làm được.

Thứ tư, truyền hình là kênh truyền thông giao lưu văn hóa với nhiều ưu thế

vượt trội, nhất là qua các phóng sự tài liệu, phim ảnh, trò chơi, chương trình canhạc và quảng cáo Hiện nay, nổi bật trên mạng và được biết đến đông đảo đều lànhững bộ phim xuất xứ từ VTV, như phim “Sống chung với mẹ chồng”, phim

“Thương ngày nắng về”,…

Thứ năm, thông tin và nội dung trên truyền hình đã được xác nhận, chính

thống Các nội dung, chương trình được kiểm duyệt sát sao, bởi vậy, không giốngmạng xã hội, truyền hình là kênh thông tin đáng tin cậy và là phương tiện để nhànước truyền tải thông điệp, các Nghị quyết, chính sách mới,…

2.1.2 Mặt hạn chế

Thứ nhất, các tín hiệu truyền hình được truyền đi theo tuyến tính thời gian,

làm cho đối tượng tiếp nhận bị động hoàn toàn về tốc độ và trình tự tiếp nhận cũngnhư phải tập trung vào màn hình Tuy nhiên, hiện nay truyền hình đã phát triển rấtnhiều Các chương trình đều có thể thu lại để xem, hoặc tua nhanh những chươngtrình, bộ phim mình muốn xem dù chưa đến thời gian phát sóng Nên hạn chế nàykhông còn đáng ngại

Thứ hai, muốn tiếp nhận chương trình truyền hình phải có phương tiện đầu

thu Với điều kiện kinh tế, mức sống hiện nay, không phải gia đình nào cũng đủđiều kiện mua đầu thu hình Tuy nhiên, đó chỉ là những hộ gia đình nghèo, ở vùngsâu vùng xa, theo thống kê, ít nhất 90% hộ gia đình ở Việt Nam sở hữu một Tivi.Nên đây cũng không phải điểm yếu đáng chú ý của truyền hình

Trang 12

Thứ ba, chi phí sản xuất chương trình truyền hình thường rất tốn kém Còn

các chương trình trên Youtube, Tiktok lại ít tốn kém và nếu muốn ai cũng có thể tạocho mình một chương trình, một sản phẩm thu hình,… Tuy nhiên, chi phí tốn kém

đi đôi với chất lượng, mọi chương trình trên truyền hình đều được kiểm duyệt gắtgao, không như trên Youtube, Facebook, Tiktok, lan tàn những nội dung độc hại,không phù hợp với nhiều lứa tuổi và độ chính xác của thông tin chưa được kiểmđịnh

Thứ tư, đây là hạn chế lớn nhất và cũng là thách thức của truyền hình hiện

nay, đó là các kênh truyền thông thông tin bùng nổ, lượng người xem truyền hìnhgiảm đáng kể, thị hiếu của công chúng dường như hướng về những kênh thông tinnhanh, trẻ trung và tiện ích hơn Như các kênh truyền thông có thể truy cập trênđiện thoại, mang đi và xem mọi lúc mọi nơi Những kênh truyền thông có thể tươngtác với nhau chứ không phải chỉ là bị động tiếp nhận thông tin

2.2 Tình hình truyền thông trên thế giới

Cho đến nay cùng với xu hướng chung của nền báo chí thế giới, các hìnhthức truyền tải của báo chí dựa trên nền tảng công nghệ của từng thời đại nhất định:

là báo in trên giấy ở thế kỷ 19, sau đó là báo phát thanh nhờ sự ra đời của video, vàsau đó là truyền hình Và hiện nay, dưới sự bùng nổ của công nghệ thông tin, mạng

xã hội xuất hiện và dường như lấn át tất cả các loại hình báo chí Nói đến tác độngcủa mạng xã hội đến truyền thông báo chí Việt Nam không thể không nhắc đến tácđộng của nền tảng công nghệ tạo ra nó- mạng internet- một xu hướng không thểđảo ngược ở cả nước ta cũng như các nước khác trên thế giới

Với dân số internet ở Việt Nam lên tới 31 triệu người, ngay cả những tờ báochính trị- xã hội và ít chịu sự thay đổi của hoạt động kinh doanh như báo NhânDân, báo Lao Động, báo Công An Nhân Dân, cũng đã xuất hiện phiên bản online,điều khó có thể nghĩ tới khi internet xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1997 Thêm

Trang 13

vào đó, các tòa soạn cũng đã lập trang thông tin riêng của mình trên các mạng xãhội, điển hình là Twitter và Facebook, để kết nối nhanh chóng và dễ hàng hơn vớingười đọc

Cùng với đó, như các tờ báo in, Tivi dường như mất đi sức hút với dânchúng, nhất là các bạn trẻ Thế hệ 7x trở xuống có lẽ vẫn sẽ xem Tivi và coi đó lànơi tiếp nhận thông tin hằng ngày Nhưng dễ dàng có thể thấy ngày nay số ngườidùng mạng xã hội là một con số khổng lồ Và thời gian xem truyền hình của họ đã

bị thay thế bởi thời gian tham gia các mạng xã hội Tại Mỹ, hiện thanh niên dànhtới 6 tiếng/ngày cho smartphone, máy vi tính; 62% thanh niên tại Mỹ có xu hướngtiếp cận các tin tức từ MXH Xu hướng rời bỏ truyền hình trả tiền sang xem truyềnhình internet ngày càng trở nên rõ rệt Chính vì thế, truyền hình Mỹ đang hướngđến khán giả số Thậm chí, có những công ty truyền hình mới ra đời chỉ phát trêninternet

Tại Việt Nam, thời gian giới trẻ sử dụng internet hiện nay gấp 4 lần thời gianxem tivi Với giới trẻ, Mạng xã hội mới là kênh quan trọng nhất để cung cấp thôngtin đầu tiên và nhanh nhạy nhất Đây là vấn đề rất lớn đặt ra cho truyền hình ViệtNam: Làm sao để có thể tiếp cận với những khán giả trẻ? Và truyền hình phải làm

gì để tồn tại trong kỷ nguyên internet? Mọi người vẫn có thể theo dõi các tập mớinhất của các bộ phim truyền hình và không cần ra rạp vẫn có thể xem các bộ phimnổi tiếng trên các trang web Thiết bị mà họ dùng để xem đã không còn là chiếc TVmàn hình lớn mà là một chiếc điện thoại cầm tay có thể xem ở bất cứ đâu, haychiếc tablet hoặc laptop, máy tính bàn Họ không cần phải tiếp nhận thông tin mộtchiều, mà có thể bình luận ngay bên dưới video trên mạng xã hội Bởi thế, Internetđang chiếm lĩnh thị hiếu của công chúng và truyền hình truyền thống đúng là đangtrong một thời kì khó khăn

Tuy thế, nhưng truyền hình vẫn nhận được những đánh giá khá lạc quan về

sự phát triển trong tương lai, cho rằng sự phát triển của mạng xã hội vừa là thách

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w