1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường

14 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Trạng Thất Nghiệp Của Sinh Viên Sau Khi Ra Trường
Tác giả Huỳnh Lê Khánh Nguyên, Đồng Trọng Hiếu, Lương Diễm Quỳnh, Đỗ Thuý Phương Anh, Nguyễn Ngọc Xuân Mai, Võ Anh Khoa, Đỗ Huỳnh Phương Linh, Võ Thị Thuý Hiền, Trần Hoàng Thu Hương, Lê Minh Toàn
Người hướng dẫn Hoàng Đình Thái
Trường học Trường Đại Học Văn Lang
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 473,69 KB

Nội dung

Tính cấp tiếp của đề tài: Hiện nay, tại Việt Nam, vấn nạn thất nghiệp luôn là mối lo của rất nhiều người và đã tăng đỉnh điểm vào giai đoạn dịch Covid – 19 vừa qua, vì thế việc làm dành

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ TRUYỀN THÔNG

TIỂU LUẬN NHÓM CUỐI KỲ

(Học kì 2 2021 – 2022)

ĐỀ TÀI: TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SAU KHI

RA TRƯỜNG

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học.

Mã học phần: 212_DXH0040_18 Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Đình Thái.

Nhóm: Nhóm 6.

Tp Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2021

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀNH THÀNH CỦA

TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM MA NƠ CANH

Trang 3

Mục Lục

Trang 4

Chương 1: Mở đầu

1.1 Tính cấp tiếp của đề tài:

Hiện nay, tại Việt Nam, vấn nạn thất nghiệp luôn là mối lo của rất nhiều người và đã tăng đỉnh điểm vào giai đoạn dịch Covid – 19 vừa qua, vì thế việc làm dành cho sinh viên sau khi ra trường cũng là một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của xã hội, nhất là

ở sinh viên sắp ra trường Vậy nguyên nhân là do đâu? Có rất nhiều nguyên do dẫn đến vấn đề này như chọn sai ngành học, tỷ lệ đấu chọi giữa các sinh viên cùng ngành học cao, học chưa đi đôi với hành, chạy theo các ngành nghề “hot”, Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2021 cho thấy, ở độ tuổi lao động số người thất nghiệp là hơn 1,3 triệu người, so với cùng kỳ năm trước tăng 126.500 Mỗi năm sẽ có khoảng 400.000 cử nhân ra trường nhưng trong đó, xấp xỉ 200.000 lao động không tìm được việc làm cho mình Tình trạng này cần được giải quyết sớm để không gây ảnh hưởng quá mức đến với nền kinh tế cũng như sự phát triển về học vấn, việc làm của nước nhà Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân, cũng như đưa ra các giải pháp nhằm đưa vấn đề này thay đổi theo hướng tích cực hơn, chúng em quyết định chọn

đề tài “Tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường” để nghiên cứu

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra

trường Tìm ra giải pháp khắc phục vấn đề

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Sinh viên sắp tốt nghiệp và đã tốt nghiệp ra trường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm tại một số truờng đại học nói chung và sinh viên trường Đại học Văn Lang nói riêng

Trang 5

1.4 Phạm vi nghiên cứu:

Nội dung nghiên cứu: Tập trung vào vấn đề tình trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường

Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 7/1 đến 31/3

Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên ngành PR sắp tốt nghiệp và đã tốt nghiệp tại các trường

ĐH Văn Lang, ĐH Văn Hiến, ĐH RMIT và ĐH Huflit

1.5 Câu hỏi nghiên cứu:

Kinh nghiệm học tập và làm việc ảnh hưởng đến sinh viên mới ra trường như thế nào? Thiếu định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng đến sinh viên mới ra trường như thế nào? Việc không trang bị kỹ năng mềm ảnh hưởng đến sinh viên mới ra trường như thế nào? Hạn chế trình độ Tiếng Anh, trình độ ngoại ngữ ảnh hưởng đến sinh viên mới ra trường như thế nào?

Phương pháp dạy, chất lượng đào tạo của trường ảnh hưởng đến sinh viên mới ra trường như thế nào?

Sự bị động trong tìm việc ảnh hưởng đến sinh viên mới ra trường như thế nào?

Đòi hỏi mức lương cao ảnh hưởng đến sinh viên mới ra trường như thế nào?

Việc tự cao vào tấm bằng đại học ảnh hưởng đến sinh viên mới ra trường như thế nào? Việc không minh bạch trong việc tuyển dụng ảnh hưởng đến sinh viên mới ra trường như thế nào?

Thừa nhân lực ảnh hưởng đến sinh viên mới ra trường như thế nào?

Trang 6

Chương 2: Cơ sở khoa học

2.1 Giới thiệu khái niệm

2.1.1 Khái niệm: Thất nghiệp là một thuật ngữ dùng để chỉ những người lao động trong

độ tuổi lao động, có khả năng lao động và tích cực tìm kiếm việc làm nhưng không thể tìm được việc làm

Khái niệm về tỉ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm (%) số người thất nghiệp chia cho cho tổng số người trong lực lượng lao động Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh một cách khái quát về tình hình thất nghiệp của một quốc gia Không những thế,

tỷ lệ này còn đóng vai trò là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng trong được sử dụng để đo lường sức khỏe của một nền kinh tế vì nó báo hiệu khả năng (hoặc không có khả năng) của người lao động có thể kiếm được việc làm có ích để đóng góp vào sản lượng sản xuất của nền kinh tế được các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư theo dõi nhiều nhất Nó có xu hướng biến động theo chu kỳ kinh doanh, tăng trong thời kỳ suy thoái và giảm trong thời gian mở rộng

Trên thực tế, không phải tất cả mọi người trong xã hội đều có mong muốn, nhu cầu có việc làm Chính vì vậy, không thể nói rằng tất cả những người không có việc làm đều là những người đang thất nghiệp Một người được xem là thất nghiệp cần phải có đủ 03 tiêu chuẩn sau:

Thứ nhất, người trong độ tuổi lao động và hiện đang chưa có việc làm

Thứ hai, người có khả năng và sẵn sàng làm việc

Thứ ba, người đang mong muốn và tích cực tìm kiếm việc làm

2.1.2 Phân loại:

2.1.2.1 Hình thức thất nghiệp:

Thất nghiệp chia theo giới tính (nam, nữ)

Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn)

Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc

Thất nghiệp chia theo lứa tuổi

2.1.2.2 Lý do thất nghiệp:

Trang 7

Mất việc: Người lao động không có việc làm do các đơn vị sản xuất kinh doanh cho thôi việc hoặc vì lý do nào đó

Bỏ việc: Là những người tự ý xin thôi việc vì những lý do chủ quan của người lao động

Ví dụ: tiền công không đảm bảo, không hợp nghề nghiệp…

Nhập mới: Lao động mới của thị trường nhưng chưa tìm được việc làm

Tái nhập: Là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được vị trí thích hợp

2.1.2.3 Tính chất thất nghiệp:

Thất nghiệp tự nguyện

Thất nghiệp không tự nguyện

2.2 Tổng quan tình hình các nghiên cứu trước

Nghiên cứu của sinh viên Phạm Thị Thảo và Nguyễn Hùng Vương khoa Giáo dục chính trị, trường Đại học Sư Phạm (2010) vận dụng quan điểm toàn diện để xem xét tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường ở nước ta hiện nay Vấn đề này đang là vấn đề nan giải chưa có những biện pháp giải quyết hữu hiệu Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới sự phát triển chậm lại của nền kinh tế Dựa trên cơ sở quan điểm toàn diện giải thích nguyên nhân thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường là do nguyên nhân khách quan đó là nguyên nhân kinh tế, nguyên nhân từ nhà nước và nguyên nhân từ nhà đào tạo Đồng thời có nguyên nhân chủ quan là do chính trong nhận thức của sinh viên Từ những nguyên nhân đã nêu trên, xuất phát từ chủ trương chính sách của Đảng và từ chính ý nghĩa của mọi hoạt động là đều vì con người, đã đưa ra một số giải pháp giải quyết vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường ở nước ta hiện nay Đó là: Xã hội hóa và nâng cao chất lượng đào tạo; Tăng cường sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và nhà tuyển dụng; Xây dựng những chính sách xã hội phù hợp và bản thân sinh viên phải có sự thay đổi trong nhận thức của mình Tóm lại vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường là một thực trạng rất đáng lo ngại Nếu không giải quyết tốt vấn đề này sẽ làm thất thoát, lãng phí một khối lượng lớn nguồn nhân lực, lao động có tay nghề của quốc gia

Theo Nguyễn Thị Diễm Hằng và Ngô Mỹ Trân (2019) nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của cựu sinh viên Khoa

Trang 8

Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học An Giang Số liệu được thu thập thông qua khảo sát 200 cựu sinh viên tốt nghiệp giai đoạn 2012 - 2015 Kết quả phân tích hồi quy nhị phân cho thấy có năm yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm bao gồm quan hệ

xã hội, xếp loại tốt nghiệp, kiến thức, kỹ năng cơ bản và kỹ năng ứng dụng Dựa trên kết quả nghiên cứu này, một số hàm ý chính sách được đề xuất nhằm nâng cao khả năng tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp Đối với sinh viên, khi đang học, sinh viên cần phấn đấu để tốt nghiệp ra trường đạt kết quả thật cao Ngoài ra, việc giữ mối liên hệ thường xuyên với thầy cô, bạn bè và anh chị sinh viên khóa trên cũng tạo thuận lợi cho quá trình tìm việc Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần thường xuyên xây dựng, duy trì mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp Đồng thời, giảng viên cần chú ý hơn các hoạt động rèn luyện kỹ năng cho sinh viên trong quá trình giảng dạy

Từ nghiên cứu của Giuseppe Rizzo, Diana Cheong and Koh Wee Chian tại CSPS (2016) Trong những năm gần đây, vấn đề thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp đại học ở Brunei Darussalam đã thu hút sự quan tâm đáng kể của công chúng, các cộng đồng và cơ sở giáo dục đại học và các nhà nghiên cứu Chủ đề đã được xem xét ở một số quốc gia khác, xác định một số yếu tố đóng vai trò quan trọng Trong bài nghiên cứu này, đã đánh giá tác động của một số đặc điểm của sinh viên tốt nghiệp đối với tình trạng việc làm của họ, đồng thời thảo luận về nhận thức và hành vi chính của sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp, sử dụng dữ liệu từ một cuộc khảo sát do CSPS thực hiện vào năm 2012 Phát hiện của chúng tôi cho thấy một số đặc điểm có tác động đến xác suất thất nghiệp, tác động cả thông qua nguồn cung lao động và sở thích cá nhân - thay đổi thị trường lao động - và thông qua các tín hiệu được gửi đến người sử dụng lao động - làm thay đổi phân phối mức lương tiềm năng Những thay đổi nhanh chóng đòi hỏi một cách tiếp cận năng động, linh hoạt và dựa trên bằng chứng đối với các chính sách giáo dục và thị trường lao động Cần tăng cường

nỗ lực thường xuyên thu thập, duy trì và chia sẻ dữ liệu thị trường lao động để cải thiện quá trình hoạch định chính sách, dựa trên nền tảng vững chắc của nghiên cứu thực

nghiệm

Trang 9

Nghiên cứu của Li và Liu (2012) về mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp, phát triển kinh tế

và lạm phát ở Trung Quốc sử dụng dữ liệu hàng năm giai đoạn 1978 - 2010 Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ giữa thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế và lạm phát trong cả ngắn hạn

và dài hạn và tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ thất nghiệp, điều này là trái ngược với Định luật Okun Thêm vào đó, kiểm định quan hệ nhân quả Granger chỉ thấy

sự hiện diện của quan hệ một chiều chạy từ tăng trưởng kinh tế đến thất nghiệp

2.3 Lý thuyết nền tảng

2.3.1 Định luật Okun

Định luật Okun (1962) giải thích mối quan hệ tồn tại giữa các biến thể trong tỷ lệ thất

nghiệp và các biến thể trong tăng trưởng kinh tế (GDP) để xác định sản lượng tiềm năng Sản lượng tiềm năng là mức cao nhất của đầu ra GDP thực tế tại điểm việc làm tối đa và Định luật Okun là phép đo lường của đầu ra này liên quan đến đầu vào vốn con người Định luật Okun mặc định rằng GDP tăng cao hơn 3% trên mức trung bình là cần thiết để giảm tỷ lệ thất nghiệp, tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp này không cố định mà phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng sức lao động và sản lượng việc làm của quốc gia Bên cạnh đó, Định luật Okun cũng chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp giảm 1% thì tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 3% Ngoài ra, Định luật Okun cũng chỉ ra hai mối quan hệ thực nghiệm đáng kể giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp đó là: sự thay đổi hàng quý trong tỷ lệ thất nghiệp có liên quan đến tăng trưởng GDP thực tế hàng quý và sự sai lệch của tỷ lệ thất nghiệp từ mức lạm phát không tăng tốc có liên quan đến sự sai lệch của GDP từ mức cao nhất (Daly

& Hobijn, 2010)

2.3.2 Ảnh hưởng thất nghiệp

Lợi ích:

Thất nghiệp ngắn hạn giúp người lao động tìm công việc ưng ý và phù hợp với nguyện vọng và năng lực làm tăng hiệu quả xã hội

Lợi ích xã hội: Làm cho việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả hơn và góp phần làm tăng tổng sản lượng của nền kinh tế trong dài hạn

Thất nghiệp mang lại thời gian nghỉ ngơi và sức khỏe

Trang 10

Thất nghiệp mang lại thời gian cho học hành và trau dồi thêm kỹ năng.

Thất nghiệp tạo sự cạnh tranh và tăng hiệu quả

Tác hại

Hao phí nguồn lực xã hội: con người và máy móc Quy luật Okun áp dụng cho nền kinh

tế Mỹ nói rằng 1% thất nghiệp chu kỳ làm sản lượng giảm 2,5% so với mức sản lượng tiềm năng (xuống dưới mức tự nhiên)

Công nhân tuyệt vọng khi không thể có việc làm sau một thời gian dài

Khủng hoảng gia đình do không có thu nhập

Cá nhân thất nghiệp bị mất tiền lương và nhận trợ cấp thất nghiệp

Chính phủ mất thu nhập từ thuế và phải trả thêm trợ cấp

Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn Giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô

Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn

Các doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận

2.3.3 Nguyên nhân thất nghiệp:

Trang 11

Hình 1:

Không có định hướng nghề nghiệp trước khi học

Theo khảo sát công bố tại hội thảo khoa học do Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN tổ chức, trong số gần 3.000 sinh viên đã tốt nghiệp được hỏi, có 73% sinh viên (SV) tìm được việc sau khi tốt nghiệp, song có tới 58,2% SV tốt nghiệp không biết xin việc ở đâu, 42% không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, 27% không xin được việc vì lý do ngành học không phù hợp với thị trường, thậm chí có 18% SV không tìm được việc vì nhà tuyển dụng không biết đến ngành đào tạo (Hồng Hạnh, 2011, Sinh viên thất nghiệp

do thiếu định hướng nghề)

Sinh viên ra trường thiếu kỹ năng mềm

Trên cơ sở nghiên cứu các hệ thống kỹ năng mềm cần thiết cho người lao động của các nước phát triển trên thế giới (Mỹ, Australia, Canada, Anh, Singapore) và thực tế ở Việt Nam, TS Phan Quốc Việt đã tổng hợp 10 kỹ năng mềm cần thiết cho người lao động cũng như sinh viên Việt Nam như sau:

1 Kỹ năng học và tự học (Learning to learn)

2 Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal branding)

3 Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills)

4 Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills)

5 Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)

Nguyên nhân thâất nghi p c a ệ ủ

Sinh viên sau khi ra tr ườ ng

Không có đ nh h ị ướ ng nghêề nghi p tr ệ ướ c khi h c ọ

Sinh viên ra tr ườ ng thiêấu

kyỹ năng mêềm

Trình đ ngo i ng vâỹn ộ ạ ữ còn nhiêều h n chêấ ạ

Cung lao đ ng nhiêều h n ộ ơ

so v i nhu câều tuy n d ng ớ ể ụ

Trang 12

6 Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)

7 Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills)

8 Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)

9 Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)

10 Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)

Khi thực hiện giảng dạy các môn học kỹ năng mềm hiện nay thường gặp phải những khó khăn sau:

Giảng viên rất khó có thể kiểm soát và hiểu rõ được tính cách, sở thích, ưu điểm cũng như nhược điểm của từng sinh viên trong một lớp học quá đông sinh viên từ 70 đến 100 người nên việc có thể định hướng và uốn nắn các kỹ năng cho các sinh viên là điều không thể

Ngoài giảng viên, thì sinh viên cũng phải tự giác rèn luyện kỹ năng cho bản thân thì những tình huống có bất ngờ xảy đến, tự chính mình cũng có thể giải quyết được một cách linh hoạt, thông minh cũng nhưu có thể thích ứng, nhanh nhạy hơn với môi trường xung quanh

Phần lớn sinh viên còn thụ động trông chờ vào giảng viên Thêm vào đó là thái độ cứng nhắc, không sẵn sàng tiếp thu để thay đổi, hiểu biết thực tế chưa nhiều nên hạn chế việc

tiếp thu và áp dụng các kỹ năng mềm ngay cả khi cần thiết (Trần Thanh Mai,

2019,Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập kỹ năng mềm của sinh viên trong môi trường đại học)

Trình độ ngoại ngữ vẫn còn nhiều hạn chế

Chuẩn đầu ra tiếng Anh của SV ĐH Quốc gia TP.HCM cũng được công bố tại hội nghị

“Chuẩn trình độ tiếng Anh tại ĐH Quốc gia TP.HCM: Thực trạng và giải pháp” tổ chức năm 2017 Tính đến tháng 12.2016, ở bậc ĐH, tỷ lệ SV chuẩn đầu ra theo quy định chứng chỉ tiếng Anh VNU-ETP còn khá thấp, dao động trong khoảng 10 - 15% Đối với bậc sau

ĐH, tỷ lệ học viên cao học chưa đáp ứng chuẩn trình độ tiếng Anh để tốt nghiệp tăng dần:

41% khóa 2013 lên đến 50,8% khóa 2015 (Hà Ánh, 2018, Chỉ 10 - 15% sinh viên đạt

chuẩn đầu ra tiếng Anh?)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w