1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ NHÀ MÁY THUỐC SÁT TRÙNG HUẾ (XƯỞNG SẢN XUẤT NÔNG DƯỢC PHÚ BÀI)

113 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở nhà máy thuốc sát trùng Huế (xưởng sản xuất nông dược Phú Bài)
Tác giả Chi Nhánh Ii Công Ty Cổ Phần Thuốc Sát Trùng Việt Nam
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 5,01 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ (11)
    • 1. Tên chủ cơ sở (11)
    • 2. Tên cơ sở (11)
      • 2.1. Giới thiệu về cơ sở (11)
    • 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở (13)
      • 3.1. Công suất của cơ sở (13)
      • 3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở (14)
        • 3.2.1. Quy trình sản xuất thuốc dạng lỏng (14)
        • 3.2.2. Quy trình sản xuất thuốc hạt và thuốc bột (19)
      • 3.3. Sản phẩm của cơ sở (25)
      • 3.4. Danh mục máy móc, thiết bị của dây chuyền sản xuất (27)
    • 4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở (28)
      • 4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật liệu của cơ sở (28)
      • 4.2. Nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở (31)
        • 4.2.1. Nhu cầu sử dụng điện và nguồn cung cấp điện (31)
        • 4.2.2. Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước (31)
    • 5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (32)
      • 5.1 Vị trí địa lý của cơ sở (32)
      • 5.2 Các hạng mục công trình của cơ sở (33)
  • Chương II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (36)
    • 1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (36)
    • 2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải26 1. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước tại khu vực nguồn tiếp nhận (36)
      • 2.2. Mô tả và đánh giá hiện trạng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải (36)
  • Chương III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (38)
    • 1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (38)
      • 1.1. Công trình thu gom, thoát nước mưa (38)
      • 1.2. Công trình thu gom, thoát nước thải (40)
        • 1.2.1. Công trình thu gom, thoát nước thải sinh hoạt (41)
        • 1.2.2. Công trình thu gom, thoát nước thải sản xuất (42)
        • 1.2.3. Công trình thoát nước thải và điểm xả nước thải sau xử lý (43)
      • 1.3. Xử lý nước thải (44)
        • 1.3.1. Các công trình xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ (45)
        • 1.3.2. Các công trình, thiết bị xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung . 36 2. Công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải (46)
      • 2.1. Công trình thu gom, xử lý bụi, mùi hôi từ quá trình sản xuất thuốc dạng hạt (69)
        • 2.1.1. Công trình thu gom bụi, mùi hôi từ quá trình sản xuất thuốc dạng hạt (70)
        • 2.1.2. Công trình xử lý bụi, mùi hôi từ quá trình sản xuất thuốc dạng hạt (72)
      • 2.2. Công trình thu gom, xử lý bụi, mùi hôi từ quá trình sản xuất thuốc dạng nước (76)
        • 2.1.1. Công trình thu gom khí thải từ quá trình sản xuất thuốc dạng lỏng (77)
        • 2.1.2. Công trình xử lý khí thải từ quá trình sản xuất thuốc dạng lỏng (79)
      • 2.3. Công trình thu gom và xử lý bụi tại máy sàng cát (82)
      • 2.4. Biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải từ phương tiện giao thông (84)
    • 3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (85)
    • 4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát (86)
    • 5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (89)
    • 6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố khác (90)
      • 6.1. Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải (90)
      • 6.1. Biện pháp khống chế các chất bay hơi (93)
      • 6.3. Phòng ngừa ứng phó sự cố cháy nổ (94)
      • 6.4. Biện pháp khống chế ô nhiễm do vận chuyển nguyên vật liệu (96)
      • 6.5. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (96)
      • 6.6. Biện pháp phòng ngừa đối với hệ thống xử lý khí thải (99)
      • 6.7. Vệ sinh và an toàn lao động (99)
    • 7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (100)
  • Chương IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (104)
    • 1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (104)
      • 1.1. Nguồn phát sinh nước thải (104)
      • 1.2 Dòng nước thải xả vào nguồn tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải (104)
        • 1.2.1 Nguồn tiếp nhận nước thải (104)
        • 1.2.2 Vị trí xả nước thải vào nguồn tiếp nhận (104)
        • 1.2.3 Lưu lượng xả nước thải tối đa (105)
    • 2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (105)
      • 2.1. Nguồn, vị trí phát sinh bụi, khí thải (105)
      • 2.2. Dòng khí thải, vị trí xả khí thải (105)
      • 2.3. Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường không khí (106)
    • 3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn độ rung (107)
      • 3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung (107)
      • 3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung (107)
      • 3.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung (107)
  • Chương V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (0)
    • 1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải (108)
  • Chương VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (111)
    • 1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải (111)
    • 2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (111)
    • 3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm (111)
  • Chương VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ (112)
  • Chương VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ (113)

Nội dung

Công trình xử lý khí thải từ quá trình sản xuất thuốc dạng lỏng .... 60 Bảng 24: Thông số kỹ thuật của các thiết bị trong hệ thống xử lý khí thải tại dây chuyền sản xuất thuốc hạt .... 6

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

Tên chủ cơ sở

- Tên chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam

- Địa điểm thực hiện: Tổ 9, phường Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Địa điểm liên hệ: 120 Nguyễn Văn Linh, phường An Hoà, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở đầu tư: (Ông) Nguyễn Bình

- Chức vụ: Giám đốc; Fax: 0234.3546872

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh mã số: 0300408946-013, đăng ký lần đầu ngày 20/06/2006; đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 10/03/2020 do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

- Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Sản xuất thuốc trừ sâu và sản phẩm hoá chất khác dùng trong nông nghiệp.

Tên cơ sở

2.1 Giới thiệu về cơ sở

- Tên cơ sở: Nhà máy Thuốc sát trùng Huế (Xưởng sản xuất nông dược Phú Bài)

- Địa điểm cơ sở: Tổ 9, phường Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường: Sở xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và các loại giấy phép môi trường thành phần của cơ sở:

+ Quyết định số 1282/QĐ-MTg ngày 4 tháng 7 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy Thuốc sát trùng Huế”

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 56/GP-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2020 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Cơ sở có tiêu chí như dự án nhóm C Dự án thuộc điểm c (Nhà máy sản xuất phân bón), khoản 4, mục II, Phụ lục I Phân loại dự án đầu tư công, ban hành kèm nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ - Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công Với tổng mức đầu tư dự án là 10.000.000.000 (mười tỷ đồng), dưới mức 120 tỷ đồng

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 2

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020): Cơ sở có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm III theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP Cụ thể: Nhà máy sản xuất phân bón hóa học, tuy nhiên chỉ có công đoạn phối trộn, sang chiết, đóng gói, do đó dự án thuộc số thứ tự 2, mục II, Phụ lục V ban hành kèm nghị định 08/2022/NĐ-

CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ

2.2 Công tác về môi trường được thực hiện tại cơ sở từ khi thành lập cho đến nay

- Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam có địa chỉ tại số 102 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần số 0300408946 do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 11 tháng 5 năm 2006, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 26 tháng 01 năm 2022

- Năm 1993, Công ty Thuốc sát trùng Việt Nam thành lập Chi nhánh II - Công ty Thuốc sát trùng Việt Nam theo Quyết định thành lập số 32/TC/TST ngày 24 tháng 04 năm 1993

- Đến năm 1996, Công ty đã tiến hành đầu tư xây dựng Dự án “Nhà máy Thuốc sát trùng Huế” Chi nhánh II Công ty Thuốc sát trùng Việt Nam (gọi tắt là Chi nhánh) đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1282/QĐ-MTg ngày 4 tháng 7 năm 1996 với công suất thiết kế 1.000 tấn thuốc dạng nước/năm và 500 tấn thuốc dạng hạt/năm

Cơ sở bắt đầu hoạt động vào năm 1998 với diện tích mặt bằng sản xuất 13.500 m 2 thuộc quyền sử dụng của Chi nhánh II Công ty Thuốc sát trùng Việt Nam được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 18/01/QSDĐ ngày 23 tháng 10 năm 1996

- Đến năm 2005, Bộ Công nghiệp phê duyệt Quyết định số 3798/QĐ-BCN ngày

16 tháng 11 năm 2005 về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Thuốc sát trùng Việt Nam thành Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam

- Năm 2006, Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam ban hành Quyết định số 60A/QĐ-TC ngày 15 tháng 05 năm 2006 về việc thành lập Chi nhánh II trực thuộc Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam, trong đó nêu rõ: Toàn bộ cơ sở vật chất, tài sản, con người được chuyển nguyên trạng thái từ Chi nhánh II-Công ty thuốc sát trùng Việt Nam sang Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam

- Trong quá trình hoạt động, sản xuất thuốc trừ sâu và diệt côn trùng thuộc loại hình công nghệ có tiềm năng gây ô nhiễm, vì vậy nhà máy luôn nghiêm túc tuân thủ các biện pháp an toàn lao động, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường đã nêu trong báo cáo đánh giá tác được phê chuẩn Cụ thể:

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 3

+ Được Sở Công thương thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xác nhận đã xây dựng các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại văn bản số 01/XN-SCT ngày 30/03/2016

+ Được Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật số 45/CNSXT/BVTV ngày 28/12/2019 Chứng nhận Chi nhánh đủ điều kiện sản xuất thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật từ thuốc kỹ thuật các dạng: EC, GR; và Đóng gói thuốc bảo vệ thực vật dạng: EC, SC, SL, GR, WP

Tình hình thực hiện các thủ tục liên quan đến môi trường:

- Chi nhánh Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại nhà máy có công suất 7,0 m 3 /ngày đêm để xử lý toàn bộ nước thải của nhà máy sau đó được dẫn tự chảy ra nguồn tiếp nhận nước thải là khe nước tại cầu Cây Thông Chi nhánh được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước tại Giấy phép số 56/GP-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2020

- Thực hiện yêu cầu tại Kết luận thanh tra số 691/KL-TCMT ngày 06/06/2017, Chi nhánh đã tiến hành nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải bao gồm việc: xây dựng mới các công trình thành một hệ thống đồng nhất, có thể hoạt động hoàn toàn tự động hoặc bán tự động; thay mới các thiết bị, máy móc đã xuống cấp Công trình được bàn giao tại Biên bản nghiệm thu và bàn gia công trình ngày 09/1/2017 với đơn vị thi công là Công ty TNHH Thương mại Kỹ thuật Vạn Lâm

→ Căn cứ khoản 2, Điều 39, khoản 1 Điều 41 và khoản 2 Điều 42 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Chi nhánh Công ty tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho cơ sở “Nhà máy Thuốc sát trùng Huế (Xưởng sản xuất nông dược Phú Bài)” theo mẫu đề xuất tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và trình nộp Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1 Công suất của cơ sở

- Công suất theo Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM: Theo Quyết định số 1282/QĐ-MTg ngày 4 tháng 7 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường công suất hoạt động nhà máy là 1.000 tấn thuốc nước/năm và 500 tấn thuốc hạt/năm

+ Quy mô công suất: theo tình hình sản xuất, kinh doanh của Nhà máy hiện nay, công suất hoạt động của nhà máy trung bình khoảng 566 tấn thuốc nước/năm, 412 tấn thuốc hạt/năm

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 4

+ Tần suất hoạt động: nhà máy sản xuất quanh năm hoặc tùy theo đơn hàng Thời gian hoạt động: 1 năm hoạt động 12 tháng, 1 tháng hoạt động 26 ngày Số ngày sản xuất trong năm là 312 ngày

Bảng 1: Công suất sản xuất thực tế tại nhà máy trong 02 năm gần nhất

STT Loại sản phẩm Khối lượng (tấn/năm)

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở:

3.2.1 Quy trình sản xuất thuốc dạng lỏng

Hiện nay nhà máy có 02 quá trình sản xuất thuốc BVTV dạng nước gồm:

- Tự gia công, phối trộn từ các hoạt chất kỹ thuật theo quy trình công nghệ được thiết lập sẵn để sang chai đóng gói

- Sang chai đóng gói từ bán thành phẩm (BTP) dạng nước nhận từ Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam (tổng công ty) a) Quy trình sản xuất thuốc dạng lỏng

Hiện nay, Công ty đang áp dụng quy trình công nghệ sản xuất thuốc dạng lỏng cho các loại thuốc BVTV dạng EC và SL Thuốc dạng nhũ dầu (EC) và dạng dung dịch (SL) gồm nhiều loại sản phẩm có công dụng khác nhau, như: thuốc trừ sâu rầy, thuốc trừ nấm bệnh, thuốc trừ cỏ dại, thuốc kích thích sinh trưởng Tất cả các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật dạng nhũ dầu và dạng dung dịch đều được gia công bởi các thành phần nguyên liệu chủ yếu sau đây:

- Hoạt chất: Các chất có tác dụng nhằm kiểm soát dịch hại trên cây trồng, bảo vệ mùa mảng Hoạt chất có thể ở dạng lỏng, rắn hoặc bán rắn

+ Hoạt chất dạng lỏng: Butachlor, Fenobucarb,

+ Hoạt chất dạng rắn Deltamethrin, Alpha-cypermethrin,

+ Hoạt chất dạng bán rắn: Cypermethrin Fenvalerate,

- Chất hoạt động bề mặt: Chất có tác dụng phân tản đều hoạt chất khi pha thuốc vào nước

- Phụ gia, màu (nếu cần): Có tác dụng làm tăng độ bền hiệu lực của sản phẩm hoặc điều chỉnh màu sắc của sản phẩm

- Dung môi: Chất có tác dụng hoà tan hoạt chất và chất hoạt động bề mặt b) Quy trình công nghệ sang chai đóng gói thuốc BVTV từ bán thành phẩm (BTP)

Bán thành phẩm là thuốc BVTV đã hoàn thiện về mặt hoá lý nhưng còn chứa trong các thùng phuy 200 lít, hay các bao chứa chuyên dụng chuyển về chi nhánh II

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 5 bao gồm tất cả các dạng thuốc như dạng SC, EC, SL, dạng bột, dạng viên, dạng hạt

Hình 1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất thuốc dạng lỏng

Chất hoạt động bề mặt

Chất thải rắn nguy hại

Nước thải từ quá trình vệ sinh

Bán thành phẩm Đạt Không đạt

Gửi trả lại đơn vị cung cấp

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 6

Bước 1 – Kiểm tra nguyên liệu, phụ gia và bao bì

- Nguyên liệu, phụ gia và bao bì khi nhập kho phải được kiểm tra tính phù hợp so với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định của Công ty

- Nguyên liệu, phụ gia trước khi đưa vào sản xuất phải được kiểm tra lại:

+ Kiểm tra ngoại quan: ẩm, vón cục, đổi màu so với ban đầu hoặc bị lắng cặn lẫn nước,

+ Yêu cầu kiểm tra lại chất lượng, hàm lượng hoạt chất khi thấy bất thường

Bước 2 – Kiểm tra tình trạng thiết bị

- Kiểm tra đèn báo đủ 3 pha

• Kiểm tra các thiết bị sản xuất:

- Kiểm tra chung về tình trạng vệ sinh công nghiệp của các thiết bị

- Kiểm tra tình trạng hoạt động của Palan điện bơm hóa chất máy nén khi máy khuấy,

- Kiểm tra đường ống và hệ thống van của phân xưởng

• Kiểm tra hệ thống xử lý khí, mùi:

- Kiểm tra van trên hệ thống ống

✓ Nếu thấy thiết bị hoạt động không bình thường, có tiếng động lạ, không kiểm soát được áp suất, nhiệt độ, phải ngừng máy và bảo ngay cho bộ phận bảo trì

Sau bước kiểm tra tình trạng thiết bị, tiếp tục các bước sau:

- Sử dụng cân bản 500 – 1.000kg (chính xác đến 0.2kg), cân nguyên liệu chất hoạt động bề mặt, phụ gia và dung môi Lượng cân tuỳ theo từng sản phẩm và được cán bộ kỹ thuật giao cho tổ trưởng, hay nhân viên có nhiệm vụ phối liệu và thủ kho nguyên vật liệu (lượng cân cụ thể được ghi đầy đủ trong nhật ký sản xuất)

- Nạp nguyên liệu phụ gia và dung môi vào bồn bằng bơm hóa chất theo thứ tự Dung môi – Chất hoạt động bề mặt – Hoạt chất – Phụ gia (chừa lại 1 phuy dung môi để tráng hoạt chất & phụ gia)

- Khi nạp nguyên liệu đã ngập cánh khuấy thì tiến hành mở cánh khuấy bồn trộn trong khi bơm dung môi vào bồn Tiếp tục cho máy khuấy hoạt động sau khi đã nạp liệu xong, tốc độ khuấy 200-300 vòng/ phút Thời gian khuấy tùy thuộc vào từng sản phẩm (từ 60 phút – 2 giờ), đến khi thu được hỗn hợp trong suốt, đồng nhất (bán thành

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 7 phẩm) Nhân viên QA lấy mẫu kiểm tra ngoại dạng, độ đồng đều và độ bền nhũ tương (đối với sản phẩm EC) độ bền pha loãng (đối với sản phẩm SL) của sản phẩm, nếu đạt thì chuyển qua bồn chứa trung gian hoặc các phuy

Bước 4 – Chuyển bán thành phẩm (BTP) vào các phuy chứa trung gian

- Khi bán thành phẩm đạt các yêu cầu về chất lượng, sẽ được chuyển vào các phuy trung gian có dung tích 200 lit (các phuy có ghi nhãn thể hiện rõ loại bán thành phẩm, số lô, ngày phối trộn)

- Gửi mẫu về phòng QA (Quality Assurance: đảm bảo chất lượng) để kiểm tra hàm lượng hoạt chất, nếu đạt các yêu cầu về chất lượng thi tiến hành ra chai, đóng gói

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật liệu của cơ sở

- Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng cho hoạt động sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tại nhà máy được thống kê trong bảng sau:

Bảng 4: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu và hoá chất tại cơ sở

TT Tên nguyên liệu Đơn vị Khối lượng

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 19

TT Tên nguyên liệu Đơn vị Khối lượng

19 Dầu ông già-Cyclohexanone Kg - 190

23 Màu Drimagen Red CL 5B Kg 150 151,4

32 Mix Perfect 525SC-BTP Kg 1.221 1.732

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 20

TT Tên nguyên liệu Đơn vị Khối lượng

39 Applaud Bas 27WP-BTP Kg 918 1.000

42 Hỗn hợp chất mang Vifu-Super Kg 4.643 7.192

- Danh mục hóa chất dùng để xử lý môi trường:

Bảng 5: Nhu cầu hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý môi trường

TT Tên hóa chất Đơn vị tính Khối lượng

4 FeSO4 98% (Phèn Fe 2+ ) Kg/năm 80

6 Than hoạt tính Kg/năm 50

12 Mật rỉ đường Kg/năm 200

- Danh mục vật tư bao bì, chai lọ dùng để đóng gói:

Bảng 6: Nhu cầu vật tư bao bì, chai lọ dùng để đóng gói

TT Tên vật tư Đơn vị Khối lượng

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 21

4.2 Nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.2.1 Nhu cầu sử dụng điện và nguồn cung cấp điện

* Nguồn cung cấp điện: Chi nhánh sử dụng trạm biến áp và phân phối điện của

Công ty điện lực Thừa Thiên Huế

* Nhu cầu sử dụng: Trung bình lượng điện tiêu thu trong quá trình hoạt động của cơ sở là: 6.500kWh/tháng

Mục đích sử dụng: Điện được sử dụng cho thắp sáng, sản xuất, vận hành các công trình xử lý môi môi trường

Bảng 7: Nhu cầu sử dụng điện trung bình trong một tháng của cơ sở

STT Nhu cầu sử dụng điện cho Khối lượng điện (kW)

2 Hoạt động sản xuất 2.500kW/tháng

3 Vận hành các công trình BVMT 3.500kW/tháng

Bảng 8: Nhu cầu sử dụng điện theo tháng trong năm 2021 - 2022

4.2.2 Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước

* Nguồn cung cấp nước của cơ sở: Công ty sử dụng nguồn nước cấp từ Công ty

Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế cho các hoạt động sản xuất tại cơ sở

* Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở:

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 22

Bảng 9: Nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy

TT Đối tượng sử dụng nước Đơn vị Khối lượng nước

1 Nhân viên sinh hoạt tại cơ sở m 3 /ngày.đêm 1,52

2 Nước cấp cho hoạt động nhà ăn m 3 /ngày.đêm 0,38

3 Nước vệ sinh máy móc thiết bị, vệ sinh nhà xưởng m 3 /ngày.đêm

4 Tưới cây xanh, thảm cỏ m 3 /ngày.đêm 5,6

Cơ sở tính toán sử dụng tại dự án

Nhu cầu sử dụng nước tại dự án được tính toán như sau:

- Nước sinh hoạt: Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân viên: Căn cứ Mục 2.10.2 Nhu cầu sử dụng nước của QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng được ban hành tại Thông tư 01:2021/TT – BXD ngày 19/05/2021 của Bộ Xây dựng: Chỉ tiêu cấp nước sạch dùng cho sinh hoạt tối thiểu là

80 lít/người/ngày, hướng tới mục tiêu sử dụng nước an toàn, tiết kiệm và hiệu quả Lượng nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân viên được tính như sau: QSHCNV = 19 người x 80 lít/người.ca = 1,52 m 3 /ngày.đêm

- Nước từ hoạt động nấu ăn: Chỉ tiêu cấp nước sạch dùng cho mục đích nấu ăn tối thiểu là 20 lít/người/ngày Lượng nước cấp cho nhu cầu nấu ăn của công nhân viên được tính như sau: QSHCNV = 19 người x 20 lít/người.ca = 0,38 m 3 /ngày.đêm

- Nước dùng cho sản xuất::

+ Nước dùng cho vệ sinh máy móc, thiết bị sản xuất: Sau mỗi đợt sản xuất sản phẩm theo nhu cầu của người khách hàng, Chi nhánh sẽ tiến hành vệ sinh máy móc, thiết bị và tẩy rửa nhà xưởng Nước chỉ sử dụng vệ sinh cho bồn chứa, bồn phối liệu, với lượng nước sử dụng vệ sinh cho 01 máy khoảng 50 lít/máy Với số lượng máy máy móc, thiết bị pha trộn dạng lỏng tại Nhà máy là 8 máy thì lưu lượng nước sử dụng là: 0,4m 3 /ngày.đêm

+ Nước dùng vệ sinh nhà xưởng sản xuất: Nước cấp cho vệ sinh nhà xưởng khoảng 1,0m 3 /ngày.đêm

+ Nước tưới cây: Lượng nước cấp tối thiểu đối với công tác tưới vườn hoa, công viên, thảm cây xanh là: 5,6m³/ngày.đêm.

Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

5.1 Vị trí địa lý của cơ sở

- Nhà máy sản xuất thuốc sát trùng Huế (Xưởng sản xuất nông dược Phú Bài) được xây dựng tại phường Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế Vị trí

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 23 nhà máy nằm ở phía Tây Nam Huế, cách quốc lộ 1 khoảng 2km và cách thành phố Huế 15 km

- Vị trí tiếp giáp của nhà máy như sau:

+ Phía Đông : giáp đất trồng bạch đàn

+ Phía Nam : giáp đường tránh Huế (quốc lộ 1A)

+ Phía Bắc : giáp đất trồng bạch đàn

+ Phía Tây : giáp đất trồng bạch đàn

Hình 12 Vị trí của Nhà máy 5.2 Các hạng mục công trình của cơ sở

5.2.1 Danh mục công trình chính

- Tổng diện tích được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường năm

- Các hạng mục công trình tại cơ sở và tỷ lệ chiếm đất được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 10: Quy hoạch sử dụng đất tại cơ sở STT Hạng mục Kích thước (m) Diện tích (m 2 )

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 24

STT Hạng mục Kích thước (m) Diện tích (m 2 )

II Khu vực sản xuất

2 Xưởng sản xuất thuốc hạt 18×12,7 228,6

4 Xưởng sản xuất thuốc lỏng 12,7×12 304,8

12 Nhà chứa nhãn, dự trữ cát 18×16,5 297

13 Kho thành phẩm thuốc hạt 8,5×5,7 48,45

III Công trình bảo vệ môi trường và phụ trợ

1 Hệ thống xử lý nước thải công suất 7,0 m 3 /ngày.đêm - 92

2 Kho chất thải nguy hại 5,2×3,7 19,24

4 Bể chứa nước và PCCC - 53,61

8 Công trình xử lý khí thải tại dây chuyền thuốc hạt 3,5×3 10,5

9 Công trình xử lý khí thải tại dây chuyền thuốc nước 4,1×3,3 13,53

10 Hành lang, đường đi, cây xanh,… - 9.696,79

Mặt bằng tổng thể của cơ sở hoàn toàn phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất của nhà máy, hài hòa giữa các hạng mục nhà xưởng Tổ chức hệ thống giao thông trong nhà máy phù hợp với quy trình sản xuất và nhu cầu liên hệ giữa các hạng mục

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 25 sản xuất với khu hành chính quản lý Kết nối phù hợp với giao thông bên ngoài nhà máy Tổ chức giao thông, PCCC hợp lý phục vụ cho công tác PCCC khi có sự cố cháy nổ xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất

5.2.2 Danh mục công trình bảo vệ môi trường đã đầu tư xây dựng và đang vận hành

Các hạng mục công trình xử lý chất thải tại cơ sở được liệt kê dưới bảng sau:

Bảng 11: Hạng mục công trình/biện pháp bảo vệ môi trường

STT Tên công trình/biện pháp bảo vệ môi trường Đơn vị Số lượng Tình trạng

1 Thùng chứa rác thải sinh hoạt loại 240 lít Cái 10 Hoạt động tốt Thùng chứa rác thải sinh hoạt loại 120lít Cái 5 Hoạt động tốt

2 Nhà chứa chất thải nguy hại m 2 19,24 Hoạt động tốt

3 Hệ thống xử lý khí thải dây chuyền thuốc hạt HT 1 Hoạt động tốt

4 Hệ thống xử lý khí thải dây chuyền thuốc nước HT 1 Hoạt động tốt

5 Hệ thống xử lý bụi dây chuyền sàng cát HT 1 Hoạt động tốt

6 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa HT 1 Hoạt động tốt

Hệ thống thu gom, thoát nước thải HT 1 Hoạt động tốt

Bể tự hoại ba ngăn Bể 1 Hoạt động tốt

Hệ thống xử lí nước thải tại nhà máy m 3 /ng.đ 7,0 Hoạt động tốt

Bố trí công nhân điều tiết xe chở nguyên, nhiên vật liệu và sản phẩm ra vào nhà máy - - -

Giảm thiểu tiếng ồn; độ rung; mùi hôi trong phân xưởng sản xuất - - -

Phương án phòng ngừa sự cố khí thải, nước thải - - -

An toàn cháy nổ; Sự cố hoá chất; sự cố sản phẩm không đảm bảo chất lượng; An toàn lao động, môi trường làm việc tại nhà máy

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 26

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai các kế hoạch theo Quyết định số 646/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 - Quyết định Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Cụ thể hóa Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường Để thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết, bên cạnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ hàng đầu

- Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh vẫn chưa ban hành quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh, dự án đã triển khai từ lâu trên địa bàn Do đó, Công ty không có cơ sở để đánh giá Quá trình hoạt động Chi nhánh Công ty cũng đã đầu tư các hệ thống xử lý chất thải, xử lý triệt để được các tác động đối với nước thải, khí thải, mùi hôi từ hoạt động sản xuất của nhà máy

- Dự án “Nhà máy Thuốc sát trùng Huế” đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1282/QĐ-MTg, ngày 4 tháng 7 năm 1996 Nhà máy bắt đầu hoạt động vào năm 1998 với diện tích mặt bằng sản xuất 13.500 m 2 được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 18/01/QSDĐ ngày 23 tháng 10 năm 1996 thuộc quyền sử dụng của Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam.

Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải26 1 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước tại khu vực nguồn tiếp nhận

2.1 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước tại khu vực nguồn tiếp nhận

- Nhà máy đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 56/GP-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2020 với lưu lượng xả lớn nhất là 7,0 m 3 /ngày.đêm Nguồn tiếp nhận nước thải thuộc địa phận phường Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua hệ thống thoát nước dọc đường tránh thành phố Huế Đây là khe nước nhỏ nên không có hoạt động khai thác hay sử dụng nước mặt tại khu vực nguồn tiếp nhận này

2.2 Mô tả và đánh giá hiện trạng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải Để đánh giá chất lượng nguồn nước tại khu vực tiếp nhận nước thải (khe nước tại cầu Cây Thông), nhà máy đã phối hợp với Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 27 bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành lấy mẫu, phân tích chất lượng mẫu nước mặt

- Vị trí lấy mẫu: Mẫu nước mặt tại khe nước gần cầu Cây Thông

- Kết quả phân tích các thông số đánh giá chất lượng nguồn nước tiếp nhận được trình bày ở bảng sau:

Bảng 12: Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại cầu Cây Thông

TT Thông số ĐVT Kết quả

- Cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu, thuỷ lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2

Nhận xét và đánh giá:

- Mẫu nước mặt nguồn tiếp nhận nước thải của nhà máy có các thông số đo đạc, phân tích nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, Cột B1 Cho thấy, chất lượng nguồn nước tiếp nhận tốt, do đó tác động của việc xả nước thải của nhà máy đến môi trường là không đáng kể

* Tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép

- Trong thời gian qua, Công ty đã chấp hành tốt các biện pháp bảo vệ môi trường; thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng/lần về tình hình xả nước thải từ các hoạt động của nhà máy, báo cáo kèm theo kết quả phấn tích nước thải gửi về cơ quan có chức năng

- Từ khi được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước đến nay, hệ thống xử lý nước thải của nhà máy luôn hoạt động tốt, ổn định, chất lượng nước thải đầu ra đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT Bên cạnh đó, nhà máy thường xuyên tiến hành bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị, máy móc cũng như các công trình trong hệ thống xử lý nước thải

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 28

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1 Công trình thu gom, thoát nước mưa

Khu vực Nhà máy với độ cao thuận lợi cho việc thoát nước Hệ thống thoát nước mưa được bố trí đảm bảo không để ngập úng khi trời mưa và không ảnh hưởng tới sự tiêu thoát nước của khu vực xung quanh Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế kết hợp giữa cống thoát và thoát nước tự nhiên bề mặt

- Hiện nay, hệ thống thoát nước mưa tại nhà máy đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh Hệ thống thoát nước mưa của nhà máy đã được xây dựng tách riêng, độc lập với thoát nước thải để đảm bảo thu gom toàn bộ nước mưa chảy tràn vào hệ thống thoát nước của nhà máy và được dẫn đấu nối tại 01 điểm đấu nối dẫn xả vào hệ thống thoát nước của khu vực trên đường tránh Huế (quốc lộ 1A) dẫn ra nguồn tiếp nhận là khe nước tại cầu Cây Thông; và 01 điểm tại phía Bắc của nhà máy dẫn ra rừng bạch đàn

- Có 2 loại thoát nước mưa ra ngoài môi trường, gồm:

+ Đối với nước mưa từ mái nhà các khu vực văn phòng, nhà xưởng được thu gom bằng đường ống D114mmm dẫn thoát nước mưa từ mái xuống mương thoát nước mưa chạy dọc theo thành xưởng cách 100m sẽ có 01 hố ga thu gom Nước từ mái theo nước chảy tràn bề mặt ra các vị trí đấu nối nước mưa

+ Đối với nước mưa chảy tràn bề mặt: Hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn bằng các mương thoát nước mưa (chiều rộng B00mm) được xây bằng gạch có đậy đan, dẫn qua hệ thống các hố ga (kích thước 0,5×0,3×0,5m) xây bằng gạch có song chắn rác, lắng cặn chạy xung quanh khu vực nhà xưởng trước khi chảy ra ngoài theo đường mương nước mặt riêng Tổng chiều dài tuyến thu gom nước mưa Lb5m

- Tóm tắt công trình thu gom nước mưa như sau:

+ Số điểm xả: Tổng có 02 điểm xả

+ Phương thức xả nước mưa: tự chảy

+ Vị trí đấu nối nước mưa: Toạ độ vị trí đấu nối (theo VN-2000, kinh tuyến trục 107 o 00’, múi chiếu 3 o ):

Tổng hợp hệ thống thu gom, thoát nước mưa của cơ sở tại Bảng sau:

Bảng 13: Bảng tổng hợp hệ thống thu gom thoát nước mưa của cơ sở

TT Hạng mục Thông số kỹ thuật

1 Đường ống thu nước mái nhà bằng tôn - Kích thước: D114mm

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 29

TT Hạng mục Thông số kỹ thuật

2 Mương kín dẫn nước mưa nội bộ

- Kích thước: B = 300mm; độ dốc 0,2%

3 Hố ga thu gom nước mưa - Kích thước: BxLxH = 0,3×0,5×0,5m

Sơ đồ thu gom, tiêu thoát nước mưa được mô tả sơ bộ như sau:

Hình 13: Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa tại cơ sở

Nước mưa trên mái công trình

Nước mưa chảy tràn bề mặt Đường ống thu mái

Hố ga, mương thoát nước

Hệ thống thoát nước của khu vực trên đường tránh Huế (quốc lộ 1A)

Khe nước tại cầu Cây Thông

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 30

Hình 14: Đường ống thu gom nước mưa mái, mương thu gom nước mưa chảy tràn

* Biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước mưa

Nước mưa chỉ bao gồm nước mưa chảy tràn trên mái của các khu văn phòng làm việc và sân đường bên trong xưởng sản xuất Thành phần ô nhiễm nước mưa chỉ bao gồm cát, cành cây, lá khô Vì vậy, Cơ sở đã có các biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước mưa như sau:

+ Thường xuyên nạo vét, vệ sinh hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn trong khu vực của xưởng

+ Giữ vệ sinh bề mặt sân

+ Đảm bảo duy trì các tuyến hành lang an toàn cho toàn thể hệ thống thoát nước mưa Không để các loại rác thải thâm nhập vào đường thoát nước

+ Định kỳ nạo vét lượng bùn cặn tích tụ tại các hố lắng để đảm bảo khả năng thoát nước của hệ thống cống dẫn

1.2 Công trình thu gom, thoát nước thải

Cơ sở đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất trên cơ sở đảm bảo thu gom toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình nhà máy hoạt động về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 7,0 m 3 /ngày.đêm để xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A trước khi dẫn thoát ra khe nước tại Cầu Cây Thông thuộc địa phận tổ 17, phường Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế

Nước thải phát sinh trong quá trình vận hành của cơ sở bao gồm nước thải sinh hoạt; nước thải sản xuất Sơ đồ thu gom, thoát nước thải của Cơ sở như sau:

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 31

1.2.1 Công trình thu gom, thoát nước thải sinh hoạt

Lượng nước thải sinh hoạt (bao gồm nước thải đen từ nhà vệ sinh, nước thải tắm giặt, nước thải nhà ăn) được thu gom bằng đường ống nhựa PVC D50mm tiếp tục dẫn qua hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy bằng để tiếp tục xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A với Kq = 0,9; Kf =1,2 Nước thải sau xử lý được dẫn theo đường ống nhựa PVD D50mm chạy song song với mương thoát nước mưa kích thước

B = 300mm theo hệ thống thoát nước nằm dọc đường tránh thành phố Huế ra nguồn tiếp nhận là khe nước tại Cầu Cây Thôngthuộc địa phận tổ 17, phường Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tóm tắt quy trình thu gom:

- Nước thải đen từ nhà vệ sinh thu gom bằng đường ống PVC D90mm về bể tự hoại xử lý sơ bộ → Ống PVC D50mm → Hệ thống xử lý nước thải tập trung → Ống PVC D50mm → Khe nước Cầu Cây Thông

- Nước thải từ nhà ăn và nước thải tắm giặt → Ống PVC D50mm → Hệ thống xử lý nước thải tập trung → Ống PVC D50mm → Khe nước Cầu Cây Thông

Công trình thu gom cụ thể:

- Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh được thu gom xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3

Bể thu gom NT sản xuất

Bể thu gom nước thải sinh hoạt

Hệ thống thoát nước thải của Cơ sở

Hệ thống XLNT công suất 7m 3 /ngày.đêm

Nước rửa tay, chân; tắm rửa

Nước thải nhà vệ sinh

Nước thải từ nhà ăn

Khe nước tại Cầu Cây Thông thuộc địa phận tổ 17, phường Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ (sau khi xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A)

Hình 15: Sơ đồ thu gom nước thải tại cơ sở

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 32 ngăn Nhà máy hiện có 01 bể tự hoại, dung tích 12 m 3 Nước thải sau khi qua bể tự hoại theo đường ống nhựa PVC D50mm dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 7,0 m 3 /ngày để xử lý QCVN 40:2011/BTNMT, cột A (Kq=0,9; Kf=1,2) trước khi thải nguồn tiếp nhận

- Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước sinh hoạt của Nhà máy hiện nay được thể hiện tại hình sau:

Bảng 14: Thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt của Cơ sở

TT Hạng mục Thông số kỹ thuật

1 Đường ống dẫn nước thải đen từ nhà vệ sinh về bể tự hoại

2 Đường ống dẫn nước từ bể tự hoại đến bể thu gom nước thải sinh hoạt

3 Đường ống dẫn nước thải tắm giặt về bể thu gom nước thải sinh hoạt

4 Đường ống dẫn nước thải nhà ăn về bể thu gom nước thải sinh hoạt

1.2.2 Công trình thu gom, thoát nước thải sản xuất

- Tại nhà máy đã xây dựng hoàn chỉnh các đường thu gom nước thải sản xuất trong nhà xưởng bằng các đường ống dẫn riêng biệt về hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy, cụ thể như sau:

+ Nước thải từ quá trình vệ sinh thiết bị (vệ sinh bồn, súc rửa chai, lọ đựng hóa chất, ) và từ quá trình vệ sinh nhà xưởng sản xuất: Được thu gom bằng đường ống

Nước thải từ nhà vệ sinh

Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại nhà máy

Khe nước cầu Cây Thông Ống PVC D90mm

Hình 16: Sơ đồ thu gom nước thải từ nhà vệ sinh Ống PVC D50mm

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 33 nhựa PVC D110mm về hệ thống XLNT tập trung công suất 7,0 m 3 /ngày để xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A (Kq=0,9; Kf=1,2) trước khi thải nguồn tiếp nhận

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

- Nguồn phát sinh: từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên tại Nhà máy

- Thành phần chủ yếu của chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: bao bì các loại, sành sứ thủy tinh, polymer, giấy văn phòng, túi nilon, chai lọ, vỏ hoa quả, thức ăn thừa, Những loại rác này sẽ được thu gom, phân loại và đem đi xử lý

- Phương án thu gom, lưu giữ: Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom vào các thùng chứa rác sinh hoạt đặt tại các khu vực văn phòng, các hành lang để thuận tiện cho việc bỏ rác vào thùng Tại các khu vực sản xuất bố trí những thùng rác có nắp đậy thể tích 180lit để thu gom Sau đó được thu gom và giao cho đơn vị chức năng vận chuyển đến nơi xử lý

- Chi nhánh đã hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (số 26 Trần Phú, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế) theo Hợp đồng số 08HT/2023/HĐVNSH ngày 03/01/2023 về việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt với tần suất thu gom là hằng ngày

Hình 39: Thùng rác sinh hoạt được bố trí ở nhà máy

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 76

Bảng 30: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại cơ sở

Tên chất thải Tổng khối lượng

Tổ chức, cá nhân trực tiếp nhận CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt của cơ sở 1.500kg/năm Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát

a) Nguồn gốc, khối lượng phát sinh:

- Chất thải nguy hại bao gồm: chất thải rắn nguy hại (bao bì cứng thải, bao bì mềm thải, giẻ lau, bóng đèn huỳnh quang, …); chất thải lỏng nguy hại (dầu, nhớt từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các loại máy móc, thiết bị; hoá chất bảo vệ thực vật )

- Công tác quản lý, thu gom:

+ Cơ sở phân loại, thu gom riêng đối với từng loại chất thải nguy hại không lẫn lộn với chất thải thông thường Chất thải nguy hại phát sinh được Nhà máy tiến hành thu gom, lưu trữ bằng thùng chứa riêng biệt, có nắp dậy, có dán nhãn CTNH Được lưu giữ tại khu tập kết chất thải nguy hại và chuyển giao cho đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý

+ Công ty đã ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị và công nghiệp Bắc Sơn theo hợp đồng số 000238/2022/HĐCNDT ngày 16/11/2022 về việc vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải công nghiệp nguy hại với tần suất thu gom 1 năm/lần

+ Công ty đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế cấp sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại mã số QLCTNH 46.000143.T ngày 28 tháng 11 năm 2013

+ Định kỳ hàng năm trước ngày 31 tháng 01 của năm kế tiếp, Công ty lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm và thống kê khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại nhà máy

- Theo báo cáo CTNH hằng năm của Cơ sở, thành phần khối lượng CTNH được thống kê cụ thể như sau:

Bảng 31: Khối lượng CTNH phát sinh thường xuyên năm 2021-2022

Stt Tên chất thải Trạng thái

1 Bao bì cứng thải (không chứa hoá chất nông nghiệp có gốc halogen hữu cơ) Rắn KS 1.407 712 14 01 06

2 Bao bì mềm thải (không chứa hoá chất Rắn KS 600 1.722 14 01 05

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 77

Stt Tên chất thải Trạng thái

2021 2022 nông nghiệp có gốc halogen hữu cơ)

Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chưa nêu tại các mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại

4 Bao bì nhựa cứng (đã chứa chất khi thải ra là CTNH) thải Rắn KS 8 15 18 01 03

5 Bóng đèn huỳnh quang và các loại thuỷ tinh hoạt tính thải Rắn NH 5 10 16 01 06

6 Các loại dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải khác Lỏng NH 2 5 17 02 04

Hoá chất bảo vệ thực vật và diệt trừ các loại gây hại thải, tồn lưu hoặc quá hạn sử dụng không có gốc halogen hữu cơ

8 Bùn thải có thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải công nghiệp Rắn KS 1.000 770 12 06 05

Than hoạt tính (trong buồng hấp phụ) đã qua sử dụng từ quá trình xử lý khí thải

- Khối lượng chất thải công nghiệp phải kiểm soát phát sinh tại cơ sở sẽ được Chi nhánh tiến hành phân định, phân loại theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT và thu gom, xử lý đúng quy định pháp luật b) Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý

- Nhà máy đã xây dựng 01 khu lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại có diện tích 19,24m 2 (Kích thước 5,2×3,7) Bố trí các thùng chứa có dán nhãn, mã CTNH theo đúng quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT

- Kết cấu được trình bày dưới bảng sau:

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 78

Bảng 32: Quy cách kho lưu giữ CTNH STT Khu vực lưu giữ Quy mô Quy cách

1 Kho chất thải nguy hại 19,24m 2

- Có mái che, được bao quanh bằng tôn, nền đổ xi măng; kho được chia vách ngăn ra theo từng ô để phân loại chất thải; có biển dấu hiệu cảnh báo theo tiêu chuẩn Việt Nam về dấu hiệu cảnh báo liên quan đến chất thải nguy hại

* Trách nhiệm của Chi nhánh về việc lưu giữ chứng từ chuyển giao CTNH:

- Yêu cầu đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải Công ty Môi trường đô thị và công nghiệp Bắc Sơn cung cấp chứng từ chuyển giao chất thải nguy hại sau mỗi lần chuyển giao CTNH

- Lưu lại các liên chứng từ chuyển giao CTNH số 3 và số 4 tại Công ty trong thời gian tối thiểu 3 năm;

* Hiệu quả áp dụng các biện pháp thu gom chất thải nguy hại: Đã thu gom, vận chuyển đi xử lý được toàn bộ lượng chất thải nguy hại phát sinh, không để rác thải sản xuất tồn lưu quá nhiều so với sức chứa của kho

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 79

Hình 40: Kho nguy hại tại cơ sở

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

- Tiếng ồn, độ rung chủ yếu phát sinh tại các thiết bị có công suất lớn như máy khuấy trộn, máy sàng, máy chà cội,… nên khi hoạt động sẽ phát sinh tiếng ồn, độ rung do va chạm cơ khí, do chuyển động các chi tiết máy Ngoài ra, tiếng ồn còn phát ra từ các phương tiện vận chuyển thành phẩm ra vào nhà máy

- Tiếng ồn nếu vượt mức cho phép quy định và thường xuyên sẽ tác động đến sức khỏe con người: giảm độ nhạy cảm, tăng ngưỡng nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc, kích thích hệ thần kinh trung ưng, rối loạn nhịp tim, dạ dày và các cơ quan khác

* Biện pháp khống chế tiếng ồn chung tại nhà máy:

- Lắp đặt máy móc, thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm làm giảm chấn động khi hoạt động như: Xây dựng bệ máy cho mỗi loại máy, cân bằng máy khi lắp đặt, lắp các bộ tắt chấn động lực dùng các kết cấu đàn hồi để giảm rung

- Bố trí khoảng cách giữa các máy móc, thiết bị có độ ồn lớn hợp lý

- Thường xuyên bảo dưỡng máy móc, thiết bị để đảm bảo máy luôn trong tình trạng hoạt động tốt

- Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân ở những khu vực có cường độ tiếng ồn cao như kính bảo hộ, khẩu trang chống bụi, ủng, găng tay, nút bịt tại cho công nhân làm việc tại khu vực phát sinh tiếng ồn lớn

- Bố trí thời gian nhập nguyên liệu hợp lý, hạn chế nhập nguyên liệu vào

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 80 những thời điểm có nhiều công nhân hoạt động

- Thực hiện chế độ làm việc hợp lý, điều chỉnh giảm bớt thời gian người lao động phải tiếp xúc với nguồn ồn cao

- Đối với người lao động tại khu vực có độ ồn cao phải được trang bị các thiết bị giảm âm chống tiếng ổn nhằm tránh các bệnh nghề nghiệp mắc phải

- Lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn

- Sử dụng các loại máy móc hiện đại ít gây ra tiếng ồn lớn

- Lắp đặt hệ thống giảm thanh cho các máy móc, thiết bị gây tiếng ồn

+ Tiếng ồn: QCVN 26:2010/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn + Độ rung: QCVN 27:2010/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố khác

6.1 Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải

Quy trình vận hành và xử lý sự cố như sau: Trong quá trình vận hành, người vận hành thường xuyên kiểm tra hệ thống xử lý nước thải, nếu hệ thống xử lý hoạt động tốt thì hệ thống được vận hành xử lý nước thải theo đúng quy trình và nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn được thải ra môi trường Trong trường hợp hệ thống gặp sự cố, người vận hành sẽ kiểm tra và khắc phục sự cố a) Các biện pháp nhà máy chú trọng thực hiện, bao gồm:

- Thực hiện các biện pháp quản lý, giám sát hoạt động của hệ thống xử lý nước thải tập trung để có biện pháp kịp thời ứng phó sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải

- Niêm yết các quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải tại khu vực xử lý

- Lập sổ theo dõi, nhật ký vận hành xử lý

- Định kỳ hàng năm, thực hiện kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng thiết bị, máy móc hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thu gom và thoát nước thải

- Đào tạo người vận hành hệ thống xử lý nước thải được đào tạo các kiến thức về:

+ Hướng dẫn lý thuyết vận hành HTXLNT

+ Hướng dẫn bảo trì bảo dưỡng thiết bị: cách xử lý các sự cố đơn giản và bảo trì, bảo dưỡng thiết bị

+ Hướng dẫn an toàn vận hành hệ thống xử lý: trong giai đoạn này, những người tham dự khóa huấn luyện sẽ được đào tạo các kiến thức về an toàn khi vận hành HTXLNT Đây là một trong những bài học quan trọng không thể thiếu đối với người trực tiếp vận hành HTXLNT

+ Hướng dẫn thực hành vận hành hệ thống: thực hành các thao tác vận hành HTXLNT và thực hành xử lý các tình huống sự cố

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 81

Bảng 33: Danh sách nhân viên vận hành hệ thống XLNT của nhà máy

STT Họ và tên Chức vụ Văn bằng/Chứng chỉ

1 Nguyễn Văn Pháo Công Nhân Kỹ sư

Nhà máy đã xây dựng các kịch bản sự cố và hướng dẫn cách khắc phục để phòng ngừa và ứng phó sự cố một cách nhanh chóng, kịp thời được trình bày ở bảng sau:

Bảng 34: Các kịch bản sự cố và hướng dẫn khắc phục vận hành HTXLNT

STT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục

Xuất hiện lớp bọt trắng dày trong bể

- Nồng độ chất rắn lơ lững trong bể Aerotank quá thấp Điều này có nghĩa hàm lượng bùn hoạt tính trong bể bị rữa trôi hoặc vi sinh vật bị ức chế bởi các hiện tượng tăng tải trọng ô nhiễm hoặc tăng lưu lượng dòng thải đột ngột

- Vi sinh vật đang bị sốc tải do tăng tải lượng hoặc tăng nguồn cacbon đột ngột

- Sự hiện diện của chất hoạt động bề mặt không phân hủy sinh học

- Tăng tuần hoàn bùn từ bể lắng về bể Aerotank để tăng MLSS

- Giám sát dòng thải có chứa chất họat động bề mặt, khống chế lưu lượng vào dòng thải tránh gây sốc

- Nếu MLSS nhỏ hơn 1000 mg/l thì tiến hành bổ sung thêm bùn hoạt tính từ các hệ thống tương tự

- Bổ sung dinh dưỡng cho hệ vi sinh để cũng cố lại hệ vi sinh

- Giảm cấp khí trong thời gian lưu lượng thấp, phải duy trì DO không dưới 2 mg/l

2 Bùn trong Aerotank có xu hướng đen

- Không khí không đủ, tạo nên vùng chết dẫn đến phân hủy kị khí nên bùn có màu đen

- Tăng độ mở của van máy thổi khí

- Nếu van mở tối đa nhưng DO <

2 mg/l, dùng máy thồi khí dự phòng

- Giảm tải trọng bể Aerotank bằng giảm lưu lượng nước thải

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 82

STT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục vào bể (chỉnh bơm nước thải với lưu lượng thấp hơn hoặc tạm dừng)

- Kiểm tra hệ thống ống thông khí xem có bị rò rỉ hay không

- Kiểm tra và làm vệ sinh các đầu phân phối khí bị tắc hoặc lắp thêm đầu phân phối khí mới

Bùn trong bể lắng bị nổi

- Thời gian tuần hoàn bùn thấp

- Sinh trưởng của vi khuẩn dạng sợi Filamentous

- Vi sinh thiếu dinh dưỡng hoặc đang bị ức chế

- Tăng thời gian hồi lưu bùn từ

15 – 20% so với chu kì cũ

- Tăng DO nếu bể sinh học hiếu khí Aerotank thiếu oxy (thông qua máy đo DO)

- Điều chỉnh pH, bổ sung dưỡng chất cho vi sinh

Phân phối khí không đồng đều

- Đĩa phân phối bị tắc

- Sự thông khí không đủ làm cho DO thấp

- Van khí điều chỉnh chưa phù hợp

- Vệ sinh đĩa hoặc thay đĩa phân phối khí; kiểm tra lại sự cấp khí, lắp bộ lọc ở đầu máy thổi khí nhằm giảm sự tắc do khí bần

- Tăng tốc độ sục khí nhằm đưa

Nước sau bể lắng hơi đục, bùn lơ lững nhiều

- Vi sinh nhiều dẫn đến thiếu nguồn Cacbon cho sự phát triển của vi sinh

- Lưu lượng tuần hoàn bùn thấp

- Hệ thống bị sốc tải

- Nếu chỉ số SV30 > 600 ml/l: Cần xả bớt bùn hoạt tính về bể lắng hóa lý;

- Nếu có điều kiện test mẫu để xác định tỉ lệ BOD:N:P thì có giải pháp bổ sung nguồn Cacbon hoặc dưỡng chất phù hợp nhất

- Tăng thời gian tuần hoàn bùn tại bể lắng sinh học

- Nếu hiệu quả hệ phản ứng Fenton và hóa lý chưa tốt: cần kiểm tra và điều chỉnh lại liều

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 83

STT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục lượng hóa chất cho phù hợp Xem lại mục 4 Hướng dẫn vận hành hệ Fenton

- Nếu giá trị pH và DO vượt ngưỡng cho phép của bể sinh học hiếu khí thì cần điều chỉnh lại cho phù hợp

6.1 Biện pháp khống chế các chất bay hơi

- Để khống chế các chất dễ bay hơi gây nên mùi hôi đặc trưng đối với các nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu, nhà máy đã sử dụng các biện phòng chống và kiểm soát ô nhiễm sau đây:

- Khi thiết kế và bố trí xây dựng mặt bằng, Cơ sở đã xem xét các ảnh hưởng của nhà máy tới môi trường xung quanh Vậy nên khu vực hành chính, nhà ăn đã được bố trí ở đầu hướng gió Các phân xưởng pha trộn gây mùi, gây ổn ở cuối chiều gió và nằm về phía có dân cư sinh sống ở cách xa nhà máy

- Nhà máy đã lập một khoảng cách an toàn đối với khu vực dân cư xung quanh Kết hợp với chính quyền địa phương, nhà máy đề nghị không cho nhân dân làm nhà sinh sống hoặc dựng quán mua bán sát tường rào nhà máy

- Xây dựng kho chứa dung môi, kho chứa hóa chất, nguyên liệu riêng biệt có mái che, chống nắng nóng, mưa đột và có hệ thống thông gió tốt để tránh rò rỉ, bay hơi dung môi hoá chất tạo mùi hôi, gây cảm giác khó chịu trong khuôn viên nhà máy

- Bố trí kho chứa dung môi tại nơi thoáng mát có đầy đủ phương tiện phòng chống cháy tại chỗ Kho chứa dung môi cần cách ly xa kho chứa hóa chất, nguyên liệu, kho chứa sản phẩm, khu sản xuất và văn phòng

- Có kho chứa các thùng nguyên liệu đã dùng hết Các thùng này cần đậy kín nắp và xếp gọn trong kho Nhà máy sẽ quản lý và phân loại, tuỳ thuộc vào tính chất và bản chất các loại bao bì mà có biện pháp xử lý thích hợp.Các thùng chứa nguyên liệu đã dùng hết được chuyển vào kho CTNH, hoặc tiến hành súc rửa chuyển vào công ty mẹ để tiếp tục nhận BTP cùng loại

* Quản lý trong khu sản xuất

- Có hệ thống nạp hóa chất, nguyên liệu, hệ thống vô chai (thuốc nước) cần che kín, không để rơi vãi ra sàn nhà

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 84

- Đã cách ly khu vực phát sinh nhiều bụi nguyên liệu trong dây chuyền sản xuất thuốc hạt, tránh gây ô nhiễm toàn phân xưởng hay toàn nhà máy Tại các điểm phát sinh bụi lắp đặt hệ thống hút bụi, lọc bụi

- Đã lắp đặt hệ thống thông gió cục bộ tại những nơi có nồng độ các chất bay hơi cao Hệ thống thông gió cục bộ bao gồm: miệng hút (chụp hút), ống dẫn khí độc, quạt hút khí độc, thiết bị thu khí độc, ống khói có chiều cao phù hop

- Định kỳ vệ sinh nhà xưởng, máy móc, thiết bị để giảm thiểu mùi hôi sinh ra do rò rỉ, rơi vãi nguyên liệu, hóa chất

- Trồng vành đai cây xanh xung quanh nhà máy, tăng cường diện tích trồng cỏ, cây cảnh để tránh bụi, giảm tiếng ồn và thanh lọc khí độc phát tán ra các khu vực xung quanh

6.3 Phòng ngừa ứng phó sự cố cháy nổ

Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Cơ sở đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1282/QĐ-MTg ngày 04 tháng 7 năm 1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 91 trường về việc phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy thuốc sát trùng Huế” Các hạng mục, công trình bảo vệ môi trường của cơ sở cơ bản thực hiện theo đúng quyết định phê duyệt, tuy nhiên hạng mục hệ thống XLNT tập trung của cơ sở có thay đổi và được trình bày như sau:

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 92

TT Quyết định phê duyệt ĐTM số

1282/QĐ-MTg ngày 4/7/1996 Nội dung thay đổi so với QĐ ĐTM Ghi chú

I Công trình xử lý nước thải

- Quy trình: Nước thải → bể lắng để lắng sơ bộ các chất cặn bã → bể ổn định để tiếp tục lắng Ozon được điều chế trong máy phát ozon và được tiếp tiếp xúc với nước thải trong hệ thống điều khiển tiếp xúc nhờ bơm hồi lưu Các chất ô nhiễm được oxy hoá Cặn được lắng trong bể tái tuần hoàn Nước sạch được thải ra nguồn tiếp nhận

- Quy trình: Nước thải → Bể điều hoà → Modul bể phản ứng Fenton + Lắng 1(mới) → Modul bể phản ứng hoá lý + Lắng 2 (mới) →

Bể aerotank → Bể lắng 3 → Bể khử trùng →

Bể ổn định → Bể chứa hoàn thiện → Nguồn tiếp nhận (Cột A, QCVN 40:2011)

- Công ty đã đầu tư xây mới, cải tạo hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý kết hợp với sinh học theo yêu cầu tại Kết luận thanh tra số 691/KL- TCMT ngày 06 tháng 6 năm

II Công trình xử lý khí thải

1 Công trình xử lý khí thải tại dây chuyền thuốc hạt

Bụi, khí thải → Hệ thống ống thu bụi →

Lọc bụi túi vải → Quạt hút → Ống thải

Bụi, khí thải → Hệ thống ống thu bụi → Lọc bụi túi vải → Quạt hút → Tháp khử mùi (than hoạt tính + phun hoá chất) → Ống thải

Công ty đã tiến hành bổ sung thêm tháp khử mùi để tăng hiệu suất xử lý theo yêu cầu tại Kết luận thanh tra số 691/KL-TCMT ngày 06 tháng 6 năm 2017

2 Công trình xử lý khí thải tại dây chuyền thuốc lỏng

Khí thải → Tháp phun hoá chất (NaOH)

→ Bộ phận tách ẩm → Tháp hấp thụ bằng

Khí thải → Quạt hút → Tháp khử mùi (than hoạt tính + phun hoá chất) → Ống thải

Theo yêu cầu tại Kết luận thanh tra số 691/KL-TCMT ngày 06

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 93

TT 1282/QĐ-MTg ngày 4/7/1996 Nội dung thay đổi so với QĐ ĐTM Ghi chú than hoạt tính → Ống thải tháng 6 năm 2017

3 Công trình xử lý bụi tại máy sàng cát

Cát (nguyên liệu phục vụ sản xuất) được làm khô bằng máy sấy cát

Cát (nguyên liệu phục vụ sản xuất) được làm khô bằng ánh nắng mặt trời (dự trữ liên tục) và được sàng qua máy để đảm bảo kích thước theo yêu cầu Dẫn đến phát sinh hệ thống xử lý bụi từ máy sàng cát

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 94

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

1.1 Nguồn phát sinh nước thải

- Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu vệ sinh tại nhà văn phòng điều hành

- Nguồn số 02: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà ăn

- Nguồn số 03: Nước thải sản xuất phát sinh từ quá trình vệ sinh máy móc, thiết bị; vệ sinh nhà xưởng (tại xưởng sản xuất thuốc lỏng)

- Nguồn số 04: Nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải tại xưởng sản xuất thuốc hạt

- Nguồn số 05: Nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải tại xưởng sản xuất thuốc lỏng

- Nguồn số 06: Nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải tại máy sàng cát

1.2 Dòng nước thải xả vào nguồn tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải

Chủ cơ sở đề nghị cấp phép 01 dòng nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 7,0 m 3 /ngày.đêm đạt QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A với hệ số Kq = 0,9; Kf = 1,2 trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là Khe nước tại cầu Cây Thông thuộc địa phận tổ 17, phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

* Sơ đồ hệ thống dẫn nước thải sau xử lý đến nguồn tiếp nhận

1.2.1 Nguồn tiếp nhận nước thải

- Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý: Khe nước tại cầu Cây Thông thuộc địa phận tổ 17, phường Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế

1.2.2 Vị trí xả nước thải vào nguồn tiếp nhận

- Vị trí xả nước thải: Điểm giao nhau giữa mương xả nước thải của nhà máy với hệ thống thoát nước nằm dọc tránh thành phố Huế

- Toạ độ vị trí xả nước thải: X= 1.813.020; Y= 572.840 (Theo hệ toạ độ VN- 2000: kinh tuyến trục 107 0 00’, múi chiếu 3 0 )

Hình 43: Sơ đồ hệ thống dẫn nước thải sau xử lý

HTXLNT 7 m 3 /ngày.đêm Ống PVC D50mm

Hệ thống thoát nước của khu vực

Khe nước tại cầu Cây Thông thuộc địa phận tổ

17, phường Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ L=4,5 m

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 95

1.2.3 Lưu lượng xả nước thải tối đa

Lưu lượng xả nước thải tối đa của Cơ sở là 7,0 m 3 /ngày.đêm (24 giờ) a) Phương thức xả thải:

- Phương thức xả thải: xả hở, tự chảy b) Chế độ xả nước thải:

Chế độ xả nước thải: liên tục (08h/ngày.đêm) c) Chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận

Giới hạn các thông số, nồng độ chất ô nhiễm được phép xả thải đảm bảo yêu cầu Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT, giá trị Cmax, cột A (kq = 0,9; kf = 1,2) trước khi thải ra môi trường

Bảng 38: Giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải

TT Chất ô nhiễm Đơn vị tính

Giá trị giới hạn cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

4 Chất rắn lơ lửng mg/L 54

5 Tổng hoá chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ mg/l 0,05

6 Tổng hoá chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ mg/l 0,3

Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

2.1 Nguồn, vị trí phát sinh bụi, khí thải

- Nguồn số 01: Khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất thuốc hạt

- Nguồn số 02: Khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất thuốc lỏng

- Nguồn số 03: Khí thải phát sinh từ quá trình sàng cát

2.2 Dòng khí thải, vị trí xả khí thải

2.2.1 Vị trí xả khí thải:

- Dòng khí thải số 01: Tương ứng với ống thải sau hệ thống xử lý khí thải của dây chuyền sản xuất thuốc hạt (nguồn số 01) Toạ độ: X = 1.813.085; Y = 572.887

- Dòng khí thải số 02: Tương ứng với ống thải sau hệ thống xử lý khí thải của dây chuyền sản xuất thuốc lỏng (nguồn số 02) Toạ độ: X = 1.813.105; Y = 572.863

- Dòng khí thải số 03: Tương ứng với ống thải sau hệ thống xử lý khí thải tại máy sàng cát (nguồn số 03) Toạ độ: X = 1.813,058; Y = 572.866

(Theo hệ toạ độ VN-2000: kinh tuyến trục 107 0 00’, múi chiếu 3 0 )

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 96

2.2.2 Lưu lượng xả khí thải thực tế lớn nhất

- Dòng khí thải số 01: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 10.000m 3 /h

- Dòng khí thải số 02: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 12.000m 3 /h

- Dòng khí thải số 03: Lưu lượng xả khí thải lớn nhất 6.000m 3 /h

- Dòng khí thải số 01: Khí thải sau khi xử lý được xả ra môi trường qua ống thải, xả gián đoạn

- Dòng khí thải số 02: Khí thải sau khi xử lý được xả ra môi trường qua ống thải, xả gián đoạn

- Dòng khí thải số 03: Khí thải sau khi xử lý được xả ra môi trường qua ống thải, xả gián đoạn

2.3 Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường không khí

- Chất lượng khí thải trước khi xả vào môi trường phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường: QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và một số chất vô cơ (Cột B - Kp = 1,0; Kv = 0,8) và QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ

Bảng 39: Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng khí thải của dự án

STT Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị giới hạn cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

I Dòng khí thải số 01 (Áp dụng K p =1,0; K v = 0,8)

II Dòng khí thải số 02 (Áp dụng K p =1,0; K v = 0,8)

III Dòng khí thải số 03 (Áp dụng K p =1,0; K v = 0,8)

1 Bụi tổng mg/Nm 3 160 Không thuộc đối tượng

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 97

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn độ rung

3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung

- Nguồn số 01: Khu vực đặt máy hút chân không

- Nguồn số 02: Khu vực đặt máy nâng

- Nguồn số 03: Khu vực hệ thống máy thổi khí của hệ thống XLNT

- Nguồn số 04: Khu vực đặt máy sàng cát

- Nguồn số 05: Khu vực đặt máy thổi khí tại bể ổn định nước thải

3.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung

(Theo hệ toạ độ VN-2000: kinh tuyến trục 107 0 00’, múi chiếu 3 0 )

3.3 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung

- Tiếng ồn, độ rung tại Cơ sở đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với tiếng ồn (QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung) cụ thể như sau: a) Tiếng ồn

Bảng 40: Giới hạn cho phép của tiếng ồn tại Cơ sở

TT Từ 6 giờ đến 21 giờ (dBA)

Từ 21 giờ đến 6 giờ (dBA)

Tần suất quan tắc định kỳ Ghi chú

1 70 55 - Khu vực thông thường b) Độ rung

Bảng 41: Giới hạn cho phép của độ rung tại Cơ sở

Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép (dB)

Tần suất quan tắc định kỳ

Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý nước thải, Cơ sở đã ký hợp đồng với Trung tâm Quan trắc tài nguyên và Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế địa chỉ số 173 Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế có chứng chỉ năng lực Vimcerts 033, Vilas 910 – định kỳ 06 tháng/lần tiến hành quan trắc, lấy mẫu nước thải Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý tổng hợp theo báo cáo giám sát môi trường định kỳ của nhà máy như sau:

Bảng 42: Kết quả quan trắc môi trường định kỳ nước thải của nhà máy

STT Chỉ tiêu Đơn vị

Giá trị tối đa cho phép (C max = C*K q *K f )

4 Hoá chất BVTV nhóm clo hữu cơ mg/l

0,05 γ – BHC KPH KPH KPH KPH α – BHC KPH KPH KPH KPH β – BHC KPH KPH KPH KPH δ – BHC KPH KPH KPH KPH

Heptachlor KPH KPH KPH KPH

Aldrin KPH KPH KPH KPH

Heptachlor Expoxide KPH KPH KPH KPH γ – clordance KPH KPH KPH KPH

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 99

Endosulfan I KPH KPH KPH KPH α - clordance KPH KPH KPH KPH

DDE KPH KPH KPH KPH

Endrin KPH KPH KPH KPH

Dieldrin KPH KPH KPH KPH

Endosulfan II KPH KPH KPH KPH

DDD KPH KPH KPH KPH

Endrin Aldehyde KPH KPH KPH KPH

Endosulfan Sulfate KPH KPH KPH KPH

DDT KPH KPH KPH KPH

Endrin Keton KPH KPH KPH KPH

Methoxychlor KPH KPH KPH KPH

Dichlorovos KPH KPH KPH KPH

Parathion KPH KPH KPH KPH

Ethprophos KPH KPH KPH KPH

Diazinon KPH KPH KPH KPH

Methyl – Parathion KPH KPH KPH KPH

Chlorpyrifos – methyl KPH KPH KPH KPH

Chlorpyrifos KPH KPH KPH KPH

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 100

Prothiophos KPH KPH KPH KPH

- Vị trí lấy mẫu: Tại điểm xả nước thải từ nhà máy ra ngoài

- Nhận xét: Qua kết quả tại bảng trên cho thấy, các chỉ tiêu ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, cột A với hệ số Kq = 0,9; Kf = 1,2 Do vậy, có thể đánh giá hệ thống xử lý nước thải của Cơ sở đang vận hành hiệu quả

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 101

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải

Các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở đã đi vào vận hành ổn định và hoạt động tốt, có thực hiện chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định, đồng thời dự án đã được cấp Giấy phép môi trường thành phần, do đó căn cứ theo khoản 4, điều 31, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, chúng tôi không đề xuất kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.

Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật

Căn cứ khoản 2 điều 97 và khoản 2 Điều 98 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Cơ sở không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục và định kỳ

Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại

- Tần suất giám sát: thường xuyên và liên tục

- Vị trí giám sát: khu vực lưu giữ chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại

- Thông số giám sát: khối lượng, chủng loại và hoá đơn, chứng từ giao nhận chất thải

- Quy định áp dụng: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm

2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường – Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm

Bảng 43: Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm

Các tác động môi trường Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm

Giám sát khác 20 triệu/năm

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 102

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Nhà máy có 01 đợt kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở trong 02 năm gần nhất trước thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường là đoàn kiểm tra Thực hiện Quyết định số 3131/QĐ – TCMT ngày 17/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra tại Công ty Cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam (Chi nhánh II – Công ty Cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam)

Nội dung Kết Luận thanh tra Việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại Công ty Cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam (Chi nhánh II – Công ty

Cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam) số 46/KL-BTNMT ngày 28/06/2023

Kết quả kiểm tra, xác minh

- Công ty đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Dự án “Nhà máy thuốc sát trùng Huế” và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 1282/QĐ-MTg ngày 04 tháng 7 năm 1996

- Chi nhánh đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước tại Giấy phép số 56/GP-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2020

- Chi nhánh đã thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường định kỳ, có báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm và báo cáo xả nước thải định kỳ vào nguồn nước, đã nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo hóa đơn tiền nước cấp

- Chi nhánh đã lập biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của xưởng sản xuất nông dược Phú Bài và được Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế xác nhận tại văn bản số 01/XN-SCT ngày 30 tháng 3 năm 2016

- Chi nhánh đã thực hiện nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải theo yêu cầu tại Kết luận thanh tra số 691/KL-TCMT ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Tổng cục Môi trường, quy trình xử lý hiện nay: nước thải sản xuất được thu gom về bể điều hoà → bể phản ứng Fenton + lắng 1 → Modul phản ứng hoá lý + lắng 2 → bể trung gian qua Aerotabk → bể lắng 3 → bể khử trùng → nguồn tiếp nhận

- Kết quả đo đạc và phân tích mẫu môi trường: kết quả phân tích mẫu nước thải, khí thải của Chi nhánh cho thấy các thông số phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép

Chủ cơ sở: Chi nhánh II Công ty Cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam Trang 103

Ngày đăng: 19/03/2024, 15:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN