Sau khoảng thời gian chiến đấu đầy gian khổ, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (19451954) đã thắng lợi vẻ vang. Thắng lợi này có ý nghĩa to lớn khi đã bảo vệ và phát triển thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám, giải phóng hoàn toàn miền Bắc cũng như chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của người Pháp tại Việt Nam. Thắng lợi này đến từ sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân. Đảng ta đã có những chiến lược, sách lược đúng đắn và sáng tạo để giành thắng lợi sau cùng trong cuộc chiến tranh dài hơi. Đặc biệt là trong việc xây dựng căn cứ địa cách mạng và căn cứ hậu phương hậu phương trong kháng chiến. Chính từ quan điểm của Đảng trong xây dựng căn cứ địa và căn cứ hậu phương cách mạng đã giữ một vai trò quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của cuộc chiến giữa ta và Pháp từ năm 19451954. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (19451954), việc xây dựng căn cứ địa và hậu phương cách mạng theo quan điểm của Đảng đã được thực hiện chặt chẽ, theo một đường lối đúng đắn, sáng tạo cũng như với nhiều biện pháp có hiệu quả. Việc giải quyết thành công vấn đề căn cứ địa và hậu phương đã góp phần giải thích vì sao Việt Nam chúng ta đã đánh bại thực dân Pháp hùng mạnh, có tiềm lực quân sự, kinh tế và khoa học kỹ thuật hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VAI TRÒ CỦA VIỆC XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG
VÀ CĂN CỨ HẬU PHƯƠNG THEO QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP THỜI KỲ 1945-1954
Giảng viên: Ths Nguyễn Thị Phương
Sinh viên: Phạm Trường Quy
MSSV: 2156110114
Lớp: Lịch sử Đảng - K47
TPHCM, tháng 1 năm 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn đến Ths Nguyễn Thị Phương - người đã giảng dạy và truyền đạt học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1945-1975 đến lớp Lịch sử Đảng K47 Nhờ sự truyền đạt của cô đã giúp bản thân em tiếp thu được nhiều kiến thức về học phần nói riêng và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung Để em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận cuối kỳ này một phần cũng đến từ những kiến thức mà cô đã truyền dạy cho em trong học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1945-1975
Tuy vậy, kiến thức là vô hạn và việc tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người
cũng có những hạn chế nhất định Vì thế, khi tiến hành làm bài tiểu luận này không thể không tránh khỏi những thiếu sót về cả nội dung lẫn hình thức Cá nhân em rất mong muốn nhận được sự đánh giá và nhận xét trong bài tiểu luận cuối kỳ từ cô Điều đó giúp em có thể rút được kinh nghiệm cho bản thân không những trong bài tiểu luận của học phần này mà còn các bài tiểu luận của những học phần khác
Lời cuối, em xin chúc cô và gia đình có một năm mới an khang thịnh vượng, dồi dào sức khỏe, hi vọng cô sẽ luôn thành công trong sự nghiệp chèo lái sinh viên đến bến bờ của tri thức Em xin chân thành cảm ơn cô!
Trang 3MỤC LỤC
Chương 2 VAI TRÒ CỦA VIỆC XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA CÁCH
MẠNG VÀ CĂN CỨ HẬU PHƯƠNG THEO QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)
Chương 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUA VIỆC XÂY DỰNG CĂN CỨ
ĐỊA CÁCH MẠNG VÀ CĂN CỨ HẬU PHƯƠNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945-1954)
Trang 5PHẦN I MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Sau khoảng thời gian chiến đấu đầy gian khổ, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945-1954) đã thắng lợi vẻ vang Thắng lợi này có ý nghĩa to lớn khi đã bảo vệ và phát triển thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám, giải phóng hoàn toàn miền Bắc cũng như chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của người Pháp tại Việt Nam
Thắng lợi này đến từ sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân Đảng ta đã có những chiến lược, sách lược đúng đắn và sáng tạo để giành thắng lợi sau cùng trong cuộc chiến tranh dài hơi Đặc biệt là trong việc xây dựng căn cứ địa cách mạng và căn cứ hậu phương hậu phương trong kháng chiến Chính từ quan điểm của Đảng trong xây dựng căn cứ địa và căn cứ hậu phương cách mạng đã giữ một vai trò quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của cuộc chiến giữa ta
và Pháp từ năm 1945-1954
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), việc xây dựng căn cứ địa
và hậu phương cách mạng theo quan điểm của Đảng đã được thực hiện chặt chẽ, theo một đường lối đúng đắn, sáng tạo cũng như với nhiều biện pháp có hiệu quả Việc giải quyết thành công vấn đề căn cứ địa và hậu phương đã góp phần giải thích vì sao Việt Nam chúng ta đã đánh bại thực dân Pháp hùng mạnh, có tiềm lực quân sự, kinh tế và khoa học kỹ thuật hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ
Tìm hiểu công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng và xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) vừa giúp hiểu sâu sắc hơn về thắng lợi của quân và dân ta lại vừa cho thấy được ý chí chiến đấu ngoan cường của nhân dân cũng như sự mưu lược tài tình của Đảng khi đề ra quan điểm trong cuộc chiến đầy vất vả với kẻ thù Từ mong muốn có thể tìm hiểu sâu một phần trong giai đoạn lịch sử của dân tộc nói chung và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, em đã chọn đề tài “Vai trò của việc xây dựng căn cứ địa cách mạng và căn cứ hậu phương theo quan điểm của Đảng trong kháng chiến chống Pháp thời kỳ 1945-1954” làm đề tài trong bài tiểu luận cuối
kỳ của mình
Trang 62 Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu mà đề tài muốn hướng đến là “vai trò của việc xây dựng
căn cứ địa cách mạng và căn cứ hậu phượng theo quan điểm của Đảng trong kháng chiến chống Pháp thời kỳ 1945-1954”
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm cho thấy những quan điểm của Đảng trong việc tiến hành xây dựng căn cứ địa cách mạng cho chiến tranh, làm
rõ việc xây dựng, chuẩn bị và dự trữ tiềm lực cho cuộc kháng chiến trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa Đồng thời cũng là chỗ đứng chân cho cách mạng,
là chỗ dựa không chỉ trong xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang mà còn là chỗ dựa tinh thần từ tiền tuyến cho chiến trường ác liệt Qua đó, có những tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm trong vấn đề xây dựng căn cứ địa và căn cứ hậu phương
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là toàn bộ những nội dung liên quan đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nước ta từ năm 1945-1954
3 Nguồn tư liệu của đề tài
Đề tài đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu, tư liệu khác nhau như sách tham khảo,
chuyên khảo, tạp chí, ngoài ra còn là những bài viết khác nhau về quan điểm xây dựng căn cứ địa và căn cứ hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tài liệu Internet,
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp luận và phương pháp cụ thể Phương pháp luận: căn cứ vào chủ nghĩa duy vật biến chứng và duy vật lịch sử để thực hiện việc đánh giá các sự kiện và nhân vật Phương pháp cụ thể: tiến hành việc sưu tầm các tài liệu tham khảo, thực hiện thống kê, tập hợp cũng như phân loại các tư liệu tham khảo bằng những thao tác so sánh, phân tích đối chiếu và từ đó rút ra được kết luận
5 Cấu trúc của đề tài:
Ngoài ba mục lớn là MỞ ĐẦU, NỘI DUNG VÀ KẾT LUẬN thì trong phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về vai trò xây dựng căn cứ cách mạng và căn cứ hậu phương
Chương 2: Vai trò của việc xây dựng căn cứ địa cách mạng và căn cứ địa hậu
Trang 7phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
Chương 3: Bài học kinh nghiệm qua việc xây dựng căn cứ địa cách mạng và căn cứ hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
PHẦN II NỘI DUNG
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG VÀ CĂN CỨ HẬU PHƯƠNG
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm căn cứ địa cách mạng
Căn cứ địa, hiểu một cách chung nhất thì đó là vùng lãnh thổ và dân cư do lực
lượng cách mạng làm chủ, tương đối an toàn (có thể là vùng tự do hoặc căn cứ du kích đã được xây dựng, củng cố vững chắc); nơi đứng chân và là chỗ dựa của cách mạng để tích lũy, xây dựng, phát triển lực lượng chính trị, quân sự, văn hóa,
xã hội, nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh cách mạng Để bàn về căn
cứ địa - hậu phương trong chiến tranh, Lênin cho rằng: “Những quân đội lớn nhất, những quân đội được trang bị tốt nhất đều đã bị tan rã và biến thành tro bụi
vì không có hậu phương vững chắc, không có sự ủng hộ và sự đồng tình của nhân dân lao động” [1,tr.372]
Với Đảng, Đảng ta quan điểm về căn cứ địa chính là hậu phương trực tiếp và tại chỗ của chiến tranh cách mạng “Căn cứ địa cách mạng là những vùng giải phóng xuất hiện trong vòng vây của địch, cách mạng dựa vào đó để tích luỹ và phát triển lực lượng của mình về mọi mặt, tạo thành những trận địa vững chắc về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, lấy đó làm nơi xuất phát để mở rộng dần ra, cuối cùng tiến lên đánh bại kẻ thù lớn mạnh, giải phóng hoàn toàn đất nước Căn
cứ địa là chỗ đứng chân của cách mạng, đồng thời là chỗ dựa để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang cách mạng, trên ý nghĩa đó, nó cũng là hậu phương của chiến tranh cách mạng” [19]
Để có thể xây dựng một căn cứ địa cách mạng thì cần đảm bảo được 4 điều kiện sau:
- Thứ nhất là điều kiện về địa lý: xây dựng căn cứ địa phải ở nơi có địa thế, địa hình hiểm trở, vừa gây khó khăn cho quân địch vừa có thể che chở quân ta ẩn nấp “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” Đặc biệt là dễ dàng trong cả phòng thủ
Trang 8Ngoài những căn cứ địa cách mạng đã có sẵn, cũng có các xã ấp chưa được hoàn toàn giải phóng hay các khu vực đã được giải phóng để du kích cách mạng đứng chân Đây được xem là những căn cứ lõm, ăn sâu hay nằm giữa vùng chiếm đóng của kẻ thù Có khi còn được gọi là lõm du kích hoặc căn cứ du kích
1.1.2 Khái niệm căn cứ hậu phương cách mạng
Hậu phương hiểu theo nghĩa hẹp: “là nơi đối xứng với tiền tuyến, có sự phân
biệt rạch ròi bằng yếu tố không gian, là lãnh thổ ngoài vùng chiến sự, có dân
cư và tiềm lực mọi mặt, nhất là về nhân lực, vật lực Là nơi xây dựng và huy động sức người, sức của đáp ứng nhu cầu của lực lượng vũ trang ngoài tiền tuyến” [2 ,tr.231]
Theo nghĩa rộng thì hậu phương là chỗ dựa để tiến hành chiến tranh cách
mạng, là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực của cuộc chiến tranh trên tất cả lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa, khoa học kĩ thuật, cũng là nơi cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến, không phân biệt rạch ròi với tiền tuyến
về mặt không gian
Ăngghen đã viết “Toàn bộ việc tổ chức và phương thức chiến đấu của quân đội và do đó thắng lợi, thất bại đều tỏ ra là phụ thuộc vào những điều kiện vật chất, nghĩa là điều kiện kinh tế, vào chất liệu của con người và của vũ khí, nghĩa là vào chất lượng và số lượng của cả cư dân và của cả kĩ thuật” [3,tr.242]
Còn Lênin cho rằng: “Trong chiến tranh, ai có nhiều lực lượng hậu bị hơn,
ai có nhiều nguồn lực, ai kiên trì đi sâu vào quần chúng nhân dân hơn, thì người đó thu được thắng lợi” [4, tr.84]
Với Đảng ta, đã hết sức coi trong vấn đề xây dựng căn cứ hậu phương, xem
Trang 9căn cứ hậu phương là nhân tố quan trọng quyết định đến thắng lợi sau cùng của cuộc kháng chiến với Pháp Đảng đã nhận thực được việc phải tiến hành xây dựng hậu phương trong kháng chiến, xem hậu phương là một bộ phân chiến lược của đường lối chiến tranh nhân dân, giải quyết được vấn đề tìm lực
để đưa cuộc kháng chiến trường kì, lâu dài Trong suốt từ năm 1945-1954, Đảng củng cố xây dựng và phát triển hậu phương cách mạng, từ đó tạo “nơi đứng chân” vững chắc cho cách mạng, đem lại sức mạnh to lớn để giành thắng lợi trước thực dân Pháp hùng mạnh
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình giữa ta và Pháp trước khi chiến tranh bùng nổ
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công rực rỡ, nhân dân ta đã giành
quyền làm chủ dân tộc và được hưởng quyền lợi từ chính quyền cách mạng mang lại Đất nước ta bước và giai đoạn mới, nhân dân phấn khởi và ngày càng gắn bó chặt chẽ với chế độ Thêm vào đó, Cách mạng nước ta có Đảng
mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo ngày càng hoàn tiện và vững mạnh, cộng hưởng vớ sự hình thành của hệ thống XHCN trên thế giới và sự phát triển của phong trào cách mạng, phong trào đấu tranh vì hòa bình ở nhiều quốc gia trên thế giới, dân chủ phát triển ở các quốc gia tư bản khác
Ngày 6/1/1946, Đảng và Chính phủ tiến hành cuộc tổng tuyển cử tự do dân chủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm đập tan đi sự xuyên tạc của kẻ thù và đặc biệt là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân cả nước Tuy vậy, nước ta trong khoảng thời gian này cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức sau độc lập với tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” Nước ta vừa thành lập chưa nhận được sự công nhận của một quốc gia nào trên thế giới; kinh nghiệm quản lý nhà nước chưa có và một số nơi chính quyền chưa hoàn toàn thuộc về cách mạng; lực lượng vũ trang còn non trẻ, kinh nghiệm chiến đấu ít ỏi, vũ khi còn thô sơ; nền kinh tế quốc dân cực kỳ tham hại khi bị những chính sách vơ vét bóc lột của phát xít Nhật và thực dân Pháp đè nén; công nghiệp đình đốn, ngoại thương đình trệ, thủ công nghiệp hoàn toàn phá sản, hàng hóa trong nước vô cùng khan hiếm dẫn đến nhiều công nhân nước ta không có việc làm, 1/10 dân số nước ta đã chết vì đói và dịch bệnh hoành
Trang 10hành; kho bạc chỉ có 1,3 triệu đồng trong đó một nửa là tiền hào, giấy nát đang chờ được hủy, thị trường tài chính càng lúc càng rối loạn; đặc biệt nước ta có đến 95% dân số hoàn toàn mù chữ đến từ chính sách ngu dân của người Pháp Thêm vào đó, nước ta bị chủ nghĩa đế quốc bao vây hoàn toàn Trong miền Nam, Pháp được Anh giúp đỡ, ngày 23 tháng 9 năm 1945 đã đánh Sài Gòn sau
đó là Nam Bộ và Nam Trung Bộ Ngoài miền Bắc, với sự giúp sức của người
Mỹ, 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc vào nước ta với danh nghĩa là giải giáp quân Nhật thất bại nhưng mặt trái là muốn đè nén cách mạng và lập nên chính quyền tay sai của chíng ở nước ta Cùng với đó, nhiều tổ chức Đảng phái, chính trị thân Pháp, Nhật hay bọn phản động tay sai đã ngoi lên khi Pháp quay trở lại xâm lược nước ta để làm tay sai cho thực dân Pháp
Những khó khăn trên buộc Đảng và chính quyền phải giữ vững được chính quyền cách mạng nước ta, bảo vệ và xây dựng chế độ mới Bên cạnh đó cũng tiến hành giải quyết những khó khăn mà nước ta đã và đang gặp phải
Về thực dân Pháp, Pháp vẫn chưa từ bỏ ý định xâm lược Việt Nam thêm một lần nữa dù Việt Nam đã giành được độc lập từ cách mạng tháng 8 thắng lợi Nhận được sự giúp đỡ của quân Anh, người Pháp liên tục có nhiều hành động gây hấn với cách mạng và theo quy định của hội nghị Ianta năm 1945, Pháp được phép quay trở lại Đông Dương
=> Có thể thấy rằng, ngoài những thuận lợi sau khi giành được độc lập thì Việt Nam chúng ta cũng có nhiều khó khăn, thách thức Điều đó đòi hỏi Đảng, Chính phủ và toàn thể nhân dân cả nước đoàn kết, ra sức đánh đuổi kẻ thù xâm lược
1.2.2 Về vấn đề nhân lực, vật lực và tài lực trong chiến tranh
Sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thắng lợi, các giai cấp, tầng lớp yêu nước nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung ngày càng tin tưởng vào Chủ tịch Hồ Chí Minh, tin tưởng và Chính phủ cách mạng, quyết tâm bảo vệ thành quả Cách mạng tháng 8 thành công Nhân dân ta từ miền Nam ra tới miền Bắc,
từ miền ngược đến miền xuôi đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng trước sự xâm lược và phá hoại trở lại của kẻ thù, cùng nhau nhân dân đã hăng hái tham gia Mặt trận Việt Minh - mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng
Trang 11sản Việt Nam lãnh đạo Thêm vào đó, các hội cứu quốc như: thanh niên cứu quốc, nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, công nhân cứu quốc, phát triển
vô cùng mạnh mẽ, từ đó khối liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo được củng cố vững chắc, trở thành nền tảng của mặt trận Đây cũng được xem là lực lượng chính trị phát triển rộng khắp trong và sau cuộc Tổng khởi nghĩa, lực lượng ấy đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chính quyền nhân, bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc Đây vừa là cơ sở để xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng, vừa là nền tảng để hình thành, phát triển lực lượng
vũ trang nhân dân và vũ trang toàn dân
Đảng và Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách nhằm mục làm tiền đề
để xây dựng căn cứ địa cách mạng và căn cứ hậu phương cách mạng vững chắc: tiến hành tăng gia sản xuất như chiến đấu, chống đói, chống giặc ngoại xâm; cuối năm 1945, nhân dân ta đã bỏ ra 4 triệu ngày công, đào đắp 2,72 triệu mét khối đất bổ trợ cho hàng trăm kilômet đê điều, đầy lùi nạn lụt; diện tích trồng lúa mở rộng gấp rưỡi, diện tích trồng khoai lang tăng gấp ba, số khoai thu hoạch tăng gấp bốn, diện tích trồng ngô tăng gấp năm, số ngô thu hoạch tăng gấp bốn lần so với năm 1943; từ năm 1938 đến năm 1943 trung bình mỗi năm miền Bắc sản xuất được 65.400 tấn khoai lang, 56.000 tấn ngô, 26.000 tấn đỗ tương, nhưng từ sau cách mạng tháng Tám đến đầu năm 1946, miền Bắc đã thu hoạch được 231.000 tấn khoai lang, 224.000 tấn ngô, 64.000 tán đỗ tương [31] Về tài chính, thực hiện “Quỹ độc lập” và “Tuần lễ vàng” được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, chỉ trong thời gian ngắn tầng lớp nhân dân đã đóng góp được hơn 350kg vàng và hơn 20 triệu đồng; số vàng và tiền được nhân dân đóng góp tuy không lớn so với nhu cầu cần chi tiêu nhưng phần nào đã giải quyết được những khó khăn trước, nhất là việc nuôi dưỡng, xây dựng và củng cố trang thiết bị cho căn cứ địa đang xây dựng và phát triển Ngoài ra, cùng với nhân dân thì Đảng và Nhà nước cũng đưa ra những chủ trương, biện pháp để bồi dưỡng sức dân như giảm tô 25%, bãi bỏ hay sửa lại các thứ thuế, tiến hành phát hành giấy bạc Việt Nam hay ban hành sắc lệnh
“Đảm phụ quốc phòng”, Song song với đó, những chính sách trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế cũng được thực hiện tốt, là cơ sở cho việc xây dựng căn cứ địa cách mạng và hậu phương cách mạng thắng lợi