1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng sâu, bệnh hại rừng trồng bạch đàn và đề xuất giải pháp phòng trừ tại huyện yên lập, tỉnh phú thọ

109 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá hiện trạng sâu, bệnh hại rừng trồng bạch đàn và đề xuất giải pháp phòng trừ tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Tác giả Nguyễn Văn Đức
Người hướng dẫn TS. Phạm Duy Long, TS. Đỗ Hoàng Chung
Trường học Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Lâm học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 4,11 MB

Nội dung

Trang 1 NGUYỄN VĂN ĐỨC ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SÂU, BỆNH HẠI RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG TRỪ TẠI HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌLUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Trang 2 NGUYỄN VĂ

Trang 1

NGUYỄN VĂN ĐỨC

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SÂU, BỆNH HẠI RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG

TRỪ TẠI HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên, 2023

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1 TS PHẠM DUY LONG

2 TS ĐỖ HOÀNG CHUNG

Thái Nguyên, 2023

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi không sao chép của ai Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là quá trình điều tra, nghiên cứu hoàn toàn trung thực, khách quan Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí theo danh mục tài liệu của luận văn

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Người cam đoan

Nguyễn Văn Đức

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này trước hết tôi xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong trường Đại học Lâm nghiệp lời cảm ơn chân thành Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Phạm Duy Long và TS Đỗ Hoàng Chung, những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tôi xin gửi lời cảm ơn TS John Grehan đã hỗ trợ trong việc giám định loài sâu đục thân cây bạch đàn

Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Công ty Lâm nghiệp Yên Lập – Tổng công ty giấy Việt Nam, Ban quản lý rừng phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn dành sự động viên, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đã qua

Trong quá trình thực tập, hoàn thiện luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô

và đồng nghiệp

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Tác giả

Nguyễn Văn Đức

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN x

MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết 1

1.2 Mục tiêu đề tài: 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu: 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 4

1.1.1 Các nghiên cứu về gây trồng cây bạch đàn 4

1.1.2 Các nghiên cứu về sâu hại cây bạch đàn 4

1.1.3 Các nghiên cứu về bệnh hại cây bạch đàn 8

1.1.4 Các nghiên cứu phòng trừ sâu, bệnh hại cây bạch đàn 12

1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 14

1.2.1 Các nghiên cứu về gây trồng cây bạch đàn 14

1.2.2 Các nghiên cứu về sâu hại cây bạch đàn 15

1.2.3 Các nghiên cứu về bệnh hại cây bạch đàn 18

1.2.4 Các nghiên cứu về phòng trừ sâu, bệnh hại cây bạch đàn 23

1.3 Điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế 26

1.3.1 Vị trí địa lý 26

1.3.2 Khí hậu, thời tiết 27

1.3.3 Địa hình, địa chất, thủy văn 27

CHƯƠNG 2 28

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28

Trang 6

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 28

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 28

2.2 Nội dung nghiên cứu 28

2.2.1 Nghiên cứu hiện trạng sâu hại rừng trồng bạch đàn 28

2.2.2 Nghiên cứu hiện trạng bệnh hại rừng trồng bạch đàn 28

2 2.3 Nghiên cứu đề xuất giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại rừng trồng bạch đàn 29

2.3 Phương pháp nghiên cứu 29

2.3.1 Phương pháp kế thừa tài liệu 29

2.3.2 Phương pháp điều tra và thu mẫu sâu, bệnh hại và đánh giá tỷ lệ bị hại, mức độ bị các loài sâu hại rừng trồng bạch đàn 29

2.3.3 Phương pháp giám định tên khoa học sâu hại rừng trồng bạch đàn 35

2.3.4 Phương pháp giám định tên khoa học vi sinh vật gây bệnh hại rừng trồng bạch đàn 37

2.3.5 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm gây hại của sâu hại chính 39

2.3.6 Phương nghiên cứu đề xuất giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại rừng trồng bạch đàn 39

2.3.7 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 40

CHƯƠNG 3 41

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41

3.1 Kết quả đánh giá hiện trạng sâu hại rừng trồng bạch đàn tại huyện Yên Lập, Phú Thọ 41

3.1.1 Thành phần sâu hại rừng trồng bạch đàn 41

3.1.2 Giám định tên khoa học loài sâu hại rừng trồng bạch đàn 49

3.1.3 Tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại của các loài sâu hại rừng trồng bạch đàn 51

3.1.4 Đặc điểm gây hại của các loài sâu hại rừng trồng bạch đàn 55

3.2 Kết quả đánh giá hiện trạng bệnh hại rừng trồng bạch đàn tại huyện Yên Lập, Phú Thọ 63

3.2.1 Thành phần sinh vật gây bệnh rừng trồng bạch đàn 63

3.2.3 Đặc điểm gây hại của bệnh cháy lá bạch đàn 70

Trang 7

3.3 Kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại rừng

trồng bạch đàn tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 71

3.3.1 Đánh giá tính chống chịu sâu hại của một số giống bạch đàn 71

3.3.2 Đánh giá tính chống chịu bệnh hại của một số giống bạch đàn 76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

1 Kết luận 78

2 Kiến nghị 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 8

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

4 NCBI National Center for Biotechnology Information

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Danh mục tên khoa học của các loài sâu hại cây bạch đàn ở rừng

trồng tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 50

Bảng 3.2 Tỷ lệ cây bị hại và mức độ hại do xén tóc (Batocera lineolata) 51

trên rừng trồng bạch đàn ở các địa điểm khác nhau 51

Bảng 3.3 Tỷ lệ cây bị hại và mức độ hại do sâu đục thân (Zeuzera multistrigata) trên rừng trồng bạch đàn ở các địa điểm khác nhau 52

Bảng 3.4 Tỷ lệ cây bị hại và mức độ hại do nhóm sâu đục thân 53

Endoclita spp (E salvazi, Endoclita sp1 và Endoclita sp2.) 53

trên rừng trồng bạch đàn ở các địa điểm khác nhau 53

Bảng 3.5 Tỷ lệ cây bị hại và mức độ hại do ba loài mọt đục thân (Xylosandrus crassiusculus, Xyleborus perforans và Xyleborinus artestriatus) trên cây bạch đàn 54

Bảng 3.6 Triệu chứng gây hại điển hình của các loài sâu hại rừng trồng bạch đàn 56

Bảng 3.7 Kết quả thu mẫu lá bạch đàn bị bệnh cháy lá tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 64

Bảng 3.8 Mức độ gây bệnh của các mẫu nấm phân lập 65

từ cây bạch đàn bị bệnh cháy lá 65

Bảng 3.9 Kết quả xác định nấm gây bệnh chính phân lập từ cây bạch đàn bị bệnh cháy lá 66

Bảng 3.10 Đặc điểm hình thái của bào tử nấm gây bệnh cháy lá bạch đàn 67

Bảng 3.11 Tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh cháy lá của rừng trồng bạch đàn tại các địa điểm nghiên cứu khác nhau 69

Bảng 3.12 Tỷ lệ cây bị hại và mức độ hại do xén tóc (Batocera lineolata) trên các giống bạch đàn 71

Bảng 3.13 Tỷ lệ cây bị hại và mức độ hại do sâu đục thân (Zeuzera multistrigata) trên các giống bạch đàn 72

Bảng 3.14 Tỷ lệ cây bị hại và mức độ hại do nhóm sâu đục thân 73

(Endoclita salvazi, Endoclita sp1 và Endoclita sp2.) trên các giống bạch đàn 73

Trang 10

Bảng 3.15 Tỷ lệ cây bị hại và mức độ hại do nhóm mọt đục thân

(Xylosandrus crassiusculus, Xyleborus perforans và Xyleborinus artestriatus)

trên các giống bạch đàn 74

Bảng 3.16 Tỷ lệ cây bị bệnh và mức độ bệnh cháy lá do nấm Cryptospriopsis

eucalypti trên các giống bạch đàn 76

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Xén tóc Batocera lineolata: a, b Trưởng thành; c Trứng; 42

d.Sâu non; e Nhộng 42

Hình 3.2 Sâu đục thân Zeuzera multistrigata: a trưởng thành cái; c triệu

chứng trên thân cây bị hại; c lát cắt dọc thân cây bị hại Thước = 1 cm 43

Hình 3.3 Sâu đục thân Endoclita salvazi: a, b trưởng thành; c Sâu non; d

Nhộng Thước = 1 cm 44

Hình 3.4 Sâu đục thân Endoclita sp1 a, b trưởng thành; c Sâu non; d

Nhộng Thước = 1cm 45

Hình 3 5 Sâu đục thân Endoclita sp2.: a, b trưởng thành cái; c Trứng; d

Sâu non; e Nhộng Thước = 1cm 46

Hình 3.6 Mọt đục thân Xylosandrus crassiusculus: a trưởng thành; b trưởng

thành đang đào hang Thước: a = 1mm 47

Hình 3.7 Mọt đục thân Xyleborus perforans: a: sâu non và nhộng; b trưởng

thành Thước: a = 1 mm 48

Hình 3.8 Mọt đục thân Xyleborinus artestriatus: a sâu non và nhộng; b

trưởng thành Thước: a = 1 mm 49Hình 3.9 Rừng trồng bạch đàn bị nhiễm bệnh cháy lá 63Hình 3.10 Túi bào tử nấm gây bệnh: a Trên lá; b Trên cành 64

Hình 3.10 Cây phả hệ thể hiện mối quan hệ của nhóm Cryptospriopsis dựa

trên sự khác biệt trong trình tự ITS 69

Trang 12

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Văn Đức

Tên luận văn: Đánh giá hiện trạng sâu, bệnh hại rừng trồng bạch đàn và

đề xuất giải pháp phòng trừ tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Duy Long

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

1 Mục tiêu nghiên cứu

- Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển bền vững rừng trồng bạch đàn tại huyện Yên Lập

- Xác định được hiện trạng sâu hại rừng trồng bạch đàn tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

- Xác định được hiện trạng bệnh hại rừng trồng bạch đàn tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

- Đề xuất giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại rừng trồng bạch đàn tại huyện Yên Lập, Phú Thọ

2 Phương pháp nghiên cứu

- Kế thừa các tài liệu, các kết quả nghiên cứu đã công bố Qua đó, hệ thống hóa lại các kết quả nghiên cứu trước đây, xác định các nội dung cần nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện, các nội dung cần nghiên cứu mới, lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp để thực hiện tốt các nội dung cho luận văn này

- Điều tra và thu mẫu sâu, bệnh hại và đánh giá tỷ lệ bị hại, mức độ bị các loài sâu hại rừng trồng bạch đàn: Áp dụng theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8927:2013 đối với sâu hại và TCVN 8928:2013 đối với bệnh hại

- Giám định tên khoa học các loài sâu hại rừng trồng bạch đàn thông qua

mô tả hình thái các pha phát triển của sâu hại và đối chiếu với các khóa phân loại

Trang 13

Giám định tên khoa học vi sinh vật gây bệnh hại rừng trồng bạch đàn thông qua việc phân lập và mô tả hình thái, kích thước bào tử nấm gây bệnh Ngoài ra, tiến hành phân tích trình tự gen để đối chiếu với cơ sở dữ liệu hiện

có trên NCBI

- Nghiên cứu đặc điểm gây hại của sâu hại thông qua điều tra sơ bộ theo tuyến và điều tra chi tiết tên ô tiêu chuẩn để đánh giá tỷ lệ gây hại (P%) và mức độ bị hại (R)

- Xử lý số liệu bằng Excel và phân tích thống kê bằng phần mềm R

- Đề xuất giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại rừng trồng bạch đàn thông qua việc đánh giá hiện trạng sâu, bệnh hại ở các giống bạch đàn khác nhau

3 Kết quả nghiên cứu

Đề tài đã xác định được các loài sâu hại cây bạch đàn (Batocera lineolata,

Zeuzera multistrigata , Endoclita salvazi, Endoclita sp1., Endoclita sp2.,

Xyleborus crassiusculus , Xyleborus perforans và Xyleborinus artestriatus) Loài nấm gây bệnh cháy lá hại cây bạch đàn là Cryptospriopsis eucalypti Từ các mẫu

lá cây bị bệnh đã phân lập được 20 mẫu nấm gây bệnh, trong đó đa số các mẫu

có hình thái tương tự nhau Qua đó đề xuất giải pháp chọn giống bạch đàn chống chịu sâu hại cây Bạch đàn tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

4 Kết luận

Đã xác định được thành phần các loài sâu hại cây bạch đàn ở rừng trồng

tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú thọ gồm có 8 loài Cụ thể, xén tóc (Batocera

lineolata ), sâu đục thân (Z multistrigata, E salvazi, Endoclita sp1 và

Endoclita sp2.) và mọt đục thân (Xylosandrus crassiusculus, Xyleborus

perforans và Xyleborinus artestriatus)

Đã xác định được tỷ lệ bị hại trung bình và mức độ bị hại trung bình của

các loài xén tóc (B lineolata), sâu đục thân (Z multistrigata, E salvazi,

Endoclita sp1 và Endoclita sp2.) và mọt đục thân (X crassiusculus, X

perforans và X artestriatus) trên rừng trồng bạch đàn ở ba cấp tuổi (1 - 2 năm

tuổi, 3 - 4 năm tuổi và 5 - 6 năm tuổi) tại ba địa điểm nghiên cứu có diện tích

Trang 14

rừng trồng bạch đàn nhiều nhất huyện Yên Lập (xã Đồng Thịnh, thị trấn Yên Lập và xã Lương Sơn)

Đã xác định được nguyên nhân gây bệnh cháy lá cây bạch đàn ở rừng

trồng bạch đàn tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ là do nấm Cryptospriopsis

eucalypti

Đã đánh giá được tính chống chịu xén tóc (B lineolata), sâu đục thân (Z

multistrigata , E salvazi, Endoclita sp1 và Endoclita sp2.) và mọt đục thân (X crassiusculus, X perforans và X artestriatus) của các giống bạch đàn

(PNCT3 PNCT4, PN3D, PN10, PN14, PN21, PN24, DH32-29, PN46, PN47, PN54 và PN108) Giống bạch đàn cự vĩ DH32-29 nhạy cảm nhất với sự gây hại do các loài sâu hại nêu trên so với các giống bạch đàn khác

Đã đánh giá được tính chống bệnh cháy lá do nấm của các giống bạch đàn (PNCT3 PNCT4, PN3D, PN10, PN14, PN21, PN24, DH32-29, PN46, PN47, PN54 và PN108) làm cơ sở đề xuất giải pháp chọn giống bạch đàn chống chịu sâu hại Giống bạch đàn cự vĩ DH32-29 nhạy cảm nhất với sự gây

hại của bệnh cháy lá do nấm Cryptospriopsis eucalypti so với các giống bạch

đàn khác

Ngày 15 tháng 09 năm 2023

TS Phạm Duy Long TS Đỗ Hoàng Chung Nguyễn Văn Đức

Trang 15

THESIS SUMMARY

Student name: Nguyen Van Duc

Thesis title: Assessing the current situation of insect pests and diseases in Eucalyptus plantations and proposing management measures in Yen Lap district, Phu Tho province

Major: Forest Resource Management Education code: 8620211A

Supervisor: Dr Pham Duy Long

University name: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry

1 Research objectives

- To contribute scientific basis for the sustainable development of

Eucalyptus plantations in Yen Lap district, Phu Tho province

- To determine the current status of pests affecting Eucalyptus

plantations in Yen Lap district, Phu Tho province

- To determine the current status of diseases affecting Eucalyptus

plantations in Yen Lap district, Phu Tho province

- To propose measures for reducing pests and diseases damage in

Eucalyptus plantations in Yen Lap district, Phu Tho province

Eucalyptus trees, based on Vietnamese standard (TCVN 8927:2013)

- Identifed pests that damaged Eucalyptus plantations via describing the

morphological characteristics at different development phases of insects and then followed the classification keys

Trang 16

- Identified the fungal pathogens that caused diseases in Eucalyptus

plantations via isolating and describing the morphological characteristics of fungal spores In addition, gene sequence analysis was carried out to compare with the existing database on NCBI

- Proposed the control measures for preventing pest and disease

damage in Eucalyptus plantations through assessing the damage status of pests and diseases in different Eucalyptus clones

3 Research results

The current research has identified eight pest species that damaged

Eucalyptus trees including Batocera lineolata, Zeuzera multistrigata,

Endoclita salvazi, Endoclita sp1., Endoclita sp2., Xyleborus crassiusculus,

Xyleborus perforans and Xyleborinus artestriatus) The fungal pathogen that caused leaf blight disease on Eucalyptus trees was determined to be

Cryptospriopsis eucalypti From diseased leaf samples, 20 pathogenic fungal isolates were determined, most of which had similar morphology Thereby, I

proposed solutions to select Eucalyptus clones resistant to pests and diseases

4 Conclusion

Eight insect species that damaged Eucalyptus trees in plantations in

Yen Lap district, Phu Tho province has been determined, including longhorn

beetle (Batocera lineolata), stem borers (Z multistrigata, E salvazi,

Endoclita sp1 and Endoclita sp2.) and ambrosia beetles (Xylosandrus

crassiusculus, Xyleborus perforans and Xyleborinus artestriatus)

The damage incidence and average damage index B lineolata, Z

multistrigata, E salvazi, Endoclita sp1., Endoclita sp2 and X crassiusculus,

X perforans , and X artestriatus was the greatest in Dong Thinh commune,

followed by Yen Lap town and Luong Son commune

The cause of Eucalyptus leaf blight disease in Eucalyptus plantations in

Yen Lap district, Phu Tho province was determined to be the fungus

Cryptospriopsis eucalypti

Trang 17

The resistance to B lineolata, Z multistrigata, E salvazi, Endoclita sp1., Endoclita sp2 and X crassiusculus, X perforans and X artestriatus of

Eucalyptus clones such as PNCT3 PNCT4, PN3D, PN10, PN14, PN21, PN24, DH32-29, PN46, PN47, PN54 and PN108 was determined The clone DH32-29 is the most sensitive to damage caused by eight pests compared to

the remanining Eucalyptus clones

The resistance to fungal leaf blight of Eucalyptus clones (PNCT3,

PNCT4, PN3D, PN10, PN14, PN21, PN24, DH32-29, PN46, PN47, PN54

and PN108) was evaluated as a basis for proposing solutions for Eucalyptus screening resistant to diseases The Eucalyptus clone DH32-29 was the most sensitive to the damage caused by the fungus Cryptospriopsis eucalypti compared to other Eucalyptus clones

September 15 year 2023

Dr Pham Duy Long Dr Đo Hoang Chung Nguyen Van Duc

Trang 18

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết

Cây Bạch đàn có tên khoa học (Eucalyptus sp.), thuộc họ Sim

(Myrtaceae), là loài cây gỗ sinh trưởng nhanh, có luân kỳ khai thác ngắn nên được ưa chuộng rộng rãi làm cây cung cấp nguyên liệu băm dăm cho ngành công nghiệp giấy Đặc biệt, nhờ có khả năng thích nghi tốt với điều kiện lập địa khắc nghiệt nên loài cây này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào danh sách các loài cây lâm nghiệp chủ lực cho trồng rừng sản xuất ở Việt Nam

Đối với rừng trồng bạch đàn phục vụ kinh doanh gỗ xẻ, gỗ ván bóc và gỗ băm dăm bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi bị sâu đục thân và xén tóc gây hại, cây bị hại nặng sẽ bị đỗ gãy khi có gió bão làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng gỗ Một số dịch hại cây trồng đã bùng phát với số lượng lớn trên phạm vi rộng như xén tóc đục thân và bệnh đốm là một trong những nguyên nhân gây suy giảm nghiêm trọng năng suất và chất lượng rừng trồng các loài bạch đàn Cây đã bị xén tóc và bệnh sinh trưởng kém, dẫn đến giảm năng suất

và chất lượng rừng trồng

Huyện Yên Lập là một trong số địa phương có diện tích rừng trồng bạch đàn lớn nhất của tỉnh Phú Thọ Đây cũng là địa bàn cung cấp nguyên liệu đầu vào chính cho Tổng công ty giấy Bãi Bằng Tính đến năm 2021, diện tích rừng trồng Bạch đàn tại huyện Yên Lập đạt gần 500 ha, trong đó khoảng 450 ha được quản lý bởi Công ty Lâm nghiệp Yên Lập và 50 ha của người dân trong huyện Quy mô diện tích vẫn tiếp tục tăng nhanh do nhiều diện tích rừng keo bị sâu, bệnh hại được chuyển đổi sang trồng bạch đàn Theo ghi nhận của cán bộ lâm nghiệp thuộc công ty Lâm nghiệp Yên Lập, trong những năm vừa qua rừng trồng bạch đàn trên địa bàn huyện đã bị sâu, bệnh hại, đặc biệt là dòng Bạch đàn

Cự vĩ đang được sử dụng chủ yếu làm nguyên liệu giấy

Trang 19

Để hạn chế kịp thời và hiệu quả các thiệt hại do sâu, bệnh nhằm phát triển sản xuất bền vững, năng suất cao, chất lượng gỗ bạch đàn, cần phải có các giải pháp kỹ thuật phù hợp nhất Muốn vậy, chúng ta phải có các điều tra, đánh giá

để hiểu biết về thành phần, tỉ lệ bị hại và mức độ hại của các sinh vật gây hại, từ

đó làm căn cứ khoa học để xây dựng các giải pháp phòng chống dịch hại một cách hiệu quả nhất Tuy nhiên, các thông tin, kiến thức về lĩnh vực này còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất bền vững chưa thực hiện điều tra các sinh vật hại trên các cây bạch đàn

Khi bị sâu, bệnh hại cây bạch đàn sinh trưởng kém, chất lượng và trữ lượng gỗ không đạt Khi rừng trồng bạch đàn bị sâu đục thân và xén tóc gây hại thường bị đổ gãy khi có gió bão Ngoài ra, khi cây bạch đàn bị bệnh đốm

lá làm giảm khả năng quang hợp của cây, cây yếu ớt Để phát triển rừng trồng bạch đàn tại huyện Yên Lập một cách bền vững, cần phải có các nghiên cứu đầy đủ về hiện trạng gây hại và qua đó hình thành các giải pháp quản lí kịp thời và hiệu quả là rất cần thiết Muốn vậy, chúng ta phải có các điều tra, đánh giá để hiểu biết về thành phần, tỉ lệ bị hại và mức độ hại của sâu, bệnh hại từ

đó làm căn cứ để xây dựng phương án một cách hiệu quả nhất Cho đến nay, các thông tin cũng như kiến thức về lĩnh vực này còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất bền vững Xuất phát từ những cơ sở thực tiễn nêu trên, em tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng sâu, bệnh hại rừng trồng bạch đàn và đề xuất giải pháp phòng trừ tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”

Trang 20

- Đề xuất giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây Bạch đàn tại huyện Yên Lập, Phú Thọ

1.3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:

1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp học viên làm quen với việc nghiên cứu khoa học, cũng cố kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tế; biết các

thu thập, phân tích và xử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

Đề tài “Đánh giá hiện trạng sâu, bệnh hại rừng trồng bạch đàn và đề xuất giải pháp phòng trừ tại huyện yên lập, tỉnh phú thọ” nhằm:

- Góp phần cung cấp thông tin về thành phần loài và hiện trạng gây hại của sâu, bệnh trên rừng trồng bạch đàn;

- Đề xuất các giải pháp quản lý kỹ thuật phù hợp để hạn chế tác hại của sâu, bệnh hại rừng trồng bạch đàn;

- Góp phần nâng cao nắng suất kinh doanh rừng trồng bạch đàn, đảm bảo phát triển lâm nghiệp bền vững;

Trang 21

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

1.1.1 Các nghiên cứu về gây trồng cây bạch đàn

Bạch đàn được gây trồng rộng rãi và phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới với diện tích khoảng 20 triệu ha, tập trung chủ yếu ở Brazil, Chile, Urugoay, Thái Lan và Trung Quốc, trong đó hai quốc gia có diện tích trồng bạch đàn lớn nhất thế giới là Trung Quốc (khoảng 4,5 triệu ha) và Brazil (3,5 triệu ha) (Nambiar & Harwood, 2014; Wang, 2012) Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là nước trồng bạch đàn nhiều nhất với diện tích thống kê năm 2014 đạt khoảng 500.000 ha, tiếp đến là Indonesia 300.000 ha và Việt Nam khoảng 200.000 ha (Nambiar & Harwood, 2014) Đến năm 2020, diện tích rừng trồng bạch đàn ở Việt Nam đạt khoảng 400.000 ha (Thu et al 2021)

1.1.2 Các nghiên cứu về sâu hại cây bạch đàn

Đa dạng các loài côn trùng đã được ghi nhận là sinh vật gây hại cho cây bạch đàn trên thế giới (Clark, 1938; Paine et al., 2011; Wingfield et al., 2008), trong đó có các loài xén tóc và sâu đục thân (Paine et al., 2011; Scriven et al., 1986)

Martin & Ross (2001) đã thống kê các loài côn trùng gây hại chính cây bạch đàn ở một số nước nhiệt đới Có 40 loài sâu, trong đó nhóm sâu ăn lá

gồm 17 loài (Chrysophtharta spp., Paropsis spp., Gonipterus scutellatus,

Hypomeces squamosus , Anomala spp., Atta spp., Pergia affinis,

Eupseudosoma spp., Buzura suppressaria, Thyrinteina amobia, Spodoptera

litura , Nystalae nyseus, Ctenomorphodes tessulatus, Phylacteophaga

eucalypti , Perthida glyphopa, Uraba lugens và Strepsicrates rothia), sâu chích hút nhựa gồm có 3 loài (Amblypelta cocophaga, Helopeltis sp và

Cardiaspina sp.); nhóm sâu hại vỏ gồm có 1 loài (Indarbela quadrinnotata), nhóm sâu đục thân và sâu đục vỏ gồm có 10 loài (Agrilus sp., Phoracantha

Trang 22

semipunctata , Anoplophora sp., Celosterna scabrator, Apate sp., Sinoxylon sp., Platypus sp., Xyleborus sp., Macrotermes sp và Odontotermes sp.); nhóm sâu hại quả gồm 2 loài (Megastigmus sp và Dioryctria sp.), nhóm sâu gây u bướu gồm 2 loài (Fergusonina sp và Apiomorpha sp.), nhóm sâu hại cây con gồm có 1 loài (Brachytrupes spp.) và nhóm sâu hại rễ gồm 4 loài (Lepidiota sp., Coptotermes sp, Macrotermes sp và Microtermes sp.)

Các nghiên cứu về mọt đục thân hại rừng trồng bạch đàn đã được thực

hiện ở nhiều nơi trên thế giới Các loài mọt (Hypothenemus eruditus,

Xylosandrus retusus , H obscurus, X ferrugineus và Microcorthylus minimus)

được ghi nhận là mọt đục thân gây hại chính đối với rừng trồng bạch đàn ở

Brazil (Flechtmann et al., 2001), loài mọt Austroplatypus incompertus gây hại rừng trồng bạch đàn tại Úc (Kent, 2002) Loài mọt Euwallacea fornicatus

được ghi nhận đã gây hại trên 11 loài cây chủ thuộc họ Sim (Gomez et al.,

2019) Xén tóc (Phoracantha semipunctata) chủ yếu gây hại các cây bạch đàn

bị gãy đổ Loài xén tóc này đã phát tán nhanh và gây hại mạnh đối với rừng bạch đàn ở Châu Phi, vùng Địa Trung Hải và Mỹ (Drinkwater, 1975; Hanks

et al., 1995) Nguyên nhân tăng nhanh về mật độ loài là do diện tích trồng rừng bạch đàn trên quy mô lớn (Paine et al., 1993) và do việc nhập khẩu gỗ, thùng gỗ làm bằng cây bạch đàn (Stanaway et al., 2001)

Xén tóc (Phoracantha sp.) đã trở thành một dịch hại gây ảnh hưởng

đến kinh tế và kế hoạch trồng bạch đàn ở Tunisia (Chararas, 1969), Nam Phi (Drinkwater, 1975), Urugoay (Morelli et al., 2002), Nam Châu Âu và Mỹ (Scriven et al., 1986)

Các loài xén tóc (Chlorophorus carinatus, Oemida gahani, Hesthesis

cingulata , Paroplites australis, Phoracantha recurva và P semipunctata)

được ghi nhận đã gây hại trên rừng trồng bạch đàn tại Úc và Papua New Guines (Wang, 2017)

Trang 23

Các loài xén tóc (Apriona germarii, Sarothrocera lowii, Aeolesthes

holosericea , Phoracantha semipunctata và Trirachys holosericea) đã được

ghi nhận gây hại rừng trồng bạch đàn ở Ấn Độ (Kumawat et al., 2015)

Giống xén tóc Batocera có khoảng 55 loài đã được ghi nhận Nhiều loài được đánh giá là côn trùng nguy hiểm cho cây trồng như (B lineolata, B

rubus , B rufomaculata, B horsfieldi, E numitor) (Sen-Sarma & Thakur, 2012) Loài xén tóc (B lineolata) phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Ấn Độ,

Nhật Bản, Myanmar và Việt Nam (Chen et al., 1959; De Tillesse et al., 2007; Kamata, 2002; Kumawat et al., 2015; Thu et al., 2021) Loài xén tóc này có tính đa thực cao và đã gây hại trên 20 loài cây chủ thuộc nhiều họ khác nhau

Một số loài cây chủ chính bao gồm: Bạch dương (Betula platyphylla), Lệch sáng (Ligustrum lucidum), Óc chó (Juglans regia), Cáng lò (Betula alnoides),

Ô rô (Viburnum awabuki) (Yang et al., 2012) Trong số các loài thực vật, Óc

chó ở Trung Quốc (Chen & Luo, 2001), Dẻ ở Nhật Bản và các nước Châu Âu

(De Tillesse et al., 2007; Peverieri et al., 2017) thường bị loài xén tóc (B

lineolata) gây hại với mức độ bị hại nặng nhất

Nhiều loài xén tóc (Batocera spp.) đã được ghi nhận gây hại cho các

dòng bạch đàn khác nhau ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam (Kulkarni, 2010;

Quang et al., 2021; Zheng et al., 2016) Xén tóc (B rufomaculata) gây hại

rừng trồng bạch đàn 3 tháng đến 1 năm tuổi tại Trung Quốc (Kulkarni, 2014)

Ngoài ra, xén tóc (B horsfieldi) gây hại Bạch đàn chanh (E citriodora) và Bạch đàn liễu (E exserta) tại Trung Quốc (Dell et al., 2012) Loài xén tóc (B

horsfeldi) đang gây hại phổ biến trên rừng trồng bạch đàn ở Trung Quốc, chúng có thể gây chết cây nếu không được quản lý kịp thời và gây thiệt hại lớn đến kết quả kinh doanh rừng trồng (Zheng et al., 2016) Mức độ gây hại

do xén tóc (B lineolata) khác nhau giữa các dòng bạch đàn ở Trung Quốc, trong đó dòng bạch đàn lai (E urophylla×E grandis) thường bị hại nặng nhất Tại Ấn Độ, trong số 135 dòng bạch đàn được điều tra hiện trạng bị xén tóc (B

Trang 24

lineolata) hại, 61 dòng không bị hại, 53 dòng bị hại nhẹ, 20 dòng bị hại trung bình và 1 dòng bị hại nặng (Kulkarni, 2010)

Các loài sâu đục thân (Endoclita spp.) có phân bố tự nhiên ở

Philippines, Nhật Bản, Đài Loan, Lào, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđonesia, Malaysia và Myanmar (Buchsbaum et al., 2018; Buchsbaum et al., 2021; Grehan & Ismavel, 2017; Grehan & Mielke, 2016; Grehan et al., 2019; Kondo, 1961) Nhiều loài được ghi nhận gây hại nghiêm trọng cho cây trồng lâm nghiệp (Dell et al., 2012; Dhanarajan, 1976; Kalshoven, 1965; Liang &

Lee, 2011) Trong đó: sâu đục thân (E excrescence) gây hại các loài cây thuộc chi Dẻ (Quecus, Castanea), Dương (Populus), Liễu (Salix), Tống quán

sủ (Alnus) ở Nhật Bản (Kondo, 1961) và cây ăn quả ở Đài Loan (Wu, 1977), cây Tếch (Tectona grandis) ở Ấn Độ, Myanmar và Thái Lan (Nair, 2007); (E

gmelina và E sericeus) gây hại Tếch (T grandis) ở Malaysia và Indonesia (Dhanarajan, 1976; Kalshoven, 1965); (E sinesis) gây hại nhiều loài cây trồng ở Trung Quốc (Liang & Lee, 2011) và cây Mã rạng (Macaranga

tanarius ) và Bùm bụp nâu (Mallotus paniculatus) ở Đài Loan (Liang & Lee, 2011); E auratus gây hại Tống quán sủ (Alnus nepalensis), Liễu sam (Cryptomeria japonica) và bạch đàn (Eucalyptus spp.) tại Bengal Himalayas (Peechi, 2016); (E punctimargo) gây hại Liễu Sam (C japonica) (Peechi, 2016); (E malabaricus) gây hại Thanh thất núi cao (Ailanthus altissima) tại

Ấn Độ (Ahmed et al., 2015); (E signifer) gây hại bạch đàn lai tại Trung Quốc (Yang et al., 2013) và Tếch (T grandis) tại Ấn Độ (Peechi, 2016), E hosei gây hại bạch đàn bảy sắc cầu vồng (E deglupta) tại Ấn Độ và Malaysia

(Mathew, 2014; Zheng et al., 2016)

Sâu đục thân (E signifer) gây hại nghiêm trọng rừng trồng bạch đàn ở

Trung Quốc vào năm 2013 (Yang et al., 2013) Loài sâu đục thân này đã xuất hiện và gây hại cây bạch đàn tại 59 tỉnh, trong đó nặng nhất ở Quảng Đông và Quảng Tây với tổng diện tích bạch đàn bị hại là 2894,42 ha (Yang et al.,

Trang 25

2013) Mức độ bị hại khác nhau giữa các dòng bạch đàn, trong đó dòng bạch đàn lai thường bị hại nặng nhất Rừng trồng bạch đàn 1-2 tuổi thường bị hại nặng hơn rừng trồng bạch đàn trên 2 tuổi (Zheng et al., 2016) Tỷ lệ thể tích

gỗ ở rừng trồng bạch đàn lai tuổi 1 và tuổi 2 giảm lần lượt là 16,70% và 24,78% (Yang et al., 2013)

Sâu đục thân (E hosei) gây hại nghiêm trọng rừng trồng bạch đàn ở Ấn

Độ và Malaysia (Conway, 1971; Lawson et al., 2012) Ngoài ra, cây Cacao

(Theobroma cacao) tại Malaysia cũng bị hại bởi sâu đục thân (E hosei)

(Conway, 1971)

1.1.3 Các nghiên cứu về bệnh hại cây bạch đàn

Bệnh hại lá bạch đàn gây ra bởi rất nhiều loài nấm bệnh, chúng là một vấn đề rất lớn đối với các rừng trồng Bạch đàn, và đã có rất nhiều ví dụ về các dịch bệnh gây chết hàng loạt rừng trồng bạch đàn ở Úc, New Zealand, Nam Phi, Braxin và Ấn Độ (Park et al., 2000)

Tại Úc, bệnh đốm lá bạch đàn gây ra bởi nấm bệnh Aulographina

eucalypti đã gây ra đại dịch bệnh ở rừng trồng Bạch đàn Eucalyptus nitens ở

Errinundra Plateau, bang Victoria năm 1974, kết quả đã dẫn đến sự rụng lá hoàn toàn ở rừng trồng và gây chết trên một diện tích rất lớn (Nemann & Marks, 1976) Sau đó dịch bệnh này cũng được ghi nhận ở các rừng trồng bạch đàn ở Taggerty, Toolangi và Noojee bang Victoria (Stefanatos, 1993) Dịch bệnh bạch đàn thường gây ra ở các rừng trồng bạch đàn đơn dòng hơn là các rừng trồng bạch đàn hỗn giao

Nấm Mycosphaerella nubilosa cũng đã từng gây ra 90% số lá bị rụng của một số xuất xứ bạch đàn E globulus và các rừng trồng bạch đàn kinh tế

E globulus và E nitens ở bang Tasmania (Carnegie et al., 1994; Dungey et al., 1997) Ở New Zealand, một loài nấm thuộc chi Mycospharella đã xuất hiện và gây dịch bệnh ở rừng trồng Bạch đàn kinh tế E delegatensis trên diện tích 1000 ha Ở Nam Phi, loài nấm Mycosphaerella juvenis cũng gây dịch

Trang 26

bệnh trên rừng trồng E globulus và một số xuất xứ của E nitens (Crous, 1998) Loài nấm Cylindrocladium gây ra dịch bệnh cháy lá, tàn rụi đối với

các rừng trồng bạch đàn non ở Braxin, ở Ấn Độ, ở Nam Phi (Crous, 1998)

Loài nấm gây bệnh rỉ sắt (Puccinia psidii) cũng gây dịch bệnh ở các rừng

trồng Bạch đàn ở Brazil (Ferreira, 1989)

Mầm bệnh chính gây hại cho cây bạch đàn được ghi nhận bao gồm các

loài sau: Armillaria spp., Botryosphaeria spp., Botrytis cinerea, Cercospora spp., Corticium salmonicolor, Colletotrichum spp., Cylindrocladium spp.,

Cytospora eucalyptina , Diaporthe cubensis, Mycosphaerella spp., Phellenus sp., Phytophthora spp., Quambalaria spp Rhizoctonia spp và Teratosphaeria

spp (Carnegie, 2007; FAO, 1981; Kaene et al., 2000; Pegg et al., 2008)

Nấm Ceratocystis sp là những loài nấm gây hại nguy hiểm cho

nhiều loài cây, là nguyên nhân gây nên bệnh thối rễ, gốc, loét thân cành và gây thối quả trên nhiều loài cây trồng nhiệt đới (Kile, 1993) Đặc biệt là

loài Ceratocystis fimbriata gây chết héo hàng loạt rừng trồng bạch đàn ở Brazil, Uruguay và các nước vùng Trung Phi (Roux et al., 2000) C

sublaevis gây bệnh chết héo Bạch đàn E deglupta ở Ecuador (Van Wyk et al., 2011) C chinaeucensis và C cercfabiensis gây bệnh chết héo rừng

trồng bạch đàn tại Trung Quốc (Liu et al., 2015)

Nấm Cryptosporiopsis eucalypti gây ra bệnh đốm lá, khô ngọn và loét

thân trên một số loài bạch đàn ở rất nhiều nước, chủ yếu các nước vùng nhiệt đới ẩm Loài nấm này gây ra bệnh đốm lá bạch đàn ở Indonesia, Braxin Thái Lan, Việt Nam, Lào, Nhật Bản, Trung Quốc, Sri Lanka, Hawaii Loài nấm này sản sinh ra một lượng bào tử rất lớn từ túi bào tử đính trên các lá và ngọn bạch đàn bị bệnh và thường làm cho lá cây bị chết và rụng và cũng có thể làm cho

ngọn cây hay ngọn cành cây bị chết Nấm C eucalypti có thể tồn tại trong thân

cây Bạch đàn dưới dạng bệnh loét thân trong những tháng khô hạn, song ở độ

ẩm cao (trong và sau mùa mưa) và nhiệt độ thích hợp (20-250C) nó sẽ bùng phát

Trang 27

trở lại, gây bệnh đốm lá và khô ngọn Bạch đàn (Old et al 2003) Nấm C

eucalypti phổ biến trên các loài bạch đàn, xảy ra trên phạm vi địa lý rộng, từ các vùng khô đến rất ẩm ướt bao gồm ở Úc, Ấn Độ, Hawaii (Sankaran et al, 1995), New Zealand (Gadgil & Dick, 1999) Brazil (Ferreira et al., 1998), Nhật Bản, Lào, Indonesia, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam (Old & Yuan

1994, Old et al., 2003)

Nấm có thể liên quan đến các triệu chứng bệnh khác nhau bao gồm các đốm lá, bệnh rám nắng, bệnh trên các mô gỗ, sự tàn phá và thậm chí là chết cây (Cheewangkoon et al., 2010) Trong khi đó điều kiện khí hậu thuận lợi

cho sự phát sinh, phát triển và gây bệnh của nấm bệnh C eucalypti lại có biên

độ rất rộng Nấm này có thể phát sinh phát triển trên các vùng có lượng mưa bình quân năm rất thấp đến những vùng có lượng mưa cao, thường trong giới hạn 700 -2.500mm Loài nấm này thường xâm nhiễm vào cành và thân xuyên qua lớp vỏ, phá hủy, làm chết cành và ngọn cây từ vị trí nấm xâm nhiễm

Cây ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nấm xâm nhiễm Nấm C eucalypti

được đánh giá là một trong những loài sinh vật bệnh gây hại nguy hiểm nhất đối với rừng trồng Bạch đàn Khi gây bệnh trên cây bạch đàn, nó gây ra triệu chứng điển hình trên lá cây là đốm lá, đôi khi các lá bị bệnh hình thành các u nhỏ, trên bề mặt lá sần sùi, làm cho lá bị rụng, khi tấn công lên cành hoặc ngọn Bạch đàn nó làm cho cành ngọn bị khô héo, sau đó mọc lên các chồi và

lá non với kích thước rất nhỏ vào cuối mùa mưa, đôi khi còn làm cho ngọn và cành ngọn bị chết (Old et al., 2000)

Tại Thái Lan, bệnh đốm lá và khô cành ngọn bạch đàn ngoài nguyên

nhân do nấm C eucalypti (Cheewangkoon et al., 2010), chúng còn được xác định do nấm Pseudoplagiostoma eucalypti và P oldii gây ra (Cheewangkoon et al., 2010; Lueangpraplut et al., 2013) Nấm P eucalypti cũng là tác nhân gây bệnh đốm lá bạch đàn E robusta ở Đài Loan (Wang

et al., 2016) Bệnh đốm lá do nấm P eucalypti là trở ngại lớn trong trồng

Trang 28

rừng bạch đàn ở Thái Lan, Đài Loan (Lueangpraplut et al., 2013; Old et al., 2003; Wang et al., 2016)

Bệnh đốm lá bạch đàn đỏ E robusta được xác định nguyên nhân do nấm P eucalypti (Sankaran et al., 1995) Đây cũng là lần ghi nhận đầu tiên về

loài nấm này và bệnh do chúng gây ra trên bạch đàn đỏ ở Đài Loan Do phạm

vi ký chủ của P eucalypti rất rộng nên loại bệnh này là một mối đe dọa tiềm tàng với các loài bạch đàn khác (Urbatsch et al., 1995) E robusta thường được biết đến với tên là bạch đàn E robusta, được đưa vào Đài Loan vào

để trồng rừng năm 1896 Do thích hợp với khí hậu lạnh, nên loài bạch đàn này được trồng làm cây che bóng ở công viên và khu vực công cộng Năm

2014, tại Đài Trung, Đài Loan, đã phát hiện bệnh rám nắng do nấm trên

cây bạch đàn E robusta Các triệu chứng tương tự của bệnh cũng được ghi

nhận ở Đài Bắc, Đài Loan trong năm tiếp theo (Cheewangkoon et al., 2010; Old et al., 2003)

Bệnh cháy lá do nấm (Cylindrocladium sp.) ảnh hưởng đến cây con

bạch đàn ở vườn ươm, và rừng mới trồng Vào đầu những năm 1960, bệnh này hiếm khi được ghi nhận do quy mô gây trồng cây bạch đàn còn nhỏ Tuy nhiên, trong vòng vài năm gần đây, bệnh cháy lá đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong các vườn ươm, có nơi gần 100% tỷ lệ cây con bị chết Có

thể nói rằng, bệnh cháy lá do nấm Cylindrocladium sp là một trong những

bệnh nghiêm trọng nhất cho cây bạch đàn ở Kerala (Mohanan, 1995)

Nấm C quinqueseptatum là loại nấm nguy hiểm gây bệnh cháy lá, khô

cành ngọn cây bạch đàn Các lá bị nhiễm bệnh có các vùng bị biến màu, thường là màu nâu hoặc xám, xung quanh mép của tổ chức bị bệnh thường có vết mờ Vết bệnh lan rộng sau đó ngả màu nâu, lá bị khô và rụng Các sợi nấm màu trắng và khối bào tử nấm trên lá và chồi bị nhiễm bệnh khi quan sát bằng kính lúp Bệnh thường gặp ở cả tán lá, tuy nhiên mặt dưới lá thường bị nặng hơn Bệnh có 3 triệu chứng điển hình gồm: Cháy lá (lúc đầu chỉ một vài

Trang 29

điểm của phiến lá ở một số lá sát mặt đất sau lan rộng toàn bộ lá rồi rụng), chết đầu ngọn và đốm đen ở thân cây con sau đó toàn bộ cây bị chết (Crous et al., 1994) Nấm gây bệnh cháy lá, khô cành, ngọn bạch đàn có tên khoa học là

C quinqueseptatum (Boedijn & Reitsma, 1950) Bệnh này xuất hiện phổ biến

ở rừng trồng bạch đàn ở những vùng có lượng mưa trung bình năm cao (trên 1.800mm), và nhiệt độ tối thấp của tháng lạnh nhất không xuống dưới 10oC (Ken Old et al., 1999)

Bệnh gỉ sắt lá bạch đàn là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với rừng trồng bạch đàn ở Úc và các hệ sinh thái tự nhiên Triệu chứng điển hình của bệnh thường gặp ở lá non, hoa, chồi của cây bạch đàn là các đốm nhỏ xíu trên các

mô bị nhiễm bệnh Các lá nhiễm bệnh bị biến dạng và héo Ở Úc, bệnh gỉ sắt bạch đàn được coi là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với rừng sản xuất bạch đàn và các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là các loài thực vật trong họ Sim Nấm bệnh phát triển mạnh ở điều kiện nhiệt độ thấp (khoảng 20oC) và độ ẩm tương đối (trên 80%) (Roux et al., 2013)

1.1.4 Các nghiên cứu phòng trừ sâu, bệnh hại cây bạch đàn

Tuyển chọn loài, xuất xứ, gia đình và dòng có khả năng kháng bệnh, các loài và các xuất xứ bạch đàn sau có triển vọng trong việc kháng bệnh đốm

lá do nấm Cryptosporiopsis eucalypti (Wingfield, 2008) và chặt toàn bộ cành

lá bị nhiễm bệnh vào đầu mùa mưa, mang ra khỏi rừng trồng và tiêu hủy Những nơi là ổ dịch, đã canh tác Bạch đàn qua nhiều chu kỳ, cây trồng có nguy cơ nhiễm bệnh cao Biện pháp tối ưu hiện nay đang được áp dụng là tuyển chọn loài, xuất xứ, gia đình và dòng có khả năng kháng bệnh Phòng trừ sinh học cũng đã được quan tâm từ rất lâu với các giải pháp cụ thể cho từng loài cây trồng chính của mỗi quốc gia, điển hình như việc sử dụng Trichilogaster acaciaelongifoliae để phòng trừ bệnh hại keo ở Nam Phi (Dennill and Donnclly, 1991) Hàng trăm chủng nấm nội sinh phân lập từ các

loài cây thuốc ở Trung Quốc được sử dụng để từ nấm Blumeria graminis với

Trang 30

hiệu lực cao (Xiang et al., 2016) Nhiều loài vi sinh vật nội sinh đã được sử dụng rất thành công để phòng trừ sâu, bệnh hại thực vật và đang được quan tâm để phòng trừ tổng hợp (Jaber and Ownley, 2017) Ngoài ra, các loại thuốc sinh học cũng đang được ưa chuộng để thay thế thuốc hóa học trong sản xuất hữu cơ (McGrath, 2009)

Sử dụng thuốc hóa học là giải pháp quan trọng để quản lý bệnh cây Để phòng trừ bệnh đốm lá bạch đàn cần cách ly vùng dịch, lựa chọn giống có khả năng chống chịu và sử dụng thuốc trừ nấm (Linus, 2014) Khi cây bị bệnh trên diện tích nhỏ có thể phun thuốc hóa học để tiêu diệt và tránh lây lan: thuốc hóa học được sử dụng là: Zineb 1%, Daconil 0.1%, Carbendazim 1%; với liều lượng 200 - 400 lít/ha (Sankaran & Sutton 1995) Việc sử dụng thuốc hóa học không được khuyến khích như thuốc sinh học nhưng thuốc hóa học

đã được sử dụng để trừ nấm gây bệnh hiệu quả và doanh số bán thuốc diệt nấm gây bệnh năm 2006 trên thế giới đạt trên 7 tỷ USD (McGrath, 2009)

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy mức độ nguy hại của các loài sâu, bệnh hại cây bạch đàn và đã được nhiều quốc gia quan tâm Nhiều loài sinh vật gây bệnh hại bạch đàn rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng rừng trồng Với kỹ thuật tiên tiến hiện đại, nhiều nghiên cứu chuyên sâu ở mức sinh học phân tử đã được các nước phát triển thực hiện Ngay ở một số nước trong khu vực châu á việc điều tra cơ bản thành phần sâu bệnh hại phục vụ cho quản lý rừng trồng cũng đã tiến hành

và xuất bản thành sách như: Sâu hại rừng tại Malaysia (Vun, 1996), Tổng quan sâu bệnh hại rừng ở châu Á (Day, 1994)

Nhận xét chung: Cây bạch đàn là đối tượng cây trồng lâm nghiệp được

gây trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới Loài cây này mang lại kinh

tế cao, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển ở Châu Á Đa dạng thành phần sâu, bệnh hại đã được ghi nhận trên cây bạch đàn Nhiều loài sâu, bệnh hại là đối tượng nguy hiểm và đã gây thiệt hại nặng cho rừng trồng bạch đàn Các

Trang 31

nghiên cứu trên thế giới cho thấy mức độ nguy hại của các loài sâu, bệnh hại cây bạch đàn và đã được nhiều quốc gia quan tâm Nhiều loài sinh vật gây bệnh hại bạch đàn rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng rừng trồng Với kỹ thuật tiên tiến hiện đại, nhiều nghiên cứu chuyên sâu ở mức sinh học phân tử đã được các nước phát triển thực hiện Ngay ở một số nước trong khu vực châu Á việc điều tra cơ bản thành phần sâu bệnh hại luôn được thực hiện nhằm phục vụ cho quản lý rừng trồng

1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

1.2.1 Các nghiên cứu về gây trồng cây bạch đàn

Bạch đàn (Eucalyptus spp.) là loài cây nhập nội, được đưa vào gây

trồng ở nước ta từ năm 1940 Đến đầu những năm 1960, loài cây này được trồng rộng rãi Kể từ đó, bạch đàn được xem là một trong những loài cây chủ lực cho các chương trình trồng rừng nhằm phủ xanh đất trống, đồi núi trọc trên toàn quốc Bạch đàn là loài cây gỗ mọc nhanh, thích hợp với nhiều vùng sinh thái và gây trồng với quy mô công nghiệp nên diện tích rừng trồng tập trung lớn

Rừng trồng các loại bạch đàn ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy và dăm gỗ xuất khẩu Theo số liệu kiểm kê rừng, diện tích rừng trồng các loài bạch đàn hiện nay lớn nhất so với các loài cây khác Diện tích rừng trồng các loài bạch đàn hiện nay đạt khoảng 350.000ha, tập trung chủ yếu ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh miền Trung (Phạm Quang Thu, 2016, trong đó, diện tích rừng trồng bạch đàn thuần loài là 249,324 ha và rừng trồng hỗn giao với các loài cây khác là 250.766 ha Ở vùng Đông Bắc có diện tích trồng bạch đàn lớn nhất

là 88,341 ha, tiếp theo là Duyên Hải Nam Trung Bộ là 77,538 ha, Bắc Trung Bộ

là 67,910 ha, đồng bằng Sông Cửu Long 58,641 ha, ít nhất là vùng Tây Nguyên

là 10,556 ha

Trang 32

Nhờ khả năng sinh trưởng nhanh, gỗ được ưa chuộng trong công nghiệp chế biến, khả năng nhân giống dễ dàng nên các loài bạch đàn đã trở thành một trong những loài cây trồng rừng được ưa chuộng nhất ở Việt Nam Diện tích rừng trồng bạch đàn đang có xu hướng tăng lên với diện tích rừng trồng mới hàng năm khoảng từ 20.000 ha đến 30.000 ha, chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc với năng suất trung bình đạt từ 18 đến 25m3/ha/năm tùy theo điều kiện lập địa Ngoài ra, bạch đàn đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định là loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất trong tái cơ cấu ngành lâm nghiệp Tuy nhiên, do diện rừng trồng bạch đàn rất lớn và trồng tập trung nên đang phải đối mặt với sự tấn công của sâu, bệnh hại Điển hình như bệnh cháy lá, xén tóc và sâu đục thân, gây tổn thất đáng kể về năng suất

và chất lượng rừng trồng

Tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ cây bạch đàn được các công ty Lâm nghiệp và các hộ gia đình trồng nhiều để làm nguồn nguyên liệu sản xuất giấy

và gỗ xẻ, làm cột chống Tính đến năm 2021, diện tích rừng trồng Bạch đàn tại huyện Yên Lập đạt gần 500 ha, trong đó khoảng 450 ha được quản lý bởi Công ty Lâm nghiệp Yên Lập và 50 ha của người dân trong huyện Dòng bạch đàn được trồng chủ yếu là DH 3229 hay còn gọi là Cự vĩ, có xuất từ từ Trung Quốc

1.2.2 Các nghiên cứu về sâu hại cây bạch đàn

Những năm vừa qua, dịch sâu hại cây trồng lâm nghiệp thường xuyên xảy ra, gây tổn thất không nhỏ cho sản xuất Cũng như các loài cây rừng khác, cây bạch đàn phải đối mặt với các vấn đề về sâu hại lá bao gồm: loài ong gây

u bướu gân lá (Leptocybe invasa), loài ong gây u bướu phiến lá (O maskelli)

Rừng trồng bạch đàn ở Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Bắc Giang và Nghệ An có hơn 10 loài mối hại cây trong đó giống mối

Macrotermes gây hại nặng nhất Theo Nguyễn Đức Khảm và Vũ Văn Tuyển (1985), số lượng côn trùng gây hại ở rừng trồng bạch đàn có 30 loài, thuộc 5

Trang 33

bộ và 13 họ Bạch đàn thường bị loài Bọ hung nâu nhỏ (Holotrichia sp.), họ Scarabeidae, bộ Cánh cứng (Coleoptera), Mối đất (Macrotermes annaldalei,

M barneyi , M carbonarius, M gilvus và M Malaccensis), họ Termitidae, bộ

Isoptera Các loài mối này gây hại bạch đàn trên nhiều vùng sinh thái, mối thường hại nặng cây con trong mùa khô, mối tập trung hại ở những nơi có độ

ẩm đất 50-60% (Phạm Quang Thu, 2011) Kết quả nghiên cứu bước đầu đánh giá tình hình mối gây hại bạch đàn và keo tại các vùng trọng điểm gồm: Đông Bắc, Tây Bắc, Trung tâm Bắc Bộ và Tây Nguyên đã định loại 17 loài mối, thuộc 9 giống và 2 họ (Nguyễn Thị Bích Ngọc et al., 2011)

Theo Lê Văn Bình (2018), rừng trồng bạch đàn tại nhiều địa phương cũng đang phải đối mặt với các loài sâu hại như loài Sâu cuốn lá

(Strepsicrates rothia) thuộc họ Tortricidae, bộ Lepidoptera, loài Sâu ăn lá

(Trabala vishnou), thuộc họ Lasiocampidae, bộ Lepidoptera; loài Ong gây u

bướu (L invasa), loài Ong gây u bướu phiến lá bạch đàn (O Maskelli), 2 loài

ong này đều thuộc họ Eulophidae, bộ Hymenoptera, loài Sâu kèn bó củi

(Clania minuscula) thuộc họ Psychidae, bộ Lepidoptera, loài Rệp muội (Aphis

sp.) thuộc họ Aphididae, bộ Hemiptera Các loài sâu hại này hiện nay phân bố hầu hết các tỉnh trong cả nước và một số tỉnh phía Bắc gây hại (Phạm Quang Thu, 2016)

Kết quả điều tra của Phạm Quang Thu (2016) đã phát hiện được:

- 46 loài sâu hại gây hại bạch đàn lai Ong u bướu gân lá (L invasa), Rệp nâu (Aphis sp.) là các loài sâu gây hại chính

- 61 loài côn trùng gây hại Bạch đàn urô Các loài sâu gây hại chính

gồm: Ong u bướu gân lá (L invasa), Xén tóc đục thân (Sarothrocera lowi), Mối nhỏ hai dạng lính (M pakistanicus), Sâu róm (Trabala vishnou)

- 45 loài sâu gây hại Bạch đàn camal Các loài sâu gây hại chính gồm

Ong u bướu gân lá (Leptocybe invasa), Mối nhỏ hai dạng lính (Microtermes

pakistanicus)

Trang 34

Theo Lê Văn Bình (2018), rừng trồng bạch đàn cũng thường xuất hiện

các do loài Ong (L invasa) gây u bướu ngọn và gân lá ở giai đoạn vườn ươm

và rừng mới trồng hoặc rừng tái sinh chồi

Một số loài xén tóc gây hại bạch đàn đã được ghi nhận ở Việt Nam như

xén tóc gặm vỏ (Aristobia testudo), thuộc họ Cerambycidae, loài Sâu đục thân (Zeuzera coffeae), họ Cossidae, bộ Lepidoptera) (Phạm Quang Thu, 2011),

loài Xén tóc (Sarothrocera lowi) đục thân gây hại bạch đàn ở Tây Nguyên

(Phạm Quang Thu và Ngô Văn Cầm, 2008), các loài Mọt đục thân (Xyleborus

perforans , Xylosandrus crassiusculus) (Nguyễn Minh Chí và cộng sự, 2018;

Trần Xuân Hưng và cộng sự, 2019; Thu et al 2021)

Loài xén tóc (B lineolata) đục thân gây hại bạch đàn ở các tỉnh Hòa

Bình (Quang et al 2022) Loài xén tóc này được đánh giá là một trong số các loài côn trùng mới nổi nguy hiểm cho cây trồng lâm nghiệp ở Việt Nam (Thu

et al., 2021) Xén tóc (B lineoỉata) được ghi nhận lần đầu tiên gây hại rừng

trồng bạch đàn 1 - 5 tuổi tại tỉnh Hòa Bình (Lê Bảo Thanh và cộng sự, 2021) Năm 2020 chủ yếu ghi nhận xén tóc gây hại theo từng đám đối với rừng trồng bạch đàn Cự vĩ dòng DH3229, tỷ lệ cây bị hại trung bình tại mỗi đám khoảng 18,1 - 29,2%, tập trung ở rừng trồng dưới 3 năm tuổi Đối với rừng trồng Bạch đàn các dòng CTIV, PN108, PN10, PN3D cũng có xuất hiện xén tóc gây hại nhưng tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 4,5 - 6,5% và gây hại rất nhẹ (Quang

et al 2022)

Các cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng trong năm 2021-2022 cho thấy ngoài các loài xén tóc và mọt đục thân, rừng trồng bạch đàn tại tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình và Bắc Giang đang bị sâu đục thân thuộc giống Endoclita gây hại với tỷ lệ và mức độ gây hại ở năm 2022 tăng rõ rệt so với một năm trước đó (Đào Ngọc Quang và cộng sự, 2022)

Loài Sâu cuốn lá (Strepsicrates rothia), họ Tortricidae, bộ Lepidoptera,

và Sâu ăn lá (Trabala vishnou), họ Lasiocampidae, bộ Lepidoptera thường

Trang 35

gây hại rừng trồng bạch đàn, (Nguyễn Văn Độ 2000) Đặc điểm gây hại và tính mẫn cảm của một số loài Bạch đàn cũng được nghiên cứu (Phạm Quang

Thu và Nguyễn Quang Dũng, 2008) Rừng trồng Bạch đàn nâu E urophylla,

dòng U6 tại Pleiku, Gia Lai, sau 8 năm tuổi bắt đầu bị xén tóc đục thân gây hại Chất lượng và tỷ lệ sử dụng gỗ đối với những cây bị hại đã giảm Loài

xén tóc được giám định là loài S lowi Loài xén tóc này lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam gây hại cho cây Bạch đàn E urophylla, dòng U6 (Phạm

Quang Thu và ngô Văn Cầm, 2008)

1.2.3 Các nghiên cứu về bệnh hại cây bạch đàn

Các loại bệnh gây hại cho các loài bạch đàn ở Việt Nam rất phong phú

Từ cuối những năm 1980, đầu những năm 1990 dịch bệnh do các loài nấm

(Cryptosporiopsis eucalypti, Cylindrocladium quinqueseptatum) thường

xuyên xảy ra đối với các rừng trồng bạch đàn ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước) và các tỉnh miền Trung (Quảng Nam,

Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế) Diện tích rừng trồng bạch đàn bị bệnh có thể lên tới 50% tổng diện tích, với các mức độ bị hại khác nhau Các nghiên cứu đều cảnh báo nguy cơ gây hại lớn của dịch bệnh đối với rừng trồng bạch đàn

tập trung, đặc biệt là rừng trồng bạch đàn trắng (E camaldulensis) có xuất xứ

Petford

Các loài nấm bệnh như (Phaeophleospora destructans, P epicocoides,

P eucalypti , Coniella spp.) cũng gây dịch bệnh đối với các rừng trồng bạch đàn ở Việt Nam Dòng PN2 thuộc loài bạch đàn nâu (E urophylla) do Trung

tâm Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy - Phù Ninh tuyển chọn, có sinh trưởng

và phát triển rất nhanh, đã từng được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật (Quyết định số 3645/QĐ- BNN/KHCN ngày 28/12/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), đã từng được chọn là cây trồng chính ở các vùng Đông Bắc, vùng Trung tâm Bắc bộ và vùng Bắc Trung bộ gồm các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Trị và một số địa

Trang 36

phương khác Tuy nhiên, trong những năm gần đây dòng PN2 này bị mắc

bệnh chết héo ngọn do vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) với tỷ lệ bị hại từ

10 đến 20% Đặc biệt, ở Đại Lải, Vĩnh Phúc tỷ lệ chết lên tới 67% vào năm

2000 và dòng PN2 cũng đã từng được khuyến cáo loại bỏ ra khỏi danh sách trồng rừng trên toàn quốc Như vậy với dòng PN2 mặc dù đã được trồng khảo nghiệm, được khẳng định về khả năng sinh trưởng và năng suất song không

có đánh giá về tính kháng bệnh do vậy khi dịch bệnh bùng phát đã gây tổn hại rất lớn cả về kinh tế và môi trường cho các đơn vị, người dân trồng rừng (Nguyễn Hoàng Nghĩa et al., 2010)

Tại Việt Nam diện tích rừng trồng các loài bạch đàn ngày càng cao và

tỉ lệ mắc bệnh ngày càng lớn Năm 2016, đã ghi nhận bệnh chết héo Bạch đàn

urô và bạch đàn trắng do nấm (Ceratocystis sp.) tại 8 tỉnh, thành phố thuộc

miền Bắc và miền Trung Việt Nam Triệu chứng điển hình của bệnh là trên vỏ của thân cây hoặc cành cây bị bệnh có những vết loét, thâm hoặc vết lõm Vỏ và

gỗ xung quanh vết bệnh thường bị chuyển màu nâu đen hoặc xanh đen, có thể chảy nhựa Khi cây bị bệnh, tán lá bắt đầu héo từ trên ngọn xuống và sau đó cây

sẽ bị chết Đặc điểm hiển vi của nấm (Ceratocystis sp.) gây bệnh chết héo cây bạch đàn được so sánh với các loài nấm khác như (C manginecans) gây bệnh cho cây keo ở Việt Nam và C cercfabiensis) gây bệnh cho bạch đàn ở Trung

Quốc (Nguyễn Minh Chí và cộng sự, 2016) Nấm sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 25-280C, nấm ngừng phát triển ở nhiệt độ dưới 50C, phát triển chậm ở nhiệt độ dưới 100C và trên 350C (Phạm Quang Thu và cộng sự, 2012) Bên cạnh cây bạch đàn, bệnh này gây hại cho cây cà phê, cây keo và nhiều loại cây trồng khác Do

đó, cần có các nghiên cứu để hạn chế sự lây lan của bệnh

Kết quả điều tra và giám định đã phát hiện được nhiều bệnh khác nhau đối với cây bạch đàn ở Việt Nam Các loài gây bệnh phổ biến nhất bao gồm:

Cylindrocladium quinqueseptatum; Cryptosporiopsis eucalypti,

Pseudocercospora eucalyptorum , Kirramyces epicocoides, Mycosphaerella spp.;

Trang 37

Coniella fragariae ; Collectotrichum sp.; Pestiloopsis sp.; Meliola sp., Ralstonia

Solanacearum Tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh do nấm (Cryptosporiopsis

eucalypti , Mycosphaerella spp Coniella fragariae) đối với các loài bạch đàn ở

các tỉnh miền Bắc thường nhẹ hơn Ở các tỉnh miền Trung, bệnh cháy lá Bạch

đàn trắng (E camaldulensis) do nấm (Cylindrocladium quinqueseptatum) gây hại là chính Các loại bạch đàn (E urophylla, E Deglupta) cũng bị nhiễm bệnh

do nấm (Cylindrocladium quinqueseptatum) nhưng với mức độ nhẹ hơn, chủ

yếu là nửa tán phía dưới Ở các tỉnh Đông Nam Bộ, bệnh cháy lá do nấm

(Cylindrocladium quinqueseptatum), bệnh đốm lá và chết chồi ngọn, rụng lá do nấm (Cryptosporiopsis eucalypti) chủ yếu xẩy ra ở loài bạch đàn trắng (E

camaldulensis) có xuất xứ PetfordTỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh do nấm

(Cryptosporiopsis eucalypti) của bạch đàn trắng là rất lớn, trong khi đó các loài

bạch đàn khác vẫnsinh trưỏng tốt Một số bệnh thường gặp là bệnh đốm lá do

nấm (Kirramyces sp., Pseudocercospora eucalyptorum, Coniella fragariae) gây

nên thường xuất hiện ở phía dưới của tán Ở các tỉnh Tây Nam Bộ, bệnh cháy lá

do Cylindrocladium quinqueseptatum và bệnh đốm lá do nấm (Cryptosporiopsis

eucalypti ) gây nên cũng đã xuất hiện ở bạch đàn Camal (E Camaldulensis) với

tỷ lệ và mức độ bị bệnh trung bình Các sinh vật gây bệnh Bạch đàn phổ biến được phát hiện gồm các loài nấm và vi khuẩn, trong đó các loài nấm là chủ yếu (Phạm Quang Thu và cộng sự 1999, Phạm Quang Thu, 2002)

Theo kết quả nghiên cứu về bệnh cháy lá, khô cành nhỏ và ngọn cây

bạch đàn do nấm (Cylindrocladium quinqueseptatum) gây hại, có bệnh hại lá

khác với triệu chứng điển hình là đốm lá, đôi khi những lá bị bệnh hình thành các u nhỏ, trên bề mặt lá sần sùi và cành nhỏ, ngọn cây bị khô héo sau đó mọc lên các chồi và lá non có kích thước rất nhỏ vào cuối mùa mưa (Phạm Quang Thu 2005a, Phạm Quang Thu 2005b, Phạm Quang Thu 2005c)

Bệnh đốm đen lá bạch đàn lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam do nấm

(Phaeophleospora destructans) gây ra Bệnh này bắt đầu xuất hiện và gây hại

Trang 38

cho rừng trồng Bạch đàn Urô (E urophylla) và một số các dòng bạch đàn lai

ở nhiều vùng trong cả nước (Phạm Quang Thu 2006a)

Trong thời gian qua, bệnh đốm lá, loét thân gây hại đối với cây con Bạch đàn tại các vườn ươm ở Phú Thọ khá phổ biến, tỷ lệ cây bị bệnh ở các vườn ươm tại Phù Ninh và Tam Thanh từ 15 - 20%

Theo kết quả điều tra tại Cầu Hai - Phú Thọ, Đồng Sơn - Bắc Giang - Hữu Lũng - Lạng Sơn, Đồng Hỷ - Thái Nguyên, Sơn Dương - Tuyên Quang

và Đại Lải - Vĩnh Phúc, phát hiện bệnh chết héo ngọn Bạch đàn Urô (E

urophylla và dòng PN2) do khuẩn (Ralstonia solanacearum) (Phạm Quang

Thu 2006b)

Nấm gây bệnh đốm lá (Cryptosporiopsis eucalypti, Cylindrocladium

quinquesetptatum) được đánh giá là một trong những loài nấm bệnh gây hại nguy hiểm nhất đối với rừng trồng bạch đàn ở Việt Nam (Old và cộng sự 2000; Old và cộng sự 2002, 2003; Phạm Quang Thu 2005b) Triệu chứng điển hình trên cây bạch đàn là xuất hiện các đốm trên lá, các lá bị bệnh hình thành các u nhỏ, bề mặt lá sần sùi, lá bị rụng, ngọn và cành bị khô héo, ngọn bị chết

Thể quả nấm (C Eucalypti) tồn tại lâu dài trên đỉnh ngọn và cành nhỏ, thường

tái xâm nhiễm kéo dài Triệu chứng điển hình này xuất hiện ở hầu hết các loài bạch đàn ở khắp các vùng trong cả nước với tỷ lệ và mức độ bị bệnh rất khác nhau Loài bạch đàn bị bệnh nặng nhất do loài nấm này gây ra là bạch đàn

trắng (E Camaldulensis) và một số dòng Bạch đàn lai (U6, W5) trồng ở

những nơi có lượng mưa cao (Phạm Quang Thu, 2005b)

Theo kết quả điều tra về thành phần bệnh hại trên cây bạch đàn ở vùng Đông bắc bộ và vùng Trung tâm, bước đầu xác định được các loài bệnh hại lá,

thân, cành, ngọn cây Bạch đàn Camal (E camaldulensis) như bệnh đốm lá do nấm (Aulographina eucalypti, Coniella australiensis, Coniella fragariae,

Cryptosporiopsis eucalypti , Kirramyces destructans, Kirramyces epicocoides,

Pestalotiopsis neglecta , Pseudocercospora eucalyptorum, Quamlabaria

Trang 39

eucalypti ), bệnh loét thân, cành do (Botryosphaeria appendiculata,

Coniothyrium zuluence , Cryphonectria gyrosa), bệnh khô cành do (Cryptosporiopsis eucalypti), bệnh xoắn mép lá do nấm (Mycosphaerella

marksii , Mycosphaerella suttonii, Mycosphaerella sp.), bệnh khô ngọn do (Quamlabaria eucalypti) Các loại bệnh hại lá, thân, cành cây Bạch đàn Urô (Eucalyptus urophylla) như bệnh cháy lá do nấm (Cylindrocladium clavatum,

Cylindrocladium scoparium , Cylindrocladium reteaudii), bệnh héo lá do vi khuẩn (Ralstonia solanacearum), bệnh đốm lá, thân, cành Bạch đàn dòng U6 do nấm (Kirramyces eucalypti), bệnh đốm tím do nấm (Kirramyces epicocoides)

gây hại (Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự 2010)

Theo kết quả điều tra về thành phần bệnh hại trên cây bạch đàn ở các tỉnh miền Trung, bước đầu xác định được bệnh hại lá, thân, cành, ngọn cây

bạch đàn Camal (E camaldulensis) gồm có: Coniella fragariae, Coniella

australiensis, Cryptosporiopsis eucalypti, Kirramyces epicocoide,

Mycosphaerella marksii , Mycosphaerella citri, Mycosphaerella obscuris,

Mycosphaerella stramebticola , Mycosphaerella vietnamensis, Pestalotiopsis

neglecta , sinh vật hại thân sau: Botryosphaeria appendiculata, Coniothyrium

zuluence , Cryphonectria cubensis Các bệnh hại dòng bạch đàn U6 gồm bệnh hại lá do sinh vật gây hại sau: Coniella fragariae, Cryptosporiopsis

eucalypti , Cylindrocladium reteaudii, Cytospora eucalypticola, Kirramyces

destructans , Kirramyces epicocoides, sinh vật hại thân sau: Cryphonectria

cubensis (Nguyễn Hoàng Nghĩa et al., 2010)

Kết quả điều tra của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cho thấy, những năm gần đây diện tích rừng bạch đàn bị bệnh cháy lá, khô ngọn lên tới 50% tổng diện tích với các mức độ hại khác nhau Báo cáo của các Chi cục bảo vệ thực vật các địa phương cũng cảnh báo nguy cơ gây hại lớn với các rừng bạch đàn trồng tập trung, đặc biệt là với loài bạch đàn trắng xuất xứ Petford Chính vì những lý do này đã dẫn đến làm giảm diện tích trồng mới

Trang 40

bạch đàn hàng năm của các địa phương Hiện nay, rừng trồng Bạch đàn trồng tại các tỉnh như Quảng Ninh, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai

và Kon Tum đã và đang bị nấm gây bệnh đốm lá, cháy lá gây hại trên diện rộng cho các giống Bạch đàn đang được gây trồng hiện nay như: Cự vĩ, PN14, U6, CT3, Bạch đàn lai UP gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây, ảnh hưởng đến chất lượng gỗ của rừng trồng và làm biến đổi màu sắc của gỗ Bệnh khô cành bạch đàn ở Đồng Nai làm cho 11.000 ha cây bị khô, ở Thừa Thiên Huế 500 ha, ở Quảng Trị trên 50ha Năm 2002, Phạm Quang Thu đã báo cáo về bệnh khô lá nghiêm trọng cây bạch đàn ở Lâm Đồng

1.2.4 Các nghiên cứu về phòng trừ sâu, bệnh hại cây bạch đàn

Tuyển chọn loài, xuất xứ, gia đình và dòng có khả năng kháng bệnh đã được thực hiện và chọn được một số giống bạch đàn năng suất cao và chống chịu bệnh Các loài và các xuất xứ bạch đàn sau có triển vọng trong việc

kháng bệnh đốm lá do nấm Cryptosporiopsis eucalypti là: bạch đàn E

brassiana với các xuất xứ khác nhau Nguyễn Hoàng Nghĩa (2000)

Phòng trừ bệnh nói chung đối với vườn ươm nên đặt vườn ươm ở nơi thoát nước Tránh để ẩm mốc và tiếp xúc với nguồn bệnh Cần xử lý hạt giống trước khi gieo ươm Gieo hạt giống đúng thời vụ, tránh gieo vào thời tiết ấm,

ẩm và có nhiều mưa Dùng đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, không dùng phân chuồng chưa hoai mục Nguồn nước phải sạch, không dùng nước

ao hồ gần vườn ươm đã bị bệnh Phân bón phải được sử dụng hợp lý, không bón phân đạm quá mức vì sẽ làm tăng khả năng bị bệnh cho cây Cây con không nên đặt quá dày, cần tạo sự thông thoáng, giảm sự tích tụ hơi nước giữa các hàng cây vì bào tử nấm chỉ nảy mầm trong điều kiện nhiệt độ và ẩm

Ngày đăng: 19/03/2024, 08:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w