Đánh giá mức độ tuân thủ quy định về thuế thu nhập cá nhân tại thành phố hồ chí minh

87 0 0
Đánh giá mức độ tuân thủ quy định về thuế thu nhập cá nhân tại thành phố hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vì vậy, ý thức về việc tuân thủ chính sách, pháp luật về thuế TNCN của người nộp thuế NNT có vai trò hết sức quan trọng trong việc tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời quy định TNCN.. T

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH -oOo - Trương Ngọc An Nhiên ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ QUY ĐỊNH VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH -oOo - Trương Ngọc An Nhiên ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ QUY ĐỊNH VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS VŨ ĐỨC BÌNH Thành phố Hồ Chí Minh – 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn “Đánh giá mức độ tuân thủ quy định về thuế Thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình học tập và nghiên cứu của cá nhân tôi Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ để thực hiện đề cương chi tiết này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề cương đã được chỉ rõ nguồn gốc Các kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào TP.HCM, ngày tháng 08 năm 2023 Tác giả luận văn Trương Ngọc An Nhiên 1 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn tốt nghiệp tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô giáo Khoa Tài Chính Kế Toán, Viện đào tạo Sau đại học Trường Đại học Nguyễn Tất Thành Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới thầy giáo TS Vũ Đức Bình - người đã hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành Luận văn này Tuy đã cố gắng nhưng bài Luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn để bài Luận văn được hoàn thiện hơn TP.HCM, ngày tháng 08 năm 2023 Tác giả luận văn Trương Ngọc An Nhiên 2 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH 6 PHẦN MỞ ĐẦU 7 1 Lý do chọn đề tài 7 2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu 8 3 Câu hỏi nghiên cứu 9 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 9 5 Phương pháp nghiên cứu 9 6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 10 7 Kết cấu của luận văn 10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ THỰC TRẠNG NỘP THUẾ TNCN 11 1.1 Tổng quan các nghiên cứu trước đây 11 1.1.1 Một số lược khảo nước ngoài 11 1.1.2 Một số lược khảo tại Việt Nam 11 1.1.3 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 12 1.2 Thực trạng nộp thuế TNCN 12 Tóm tắt chương 1 14 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 15 2.1 Cơ sở lý thuyết 15 2.1.1 Khái quát về thuế TNCN 15 2.1.2 Tuân thủ thuế và không tuân thủ thuế 18 2.1.3 Khung phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế TNCN 21 2.2 Mô hình đề xuất, các giả thuyết nghiên cứu và thang đo 25 2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 25 2.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu 26 2.2.3 Thang đo 27 2.3 Phương pháp nghiên cứu 27 2.3.1 Quy trình nghiên cứu 27 2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 28 3 Tóm tắt chương 2 36 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37 3.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 37 3.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo 38 3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 40 3.3.1 EFA các biến độc lập 41 3.3.2 EFA biến phụ thuộc 43 3.4 Phân tích tương quan 44 3.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 45 3.5.1 Xây dựng mô hình hồi quy 45 3.5.2 Kiểm định các vi phạm giả thiết hồi quy 45 3.5.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy 48 3.5.4 Kết quả hồi quy 49 3.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu 50 Tóm tắt chương 3 52 CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ VÀ HẠN CHẾ 53 4.1 Kiến nghị 53 4.2 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 56 Tóm tắt chương 4 57 KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 PHỤ LỤC 61 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT ĐẦY ĐỦ 1 NSNN Ngân sách nhà nước 2 TNCN Thu nhập cá nhân 3 NN Nhà nước 4 QTT Quyết toán thuế 5 BTC Bộ tài chính 6 CQT Cơ quan thuế 7 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 8 NNT Người nộp thuế 9 CCT Chi cục thuế 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 26 Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu 28 Hình 3.1: Đồ thị phân tán phần dư 46 Hình 3.2: Biểu đồ tần số Histogram 47 Hình 3.3: Phân phối chuẩn của phần dư quan sát 47 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Thông tin mẫu nghiên cứu 37 Bảng 3.2: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo của các khái niệm nghiên cứu 39 Bảng 3.3: Kiểm định KMO và Barlett cho các biến độc lập 41 Bảng 3.4: Phương sai trích các biến độc lập 41 Bảng 3.5: Kết quả ma trận xoay nhân tô các biến độc lập 42 Bảng 3.6: Kiểm định KMO và Barlett cho mức độ tuân thủ thuế 43 Bảng 3.7: Phương sai trích của biến mức độ tuân thủ thuế 43 Bảng 3.8: Ma trận nhân tố của biến mức độ tuân thủ thuế 44 Bảng 3.9: Ma trận tương quan giữa các nhân tố trong mô hình 44 Bảng 3.10: Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình 48 Bảng 3.11: Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình 48 Bảng 3.12: Kết quả phân tích hồi quy 49 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Thuế là một khoản thu vào của Chính Phủ các nước trên thế giới nhằm đảm bảo phúc lợi xã hội và xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân Thuế là nguồn thu chính, thường xuyên và ổn định của ngân sách nhà nước (NSNN) từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Thuế có vai trò quan trọng trong NSNN Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những sắc thuế quan trọng, đóng góp lớn vào tổng thu NSNN trong hệ thống thuế của nhiều quốc gia Thuế TNCN đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân và được coi là công cụ kinh tế vĩ mô hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết, quản lý thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm của người dân Như vậy, sẽ thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư góp phần thực hiện công bằng xã hội Tại Việt Nam, Luật Thuế số 04/2007/QH12 về TNCN đã được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 Nguồn thu NSNN từ thuế TNCN từ đó cũng được tăng lên Tuy nhiên, với tính chất tạm khấu trừ tại nơi chi trả ngay khi chi lương và tạm nộp thuế theo kỳ (tháng/quý) sau đó mới thực hiện quyết toán thuế (QTT) theo năm Khi quyết toán thuế TNCN thì sẽ phát sinh thêm số thuế phải nộp hoặc được hoàn lại trong năm Thêm vào đó, các cá nhân có nhiều hơn một nguồn thu nhập và phát sinh thêm số thuế phải nộp thì không được ủy quyền quyết toán cho cơ quan chi trả thu nhập mà phải tự thực hiên việc quyết toán thuế cho cá nhân thông qua hệ thống thuế Ngoài ra, theo quy định hiện hành, trường hợp không phát sinh thêm nghĩa vụ nộp thuế TNCN thì người nộp thuế không phải kê khai quyết toán thuế Pháp luật về cư trú hiện hành còn quản lý cá nhân cư trú chưa chặt chẽ, chưa kịp thời, nhiều trường hợp cá nhân không có hoặc chưa đăng ký hộ khẩu, địa chỉ thường trú dẫn đến việc thực hiện các biện pháp bắt buộc QTT TNCN khó đạt được hiệu quả Vì vậy, ý thức về việc tuân thủ chính sách, pháp luật về thuế TNCN của người nộp thuế (NNT) có vai trò hết sức quan trọng trong việc tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời quy định TNCN Theo số liệu thống kê của Bộ Tài Chính (BTC) số thuế TNCN thu được năm 2009 – 2010 khoảng 14.300 tỷ đồng và tăng dần qua các năm sau đó Đến năm 2013 mặc dù mức giảm trừ gia cảnh (GTGC) mới được nâng lên từ 4 triệu đồng lên 9 triệu đồng/tháng/người thì số thu qua các năm vẫn tăng và đạt gần 100.000 tỷ đồng vào năm 2019 Năm 2020, BTC tiếp tục tăng mức GTGC lên 11 triệu đồng/tháng/người thì nguồn thu vẫn đạt được hơn 7 110.000 tỷ đồng Theo các báo cáo của Tổng Cục Thuế, năm 2021 mặc dù dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến nền kinh tế nhưng với những giải pháp, chính sách kịp thời của Quốc Hội, Chính Phủ và Bộ Tài Chính, bắt đầu từ tháng 9/2021, dịch bệnh dần được kiểm soát và nền kinh tế dần cải thiện, phát triển trở lại Với việc ngành thuế triển khai hàng loạt các biện pháp quản lý thuế, số thuế TNCN thu năm 2021 khoảng 130.000 tỷ đồng Cũng theo báo cáo của Tổng Cục Thuế, thu ngân sách nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân năm 2022 thu ngân sách nhà nước từ thuế TNCN đạt 166.733 tỷ đồng, đạt 138% dự báo và tăng 27% so với cùng kỳ năm 2021 Khi QTT TNCN hàng năm cũng sẽ làm tăng thêm nguồn thu này Tuy nhiên, tỷ lệ người dân chủ động QTT và nộp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công cho CQT chưa cao Với cơ chế tự kê khai và nộp thuế, tổ chức, cá nhân tự kê khai dựa trên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng thu nhập và sự hiểu biết về chính sách, quy định pháp luật về thuế TNCN mà không cần xác nhận ngay lập tức của CQT Người nộp thuế tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai, nộp thuế, cơ quan thuế không can thiệp trực tiếp vào quá trình kê khai tính thuế Đây được coi là cơ chế quan trọng trong cơ chế quản lý thuế Tuy nhiên, ý thức về tuân thủ thuế TNCN của các cá nhân tại TP.HCM chưa cao, nhiều cá nhân lợi dụng chính sách thông thoáng và kẽ hở của Luật Thuế TNCN để trì hoãn, không kê khai hoặc cố ý kê khai sai dẫn đến nộp sai số thuế hoặc trốn thuế, từ đó làm thất thu NSNN Từ những vấn đề và thực trạng đó, đề tài “Đánh giá mức độ tuân thủ quy định về thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh” là thực sự cần thiết Dựa trên cơ sở của việc phân tích thực trạng về sự hiểu biết và nguồn thu nhập từ tiền lương tiền công của NNT tại TP.HCM, đề tài phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ pháp luật về thuế TNCN, từ đó đưa ra một số kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức và mức độ tuân thủ các chính sách về thuế TNCN của NNT 2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu  Mục tiêu chung Mục tiêu chung của luận văn là đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của NNT là cá nhân thuộc địa bàn TP.HCM từ đó đưa ra những nhận xét và góp ý giúp nâng cao mức độ tuân thủ thuế TNCN của NNT  Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế TNCN trên địa bàn TP.HCM 8

Ngày đăng: 18/03/2024, 14:38

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan