1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng

82 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Chi Trả Dịch Vụ Môi Trường Rừng Tại Huyện Hòa An, Tỉnh Cao Bằng
Tác giả Sầm Ngọc Dư
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Hiểu, TS. Nguyễn Thanh Tiến
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Lâm học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 2,78 MB

Nội dung

Trang 1 SẦM NGỌC DƯ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP Trang 2 SẦM NGỌC DƯ ĐÁNH GIÁ HIỆ

Trang 1

SẦM NGỌC DƯ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên - 2023

Trang 2

SẦM NGỌC DƯ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

TẠI HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG

Ngành: Lâm học

Mã số ngành: 8 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN VĂN HIỂU

TS NGUYỄN THANH TIẾN

Thái Nguyên - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Những nội dung được trình bày trong luận văn được tôi thực hiện nghiên cứu điều tra và tổng hợp đưa ra kết quả, một phần tài liệu tham khảo tôi đã trích dẫn đầy

đủ Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về bản luận văn này Tôi xin cam đoan!

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2023

XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI CAM ĐOAN

TS Nguyễn Thanh Tiến Sầm Ngọc Dư

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề cương Luận văn này được hoàn thành trong chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Lâm học tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Để hoàn thành bản báo cáo khoa học này, tôi đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của Khoa Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo và Ban Giám hiệu nhà trường, các bạn bè đồng nghiệp và địa phương nơi tôi thực hiện nghiên cứu Nhân dịp này tôi xin trân trọng ghi nhận về sự giúp

đỡ quý báu đó

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Nguyễn Văn Hiểu và

TS Nguyễn Thanh Tiến, người trực tiếp hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện chuẩn bị đề cương luận văn này Cảm ơn Hạt kiểm lâm huyện Hòa An, Chi cục kiểm lâm tỉnh Cao Bằng, các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn

Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ của UBND huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, UBND các xã trong việc thu thập số liệu; trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện trong thời gian xử lý số liệu và hoàn chỉnh luận văn, tác giả xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do còn một số hạn chế về thời gian, về kinh nghiệm Đề cương Luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được những ý kiến phê bình, góp ý của quý thầy cô và các đồng nghiệp đề hoàn thiện đề cương

Xin trân trọng cảm ơn !

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2023

Tác giả

SẦM NGỌC DƯ

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN viii

THESIS ABSTRACT ix

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Ý nghĩa nghiên cứu 3

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4

1.1.1 Nghiên cứu ở ngoài nước 5

1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước 9

1.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu 10

1.2.1 Điều kiện tự nhiên 10

1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 11

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.1 Đối tượng nghiên cứu 17

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 17

2.3 Nội dung nghiên cứu 17

2.4 Phương pháp nghiên cứu 17

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24

Trang 6

3.1 Đánh giá thực trạng quản lý đất rừng liên quan đến chính sách chi trả

DVMTR huyện Hòa An 24

3.1.1 Thực trạng sử dụng đất và đất rừng huyện Hoà An 24

3.1.2 Hiện trạng rừng, tài nguyên rừng 26

3.1.3 Hiện trạng rừng phân theo chủ hộ quản lý 29

3.1.4 Hiện trạng rừng trồng theo cấp tuổi 30

3.2 Kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại huyện Hoà An tỉnh Cao Bằng 32

3.2.1 Công văn triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR huyện Hoà An 32

3.2.2 Tổ chức thực hiện 33

3.2.3 Hiện trạng rừng, đất lâm nghiệp cung ứng DVMTR 40

3.3 Đánh giá nguồn thu của chủ rừng từ dịch vụ chi trả DVMTR 45

3.3.1 Kết quả nhận tiền từ chi trả DVMTR 45

3.3.2 Đánh giá những khó khăn trong chi trả DVMTR tại Hoà An 50

3.4 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả DVMTR 50

3.4.1 Truyền thông 50

3.4.2 Một số giải pháp trong chi trả 51

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

1 Kết luận 68

2 Kiến nghị 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 70

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất và đất rừng huyện Hoà An 24

Bảng 3.2 Thống kê diện tích các loại rừng huyện Hoà An tỉnh Cao Bằng năm 2022 27

Bảng 3.3 Hiện trạng diện tích rừng phân theo chủ quản lý huyện Hoà An 29

Bảng 3.4 Tổng hợp lòai cây trồng rừng theo cấp tuổi 31

Bảng 3.5: Phân tích chức năng, nhiệm vụ các bên liên quan 35

Bảng 3.6 Thống kê diện tích rừng cung cứng DVMTR 40

trên lưu vực thuỷ điện tại Hoà An 40

Bảng 3.7 Thống kê diện tích rừng cung cứng DVMTR 42

lưu vực thuỷ điện tại các công ty lâm nghiệp 42

Bảng 3.8 Thống kê diện tích rừng cung cứng DVMTR 43

thuộc lưu vực nước sạch 43

Bảng 3.9 Thống kê diện tích rừng cung cứng DVMTR 44

thuộc lưu vực nước sạch của các công ty lâm nghiệp 44

Bảng 3.10 Bảng tổng hợp diện tích cung ứng lưu vực thuỷ điện và chi trả dịch vụ môi trường rừng huyện Hoà An năm 2022 46

Bảng 3.11 Bảng tổng hợp diện tích cung ứng lưu vực nước sạch và chi trả DVMTR huyện Hoà An năm 2022 47

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Biểu đồ cơ cẩu các loại đất tại huyện Hoà An, Cao Bằng 25

Hình 3.2 Biểu đồ độ che phủ rừng theo đơn vị hành chính cấp xã 28

Hình 3.3 Biểu đồ cơ cấu thành phần chủ rừng quản lý 30

Hình 3.4 Biểu đồ cơ cấu rừng keo lai theo cấp tuổi 31

Hình 3.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Quỹ BV&PTR của tỉnh Cao Bằng 34

Hình 3.6 Sơ đồ cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng 37

Hình 3.7 Quá trình tổ chức thực thi chính sách 37

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

OTC Ô tiêu chuẩn (ô rút mẫu nghiên cứu)

PES Payment for Environmental Services (Chi trả cho các

dịch vụ của môi trường

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả luận văn: Sầm Ngọc Dư

Tên luận văn: Đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

Ngành khoa học khoá luận văn: Lâm học Mã số: 8.62.02.01

Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

1 Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng diện tích rừng và rừng cung cấp dịch vụ

môi trường rừng Phân tích được hiệu quả chính sách chi trả DVMTR đến kính tế, xã hội

và môi trường

2 Phương pháp nghiên cứu: Đề tài đã áp dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn,

kế thừa báo cáo, tổng hợp và xử lý số liệu

3 Kết quả chính của đề tài

- Đánh giá hiện trạng rừng: Tổng diện tích rừng trồng đã thành rừng là

3.613,73 ha, rừng trồng chưa thành rừng là 579,82 ha Loài cây trồng rừng tại huyện

Hòa An rất đa dạng và phong phú nhưng phổ biết nhất vẫn là Keo lai với 974,93 ha (chiếm 26,98 %)

- Tăng trưởng của rừng: Mật độ trung bình giảm dần theo tuổi từ 1527 (tuổi

3) đến 1129 (tuổi 6)

- Mô hình hoá: Đề tài đã mô hình hoá tăng trưởng trữ lượng thông qua nhân tố đường kính lâm phần

- Hiệu quả kinh tế: dựa vào chỉ số NPV hay IRR chúng ta lựa chọn giải pháp

kinh doanh rừng Keo lai chu kỳ 6 năm sẽ đem lại hiệu quả cao nhất về kinh tế

Trang 11

THESIS ABSTRACT Author’s name: Sam Ngoc Du

Thesis title: Evaluating the effectiveness of payment for forest environmental services policy in Hoa An district, Cao Bang province

Major: Silviculture Code: 8.62.02.01A

Educational organization: Thai Nguyen University of Agriculture and

forestry - Thai Nguyen University

Research Objectives: Evaluating the current status of forest area and

forests providing forest environmental services Analyzing the effectiveness

of payment for forest environmental services policy on the economy, society and environment

Materials and Methods: The thesis used the methods of investigation, interviewing and data analysis

Main findings and conclusions:

- Forests in Hoa An district are managed by four types of forest owners, including economic organizations, households, individuals, local communities and the commune-level People’s Committee

- The total area of forest land is 45,685.1 hectares, accounting for 75.42% of the total natural area of 60,584.74 hectares

- The area of forested land is 36,590.50 hectares (74.79%), and the area

of non-forested land is 12,332.22 hectares (25.21%) Of the top ten planted

species, Pinus massoniana Lamb and Acacia hybrids are the most common

- The area providing forest environmental services is 19,416.93 hectares,

of which only 17,193.80 hectares have been paid for

- The unit price for forest environmental services payment in 2022 ranged from VND 8,000 to VND 68,000 per hectare with a total cost of VND 603,677,600 for the entire district

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Nói đến vai trò của rừng, chúng ta đều biết rừng đóng vai trò quan trọng đối với mọi sinh vật trên trái đất trong có con người Từ xa xưa, rừng cung cấp gỗ cho xây dựng các công trình, cung cấp nguồn củi cho người dân, rừng là nơi sinh thuỷ và điều hoà khí hậu Ngày nay, khoa học phát triển càng khẳng định thêm vai trò của rừng là nơi lưu trữ các nguồn gen quý hiếm, rừng góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi, hạn chế thiên tai, lũ lụt Rừng tạo ra môi trường đảm bảo cho sự sống và bảo vệ sức khỏe của con người

Hiện nay, diện tích rừng và đất rừng đang được ngành Lâm nghiệp quản lý chặt chẽ và rhống nhất Bên cạnh vai trò của rừng, rừng còn đem lại giá trị về kinh tế cho người dân, đồng thời đóng góp đáng kể vào xuất khẩu đem lại thu nhập lớn cho đất nước Trước đây, rừng chủ yếu cung cấp lâm sản quan trọng mang lại cho con người là gỗ, được sử dụng trong xây dựng, khai thác mỏ, chế biến bột giấy, Ngày nay, rừng đem lại giá trị tiềm ẩn như dịch

vụ môi trường rừng, tín chỉ các bon Nhưng hiện nay diện tích rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta chất lượng rừng còn hạn chế Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến lâm nghiệp nhằm giảm thiểu tình trạng khai thác rừng bừa bãi, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Trồng rừng sản xuất tập trung Thúc đẩy trồng rừng sản xuất tập trung theo hướng bền vững FSC, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu gỗ cho các nhà chế biến Để thực hiện hàng loạt hoạt động đo lường, cần xây dựng quỹ bảo vệ và phát triển rừng

Xu hướng của ngành lâm nghiệp trong tương lai ngoài sản xuất lẫy gỗ, dịch vụ môi trường rừng và tín chỉ các bon sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho người trồng rừng Nhiều chủ trương và chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng được nhà nước ban hành và đi vào đời sống cả người dân Bên cạnh những tích cực trong chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng còn không ít

Trang 13

những bất cập cần có giải pháp để chính sách thực sự mang lại lợi ích cho người dân và cộng đồng

Dịch vụ môi trưởng rừng đã được triển khai ở tỉnh Cao Bằng từ năm

2013 đến nay, trong đó có huyện Hoà An Mặc dù là tỉnh miền núi có diện tích rừng lớn nhưng nguồn thu cho quỹ còn rất thấp bởi ít các công trình thuỷ điện Những năm gần đây đơn gia chi trả trên 1 ha rừng rất thấp bởi phụ thuọc ngồn thu của quỹ Trong quá trình thực hiện chi trả còn những bất cập về công tác chi trả tiền mặt cho người dân Trước những khó khăn của quỹ bảo

vệ và phát triển rừng, UBND tỉnh đã chỉ đạo củng cố bộ máy quản lý quỹ của tỉnh, đầu tư con người phục vụ cho công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng

Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách mang tính đột phá trong lĩnh vực lâm nghiệp đó là chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã được nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước triển khai, trong đó có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong quá trình thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng bước đầu đã nhận được sự ủng hộ của người dân đối, tuy nhiên còn gặp khó khăn nên hiệu quả của chính sách còn hạn chế

Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, trong những năm gần đây thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho chủ rừng theo tinh thần Nghị định 99CP của Chính phủ Trong quá trình triển khai chi trả DVMTR tại huyện cũng gạp nhữngkhó khăn, bất cập nhất định Để đánh giá thực trạng công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Hòa An, đồng thời chỉ ra những hạn chế, khó khăn, từ đó đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả chính sách, góp phần bảo vệ và phát triển rừng ngày tốt hơn Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề

tài:"Đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng"

Trang 14

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được thực trạng công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

- Đề xuất được những giải pháp thiết thực nhằm thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

3 Ý nghĩa nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu sẽ là tư liệu để các nhà quản lý, hoạch định chính sách về lâm nghiệp tham khảo Đồng thời kết quả đề tài là sản phẩm khoa học giúp cho địa phương có thể tham khảo

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở khoa học và pháp lý của chi trả dịch vị môi trường rừng

1.1.1 Cơ sở khoa học

Khái niệm môi trường rừng

Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: Thực vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí và cảnh quan thiên nhiên Môi trường rừng có các giá trị sử dụng đối với các nhu cầu của xã hội và con người gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm: Bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai,

đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ carbon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản

của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác (theo Nghị định số 99/2010/QĐ-CP)

Khái niệm dịch vụ môi trường rừng

Theo IUCN thì dịch vụ môi trường là “Các điều kiện và các mối hệ mà

thông qua đó các hệ sinh thái tự nhiên và các loài phát triển tồn tại và phục

vụ cho cuộc sống con người”

Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường rừng

Nghị định 99/2010/NĐ-CP cũng đã đưa ra cách hiểu về PFES: “Là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ”

Như vậy, PFES là một quan hệ tài chính mới cho một loại hình dịch vụ công cộng là dịch vụ môi trường rừng Việc chi trả này bao gồm các yếu tố cơ bản như đối tượng phải chi trả, đối tượng được chi trả, loại dịch vụ chi trả, hình thức và nguyên tắc chi trả…

1.1.2 Cơ sở pháp lý

Có nhiều văn bản quy định về chi trả DVMTR, dưới đây là những văn bản pháp lý quan trọng

Trang 16

Bảng 1.1 Một số văn bản quy phạm pháp luật về DVMTR

về việc thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát

thải và quản lý tài chính thoả thuận chi trả giảm

28/11/2008, về việc thành lập Quỹ bảo vệ và phát

triển rừng Việt Nam

Bộ NN&PTNT

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Nghiên cứu ở ngoài nước

Nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống về lượng carbon hấp thụ bởi rừng được thực hiện bởi Ilic (2000) và Mc Kenzie (2001) Theo Mc Kenzie (2001), carbon trong hệ sinh thái rừng thường tập trung ở 4 phần chính: thảm thực vật sống trên mặt đất, vật rơi, rễ cây và đất rừng

Kết quả nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của cây Lõi thọ ở Philippines cho thấy lượng carbon chiếm 44,73% so với tổng sinh khối của cây, trong đó hàm lượng bộ phận lá 44,89%, trong bộ phận cành 44,47% và trong bộ phận thân 43,53% Mật độ 1000 cây/ha, rừng Lõi thọ ở độ tuổi 12 có thể cố định 200 tấn carbon, tương đương 736 tấn CO2 (Leuvina, 2007)

Kết quả nghiên cứu lượng carbon dự trữ ở một số rừng trồng tại Ireland

cũng đã ước tính cho thấy rừng Larix sibirica khi đến 32 tuổi mỗi 1 ha trung bình có thể cố định được 2,6 tấn/carbon/năm Đối với rừng Betula pubescens

Trang 17

có thể cố định được 1,0 tấn carbon/năm và rừng Picea sitchensis có thể cố

định được 3,0 tấn carbon/năm (Arnor và cộng sự, 2002)

* Thực trạng BĐKH toàn cầu

Trước những diễn biến toàn cầu và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, các quốc gia trên thế giới đã có nhiều bước đi tích cực nhằm ngăn chặn những nguy hiểm khó lường mà biến đổi khí hậu có thể gây ra cho các loài sinh vật Mọi người Năm 1979, Hội nghị Khí hậu Quốc tế lần thứ nhất

đã đưa ra tuyên bố kêu gọi các chính phủ thừa nhận mức độ nghiêm trọng và thực hiện các hành động để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu do con người gây ra đi ra ngoài Hàng loạt hội nghị liên chính phủ bàn về biến đổi khí hậu đã được tổ chức từ cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 như: Hội nghị Villach (10/1985), Hội nghị Toronto (tháng 6/1985) 1988), Hội nghị Ottawa (tháng 2 năm 1989), Hội nghị Tata (tháng 2 năm 1989), Hội nghị và Tuyên bố

La Hay (tháng 3 năm 1989), Hội nghị Bộ trưởng Noordwijk (tháng 11 năm 1989), Hội nghị Cairo (tháng 12 năm 1989) 1989), Hội nghị Bergen (tháng 5 năm 1990) và Hội nghị Khí hậu Thế giới lần thứ 2 (tháng 11 năm 1990)

Năm 1990, IPCC công bố báo cáo đánh giá đầu tiên về biến đổi khí hậu Báo cáo đã gây được tiếng vang lớn và nhận được sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế, được dùng làm cơ sở đàm phán Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu Công ước này được hoàn thiện và phê chuẩn tại New York vào tháng 9 năm 1992, được 154 quốc gia ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh Rio De Janero và có hiệu lực từ ngày 21 tháng 3 năm 1994

Báo cáo đánh giá thứ hai về biến đổi khí hậu được IPCC hoàn thành vào năm 1995 Báo cáo này có sự đóng góp của hơn 2.000 nhà khoa học và chuyên gia trên khắp thế giới Tại Kyoto năm 1997, hội nghị lần ba các nước

ký kết công ước (COP-3), được tổ chức Hội nghị đã thông qua Nghị định thư Kyoto để nhằm hạn chế phát thải, chống suy thoái rừng do biến đổi khí hậu

Trang 18

Vào năm 2007, Báo cáo thứ tư của IPCC được công bố Nội dung quan trọng, IPCC khẳng định biến đổi khí hậu sẽ là một vấn đề hiển nhiên và không còn phải tranh cãi Báo cáo khẳng định, sự biến đổi khí hậu được IPCC chứng minh bằng các số liệu quan trắc về nhiệt độ, không khí và nước biển; Ben cạnh đó, lượng mưa bình quân năm; sự tan băng và nước biển dâng cũng

là những thông số theo dõi

UNDP đã công bố báo cáo phát triển con người năm 2007/2008 với chủ

đề “Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới

bị chia cắt” Nội dung báo cáo khẳng định cho đến nay, có rất nhiều bằng chứng khoa học chứng minh biến đổi khí hậu do con người gây ra Chính con người đang đẩy thế giới đến một thảm họa sinh thái, với những tác động không thể cứu vãn, thậm chí đi ngược lại sự nghiệp phát triển của con người Hội nghị

về biến đổi khí hậu ở Bali năm 2007 đã thu hút số lượng đại biểu kỷ lục, góp phần nâng cao nhận thức thế giới về biến đổi khí hậu Trên thế giới, chính phủ các nước đã thạc sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề biến đổi khí hậu Nhiều tổ chức và cộng đồng quốc tế cũng lo ngại và có nhiều chương trình dự án để ứng phó với chúng Ngày nay, chúng ta thừa nhận rằng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đời sống con người và thiên nhiên là hết sứct nghiêm trọng Biến đổi khí hậu làm nguy cơ thảm họa môi trường đối với loài người là hoàn toàn có thể xảy ra

Báo cáo của IPCC năm 2007 chỉ rõ, trong năm 2005 nồng độ khí CO2 trong khí quyển đã tăng lên 379 ppm, với mức tăng trung bình là 1,4 ppm mỗi năm trong giai đoạn 1960 - 2005 và 1,9 ppm cho giai đoạn 1995 - 2005

Lượng phát thải khí nhà kính hàng năm từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch

đã tăng từ 6,4 tỷ tấn carbon mỗi năm trong những năm 1990 lên 7,2 tỷ tấn trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2005 Ngoài ra, nồng độ các KNK khác như CH4 và N2O tăng từ 715 và 270 ppm trong thời kỳ tiền công nghiệp đã lên đến 1.774 và 319 ppm vào năm 2005

Trang 19

Với sự gia tăng nhanh chóng về nồng độ KNK - nguyên nhân chính gây nên BĐKH, đã dẫn đến sự BĐKH toàn cầu một cách rõ rệt Có thể điểm qua những biểu hiện chính của BĐKH trong khoảng 100 năm qua như sau:

- Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 0,740C trong thời kỳ 1906 - 2005, đặc biệt tốc độ tăng nhiệt độ của 50 năm gần đây (1955 - 2005) là gấp đôi so với 50 trước (1906 - 1955), trong đó hai năm gần đây được ghi nhận là có nhiệt độ trung bình toàn cầu cao nhất từ trước đến nay là năm 1998 và 2005

- Lượng mưa có chiều hướng tăng lên trong thời kỳ 1900 - 2005 ở phía Bắc

vĩ độ 300 Bắc, nhưng lại có xu hướng giảm kể từ năm 1970 ở vùng nhiệt đới Thống kê lượng mưa từ 10 - 300 vĩ độ Bắc tăng lên từ năm 1900 đến 1950 và giảm trong thời kỳ sau đó

- Kể từ năm 1970, hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới;

- Những năm 1970, các hoạt động của lốc xoáy nhiệt đới, đặc biệt là các cơn bão mạnh gia tăng và ngày càng xuất hiện các cơn bão có quỹ đạo bất thường ngày càng nhiều;

- Có sự biến đổi trong chế độ hoàn lưu quy mô lớn trên cả lục địa và đại dương, dẫn đến sự gia tăng về số lượng và cường độ hiện tượng El Nino;

- Mực nước biển dâng thêm 1,8 mm mỗi năm trong thời kỳ 1961 - 2003

và lên đến 3,1 mm trong giai đoạn 1993 - 2003

* Cơ hội thương mại Carbon toàn cầu

Nghị định thư Kyoto với cơ chế phát triển sạch (CDM) đã mở ra cơ hội cho các nước đang phát triển trong việc tiếp nhận đầu tư từ các nước phát triển để thực hiện các dự án CDM trong đó trồng rừng và tái trồng rừng nhằm xây dựng bể chứa carbon là một lĩnh vực rất có tiềm năng

Kinh doanh khí thải được định nghĩa tại Điều 17 của Nghị định thư Kyoto Các Bên trong Phụ lục I có thể có các đơn vị lượng được chỉ định, Đơn vị giảm phát thải (ERU), Mức giảm phát thải được chứng nhận (CER) và Đơn vị giảm phát thải (RMU) của riêng mình Phụ lục I khác thông qua mua

Trang 20

bán phát thải Như vậy, trong số các dịch vụ môi trường mà các nước đang phát triển được hưởng, dịch vụ carbon là dịch vụ có nhiều tiềm năng

Nhiều nhà khoa học đã ước lượng giá trị dịch vụ do hệ sinh thái rừng trên toàn thế giới đạt khoảng 33.000 tỷ USD/năm Giá trị đó được mang lại từ giá trị thương mại CO2 là rất lớn (Ngân hàng thế giới,1998)

Giá trị kinh tế thông qua việc hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên nhiệt đới khoảng từ 500-2.000 USD/ha, giá trị ở rừng ôn đới là từ 100-300 USD/ha Theo tính toán, rừng Amazon tại Brazin, giá trị kinh tế thông qua việc cố định khí CO2 của rừng nguyên sinh là 4.000-4.400 USD/ha/năm, rừng thứ sinh là 1.000-3.000 USD/ha/năm (Camille and Bruce, 1994)

Kết quả nghiên cứu ở Cam Pu Chia cho thấy, với diện tích 1,824 ha, giá trị lâm sản ngoài gỗ mang lại khoảng 625-3.925 USD/ha/năm Giá trị gỗ củi là 711 USD/ha/năm Bên cạnh đó, lợi ích từ bảo vệ nguồn nước là 75,59 USD/ha/năm và giá trị của đa dạng sinh học từ 300-511 USD/ha/năm Đặc biệt, giá trị từ khả năng tích trữ carbon khoảng 6,68 USD/ha/năm (Camillie, 2003)

Ở Costa Rica, chương trình lâm nghiệp tư nhân đã khuyến khích các chủ đất lựa chọn các mục đích sử dụng đất liên quan đến lâm nghiệp thông qua việc cung cấp các dịch vụ hấp thụ CO2 Với chương trình này, đợt đầu tiên các chủ đất đã bán được 200.000 tấn carbon với giá 2 triệu USD cho Na

Uy (Saytyanarayana M (2007))

1.2.2 Nghiên cứu ở trong nước

Tổng lượng phát thải khí nhà kính dự kiến giảm được trong 16 năm (2008-2023) là 42.645 tấn CO2 tương đương (theo Bộ TNMT) Dự án tái trồng rừng đầu tiên của Việt Nam với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã được đăng ký là Dự án Trồng rừng/Tái trồng rừng theo

Cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) trong khuôn khổ Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) theo Nghị định thư Kyoto Đây là thông tin mới nhất mà Văn phòng JICA vừa thông báo

Trang 21

- “Dự án thu hồi và sử dụng khí bãi rác tại Hải Phòng” với lượng CO2

giảm được là 64.543 tấn CO2, trong thời kỳ thụ hưởng và thời gian tồn tại của

dự án là: 126.077 tấn CO2 do Chính phủ Phần Lan, Công ty môi trường đô thị Hải Phòng và Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng thực hiện

- “Dự án thu hồi và sử dụng khí bãi rác tại TP Hồ Chí Minh” với lượng

CO2 giảm được là: 3.130.300 tấn CO2 trong thời kỳ thụ hưởng (10 năm) do

Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức năng lượng

và khí hậu Grontmij và các bên khác thực hiện

Kết quả nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 rừng trồng Keo tai tượng tại Tuyên Quang đã chỉ ra lượng carbon hấp thụ trung bình ở cấp đất I đạt 152,96 tấn/ha; lượng hấp thụ cấp đất II đạt 127,91 tấn/ha; lượng hấp thụ cấp đất III đạt 126,32 tấn/ha và lăơngj hấp thụ cấp đất IV đạt 114,33 tấn/ha Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng carbon hấp thụ tầng cây cao chiếm 49%; lượng hấp thụ ở đất chiếm 34%; lượng hấp thụ của vật rơi rụng chiếm 4% và lượng hấp thụ của cây bụi thảm tươi chiếm 13% tổng lượng carbon trong lâm phần (Nguyễn Duy Kiên, 2007)

1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.3.1 Điều kiện tự nhiên

1.3.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Hòa An nằm ở trung tâm tỉnh Cao Bằng Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện theo địa giới hành chính là 60.598,13 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản là 9.234,08 ha, chiếm 17,12 %; đất lâm nghiệp là 48.922,72 ha, chiếm 74,58 %; còn lại là diện tích phi nông nghiệp chiếm 8,56 %, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 0,79

% tổng diện tích toàn huyện ( Thống kê theo Quyết định số 255/QĐ-UBND

ngày 07/02/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020-2025)

trên địa bàn huyện Hòa An có 48.498,35 ha rừng, bao gồm: Rừng đặc dụng:

Trang 22

27,18 ha; rừng phòng hộ: 8.197,93 ha; rừng sản xuất: 28.663,04 ha; diện tích

chưa có rừng quy hoạch phát triển rừng: 12.400,89 ha (đất trống Ia, Ib,Ic,

nương rẫy không cố định, núi đá )

Huyện Hòa An có 15 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn và 14 xã, tổng diện tích tự nhiên 605,85 km2 Trung tâm huyện cách thành phố Cao Bằng 15

km về hướng Tây Bắc

1.3.1.2 Địa hình

Địa hình huyện Hòa An có kiến tạo dạng lòng máng với độ cao trung bình 350 m Hoà An có địa hình chia cắt phức tạp, phần lớn có đồi núi thấp xen kẽ địa hình catstơ (đá vôi) với những thung lũng sâu Sự phân hóa nền địa hình ở Hoà An chia thành 3 dạng chính: địa hình núi đất, địa hình thung lung

và địa hình núi đá

1.3.1.3 Đặc điểm khí hậu

Khí hậu huyện Hòa An chịu ảnh hưởng của chế độ lục địa nhiệt đới gió mùa Khí hậu được phân thành 2 mùa rõ rệt Mùa đông nhiệt độ thấp, khô lạnh, ít mưa, đôi khi có sương muối và mùa hè nhiệt độ và độ ẩm cao, mưa nhiều, đôi khi có mưa đá

1.3.1.4 Thuỷ văn

Huyện Hòa an có nguồn nước khá dồi dào với mạng lưới sông suối khá dày tuy nhiên phân bố không đều Ở vùng núi thấp nhìn chung nguồn nước mặt khá dồi dào, đáp ứng đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất nhưng ở vùng núi karst lại thiếu nước, nhất là vào mùa khô

1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

1.3.2.1 Dân số, lao động và thành phần dân tộc

Dân số: Dân số toàn huyện có 55.730 nhân khẩu Mật độ dân số bình quân

của toàn khu vực là 87 người/km2 Dân số phân bố tương đối đồng đều giữa các

xã trong khu vực, tập trung đông dân nhất là khu vực thị trấn Nước Hai

Trang 23

Dân tộc: Trên địa bàn huyện Hòa An có 06 dân tộc anh em cùng sinh

sống như: Tày, Nùng, Dao,Kinh, HMông Trong đó dân tộc Tày chiếm tỷ

lệ 63,33%; dân tộc Nùng chiếm 24,73 %, Hmông chiếm 6,57%; dân tộc Dao chiếm 2,36%; dân tộc Kinh chiếm 2,87%; còn lại là các dân tộc khác là 0,14% cùng sinh sống

1.3.2.2 Giao thông và cơ sở hạ tầng

Trên địa bàn huyện có các tuyến đường như tỉnh lộ 203 theo hướng Tây Bắc đi huyện Hà Quảng, quốc lộ 34 theo hướng Tây đi huyện Nguyên Bình

và hyện Bảo Lạc- Bảo Lâm, quốc lộ 3 theo hướng Nam đi qua xã Bạch Đằng qua xã Thịnh Vượng huyện Nguyên Bình

1.3.2.3 Văn hoá- giáo dục

Hiện nay, 95% số xã ở huyện Hòa An đã có trường học kiên cố còn lại 5% là bán kiên cố và lớp tạm, hầu hết các xã đều đã có Trạm y tế xã Tuy nhiên, tại một số điểm vùng sâu, vùng xa các phong tục và tập quán cũ vẫn còn tồn tại, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động, đời sống người dân, một số

bộ phận người dân thiếu hiểu biết đi theo các giáo phái hoạt động tôn giáo trái phép, gây nên sự bất ổn về chính trị tại cơ sở

1.4 Những khái niệm liên quan đến DVMTR

1.4.1 Khái niệm DVMTR

Dịch vụ môi trường rừng là hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng

1.4.2 Các loại dịch vụ môi trường rừng

Theo luật lâm nghiệp có 5 loại dịch vụ:

- Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối

- Điều tiết, duy trì nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống xã hội

- Hấp thụ và lưu trữ carbon rừng; Giảm phát thải khí nhà kính từ việc hạn chế nạn phá rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững và tăng trưởng xanh

Trang 24

- Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ kinh doanh, dịch vụ du lịch

- Cung cấp bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng cho nuôi trồng thủy sản

1.4.3 Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng

(i) Khi đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật này, rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng và cung cấp một hoặc một số dịch

vụ môi trường rừng quy định tại Điều 61 của Luật này

(ii) Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải nộp tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng

(iii) Chi trả dịch vụ môi trường rừng bằng tiền thông qua chi trả trực tiếp hoặc gián tiếp

(iv) Chi trả dịch vụ môi trường rừng là một yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của người sử dụng dịch vụ môi trường rừng

(v) Bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, công bằng; phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

1.4.4 Đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng

- Cơ sở sản xuất thủy điện được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 63 Luật Lâm nghiệp

- Cơ sở sản xuất, cung cấp nước sạch được quy định tại Điểm b Khoản

2 Điều 63 Luật Lâm nghiệp

- Cơ sở sản xuất công nghiệp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 Luật Lâm nghiệp sử dụng nước từ nguồn nước để phục vụ sản xuất công nghiệp, kể

cả cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc các ngành nghề theo quy định quy định hiện hành

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp thực hiện thanh toán trực tiếp theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Nghị định Bao gồm:

Trang 25

hoạt động dịch vụ lữ hành, vận chuyển du lịch, lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, giải trí, chăm sóc sức khoẻ, tham quan, quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch trong phạm vi rừng cung cấp dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng

- Đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 63 Luật Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chương trình thí điểm để đến hết năm 2020, tổng hợp, trình Chính phủ quy định chi tiết về đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả, quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng

- Cơ sở nuôi trồng thủy sản quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 63 Luật Lâm nghiệp là doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản trực tiếp chi trả quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định này

1.5 Thực trạng Lâm nghiệp giai đoạn 2018 - 2022

1.5.1 Sản xuất lâm nghiệp

Nhìn chung trong vòng 5 năm trở lại đây rừng Cao Bằng đã có sự thay đổi rõ rệt, độ che phủ rừng tăng lên, do công tác trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi và quản lý bảo vệ rừng đã được chú trọng, kết quả cụ thể như sau:

* Công tác trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng:

Năm năm qua ở tỉnh Cao Bằng, công tác trồng rừng phần lớn được thực hiện ở rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và dựa vào nguồn vốn đầu tư từ chương trình 661 và trồng các loài cây chủ yếu như: Thông, Sa mộc, Mỡ, Bạch đàn, Keo, Hồi, Trẩu, Sở, Trúc sào, Dẻ ăn quả

Các dự án đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp như trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng của dự án 661 và dự án trồng rừng nguyên liệu giấy đã thu được những kết quả bước đầu, góp phần làm tăng độ che phủ rừng Kết quả thực hiện của một số dự án như sau:

- Dự án 661: Từ năm 2018 đến tháng 12 năm 2022, kết quả thực hiện

Trang 26

dự án ở 13 huyện, thị đã trồng rừng được: 2.247 ha; Khoanh nuôi phục hồi rừng là: 42.129 ha; Quản lý bảo vệ rừng: 42.057 ha

- Dự án trồng rừng nguyên liệu giấy: Thực hiện Dự án này chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước Kết quả thực hiện từ năm 2005, trồng rừng được: 926 ha, khoanh nuôi phục hồi rừng 9.638 ha; Quản lý bảo vệ rừng 8.518,9 ha Tính đến tháng 12 năm 2009 trên phạm vi toàn tỉnh đã có 16.846,8 ha rừng trồng, chiếm 2,7% diện tích tự nhiên Tuy nhiên, chất lượng rừng trồng chưa cao, vì ở Cao Bằng chỉ trồng rừng với mục đích phủ xanh đất trống đồi, núi trọc là chính

* Công tác giao đất, giao rừng:

Thực hiện Nghị định số 02/1994/NĐ-CP, ngày 15/01/1994 của Chính phủ về qui định việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân; Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp Cao Bằng đã tổ chức triển khai thực hiện công tác giao đất, giao rừng kết quả như sau:

Tổng diện tích đã giao: 481.073 ha, trong đó:

- Hộ gia đình, cá nhân: 224.280ha với 47.779 hộ

- Cộng đồng dân cư (thôn, bản): 162.726ha với 1.809 cộng đồng

Việc giao đất có rừng cho từng hộ dân đã góp phần ổn định và dần dần từng bước gắn cuộc sống của người dân với sản xuất lâm nghiệp

Trang 27

1.5.2 Theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp

Công tác theo dõi diễn biến rừng ở Cao Bằng, được Chi cục Kiểm lâm thực hiện từ năm 2000 cho đến nay Tính đến ngày 30 tháng 12 năm 2009, thì diện tích tự nhiên của Tỉnh là: 672.462,1 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 570.364,4 ha, cụ thể diện tích có rừng là 334.876,6 ha và phân

bố nhiều ở các huyện như:

- Bảo lạc - 45.714,9 ha rừng tự nhiên, 2.037,3 ha rừng trồng;

- Bảo lâm - 41.778,2 ha rừng tự nhiên, 643,5 ha rừng trồng;

- Nguyên bình - 41.610,7 ha rừng tự nhiên, 1.142,0 ha rừng trồng;

- Thạch an - 37.214,0 ha rừng tự nhiên, 2.857,0 ha rừng trồng;

- Hòa an - 27.590,3 ha rừng tự nhiên, 3.439,9ha rừng trồng

Những diện tích đất có rừng này chủ yếu là rừng tự nhiên - rừng non tái sinh hiện nay đang phục hồi do bị phá làm nương rẫy, cháy rừng hoặc bị khai thác cạn kiệt từ những năm trước đây Diện tích rừng nguyên sinh còn rất ít, chủ yếu là những khu "rừng thiêng" hoặc rừng cộng đồng Còn diện tích rừng trồng thì nhỏ lẻ, không tập chung và được trồng nhiều ở huyện Hòa An, với các loài cây trồng như: Keo lai, Thông, Sa mộc, Mỡ

So với các năm trước thì diện tích đất có rừng của tỉnh Cao Bằng có tăng nhưng không nhiều, chi tiết độ che phủ rừng của Cao Bằng qua các năm như sau:

Độ che phủ 54,43% 55,23% 55,29% 55,88% 56,01%

"Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng 2022"

Rừng ở Cao Bằng có hệ động, thực vật rất phong phú Nhưng trong vòng 6 đến 8 năm trở lại đây, dưới sự tác động của con người ;thì số lượng và chất lượng có nhiều thay đổi Để theo dõi và đánh giá được sự phong phú về mặt đa dạng sinh học, thì cần thống kê và điều tra cụ thể hệ động, thực vật

Trang 28

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Các cộng đồng thôn, xóm, hộ gia đình trên địa bàn huyện Hòa An sống

ổn định có hộ khẩu thường trú ở địa phương đã tham gia thực hiện nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng trước đây, còn trong độ tuổi lao động, nhiệt tình tham gia các hoạt động bảo vệ rừng ở địa phương, không có tiền án, tiền

sự, không mắc các tệ nạm xã hội, chấp hành tốt cam kết bảo vệ rừng

- Các tổ chức đoàn thể, xã hội như: Chính quyền xã, Hội Nông dân tập thể, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Ban chỉ huy quân sự xã các Tiểu đoàn

đã tham gia thực hiện nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng với Đơn vị, có diện tích rừng đặc dụng xa nơi dân cư hay những khu vực rừng thường xuyên

bị tác động

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Trên đại bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

- Thời gian tiến hành: Từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 8 năm 2023

2.3 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1 Đánh giá thực trạng quản lý đất rừng liên quan đến chính

sách chi trả DVMTR huyện Hòa An:

Nội dung 2 Thực trạng thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại huyện

Hoà An tỉnh Cao Bằng:

Nội dung 3 Đánh giá nguồn thu của chủ rừng từ dịch vụ chi trả

DVMTR

Nội dung 4 Đề xuất những giải pháp nhằm triển khai hiệu quả chính

sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

2.4 Phương pháp nghiên cứu

Nội dung 1 Tìm hiểu thực trạng công tác chi trả dịch vụ môi trường

rừng tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

Trang 29

- Kế thừa các số liệu của Hạt Kiểm lâm huyện Hòa An cũng như của

Sở NN&PTNT (cơ quan chủ quản)

- Sử dụng câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc và câu hỏi mở đối với cơ quan quản lý (Hạt Kiểm lâm, lãnh đạo Sở Nông nghiệp, Ban quản lý Quỹ BV&PTR), phỏng vấn người mua dịch vụ, người cung cấp dịch vụ khoảng 40

Tổng hợp các số liệu từ điều tra, phỏng vấn và viết báo cáo

* Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu

Trên cơ sở thông tin về hiện trạng và quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng của huyện Hòa An, nghiên cứu tiến hành thiết kế và xây dựng hệ thống CSDL quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng theo các bước chính sau:

Trang 30

- Phân tích, thiết kế cấu trúc CSDL: Thiết kế và xây dựng cấu trúc các

bảng CSDL phục vụ quản lý thông tin về đất đai và thông tin về các văn bản

quy phạm pháp luật phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin

1 Bảng bản đồ hiện trạng rừng huyện Hòa An: Quản lý thông tin thuộc tính hiện trạng của từng thửa đất rừng trên bản đồ Thông tin quản lý gồm:

Mã ID thửa đất, tên xã, tiểu khu, khoảnh, lô, thửa, tờ bản đồ, diện tích, diện tích chi trả, năm trồng, chức năng, chủ rừng, mã chủ rừng, số tiền chi trả

2 Bảng văn bản quy phạm pháp luật: Quản lý thông tin thuộc tính của các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực lâm nghiệp, chi trả dịch vụ môi trường rừng Thông tin quản lý gồm: Mã ID văn bản, tên văn bản, số hiệu, loại hình, mô tả, nội dung văn bản, ngày ban hành, ngày có hiệu lực, cơ quan ban hành, ghi chú, file đính kèm

3 Bảng liên hệ - góp ý: Quản lý thông tin liên hệ, góp ý được gửi tới hệ thống Thông tin quản lý gồm: Mã ID liên hệ, tên người liên hệ, email, số điện thoại, tiêu đề, nội dung liên hệ, thời gian

4 Bảng tài khoản quản trị: Quản lý danh sách các tài khoản tham gia hệ thống Thông tin quản lý gồm: Mã ID tài khoản, tên đăng nhập, mật khẩu, tên hiển thị, quyền hạn, hình ảnh, trạng thái

- Phân tích, thiết kế mô hình quan hệ CSDL: Sau khi đã thiết kế cấu

trúc các bảng CSDL, thiết kế quan hệ giữa các bảng CSDL để liên kết theo

hình dưới

Trang 31

Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc CSDL chi trả DVMTR

Lựa chọn hệ quản trị CSDL: Nghiên cứu sử dụng hệ quản trị CSDL

PostgreSQL để quản lý cả dữ liệu thuộc tính và dữ liệu bản đồ đi kèm với các

lý do sau:

PostgreSQL là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở PostgreSQL có hơn 15 năm phát triển và được cộng đồng đánh giá cao về độ bền, tính toàn vẹn dữ liệu, và tính đúng đắn PostgreSQL chạy trên tất cả các

hệ điều hành phổ biến, bao gồm cả Linux, UNIX (AIX, BSD, HP-UX, SGI IRIX, Mac OS X, Solaris, Tru64), và Windows PostgreSQL hoàn toàn tuân thủ chuẩn ACID và bao gồm hầu hết các SQL: 2008 kiểu dữ liệu, bao gồm cả INTEGER, số, BOOLEAN, CHAR, VARCHAR, DATE, INTERVAL, và dấu thời gian PostgreSQL cũng hỗ trợ lưu trữ các đối tượng nhị phân lớn, bao gồm cả hình ảnh, âm thanh, hoặc video, có giao diện lập trình cơ bản cho C /

C ++, Java, Net, Perl, Python, Ruby, Tcl, ODBC,

Trang 32

Là một cơ sở dữ liệu lớn, PostgreSQL có đầy đủ tính năng phức tạp như kiểm soát nhiều phiên bản đồng thời (MVC), đánh dấu thời điểm phục hồi dữ liệu, tablespaces, replication bất đồng bộ, giao dịch lồng nhau (savepoints), backup trực tuyến, backup nóng, Nó hỗ trợ bộ ký tự quốc tế,

mã hóa ký tự nhiều byte, Unicode, và tự địa phương hóa để phân loại, sắp xếp

và định dạng dữ liệu PostgreSQL có khả năng mở rộng cả về số lượng tuyệt đối của dữ liệu mà nó có thể quản lý và số lượng người dùng đồng thời nó có thể chứa Có những hệ thống PostgreSQL quản lý hơn 4 terabyte dữ liệu Các thông số lưu trữ của PostgreSQL như sau:

+ Dung lượng tối đa của database: Không giới hạn

+ Dung lượng tối đa của 1 bảng dữ liệu (table): 32 terabyte

+ Dung lượng tối đa của 1 bản ghi dữ liệu (row): 1,6 terabyte

+ Dung lượng tối đa của 1 trường dữ liệu (field): 1 gigabyte

+ Số lượng tối đa của bản ghi trong 1 bảng: Không giới hạn

+ Số lượng tối đa của cột trong 1 bảng: từ 250 – 1600 cột tùy vào kiểu

dữ liệu

+ Số lượng tối đa index trong 1 bảng: Không giới hạn

- Cập nhật thử số liệu để kiểm tra tính đúng đắn của cấu trúc CSDL:

Nhập thử số liệu mẫu để kiểm tra tính đúng đắn của cấu trúc CSDL

Phương pháp xây dựng phần mềm

Xây dựng hệ thống phần mềm để quản lý và khai thác các CSDL theo

mô hình Client/Server để phát triển phiên bản chạy trên môi trường mạng internet, thông qua công nghệ WebGIS với các phần mềm hỗ trợ như GeoServer, Apache, PHP, Javascript Lập trình bằng ngôn ngữ mã nguồn mở PHP, phục vụ người dùng tra cứu trực tiếp trên mạng một cách đơn giản và hiệu quả cũng như có khả năng mở rộng không giới hạn các chức năng, có kiến trúc ba tầng (three-tiers) như sau:

Trang 33

Hình2.2 Sơ đồ hoạt động của hệ thống quản lý khai thác

CSDL chi trả dịch vụ môi trường rừng

1 Tầng máy chủ:

Gồm HTTP Server (hay Web Server) có chức năng cung cấp các dịch

vụ web thông thường qua giao thức HTTP và Map Server cung cấp các dịch

vụ liên quan đến dữ liệu bản đồ Map Server hoạt động dựa trên nền tảng của Web Server Trong nghiên cứu này, chọn Apache Tomcat để vận hành HTTP Server, chọn Geoserver để vận hành máy chủ bản đồ, cùng các dịch vụ WMS, WFS lưu trữ dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính

2 Tầng cơ sở dữ liệu:

Cơ sở dữ liệu các lớp bản đồ được kế thừa, xây dựng từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau với các định dạng file khác nhau như tab (Map Info), xlsx

Trang 34

(Excel)… Các định dạng dữ liệu này chưa phải là định dạng chuẩn để đưa vào CSDL, vì vậy cần phải biên tập lại dữ liệu không gian, chuẩn hóa font chữ, hệ tọa độ, dữ liệu thuộc tính và chuyển đổi dữ liệu về định dạng chuẩn *.shp trước khi đưa vào hệ quản trị CSDL PostgreSQL

3 Tầng máy khách:

Giao diện của hệ thống được thiết kế bằng phần mềm Photoshop, sau

đó hiển thị bằng ngôn ngữ HTML, CSS kết hợp cùng với bộ thư viện mã nguồn mở OpenLayers, GeoExt và ExtJS Người sử dụng chỉ cần sử dụng trình duyệt web thông thường (Internet Explorer, Opera, Google Chrome hay Mozilla Firefox, …) trên các hệ điều hành Microsoft Window, mã nguồn mở linux, Android hoặc iOS truy cập vào hệ thống để khai thác các lớp thông tin bản đồ rừng dưới dạng bản đồ WebGIS Người sử dụng có thể dễ dàng sử dụng hệ thống nhanh chóng mà không cần cài đặt bất cứ phần mềm hỗ trợ gì, cũng như có thể truy cập hệ thống mọi lúc, mọi nơi thông qua các thiết bị di động khác nhau như máy tính bảng, điện thoại thông minh với điều kiện được kết nối mạng Internet

Trang 35

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đánh giá thực trạng quản lý đất rừng liên quan đến chính sách chi trả DVMTR huyện Hòa An

3.1.1 Thực trạng sử dụng đất và đất rừng huyện Hoà An

Hoà An là một huyện miền núi có 15 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn và

14 xã Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 60.584,74 ha, cụ thể trong biểu sau:

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất và đất rừng huyện Hoà An

(ha)

Cơ cấu (%)

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 186,8 0,31

3.3 Núi đá không có cây rừng NCS 66,7 0,1

(Theo kết quả thống kê đất đai huyện Hòa An năm 2022)

Trang 36

Qua bảng 3.1 cho thấy Hoà An là một huyện miền núi có tổng diện tích rừng là 45.685,1 ha chiếm 75,42 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Đất sản xuất nông nghiệp là 9.216,7 ha chiếm 15,21 % Đất nuôi trồng thuỷ sản là 74,62 ha chiếm 0,123% tổng diện tích tự nhiên của huyện Đất phi nông nghiệp là 5.119,8 ha chiếm 8,4 % và đất chưa sử dụng 486,5 ha chiếm 0,8%

Trong tổng diện tích rừng của huyện là 45.685,1 ha trong đó diện tích rừng sản xuất là 30.416,7 ha chiếm 50,21 % tổng diện tích tự nhiên; diệnt ích rừng phòng hộ là 15.191,2 ha chiếm 25,07 % tổng diện tích tự nhiên và diện tích rừng đặc dụng là 77,3 ha chiếm 0,12 % tổng diện tích tự nhiên của huyện

Hình 3.1 Biểu đồ cơ cẩu các loại đất tại huyện Hoà An, Cao Bằng

Nhìn vào biểu đồ cho thấy cơ cấu các loại đất tại huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng chủ yếu là đất lâm nghiệp (khoảng 75%) trong đó có cả đất chưa thành rừng và đất đã thành rừng Tiếp theo là đất sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 15% Như vậy, Hoà An về cơ bản đất chủ yếu là nông lâm nghiệp, vì vậy kinh tế của huyện cũng chủ yếu vào sản xuất nông lâm nghiệp

là chính

Trang 37

3.1.2 Hiện trạng rừng, tài nguyên rừng

Diện tích rừng phân theo nguồn gốc:

- Diện tích đất chưa có rừng: 12.332,22 ha + Diện tích đã trồng chưa thành rừng: 552,10 ha

+ Diện tích khoanh nuôi tái sinh: 6.985,52 ha

Diện tích phân theo mục đích sử dụng:

- Quy hoạch rừng đặc dụng: 75,00 ha; trong đó: + Diện tích có rừng: 27,18 ha

+ Diện tích đất chưa thành rừng: 47,82 ha

- Quy hoạch rừng phòng hộ: 15.142,38 ha; trong đó: + Diện tích đất có rừng: 8.783,67 ha

+ Diện tích đất chưa thành rừng: 6.358,71 ha

- Quy hoạch rừng sản xuất: 33.705,34 ha; trong đó: + Diện tích đất có rừng: 27.799,65 ha

- Ủy ban nhân dân xã (diện tích chưa giao): 11.034,78 ha

Kết quả thống kê diện tích các loại rừng được tổng hợp chi tiết tại bảng 3.2 dưới đây:

Trang 38

Bảng 3.2 Thống kê diện tích các loại rừng huyện Hoà An tỉnh Cao Bằng năm 2022

Tổng diện tích

tự nhiên

Tổng diện tích

có rừng

Rừng tự nhiên

Tỷ lệ che phủ rừng

Đã thành rừng

Chưa thành rừng

Tổng cộng

Đặc dụng

Trang 39

Kết quả bảng 3.2 chỉ ra cho thấy huyện Hoà An có 21 đơn vị cấp xã bao gồm 1 thị trấn và 20 xã với tổng diện tích 60.598,13 ha, trong đó rừng tự nhiên 36.590,50 ha chiếm 60,38% tổng diện tích rừng tự nhiên Bạch Đằng là

xã dẫn đầu về diện tích rừng (4.585,62 ha) của huyện Hoà An, trong khi đó thị trấn nước hai không có diện tích đất rừng

Theo thống kê năm 2022 toàn huyện Hoà An có độ che phủ rừng là 60,38 % trong đó độ che phủ của các xã rất khác nhau, đặc biệt thị trấn Nước Hai độ che phủ bằng không Để so sánh độ che phủ rừng, đề tài đã mô phỏng

ở biểu đồ hình 3.2 dưới đây:

Hình 3.2 Biểu đồ độ che phủ rừng theo đơn vị hành chính cấp xã

Qua biểu đồ cho thấy đứng đầu độ che phủ rừng là xã Lê Chung với 3717,54 ha tự nhiên có độ che phủ 83,68%, bênh cạnh đoa có 4 xã có độ che phủ rừng trên 70% bao gồm: xã Đức Xuân (76,29%), xã Bạch Đằng (74,58%), xã Bình Dương (74,53%) và xã Trương Lương (73,64%) Một số

xã có độ che phủ rừng dưới 50% như: Xã Quang Trung (49,24%), xã Nam

Trang 40

Tuấn (47,23%), xã Công Trừng (42,62%), xã Hồng Việt (37,53%), Xã Nguyễn Huệ (31,32%), Xã Trưng Vương (26,87%) và Thị trấn Nước Hai (0%) đồng nghĩa không có diện tích rừng

3.1.3 Hiện trạng rừng phân theo chủ hộ quản lý

Hiện nay, các chủ rừng quản lý được nhà nước công nhận trong luật lâm nghiệp Tại huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng theo thống kê của Hạt kiểm lâm cho thấy huyện Hoà An có 4 loại chủ rừng bào gồm: Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư và UBND Kết quả tổng hợp tại bảng 3.3 dưới đây:

Bảng 3.3 Hiện trạng diện tích rừng phân theo chủ quản lý huyện Hoà An

Diện tích đã thành rừng (ha)

Diện tích chưa thành rừng (ha)

và diện tích rừng chưa thành rừng là 1.826,06 ha; Nhóm chủ hộ là UBND cấp

xã đang quản lý 11.034,78 ha trong đó diện tích rừng đã thành rừng là 7.434,24 ha và diện tích rừng chưa thành rừng là 3.600,54 ha

Ngày đăng: 18/03/2024, 14:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w