1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mô hình hoá tăng trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội rừng trồng keo lai (acacia mangium x acacia auriculiformis) tại huyện hoà an, tỉnh cao bằng

78 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mô Hình Hoá Tăng Trưởng Và Hiệu Quả Kinh Tế, Xã Hội Rừng Trồng Keo Lai (Acacia Mangium X Acacia Auriculiformis) Tại Huyện Hòa An, Tỉnh Cao Bằng
Tác giả Mã Trung Kiên
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Tiến
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Lâm học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Trang 1 MÃ TRUNG KIÊN MƠ HÌNH HOÁ TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI RỪNG TRỒNG KEO LAI Acacia mangium x Acacia auriculiformis TẠI HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM

Trang 1

MÃ TRUNG KIÊN

MÔ HÌNH HOÁ TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ,

XÃ HỘI RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia mangium x Acacia

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên - 2023

Trang 2

MÃ TRUNG KIÊN

MÔ HÌNH HOÁ TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ,

XÃ HỘI RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia mangium x Acacia

Ngành: Lâm học

Mã số ngành: 8.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THANH TIẾN

Thái Nguyên - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Những nội dung được trình bày trong luận văn được tôi thực hiện nghiên cứu điều tra và tổng hợp đưa ra kết quả, một phần tài liệu tham khảo tôi đã trích dẫn đầy đủ Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về bản luận văn này Tôi xin cam đoan!

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2023

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề cương Luận văn này được hoàn thành trong chương trình đào tạo Thạc

sĩ chuyên ngành Lâm học tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Để hoàn thành bản báo cáo khoa học này, tôi đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của Khoa Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo và Ban Giám hiệu nhà trường, các bạn bè đồng nghiệp và địa phương nơi tôi thực hiện nghiên cứu Nhân dịp này tôi xin trân trọng ghi nhận về sự giúp đỡ quý báu đó

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Nguyễn Thanh Tiến, người trực tiếp hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện chuẩn bị đề cương luận văn này Cảm ơn Hạt kiểm lâm huyện Hòa An, Chi cục kiểm lâm tỉnh Cao Bằng, các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn

Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ của UBND huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, UBND các xã trong việc thu thập số liệu; trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện trong thời gian xử lý số liệu và hoàn chỉnh luận văn, tác giả xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do còn một số hạn chế về thời gian,

về kinh nghiệm Đề cương Luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được những ý kiến phê bình, góp ý của quý thầy

cô và các đồng nghiệp đề hoàn thiện đề cương

Xin trân trọng cảm ơn !

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2023

Tác giả

MÃ TRUNG KIÊN

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN x

THESIS ABSTRACT xi

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.3 Ý nghĩa của đề tài 3

2.3.1 Ý nghĩa về mặt khoa học và học tập 3

2.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

1.1.1 Nghiên cứu về cây Keo 4

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về loài Keo ở Việt Nam 6

1.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu 14

1.2.1 Điều kiện tự nhiên 14

1.2.2 Đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội 16

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 18

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 18

2.2 Nội dung nghiên cứu 18

2.3 Phương pháp nghiên cứu 18

Trang 6

2.3.1 Phương pháp luận 18

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 19

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 21

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26

3.1 Thực trạng rừng và công tác trồng rừng Keo lai trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 26

3.1.1 Thực trạng trồng rừng hiện nay tại khu vực nghiên cứu 26

3.1.2 Thực trạng loài cây trồng rừng tại Khu vực nghiên cứu 27

3.1.3 Thực trạng đóng góp của rừng trồng vào độ che phủ của rừng khu vực nghiên cứu 30

3.1.4 Thực trạng phân 3 loại rừng tại huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng 32

3.1.5 Hiện trạng chủ rừng và tổ chức quản lý 34

3.1.6 Thực trang trữ lượng rừng trồng phân theo cấp tuổi và loài cây 35

3.2 Nghiên cứu sinh trưởng của Keo lai tuổi 3 đến tuổi 6 tại Hoà An 36

3.2.1 Kiểm tra tính thuần nhất về đường kính (D1.3), chiều cao (Hvn) 36

3.2.2 Tăng trưởng đường kính D1.3 37

3.2.3 Tăng trưởng về chiều cao (HVN) 38

3.2.4 Tăng trưởng về tổng tiết diện ngang (G) 39

3.2.5 Tăng trưởng trữ lượng 39

3.3 Mô hình hoá sinh trưởng lâm phần Keo lai tại Hoà An 40

3.3.1 Mô hình hoá sinh trưởng trữ lượng 40

3.3.2 Mô hình hoá sinh trưởng tổng tiết diện ngang 43

3.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội rừng trồng Keo lai trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 46

3.4.1 Hiệu quả kinh tế 46

3.3.2 Đánh giá hiệu quả xã hội 49

3.4 Đề xuất các giải pháp chủ yếu phục vụ cho công tác trồng rừng hiện nay tại khu vực nghiên cứu 50

Trang 7

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51

1 Kết luận 51

2 Kiến nghị 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Sinh trưởng chiều cao các loài Keo 18 tháng tuổi 4

Bảng 1.2 Sinh trưởng của 8 loài Keo ở tuổi 2 tại Hải Nam – Trung Quốc 5

Bảng 1.3 Sinh trưởng của 4 loài Keo ở các Ba Vì và Hoá Thượng 9

Bảng 1.4 Sinh trưởng của các xuất xứ khảo nghiệm của loài Keo 9

Bảng 1.5 Sinh trưởng của 39 xuất xứ 6 tháng tuổi 10

Bảng 1.6 Sinh trưởng của các xuất xứ 3 tuổi 11

Bảng 1.7 Sinh trưởng của Keo tai tượng tai các địa điểm 11

Bảng 1.8 Sinh trưởng của Keo lai tự nhiên 2,5 tuổi tại Ba Vì 13

Bảng 2.1 Thống kê số lượng OTC cần lập 20

Bảng 2.2 Điều tra tình hình sinh trưởng của các loài Keo 20

Bảng 2.3 Một số dạng hàm tăng trưởng dùng thử nghiệm 23

Bảng 3.2 Thống kê loài cây đang sử dụng trồng rừng tại huyện Hòa An 27

Bảng 3.3 Loài cây trồng phân theo diện tích tại 3 xã nghiên cứu 29

Bảng 3.4 Tổng hợp độ che phủ rừng huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 30

Bảng 3.5 Thực trạng 3 loại rừng tại Hoà An, Cao Bằng 32

Bảng 3.6 Diện tích rừng và diện tích chưa thành rừng 34

phân theo chủ rừng và tổ chức được giao quản lý 34

Bảng 3.7 Trữ lượng rừng trồng phân theo cấp tuổi và loài cây 35

Bảng 3.8 Kiểm tra tính thuần nhất về D1.3 chiều cao (Hvn) 36

Bảng 3.9 Sinh trưởng đường kính của Keo lai ở các tuổi 37

Bảng 3.10 Sinh trưởng chiều cao của Keo lai tại các tuổi 38

Bảng 3.11 Thống kê tăng trưởng về trữ lượng rừng Keo lai tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 39

Bảng 3.12 Thống kê tăng trưởng về trữ lượng rừng Keo lai 40

tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 40

Bảng 3.13 Thử nghiệm một số hàm mô phỏng tương quan M-D1.3 41

Trang 9

Bảng 3.14 Thử nghiệm một số hàm mô phỏng tương quan M-HVN 42

Bảng 3.15 Thử nghiệm một số hàm mô phỏng tương quan G-D1.3 44

Bảng 3.16 Thử nghiệm một số hàm mô phỏng tương quan G-HVN 45

Bảng 3.17 Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rừng trồng 47

Keo lai tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 47

Bảng 3.18 Tổng hợp chi phí và thu nhập rừng trồng Keo lai tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 49

Bảng 3.19 Nhận thức của người dân về trồng rừng tại huyện Hòa An 49

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Biểu đồ độ che phủ rừng tại huyện Hoà An năm 2022 31 Hình 3.2 Biểu đồ tỷ lệ 3 loại rừng huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng 33 Hình 3.3 Biểu đồ cơ cấu thành phần các chủ rừng tại huyện Hoà An 34 Hình 3.4 Biểu đồ thử nghiệm và lựa chọn hàm tương quan mô phỏng mối quan hệ M-D1.3 41 Hình 3.5 Biểu đồ thử nghiệm và lựa chọn hàm tương quan mô phỏng mối quan hệ M-HVn 43 Hình 3.6 Biểu đồ thử nghiệm và lựa chọn hàm tương quan mô phỏng mối quan hệ G-D1.3 44 Hình 3.7 Biểu đồ thử nghiệm và lựa chọn hàm tương quan mô phỏng mối quan hệ G-H1VN 46

Trang 11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn OTC Ô tiêu chuẩn (ô rút mẫu nghiên cứu)

Trang 12

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả luận văn: Ma Trung Kiên

Tên luận văn: Mô hình hoá tăng trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội

rừng trồng Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) tại huyện

Hoà An, tỉnh Cao Bằng

Ngành khoa học khoá luận văn: Lâm học Mã số: 8.62.02.01

Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

1 Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá được thực trạng công tác trồng rừng Keo lai

trên địa bàn nghiên cứu huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng; Phân tích được hiệu quả kinh tế, xã hội rừng trồng Keo lai tại huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao trữ lượng rừng và hiệu quả kinh tế xã hội rừng trồng Keo lai

2 Phương pháp nghiên cứu: Đề tài đã áp dụng phương pháp điều tra, đo

đếm thực địa tại rừng Keo lai ở Hoà An, tỉnh Cao Bằng Sử dụng phương pháp thống kê sinh học bằng Excel và SPSS để phân tích dữ liệu

3 Kết quả chính của đề tài

- Đánh giá hiện trạng rừng: Tổng diện tích rừng trồng đã thành rừng là

3.613,73 ha, rừng trồng chưa thành rừng là 579,82 ha Loài cây trồng rừng tại

huyện Hòa An rất đa dạng và phong phú nhưng phổ biết nhất vẫn là Keo lai với 974,93 ha (chiếm 26,98 %)

- Tăng trưởng của rừng: Mật độ trung bình giảm dần theo tuổi từ 1527

(tuổi 3) đến 1129 (tuổi 6)

- Mô hình hoá: Đề tài đã mô hình hoá tăng trưởng trữ lượng thông qua

nhân tố đường kính lâm phần

- Hiệu quả kinh tế: dựa vào chỉ số NPV hay IRR chúng ta lựa chọn giải

pháp kinh doanh rừng Keo lai chu kỳ 6 năm sẽ đem lại hiệu quả cao nhất về kinh tế

Trang 13

THESIS ABSTRACT Author’s name: Ma Trung Kien

Thesis title: Modeling the growth and economic and social efficiency

of Acacia hybrid plantations (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) in

Hoa An district, Cao Bang province

Major: Silviculture Code: 8620201A

Educational organization: Thai Nguyen University of Agriculture and

forestry - Thai Nguyen University

Research Objectives:

Evaluate the current status of Acacia hybrid plantations in Hoa An district, Cao Bang province; Analyze the economic and social efficiency of Acacia hybrid plantations in Hoa An district, Cao Bang province; Propose solutions to improve forest volume and economic and social efficiency of Acacia hybrid plantations

Materials and Method:

The thesis applied the method of investigation and field measurement

in Acacia hybrid plantations in Hoa An, Cao Bang province Using the biological statistics method with Excel and SPSS to analyze data

Main findings and conclusions:

Forest status assessment: The total area of established plantations is

3,613.73 hectares, while the area of unestablished plantations is 579.82 hectares

The species of trees planted in Hoa An district are diverse and abundant, but the most common is Acacia hybrid, with 974,93 hectares (26.98%) Forest growth: The average density decreases with age from 1527 (age 3) to 1129 (age 6) Modeling: The thesis has modeled the growth of timber volume through the diameter factor Economic efficiency: Based on the NPV or IRR indicators, Acacia hybrid plantations with a cycle of 6 years will bring the highest economic efficiency

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Ngày nay, nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ rất lớn, nên việc trồng rừng nguyên liệu đã trở thành xu hướng tất trong phát triển kinh tế rừng Trong số các loài cây trồng rừng, loài Bạch đàn đã tỏ ra thích hợp với nhiều vùng sinh thái nước ta và chúng đã trở thành loài cây chủ yếu để phát triển rừng trồng công nghiệp

Hiện nay có khoảng gần 20 giống Keo có nguồn gốc từ Australia đã được nhập vào trồng thử nghiệm ở miền Nam nước ta từ những năm 1960

Trong đó, Keo lá tràm (A auriculiformis) và Keo tai tượng (A mangium) là

hai loài cây có triển vọng nhất (Nguyễn Hoàng Nghĩa, Lê Đình Khả, 1993), nhưng mãi đến sau năm 1975 mới được trồng mở rộng ra nhiều vùng sinh thái khác nhau của cả nước Điièu quan trọng, điều kiện khí hậu cận nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều nên hai loài Keo này tỏ ra thích hợp, sinh trưởng và phát triển nhanh Nhà nước đã sử dụng cây Keo chủ lực để trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở Tây Bắc Ngoài ra, còn một số loài có triển vọng

khác như Keo lá liềm (A crassicarpa), Keo nâu (A aulacocarpa), nhưng

chưa được quan tâm và phát triển mở rộng

Từ năm 1990, giống Keo lai tự nhiên giữa Keo lá tràm (A auriculiformis) và Keo tai tượng (A mangium) đã được phát hiện ở Việt Nam,

các công trình nghiên cứu chọn giống và nhân giống cây keolai đã được tiến hành và đạt được kết quả Đặc biệt từ sau năm 1995 trở lại đây, Keo lai (A hybrid) đã được phát triển mở rộng ra nhiều vùng sinh thái của cả nước, keo lai đang được nhiều nơi lựa chọn để trồng rừng công nghiệp

Những năm gần đây, một số loài cây sinh trưởng nhanh như cây Keo và Bạch đàn đã được lựa chọn nhiều, do đặc tính sinh trưởng nhanh và khả năng thích ứng rộng của những loài cây trồng này Khoảng trên 450.000 ha đã được trồng thành rừng Keo ở Việt Nam, trong đó Keo lai (lai giữa Keo tai tượng và

Trang 15

Keo lá tràm) là phổ biến nhất vì tốc độ sinh trưởng nhanh Ước tính có khoảng 180.000 ha Keo lai đã được trồng ở Việt Nam Gỗ của các loài Keo này không những rất thích hợp với nguyên liệu giấy mà còn phù hợp đối với nhu cầu sử dụng cho công nghiệp là đồ gỗ gia dụng

Tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, công tác trồng rừng trong những năm qua rất được quan tâm; diện tích rừng trồng tăng lên đáng kể Đến hết năm

2021 toàn huyện đã có 36.521,83 ha rừng/ tổng diện tích tự nhiên 60.598,13

ha, trong đó rừng tự nhiên là 32.819,28 ha, rừng trồng 4.068,87 ha (Theo Quyết định số 285/QĐ-UBND ngày 28/02/2022 của UBND tỉnh Cao Bằng) Những năm gần đây, UBND huyện Hoà An đã có chủ trương phát triển trồng rừng sản xuất và loài cây trồng chính được đưa vào trồng là cây Keo lai

Để đánh giá việc sinh trưởng và hiệu quả của rừng trồng Keo lai tại địa bàn nơi bản thân đang sinh sống và làm việc, tôi chọn thực hiện đề tài: “Mô

hình hóa tăng trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội rừng trồng Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng” nhằm

góp phần nâng cao hiểu biết cho bản thân và đề xuất phát triển kinh tế vườn rừng trồng Keo lai tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được thực trạng công tác trồng rừng Keo lai trên địa bàn nghiên cứu huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

- Đánh giá được trữ lượng bằng phương pháp mô hình hoá toán học rừng trồng Keo lai tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

- Phân tích được hiệu quả kinh tế, xã hội rừng trồng Keo lai tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao trữ lượng rừng và hiệu quả kinh tế xã hội rừng trồng Keo lai

Trang 16

2.3 Ý nghĩa của đề tài

2.3.1 Ý nghĩa về mặt khoa học và học tập

Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung thêm những kiến thức khoa học trong lĩnh vực đánh giá sinh trưởng, phát triển và hiệu quả kinh tế của rừng trồng keo lai, làm cơ cho việc đề xuất những biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý để trồng rừng công nghiệp nói chung và trồng rừng từ loài Keo lai nói riêng Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị trong việc học tập và nghiên cứu và đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý

2.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

Kết quả đánh giá của đề tài sẽ giúp công ty lâm nghiệp, tổ chức, hộ gia đình

và cá nhân trồng rừng tại địa phương huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng có thêm những kiến thức về kỹ thuật trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn

Áp dụng các biện pháp đề xuất của đề tài vào việc trồng rừng tại địa bàn nghiên cứu nói riêng và vùng Cao Bằng nói chung giúp cho rừng Keo sinh trưởng phát triển tốt hơn

Trang 17

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.1 Nghiên cứu về cây Keo

1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Kết quả trồng rừng làm nguyên liệu công nghiệp đã đạt năng suất cao ở một số nước: Trồng rừng thành công ở Brazil là một ví dụ rất đáng khích lệ Năm 1991, Campinhos báo cáo kết quả 30 năm năng suất rừng trồng ở Brazil

Có thể thấy do nhờ chọn giống, nhân giống hom và thâm canh mà năng suất rừng trồng tăng 5 % mỗi năm qua một chu kỳ dài 30 năm như:

1960 - 1965, hạt giống chất lượng di truyền thấp, năng suất 13m3/ha/năm

1966 - 1970, hạt giống chất lượng di truyền thấp, có sử dụng bón phân, năng suất đạt 17m3/ha/năm

1971 - 1975, hạt thuần khiết di truyền (chưa cải thiện), bón phân, năng suất đạt 22m3/ha/năm

1976 - 1980, hạt từ rừng giống được chọn lọc, có bón phân, năng suất 35m3/ha/năm

1981 - 1985, hạt được cải thiện, nhân giống bằng hom, bón phân, năng suất đạt 45 m3/ha/năm

1986 - 1990, tiếp tục chọn lọc, nhân giống bằng hom, bón phân năng suất 60 m3/ha/năm

Ở một số lô thí nghiệm 6 - 8 tuổi, rừng trồng đã cho tăng trưởng 70 -

Trang 18

nên việc sử dụng số liệu chiều cao trong hai năm đầu có thể dẫn đến những kết luận sai lầm Cây nhân bản từ vật liệu nhân giống chọn lọc cho năng suất cao hơn và đồng đều hơn so với cây con từ hạt Kết luận trên của Quaile là đòn bẩy khuyến khích công tác trồng rừng vô tính phục vụ nguyên liệu công nghiệp ở Nam Phi

Vào những năm 1980, loài Keo được khảo nghiệm ở nhiều nước vì có khả năng tốt, đặc biệt là khả năng cải tạo đất, chống xói mòn và cho năng suất cao Khảo nghiệm ở Philippines với 7 loài cho thấy Keo tai tượng có chiều cao cao thứ ba ở cả hai điểm khảo nghiệm (HaVmoller, 1989)

Bảng 1.1 Sinh trưởng chiều cao các loài Keo 18 tháng tuổi

Trang 19

15 xuất xứ còn lại, bao gồm các xuất xứ Keo là tràm, Keo tai tượng, A.cincinnata, A.melanoxylon, A.oraria, A.confusa, như vậy Keo tai tượng không nằm trong nhóm loài và xuất xứ dẫn đầu, tức là sau hai năm tuổi sinh trưởng D < 7,4 cm , H<4,7 m Năm 1985, 23 xuất xứ của 12 loài Keo đã được khảo nghiệm tại 6 điểm ở Thái lan (P.ChittachumnonK and S SirilaK 1991) Thứ tự xếp hạng theo chiều cao của 10 xuất xứ dẫn đầu (36 tháng tuổi) tại hai điểm thí nghiệm là: Tại Ratchaouri, Keo tai tượng xuất xứ 13846 xếp thứ chín có chiều cao 7,2 m, loài dẫn đầu là A.craosocarpa xuất xứ 13653 xếp thứ mười với chiều cao 6,8 m Tại Saitheng, Keo tai tượng không nằm trong mười xuất xứ dẫn đầu, tại đây loài và xuất xứ dẫn đầu vẫn là A.crassicarpa

13683 vời chiều cao 14,8 m, aulacocarpa xếp thứ mười với chiều cao 11,3m Thời gian gần đây, loài Keo tai tượng ở Inđônêxia đã được giâm hom thành công phục vụ trồng rừng kinh tế

b Nghiên cứu lợi ích kinh tế từ rừng trồng

Khi nghiên cứu về phương diện kinh tế của rừng trồng cũng được nhiều người quan tâm Theo tài liệu lưu trữ trong Tree CD-ROM (AB.international for asia) từ năm 1939 đến năm 1995 có 48 công trình đánh giá hiệu quả kinh

tế trong lâm nghiệp, trong đó có 9 công trình đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng và chủ yếu tập trung đánh giá hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về loài Keo ở Việt Nam

a Những nghiên cứu về trồng rừng nguyên liệu công nghiệp

Những năm 1992 - 1995, trong khuôn khổ của chương trình KN03-03 năm 2001, Hoàng Xuân Tý và các cộng sự đã tiến hành đề tài KN03 -13

“Nâng cao công nghệ thâm canh rừng trồng (Keo, Bạch đàn), sử dụng cây họ đậu để cải tạo đất và nâng cao sản lượng rừng ở vùng Đông Nam Bộ” Nhóm tác giả đã đề ra một tổ hợp phân hữu cơ vi sinh để bón lót hữu hiệu cho bạch đàn ở vùng Sông Bé gồm: 25 gam urê + 50 gam Supe lân + 10 gam KCL +

Trang 20

100 đến 200 gam than bùn đã hoạt hoá Công thức cho bón thúc là 75 gam urê + 125 gam Supelân Các tác giả cũng kiến nghị không nên trồng mật độ thưa

1111 cây /ha vì tán quá thưa, tạo điều kiện cho cỏ Mỹ phát triển, không có lợi cho sinh trưởng của cây trồng và tốn công làm cỏ Với hai loài Keo tai tượng và Keo lá tràm, nhóm tác giả cũng đưa ra kết luận, công thức bón phân tốt nhất cho bón lót là 100 gam NPK + 160 gam than bùn hoặc 100gam NPK + 100 gam than bùn + Bo + Zn ở mật độ 1666 cây/ha, cả hai loài Keo cho năng suất cao nhất sau

40 tháng

Tác giả đã dựa vào độ dốc, thực bì đặc trưng và độ sâu tầng đất để phân dạng lập địa trồng rừng Keo tai tượng ở vùng trung tâm thành 5 dạng, đánh giá sinh trưởng của Keo tai tượng, 8 tuổi, mật độ từ 930 - 1100 cây /ha trên các dạng lập địa như sau:

Dạng lập địa 1 : sinh trưởng đạt 25,7 m3/ha/năm

Dạng lập địa 2 : sinh trưởng 21,1 m3/ha/năm

Dạng lập địa 3 : sinh trưởng 15,1 m3/ha/năm

Dạng lập địa 4 : sinh trưởng 18,7 m3/ha/năm

Dạng lập địa 5 : sinh trưởng 5,7 m3/ha/năm

Trong khi đó ở Đông Nam Bộ, điều tra năng suất rừng trồng Keo tai tượng cũng nhận thấy, độ dầy tầng đất và loại đất có ảnh hưởng lớn tới năng suất rừng Ở Bầu Bàng trên đất xám, tầng đất dày năng suất rừng 8 tuổi, mật

độ 1600 cây/ha, đạt 16-22 m3/ha/năm, còn ở Sông Mây, đất mỏng lớp hơn, trên phiến sét năng suất đạt 15-19 m3/ha/năm, ở Minh Đức (Bình Dương) trên đất xám dày, năng suất rừng 6 tuổi đạt khá cao, từ 25-29 m3/ha/năm Ở Mã

Đà, thực hiện cày toàn diện, có bón phân, năng suất rừng Keo tai tượng đạt 37,3m3/ha/năm, so với đối chứng không bón phân là 33 m3 Keo lá tràm các trị số tương ứng là 34,4 so với 20,2 m3/ha/năm

Trong nghiên cứu của Đoàn Hải Nam (2006) khi đánh giá về trồng rừng thâm canh tại một số tỉnh Thái Nguyên, Quảng Trị, Gia lai, Bình Dương đã

Trang 21

chỉ ra chi phí chung cho 1 ha trồng rừng thâm canh Keo lai cao gấp đôi so với đầu tư trồng theo chương trình trồng rừng sản suất theo Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và

tổ chức thực hiện Dự án 5 triệu ha rừng và gấp 1,5 lần so với phương thức trồng rừng bán thâm canh hoặc quảng canh

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cơ bản trong chương trình trồng rừng ở đây chưa được giải quyết, như: Sử dụng giống xô bồ, không rõ nguồn gốc hoặc vẫn gieo ươm và trồng rừng bằng hạt, khi cây đó Bộ NN&PTNT quy định trồng bằng cây hom, cây mô mới có hiệu quả Hệ thống các biện pháp quản lý, bảo vệ chưa được áp dụng đồng bộ Tỷ lệ đầu tư trồng rừng 1 ha còn thấp, nên năng suất, chất lượng, sản lượng rừng rất thấp Vì vậy cần phải có những giải pháp khắc phục những tồn tại trên

Với Keo tai tượng và Keo lai, đạt năng suất 25 đến 30 m3/ha/năm, sau 7-8 năm kinh doanh với lãi suất vay 7% thì tỷ suất lãi nội bộ IRR có thể đạt 18-20% nghĩa là trồng rừng có lãi Nếu trữ lượng đạt 70 m3/ha sau 8 năm, năng suất chỉ đạt gần 9 m3/ha/năm thì với lãi suất 7%/năm ,người trồng rừng sẽ không có lãi, tỷ suất lãi nội tại IRR chỉ đạt 7,68% Theo tính toán năng suất phải đạt 12 m3/ha/Năm thì lãi nội tại IRR có thể đạt 10,2 %, nghĩa là trồng rừng mới có lãi Đây là cơ sở quan trọng trong kinh doanh rừng trồng công nghiệp, cần thiết phải đạt năng suất tối thiểu mới có thể tạo được lợi ích từ trồng rừng khi vay vốn ngân hàng 7%/ năm để đầu tư

b Nghiên cứu về Keo tai tượng

Nghiên cứu giống Keo tai tượng được bắt đầu vào năm 1980, Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (1991), một số xuất xứ của 4 loài Keo đã được đưa vào thử nghiệm ở nước ta cho thấy, tiềm năng sinh trưởng đáng khích lệ, ở hai địa điểm Ba Vì (Hà Nội) và Hoá Thượng (Thái Nguyên), Keo tai tượng sinh trưởng khá nhất cả về chiều cao và đường kính Loài H(m) D (cm) H/năm D/năm Số thân/cây

Trang 22

Bảng 1.3 Sinh trưởng của 4 loài Keo ở các Ba Vì và Hoá Thượng

Loài H (m) D (cm) H/năm D/năm Số

và 2,4 - 2,6 cm/năm

Một số nguồn gốc A.mangium đã được thử nghiệm ở một số nơi Rừng thử nghiệm tuy còn non trẻ nhưng đã đạt được những kết quả bước đầu: Tại Bàu Bàng, nơi nước đọng vào mùa mưa, hai nguồn phát triển nhanh là Kennedy và Kuranda, còn ở La Ngà, đất đai và thoát nước tốt vào mùa mưa, Nguồn gốc Kuranda, Bronte và Hawkins phát triển tốt nhất Cây keo tai tượng

ở Bàu Bàng chỉ đạt tốc độ sinh trưởng gần 2m/năm (nguồn gốc tốt nhất), trong khi ở La Ngà nguồn gốc tốt nhất đạt độ cao 3,3 m/năm

Trang 23

Bảng 1.4 Sing trưởng của các xuất xứ khảo nghiệm của loài Keo

Năm 1990, trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã khảo nghiệm 39 xuất

xứ của 5 loài Keo tại Ba Vì (Hà Nội), sau 6 tháng, sinh trưởng bình quân của 5 loài Keo được xếp theo chiều cao (m) và đường kính cổ rễ (cm) như sau:

Bảng 1.5 Sinh trưởng của 39 xuất xứ 6 tháng tuổi

Năm 1990, một bộ xuất xứ Keo tai tượng được Trung tâm nghiên cứu Đông Nam bộ thực hiện tại Sông Mây (Đồng Lai) và Bầu Bàng (Sông Bé), cho

Trang 24

thấy sinh trưởng của cây Keo TT ở Bầu Bàng năm 1990 vượt hơn hẳn ở Sông Mây, song các xuất xứ có nhiều thay đổi, thậm chí ngược nhau ở hai địa điểm

Bảng 1.6 Sinh trưởng của các xuất xứ 3 tuổi

hạt Xuất xứ

V (m 3 )

D (m)

H (m)

Lô hạt Xuất xứ

V (m 3 )

D (m)

H (m)

0579 Innis Region 0,036 10,0 9,2 16591 Denrideri 0,052 10,8 11,1

Nguyễn Thị Thế (1996) trồng keo tai tượng ở Thanh Hóa, cho kết quả: Keo tai tượng trồng ở Trạm Nghiên cứu Lâm nghiệp, nơi có tầng đất dày trên

70 cm, thảm thực vật điển hình là ba soi, ba Bắc sinh trưởng tốt, cho Tỷ lệ sống sót là 94% Sau 2 tuổi, đường kính gốc trung bình đạt 9,4cm, cao 7,5m, đường kính tán 3,6m Khi được trồng ở các huyện trong tỉnh Thanh Hóa, keo tai tượng mọc ở nhiều nơi khác nhau do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau

Trang 25

Bảng 1.7 Sinh trưởng của Keo tai tượng tai các địa điểm

Địa điểm D 0 (cm) H vn (m) D t (m)

Hà Quang Khải (1999), nghiên cứu quan hệ sinh trưởng và tính chất đất của Keo tai tượng trồng thuần loài tại núi Nuốt - Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Tây, kết quả thể hiện qua phương trình tương quan

Ở Việt Nam hiện nay, loài Keo tai tượng chưa có dòng nào được như nước công nhận là giống Quốc gia để đưa vào trồng rừng đại trà bằng cây con tạo từ giâm hom

c Nghiên cứu về Keo lai

Ở các tỉnh Miền Nam là 3-4%, còn ở Ba Vì là 4-5%, riêng giống lai tự nhiên ở Ba Vì được xác định là giữa A.mangium (xuất xứ Daitree thuộc Bang Queenland) với A.auriculiformis (xuất xứ Darwin thuộc bang Northern territoria) của Austrlia

Lê Đình Khả và cộng sự (1997), các cây trội của Keo lai F1 được chọn ở rừng trồng Keo tai tượng 2,5 tuổi, những cây lai này được cắt ở độ cao 85 cm

để lấy chồi giâm hom vào tháng 4/1993 Các dòng cây hom của cây lai được chọn trồng vào tháng 10/1993 tại Ba Vì theo 3 khối, mỗi khối trồng đủ các dòng thí nghiệm, mỗi dòng 10 cây và bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên đã cho kết quả

Trang 26

Keo lai tự nhiên 2,5 tuổi trong rừng trồng Keo tai tượng tại Ba Vì có chiều cao trung bình là 4,5 m và đường kính ngang ngực 5,2 cm, tháng 6/1993 cho nhiều chồi và cho số hom bình quân 289 hom/gốc sau 3 lần cắt Trong tổng số 34 dòng dự tuyển thì tỷ lệ ra rễ của các dòng rất khác nhau, dòng có tỷ

số các loại auxin sử dụng cho thấy IBA cho kết quả ra rễ tốt nhất đối với các

Trang 27

dòng Keo lai, nhưng mỗi dòng Keo lai lại mẫn cảm một cách khác nhau đối với auxin như dòng số 10 sử dụng nồng độ IBA: 3,0 , 4,0 , 5,0 mg/l , NAA: 1,0 mg/l, không nên vượt quá nồng độ này

Lê Đình Khả và cộng sự (2000), nốt sần và khả năng cải tạo đất của Keo lai đã thông báo kết quả ở giai đoạn 3 tháng tuổi, số lượng và khối lượng nốt sần trên rễ của Keo lai gấp 3-10 lần các loài Keo bố, mẹ Số lượng tế bào vi khuẩn cố định đạm trong bầu đất, cao hơn so với bố, mẹ, một số khác có tính chất trung gian

Mối tương quan cả về chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực với một số tính chất đất ở tầng mặt ( 0 -20 cm) là chặt chẽ hơn so với mối quan hệ này ở tầng 30 - 50 cm Mức độ tương quan giữa sinh trưởng về chiều cao vút ngọn với tính chất đất là chặt chẽ hơn so với tương quan giữa đường kính ngang ngực với tính chất đất, thể hiện qua phương trình tương quan mà tác giả đã xây dựng như:

HVN = 14,2217 -0,7193 M-17,193d+ 2,2000PH(H20) + 2,0125 A với R = 0,9635

D1,3 = 14,3146 - 1,4068M - 16,5722d + 2,4729 PH(H20)+ 1,4299A với R=0,9035

1.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

1.2.1.1 Diện tích các loại đất đai

Hoà An là một huyện miền núi thuộc tỉnh Cao Bằng, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Cao Bằng, bao quanh Thành phố Cao Bằng Có tọa độ địa lý từ

106o00’00’’ đến 106o24’33’’ kinh độ Đông và từ 22o30’33’’ đến 22o53’30’’ vĩ

độ Bắc Ranh giới theo địa giới hành chính có giới hạn:

- Phía Bắc giáp các huyện Hà Quảng, Trùng Khánh;

- Phía Nam giáp huyện Thạch An;

- Phía Đông giáp huyện Quảng Hòa;

- Phía Tây giáp các huyện Nguyên Bình và Hà Quảng

Hiện nay huyện Hòa An có 15 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn và 14 xã

Trang 28

1.2.1.2 Đặc điểm địa hình

Huyện Hòa An có địa hình dạng lòng máng nằm dọc theo dòng sông Bằng hướng Tây Bắc - Đông Nam Độ cao trung bình 350 m so với mực nước biển Địa hình chia cắt phức tạp, đại bộ phận có đòi núi thấp xen kẽ địa hình catstơ (đá vôi) với các thung lũng sâu, kín giữa bồn địa giữa núi Sự phân hóa nền địa hình chia thành 3 dạng chính: địa hình núi đất, địa hình thung lung và địa hình núi đá

- Dạng địa hình đồi núi đất: có độ cao trung bình từ 300 – 500 m, phân

bố ở các xã phía Bắc, Đông Bắc và phá Nam của huyện Địa hình có độ dốc thoải ở ven rìa các khối núi, càng tiến vào trong càng dốc Đất đai phần lớn có

độ dốc trên 25o xen kẽ các thung lũng hẹp và chân đồi dốc thoải, có độ dốc dưới 20o, dạng địa hình này chiếm khoảng 63% diện tích toàn huyện

- Dạng địa hình thung lũng bồn địa: có độ cao trung bình 140 – 200 m so

với mực nước biển, phân bố chủ yếu trên địa bàn 8 xã, thị trấn trung tâm của

huyện dọc theo 2 bên bờ sông Bằng

- Dạng địa hình núi đá: có độ dốc cao trung bình từ 350 – 400 m, phân

bố chủ yếu ở các xã phí Đông, Đông Bắc và phía Tây của huyện trên địa bàn

6 xã, trong đó tập trung chủ yếu ở 6 xã phía Đông của huyện Dạng địa hình này chủ yếu là các dãy núi đá vôi dốc đứng xen kẽ các thung lũng nhỏ hẹp Khả năng khai thác sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp bị hạn chế, chỉ có thể canh tác được ở dưới các thung lũng Một số hạn chế khác của dạng địa hình này là thiếu nước, thậm chí thiếu nước cho sinh hoạt vào mùa khô Vùng

địa hình này chiếm khoảng 20% diện tích toàn huyện

1.2.1.3 Đặc điểm khí hậu

Huyện Hòa An chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu lục địa nhiệt đới gió mùa và phân thành 2 mùa:

- Mùa đông nhiệt độ thấp, khô lạnh, ít mưa, đôi khi có sương muối

- Mùa hè nhiệt độ và độ ẩm cao, mưa nhiều, đôi khi có mưa đá

Trang 29

Những đặc trưng trong chế độ khí hậu thời tiết như sau:

- Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 20-22oC, nhiệt độ trung bình tối thấp là 10,4oC (tháng 1), nhiệt độ trung bình tối cao là 32,3oC (tháng 7) Nền nhiệt độ phân hóa theo 2 mùa rõ rệt trong năm Mùa nóng ẩm từ tháng 5 – 9, mùa khô lạnh từ tháng 10 – 4 năm sau Nhiệt độ trung bình các tháng mùa nóng đạt 26,2 oC Nhiệt độ các tháng mùa lạnh khoảng 18,9 oC Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm khoảng 8,4 oC

- Tổng tích ôn: hàng năm đạt khoảng 7.890oC, trong đó vụ đông xuân đạt 3.318 oC, vụ mùa đạt khoảng 4.752 oC Với nền nhiệt độ như trên có thể canh tác được 2-3 vụ cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới

- Về chế độ mưa: huyện Hòa An có lượng mưa trung bình năm khoảng

1.300 - 1.500 mm/năm, tuy nhiên phân bố không đều trong năm: lượng mưa trong mùa mưa (từ tháng 3-8) chiếm tới 80% lượng mưa cả năm

+ Mưa đá: có thể sảy ra vào các tháng 3, 4 và 9, 10 Tuy ít gặp nhưng thường gây thiệt hại lớn cho cay trồng, đặc biệt là cây trồng ngắn ngày

+ Sương muối: có thể sảy ra trong các tháng 12 và tháng 1 thường đi đôi với rét hại nên gây thiệt hại nặng cho các loại cây trồng và vật nuôi

+ Lũ lụt: thường sảy ra trong các tháng mùa mưa tại các vùng ven sông suối gây lũ quét, xói mòn và lở đất…ảnh hưởng tới cuộc sống, sản xuất của nhân dân

1.2.1.4 Thủy văn

Huyện Hòa an có mạng lưới sông suối khá dày tuy nhiên phân bố không đều Tại các vùng đồi núi thấp, nhìn chung nguồn nước mặt khá phong phú, đáp ứng đủ nước sinh hoạt và sản xuất, nhưng ở các vùng núi đá vôi rất thiếu nước, nhất là vào mùa khô

1.2.2 Đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội

Tổng dân số cả huyện 53.726 người, gồm 5 dân tộc chính ( dân tộc Tày chiếm 63,33%, Nùng 24,73%, Mông 6,58%, Dao 2,36%, Kinh 2,87%, dân tộc

Trang 30

khác 0,14%) Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2022 của huyện đạt 32,50 triệu đồng/người/năm đạt 103,47% kế hoạch, bằng 105,11% so với cùng kỳ năm 2021; toàn huyện còn 1.850 hộ nghèo (tỷ lệ 13,25%), 1.556 hộ cận nghèo (tỷ lệ 11,15%), giảm 510 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 3,61% so với năm 2021) đạt 121,43% so với kế hoạch HĐND huyện giao Nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội năm 2022 trên địa bàn huyện Hòa An cơ bản ổn định, các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội cơ bản đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Trang 31

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Rừng trồng Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) ở 4 cấp

tuổi (3-6), nguồn giống BV10 từ hom

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Đánh giá sinh trưởng phát triển, trữ lượng của Keo lai dòng BV10 trồng bằng cây hom tại địa bàn xã (Nam Tuấn, Bạch Đằng, Bình Dương) huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng và mô hình hoá bằng các hàm toán học Đánh giá hiệu quả kinh tế trên cơ sở doanh thu từ trồng rừng bằng các chỉ tiêu kinh tế; Đánh giá hiệu quả xã hội xem xét trên lĩnh vực việc làm, nhận thức của cộng đồng về trồng rừng

2.2 Nội dung nghiên cứu

(i) Đánh giá thực trạng công tác trồng rừng bằng Keo lai trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

(ii) Nghiên cứu sinh trưởng của Keo lai thuần loài 4 cấp tuổi (3 – 6) tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

(iii) Mô hình hoá sinh trưởng rừng Keo lai tại Hoà An, Cao Bằng

(iv) Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội rừng trồng Keo lai tại huyện Hòa

Trang 32

quần thể Vì vậy, khi nghiên cứu sinh trưởng không thể tách rời ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố đó

- Quan điểm về hiệu quả kinh tế trong trồng rừng nguyên liệu bằng Keo lai là phải đáp ứng được hiệu quả kinh doanh cao nhất được đầu tư trên 01 ha rừng trồng Keo lai với một số biện pháp kỹ thuật tác động có hiệu quả nhất để đánh giá

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

2.3.2.1 Phương pháp kế thừa

Kế thừa số liệu thứ cấp từ các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp tại địa phương (Hạt Kiểm lâm, Phòng NN &PTNT huyện Hòa An ) bao gồm: Các số liệu về hiện trạng đất đai, điều kiện lập địa, tài nguyên rừng, diện tích rừng trồng, bản đồ trồng rừng, hồ sơ trồng rừng từ các chương trình, dự án 661, 135, 147 đã triển khai trên địa bàn; các số liệu về đo đếm, đánh giá chỉ tiêu sinh trưởng, chất lượng rừng trồng đã thực hiện

Kế thừa và sử dụng các hồ sơ thiết kế trồng rừng, hồ sơ thiết kế bảo vệ rừng, được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt;

2.3.2.2 Điều tra ô tiêu chuẩn

Ô tiêu chuẩn (OTC) được chọn lập đại diện cho tình hình sinh trưởng của rừng trồng Keo lai (BV10), thuần loài Đảm bảo nguyên tắc ngẫu nhiên định hướng, điển hình cho khu vực nghiên cứu Ngẫu nhiên định hướng về mặt địa hình (chân, Sườn, đỉnh), về mặt khu vực (xã, thôn, xa, gần ) Điển hình về tuổi của lâm phần (tuổi 3-6) theo hồ sơ trồng rừng, điển hình về mật

độ rừng (mật độ chuẩn theo tuổi của rừng) Lưu ý khi lập OTC yếu tố mật độ rất quan trọng để phản ánh độ chính xác của kết quả nghiên cứu

Tổng số lượng OTC được lập là 36 ô, diện tích ô tiêu chuẩn được xác định là 500 m2 (20 x 25m).và được phân bổ cụ thể như sau:

Trang 33

Bảng 2.1 Thống kê số lượng OTC cần lập

Tuổi rừng Nam Tuấn Xã Bình Dương Xã Bạch Đằng Xã Tổng

Trong mỗi OTC đo đếm các chỉ tiêu như sau:

- Đường kính ngang ngực (D1.3) đo bằng thước dây đo chu vi (C1.3) có độ chính xác đến 0,1cm , đơn vị tính là cm

- Chiều cao vút ngọn (Hvn) dùng thước đo cao lazer, độ chính xác đến 0,1m, đơn vị tính là m

- Điều tra chất lượng cây rừng: Dựa vào Hvn, D1.3, độ thẳng thân, khả năng tỉa cành, để đánh giá chất lượng cây (tốt, xấu, trung bình)

Cây tốt: Là những cây phát triển cân đối về chiều cao và đường kính,

cây thẳng, không sâu bệnh, không cụt ngọn …

Cây trung bình: Là những cây có chiều cao thấp hơn so với cây tốt, cây thẳng, không sâu bệnh, không cụt ngọn …

Cây xấu: Là những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, còi cọc …

Theo dõi và ghi lại các chỉ số đo đếm được vào mẫu biểu sau:

Bảng 2.2 Điều tra tình hình sinh trưởng của các loài Keo

Ngày điều tra :…………

Loại cây :………… Số hiệu lô giống :………

H VN (m)

Tình hình sâu bệnh

Chất lượng Chi

chú Tốt TB Xấu

Trang 34

* Tính những đặc trưng thống kê mô tả lâm phần

Từ số liệu điều tra đã được nhập, tiến hành tính toán và xác định các nhân tố điều tra lâm phần:

- Đường kính bình quân lâm phần như sau:

- Chiều cao bình quân lâm phần như sau:

- Xác định mật độ lâm phần như sau:

Trong đó:

N/ha: Mật độ lâm phần ; N/OTC: Mật độ OTC; SOTC: Diện tích OTC

- Xác định tiết diện bình quân lâm phần

- Xác thể tích bình quân lâm phần:

Trang 35

đường lệnh: Analyze/Regression/Descriptive Statistics/ok

* Đặc trưng cấu trúc và phân cấp sinh trưởng chất lượng cây rừng

- Tính những đặc trưng cấu trúc lâm phần: Nội dung nghiên cứu, trình

tự tính toán những đặc trưng phân bố như sau:

+ Thu thấp toàn bộ số liệu D1,3 (cm), Dt (m), Hvn (m) của những cây trong các ô tiêu chuẩn 500 m2 đại diện cho những lâm phần Keo lai nghiên cứu

+ Tính những đặc trưng thống kê mô tả phân bố (N/D1,3 - N/Hvn)

+ Tiếp đến, sử dụng các phân bố lý thuyết như: các hàm sinh trưởng mô

tả quy luật phân bố cho 36 lâm phần Keo lai tại khu vực nghiên cứu, từ đó chọn được hàm phân bố lý thuyết phù hợp cho đối tượng nghiên cứu

- Phân các chỉ số sinh trưởng của lâm phần lâm phần

Đề tài đã sử dụng các lệnh của excell để tích trực tiếp bằng câu lệnh cụ

thể như sau: Data/Data Analysis/ Descriptive Statistics

- Tính đặc trưng về quy luật tương quan lâm phần

Để xác định tương quan giữa chiều cao đường kính (Hvn/D1,3), tương quan giữa thể tích và đường kính (V/D1.3) sử dụng phần mềm SPSS để phân tích thử nghiệm các dạng hàm sinh trưởng, tác giả đã sử dụng các dạng hàm

phương trình: Linear, Logarithmic, Quadratic, Inverse, Compound, Cubic,

Trang 36

Power, Growth, S, Exponential, Logistic, cho thấy các hàm Compound, Growth, Exponential, Logistic để thử nghiệm các mối tương quan:

Bảng 2.3 Một số dạng hàm tăng trưởng dùng thử nghiệm

Xác định mức độ gây hại của bệnh qua các lần điều tra tỷ mỉ: Từ kết quả

điều tra thu thập được tiến hành tính được chỉ số bệnh hay mức độ hại của

bệnh theo công thức:

100

V N

v n R

Trang 37

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng được sử dụng rộng rãi hiện nay ở nhiều nước trên thế giới là: NPV, IRR và BCR

+ NPV - Giá trị hiện tại ròng (Net present Value)

Khi NPV > 0 dự án có hiệu quả, phương án được chấp nhận;

Khi NPV < 0 dự án không có hiệu quả, phương án không chấp nhận được

+ IRR - T ỷ su ấ t hoàn v ố n n ộ i t ạ i (Internal rate of return):

Là tỷ lệ thu hồi vốn nội tại hay còn gọi là tỷ suất hồi vốn nội tại, chỉ

tiêu này cho biết khả năng thu hồi vốn của một dự án

IRR = r khi NPV = 0 nghĩa là:

Nếu IRR > r dự án có lãi, có khả năng thu hồi vốn;

Nếu IRR ≤ r dự án không có lãi, không được chấp nhận

+ BCR – T ỷ l ệ thu nh ậ p trên chi phí (Benefit/cost ratio)

Trang 38

Là tỷ lệ thu nhập trên chi phí sau khi đã chiết khấu đưa về giá trị hiện tại

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng đầu tư, tức là cho biết được mức độ thu

nhập trên 1 đơn vị chi phí sản xuất Chỉ tiêu này cho phép so sánh và lựa chọn các phương án có qui mô và kết cấu đầu tư khác nhau, phương án nào

có BCR lớn thì được lựa chon:

Nếu BCR > 1 phương án đầu tư có lãi và chấp nhận; Nếu BCR ≤ 1

phương án đầu không có lãi hoặc bị thua lỗ và không chấp nhận

Trang 39

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng rừng và công tác trồng rừng Keo lai trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

3.1.1 Thực trạng trồng rừng hiện nay tại khu vực nghiên cứu

Hoà An, tỉnh Cao Bằng là một huyện miền núi với nền nông nghiệp chủ

yếu trong đó có phát triển rừng Trong những năm gần đây Hoà An đã thực sự

chú trọng trong công tác phát triển rừng trồng với tổng diện tích 3.613,73 ha

Diện tích rừng trồng chưa thành rừng

Ngày đăng: 13/03/2024, 11:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w