Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --- NGUYỄN THÙY LINH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MƠ HÌNH TRỒNG KEO TAI TƯỢNG Acacia mangium Will TẠI PHƯỜNG HOÀNH BỒ THÀNH PHỐ HẠ LON
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -
NGUYỄN THÙY LINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH
TRỒNG KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Will)
TẠI PHƯỜNG HOÀNH BỒ THÀNH PHỐ HẠ LONG,
TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC
Thái Nguyên - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -
NGUYỄN THÙY LINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH
TRỒNG KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Will)
TẠI PHƯỜNG HOÀNH BỒ THÀNH PHỐ HẠ LONG,
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thiện bản báo cáo luận văn tốt nghiệp là do công sức của bản thân tôi cùng với sự trợ giúp của hai thầy cô hướng dẫn nên tôi đã thu thập và viết báo cáo độc lập, không sao chép của ai Tôi chịu mọi trách nhiệm trước nhà trường nếu tôi sai Tôi xin cam đoan!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2023
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề cương Luận văn này được hoàn thành trong chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Lâm học tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Để hoàn thành bản báo cáo khoa học này, tôi đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của Khoa Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo và Ban Giám hiệu nhà trường, các bạn bè đồng nghiệp và địa phương nơi tôi thực hiện nghiên cứu Nhân dịp này tôi xin trân trọng ghi nhận về sự giúp
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, 25 tháng 9 năm 2023
Trang 5
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 2
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
MỞ ĐẦU viii
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Ý nghĩa của đề tài 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới 4
1.1.1 Các nghiên cứu về nguồn gốc Keo tai tượng trên thế giới 4
1.1.2 Những kết quả nghiên cứu về giống 8
1.1.3 Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ 9
1.1.4 Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng 9
1.1.5 Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ 10
1.1.6 Những kết quả nghiên cứu về chính sách thị trường 11
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 12
1.2.1 Các nghiên cứu về nguồn gốc Keo tai tượng ở Việt Nam 12
1.2.2 Những kết quả nghiên cứu về giống 14
1.2.3 Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ 15
1.2.4 Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng 16
1.2.5 Những kết quả nghiên cứu về lập địa 16
1.2.6 Những kết quả nghiên cứu về chính sách, kinh tế và thị trường 16
1.3 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 18
1.3.1 Điều kiện tự nhiên 18
1.3.2 Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội 20
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
Trang 62.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 25
2.2 Nội dung nghiên cứu 25
2.2.1 Thực trạng trồng rừng Keo tai tượng tại phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 25
2.2.2 Đánh giá hiệu quả rừng trồng Keo tai tượng tại phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 25
2.2.3 Khuyến nghị các giải pháp để phát triển trồng rừng Keo tai tượng tại phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 26
2.3 Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1 Phương pháp tổng quát 26
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 27
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 31
Chương 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
3.1 Thực trạng công tác trồng rừng và tình hình sinh trưởng Keo lai của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoành Bồ Quảng Ninh 33
3.1.1 Thực trạng công tác trồng rừng về diện tích, loài cây và trữ lượng của Công ty trong những năm qua 33
3.1.2 Nguồn giống trồng rừng Keo tai tượng tại phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 36
3.1.3 Kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng trồng tại phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 37
3.1.4 Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong trồng rừng Keo tai tượng tại phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 42
3.2 Ảnh hưởng của đất đến sinh trưởng của cây Keo tai tượng tại tại phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 43
3.2.1 Địa hình 44
3.2.2 Nhóm thực bì cơ bản 44
3.2.3 Loại đất và nền vật chất tạo đất 45
Trang 73.3 Ảnh hưởng của địa hình đến sinh trưởng của cây Keo tai tượng về D; H tại phường
Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 48
3.3.1 Ảnh hương của độ dốc đến sinh trưởng của cây Keo tai tượng về D, H 48
3.3.2 Ảnh hưởng của vị trí khác nhau đến sinh trưởng cây Keo tai tượng về đường kính và chiều cao tại phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 49
3.4 Sinh trưởng, năng suất của rừng trồng Keo tai tượng tại phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 50
3.4.1 Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo tai tượng 5 tuổi 50
3.4.2 Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo tai tượng giai đoạn 6 tuổi ở phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 52
3.4.3 Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo tai tượng 7 tuổi ở phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 53
3.4.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo tai tượng tại địa bàn nghiên cứu 54
3.5 Khuyến nghị các giải pháp để phát triển trồng rừng Keo tai tượng 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
1 Kết luận 61
2 Kiến nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCR Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (Benefit /cost ratio)
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số OTC được thiết lập trên địa bàn khu vực nghiên cứu 28
Bảng 3.1 Cơ cấu diện tích rừng và đất của Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Hoành Bồ Quảng Ninh 33
Bảng 3.2 Diện tích loài cây phân theo tuổi cây của Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Hoành Bồ Quảng Ninh 35
Bảng 3.3: Phân loại cấp độ dốc rừng trồng Keo tai tượng tại địa bàn nghiên cứu 44
Bảng 3.4: Phân chia nhóm thực vật chỉ thị cơ bản tại địa bàn điều tra 44
Bảng 3.5: Các loại đất chính có tại địa bàn nghiên cứu 45
Bảng 3.6 Các yếu tố lập địa cơ bản tại các OTC được điều tra 46
Bảng 3.7: Tổng hợp các dạng lập địa cơ bản có tại khu vực nghiên cứu 47
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của độ dốc đến sinh trưởng cây Hồi về D, H 48
Bảng 3.9 Ảnh hưởng của vị trí khác nhau đến sinh trưởng đường kính, chiều cao cây Keo tai tượng tại địa bàn nghiên cứu 50
Bảng 3.10 Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo tai tượng giai đoạn 5 tuổi ở phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 51
Bảng 3.11 Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo tai tượng giai đoạn 6 tuổi ở phường Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh 52
Bảng 3.12 Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo tai tượng giai đoạn 7 tuổi ở phường Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh 53
Bảng 3.13 Tổng chi phí 01 ha rừng trồng Keo tai tượng qua các cấp tuổi 55
Bảng 3.14 Thu nhập cho 01 ha rừng trồng Keo tai tượng qua các cấp tuổi 56
Bảng 3.15 Bảng cân đối thu nhập và chi phí cho 1 ha rừng trồng Keo tai tượng qua các cấp tuổi 56
Bảng 3.16 Biểu dự đoán hiệu quả kinh tế cho 01 ha rừng trồng Keo tai tượng qua các cấp tuổi 57
Trang 10TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả luận văn: Nguyễn Thùy Linh
Tên luận văn: Đánh giá hiệu của của một số mô hình trồng keo tai tượng (Acacia
Mangium Will) tại phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Ngành khoa học của luận văn; Mã số: 8620201
Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được kỹ thuật trồng rừng Keo tai tượng tại phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở điều tra, đánh giá hiện trạng rừng trồng Đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của một số mô hình rừng trồng Keo tai tượng Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển các mô hình rừng trồng Keo tai tượng phù hợp với điều kiện kinh doanh rừng bền vững trên địa bàn phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Thực trạng trồng rừng Keo tai tượng tại phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Đánh giá hiệu quả rừng trồng Keo tai tượng tại phường Hoành Bồ, thành phố
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Khuyến nghị các giải pháp để phát triển trồng rừng Keo tai tượng tại phường
Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Phương pháp kế thừa tài liệu
Sử dụng các kết quả nghiên cứu về Keo tai tượng ở Việt Nam có liên quan đến đề tài Kế thừa chi phí đầu tư theo QĐ38/2005/QĐ-BNN ngày 6/7/2005 về định mức
kỹ thuật trồng rừng
Điều tra thu thập số liệu
Thu thập số liệu về tình hình trồng, sinh trưởng, năng suất
Tại khu rừng trồng Keo tai tượng đến độ tuổi khai thác (5,6,7 tuổi), mỗi độ tuổi đề tài thiết lập 9 ô tiêu chuẩn (OTC) với diện tích mỗi OTC = 500m2 (25 m x
Trang 1120m) Tổng số OTC là 3x9 = 27 OTC Các chỉ tiêu điều tra trên OTC gồm: D1.3
(cm), Hvn (m), Hdc (m), Dt (m)
Điều tra lập địa ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây Keo tai tượng: Xác định loại đất, điều tra đào và mô tả phẫu diện đất, phân cấp độ dày của đất, xác định cấp độ dốc của đất và điều tra mô tả thực vật tại vị trí các ô tiêu chuẩn điều tra Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của rừng trồng Keo tai tượng: Sau khi thu thập được số liệu chi tiết về số tiền đầu tư, số tiền doanh thu của 1ha rừng trồng, tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR để xác định hiệu quả kinh tế của 1ha rừng trồng Keo tai tượng
Kết quả chính và kết luận
Kết quả điều tra lập địa tại vùng trồng Keo tai tượng cho thấy có 2 dạng lập địa chính bao gồm: FkI1a, FkII1a thuộc nhóm đất đó là đất đỏ vàng trên đá macsma bazơ kí hiệu Fk phù hợp cho cây Keo tai tượng sinh trưởng và phát triển Do đó, cần
ưu tiên trồng trên loại đất này
Cây Keo tai tượng thích hợp sinh trưởng trên tầng đất dày >80cm và độ dốc dưới
30o Kết quả phân tích, so sánh chỉ tiêu đường kính và chiều cao tại những vùng được điều tra trong địa bàn phường Hoành Bồ cho thấy, ở những nơi có tầng đất dày và độ dốc thích hợp thì cây Keo tai tượng sinh trưởng, phát triển tốt hơn
Ở tuổi 5 trữ lượng đạt 61,77 m3/ha, ở tuổi 6 đạt 106,45 m3/ha và ở tuổi 7 trữ lượng của rừng đạt giá trị cao nhất với 142,43 m3/ha, tính ra thu nhập trừ chi phí mô hình kinh doanh Keo tai tượng ở tuổi 5 có lãi rất thấp, nhưng khi đạt tuổi 6 có lãi cao hơn, cụ thể đạt 55.655.813 đồng/ha, tuổi 7 có lãi đạt 85.838.813 đồng/ha
Giá trị NPV ở tuổi 5 là thấp nhất, ở tuổi 6 và cấp tuổi 7 là cao nhất do đó ta sẽ phân tích để lựa chọn chu kỳ khai thác ở cấp tuổi nào sao cho hợp lý nhất, ta thấy tỷ lệ thu nhập trên chi phí (giá trị BCR) của tuổi 7 là cao nhất 24% so với tuổi 6 là 22% và tuổi 5 là 12%, tức là khả năng thu hồi vốn đầu tư hay khả năng quay vòng vốn của tuổi
7 là lớn nhất Như vậy, qua phân tích ta thấy mô hình Keo lai ở tuổi 7 là tuổi khai thác thuận lợi và đem lại hiệu quả kinh tế cao trong 3 độ tuổi
Trang 12THESIS ABSTRACT Master of Science: Thuy Linh Nguyen
Thesis title: Efficiency evaluation of some Acacia Mangium Willd plantation
models in Hoanh Bo ward, Ha Long city, Quang Ninh province
Major; Code: 8620201
Education organization: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry -
Thai Nguyen University
Research Objectives
The research is to evaluate the technique of Acacia Mangium plantation forests in Hoanh Bo ward, Ha Long city, Quang Ninh province based on investigation and assessment of the current status of plantation forests; evaluate the economic, social and environmental efficiency of some Acacia Mangium plantation models; and propose some solutions to develop Acacia Mangium plantation models that are suitable for sustainable forest business conditions in Hoanh Bo ward, Ha Long city, Quang Ninh province
Materials and Methods
Research content
Current status of Acacia Mangium plantation forest in Hoanh Bo ward, Ha Long city, Quang Ninh province
Efficiency evaluation of Acacia Mangium plantation forest in Hoanh Bo ward,
Ha Long city, Quang Ninh province
Recommendations to develop Acacia Mangium plantation forest in Hoanh Bo ward, Ha Long city, Quang Ninh province
Method of documentation inheritance
The research uses research results on Acacia Mangium in Vietnam related to the topic and inherits investment costs under Decision number 38/2005/QD-BNN dated July 6, 2005 on norms of afforestation technique
Data collection and investigation method
Data collection on planting situation, growth, and productivity of Acacia Mangium trees
Trang 13In the Acacia Mangium plantation forest which is in the harvesting age (5,6,7 years old), set up 9 standard plots for each age, each standard plot is 500 square meters (25 meters long and 20 meters wide) The total number of standard plots is
27 Indicators investigated on standard plots include: diameter at breast height (unit: centimeter), total height (unit: meter), under branch height (unit: meter), and foliage area (unit: meter)
Investigation of sites that affect the growth and development of Acacia Mangium: identify type of soil, dig and describe soil profile, classify soil thickness level, determine soil slope level, and investigate and describe flora at the location of the research standard plots
Evaluation of the socio-economic efficiency on Acacia Mangium plantation forest: the evaluation is conducted after collecting detailed data on the investment amount and revenue of 1 hectare of plantation forest, and calculating Net Present Value, Internal Rate of Return and Benefit-cost Ratio to determine the economic efficiency of 1 hectare of Acacia Mangium plantation forest
Main findings and conclusions
Site investigation results in the Acacia Mangium planting area show that there are two main types of site, FkI1a and FkII1a which belong to the ferralsols on base magma rock (symbol: Fk), which are suitable for Acacia Mangium to grow and develop Therefore, it should be a priority to plant Acacia Mangium on this type of soil
The Acacia Mangium is favored to grow on soil layers that are over 80 centimeters thick and have a slope below 30 degrees Results of analyzing and comparing diameter and height criteria in investigated areas in Hoanh Bo show that the Acacia Mangium trees grow and develop better in places with thick soil layers and appropriate slopes
Moreover, the Acacia Mangium trees at age 5 gain the reserve of 61.77 square meters per hectare, at age 6 gain the reserve of 106.45 square meters per hectare, and at age 7 gain the highest reserve of 142.43 square meters per hectare Calculating indicates that interest of the Acacia Mangium business model at age 5 is
Trang 14very low, but when it reaches age 6 the interest is higher, specifically is 55,655,813 VND per hectare, and at age 7 the interest is 85,838,813 VND per hectare
The Net Present Value of Acacia Mangium at age 5 is the lowest but at age 6 and age 7 is the highest, therefore it is necessary to analyze to choose the age whose exploitation cycle is the most reasonable We can see that the Benefit-cost Ratio of Acacia Mangium at age 7 is the highest at 24 percent compared to age 6 which is 22 percent and age 5 is 12 percent, which means the ability to recover investment capital or the ability of capital turnover at age 7 is the greatest In conclusion, the analysis shows that the Acacia Mangium at age 7 model is a favorable age for exploitation and brings higher economic efficiency among 3 ages
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Các loài cây sinh trưởng nhanh như keo, bạch đàn, thông… là nhóm loài cây
có vai trò quan trọng đặc biệt trong cơ cấu cây trồng rừng hiện nay ở nước ta Là nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất giấy, ván dăm, ván sợi và đồ mộc phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Diện tích rừng trồng các loài cây này đến năm 2018 đạt khoảng 2,7 triệu ha, chiếm khoảng 65 -70% tổng diện tích rừng trồng cả nước (Nguyễn Quốc Dự, 2018)
Do tầm quan trọng đặc biệt của nhóm loài cây này, trong nhiều năm qua công tác nghiên cứu chọn tạo giống và phát triển giống các loài cây này đã được quan tâm chú trọng Đã có nhiều giống mới được công nhận và phát triển vào sản xuất nhờ đó năng suất rừng trồng nước ta đã có bước cải thiện đáng kể, từ dưới 10 m³/ha/năm giai đoạn trước năm 2000 - 2010 lên đến 15-20 m³/ha/năm giai đoạn
2015 – 2020 (Nguyễn Quốc Dự, 2018), góp phần đáng kể nâng cao thu nhập đời sống người dân trồng rừng và phát triển các ngành kinh tế liên quan như sản xuất giấy, ván nhân tạo, xuất khẩu dăm gỗ và sản xuất đồ mộc xuất khẩu
Ở nước ta trong các chương trình trồng rừng 327 trước đây và chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Keo tai tượng được chọn là cây trồng rừng chính quan trọng và cần được ưu tiên phát triển Với những ưu điểm như giúp cải tạo môi trường sinh thái, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, … Keo tai tượng được trồng phổ biến với rừng gỗ nhỏ, rừng gỗ lớn để cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu gỗ và các ngành công nghiệp chế biến gỗ như gỗ ván dăm, bột giấy,…
Keo tai tượng có tên khoa học là Acacia mangium Hiện nay Keo tai tượng
được trồng chủ yếu thành các rừng gỗ nhỏ, tức là có thể khai thác từ giai đoạn 6 - 7 năm đem lại giá trị kinh tế ổn định Việc lựa chọn giống cây cũng chỉ tập trung vào các mục tiêu chính là năng suất sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh hại và chống chịu với các điều kiện bất lợi Tuy nhiên đối với các rừng trồng gỗ lớn, tức là cây sau 10 - 14 năm trồng mới tiến hành khai thác, sản lượng có thể đạt từ 200 - 240
m³/ha và hầu hết các cây có thể đạt đường kính trên 18 cm (Dương Đại Tiến, 2018)
Lúc đó rừng sẽ bán gỗ xẻ, gỗ chế biến với giá trị cao hơn so với rừng trồng gỗ nhỏ,
Trang 16lợi nhuận có thể gấp 1,5 - 2 lần giá trị rừng gỗ nhỏ Trong những năm gần đây việc chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn luôn được Chính phủ quan tâm và chỉ đạo các dự án nhằm nâng cao chất lượng từ rừng
Việc chọn giống là một trong những khâu quan trọng nhất của trồng rừng, đặc biệt là rừng sản xuất tuy nhiên trong những năm gần đây việc chọn giống và sản xuất giống lại không chú trọng đến tính di truyền dựa trên các tính chất của gỗ, việc chọn giống chủ yếu dựa trên khả năng sinh trưởng và phát triển (đường kính, chiều cao, hình dạng thân), khả năng chống chịu sâu bệnh và các yếu tố thời tiết, mà chưa chú trọng đến chất lượng sau này của cây gỗ, sản phẩm cuối cùng của việc trồng rừng lại chưa được đảm bảo Do đó, chọn giống Keo tai tượng dựa trên các tính chất gỗ như khối lượng thể tích, tính chất cơ học, sợi gỗ,…cần được nghiên cứu để lựa chọn được các nguồn giống Keo tai tượng không chỉ sinh trưởng nhanh
mà còn có chất lượng gỗ tốt phục vụ cho trồng rừng ở nước ta
Phát hiện được sự quan trọng của trồng rừng và sản xuất gỗ rừng trồng (TRSX), trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt cho việc này, đi kèm với nhiều chủ trương, định hướng và chính sách khuyến khích Sản lượng và chất lượng gỗ rừng trồng phục vụ cho công nghiệp dăm giấy, chế biến gỗ cũng như mỹ nghệ để tiêu dùng và xuất khẩu ngày càng gia tăng, đóng góp vào việc kiếm được một lượng lớn nguồn thu ngoại tệ cho kinh tế quốc gia
Với diện tích đất tự nhiên rộng lớn là đất rừng, Hoành Bồ đã xác định lâm nghiệp là một trong những ngành kinh tế chiến lược Trong những năm gần đây, phong trào trồng cây Keo tai tượng ở địa phương đã phát triển mạnh mẽ và mang lại hiệu quả cao, từ đó cải thiện cuộc sống của các hộ gia đình nông thôn Chính quyền địa phương cùng với Nhà nước đã chú trọng và quan tâm đến việc trồng và phát triển cây Keo tai tượng Cây Keo tai tượng đã đóng góp một phần trong việc giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân địa phương và thúc đẩy sự phát triển kinh
tế trong khu vực Tuy việc trồng rừng nói chung và trồng cây Keo tai tượng nói riêng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho Hoành Bồ, nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào cung cấp một cái nhìn toàn diện và hệ thống về sản xuất rừng trồng
Trang 17ở phường Hoành Bồ Việc đánh giá kết quả sản xuất rừng trồng để rút ra các bài học kinh nghiệm cũng như xác lập các mô hình tiềm năng là điều cần thiết Đây chính là
lý do thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu của của một số mô hình trồng keo tai
tượng (Acacia Mangium Will) tại phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được kỹ thuật trồng rừng Keo tai tượng tại phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở điều tra, đánh giá hiện trạng rừng trồng;
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của một số mô hình rừng trồng Keo tai tượng tại phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển các mô hình rừng trồng Keo tai tượng phù hợp với điều kiện kinh doanh rừng bền vững trên địa bàn phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
3 Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
Đề tài cung cấp một cách có hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn trong đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của rừng trồng Keo tai tượng tại địa điểm nghiên cứu
- Là tài liệu tham khảo cho việc đánh giá các mô hình trồng rừng keo tai tượng tại các địa phương khác
* Ý nghĩa thực tiễn
Các chỉ tiêu phân tích về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình trồng rừng ở khu vực nghiên cứu là cơ sở khoa học cho những đề xuất có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn trong việc phát triển rừng trồng Keo tai tượng cho tỉnh Quảng Ninh nói riêng và các vùng có điều kiện khí hậu tương tự Quảng Ninh trên cả nước nói chung
Trang 18Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trồng rừng là 1 môn khoa học quan trọng trong công tác xây dựng rừng, nên các nhà khoa học ở các nước trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu từ rất sớm,
có thể điểm qua 1 số công trình nghiên cứu điển hình sau đây:
1.1.1 Các nghiên cứu về nguồn gốc Keo tai tượng trên thế giới
Keo tai tượng lần đầu được giới thiệu đầu tiên của loài này đến Sabah (Malaysia) vào năm 1966 và Nam Sumatra vào năm 1979 sử dụng để chữa cháy, phục hồi đất đai và trồng lại rừng trên đồng cỏ alang - alang (Imperata xiindrica)
Cuối cùng A.mangium được trồng trong các đồn điền thương mại do khả năng thích
nghi tuyệt vời với khả năng tăng trưởng nhanh và tính chất gỗ tốt Ở Indonesia loài này trở nên rất quan trọng (Rimbawanto và Beadle, 2006)
Kể từ năm 1980, các loài keo đã được thực hiện thử nghiệm trong nhiều quốc gia để khai thác những ưu điểm vượt trội của chúng, đặc biệt là khả năng cải tạo đất, chống xói mòn và tăng năng suất Một thí nghiệm tại Philippines với 7 loài keo
đã chỉ ra rằng keo tai tượng có chiều cao đứng thứ ba trong hai điểm thử nghiệm (Le Dinh Kha và Nguyen Hoang Nghia, 1991)
Vào năm 1986, một cuộc thí nghiệm với 20 nguồn gốc của 8 loài keo đã được tiến hành trên đảo Hải Nam, Trung Quốc khi chúng mới hai tuổi Trong số này, keo tai tượng không chỉ không thuộc nhóm các loài hàng đầu mà còn là nguồn gốc dẫn đầu Sau hai năm sinh trưởng, cây keo tai tượng có kích thước D
<7.4 cm và H <4.7 cm (Le Dinh Kha và Nguyen Hoang Nghia, 1991)
Nghiên cứu của Prasal (1992) đã xác minh sự phát triển của các loài keo và một số cây khác trên các loại đất hoang hóa trong nhiều vùng khác nhau ở
Ấn Độ Kết quả cho thấy một số loài keo như A leptocarpa, A Torulosa và A LongisPicata có khả năng chịu hạn tốt trên đất bạc màu
Nugroho và cs (2012), nghiên cứu các biến đổi xuyên tâm trong đặc điểm giải phẫu và mật độ của gỗ Keo tai tượng ở Indonesia Ở Indonesia, nhân giống Keo tai tượng cây đã tập trung chủ yếu vào việc cải thiện các đặc điểm kiểu hình, chẳng
Trang 19hạn như tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, ít nhánh và dạng thân Tuy nhiên, cây đã được trồng không chỉ là nguồn nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp bột giấy, mà còn là nguồn khai thác gỗ xẻ và do đó, chất lượng gỗ đã trở thành một trọng tâm quan trọng của các chương trình nhân giống Đặc biệt, nên giảm thiểu khối lượng
gỗ vị thành niên vì tính phù hợp thấp của loại gỗ này đối với các sản phẩm cuối cùng Kết quả nghiên cứu đã đưa ra những bằng chứng để phù hợp với các chương trình nhân giống tập trung vào việc cải thiện chất lượng gỗ của cây Keo tai tượng ở khu trung tâm Java, Indonesia
Veslez và Valle (2007), nghiên cứu mô hình tăng trưởng và năng suất của cây Keo tai tượng ở Colombia Kết quả nghiên cứu cho thấy Keo tai tượng là loài rất hứa hẹn cho sản xuất gỗ, loại bỏ cacbon trong khí quyển và phục hồi đất vì nó phát triển rất nhanh ngay cả trong điều kiện đất bị thoái hóa Trong các khu rừng trung bình
nó đạt đến 15 m chiều cao trong 3 năm
Nirsatmanto và cs (2019), nghiên cứu trường hợp giới thiệu cây Keo tai tượng cải tiến trong rừng dựa vào cộng đồng ở Pacitan, Đông Java Việc trồng địa điểm cho chương trình này đã được lựa chọn bằng cách xem xét thực tế về lịch sử
lâu đời của việc trồng Acacias truyền thống trong rừng dựa vào cộng đồng ở Pacitan cùng với nhu cầu ngày càng tăng của Acacias gỗ cho ngành công nghiệp gia đình
Chương trình được bắt đầu từ năm 2012 và sau 6 năm, chương trình này tiết lộ rằng
trong khi duy trì năng suất và giá trị kinh tế cao, trữ lượng A.mangium được cải
thiện từ chương trình cải tiến cây có thể được trồng thành công ở vùng đất trồng trọt theo các biện pháp nông lâm kết hợp bền vững với chi phí thực hành lâm sinh thấp
Norisada và cs (2005), nghiên cứu sự phù hợp của cây Keo tai tượng để trồng lại rừng trên đất cát xuống cấp ở bán đảo Malay Kết quả cho thấy rằng việc trồng Keo tai tượng mang lại tỷ lệ sống 91% và tăng trưởng thỏa đáng (chiều cao 7,7 m,
56 mm dbh, 59 Mg trọng lượng khô 1 ha sinh khối trên mặt đất) 45 tháng sau khi trồng cho thấy sự phù hợp của loài này đối với việc trồng lại rừng
Do công dụng đa dạng, keo Úc nhiệt đới được trồng rộng rãi trên khắp thế giới – ở châu Á nơi chúng được du nhập lần đầu tiên (Midgley và Turnbull 2003), Châu Phi (Bernhard-Reversat 1993) và Nam Mỹ (Attias và cộng sự 2013) Chúng
Trang 20được sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và nông lâm kết hợp để cải thiện độ phì nhiêu của đất (đặc biệt là nitơ trong đất), cô lập carbon và có khả năng khôi phục chu trình dinh dưỡng ở những vùng đất và rừng bị thoái hóa, cũng như cho lâm nghiệp thương mại, cho mục đích trang trí và cung cấp gỗ và than củi (Permadi
và cộng sự, 2017) Năng suất rừng hoặc sản lượng cây trồng thường tăng ở những vùng có N giới hạn với sự hiện diện của các loài cố định N (NFS) như cây keo Úc (Dubliez và cộng sự 2018), tình trạng N của đất cũng vậy (Sitters và cộng
sự 2013) Hầu hết các cây keo Úc đều có khả năng cô lập C trong cả đất và quần thể sinh vật, điều này cũng đáp ứng các mục tiêu liên quan đến giảm thiểu biến đổi khí hậu (Forrester và cộng sự 2013), mặc dù việc lưu trữ C trong đất có thể không xảy
ra trong một số trường hợp (Oelofse và cộng sự 2016)
A mangium , một trong những loài keo Australia được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, có lợi ích rõ ràng trong hệ sinh thái nông nghiệp, nông lâm kết hợp
và lâm nghiệp (Epron và cộng sự 2013) Những lý do chính cho việc trồng rộng
rãi A mangium trong các đồn điền độc canh thương mại hoặc trồng hỗn hợp với các
loài cây hoặc cây trồng khác ở những vùng đất bạc màu là khả năng cải thiện độ phì nhiêu của đất (Tchichelle và cộng sự 2017), thay đổi quần thể động vật, vi sinh vật
và vi khuẩn trong đất (Pereira et al 2017), và để kích thích tăng trưởng cây trồng hoặc cây cối và năng suất rừng (Paula và cộng sự 2015) Loài này được coi là hữu ích cho những mục đích này do chu kỳ dinh dưỡng được tăng cường, lượng dinh dưỡng sẵn có cao hơn và các hoạt động của vi sinh vật tích lũy từ sự hiện diện của
nó Tuy nhiên, việc đưa A mangium vào nông nghiệp, nông lâm kết hợp hoặc các
khu vực rộng lớn ngày càng được chứng minh là gây ra các cuộc xâm lược sinh học
lớn Số lượng ấn phẩm ghi lại sự lây lan xâm lấn của A mangium từ các địa điểm
trồng trọt đang gia tăng nhanh chóng; loài này hiện được ghi nhận là loài xâm lấn ở Châu Á, Indonesia, Nam Phi và Nam Mỹ (Souza và cộng sự 2018) Những cuộc xâm lấn như vậy đang làm giảm lợi ích chung từ việc sử dụng các loài này và đang tạo ra xung đột lợi ích giữa một bên là người trồng rừng (nông nghiệp) với bên kia
là các nhà bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên Những xung đột như vậy đang
nảy sinh ở nhiều vùng ôn đới trên thế giới, nơi các loài keo Úc khác (và các cây họ
Trang 21đậu khác) đã được trồng bên ngoài phạm vi bản địa của chúng Các sáng kiến quản
lý đang được tiến hành trong nhiều lĩnh vực nhằm giảm bớt những xung đột như vậy
Keo Úc được ưa chuộng trồng vì khả năng thích ứng cao; mô hình khí hậu cho thấy khoảng một phần ba diện tích đất trên thế giới phù hợp cho sự phát triển của cây keo Úc (Richardson và cộng sự 2011) Diện tích trồng keo nhiệt đới Úc lớn nhất là ở Đông Nam Á, nơi diện tích trồng khoảng 2 triệu ha (Kull và
Rangan 2008) A mangium Willd., một cây lớn có thể cao tới 30 m, có nguồn gốc
từ các vùng của Indonesia, Papua New Guinea và Úc Loài này có nhiều hoa và được thụ phấn chủ yếu nhờ ong (Midgley và Turnbull 2003) Nó phát triển ở vùng đất thấp nhiệt đới, ven biển (ở độ cao dưới 300 m) và ở nhiều loại rừng khác nhau (rừng nhiệt đới đến rừng thưa), cũng như ở những khu rừng bị xáo trộn bởi lửa
(Midgley và Turnbull 2003) Sự phân bố tự nhiên của A mangium trùng với các
vùng khí hậu nhiệt đới nóng và ấm, nơi có nhiệt độ cao và ổn định quanh năm, với nhiệt độ tối đa trung bình trong tháng nóng nhất từ 31 °C đến 34 °C và nhiệt độ tối thiểu trung bình trong tháng nóng nhất tháng mát mẻ nhất trong khoảng từ 15°C đến 22°C Lượng mưa trung bình hàng năm trong phạm vi tự nhiên của nó là từ
1500 đến 3000 mm, với mùa hè (tháng 1 đến tháng 3) là thời kỳ ẩm ướt nhất Loài phát triển nhanh này thích đất thoát nước tốt, độ phì từ trung bình đến thấp Tuy nhiên, mùa khô kéo dài và đất cát và nghèo dinh dưỡng nằm ngoài phạm vi bản địa của nó có thể kích thích tăng trưởng trong năm đầu tiên Giống như nhiều loài
keo, A mangium thích nghi với đất chua và phát triển ở đất có độ pH dưới 4
(Midgley và Turnbull 2003)
A mangium được sử dụng rộng rãi trong các đồn điền thương mại để cung cấp các sản phẩm như bột giấy, củi, than củi, vật liệu xây dựng; nó cũng được sử dụng cho mục đích bảo vệ đất và phục hồi sinh thái và là nguồn thức ăn cho ong (Hải và cộng sự 2015) Các đặc điểm lịch sử vòng đời quan trọng của loài này là sự tăng trưởng nhanh chóng, sản xuất nhiều hạt có vỏ cứng, chịu nhiệt và sống lâu với
khả năng ngủ dài và phát tán ở khoảng cách xa bởi các loài chim A mangium đã
được trồng rộng rãi bên ngoài phạm vi bản địa của nó trong thế kỷ trước, chủ yếu ở
Trang 22vùng đất thấp nhiệt đới ẩm ở châu Á, Nam Mỹ và châu Phi Loài này lần đầu tiên được du nhập vào Malaysia vào năm 1966, nơi ban đầu nó được trồng để chống cháy và bảo vệ các đồn điền thông, nhưng sự phát triển nhanh chóng của nó cho thấy tiềm năng sản xuất gỗ Kull và Rangan (2008) báo cáo rằng trong những năm
2000, cả Malaysia và Indonesia đều có gần 850.000 ha rừng trồng A
mangium thương mại Ở Nam Mỹ, A mangium đã được du nhập vào với nhiều
mục đích khác nhau Việc trồng trọt thương mại để sản xuất bột giấy, tannin và trồng trọt để cải tạo những vùng đất bị thoái hóa là những lý do chính dẫn đến việc
du nhập A mangium đến Brazil (Attias et al.2013), trong khi ở phía đông bắc Costa
Rica loài này được sử dụng chủ yếu để phục hồi rừng trồng
Ở Đông Nam Á, các loài như A mangium và A auriculiformis được sử dụng
chủ yếu để sản xuất gỗ nguyên khối và sợi có chu kỳ quay ngắn Do tán lớn và khả năng tăng N trong đất và chất hữu cơ trong đất (SOM), cải thiện điều kiện quang hợp, đệm nhiệt độ không khí và đất, A auriculiformis và A mangium đã
được trồng rộng rãi ở những khu vực bị suy thoái để phục vụ như cây ươm cho cây dưới tầng ở Nam Trung Quốc (Yang và cộng sự 2009) Ở Trung Phi, A
auriculiformis và A mangium đã được trồng trong khuôn khổ Dự án Makala về
nhiên liệu và năng lượng từ gỗ, ví dụ như ở CHDC Congo và Cộng hòa Congo Cả
hai loài này cũng được trồng cho mục đích nông lâm kết hợp ở hai nước A
auriculiformis được nông dân đánh giá cao trong cả hoạt động sản xuất nông nghiệp
và năng lượng gỗ trong các hệ thống nông lâm kết hợp hoặc lâm nghiệp ở CHDC
Congo, trong khi A mangium được sử dụng chủ yếu duy trì các đồn điền bạch đàn
để cung cấp bột giấy, nhiên liệu và năng lượng gỗ ở vùng đồng bằng ven biển Congo thuộc Cộng hòa Congo (Tchichelle và cộng sự 2017)
1.1.2 Những kết quả nghiên cứu về giống
Giống là vấn đề hàng đầu trong việc nâng cao năng suất cây trồng nên nhiều nước trên thế giới đã đi trước chúng ta nhiều năm trong việc cải tiến giống cây lâm nghiệp và đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Acacia mangium
là tên viết tắt của sự lai tạo tự nhiên giữa Acacia mangium và Auriculiformis Giống lai này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1972 bởi Messrs Herburn và
Trang 23Shim Cây keo được trồng dọc ven đường ở Sook Telupid, Sabah, Malaysia Sau này, Tham (1976) cũng cho rằng nó là loài lai Đến tháng 7 năm 1978, Pedgley khẳng định đây là loài lai tự nhiên giữa cây Keo vảy và cây keo tràm (theo Lê Đình Khả, 1999) Trích dẫn của Phùng Nhuệ Giang (2008): Keo tự nhiên cũng được tìm thấy ở Papua New Guinea (Griffin, 1988), Malaysia và Thái Lan (Kijkar, 1992) Ngoài ra, thí nghiệm nuôi ngựa keo bằng phương pháp nuôi cấy mô lá keo ngựa và tràm đã được tiến hành ở Indonesia từ năm 1992
Ở vườn ươm Keo tai tượng tại Trạm nghiên cứu Jon-Pu của Viện nghiên cứu lâm nghiệp Đài Loan (Kiang Tao et al, 1989) và khu trồng Keo tai tượng ở Quảng Châu (Trung Quốc), keo tai tượng cũng được tìm thấy tại đây (dẫn theo Lê
Đình Khả,1999)
1.1.3 Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ
Mật độ trồng ban đầu là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng và
có tác động không nhỏ tới năng suất của rừng trồng Đã có nhiều nghiên cứu về vấn
đề này, với sự tham gia của nhiều loại cây khác nhau ở các địa điểm khác nhau Một
ví dụ điển hình là nghiên cứu của Evans, J (1992) với cây bạch đàn ở Papua New Guinea, trong đó tác giả đã biên soạn 4 công thức cho các mật độ trồng khác nhau (2985,1680, 1075 và 750 cây/ha) Qua việc thu thập số liệu sau 5 năm trồng, kết quả cho thấy đường kính trung bình của các cây theo từng công thức tăng theo hướng giảm mật độ Tuy nhiên, tổng diện tích ngang (G) lại tăng khi mật độ tăng cao Điều này có ý nghĩa là dù rừng trồng với mật độ thấp có tỷ lệ tăng cao hơn trong việc phát triển chiều ngang của cây, tổ lượng lâm phần vẫn ít hơn so với rừng trồng có mật độ cao
Ở Malaysia (1995), một khu rừng hỗn giao nhiều tầng đã được xây dựng với
ba đối tượng: rừng tự nhiên, rừng keo tai tượng và rừng Tếch Khu rừng này được trồng 23 loài cây bản địa có giá trị, sử dụng phương pháp trồng theo băng với các chiều rộng khác nhau (10m, 20m, 30m, 40m) và áp dụng các phương thức hỗn giao khác nhau Kết quả cho thấy khu rừng có băng 10m và 40m có khả năng sinh trưởng chiều cao tốt
Trang 24Tổng kết lại, mật độ trồng cây có tác động lớn tới năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm và chu kỳ kinh doanh Vì vậy, để đạt được mục tiêu kinh doanh
Tóm lại, việc bón phân cho cây trồng là một biện pháp kỹ thuật quan trọng
để cải thiện hiệu suất và chất lượng sản xuất Những nghiên cứu đã chứng minh rằng việc áp dụng bón NPK có thể mang lại hiệu quả lớn trong việc tăng năng suất cây trồng Các công thức bón phân cụ thể, như tỷ lệ N:P:K=3:2:1, cũng đã được chứng minh là có khả năng tăng trưởng chiều cao của cây Bạch đàn
1.1.5 Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của lập địa
Một số cây keo Úc có khả năng khôi phục các yếu tố của chu trình dinh
dưỡng trong hệ sinh thái bị suy thoái (Machado và cộng sự 2017) NFS, bao gồm A
mangium , có khả năng phục hồi những vùng đất bị suy thoái, rừng thứ sinh không được quản lý và thực vật tầng thấp (Yang và cộng sự 2009) Khả năng hình thành
sự cộng sinh với vi khuẩn cố định N2 nốt sần và nấm rễ cộng sinh dạng cây của cây
họ đậu là chìa khóa trong vấn đề này Franco và de Faria (1997) đã chỉ ra rằng A
mangium có thể cung cấp khoảng 12 tấn rác khô và 190 kg N ha − 1 · y − 1 để khôi phục những vùng đất bị suy thoái ở Brazil Ảnh hưởng của việc trồng đơn
loài A.mangium , Dipteryxodorata , Jacarandacopaia , Parkia decussata ,và
Swietenia macrophylla được thiết lập trên các vùng đồng cỏ dựa trên các đặc tính
Trang 25hóa học của đất đã được đánh giá ở bang Amazonas của Brazil (Machado và cộng
sự 2017) Các tác giả này khuyên nên trồng A.mangium và S macrophylla để phục
hồi các khu vực bị suy thoái vì vai trò quan trọng của chúng trong việc tuần hoàn N
và P, những chất dinh dưỡng hạn chế nhất trong đất đối với năng suất rừng nhiệt đới Việc tái thiết lập quá trình tuần hoàn C và N trong đất đã được báo cáo sau khi
trồng A auriculiformis và A mangium ở miền nam Trung Quốc (Wang và cộng
sự 2010) Vì lý do kinh tế (ví dụ: chi phí trồng rừng thấp, mối tương quan tích cực
giữa khả năng hấp thụ C, lượng N và P và sản xuất sinh khối trên mặt đất) A
mangium được coi là vượt trội so với Bạch đàn Eucalyptus urophylla theo độ dốc
khí hậu và phù du ở Việt Nam (Sang et al 2013)
1.1.6 Những kết quả nghiên cứu về chính sách thị trường
Lợi ích của việc trồng rừng sản xuất, trong đó lợi ích kinh tế là chủ yếu Phải có thị trường cho lâm sản nuôi phục vụ cả mục tiêu trước mắt và lâu dài Đồng thời, phương pháp canh tác phải phù hợp với kiến thức địa phương và dễ dàng để người dân áp dụng Dựa trên quan điểm “thị trường là chìa khóa của quá trình sản xuất”, các nhà kinh tế lâm nghiệp phân tích rằng chính thị trường là câu trả lời cho câu hỏi: “Sản xuất cái gì và cho ai?” Khi có nhu cầu trên thị trường và lợi ích của người sản xuất được bảo vệ thì việc sản xuất, phát triển và tạo ra các sản phẩm thương mại sẽ được đẩy mạnh
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng những năm gần đây, Liu Jinlong (2004) đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm khuyến khích phát triển trồng rừng
tư nhân như:
- Rừng và rừng trồng cần được tư nhân hóa
- Làm hợp đồng hoặc cho thuê đất rừng của nhà nước với tư nhân
- Giảm thuế lâm sản
- Đầu tư nguồn vốn cho trồng rừng tư nhân
- Phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp với người dân và phát triển trồng rừng
Các công cụ được tác giả đề xuất khá toàn diện về vấn đề đất đai, thuế và quản lý chung trong quan hệ doanh nhân – người dân Có thể nói, đây không chỉ là
Trang 26đòn bẩy thúc đẩy tư nhân tham gia trồng rừng mà còn chỉ ra những hướng quan trọng cho phát triển lâm nghiệp hiệu quả ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Các tác giả trên khắp thế giới cũng tập trung vào các cách khuyến khích trồng rừng Điển hình có thể kể đến nghiên cứu của Narong Mahanop (2004) ở Thái Lan, Ashadi
và Nina Mindawati (2004) ở Indonesia…Qua nghiên cứu của mình, các tác giả nhận định hiện nay có 3 vấn đề được coi là quan trọng, khuyến khích người dân tham gia trồng rừng hoạt động ở các nước Đông Nam Á có:
- Rõ ràng các quy định về quyền sử dụng đất
- Xác định rõ đối tượng được hưởng lợi từ việc trồng rừng
- Nâng cao nhận thức và khả năng làm chủ kỹ thuật của người dân
Đây cũng là những vấn đề mà các quốc gia trong khu vực, bao gồm Việt Nam, đã và đang quan tâm giải quyết để thu hút sự tham gia của nhiều người trong việc trồng rừng sản xuất, đặc biệt là khơi thông nguồn vốn tư nhân
và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cho mục tiêu này Vì lý do này, quan điểm chung để phát triển trồng rừng sản xuất hiệu quả kinh tế cao là trồng rừng để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, với sự tham gia của nhiều phần tử kinh tế khác nhau và đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong mỗi loại tổ chức kinh doanh sản xuất rừng trồng
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Đây cũng là những vấn đề mà các quốc gia trong khu vực, bao gồm Việt Nam, đang tập trung giải quyết để thu hút sự tham gia của nhiều bên trong việc trồng rừng sản xuất Đặc biệt, quan điểm chung về phát triển rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế cao được coi là cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến
và xuất khẩu, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế Các hình thức và tổ chức sản xuất và quản lý rừng trồng cũng đa dạng
Trong những năm gần đây, ngành lâm nghiệp của Việt Nam đã có những sự đổi mới lớn Ngoài việc cải tiến quản lý, hoạt động nghiên cứu khoa học
về hình thành và phát triển rừng cũng được chú ý
Các dự án trồng rừng quy mô lớn được triển khai trên toàn quốc và đã thử nghiệm một số mô hình lâm nghiệp sản xuất Đồng thời, đã xây dựng một số biện
Trang 27pháp, quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm tăng hiệu quả cho lâm nghiệp sản xuất
và các hoạt động trồng rừng và phủ xanh khác Có một số công trình nghiên cứu
và đánh giá liên quan đến trồng rừng và phủ xanh ở Việt Nam, chẳng hạn như trong các lĩnh vực sau:
1.2.1 Các nghiên cứu về nguồn gốc Keo tai tượng ở Việt Nam
Nghiên cứu về cây keo tai tượng đã được tiến hành từ những năm 1980 nhằm khảo sát giống cây và nguồn gốc để phục vụ việc tái trồng rừng quy mô lớn ở nhiều khu vực khác nhau Mặc dù thời gian tồn tại của cây này ngắn so với các loài cây bản địa, nhưng đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện về keo tai tượng, bao gồm nguồn gốc, kỹ thuật trồng, hiệu suất trồng và tính sẵn có
Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (1991), nghiên cứu về keo đã bắt đầu từ năm
1980 Có một số nguồn gốc của 4 loài keo đã được khảo nghiệm tại Việt Nam và cho thấy khả năng sinh trưởng tiềm năng đáng khích lệ Trong đó, hai loài ở Ba Vì (Hà Nội) và Hóa Thượng (Thái Nguyên), keo tai tượng phát triển tốt nhất
Vào cuối những năm 1980, keo tai tượng là giống cây keo được ưa chuộng nhất ở Việt Nam do tốc độ sinh trưởng nhanh và khả năng duy trì độ phì nhiêu của đất, chống xói mòn
Ở Việt Nam, có rất nhiều công trình và tác giả đã nghiên cứu ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật vào việc trồng rừng Một số tác giả đã sử dụng cây đã trồng ở rừng sản xuất tại Việt Nam làm cơ sở, sau đó cải tiến giống để có được cây lâm nghiệp và phương pháp nhân giống có năng suất và chất lượng gỗ cao hơn
Qua dự án UNDP, đã tiến hành khảo nghiệm 39 xuất xứ của 5 loài cây keo vùng thấp tại Đá Chông (huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây), Đông Hà (Quảng Trị) và Đại Lải (Vĩnh Phúc) từ năm 1990 đến năm 1991 Kết quả cho thấy trong số các loài keo từ vùng đất thấp được khảo nghiệm ở Việt Nam, Acacia machama, Acacia falconii và Acacia falciparum là ba loài sinh trưởng nhanh nhất và triển vọng nhất (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1991)
Nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và Ngô Đình Quế (1998) về tăng trưởng rừng trồng cây keo tai tượng cho thấy đường kính của cây ở vùng Đông Nam Bộ có thể đạt từ 2,7 - 3,2 cm/năm, chiều cao có thể đạt từ 3,0 - 3,5 m/năm
Trang 28Trong nghiên cứu về việc lựa chọn giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng tại Việt Nam của Lê Đình Khả (2003), đã được kết luận rằng Keo tai tượng có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn so với Keo lá tràm, Keo nâu và Keo xoắn Tuy nhiên, loài cây này chỉ có khả năng sinh trưởng nhanh trong một vùng cụ thể
Nghiên cứu về khả năng tái sinh tự nhiên của cây Keo tai tượng do Nguyễn Quang Dương (2007) tiến hành đã cho kết quả như sau: sau 10 năm sinh trưởng, đường kính cây D1.3 đạt 18,7 cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) đạt 13,3 m, đường kính tán đạt 4,2 m Số quả trên cây là 650, số hạt trung bình trên mỗi quả là 5,9, trong đó 80% là hạt giống chất lượng tốt Mỗi cây có khối lượng hạt giống là 0,052 kg Có thể thấy rằng loài cây này có khả năng tái sinh mạnh mẽ Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tái sinh tự nhiên của Keo tai tượng
Mật độ trồng rừng có tác động lớn đến khả năng sinh trưởng, cải tạo đất và
sử dụng không gian dinh dưỡng của cây Trần Hữu Chiến (2007) đã tiến hành nghiên cứu về cây Keo tai tượng thuần chủng tại Trạm Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang khi cây được 7 tuổi Kết quả cho thấy khi mật độ 1250 cây/ha, đường kính D1.3 của cây đạt 14,6 cm và chiều cao vút ngọn (Hvn) là 16,3 m Trữ lượng gỗ của keo tai tượng trong điều kiện này là 171,2m3/ha Khi mật độ trồng là 2000 cây/ha, trữ lượng gỗ của loài cây này giảm xuống còn 168m3/ha, trong khi với mật
độ trồng là 1250 cây/ha chỉ có 157,9 m3/ha
1.2.2 Những kết quả nghiên cứu về giống
Trong thời gian gần đây, hoạt động nhân giống cây lâm nghiệp để phục vụ sản xuất quốc gia đã có những thành tựu đáng kể Một trong những dự án nghiên cứu tiêu biểu là công trình của Trung tâm nghiên cứu giống cây lâm nghiệp thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Công trình này đã tìm ra và lựa chọn thành công các loại cây keo và bạch đàn tự nhiên có năng suất cao và khả năng chống bệnh tốt
Ngoài ra, việc lai tạo nhân tạo giữa cây keo và bạch đàn cũng đã cho ra các dòng lai mới có khả năng sinh trưởng cao hơn 1,5-2,5 lần so với cây mẹ Một số khu rừng thử nghiệm đã có sản lượng từ 20-30m3/ha/năm, thậm chí có khu vực đạt được 40m3/ha/năm
Trang 29Hiện nay, hầu hết các khu vực kinh tế trọng điểm đều có các vườn ươm công nghiệp quy mô hàng triệu cây mỗi năm Những thành tựu trong công tác nghiên cứu giống cây rừng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rừng trồng sản xuất trong nước Tuy nhiên, các loại cây mới có năng suất cao chủ yếu được thử nghiệm
và phát triển ở một số tỉnh thuộc các vùng như Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Vì vậy, việc áp dụng nhanh chóng những giống cây mới
và kỹ thuật nhân giống vô tính vào quá trình sản xuất là cực kỳ cần thiết để tăng cường hiệu suất và hiệu quả trồng rừng, cũng như thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xây dựng ngành lâm nghiệp Điều này đồng thời là mong muốn và chủ trương của các cấp chính quyền địa phương ở Quảng Ninh nói chung và phường Hoành Bồ nói riêng
1.2.3 Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ
Mật độ là một trong những yếu tố quyết định năng suất của rừng trồng, mật
độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, nhưng mật độ quá thấp sẽ gây lãng phí đất, chăm sóc và làm chết cỏ dại Hơn nữa, mật độ cành nhánh cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng gỗ Mật độ trồng ban đầu hiệu quả nhất là bao nhiêu? Câu hỏi này phải được xác định theo mục đích trồng rừng và theo địa điểm trồng rừng
Theo kinh nghiệm của một số công ty trồng rừng nguyên liệu, mật độ
1660-2500 cây/ha thường được trồng đối với các loài cây sinh trưởng nhanh và trung bình, mật độ này có phải là mật độ tốt nhất không? Hiện vẫn chưa có câu trả lời khoa học cho câu hỏi này Quy trình kỹ thuật cung cấp nguyên liệu giấy phục vụ trồng rừng thâm canh vùng núi phía Bắc quy định một số loài cây như thông, keo,
bồ kết có mật độ 1.200 - 1.500 cây/ha và mật độ bạch đàn 1.000 cây/ha Quá trình trồng rừng thâm canh bạch đàn cũng đã điều chỉnh mật độ trồng từ 1110 cây/ha đến
1660 cây/ha Quy chuẩn kỹ thuật trồng rừng Tếch quy định 200-2500 cây/ha đối với loài thuần chủng và 1000-1250 cây/ha đối với trồng xen (Vụ KHCN&CLSP) (2001) Mặc dù các quy trình quản lý được mô tả ở trên quy định mật độ cụ thể cho một số loại hình trồng thâm canh nhất định, nhưng chúng còn phụ thuộc nhiều vào từng loại đất và từng giống mới có cải tiến và bổ sung…
Như vậy, khả năng sinh trưởng và năng suất của rừng trồng có sự ảnh hưởng của mật độ một cách rõ rệt
Trang 301.2.4 Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng
Việc bón phân cho cây rừng là một trong những biện pháp thâm canh được
áp dụng ở nước ta trong khoảng 10-15 năm trở lại đây, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho đất và hỗ trợ sự sinh trưởng nhanh chóng của cây trong giai đoạn ban đầu
Dựa vào các công trình nghiên cứu trước đây và các nghiên cứu khác, Ngô Đình Quế và các cộng sự (2004) đã thiết lập quy chuẩn kỹ thuật bón phân cho 4 loài cây chính gồm: Keo tai tượng, Bạch đàn uro, Thông nhựa và Dầu nước Ngoài ra,
Lê Quốc Huy (2002) đã tiến hành nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ chế biến chế phẩm Rhizobium để áp dụng cho Keo tai tượng và Keo tai tượng trong vườn ươm
và rừng non, nhằm tăng cường chất lượng cây giống và sản xuất gỗ trong rừng trồng
Gần đây hơn, công trình"Nghiên cứu giải pháp công nghệ phát triển gỗ xuất khẩu"của Nguyễn Huy Sơn (2006) đã tiến hành thực hiện thí nghiệm thâm canh cây keo tại khu vực Đồng Hỷ, Thái Nguyên Trong thí nghiệm này, việc bón lót và bón thúc cho năm thứ hai được tiến hành với hàm lượng chất dinh dưỡng như sau: 100g NPK (5:10:3) + 400g VS + 50g vôi bột/gốc, dự kiến đạt mức 25-30m3/ha/năm sau 7-8 năm Ngoài ra, tại Đồng Hỷ, Thái Nguyên còn có một số giống Bạch đàn khác, được bón phân với liều lượng là 200g NPK (5:10:3) + 100VS + 50g vôi bột/hố, dự kiến đạt mức sản xuất gỗ là 25-30m3/ha/năm sau khoảng thời gian từ 7-8 năm Hầu hết các tác giả của các công trình nghiên cứu đều nhất trí rằng phân bón có tác động quan trọng đối với khả năng sinh trưởng của các loài cây, đặc biệt là các loài cây được trồng trong rừng nguyên liệu công nghiệp Tuy nhiên, yêu cầu phân bón của từng loài cây trên từng loại địa điểm lại khác nhau
1.2.5 Những kết quả nghiên cứu về lập địa
Trong những năm gần đây, việc xác định điều kiện lập địa thích hợp cho các loài thực vật ở nước ta đã trở thành một vấn đề được quan tâm và đề cập ở nhiều mức độ khác nhau Trong số các công trình nghiên cứu về chủ đề này, công trình của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (1994) về việc đánh giá tiềm năng sản xuất của đất lâm nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ là một trong những công trình nổi bật
Trang 31nhất Trong công trình này, tác giả đã căn cứ vào ba yếu tố cơ bản có liên quan chặt chẽ với nhau là: đơn vị sử dụng đất, tiềm năng sản xuất của đất và sự phù hợp của cây trồng
Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng khu vực Đông Nam Bộ có tiềm năng lớn để phát triển và quản lý lâm nghiệp Diện tích của các loại cây lâm nghiệp có thể phát triển ở khu vực này chiếm khoảng từ 70-80% Đặc biệt, khu vực này rất thích hợp để trồng các loại cây cung cấp gỗ công nghiệp như bạch đàn và một số loài Keo
Ngoài ra, Đông Nam Bộ cũng là vùng đất thích hợp để trồng rừng gỗ lớn như Tếch (Tectona grandis), Sao (Hopea odorata) và Dầu nước (D.alatus) Trong việc nghiên cứu tiêu chuẩn phân loại địa điểm trồng cây công nghiệp ở một số vùng sinh thái khác nhau ở Việt Nam, Ngô Đình Quế và cộng sự (2001) đã xác định được
4 yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây công nghiệp, bao gồm: 1) chất liệu mẹ và các loại đất; 2) độ dày tầng đất và tỷ lệ chất liệu;3) độ dốc; 4) thảm thực vật chỉ thị
Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2003) đã xây dựng một bộ tiêu chuẩn, chỉ tiêu để đánh giá hoạt động trồng rừng trong lâm nghiệp tại các khu vực cấp xã Bộ tiêu chuẩn này bao gồm 6 tiêu chuẩn và 24 chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên và 5 tiêu chuẩn về điều kiện kinh tế xã hội
Từ các nghiên cứu trên, ta có thể thấy rằng việc xác định điều kiện địa điểm trồng rừng phù hợp là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng để nâng cao hiệu suất trong việc trồng rừng
1.2.6 Những kết quả nghiên cứu về chính sách, kinh tế và thị trường
Với chiến lược đổi mới trong phát triển ngành lâm nghiệp, Chính phủ đã ban hành một loạt chính sách quản lý rừng như Luật Đất đai năm 2003, Luật Bảo vệ
và Phát triển rừng năm 2004 Ngoài ra, còn có chính sách về giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp, cũng như chính sách tín dụng và khuyến khích đầu tư trong ngành Một số ví dụ về các chính sách này bao gồm Nghị định số 43/1999/ND-CP, Nghị định số 50/1999/ND-CP về tín dụng ưu đãi, tín dụng thương mại, cùng các chính sách thuế và phúc lợi
Trang 32Các chính sách trên có tác động sâu sắc đến hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nhất là trong việc phát triển trồng rừng sản xuất Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các nghiên cứu về kinh tế và chính sách liên quan đến phát triển rừng sản xuất ở Việt Nam chỉ mới được quan tâm hơn nhưng lại chỉ tập trung vào một số vấn
đề cụ thể Các vấn đề này bao gồm phân tích và đánh giá lợi ích kinh tế của cây trồng, sử dụng đất lâm nghiệp, và một số nghiên cứu thị trường với quy mô nhỏ Một số tác giả tiêu biểu đã tiến hành các nghiên cứu về chủ đề này như sau:
- Ngô Văn Hải (2004) đã phân tích yếu tố đầu vào và đầu ra trong sản xuất nông lâm sản hàng hoá ở miền núi phía Bắc, từ đó nhận diện được những lợi thế và bất lợi, hiệu quả của việc sản xuất nông sản hàng hoá tại khu vực này
- Võ Đại Hải (2005) đã tiến hành một nghiên cứu về thị trường lâm sản rừng trồng ở miền núi phía Bắc Tác giả đã tổng hợp các kênh tiêu thụ cho gỗ rừng trồng và các loại lâm sản khác không liên quan đến gỗ Ông cũng nhấn mạnh rằng
để phát triển thị trường lâm sản rừng trồng, công nghệ chế biến lâm sản cần được phát triển và sự liên doanh giữa người dân và các doanh nghiệp lâm nghiệp cần được hình thành
1.3 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
•Phía đông giáp xã Lê Lợi
•Phía tây và phía bắc giáp xã Sơn Dương
•Phía nam giáp phường Việt Hưng
1.3.1.2 Địa hình
Hoành Bồ là một vùng địa hình phong phú, bao gồm miền núi, trung du và đồng bằng ven biển Điều này tạo ra một sự kết hợp độc đáo giữa phát triển kinh
tế ở các vùng này
Trang 33Vùng Hoành Bồ nằm trong cánh cung Đông Triều, kéo dài từ phía Tây sang phía Đông Phía Đông của Hoành Bồ có dãy núi Thiên Sơn, với đỉnh cao nhất
là Amvat, cao 1.091m Ngoài ra, còn có núi Mãi Gia và núi rừng Khe Cát tạo thành một hệ thống núi kiểu mái nhà Hệ thống này chia địa hình thành hai mặt dốc về phía Bắc và Nam
1.3.1.3 Khí hậu, thủy văn
• Khí hậu
Hoành Bồ có khí hậu nhiệt đới gió mùa Ngoài ra, đây là một phường miền núi với địa hình phức tạp, nằm gần biển và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ vùng khí hậu Đông Bắc Điều này đã tạo ra cho Hoành Bồ một kiểu khí hậu độc đáo và đa dạng
so với các khu vực lân cận Nhiệt độ không khí trung bình dao động từ 22-29oC, cao nhất là 38oC và thấp nhất là 5oC Nhiệt độ phân bố khá đều trong suốt các tháng, trong mùa hè nó dao động từ 26-28oC và trong mùa đông dao động từ 15-
21oC Lượng nhiệt này cung cấp đủ cho cây trồng lương thực, cây màu và cây công nghiệp
Vì Hoành Bồ thuộc khu vực chịu tác động của biển và khu vực núi non, lượng mưa trung bình hàng năm rơi vào khoảng 2.016mm, cao nhất là 2.818mm và thấp nhất là 870mm Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 cho tới tháng
10, chiếm tới 89% tổng lượng mưa trong năm Trong khi đó, mùa khô kéo dài từ tháng 11 cho tới tháng 4 năm sau, với tháng ít mưa nhất là tháng 12 Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, và thấp nhất là 18% Sự chênh lệch độ
ẩm không quá lớn trong suốt năm giúp thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên cũng có tác động không tốt đối với việc chế biến và bảo quản thực phẩm, gia súc và giống cây trồng
Về gió, trong mùa đông, hướng gió phổ biến là Bắc hoặc Đông Bắc với tốc
độ trung bình khoảng từ 2,9-3,6m/s Trong mùa hè, hướng gió phổ biến là Nam và
Đông Nam với tốc độ trung bình khoảng từ 3,4-3,7m/s
• Thủy văn
Trang 34Sông suối chia thành hai hệ thống: phía Bắc chảy về huyện Ba Chẽ đổ ra sông Ba Chẽ, phía Nam sông suối chảy dồn về vịnh Cửa Lục và suối Míp chảy về
1.3.2 Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội
1.4.2.1 Dân số, dân tộc, lao động
Kết quả sản xuất, kinh doanh một số ngành, lĩnh vực
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Trong năm 2021, mặc dù phải đối mặt với những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng; tuy nhiên với sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn
Trang 35diện, quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm của Tỉnh
ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng sự nỗ lực, cố gắng, chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị, các lực lượng vũ trang, y tế, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh,ngành Công Thương Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận góp phần giữ vững địa bàn “An toàn, ổn định” đồng thời thực hiện tốt “mục tiêu kép” với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm
2021 của tỉnh ước tăng 10,28%, đứng thứ 2 so với các tỉnh, thành phố trong trong cả nước (sau thành phố Hải Phòng đạt 12,38%) Tỉnh được nằm trong nhóm các địa phương duy trì tốc độ tăng trưởng cao và là tỉnh liên tục trong 6 năm liền có tốc độ tăng trưởng hai con số
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng sản lượng lương thực trên 101.000 tấn; tổng đàn gia súc gia cầm: 27.800 con trâu, 31.300 con bò, 272.000 con lợn, 4,1 triệu con gà; tổng sản lượng thịt xuất chuồng 51.700 tấn, tăng 7%; tổng diện tích trồng rừng tập trung 8.800ha, trong đó 1.426ha các cây lim, giổi, lát; tổng sản lượng gỗ khai thác 410.000m3, tăng 24%; tổng sản lượng thủy sản 73.000 tấn, tăng 9% (khai thác 35.000 tấn, nuôi trồng 38.000 tấn) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,28%, thấp hơn 0,91 điểm % so với cùng kỳ , thấp hơn 0,55 điểm % so với kịch bản, chiếm tỷ trọng 5,1% trong GRDP, đóng góp 0,16 điểm % trong tăng trưởng GRDP của tỉnh
- Công nghiệp
Về sản xuất công nghiệp: Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng khá,
tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, và thu ngân sách, trọng tâm là công nghiệp than, điện, chế biến chế tạo, công nghiệp phụ trợ tăng trưởng 14,59%, chiếm tỷ trọng 52,9% trong GRDP của tỉnh Trong đó:
Ngành khai khoáng:Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế của tỉnh 17,8
%, tốc độ tăng trưởng cả năm 2021 ước tăng 6% và bằng 100 % so với chỉ tiêu kịch bản Sản lượng than sạch sản xuất ước thực hiện cả năm 2021 đạt 47,616 triệu tấn, tăng 5,9 % so với cùng kỳ 2020 đạt 100,03 phần trăm kịch bản đóng góp của ngành than trong thu ngân sách nội địa chiếm 36 %
Trang 36Ngành điện:Có cơ cấu kinh tế chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong nền kinh tế
của tỉnh 15,9 % tăng 4,25 % so với cùng kỳ, nên chỉ đóng góp 0,6 điểm % trong tốc
độ tăng GRDP Nguyên nhân: Sản lượng điện sản xuất ước thực hiện cả năm 2021 đạt 38,118 tỷ kWh, tăng 4 % so với cùng kỳ năm 2020 do diễn biến dịch bệnh phức tạp nên nhiều cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, hoạt động sản xuất thu hẹp quy mô kinh doanh hoặc ngừng hoạt động dẫn đến nhu cầu không cao; việc mua, bán điện được điều tiết theo cơ chế thị trường; một số nhà máy trong quy trình vận hành có xảy ra sự cố phải dừng vận hành như nhà máy nhiệt điện Cẩm phả, Uông
Bí, Mông Dương; bên cạnh đó một số nhà máy điện năng lượng tái tạo trên địa bàn
cả nước được bổ sung đưa vào phát điện thương mại trong năm 2021 đã tác động trực tiếp đến sản lượng của 07 nhà máy nhiệt điện than trên địa bàn tỉnh
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:Có cơ cấu kinh tế chiếm tỷ trọng lớn
thứ ba trong nền kinh tế của tỉnh (chiếm 11,9 %) tăng 32.19 % so với cùng kỳ năm
2020 cao hơn 9,12 điểm % so với cùng kỳ, đóng góp 3,3 điểm % trong tốc độ tăng GRDP Là động lực chính đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm cho lao động khu vực du lịch, dịch vụ bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.Đặc biệt, đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo,
từ rất sớm tỉnh đã chỉ đạo các giải pháp phù hợp để duy trì hoạt động sản xuất ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp Do vậy, dù diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp trong cả nước, những chuỗi sản xuất của tỉnh, nhất là sản xuất ngành chế biến, chế tạo không bị đứt gãy Các dự án sản xuất của ngành này đã tăng trưởng rất tốt,
bổ sung một số sản phẩm mới như tivi, loa, vải dệt thoi từ sợi tổng hợp, thân mũ, … Thuộc dự án S - Việt Nam của Tập đoàn Foxcom, công ty kĩ thuật điện tử Tonly Việt Nam, công ty Bumjin Electronics Co., Ltd công ty trách nhiệm hữu hạn dệt may Weitai Hạ Long, Qua đó, làm tăng giá trị tăng thêm của ngành này và bù đắp một phần giảm từ ngành khai khoáng và điện, đồng thời còn đẩy giá trị gia tăng khu vực này tăng cao hơn so với kịch bản đề ra
- Thương mại, du lịch và vận tải
Quảng Ninh là khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong các khu vực kinh tế, nhất là ngành du lịch do ảnh hưởng của dịch Covid-19 Chiếm tỷ trọng
Trang 37bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm ước đạt 135.043 tỷ đồng tăng 5,1 % so với cùng kỳ năm 2020 nhưng chỉ đạt 97 % của kịch bản (kịch bản là 138.959 tỷ đồng) Nguyên nhân: Do khách du lịch, người dân hạn chế mua sắm, tập trung đông người, nên nhu cầu tiêu dùng chỉ đạt mức tăng nhẹ Hoạt động bán buôn phục vụ kinh doanh khách sạn, nhà hàng giảm mạnh tuy nhiên doanh thu bán buôn vẫn duy trì mức tăng tương đối cao 15,7 % (trừ mô tô, xe máy) do nhu cầu nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo và xây dựng tăng
Về kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu: Trước tình hình dịch bệnh, tỉnh đã
tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh phát triển các hoạt động, thương mại điện tử, thương mại biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu, cảng biển nên tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong tỉnh ước đạt 2.562 triệu USD, tăng 9,39 % so với cùng
kỳ Có tổng số 1.166 Doanh nghiệp đã tham gia làm thủ tục hải quan qua địa bàn trong đó có 355 doanh nghiệp trong tinh và 811 doanh nghiệp ngoài tỉnh, thực hiện thủ tục hải quan cho 73.538 tờ khai với tổng kim ngạch các loại hình là 10.465 triệu USD, tăng 34% về tờ khai và tăng 31 % về kim ngạch so với năm 2020 Trong đó: phương tiện xuất nhập khẩu: 83.322 lượt tăng 41 % so với năm 2020
1.3.2.3 Một số vấn đề xã hội
- Dân số, lao động và việc làm
Dân số Quảng Ninh hiện nay khoảng hơn 1 triệu người, vào loại tỉnh trung bình trong cả nước Với tỷ lệ tăng dân số 1,66%, Quảng Ninh đã đạt mức tăng thấp hơn mức tăng dân số toàn quốc (2,14%) và thế giới (1,7%) Tuy nhiên trong tỉnh, mức tăng không đều Trong khi ở thành phố Hạ Long chỉ tăng 1,29% thì ở miền núi còn tăng nhanh (Ba Chẽ 2,5%, Tiên Yên 2,7%, Cô Tô 2,44%)
Năm 2022, tỉnh đặt mục tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2022 đạt 85,85%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt tỷ lệ 47,5% Số lao động được tạo việc làm tăng thêm 13.200 lao động; 400 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Giảm 400 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ giảm trung bình là 0,11% (trên tỷ lệ 0,4% số hộ nghèo đầu kỳ); giảm 1.200 hộ cận nghèo, tỷ lệ giảm trung bình là 0,35% Duy trì và nâng cao chất lượng 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, trợ giúp
Trang 38- Đời sống dân cư
Tính cả năm 2021, thu nhập bình quân tháng của người lao động là 5,7 triệu đồng, giảm 32.000 đồng so với năm 2020 Thu nhập bình quân của lao động khu vực thành thị là 7 triệu đồng, cao hơn 1,4 lần mức thu nhập bình quân lao động khu vực nông thôn (5 triệu đồng)
Đặc biệt, thu nhập bình quân tháng của lao động nam trong năm 2021 là 6,6 triệu đồng, cao hơn 1,4 lần của lao động nữ (4,7 triệu đồng) Tình trạng giảm thu nhập của nữ giới do COVID-19 diễn ra nghiêm trọng hơn so với của nam giới, nguy
cơ bất bình đẳng giới trong thu nhập bình quân có dấu hiệu gia tăng
Xét theo ngành kinh tế, so với năm 2020, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 duy trì được mức độ tăng trưởng dương ổn định và là khu vực duy nhất có thu nhập bình quân tăng Mức thu nhập bình quân tháng năm
2021 của khu vực này là 3,6 triệu đồng, tăng 7,1% (tương ứng tăng 236.000 đồng)
- Giáo dục
Năm học 2021-2022, Quảng Ninh có 646 cơ sở giáo dục, với 10.453 lớp, trên 321.000 học sinh, trẻ mầm non (chưa bao gồm số lượng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục) Sở này đã hoàn thành công tác tuyển sinh đầu cấp với 62.210 học sinh
- Y tế
Năm 2021 là một năm khó khăn khi đối mặt với dịch covid-19, để bảo đảm chăm sóc sức khỏe người dân được tốt hơn, ngành Y tế tiếp tục chú trọng phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nhân lực có trình độ chuyên môn cao, chuyên sâu Tiếp tục thực hiện mô hình “Nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chung” để khắc phục khó khăn về nhân lực cho các đơn vị y tế tuyến cơ sở, nhất là vùng núi cao, biên giới, hải đảo và các chuyên khoa đặc thù, chuyên khoa sâu Tăng cường luân chuyển cán bộ có chuyên môn tốt của tuyến trên về làm lãnh đạo cấp trưởng/phó các đơn vị địa phương ở tuyến dưới; kiện toàn, ổn định công tác cán bộ cho các đơn vị nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn Đồng thời, ngành tham mưu cho tỉnh các chính sách ưu đãi đặc biệt mang tính đột phá để thu hút và giữ chân nhân lực y tế có trình độ chuyên môn cao, chuyên sâu yên tâm công tác lâu dài tại địa phương, đồng thời phải xây dựng cơ chế
đặc thù nhằm tranh thủ sự cộng tác của các chuyên gia giỏi trong và ngoài nước
Trang 39Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Một số mô hình rừng trồng Keo tai tượng trên địa bàn phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (do điều kiện có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu
một số mô hình rừng trồng Keo tai tượng 5 ,6, 7 tuổi)
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Đánh giá thực trạng trồng và sinh trưởng của cây Keo tai tượng với luân
kỳ kinh doanh 5,6,7 năm trồng tại một số mô hình trồng rừng keo của phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường của giống Keo tai tượng trồng tại phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
2.2 Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tiến hành thực hiện các nội dung sau đây:
2.2.1 Thực trạng trồng rừng Keo tai tượng tại phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- Điều kiện trồng rừng Keo tai tượng
- Nguồn giống
- Kỹ thuật trồng, chăm sóc
- Tổng hợp các mô hình trồng rừng Keo tai tượng
+ Sinh trưởng rừng Keo tai tượng
+ Năng suất rừng Keo tai tượng
2.2.2 Đánh giá hiệu quả rừng trồng Keo tai tượng tại phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
2.2.2.1 Hiệu quả kinh tế
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng đề tài xác định các tiêu chí sau:
- Xác định giá trị hiện tại ròng kinh tế NPV (Net Present Value)
Trang 40- Xác định chỉ tiêu tỷ số lợi ích – chi phí (BCR – Benefit /Cost ratio)
- Xác định chỉ tiêu tỷ suất lãi nội tại (IRR – Internal Rate of Return)
2.2.2.2 Hiệu quả xã hội
- Mức độ chấp nhận của người dân trồng rừng Keo tai tượng
- Hiệu quả về việc giải quyết việc làm và cải thiện đời sống gia đình
- Nhận thức của người dân về trồng rừng Keo tai tượng
2.2.3 Khuyến nghị các giải pháp để phát triển trồng rừng Keo tai tượng tại phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- Giải pháp về đất đai
- Giải pháp về tài chính
- Giải pháp về thị trường
- Giải pháp về khoa học công nghệ
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp tổng quát
• Quan điểm và phương pháp luận
Để phát triển ngành trồng rừng sản xuất nói chung và ngành trồng cây Keo tai tượng nói riêng, chúng ta cần áp dụng một phương pháp tổng hợp để theo dõi quá trình sản xuất từ khâu thu thập nguyên liệu cho đến khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Trong quá trình này, việc áp dụng công nghệ chế biến phù hợp với nhu cầu của thị trường lâm sản (trong và ngoài nước) đóng vai trò quan trọng trong việc xác định loại cây được trồng để phục vụ cho việc phát triển rừng trồng thương mại hiện tại và trong tương lai Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy rõ rằn các yếu tố
có ảnh hưởng lẫn nhau và cùng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nguyên liệu Trong số đó, cơ chế chính sách là một yếu tố quan trọng
Dựa vào các kết quả của các nghiên cứu đã có sẵn, đề tài này sẽ tiến hành đánh giá các mô hình hiện có về việc trồng cây Keo tai tượng ở phường Hoành Bồ nhằm đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ và chính sách phù hợp để phát triển việc trồng cây Keo tai tượng nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu theo hướng bền vững và đáp ứng các yêu cầu kinh tế, xã hội và môi trường Mục tiêu kinh tế không thể thiếu sự khai thác lợi thế về tiềm năng sinh thái, điều đó