1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận nhóm 2 đề tài các biện pháp đảm bảo thực hiệnnghĩa vụ

49 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Biện Pháp Đảm Bảo Thực Hiện Nghĩa Vụ
Tác giả Đào Thị Ngọc Bích, Trương Thị Hoài An, Tôn Lan Thư, Phạm Phương Uyên, Nguyễn Bùi Thị Kiều Vi, Phan Thị Yến Nhi, Phan Phương Thảo, Lê Tấn Phát, Lê Hoàng Khánh
Người hướng dẫn Nguyễn Ngọc Thảo Phương
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật dân sự 2
Thể loại tiểu luận
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 5,88 MB

Nội dung

Nhưng dựa vào tính chất và các biện pháp đã quyđịnh trong bộ Luật này, có thể hiểu khái quát như sau: “Bảo đảm thựchiện nghĩa vụ dân sự là việc thỏa thuận giữa các bên hoặc do pháp luậtq

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG Đ I HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT KINH TẾ



Trang 2

- Tổng hợp nội dung tiểu luận

2 Trương Thị Hoài An - Nội dung Đặt cọc

- Làm PPT (Chính)

3 Tôn Lan Thư - Nội dung Thế chấp tài sản

- Chuẩn bị câu hỏi cho tròchơi củng cố bài cũ

4 Phạm Phương Uyên - Nội dung Tín chấp

- Tạo giao diện trò chơi củng

7 Phan Phương Thảo - Nội dung Cầm cố tài sản

- Chuẩn bị câu hỏi cho tròchơi củng cố bài cũ

8 Lê Tấn Phát - Nội dung Ký quỹ

- Viết lời mở đầu (chính)

9 Lê Hoàng Khánh - Nội dung Ký cược

- Viết lời mở đầu( hỗ trợ)

MỤC LỤC

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I - Khái quát chung về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

1 Khái niệm

2 Đặc điểm

3 Hình thức

4 Hiệu lực với người thứ ba

5 Đăng ký biện pháp bảo đảm

CHƯƠNG II - Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

1 Cầm cố tài sản

2 Thế chấp tài sản

3 Đặt cọc

4 Ký cược

5 Ký quỹ

6 Bảo lưu quyền sở hữu

7 Bảo lãnh

8 Tín chấp

9 Cầm giữ tài sản

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong một xã hội dân sự, tuân thủ nghĩa vụ dân sự là một yếu tố cốt lõi

để duy trì trật tự và sự công bằng Nghĩa vụ dân sự đòi hỏi từ chúng tanhững hành động và trách nhiệm đúng đắn đối với cộng đồng và quốc gia

mà chúng ta sinh sống Tuy nhiên, thực hiện nghĩa vụ dân sự không chỉđơn giản là một khái niệm lý thuyết mà cần có sự hỗ trợ và bảo đảm từcác biện pháp cụ thể Nhận thấy được sự quan trọng thiết thực của cácbiện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với cuộc sống của mỗi ngườicho nên đề tài: “Các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ” mà nhómtác giả lựa chọn là vô cùng cấp bách và phù hợp nhằm mục đích phân tíchlàm rõ các điều luật, cũng như đưa ra các tình huống thực tế cuộc sốnggiúp mọi người có thể hình dung rõ hơn về các biện pháp bảo đảm thựchiện nghĩa vụ trong BLDS 2015 Đồng thời, qua việc nghiên cứu nàychúng ta có thể nhận thấy rằng việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sựkhông chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là nhiệm vụ của toàn bộ hệthống pháp luật và cộng đồng

Trang 5

CHƯƠNG I - Khái quát chung về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

(Khái niệm trên chỉ mang tính chất tương đối)

Tuy không có khái niệm cụ thể về các biện pháp bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ dân sự nhưng những biện pháp này đã có một tiểu mục riêngquy định chung từ điều 292 đến 308, BLDS 2015 và được quy định cụthể trong Điều 292, BLDS 2015 với 9 biện pháp bao gồm: Cầm cố tàisản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lưu quyền sở hữu;Bảo lãnh; Tín chấp; Cầm giữ tài sản Trong đó, có hai biện pháp mới sovới BLDS 2005, chính là Bảo lưu quyền sở hữu và Cầm giữ tài sản

Ví dụ một tình huống để hiểu rõ hơn về đặt cọc, tình huống đặt ra nhưsau: C quyết định bán căn nhà 2 tỷ đồng cho D và thỏa thuận đặt cọc 100triệu đồng H muốn mua nhà của C với giá 2,3 tỷ đồng (lập hợp đồng và

có công chứng ngay) Trong trường hợp này C có thể bán nhà cho Hkhông ? Vì sao ?

-> C vẫn có thể bán nhà cho H và trả lại tiền cọc 100 triệu đồng thêm tiềnphạt cọc 100 triệu đồng cho D Nhưng vì H mua với giá cao hơn D 300triệu nên dù có mất 100 triệu tiền phạt thì C vẫn “lãi” 200 triệu

2 Đặc điểm:

Có thể phân chia các biện pháp bảo đảm thực hiện thành hai nhóm:

Trang 6

+ Nhóm 1: Các biện pháp bảo đảm được hình thành dựa trên cơ sở giaodịch dân sự ( Từ Khoản 1 đến khoản 8, Điều 292, BLDS 2015) Vì vậynên các biện pháp nêu trên sẽ chịu sự điều chỉnh của Điều 117, BLDS

2015 quy định về “Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự” + Nhóm 2: Biện pháp bảo đảm thực hiện do luật định ( Khoản 9, Điều

292, BLDS 2015)

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có những đặc điểm chungsau:

- Chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm về nghĩa vụ

- Phát sinh từ sự thỏa thuận giữa các bên (8 biện pháp đầu) và do phápluật quy định (biện pháp 9)

- Đối tượng của biện pháp bảo đảm là tài sản Tài sản bao gồm tài sảnhiện hữu và tài sản trong tương lai

- Chỉ công việc phải thực hiện được mới là đối tượng của các biện phápbảo đảm

3 Hình thức của giao dịch bảo đảm

- Hình thức của các biện pháp bảo đảm được thể hiện bằng văn bản

- Công chứng, chứng thực hợp đồng bảo đảm trong trường hợp pháp luậtquy định

- Đăng ký giao dịch bảo đảm khi pháp luật quy định

4 Hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Xác định thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba: có

ý nghĩa quan trọng trong việc xác định việc hưởng quyền và thực hiệnnghĩa vụ của các chủ thể, đặc biệt là việc xác định thứ tự ưu tiên thanhtoán trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiệnnhiều nghĩa vụ

Hiệu lực đối kháng với người thứ ba đã được quy định cụ thể tại điều

297, BLDS 2015

5 Đăng ký biện pháp bảo đảm

Trang 7

Writing test 3 - up thoi

tôi up lên

3

2020-Laudon Management…

C01-43

Trang 8

Việc đăng ký biện pháp bảo đảm sẽ do thỏa thuận của các bên hoặc

do pháp luật quy định Đăng ký biện pháp bảo đảm là cơ sở để giaodịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định

Trong trường hợp đã được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinhhiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký Bên cạnh

đó, việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định củapháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm (Điều 289, BLDS 2015)

- Nếu tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất thì giao dịch bảo đảm

sẽ được đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở tàinguyên môi trường

- Nếu tài sản là tàu bay thì giao dịch bảo đảm sẽ được đăng ký tạiCục hàng hải Việt Nam

- Các tài sản bảo đảm còn lại sẽ được đăng ký giao dịch tại Cụcđăng ký quốc gia về giao dịch, tài sản thuộc Bộ Tư Pháp

Trang 9

1 Cầm cố tài sản:

1.1 Khái niệm:

Cầm cố tài sản là việc một bên( sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia( sau đây gọi là bên nhận

cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.( Đ309 BLDS 2015)

Chế định cầm cố đã tồn tại ở Việt Nam rất lâu, tuy nhiên trải quanhiều thời kì thì nội hàm cầm cố cũng có sự thay đổi ít nhiều: trongBLDS 1995 cầm cố là sử dụng động sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.Vậy đặc trưng của cầm cố trong thời gian này là tài sản được sử dụng làđộng sản Còn hiện nay BLDS 2015 đối tượng của nó là tài sản bao hàm

cả động sản và bất động sản Như vậy BLDS 2015 đã mở rộng đối tượngcầm cố là tài sản chứ không phải chỉ có động sản như BLDS 1995 Đặc trưng của cầm cố tài sản là giao tài sản Nói đến giao tài sản thìtại Đ 309 BLDS 2015 có khẳng định là giao tài sản thuộc quyền sở hữucủa mình cho bên kia( là bên nhận cầm cố) Tuy nhiên tại Đ 31 Nghị định21/ 2021 NĐ-CP thì lại khẳng định rằng bên cầm cố giao tài sản cầm cốcho bên nhận cầm cố giữ hoặc giao cho người thứ ba giữ Như vậy, tạiNghị định 21/2021 NĐ-CP đã có bổ sung thêm việc bên cầm cố giao tàisản không những cho bên nhận cầm cố mà còn cả giao cho người thứ ba.Không những cầm cố tài sản có đặc trưng là giao tài sản mà đặt cọc cũng

có đặc trưng giao tài sản chính vì vậy hiện nay thường có tranh chấp giữacầm cố và đặc cọc vì cả 2 đều là giao tài sản và khi bán hay chuyểnnhượng bên giao tài sản thường nhận được 1 khoản tiền cũng như khicầm cố thường bên cầm cố là bên cho vay thì cũng giao cho bên có tàisản 1 khoản tiền Chính vì vậy thường sẽ có sự tranh chấp giữa đặt cọc

và cầm cố

1.2 Hiệu lực của cầm cố tài sản

Điều 310 Hiệu lực của cầm cố tài sản

Trang 10

1 Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trườnghợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác

2 Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểmbên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố

Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luậtthì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từthời điểm đăng ký

Theo Đ310 BLDS 2015 ta có thể chia hiệu lực của cầm cố trong hai mốiquan hệ là quan hệ giữa các bên và trong mối quan hệ với bên thứ ba

Tại khoản 1, Đ310 BLDS 2015 quy định: “ Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác” Có thể nói từ khoản 1 Đ310 đã đưa ra một

nguyên tắc là thời điểm có hiệu lực là thời điểm giao kết Ngoài ra trừtrường hợp có thỏa thuận khác do tùy các chủ thể thỏa thuận và luật cóquy định khác thì trên thực tế có những quy định trong luật ấn định 1 thờiđiểm có hiệu lực khác thời điểm giao kết thì đây là trường hợp luật cóquy định khác Chẳng han như A thế chấp nhà cho B thì thế chấp này chịu

sự điều chỉnh của Luật nhà ở và Luật nhà ở có quy định hợp đồng thếchấp phải công chứng chứng thực chính vì vậy hợp đồng chỉ có hiệu lựctại thời điểm công chứng chứng thực

Tại khoản 2, Điều 310 BLDS 2015 quy định: “Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký” Không những khái niệm của cầm

cố mà ngay cả hiệu lực của cầm cố tài sản cũng sẽ có những thay đổi theothời gian Trong BLDS cũ thì dùng “ giá trị pháp lý đối với người thứ

Trang 11

ba” nhưng trong BLDS 2015 thì dùng là “ hiệu lực đối kháng với người thứ ba” Theo Đ297 BLDS 2015 hiệu lực đối kháng với người thứ ba có

thể được hiểu theo hai ý một là khi nào biện pháp bảo đảm đối kháng vớingười thứ ba? Hai là khi đối kháng với người thứ ba thì có vai trò quantrọng gì?

Đầu tiên để trả lời câu hỏi một thì ta sẽ xác định căn cứ xác lập đối khángvới người thứ ba (Tại khoản 1 điều 297):

- Đăng ký biện pháp bảo đảm: ( Đ297, 298 BLDS 2015)

Ví dụ: A thế chấp quyền nhà và quyền sử dụng đất cho B theo PL hiệnhành để đối kháng với người thứ ba thế chấp này phải được đăng ký khiđăng ký thì thế chấp này có hiệu lực với người thứ ba do đó nếu đượcđăng ký người thứ ba muốn mua tài sản của A phải biết rằng tài sản này

đã được thế chấp cho B

- Bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản( áp dụng cho đặt cọc,

ký cược, cầm cố tài sản, cầm giữ tài sản)

Ví dụ: A cầm cố tài sản cho B và A sẽ giao tài sản cho B, B sẽ nắm giữchiếm giữ tài sản của A Vậy việc B nắm giữ chiếm giữ tài sản của A

là chính là xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Tiếp theo việc đối kháng với người thứ ba có tầm quan trọng (khoản 2,Đ297, Đ308)

- Quyền được ưu tiên thanh toán của bên nhận bảo đảm

Ví dụ: A thế chấp tài sản của mình cho ngân hàng 1 sau đó A lại đemtài sản đó đi thế chấp cho ngân hàng 2 để bảo đảm cho nghĩa vụ thứhai Vậy trong trường hợp này có 1 tài sản bảo đảm và 2 ngân hàngnhận bảo đảm Thì lệ thuộc vào trường hợp đối kháng nếu thế chấp

Trang 12

của ngân hàng 1 đăng kí trc ngân hàng 2 thì ngân hàng 1 được ưu tiênthanh toán và ngược lại

Chính vì vậy có hiệu lực đối kháng thì bên nhận bảo đảm có quyền được

ưu tiên

- Bên nhận bảo đảm có quyền truy đòi tài sản( khoản 2 Đ 297)

+ Quyền truy đòi trước đây được thay đổi cho từ theo đuổi, đeo đuổi

Ví dụ: A thế chấp tài sản cho B, biện pháp thế chấp này đã được đăng

ký có hiệu lực đối kháng với người thứ ba Vì một lí do khác tài sảnkhông nằm trong tay A mà trong tay C Theo thông thưởng thì chỉ cóchủ sở hữu người có quyền bề mặt, hưởng dụng, bất động sản, Nhưng tại khoản 2, Đ 297 thì B đc truy đòi tài sản

- Bên nhận bảo đảm có quyền truy đòi tài sản khi biện pháp bảo đảm của

họ có hiệu lực đối kháng với người thứ ba

*Mối quan hệ của hiệu lực giữa các bên và người thứ ba

Hiệu lực đối kháng với người thứ ba lệ thuộc vào hiệu lực trong quan hệgiữa các bên ( BLDS chưa có quy định rõ nhưng tại khoản 1, Đ23 củaNghị định số 21 đã khẳng định Hợp đồng bảo đảm chỉ có hiệu lực vớingười thứ ba khi có hiệu lực pháp luật( tức là hiệu lực giữa các bên)

Ví dụ: A thế chấp đất cho B Theo Luật đất đai thì thế chấp này phải côngchứng nếu không được công chứng thì thế chấp không có hiệu lực Và khithế chấp không có hiệu lực trong mối quan hệ các bên thì không có hiệulực với người thứ ba

Liệu một biện pháp bảo đảm không có hiệu lực đối kháng với người thứ

ba có có hiệu lực trong mối quan hệ giữa các bên hay không?

Trang 13

Ví dụ: A thế chấp đất cho B, đã công chứng nhưng chưa đăng ký mà theoLuật đất đai thế chấp phải đăng ký Thực tế, có 2 cách giải quyết 1 là thếchấp không đăng kí thì không có hiệu lực với người thứ ba và cả trongmối quan hệ các bên Ý tưởng 2 thế chấp không đối kháng với người thứ

ba nhưng mối quan hệ giữa các bên nó vẫn có hiệu lực Nhưng trongkhoản 4, Đ 22 Nghị định số 21 khẳng định: “Biện pháp bảo đảm chưaphát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không làm thay đổi hoặckhông làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo đảm” Vậy hợp đồng bảođảm vẫn có hiệu lực nếu các điều kiện của nó được đáp ứng cho dù nóchưa có hiệu lực đối kháng với người thứ ba

1.3 Quyền và nghĩa vụ giữa các bên

1.3.1 Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố

Đ 311: Nghĩa vụ của bên cầm cố

- Giao tài sản cầm cố cho bên cầm cố theo đúng thỏa thuận.Phải giao tài

sản cầm cố theo đúng thỏa thuận: Bên cầm cố phải giao tài sản theo đúngphương thức thỏa thuận cho bên nhận cầm cố để bên này chiếm hữu,quản lý trong thời hạn cầm cố

- Báo cho bên cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền uỷ quyền hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.Bên

cầm cố phải thông báo cho bên nhận cầm cố biết về quyền của người thứ

ba đối với tài sản cầm cố: Quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cốđược hiểu là quyền chủ quan của một người khác đối với tài sản cầm cố,

mà quyền đó đã xuất hiện trước khi các bên thỏa thuận về biện pháp cầm

cố Vì vậy, nghĩa vụ trên đòi hỏi người cầm cố phải thông báo về tìnhtrạng của đối tượng cầm cố, cũng như những hạn chế đối với nó cho

Trang 14

người nhận cầm cố biết ngay tại thời điểm các bên thỏa thuận thiết lậpbiện pháp cầm cố Do đó, nếu sau khi biện pháp cầm cố đã có hiệu lực,người cầm cố mới thông báo về tình trạng trên thì họ vẫn bị coi là đã viphạm nghĩa vụ Trong các trường hợp này, bên nhận cầm cổ có quyền huỷhợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợpđồng và chấp nhận quyền của người thử ba đối với tài sản cầm cố.

- Thanh toán cho bên cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.Chủ sở hữu là người được hưởng

những lợi ích từ tài sản thuộc sở hữu của mình đồng thời phải bỏ ranhững chi phí để bảo quản, giữ gìn vật đó Vì thế, dù tài sản do bên nhậncầm cố trực tiếp giữ hay do người thứ ba giữ và bảo quản thì thì việcthanh toán các chi phí hải quan vẫn thuộc về bên cầm cố Tuy nhiên,trong Trường hợp người thứ ba giữ tài sản cầm cố theo hợp đồng gửi giữtài tài sản được xác lập giữa họ với bên nhận cầm cổ thì bên nhận cầm cốđóng vai trò như là người trung gian trong việc thanh toán các chi phínày

Điều 312: Quyền của bên cầm cố

- Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của bộ luật này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.Trong trường hợp các bên thỏa thuận về việc bên nhận cầm cố được

quyền sử dụng tài sản đó nhưng việc nếu việc sử dụng nguy cơ làm chocho tài sản cầm cố bị mất hoặc giảm sút giá trị thì bên cầm cố có quyềnyêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản đó

- Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.Mục đích cơ

bản của cầm cố là bảo đâm việc thực hiện nghĩa vụ và việc bảo đảm chỉ

Trang 15

đặt ra khi nghĩa vụ chưa được thực hiện Vì vậy, khi bên cầm cố đã thựchiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ thì người nhận cầm có hoặc người thứ baphải trả lại tài sản cầm cố Nếu bên cầm cố có bàn giao kèm theo giấy tờđăng ký quyền sở hữu thì bên cầm cố được yêu cầu bên nhận cầm cố phảitrả lại giấy tờ đó cho cùng với việc trả lại tài sản cầm cố.

+ Trường hợp cầm cố có đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thìcác bên phải thông báo cho cơ quan đó biết việc chấm dứt cầm cố.+ Trong trường hợp bên nhận cầm cổ bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê,cho mượn tài sản cầm cố, đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa

vụ khác trái với quy định của pháp luật thì bên cầm cố có quyền đòi lại tàisản đó và yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra Nếu bêncầm cố không có quyền đòi lại tài sản trong các trường hợp theo quy địnhcủa pháp luật về sở hữu thì có quyền yêu cầu bên cầm cố bồi thường thiệthại

- Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố Bên nhận cầm cố phải bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố Vì vậy,

trong trường hợp người nhận cầm cố không bảo quản hoặc bảo quảnkhông tốt tài sản mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường cho người cầmcố

- Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật Đặc trưng của cầm cố

là bên cầm cố không giữ tài sản và bên cầm cố giao tài sản cho bên nhậncầm cố và theo nghị định thì có thể giao cho bên thứ ba

1.3.2 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

Điều 313 Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

Trang 16

- Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.Việc người

nhận cầm cố chiếm hữu tài sản cầm cố trong một thời hạn nhất định làmxuất hiện ở người đó nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản trong suốt thờigian chiếm hữu

- Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.Người nhận cầm cố chỉ có quyền chiếm hữu

đối với tài sản cầm cố Vì vậy, trong thời hạn cầm cố nếu họ thực hiện cáchành vi nói trên sẽ bị coi là thực hiện hành vi bất hợp pháp và người cầm

cố có thể đòi lại tài sản ở người đang thực tế chiếm hữu, dù rằng đó là tàisản mà mình đã đem đi cầm cố Tuy nhiên, các hành vi nói trên sẽ đượccoi là hợp pháp nếu có thoả thuận hoặc đó là nội dung của biện pháp xử lítài sản cầm cố, được người nhận cầm cố thực hiện sau khi đến hạn mànghĩa vụ không được thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầyđủ

- Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.Người nhận

cầm cố không phải là chủ sở hữu của tài sản cầm cố Vì vậy, ngoài quyềnchiếm hữu ra họ không có quyền năng nào khác, nếu không được chủ sởhữu của tài sản đồng ý và cho phép, về nguyên tắc, hành vi "không" khaithác công dụng tài sản là một nghĩa vụ của người nhận cầm cố Tuynhiên, nếu có sự thoả thuận và đồng ý của bên cầm cố thì việc khai tháccông dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản lại là quyền của bên nhận cầmcố

- Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.Cầm cố chỉ là một nghĩa vụ phụ được đặt ra bên cạnh một

nghĩa vụ chính để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ chính Khi nghĩa vụ

Trang 17

chính chấm dứt, biện pháp cầm cố sẽ trở nên không cần thiết nữa Vì vậy,ngay sau khi nghĩa vụ chính chấm dứt, người nhận cầm cố phải trả lại tàisản cho bên cầm cố đúng với tình trạng như lúc nhận vật cầm cố Thôngthường, tài sản cầm cố là những vật đặc định vì người nhận cầm cố phảitrả lại chính tài sản mà họ đã nhận Nếu tài sản là vật cùng loại thì bênnhận cầm cố phải ttả lại tài sản đó đúng chất lượng, đủ số lượng, trọnglượng như đã nhận Ngoài ra, nếu các bên đã thỏa thuận biện pháp bảođảm khác để thay thế biện pháp cầm cố, thì kể từ thời điểm được coi làthay thế, người nhận cầm cố phải trả lại tài sản cầm cố cho người cầm cố.

Điều 314 Quyền của bên nhận cầm cố

- Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.Đây là quyền của người nhận cầm cố nói riêng cũng là

quyền của người chiếm hữu hợp pháp nói chung đối với một tài sản Với

tư cách là người chiếm hữu hợp pháp tài sản cầm cố, người nhận cầm cố

có quyền đòi lại vật đó ở bất cứ người nào Quyền này thực chất là mộtyếu tổ trong nội dung của quyền sở hữu mà người cầm cố đã chuyển giaocùng với việc chuyển giao tài sản cho người nhận cầm cố

- Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.Yêu cầu này chỉ được đặt ra khi đến thời hạn mà

nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, nhằmqua đó để thoả mãn quyền được thanh toán các khoản lợi ích vật chất củangười nhận cầm cố

- Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.

- Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố Trong thời hạn giữ tài sản cầm cố, người chiếm hữu

tài sản phải bảo quản, giữ gìn để tài sản không hư hỏng, mất mát Tuynhiên, khi người nhận cầm cố phải bỏ ra các chi phí để bảo quản tài sản

Trang 18

thì thực chất là họ đã thực hiện một công việc thay cho bên cầm cố (thựchiện việc bảo dưỡng, duy trì tài sản thay cho chủ sở hữu của nó) Vì vậy,

họ có quyền yêu cầu người cầm cố thanh toán lại cho mình các khoản chiphí cần thiết trong việc bảo quản, giữ gìn tài sản Việc thanh toán cáckhoản chi phí này được tiến hành cùng thời điểm với việc thanh toán món

nợ trong nghĩa vụ chính và trả lại tài sản cầm cố

Bên nhận cầm cố nhận tài sản nhưng không phải chủ sỡ hữu mà nhận tàisản này để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

1.4 Chấm dứt cầm cố tài sản

Điều 315 Chấm dứt cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1 Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

- Cầm cố nghĩa vụ phụ tồn tại song song bên cạnh nghĩa vụ chính,theo đó, bên nhận cầm cố thực hiện việc nắm giữ tài sản để đảm bảo choviệc thực hiện nghĩa vụ của bên mang nghĩa vụ Do đó, khi nghĩa vụ đượcbảo đảm chấm dứt, tức bên có nghĩa vụ đã thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa

vụ của mình thì kèm theo đó biện pháp cầm cố cũng chấm dứt Cầm cốtài sản có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết và chấm dứt khi nghĩa vụđược bảo đảm chấm dứt

2 Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

- Khi xác lập giao dịch cầm cố các bên có thể thỏa thuận về các trườnghợp hủy bỏ biện pháp cầm cố như: bên nhận cầm cố gây thiệt hại nghiêmtrọng đến tài sản cầm cố, hoặc các căn cứ khác,…Lúc này, khi xảy ra các

sự kiện làm hủy bỏ biện pháp cầm cố thì biện pháp cầm cố chấm dứt hiệulực với các bên Bên cạnh đó pháp luật cũng cho phép các bên được thỏathuận thay thế biện pháp bảo đảm từ cầm cố sang bất kỳ biện pháp bảođảm nào khác, như: thế chấp, bảo lãnh,…Khi thay thế biện pháp bảo đảm

Trang 19

thì biện pháp cầm cố chấm dứt, thay vào đó làm phát sinh hiệu lực củabiện pháp bảo đảm thay thế.

2 Tài sản cầm cố đã được xử lý.

- Khi hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thựchiện, hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ như thỏa thuận,thì bên nhận bảo đảm được quyền xử lý tài sản bảo đảm để thỏa mãnquyền được thanh toán của mình Bên nhận bảo đảm có thể bán tài sảncầm cố, hoặc nhận chính tài sản cầm cố đó để thay thế cho việc thực hiệnnghĩa vụ của bên mang nghĩa vụ Khi tài sản cầm cố bị xử lý để đảm bảothực hiện nghĩa vụ, thì tài sản cầm cố không còn như vậy biện pháp cầm

cố cũng chấm dứt hiệu lực Bên cạnh đó, tài sản cầm cố được xử lý thaythế cho nghĩa vụ chưa được thực hiện, tức nghĩa vụ được bảo đảm cũngchấm dứt Từ đó, có thể thấy khi tài sản cầm cố đã được xử lý thì đồngnghĩa với việc nghĩa vụ được bảo đảm cũng chấm dứt, mà đối tượng củaquan hệ cầm cố cũng không còn (đã được chuyển giao quyền sở hữu từbên cầm cố sang cho một chủ thể khác), nên biện pháp cầm cố đươngnhiên chấm dứt

4 Theo thỏa thuận của các bên.

- Các bên có thể thỏa thuận về việc chấm dứt biện pháp bảo đảm dùnghĩa vụ được bảo đảm vẫn chưa được thực hiện Chấm dứt biện phápcầm cố trong trường hợp này đồng nghĩa với việc nghĩa vụ được bảo đảm

sẽ trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm, như vây bên có quyền sẽ phảichịu rủi ro nếu thỏa thuận chấm dứt biện pháp cầm cố trước thời hạn thựchiện nghĩa vụ được bảo đảm Do đó, bên nhận bảo đảm hoàn toàn cóquyền chủ động trong việc chấm dứt cầm cố tài sản

2.1 Trả lại tài sản cầm cố

Điều 316 Trả lại tài sản cầm cố

Trang 20

Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2Điều 315 của Bộ luật này hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sảncầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố.Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm

cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

3 Thế chấp tài sản:

3.1 Khái niệm (Điều 317 BLDS 2015)

Về phương diện ngữ nghĩa, thế chấp tài sản là việc một bên dùng một tàisản để thay thế, chấp hành một nghĩa vụ trước đó

Trong thực tế, khi các bên có nghĩa vụ đối với nhau thường áp dụng mộtbiện pháp nào đó để bảo đảm quyền lợi cho người có quyền Thế chấp tàisản là một ưong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ do phápluật quy định theo đó, các bên trong quan hệ nghĩa vụ lựa chọn sử dụng

để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ

Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình đểbảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giaotài sản đó cho bên nhận thể chấp Thế chấp tài sản được quy định từ Điều

317 đến Điều 327 Bộ luật dân sự năm 2015

3.2 Hình thức thế chấp tài sản

Việc thế chấp phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bảnriêng hoặc ghi trong hợp đồng chính Nêu việc thế chấp được ghi tronghợp đồng chính thì những điều khoản về thế chấp là những điều khoảncấu thành của hợp đồng chính Nếu việc thế chấp được lập thành văn bảnriêng thì được coi là một hợp đồng phụ bên cạnh hợp đồng chính, hiệulực của nó phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính Vì vậy, nội dungcủa văn bản thế chấp được lập riêng phải phù hợp với hợp đồng chính

Trang 21

Văn bản thế chấp phải công chứng hoặc chứng thực nếu pháp luật cóquy định hoặc các bên có thỏa thuận Việc công chứng, chứng thực sẽ bảođảm an toàn về pháp lý của các giao dịch Mặt khác, Nhà nước cần quản

lý các giao dịch liên quan đến bất động sản, cho nên thế chấp bất độngsản thì buộc phải công chứng hoặc chứng thực

3.3 Đối tượng của thế chấp tài sản

Phạm vi tài sản được dùng để thế chấp rộng hơn so với tài sản được dùng

để cầm cố Tài sản thế chấp có thể là vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá, cóthể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai Tài sản đangcho thuê, cho mượn cũng được dùng để thế chấp

Tùy từng trường hợp, các bên có thể thỏa thuận dùng toàn bộ hoặc mộtphần tài sản để thế chấp Nếu người có nghĩa vụ dùng toàn bộ một bấtđộng sản để thế chấp thì các vật phụ của bất động sản cũng thuộc tài sảnthế chấp Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản cóvật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoảthuận khác

Khi đối tượng thế chấp là một tài sản được bảo hiểm thì khoản tiền bảohiểm cũng thuộc tài sản thế chấp Hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản thếchấp chỉ thuộc tài sản thế chấp khi các bên có thỏa thuận hoặc trongnhững trường hợp pháp luật có quy định

3.4 Chủ thể của thế chấp tài sản

Trong quan hệ thế chấp tài sản, bên có nghĩa vụ phải dùng tài sản để bảođảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình được gọi là bên bảo đảm haybên thế chấp Ngược lại, bên có quyền được gọi là bên được bảo đảm haybên nhận thế chấp Chủ thể của thế chấp tài sản phải có đầy đủ các điềukiện mà pháp luật đã quy định đối với người tham gia giao dịch dân sựnói chung Bên thế chấp tài sản có thể chính là bên có nghĩa vụ trong

Trang 22

quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp, có thể là ngườithứ ba thế chấp (quyền sử dụng đất) bảo đảm cho bên có nghĩa vụ.

3.5 Nội dung của thế chấp tài sản

Bên thế chấp phải giao toàn bộ giấy tờ về tài sản thế chấp cho bênnhận thế chấp Nếu tài sản thế chấp mà pháp luật quy định phải đăng kýgiao dịch bảo đảm thì bên thế chấp phải đăng ký việc thế chấp tại cơ quannhà nước có thẩm quyền

Bên thế chấp phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết các quyềncủa người thứ ba đối với tài sản thế chấp Nếu tài sản được dùng để thếchấp nhiều nghĩa vụ thì bên thế chấp phải thông báo cho từng người nhậnthế chấp tiếp theo về việc tài sản đã đem thế chấp các lần trước đó.Nếu các bên không có thỏa thuận gì khác thì bên thế chấp vẫn giữ tàisản và được khai thác công dụng của tài sản, được hưởng hoa lợi, lợi tức

từ tài sản thế chấp (trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thếchấp hoặc do việc khai thác công dụng mà tài sản thế chấp có nguy cơ bịmất hoặc bị giảm sút giá trị) Bên thế chấp phải bảo quản, giữ gìn tài sảnthế chấp và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục nguy cơthiệt hại tới tài sản Bên thế chấp không được bán, trao đổi, tặng, cho tàisản thế chấp và chỉ được cho thuê, cho mượn hoặc dùng tài sản đã thếchấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác "nếu có thỏa thuận hoặc phápluật có quy định”

Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu xử lý tài sản thế chấp khi đếnthời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thựchiện không đúng nghĩa vụ; phải trả lại giấy tờ về tài sản thế chấp khichấm dứt thế chấp

Nếu bên nhận thế chấp là người giữ tài sản thế chấp thì phải thực hiệnđầy đủ, đúng nghĩa vụ của người giữ tài sản thế chấp Bên nhận thế chấp

Trang 23

khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp theo thỏathuận với bên thế chấp Neu tài sản thế chấp bị người khác chiếm hữu, sửdụng bất hợp pháp thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu người đó phảitrả lại tài sản cho mình.

Trong trường hợp các bên thỏa thuận để người thứ ba giữ tài sản thếchấp thì người thứ ba có các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ theoquy định tại Điều 324 Bộ luật dân sự năm 2015

3.6 Xử lý tài sản thế chấp và chấm dứt việc thế chấp tài sản

Nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiệnhoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản thế chấp được xử lý đểthực hiện nghĩa vụ

Về nguyên tắc, việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện thông quaphương thức bán đấu giá Tuy nhiên, nếu các bên đã thoả thuận trướchoặc khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ các bên tự thoả thuận về phươngthức xử lý tài sản thì tài sản thế chấp được xử lý theo thoả thuận của cácbên Bên nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản thếchấp sau khi trừ chi phí bảo quản và các chi phí liên quan khác

Trong trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp để thực hiện một nghĩa vụđến hạn mà tài sản đó được dùng thế chấp để bảo đảm nhiều nghĩa vụ thìcác nghĩa vụ khác dù chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn Quyềnđược ưu tiên thanh toán của những người nhận thế chấp (các chủ nợ)được xác định theo thứ tự giống như thanh toán nghĩa vụ đối với nhữngngười nhận cầm cố tài sản

Thông thường tài sản thế chấp là một bất động sản bao gồm quyền sửdụng đất và tài sản gắn liền với đất như nhà ở, cây lâu năm, công trìnhxây dựng và bất động sản này thuộc quyền sở hữu của của một chủ thể.Tuy nhiên, có những trường hợp trên một bất động sản có thể xác lập

Trang 24

quyền của hai hay nhiều chủ sở hữu đối với các phần của bất động sản,như quyền bề mặt

Ví dụ: A có quyền sử dụng 8000m2 đất để xây dựng trung tâm thươngmại A cho B xác lập quyền bề mặt đối với 8000m2 đất đó để xây dựngtrung tâm thương mại với thời hạn 30 năm Như vậy, quyền sử dụng đấtthuộc quyền sở hữu của A còn trung tâm thương mại thuộc quyền sở hữucủa B Trường hợp này A và B đều có quyền thế chấp tài sản của mình đểbảo đảm nghĩa vụ, vì vậy khi xử lý tài sản thế chấp sẽ theo nguyên tắcsau:

- Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữucủa người thể chấp thì xử lý cả quyền sử đất và tài sản gắn liền với đất

- Quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp và tài sảngắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của người khác (quyền bề mặt), khi

xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất thì người nhận chuyển nhượngquyền sử dụng đất sẽ kế thừa các quyền và nghĩa vụ của người chuyểnquyền sử dụng đất đối với người có quyền bề mặt trên diện tích đất đãchuyển nhượng

- Quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu của một chủ thể và tài sản gắnliền với đất thuộc quyền sở hữu của người có quyền bề mặt là đối tượngcủa thế chấp, nếu xử lý thế chấp là tài sản gắn liền với đất thì người nhậnchuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất sẽ kế thừa quyền và nghĩa

vụ của người có quyền bề mặt đối với người có quyền sử dụng đất.Việc thế chấp tài sản được coi là chấm dứt khi tài sản đã được xử lý, việcthế chấp bị hủy bỏ hay đã được thay thế bằng một biện pháp bảo đảmkhác Ngoài ra, nếu nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp đãđược thực hiện xong thì biện pháp thế chấp đó đương nhiên được coi làchấm dứt

Ngày đăng: 18/03/2024, 09:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w