Ngày nay, trong giai đoạn toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế, chính là thời điểm mà cả những thuận lợi và những khó khăn thách thức đan xen. Vậy nên các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển trên thị trường phải chấp nhận cạnh tranh và tìm cho mình một phuơng án kinh doanh hiệu đạt hiệu quả nhất. Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải có chính sách đúng đắn và quản lý chặt chẽ mọi hoạt động kinh tế. Để thực hiện được điều đó doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện một cách đồng bộ các yếu tố cũng như các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm ngành xây dựng không chỉ đơn thuần là những công trình có tính thẩm mỹ cao thể hiện phong cách, lối sống của dân tộc đồng thời có ý nghĩa quan trọng về văn hóa xã hội. Trong bối cảnh nước ta hiện nay, việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng trong thực tế đang là một đòi hỏi hết sức cáp thiết ở khắp mọi nơi. Vấn đề dặt ra là làm sao để quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả, khắc phục được tình trạng lãng phí, thất thoát vốn trong điều kiện sản xuất kinh doanh xây lắp phải trải qua nhiều giai đoạn (thiết kế, lập dự toán, thi công, nghiệm thu…) và thời gian kéo dài. Chính vì thế, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong nhưng công việc hết sức quan trọng trong vấn đề quản lý kinh tế. Chi phí sản xuất được tập hợp một cách chính xác kết hợp với tính đầy đủ giá thành sản phẩm sẽ làm lành mạnh các mối quan hệ kinh tế tài chính trong doanh nghiệp, góp phần tích cực vào việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế. Nhận thức được điều đó, sau thời gian học tập cũng như thực tập tại công ty Cổ Phần xây dựng Công Trình 525. Em đã mạnh dạn lựa chọ đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ Phần Xây Dựng 525” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Nội dung đề tài gồm 3 phần: Phần I: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp. Phần II: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình 525. Phần III: Kiến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí xây lắp và tình giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình 525.
Đặc điểm về sản xuất xây lắp và sản phẩm xây lắp
Đặc điểm về sản xuất xây lắp
- Sản xuất xây dựng cơ bản là 1 hoạt động xây dựng mới, mở rộng, khôi phục cải tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế trong hoạt động xây lắp nhận thầu giữ vai trò quan trọng và hoạt động chủ yếu theo phương thức nhận thầu khối lượng xây lắp do chủ đầu tư giao thầu.
- Xây dựng cơ bản là 1 ngành sản xuất vật chất mang tính chất sản xuất công nghiệp, nhưng có đặc điểm riêng biệt khác với ngành sản xuất khác, ảnh hưởng đến công tác quản lý và công tác kế toán sản xuất xây lắp có những đặc điểm sau đây:
1.1.1.1 Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ
- Sản phẩm sản xuất xây lắp không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào, mỗi sản phẩm có những yêu cầu về mặt thiết kế mĩ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau Chính vì thế mỗi sản phẩm xây lắp đều có những yêu cầu về tổ chức quản lý, tổ chức thi công, biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm từng công trình cụ thể, có như vậy việc sản xuất thi công mới mang lại hiệu quả cao và bảo đảm cho sản xuất liên tục.
- Do sản phẩm có tính chất đơn chiếc và sản xuất theo đơn đặt hàng nên chi phí bỏ ra để sản xuất thi công cũng hoàn toàn khác nhau.
- Ít phát sinh chi phí trong quá trình lưu thông vì làm theo đơn đặt hàng.
1.1.1.2 Sản phẩm xây dựng cơ bản có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn, thời gian thi công tương đối lâu dài
- Các công trình thường có thời gian thi công rất dài, trong thời gian thi công chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhân lực của xã hội Do đó khi lập kế hoạch xây dựng cơ bản cần cân nhắc, thận trọng.
- Do thời gian thi công tương đối dài nên kì tính giá thành thường không xác định hàng tháng như sản xuất công nghiệp mà xác định dựa trên thời điểm thi khi công trình, hạng mục hoàn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán Việc xác định đúng đối tượng tính giá thành sẽ góp phần to lớp trong việc quản lý sản xuất thi công và sử dụng đồng vốn đạt hiệu quả.
1.1.1.3 Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài
Các công trình xây dựng cơ bản thường có thời gian sử dụng dài nên mọi sai lầm trong quá trình thi công thường khó sửa chữa phải phá di làm lại Sai lầm trong xây dựng cơ bản vừa gây lãng phí, vừa để lại hậu quả rất nghiêm trọng, lâu dài và khó khắc phục Do vậy phải thường xuyên kiểm tra giám sát chất lượng công trình.
1.1.1.4 Sản phẩm xây dựng cơ bản được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng luôn thay đổi theo địa bàn thi công
- Sản phẩm xây lắp được cố định tại nơi sản xuất, sau khi đưa vào sử dụng công trình không thể di dời.
- Còn phương tiện sản xuất (máy móc thi công, công nhân) phải di chuyển theo địa điểm sản xuất và khi công trình hoàn thành nghĩa là người công nhân xây dựng không còn việc gì phải làm ở đó nữa nên phải di chuyển đến thi công một công trình khác, sẽ phát sinh chi phí điều động nhân công, di chuyển máy móc…
1.1.1.5 Sản xuất xây dựng cơ bản mang thường diễn ra ngoài trời
Chịu tác động trực tiếp của môi trường tự nhiên nên ở một mức độ nào đó mang lại tính chất thời vụ Điều kiện thời tiết không thuận lợi dễ làm tài sản mất mát, hư hỏng, làm ảnh hưởng đến công trình thi công, sai sót phải phá đi làm lại dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp Vì vậy doanh nghiệp cần có kế hoạch điều độ phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành.
Đặc điểm về tổ chức thi công sản phẩm xây lắp
- Tổ chức thi công xây lắp các công trình có thể thực hiện theo phương pháp giao thầu hay tự làm Hiện nay, phương pháp giao nhận thầu là phương pháp được áp dụng chủ yếu trong công tác xây lắp (do mức độ chuyên môn hoá cao hơn).
- Phương thức giao nhận thầu được thực hiện thông qua một trong hai cách sau:
Giao nhận thầu toàn bộ công trình: Theo phương thức này, chủ đầu tư giao thầu cho một tổ chức xây dựng tất cả các khâu từ khảo sát thiết kế đến việc xây lắp hoàn chỉnh công trình trên cơ sở luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt Ngoài ra còn lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, đặt mua thiết bị, giải phóng mặt bằng… Tùy khả năng, đặc điểm, khối lượng công tác xây lắp mà tổng thầu xây dựng có thể đảm nhận toàn bộ hay giao lại cho các đơn vị nhận thầu khác.
Giao nhận thầu từng phần: Chủ đầu tư giao từng phần công việc cho các đơn vị:
Một tổ chức nhận thầu lập luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình gồm khảo sát, điều tra để lập luận chứng.
Một tổ chức nhận thầu về khảo sát thiết kế toàn bộ công trình từ bước thiết kỹ thuật và lập tổng dự toán công trình cho đến bước lập bản vẽ thi công và lập dự toán các hạng mục công trình.
Một tổ chức nhận thầu xây lắp từ công tác chuẩn bị xây lắp và xây lắp toàn bộ công trình trên cơ sở thiết kế kỹ thuật thi công được duyệt.
Ngoài ra, chủ đầu tư giao thầu cũng có thể cho nhiều tổ chức xây dựng nhận thầu gọn từng hạng mục công trình, từng nhóm hạng mục công trình độc lập.Trong trường hợp này, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức phối hợp hoạt động của các tổ chức nhận thầu và chỉ áp dụng đối với những công trình, hạng mục công trình độc lập.
Đặc điểm ngành xây dựng chi phối đến việc tổ chức kế toán tập hợp
phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm
Ngành xây dựng là ngành sản xuất độc lập có những điểm đặc thù về mặt kinh tế, tổ chức quản lý và kỹ thuật chi phối trực tiếp đến việc tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng.
Chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
Chi phí xây lắp
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp chi ra để thực hiện công tác xây lắp nhằm tạo ra các sản phẩm khác nhau theo mục địch kinh doanh cũng như theo hợp đồng giao nhận thầu đã ký kết.
Cũng như các ngành sản xuất khác, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp được chia làm 4 khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sử dụng máy thi công
- Chi phí sản xuất chung
1.2.1.2 Phân loại Để phục vụ cho việc quản lý hạch toán chi phí sản xuất người ta phân loại chi phí sản xuất theo nhiều cách khác nhau, sau đây là một số cách phân loại phổ biến:
- Phân loại theo nội dung kinh tế (phân theo yếu tố):
Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ, vật liệu cần thiết xây dựng cơ bản xuất dùng cho hoạt động sản xuất thi công xây lắp.
Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền lương và các khoản chi phí phải trả cho người lao động về tiền lương, tiền công, các trợ cấp,phụ cấp, chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản chi phí về nhận cung cấp dịch vụ từ các đơn vị khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như điện nước, điện thoại
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ tài sản sử dụng trong doanh nghiệp.
Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các loại chi phí không thuộc 4 loại chi phí trên như tiếp tân, quảng cáo, hội nghị
- Phân loại theo công dụng kinh tế của chi phí (theo khoản mục giá thành):
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm tất cả vật liệu trực tiếp sử dụng cho thi công xây lắp: Vật liệu xây dựng (VLC), vật liệu phụ, nhiên liệu, vật kết cấu, giá trị thiết bị đi kèm với vật kiến trúc,
Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản mục mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân trực tiếp thi công xây lắp và các khoản trích theo lương: Tiền lương công nhân trực tiếp tham gia xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị, phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp có tính chất lương, lương phụ…
Chi phí sử dụng máy thi công: Đó là chi phí phục vụ trực tiếp cho máy thi công phụ vụ cho công trình như: chi phí nguyên vật liệu dùng cho máy thi công, lương nhân công lái máy, chi phí khấu hao….
Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phục vụ xây lắp, những chi phí có tính chất dùng chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng công trình cụ thể như: chi phí lương nhân viên quản lý, các khoản trích theo lương ( BHXH, KPCĐ, BHYT) cho nhân viên quản lý và công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân lái và phục vụ máy thi công, cchi phí khấu hao tài sản cố định (trừ khấu hao máy thi công), chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền, v.v
Ngoài các cách trên còn phân loại theo: lĩnh vực kinh doanh, chức năng trong sản xuất kinh doanh, theo cách kết chuyển chi phí…
- Là các loại chi phí được tập hợp trong một giới hạn nhất định nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích chi phí và giá thành sản phẩm.giới hạn tập hợp chi phí có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, đội sản xuất, giai đoạn công nghệ ) hoặc có thể là đối tượng chịu chi phí (công trình, hạng mục công trình ).
- Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thực chất là xác định nơi gây ra chi phí và đối tượng chịu chi phí.
1.2.1.4 Phương pháp hạch toán chi phí xây lắp
Các phương pháp hạch toán chi phí xây lắp thường áp dụng:
- Phương pháp hạch toán chi phí theo toàn bộ công trình: Toàn bộ chi phí phát sinh của công trình nào thì tập hợp vào công trình đó Phương pháp hạch toán chi phí theo hạng mục công trình: Chi phí phát sinh cho hạng mục công trình nào thì được tập hợp riêng cho từng công trình đó.
- Phương pháp hạch toán theo nhóm hạng mục công trình: Hàng kỳ chi phí phát sinh được tập hợp theo nhóm hạng mục công trình.
- Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị thi công: Các chi phí phát sinh ở đơn vị thi công nào thì tập hợp chi phí cho đối tượng hạch toán chi phí của đội thi công đó.
Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ các chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp theo quy định Sản phẩm xây lắp có thể là kết cấu công việc hoặc giao lại công việc có thiết kế và dự toán riêng có thể là hạng mục công trình, công trình hoàn thành toàn bộ.
- Giá trị dự toán: Trong XDCB, sản phẩm xây dựng là nhà cửa, vật kiến đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu trên cơ sở thiết kế kĩ thuật thi công, định mức và đơn giá do nhà nước quy định cho từng khu vực thi công và phần lũy theo định mức Giá trị dự toán là giá thành cho khối lượng công tác xây lắp hoàn thành theo dự toán:
Giá trị dự toán = Chi phí hoàn thành theo dự toán + Lợi nhuận định mức
- Giá thành công tác xây lắp: Là một phần của giá trị dự toán, là chỉ tiêu tổng hợp các chi phí trực tiếp và gián tiếp theo khối lượng công tác xây lắp hoàn thành Trong quản lý và hạch toán giá thành công tác xây lắp được phân biệt thành các giá thành sau:
Giá thành dự toán: Là toàn bộ chi phí để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp theo dự toán:
Giá thành dự toán = Giá trị dự toán - Lợi nhuận định mức
Hoặc theo các định mức kinh tế kỹ thuật do nhà nước ban hành để xây dựng công trình xây dựng cơ bản:
Giá thành dự toán = Khối lượng
XL định mức X Đơn giá XL nhà nước ban hành từng lần thi công và chi phí khác theo định mức.
Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định từ những điều kiện cụ thể của một doanh nghiệp xây lắp trong một kỳ kế hoạch nhất định:
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Lãi do hạ giá thành ± Chênh lệch so với dự toán
Giá thành định mức: Là tổng số chi phí để hoàn thành một khối lượng xây lắp cụ thể được tính toán trên cơ sở đặc điểm kết cấu của công trình, về phương pháp tổ chức thi công và quản lý thi công theo định mức chi phí đã đạt được ở doanh nghiệp, công trường tại thời diểm bắt đầu thi công Khi đặc điểm kết cấu công trình thay đổi hay có sự thay đổi về phương pháp tổ chức về quản lý thi công thì định mức sẽ thay đổi và khi đó giá thành định mức được tính toán lại cho phù hợp.
Giá thành thực tế: Là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh để thực hiện hoàn thành quá trình thi công do kế toán tập hợp được Giá thành thực tế biểu hiện chất lượng hiệu quả về kết quả hoạt động của doanh nghiệp xây lắp.
Sản phẩm xây lắp thường có thời gian thi công dài nên đối tượng tính giá thành sản phẩm có thể là công trình hoàn thành hoàn chỉnh.
Thông thường người ta hay chọn đối tượng thanh toán với chủ đầu tư qui định trong hợp đồng thanh toán là đối tượng tính giá thành đó là công trình hạng mục công trình.
1.2.2.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
- Phương pháp đơn đặt hàng: thường được áp dụng trong doanh nghiệp xây lắp khi thực hiện nhận thầu xây lắp các công trình Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo, mà khi công trình xây lắp quy định hoàn thành theo đơn đặt hàng mới tính giá thành Khi đó chi phí sản xuất tập hợp theo từng đơn đặt hàng chính là giá thành của sản phẩm xây lắp theo đơn đặt hàng đó. Trường hợp chưa hoàn thành thì chi phí sản xuất tập hợp được là giá trị sản phẩm xây lắp dở dang
Trường hợp một đơn đặt hàng gồm một số hạng mục công trình thì sau khi tính giá thành cho đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán thực hiện tính giá thành cho từng hạng mục công trình căn cứ vào giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành và giá thành dự toán các hạng mục công trình đó theo công thức sau:
Giá thành thực tế của từng hạng mục công trình
Giá thành SX thực tế của ĐĐH hoàn thành
Giá thành dự toán của từng hạng mục công trình
Giá thành dự toán của các hạng mục công trình thuộc ĐĐH
- Phương pháp cộng chi phí: Phương pháp này áp dụng với doanh nghiệp xây lắp mà quá trình thi công được thực hiện ở nhiều đội xây dựng, nhiều giai đoạn công việc Khi đó giá thành sản phẩm xây lắp được xác định bằng cách cộng tất cả chi phí sản xuất ở từng đội xây dựng, từng công việc, từng hạng mục công trình lại, được xác đinh theo công thức sau:
Trong đó: Z : Giá thành sản phẩm xây lắp
DĐK : Chi phí dở dang đầu kỳ DCK : Chi phí dở dang cuối kỳ
C1…Cn : Chi phí sản xuất ở từng đội xây dựng, từng giai đoạn, từng hạng mục công trình.
- Phương pháp định mức: Thực hiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp theo định mức Được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật, các dự toán chi phí được duyệt, những thay đổi định mức và thoát ly định mức khi phát sinh đều được kế toán phản ánh Trên cơ sở được tính giá thàn định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức và số chi phí sản xuất thoát ly định mức, kế toán tính giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình theo công thức sau:
Giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình
Giá thành định mức của công trình, hạng mục công trình ±
Chênh lệch do thay đổi định mức ±
Chênh lệch do thoát ly định mức
Mối quan hệ giữa chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm
- Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm được biểu hiện qua phương trình sau:
Tổng giá thành = Chi phí SX
- Để tiến hành hoạt động sản xuất, doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định như: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy móc thi công Kết quả là doanh nghiệp thu được những sản phẩm là các công trình, thành tức là chi phí đã bỏ ra để có chúng Do vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của một quá trình.
- Chi phí sản xuất và giá thành giống nhau về chất nhưng khác nhau về lượng. Nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong hoạt động sản xuất Trong khi chi phí sản xuất là tổng thể các chi phí phát sinh trong một thời kì nhất định thì giá thành sản phẩm lại là tổng các chi phí gắn liền với một khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao Chi phí sản xuất trong kì không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả chi phí của sản phẩm dở dang cuối kì. Trong khi đó, giá thành sản phẩm liên quan đến cả chi phí của khối lượng công tác xây lắp kỳ trước chuyển sang nhưng lại không bao gồm chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kì Chi phí là điều kiện, là cơ sở để tính giá thành.
Kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm
Phương pháp hạch toán
Hạch toán theo phương pháp khấu trừ
Chứng từ sử dụng
Hóa đơn giá trị gia tăng, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, …
(3) Tạm ứng chi phí giao khoán nội bộ ( đơn vị nhận khoán không tổ chức kế toán riêng)
331…(2) NVL mua dùng ngay cho sản xuất
(1) Xuất kho NVL phục vụ công trình ( giá chưa VAT)
(4) Vật liệu dùng không hết lại nhập kho
(6) Kết chuyển chi phí NVLTT cho công trình
(5) Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí lao động trực tiếp tham gia quá trình hoạt động xây lắp, cung cấp dịch vụ, bao gồm cả lao động do doanh nghiệp quản lý và thuê ngoài Riêng đối với hoạt động xây lắp, không hạch toán vào tài khoản này khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính trên quỹ lương phải trả nhân công trực tiếp của hoạt động xây lắp, điều khiển máy thi công, phục vụ máy thi công, nhân viên phân xưởng.
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
TK 622 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp phát sinh tronh kỳ cho các đối tượng liên quan để tính chi phí công trình hoàn thành.
Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình thi công, xây lắp công trình
Sơ đồ 1.2 Phương pháp hạch toán chi phí NCTT 1.3.2.4 Chứng từ sử dụng
Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, …
Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Tài khoản này dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây, lắp công trình trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây, lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy.
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn theo phương thức bằng máy thì không sử dụng Tài khoản 623 “Chi phí sử dụng máy thi công” mà hạch toán toàn bộ chi phí xây lắp trực tiếp vào các TK 621, 622, 627.
Không hạch toán vào TK 623 khoản trích về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính trên lương phải trả công nhân sử dụng xe, máy thi công. Phần chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường không tính vào giá thành công trình xây lắp mà được kết chuyển ngay vào TK 632.
(2) Tạm ứng chi phí nhân công để thực hiện khoán xây lắp nội bộ
( đơn vị khoán không tổ chức hạch toán kế toán riêng)
(1) Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp công trình
(3) Cuối kỳ kết chuyển chi phí NCTT vượt trên mức bình thường
(4) Kết chuyển chi phí NCTT cho công trình
TK 6231 – Chi phí nhân công: dùng để phản ánh lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công….
TK 6232 – Chi phí vật liệu: phản ánh chi phí nhiên liệu ( xăng, dầu…)
TK 6233 – Chi phí dụng cụ sản xuất: phản ánh công cụ dụng cụ lao động liên quan đến hoạt động xe, máy thi công.
TK 6234 – Chi phí khấu hao máy thi công: phản ánh khấu hao máy móc thi công sử dụng vào hoạt đỗngây, lắp công trình
TK 6237 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài như thuê ngoài sửa chữa xe, máy thi công; bảo hiểm xe, máy thi công; chi phí điện nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ…
TK 6238 – Chi phí bằng tiền khác: phản ánh chi phí bằng tiền phục vụ cho hoạt động của xe, máy thi công…
TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công
TK 623 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công
Các chi phí liên quan đến hoạt động của máy thi công.
- Trường hợp tổ chức máy thi công riêng biệt, có phân cấp hạch toán cho đội máy có tổ chức hạch toán kế toán riêng, thì việc hạch toán như sau:
Các chi phí liên quan tới hoạt động của đội xe, máy thi công, ghi:
Hạch toán chi phí sử dụng xe, máy và tính giá thành ca xe, máy thực hiện trên Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” căn cứ vào giá thành ca máy (theo giá thành thực tế hoặc giá khoán nội bộ) cung cấp cho các đối tượng xây, lắp (công trình, hạng mục công trình) Tuỳ theo phương thức tổ chức công tác kế toán và mối quan hệ giữa đội xe máy thi công với đơn vị xây, lắp công trình để ghi sổ:
Nếu doanh nghiệp thức hiện theo phương thức cung cấp dịch vụ xe, máy lẫn nhau giữa các bộ phận, ghi:
Nợ TK 623 : Chi phí sử dụng MTC (6238 - Chi phí bằng tiền khác)
Có TK 154 : Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán dịch vụ xe, máy lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ, ghi:
Nợ TK 623 : Chi phí sử dụng MTC (6238 - Chi phí bằng tiền khác)
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Nếu có)
Có TK 512 - Doanh thu nội bộ
Có TK 333 : Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311)
- Trường hợp không tổ chức máy thi công riêng biệt, hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công thì hạch toán như sau:
Sơ đồ 1.3 Phương pháp hạch toán chi phí SDMTC 1.3.3.4 Chứng từ sử dụng
Hợp đồng thuê máy thi công, phiếu chi tiền mặt, bảng phân bổ, bảng tính khấu hao MTC, bảng lương nhân công lái xe, máy thi công…
Kế toán chi phí sản xuất chung
Tài khoản này dùng để phán ánh chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng gồm: lương nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích theo lương được tính theo tỷ lệ quy định trên lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây, lắp và nhân viên quản lý đội ( thuộc biên chế của doanh nghiệp), khấu hao TSCĐ dùng chung cho
(5) Tạm ứng chi phí sử dụng
(4) Khấu hao xe, máy thi công
(3) CP dịch vụ mua ngoài
(2) Xuất kho hoặc mua vật liệu, nhiên liệu sử dụng cho xe, máy thi công
(1) Tiền lương phải trả cho công nhân điều khiển máy, phục vụ máy
(6) Kết chuyển chi phí sử dụng MTC
TK 133 hoạt động của đội, chi phí đi vay nếu được vốn hóa tính vào giá trị tài sản đang trong quá trình sản xuất dở dang và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội…
TK 6271 - Chi phí nhân viên đội xây dựng
TK 6272 - Chi phí vật liệu
TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác
TK 627: Chi phí sản xuất chung
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
- Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên của đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng, của công nhân xây lắp:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271)
Có TK 334 - Phải trả người lao động.
Các khoản ghi giảm chi phí SXC.
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
Các chi phí SXC phát sinh trong kỳ
TK 627 không có số dư cuối kỳ.
- Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271)
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382,3383, 3384,3389).
- Khi xuất vật liệu dùng chung cho đội xây dựng (Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên):
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6272)
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
- Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị nhỏ sử dụng cho đội xây dựng, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6273)
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.
- Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị lớn sử dụng cho phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:
Nợ các TK 142, 242 - Chi phí trả trước
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.
- Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất chung, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6273)
Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
- Trích khấu hao máy móc, thiết bị sản xuất, thuộc đội xây dựng, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6274)
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.
- Chi phí điện, nước, điện thoại, thuộc đội xây dựng, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6278)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có)
- Khi trích trước hoặc phân bổ dần số đã chi về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thuộc đội xây dựng vào chi phí sản xuất chung, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6273)
- Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, ghi:
Nợ TK 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
- Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, ghi:
Có TK 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ.
- Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung (Nếu phát sinh nhỏ)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
- Định kỳ, tính, trích khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Hao mòn TSCĐ cho thuê).
- Định kỳ, phân bổ số chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động (Nếu phân bổ dần) phù hợp với việc ghi nhận doanh thu cho thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 142- Chi phí trả trước ngắn hạn
Có TK 242- Chi phí trả trước dài hạn.
- Ở doanh nghiệp xây lắp, khi xác định số dự phòng phải trả về bảo hành công trình, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 335 - Chi phí phải trả.
- Khi phát sinh chi phí sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp, ghi:
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Khi sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp hoàn thành, ghi:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
- Nếu phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung, ghi:
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung cho các công trình, hạng mụ công trình, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
Bảng phân bổ khấu hao, Phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho…
Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất xây lắp
1.3.5.1 Hạch toán thiệt hại phá đi làm lại
- Trong quá trình thi công có thể có những khối lượng công trình hoặc phần việc phải phá đi làm lại để đảm bảo chất lượng công trình Nguyên nhân gây ra có thể do thiên tai, hỏa hoạn, do lỗi của bên giao thầu như sửa đổi thiết kế hay thay đổi một bộ phận thiết kế của công trình, hoặc có thể do bên thi công gây ra do tổ chức sản xuất không hợp lý, chỉ đạo thi công không chặt chẽ, sai phạm kĩ thuật của công nhân hoặc do các nguyên nhân khác từ bên ngoài.
- Giá trị thiệt hại phá đi làm lại có thể xử lý như sau:
Do thiên tai gây ra được xem là khoản thiệt hại bất thường.
Do bên giao thầu ( bên A) gây ra thì bên giao thầu phải bồi thường thiệt hại, bên thi công coi như đã thực hiện xong khối lượng công trình và bàn giao tiêu thụ.
Do bên thi công ( bên B) gây ra thì có thể tính vào giá thành, hoặc tính vào khoản thiệt hại bất thường sau khi trừ đi phàn giá trị bắt người phạm lỗi phải bồi thường thiệt hại và phần giá trị phế liệu thu hồi được.
Sơ đồ 1.4 Phương pháp hạch toán thiệt hại phá đi làm lại 1.3.5.2 Trường hợp ngừng sản xuất
- Thiệt hại ngừng sản xuất là những khoản thiệt hại xảy ra do việc đình chỉ sản xuất trong một thời gian nhất định vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan nào đó Ngừng sản xuất có thể do thời tiết, thời vụ hoặc do tình hình cung cấp nguyên nhiên vật liệu, máy móc thi công và các nguyên nhân khác.
- Các khoản thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất bao gồm: tiền lương phải trả trong thời gian ngừng sản xuất, giá trị nguyên nhiên vật liệu, động lực phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất.
Giá trị thiệt hại do bên A gây ra
Tổng hợp chi phí phát sinh
Giá trị được tính vào khoản lỗ bất thường
Giá trị thiệt hại bắt bồi thường
Giá trị phế liệu thu hồi
Lỗ bất thường Thiệt hại đang chờ xử lý
- Trong trường hợp ngừng việc theo thời vụ hoặc ngừng theo kế hoạch thì doanh nghiệp lập dự toán chi phí trong thời gian ngừng việc và tiến hành trích trước chi phí ngừng sản xuất vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi kết thúc niên độ kế toán hoạc khi công trình hoàn thành bàn giao, kế toán xác định số chênh lệch đã trích trước và số thực tế phát sinh Nếu chi phí trích trước lớn hơn chi phí thực tế thì phải hoàn nhập số chênh lệch.
Sơ đồ 1.5 Phương pháp hạch toán ngừng sản xuất
Trích trước chi phí ngừng
SX theo kế hoạch, thời vụ
Chi phí ngừng SX thực tế phát sinh
Chênh lệch chi phí thực tế lớn hơn chi phí đã trích trước
Trường hợp không có trích trước
Hoàn nhập số chênh lệch chi phí đã trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh
Kế toán tập hợp chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Việc tổng hợp chi phí sản xuất thường được tiến hành vào cuối kỳ hoặc khi công trình hoàn thành Cũng như trong các doanh nghiệp sản xuất, kế toán sử dụng tài khoản 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang", có chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành của sản phẩm hoàn thành.
- Giá thành XL hoàn thành bàn giao được coi là tiêu thụ hoặc bàn giao cho đơn vị nhận thầu chính hoặc nhập kho chờ tiêu thụ.
- Chi phí thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng
- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính được xác định là tiêu thụ trong kỳ.
- Giá trị phế liệu thu hồi; trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa khi kết thúc hợp đồng.
- Thu về thanh lý máy móc thiết bị thi công chuyên dùng khi kết thúc hợp đồng xây dựng và đã khấu hao hết vào gía trị hợp đồng.
- Kết chuyển: chi phí NVLTT, chi phí
NCTT, chi phí sử dụng MTC, chi phí
SXC phát sinh liên quan đến giá thành sản phẩm XL, giá thành XL theo giá khoán nội bộ.
- Giá thành XL của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính nhưng chưa xác định là tiêu thụ trong kỳ.
- Chi phí thanh lý máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng khi kết thúc hợp đồng xây dựng và đã trích khấu hao hết vào giá trị của hợp đồng.
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ của hoạt động xây lắp, dịch vụ.
- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu
TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Sơ đồ 1.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Đánh giá sản phẩm dở dang trong xây lắp
Để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ phải tiến hành kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang, xác định mức độ hoàn thành và dùng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp.
Căn cứ vào phương thức giao nhận thầu giữa chủ đầu tư và đơn vị xây lắp có các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang như sau:
- Trường hợp bàn giao thanh toán khi công trình hoàn thành toàn bộ, tổng cộng chi phí sản xuất từ khi khởi công đến thời điểm xác định chính là chi phí sản xuất dở dang thực tế.
(7) Số thu về từ bán vật liệu thừa, phế liệu thu hồi không qua nhập kho, được ghi giảm chi phí trực tiếp
(6) Giá thành của khối lượng XL hoàn thành hoặc hoàn thành bàn giao
(4) Kết chuyển chi phí SXC
(3) Kết chuyển chi phí sử dụng
(2) Kết chuyển chi phí NCTT
- Trường hợp bàn giao thanh toán theo từng giai đoạn hoàn sản xuất dở dang là các giai đoạn xây lắp chưa hoàn thành Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo phương pháp phân bổ chi phí thực tế căn cứ vào giá thành dự toán và mức độ hoàn thành theo các bước sau:
Giá thành dự toán khối lượng DDCK = Giá thành dự toán của từng giai đoạn X Tỷ lệ hoàn thành của từng giai đoạn
Sau đó xác định hệ số phân bổ chi phí thực tế cho các giai dở dang theo công thức sau:
Hệ số phân bổ chi phí thực tế cho giai đoạn dở dang
Chi phí thực tế DDĐK + Chi phí thực tế
Giá thành dự toán của khối lượng XL hoàn thành bàn giao trong kỳ
Tổng giá thành dự toán khối lượng DDCK của các giai đoạn
Cuối cùng xác định giá trị sản phẩm dở dang của các giai đoạn:
Chi phí SX thực tế DDCK của từng giai đoạn = Giá thành dự toán khối lượng
DDCK của từng giai đoạn X Hệ số phân bổ
- Trường hợp bàn giao thanh toán theo định kỳ khối lượng hoàn thành của từng loại công việc hoặc bộ phận kết cấu, xác định chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ như sau:
Giá thành dự toán của từng khối lượng DDCK = Khối lượng dở dang X Đơn giá dự toán X Tỷ lệ hoàn thành
Chi phí thực tế KL DDCK =
Chi phí thực tế DDĐK + Chi phí thực tế
Giá thành dự toán của khối lượng DDCK
Giá thành dự toán của
KL XL hoàn thành bàn giao trong kỳ
Tổng giá thành dự toán các KLDDCK
Tính giá thành sản phẩm xây lắp
Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp có tính đơn chiếc quy trình công nghệ sản xuất khá phức tạp, thời gian thi công dài nên việc bàn giao thanh toán có những dạng: có thể là công trình hay hạng mục công trình đã xây lắp hoàn thành, cũng có thể là các giai đoạn công nghệ, bộ phận công việc hoàn thành theo giai đoạn quy ước Do đó tùy theo trường hợp kế toán có phương pháp tính giá thành phù hợp.
- Nếu đối tượng hạch toán chi phí là hạng mục công trình thì trước tiên áp dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành từng hạng mục công trình, sau đó dùng phương pháp tổng cộng chi phí sẽ tính được giá thành toàn bộ công trình.
- Nếu đối tượng hạch toán chi phí là toàn bộ công trình có thể áp dụng phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp đơn đặt hàng để tính giá thành toàn bộ công trình.
- Giá thành các công trình xây lắp hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí phát sinh từ lúc khởi công cho đến khi hoàn thành công trình.Tuy nhiên do đặc điểm của sản xuất xây lắp và do phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành, trong kỳ báo cáo có thể có 1 bộ phận công trình hoặc khối lượng công việc hoàn thành (đã được xác định giá dự toán) được thanh toán với người giao thầu Vì thế trong kỳ báo cáo phải tính được giá thành khối lượng công tác xây lắp đã hoàn thành bàn giao theo công thức sau:
Giá thành thực tế khối lượng công tác XL hoàn thành bàn giao
= Chi phí SX DDĐK + Chi phí SX
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp đơn đặt hàng Trường hợp trong đơn đặt hàng có nhiều công trình, hạng mục công trình, để xác định giá thành cho từng công trình, từng hạng mục công trình có thể dùng phương pháp liên hợp để tính giá thành như phương pháp trực tiếp với phương pháp tỷ lệ hoặc phương pháp hệ số.
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ XÂY LẮP VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 525
Khái quát về công ty cổ phần xây dựng công trình 525
2.1.1 Khái quát chung về công ty
Tên công ty : CÔNG TY CỒ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 525
Trụ sở chính : 673 Trường Chinh, Quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3203000037 do Sở KHĐT TP.Đà Nẵng cấp đăng ký lần đầu ngày 06/03/2002 và đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 11/10/2007.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần xây dựng công trình 525, tiền thân là “Đội thanh niên xung phong 25 anh hùng”, thuộc Ban Xây dựng 67, tiền thân của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 (XDCTGT5) ngày nay, thuộc Bộ Giao thông vận tải, được thành lập ngày 22/08/1965 Lúc đầu mới thành lập, Đội thanh niên xung phong 25(phiên hiệu N25) thuộc Tổng đội TNXP tỉnh Nam Hà, các chiến sỹ của đơn vị chủ yếu là con em quê hương Nam Hà Sau một thời gian theo yêu cầu nhiệm vụ được cấp trên bổ sung thêm quân, thời kì cao điểm lên đến 1000 cán bộ chiến sỹ thanh niên xung phong từ nhiều tỉnh thành khác nhau như: Nghệ An, Hà Tĩnh, ThanhHoá, Ninh Bình, Hà Tây, Thái Bình…
- Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), Đội thanh niên xung phong 25 đổi tên là Công ty đường 25 thuộc Liên hiệp xí nghiệp công trình III, Bộ giao thông vạn tải, làm công tác đảm bảo và xây dựng giao thông trên Quốc lộ 1A thuộc khu vực bắc miền Trung.
- Năm 1982 chuyển về địa chỉ xã Hoà Phát, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng và đổi tên thành Xí nghiệp xây dựng cầu 525 thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng giao thông khu vực V.
- Năm 1993 công ty đổi tên thành Công ty Công trình giao thông 525.
- Ngày 26/12/2000 Bộ giao thông vận tải ra quyết định số 4029/QĐ-BGTVT phê duyệt phương án cổ phần hoá Công ty Công trình giao thông 525.
- Ngày 30/01/2002 đổi tên công ty là Công ty cổ phần Xây dựng Công trình 525.
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
- Xây dựng các công trình giao thông trong (bao gồm: cầu, đường, sân bay, bến cảng, san lấp mặt bằng ) công trình công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi và đường điện dưới 35KV
- Nạo vét, bồi đắp mặt bằng, đào đắp nền, đào đắp công trình
- Đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cụm dân cư, đô thị và trong khu công nghiệp
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, sửa chữa xe, máy, thiết bị thi công
- Tư vấn thiết kế, đầu tư giám sát các công trình
- Kinh doanh thương mại, dịch vụ du lịch, khách sạn, vận tải hàng hoá
2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý 2.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban
- Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề thuộc quyền và nhiệm vụ được luật pháp và Điều lệ Công ty quy định
- Hội đồng quản trị: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và là cơ quan quản lý
Công ty Đội thi công
Các ban chỉ huy công trường
Hội đồng quản trị Đại hội đồng cổ đông
Phó tổng GĐ Phó tổng GĐ Phó tổng GĐ
- Ban Giám Đốc: Gồm có 1 người là Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc, do HĐQT công ty bổ nhiệm Ban Giám Đốc điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Phòng hành chính tổng hợp: Tham mưu giúp Hội đồng quản trị, Ban giám đốc Công ty trong việc tổ chức, theo dõi, thực hiện những yêu cầu nhiệm vụ về quản trị hành chính văn phòng tại cơ quan Công ty Thực hiện các công việc về đối nội, đối ngoại của Công ty khi được lãnh đạo Công ty uỷ quyền.
- Phòng vật tư thiết bị: Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác quản lý vật tư, máy móc thiết bị, đề xuất các phương án trong công tác đầu tư, mua sắm (thuê ngoài), quản lý sửa chữa và khai thác thiết bị máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả Quản lý hồ sơ, theo dõi, điều động việc xuất nhập khẩu thiết bị, xe máy vật tư thi công các công trình Hướng dẫn các đơn vị, các chỉ huy công trường về quy chế quản lý, bảo dưỡng sửa chữa khai thác các thiết bị, xe máy phục vụ thi công.
- Phòng kế hoạch kinh doanh: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh Xử lý thông tin, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty, đề xuất các biện pháp nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất Tham mưu tổng hợp trong lĩnh vực kế hoạch, tìm kiếm việc làm, mở rộng quan hệ liên doanh, liên kết, hợp đồng kinh tế, điều động sản xuất Lập dự toán, thực hiện công tác đấu thầu công trình Tổng hợp phân tích đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng tháng, hàng quý và nửa năm.
- Phòng tổ chức cán bộ - lao động: Tham mưu và tổ chức thực hiện về công tác tổ chức (tổ chức đội hình sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý, bố trí nhân lực theo yêu cầu công việc) Xây dựng quy hoạch và đào tạo cán bộ, công nhân lao động Thực hiện các chế chính sách đối với cán bộ công nhân lao động Công tác lao động tiền lương, bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động.
- Phòng kỹ thuật dự án: Đưa ra những sáng kiến cải tạo kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng công trình, công nghệ thi công công trình tại các công trình và các đơn vị trực thuộc Trực tiếp tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ tham gia đấu thầu, nhận thầu theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty Phối hợp với phòng vật tư thiết bị lập kế hoạch lên khối lượng mua sắm thiết bị cũng như vật tư vật liệu thi công công trình Xây dựng, thiết kế biện pháp tổ chức thi công các công trình Thực hiện công tác nghiệm thu, hoàn công các công trình thi công.
- Phòng kế toán – tài chính: Lập kế hoạch, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng các nguồn vốn, quản lý tài sản công ty Lập dự báo rủi ro tài chính và đề xuất các biện pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro, tổn thất tài chính đối với các hoạt động kinh doanh đầu tư của công ty Thu thập kiểm tra các dữ liệu, thông tin, chứng từ, tài liệu kế toán theo đúng các quy định pháp luật hiện hành và quy chế quản lý của công ty Hạch toán nghiệp vụ kế toán phát sinh theo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam Tạo, lưu trữ và phân phối các thông tin, số liệu, tài liệu kế toán tài chính cho các tổ chức, cá nhân có liên quan bên ngoài công ty theo yêu cầu hoặc theo quy định của công ty Theo dõi, phân tích và đánh giá các thông tin, số liệu kế toán, tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu quản lý của công ty.
2.1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Quan hệ trực tuyến Ghi chú
Kế toán vật tư, TSCĐ
KT tổng hợp kiêm KT thuế
Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tham mưu các hoạt động tài chính cho
Giám đốc, trực tiếp lãnh đạo các nhân viên kế toán trong công ty Trực tiếp điều hành, hướng dẫn, kiểm tra công tác thu nhập và xử lý chứng từ. Kiểm soát và phân tích tình hình vốn của đơn vị Cuối tháng, kế toán trưởng có nhiệm vụ kiểm tra báo cáo quyết toán do kế toán tổng hợp lập nên để báo cáo cho lãnh đạo và các cơ quan chủ quản cấp trên.
Kế toán tổng hợp kiêm kế toán thuế: có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra số liệu của các kế toán viên rồi tổng hợp số liệu, lập báo cáo quyết toán theo quý Thực hiện tập hợp chi phí, xác định doanh thu, hạch toán lỗ lãi và đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty Ngoài ra kế toán tổng hợp còn theo dõi tình hình thanh toán với ngân sách Nhà nước.
Kế toán tiền và thanh toán: có trách nhiệm hạch toán và theo dõi tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt và thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên và các khoản thanh toán khác, theo dõi tình hình biến động của tiền gửi, tiền vay ngân hàng, theo dõi công nợ của các cá nhân và tổ chức.
Thực trạng kế toán tập hợp chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng 525
tại công ty cổ phần xây dựng 525
2.2.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm
2.2.1.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí xây lắp tại công ty
- Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: công trình cầu Sông Cái mà công ty đã tiến hành xây lắp.
- Phương pháp hạch toán chi phí xây lắp: Công ty sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp.
2.2.1.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty
- Đối tượng tính giá thành: Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp thông thường phải tạo diều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí, tính giá
STT Mã Công trình Tên công trình Thành phố
1 01 Cầu Rạch Mọp Sóc Trăng
2 02 Cầu Mương Khai 1 Sóc Trăng
3 03 Cầu Lại Giang Bình Định
9 09 Cầu Ái Nghĩa Quảng nam
10 10 Cầu Sông Bung Quảng Nam
11 11 Cầu Sông Ngang Thanh Hóa
12 12 Cầu Sông Dinh Quảng Bình
17 17 Cầu Hương An Quảng Nam
18 18 Cầu Tuyên Sơn Đà Nẵng
19 19 Cầu Bến Thủy Nghệ An
20 20 Cầu Sông Cái Đà Nẵng
21 21 Cầu Đồng Nai Đồng Nai
23 23 Cầu Văn Hóa Quảng Bình
… thành được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp Chính vì vậy, đối tượng tính giá thành tại Công ty được xác định dựa trên cơ sở đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tính cho từng công trình, hạng mục công trình
- Phương pháp tính giá: Công ty đã chọn phương pháp tính giá thành giản đơn cho từng công trình, hạng mục công trình…
2.2.2 Kế toán chi phí xây lắp tại công ty
Trong năm 2013 công ty có nhiều công trình đang tiến hành xây lắp trong đó có công trình xây dựng cầu Sông Cái tại Đà Nẵng.
2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm:
Vật liệu chính: Nhựa đường, đá hộc các loại, cát, sạn, xi măng, thép, đất
Vật liệu phụ : Bột màu, dao, đinh, dây
Vật kết cấu : Bê tông nhựa, bê tông đúc sẵn
- Chứng từ sử dụng: Hoá đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng, Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi…
- Tài khoản sử dụng: TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Trích dẫn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các chứng từ liên quan đến công trình cầu Sông Cái như sau:
Ngày 12 tháng 6 năm 2013: Hóa đơn giá trị gia tăng của công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hưng Phú số 0000141.
Ngày 17 tháng 6 năm 2013: Hóa đơn giá trị gia tăng số 0000009.
Ngày 13 tháng 6 năm 2013: Biên bản xác định khối
Ngày 29 tháng 6 năm 2013: Hóa đơn giá trị gia tăng của công ty TNHH vật tư và xây dựng Đức Thịnh số 0000119.
Đối với phần hành kế toán: Sau khi kế toán nhập liệu, phần mềm sẽ xử lý và in ra các sổ sách sau:
Bảng biểu 5: Bảng kê chứng từ nguyên vật liệu Bảng biểu 6: Sổ chi tiết các tài khoản – TK 621 Bảng biểu 7: Chứng từ ghi sổ - số 43
Bảng biểu 8: Chứng từ ghi sổ - số 44Bảng biểu 9: Sổ Cái TK 621 Đơn vị: Công ty cổ phần XDCT 525 Địa chỉ: 673 Trường Chinh, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ NGUYÊN VẬT LIỆU
Diễn giải ĐVT SL Đơn giá Thành tiền
1 PXK150 30/6/13 Xuất Xi măng Lào Tấn 10 1.745.454 17.454.540
2 PXK150 30/6/13 Xuất thép 32Lào Kg 1.677 7.600 12.745.200
3 PXK151 30/6/13 Xuất Sắt 16 Lào Kg 1.723 9.500 16.368.500
1 PXK178 30/6/13 Xuất ống, nắp chắn Bộ 24 1.477.272,73 35.454.545
3 PXK180 30/6/13 Xuất đá Sông Cái m 3 43,6 172.727,27 7.530.909
4 PXK180 30/6/13 Xuất cát Sông Cái m 3 46,8 150.000 7.020.000
Ngày 30 tháng 06 năm 2013Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Đơn vị: Công ty cổ phần XDCT 525 Địa chỉ: 673 Trường Chinh, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng
SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN TÀI KHOẢN 621: CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
62120: Công trình cầu Sông Cái
Từ ngày 01/01/2013 đến 31/12/2013 tháng Ngày
SH Ngày tháng Nợ Có
31/03/13 PXK75 31/03/13 Thép Ф6 Việt - Úc 62120 152 7.400.000 31/03/13 PXK75 31/03/13 Thép Ф8 Việt - Úc 62120 152 20.720.000
30/6/13 PXK178 30/6/13 Ống thoát, nắp chắn 62120 152 35.454.545
31/12/13 Kết chuyển chi phí NVLTT 15420 62120 20.711.523.636
Ngày 31 tháng 12 năm 2013Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Đơn vị: Công ty cổ phần XDCT 525 Mẫu số S02a – ĐN Địa chỉ: 673 Trường Chinh, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỐ : 43 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 tháng Ngày ghi sổ
Diễn giải Số tiền Ghi chú
Số hiệu Ngày tháng Nợ Có
30/6/13 PX178 30/6/13 Xuất NVL Sông Cái 62120 152 35.454.545
30/6/13 PX179 30/6/13 Xuất NVL Sông Cái 62120 152 620.018.182
30/6/13 PX180 30/6/13 Xuất NVL Sông Cái 62120 152 7.530.909
30/6/13 PX180 30/6/13 Xuất NVL Sông Cái 62120 152 7.020.000
30/6/13 PX185 30/6/13 Xuất NVL Văn Hóa 62123 152 26.981.000
30/6/13 PX185 30/6/13 Xuất NVL Văn Hóa 62123 152 375.035.900
30/6/13 PX186 30/6/13 Xuất NVL Văn Hóa 62123 152 1.570.700
30/6/13 PXK190 30/6/13 Xuất NVL Đồng Nai 62121 152 2.850.000
30/6/13 PXK190 30/6/13 Xuất NVL Đồng Nai 62121 152 1.966.500
30/6/13 PXK191 30/6/13 Xuất NVL Đồng Nai 62121 152 2.154.500
30/6/13 PXK191 30/6/13 Xuất NVL Đồng Nai 62121 152 4.948.400
30/6/13 PXK199 30/6/13 Xuất NVL Cầu Kiệu 62122 152 1.055.000
30/6/13 PXK199 30/6/13 Xuất NVL Cầu Kiệu 62122 152 2.050.000
30/6/13 PXK200 30/6/13 Xuất NVL Cầu Kiệu 62122 152 17.272.727
30/6/13 PXK201 30/6/13 Xuất NVL Cầu Kiệu 62122 152 15.000.000
Ngày 30 tháng 06 năm 2013Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Đơn vị: Công ty cổ phần XDCT 525 Mẫu số S02c – ĐN Địa chỉ: 673 Trường Chinh, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngàỳ
20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Đơn vị: Công ty cổ phần XDCT 525 Mẫu số S02a – ĐN Địa chỉ: 673 Trường Chinh, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỐ : 44 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 tháng Ngày ghi sổ
Diễn giải Số tiền Ghi chú
Số hiệu tài khoản hiệu Số Ngày tháng Nợ Có
30/6/13 Kết chuyển chi phí NVL tháng 6 Sông Cái 15420 62120 1.160.023.636 30/6/13 Kết chuyển chi phí NVL tháng 6 Đồng Nai 15421 62121 96.686.406 30/6/13 Kết chuyển chi phí NVL tháng 6 Cầu Kiệu 15422 62122 59.482.400 30/6/13 Kết chuyển chi phí NVL tháng 6 Văn Hóa 15423 62123 616.500.586 30/6/13 Kết chuyển chi phí NVL tháng 6 Lào 15424 62124 330.045.000 …
Ngày 30 tháng 06 năm 2013Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
SỔ CÁI Năm 2013 Tên Tài Khoản: Chí Phí Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp
Số Hiệu Tài Khoản : 621 tháng Ngày ghi sổ
Số hiệu Ngày tháng Nợ Có
31/03/13 CTGS37 31/03/13 Xuất NVTT Sông Cái 152 1.725.960.000
31/03/13 CTGS37 31/03/13 Xuất NVTT Đồng Nai 152 98.006.000
31/03/13 CTGS38 31/03/13 Kết chuyển chi phí NVL Sông Cái 15420 1.725.960.000
31/03/13 CTGS38 31/03/13 Kết chuyển chi phí NVL Đồng Nai 15421 98.006.000
30/6/13 CTGS43 30/6/13 Xuất NVTT Sông Cái 152 1.160.023.636
30/6/13 CTGS43 30/6/13 Xuất NVTT Đồng Nai 152 96.686.406
30/6/13 CTGS43 30/6/13 Xuất NVTT Cầu Kiệu 152 59.482.400
30/6/13 CTGS43 30/6/13 Xuất NVTT Văn Hóa 152 616.500.586
30/6/13 CTGS44 30/6/13 Kết chuyển chi phí NVL Sông Cái 15420 1.160.023.636 30/6/13 CTGS44 30/6/13 Kết chuyển chi phí NVL Đồng Nai 15421 96.686.406
30/6/13 CTGS44 30/6/13 Kết chuyển chi phí NVL
30/6/13 CTGS44 30/6/13 Kết chuyển chi phí NVL
Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Người Lập Kế toán trưởng Giám Đốc
2.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp gồm: tiền lương và các khoản trích theo lương của đội thi công, đội máy thi công, đội sản xuất chung…
- Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bản thanh toán lương, phiếu chi…
- Tài khoản sử dụng: TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp
- Trích dẫn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí nhân công trực tiếp tại công trình cầu Sông Cái như sau:
Trong tháng 4 năm 2013 dựa vào bảng chấm công ở công trường phòng kế toán tiến hành kiểm tra và tính lương cho công nhân Sau khi tính lương xong kế toán tiến hành lập phiếu chi tiền cho ông Võ Xuân – phó chỉ huy trưởng công trình để thanh toán lương cho công nhân tại công trình cầu Sông Cái.
Bảng chấm công bộ phận ban chỉ huy công trường
Bảng chấm công bộ phận đội thi công cơ giới
Bảng thanh toán lương bộ phận ban chỉ huy công trường
Bảng thanh toán lương đội thi công cơ giới
Định kì, từ phòng kế toán của công ty sẽ tập hợp chứng từ liên quan đến các công trình và nhập liệu vào phần mềm kế toán Phần mềm kế toán sẽ tự động lập và in ra sổ sách cần thiết bao gồm:
Bảng biểu 10: Sổ chi tiết các tài khoản – TK 622 Bảng biểu 11: Chứng từ ghi sổ – số 29
Bảng biểu 11: Chứng từ ghi sổ – số 30
Bảng biểu 13: Sổ Cái TK 622 Đơn vị: Công ty cổ phần XDCT 525 Địa chỉ: 673 Trường Chinh, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng
SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN TÀI KHOẢN 622: CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
62220: Công trình cầu Sông Cái
Từ ngày 01/01/2013 đến 31/12/2013 tháng Ngày
SH Ngày tháng Nợ Có
15/02/13 BTTL1 15/02/13 Trả lương đội tháng 1 62220 334 44.310.492 15/02/13 BTTL1 15/02/13 Trích BHXH đội tháng 1 62220 338 2.989.508
3 Trả lương CN tháng 3 62220 334 279.100.000 15/04/13 BTTL3 15/04/1
15/05/13 BTTL4 15/05/13 Trả lương đội tháng 4 62220 334 42.156.646 15/05/13 BTTL4 15/05/13 Trích BHXH đội tháng 4 62220 338 2.989.508 15/05/13 BTTL4 15/05/13 Trả lương BCHCTtháng 4 62220 334 37.754.795 15/05/13 BTTL4 15/05/13 Trích BHXH BCH tháng 4 62220 338 1.360.590
3 Trả lương đội tháng 6 62220 334 44.310.492 15/07/13 BTTL6 15/07/1
3 Trả lương đội tháng 8 62220 334 44.310.492 15/09/13 BTTL8 15/09/1
3 Trả lương CN tháng 9 62220 334 286.560.000 15/10/13 BTTL9 15/10/1
Kết chuyển chi phí NCTT 15420 62220 14.710.102.330
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Đơn vị: Công ty cổ phần XDCT 525 Mẫu số S02a – ĐN Địa chỉ: 673 Trường Chinh, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỐ : 37 Ngày 15 tháng 5 năm 2013 tháng Ngày ghi sổ
Diễn giải Số tiền Ghi chú
Số hiệu Ngày tháng Nợ Có
3 BTTL4 15/05/13 Trả lương Bà Rén 62215 334 188.127.273
3 BTTL4 15/05/13 Trả lương Bến Thủy 62219 334 10.900.000
3 BTTL4 15/05/13 Trả lương Sông Cái 62220 334 1.225.000.000
3 BTTL4 15/05/13 Trả lương Đồng Nai 62221 334 48.140.830
3 BTTL4 15/05/13 Trả lương Cầu Kiệu 62222 334 74.872.000
3 BTTL4 15/05/13 Trả lương Văn Hóa 62223 334 432.048.900
Ngày 15 tháng 05 năm 2013Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Đơn vị: Công ty cổ phần XDCT 525 Mẫu số S02a – ĐN Địa chỉ: 673 Trường Chinh, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỐ : 38 Ngày 15 tháng 05 năm 2013 tháng Ngày ghi sổ
Diễn giải Số tiền Ghi chú
Số hiệu Ngày tháng Nợ Có
Sông Cái 15420 62220 1.225.000.000 15/05/13 BTTL4 15/05/13 Kết chuyển lương Đồng Nai 15421 62221 48.140.830
Ngày 15 tháng 05 năm 2013Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Đơn vị: Công ty cổ phần XDCT 525 Mẫu số S02c – ĐN Địa chỉ: 673 Trường Chinh, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày
SỔ CÁI Năm 2013 Tên Tài Khoản: Chí Phí Nhân Công Trực Tiếp
Số hiệu TK : 622 tháng Ngày ghi sổ
Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền
Số hiệu Ngày tháng Nợ Có
15/2/13 CTGS1 3 15/2/13 Trả lương tháng 1 Bà Rén 334 188.127.273
15/2/13 CTGS1 3 15/2/13 Trả lương tháng 1 Bến Thủy 334 12.560.000
15/2/13 CTGS1 3 15/2/13 Trả lương tháng 1 Sông Cái 334 1.644.310.492
15/2/13 CTGS1 4 15/2/13 Kết chuyển lương Bà Rén 1541
15/2/13 CTGS1 4 15/2/13 Kết chuyển lương Bến Thủy 1541
4 15/2/13 Kết chuyển lương Sông Cái 1542
3 Trả lương tháng 4 Bà Rén 334 188.127.273 15/05/1
3 Trả lương tháng 4 Bến Thủy 334 10.900.000 15/05/1
3 Trả lương tháng 4 Sông Cái 334 1.225.000.000 15/05/1
3 Trả lương tháng 4 Đồng Nai 334 48.140.830 15/05/1
3 Trả lương tháng 4 Cầu Kiệu 334 74.872.000 15/05/1
3 Trả lương tháng 4 Văn Hóa 334 432.048.900 15/05/1
3 Kết chuyển lương Bà Rén 1541
3 Kết chuyển lương Bến Thủy 1541
3 Kết chuyển lương Sông Cái 1542
3 Kết chuyển lương Đồng Nai 1542
3 Kết chuyển lương Cầu Kiệu 1542
3 Kết chuyển lương Văn Hóa 1542
8 Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2013 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám Đốc
2.2.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
- Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất – nhập kho nhiên liệu…
- Tài khoản sử dụng: TK 623 - chi phí sử dụng máy thi công
- Trích dẫn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí sử dụng máy thi công tại công trình cầu Sông Cái như sau:
Hóa đơn giá trị gia tăng số 0168149 của cửa hàng xăng dầu số 11 địa chỉ 686 đường 2/9 Đà Nẵng.
- Định kì, từ phòng kế toán của công ty sẽ tập hợp chứng từ liên quan đến các công trình và nhập liệu vào phần mềm kế toán Phần mềm kế toán sẽ tự động lập và in ra sổ sách cần thiết bao gồm:
Bảng biểu 14: Sổ chi tiết các tài khoản – TK 623 Bảng biểu 15: Chứng từ ghi sổ – số 47
Bảng biểu 16: Chứng từ ghi sổ – số 48Bảng biểu 17: Sổ Cái TK 623
Hóa đơn giá trị gia tăng số 0168149 của cửa hàng xăng dầu số 11 địa chỉ 686 đường 2/9 Đà Nẵng. Đơn vị: Công ty cổ phần XDCT 525 Địa chỉ: 673 Trường Chinh, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng
SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN TÀI KHOẢN 623: CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG
62320: Công trình cầu Sông Cái
Từ ngày 01/01/2013 đến 31/12/2013 tháng Ngày
SH Ngày tháng Nợ Có
31/12/13 Kết chuyển chi phí SDMTC 15420 62320 6.504.803.743
Ngày 31 tháng 12 năm 2013Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Đơn vị: Công ty cổ phần XDCT 525 Mẫu số S02a – ĐN Địa chỉ: 673 Trường Chinh, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày
SỐ : 47 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 tháng Ngày ghi sổ
Diễn giải Số tiền Ghi chú
Số hiệu Ngày tháng Nợ Có
30/6/13 PXK177 30/6/13 NL phục vụ Bà Rén 62315 152 311.564
30/6/13 PXK177 30/6/13 NL phục vụ Bà Rén 62315 152 636.152
30/6/13 PXK177 30/6/13 NL phục vụ Bà Rén 62315 152 680.400
30/6/13 PXK181 30/6/13 NL phục vụ Sông Cái 62320 152 311.564
30/6/13 PXK181 30/6/13 NL phục vụ Sông Cái 62320 152 2.246.182
30/6/13 PXK181 30/6/13 NL phục vụ Sông Cái 62320 152 16.960.006
30/6/13 PXK181 30/6/13 NL phục vụ Sông Cái 62320 152 424.182
30/6/13 PXK181 30/6/13 NL phục vụ Sông Cái 62320 152 680.400
30/6/13 PXK189 30/6/13 NL phục vụ Đồng Nai 62321 152 636.152
30/6/13 PXK189 30/6/13 NL phục vụ Đồng Nai 62321 152 424.160
30/6/13 PXK189 30/6/13 NL phục vụ Đồng Nai 623211 152 680.400
30/6/13 PXK197 30/6/13 NL phục vụ Lào 62324 152 311.564
30/6/13 PXK197 30/6/13 NL phục vụ Lào 62324 152 424.160
Ngày 30 tháng 06 năm 2013Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Đơn vị: Công ty cổ phần XDCT 525 Mẫu số S02a – ĐN Địa chỉ: 673 Trường Chinh, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày
SỐ : 48 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 tháng Ngày ghi sổ
Diễn giải Số tiền Ghi chú
Số hiệu Ngày tháng Nợ Có
30/6/13 KC CPSDMTC tháng 6 Bà Rén 15415 62315 56.900.000
30/6/13 KC CPSDMTC tháng 6 Sông Cái 15420 62320 542.066.978
30/6/13 KC CPSDMTC tháng 6 Đồng Nai 15421 62321 13.757.600
NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ XÂY LẮP VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 525
Đề xuất một số giải pháp đối với công tác kế toán tập hợp chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng công trình 525
và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng công trình 525
Nhìn chung công tác hạch toán kế toán ở công ty được thực hiện tương đối hoàn chỉnh, được thực hiện đảm bảo theo đúng nguyên tắc kế toán Tuy nhiên theo em vẫn còn một số hạn chế Để công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn, bản thân em xin có một số ý kiến đề xuất, biện pháp nhằm giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất.
- Đối với chi phí nguyên vật liệu
Trong hoạt động kinh doanh xây lắp, tỷ trọng chi phí về nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ chiếm rất lớn Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay, giá cả của chúng biến đổi liên tục theo chiều hướng tăng nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí, giá thành của sản phẩm Chính vì vậy để giảm được chi phí nguyên vật liêu do giá cả tăng nhanh đòi hỏi phòng vật tư thiết bị phải nắm bắt và dự đoán xu hướng biến động giá của chúng và có kế hoạch mua trữ nguyên vật liệu hợp lý nhưng mà phải cân nhắc đến chi phí lưu kho, chi phí bốc vác Và đồng thời phải tìm nhà cung ứng có bảng giá vật tư thấp nhưng đảm bảo chất lượng vật tư tốt và có chính sách chiết khấu thương mại như mua số lượng nhiều được giảm bao nhiêu %, có chính sách khách hàng thân thiết, vận chuyển công ty sẽ giảm một khoản chi phí vật tư không nhỏ và giảm giá thành một cách hiệu quả mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Để tiết kiệm và quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu không chỉ phòng vật tư làm tốt ở khâu mua mà công ty phải quản lý tốt nguyên vật liệu ở cả khâu vận chuyển và thi công Tại các công trường các đội thi công phải sử dụng vật tư một cách hiệu quả tránh lãng phí và giảm phế liệu trong thi công sản xuất
Qua bảng chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại các công trình, tất cả nguyên vật liệu đến công trường thi công đều qua nhập kho – xuất kho tại kho của công ty Nhưng thực tế thì không phải nguyên vật liệu nào cũng nhập kho được như đá, cát, đất Các chi phí này được công ty mua và chuyển thẳng tới công trường để phục vụ thi công Chi phí trực tiếp mua ngoài như chở đất lấp mặt bằng hay mua cát công ty không nên chỉ dựa vào sự kê khai của giám sát công trình như vậy rất dễ bị kê khống. Nên thiết lập chặt chẽ kiểm soát khoản mục chi phí này để giảm bớt chi phí giá thành Như ngoài sự kê khai và xác nhận của giám sát công trình thì phải có sự xác nhận của lái xe, của bên bán (nếu có) Chi phí nguyên vật liệu chính có giá trị rất lớn cần được quản lý và bảo quản như xi măng, sắt, thép Và việc dự trữ nguyên vật liệu bao nhiêu cho đủ mà chi phí lưu kho lại thấp nhất mà vẫn đáp ứng nguyên vật liệu kịp thời cho các công trình Chính vì vậy công ty nên lập trước kế hoạch trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ bao nhiêu cho đủ và hợp lý.
Phân chia trách nhiệm: áp dụng nguyên tắc phân công phân nhiệm và bất kiêm nhiệm nhằm ngăn chặn sự gian lận Chẳng hạn, nếu bố trí một người thực hiện cả hai chức năng mua hàng và nhận hàng có thể dẫn đến tình trạng mua hàng kém chất lượng Hoặc nếu một người kiêm nhiệm cả hai chức năng nhận hàng và thủ kho có thể dẫn đến tình trạng nhận hàng khống Doanh nghiệp nên hoán đổi vị trí các nhân viên mua hàng để tránh tình trạng một người có thể có mối quan hệ với một số nhà cung cấp nhất định trong một thời gian dài để nảy sinh sự thông đồng. Nguyên vật liệu khi được sử dụng trực tiếp cho quá trình xây lắp phải đựợc Ban quản lý công trình theo dõi chặt chẽ vì đây là giai đoạn dễ xảy ra nhiều gian lận nhất, nguyên vật liệu có thể bị pha trộn không đúng theo quy định, sử dụng không tiết kiệm hoặc dễ bị mất cắp Đây là những yếu tố chủ quan làm tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm và cũng là nguyên nhân làm kém chất lượng công trình.
- Đối với chi phí nhân công trực tiếp:
Công ty phải phân công trong công tác lao động và tiền lương nhằm phân chia trách nhiệm giữa các chức năng để giảm bớt khả năng sai phạm. Thường thì cần phải tách biệt giữa những chức năng theo dõi nhân sự, theo dõi thời gian và khối lượng lao động, lập bảng lương, thanh toán lương và ghi chép tiền lương.
- Đối với chi phí sử dụng máy thi công:
Phân chia trách nhiệm giữa các chức năng liên quan đến máy thi công nhằm tạo ra sự kiểm soát lẫn nhau: như chức năng quản lý, vận hành máy, chức năng theo dõi hoạt động thi công, chức năng bảo vệ máy, chức năng ghi chép sổ sách, tính toán, trả lương và cấp phát nhiên liệu cho quá trình vận hành máy…tất cả các công việc trên đều được tiến hành độc lập với nhau.
Chức năng quản lý máy thi công phải thực hiện Việc kiểm tra máy móc thường xuyên để biết được những hỏng hóc của máy và có biện pháp sửa chữa kịp thời, giám sát việc vận hành máy của nhân công để hạn chế việc sử dụng máy sai mục đích.
Chức năng vận hành máy là trách nhiệm của nhân viên sử dụng máy, hư hỏng thì nhân viên vận hành máy phải thông báo ngay cho ban quản lý để kiểm tra và sửa chữa kịp thời.
Nhân viên theo dõi hoạt động máy có nhiệm vụ theo dõi ghi chép thời gian vận hành, theo dõi khối lượng xây lắp hoàn thành của nhân viên vận hành và cấp phát nhiên liệu khi có yêu cầu của nhân viên.
Bộ phận ghi chép sổ sách có nhiệm vụ tính toán, cập nhật số liệu Bộ phận theo dõi vận hành máy cung cấp để xác định số nhiên liệu xuất dùng, lương trả cho công nhân bộ phận này Đối với bộ phận này thì mọi tính toán, phân bổ số liệu cần có sự kiểm tra thường xuyên của quản lý để hạn chế sai sót, gian lận
Hoạt động chính của công ty là xây dựng các công trình giao thông, công trình công nghiệp, dân dụng thủy lợi Hoạt động này cần rất nhiều máy móc thiết bị thi công như: trạm trộn bê tông, xe trộm bê tông, xe xúc, xe ủi, xe tải Chúng được hoạt động liên tục và cũng đã qua nhiều năm sử dụng nên việc bị hư hỏng là không thể tránh khỏi Chính vì vậy để để các máy móc thiết bị thi công luôn hoạt động hiểu quả công ty phải thường xuyên bảo trì bảo dưỡng định kỳ để chúng hoạt động tốt tránh tình trạng bị hư hỏng sửa chữa lớn làm ngưng trệ sản xuất sẽ làm tăng chi phí sữa chữa, tăng chi phí ngừng sản xuất, làm việc không đạt hiệu quả
- Đối với chi phí sản xuất chung:
Chi phí chủ yếu là chi phí bằng tiền như: chi phí thuê máy móc, tiền ăn ca, chi phí điện nước, điện thoại, bảo hộ an toàn lao động, phòng cháy, phòng chống bão lụt Các khoản chi này rất cần thiết và chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí sản xuất nên công tác kiểm soát chi phí này cần được tăng cường thường xuyên.
Kiểm soát tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ các khoản dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Kiểm soát các khoản chi phí bằng kế hoạch, dự toán, định mức.Kiểm soát tính phù hợp quy định về tính chất của từng loại chi phí hạch toán vào tài khoản chi phí tính giá thành.