1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh amido việt nam

60 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty TNHH Amido Việt Nam
Tác giả Trần Thị Cẩm Nhung
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Khánh Thu Hằng
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 54,3 MB

Nội dung

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng chịu tác động của nhiều quy luật kinh tế, trong đó cạnh tranh là yếu tố khách quan, nó gây ra không ít khó khăn nhưng cũng mang lại động lực để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và hạ giá thành sản phẩm. Do đó, để có thể cho ra đời sản phẩm đáp ứng cả yêu cầu về chất lượng lẫn giá cả, các doanh nghiệp buộc phải có cơ chế quản lý, sử dụng nguyên vật liệu sao cho hiệu quả, tối ưu nhất. Như vậy công tác kế toán nguyên vật liệu là rất cần thiết và cần được tổ chức nhằm hạ thấp chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác kế toán nguyên vật liệu đối với công ty. Vì vậy, em đã chọn đề tài “ Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Amido Việt Nam ” làm chuyên đề tốt nghiệp. Nội dung chính chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Amido Việt Nam. Chương 3: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Amido Việt Nam. Để hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này, em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị trong Phòng kế toán và lãnh đạo của Công ty TNHH Amido Việt Nam, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại Quý công ty trong thời gian qua. Đặc biệt, em xin cảm ơn cô Nguyễn Khánh Thu Hằng đã hướng dẫn tận tình để em thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, do hạn chế về hiểu biết và thời gian, bài viết không tránh khỏi những sai sót nên mong sự góp ý của thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn

Trang 1

KHOA KẾ TOÁN

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: “ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG

TY TNHH AMIDO VIỆT NAM”

GVHD : ThS NGUYỄN KHÁNH THU HẰNG SVTH : TRẦN THỊ CẨM NHUNG

MSSV : 25202610556 LỚP : K25KDN1

Đà Nẵng, tháng 3 năm 2023

Trang 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1.Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song 12

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp đối chiếu luân chuyển 13

Sơ đồ 1.3.Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư 14

Sơ đồ 1.4.Sơ đồ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thườngxuyên 15

Sơ đồ 1.5 Sơ đồ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê địnhkỳ 16

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH Amido Việt Nam 18

Sơ đồ 2.2.Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty TNHH Amido Việt Nam 19

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký chung trên phần mềm kếtoán Fast Accounting 20

Sơ đồ 2.4.Quy trình hạch toán nghiệp vụ kế toán nguyên vật liệu tại công ty 22

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Hoá đơn GTGT số 00001254 24

Hình 2.2 Biên bản kiểm nghiệm 25

Hình 2.3 Phiếu nhập kho số 37 26

Hình 2.4 Phiếu chi tiền mặt số 118 27

Hình 2.5 Hoá đơn GTGT số 00001285 28

Hình 2.6 Biên bản kiểm nghiệm 29

Hình 2.7.Phiếu nhập kho số 38 30

Hình 2.8 Uỷ nhiệm chi số 15 31

Hình 2.9 Phiếu xuất kho số 62 32

Hình 2.10 Phiếu xuất kho số 65 33

Hình 2.11 Thẻ kho Kính trắng cường lực 8mm 34

Hình 2.12 Thẻ kho Kính trắng cường lực 10mm 35

Hình 2.13.Sổ chi tiết Kính trắng cường lực 8mm 36

Hình 2.14.Sổ chi tiết Kính trắng cường lực 10mm 37

Hình 2.15 Báo cáo nhập xuất tồn tháng 10/2022 38

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP 2

1.1 Một số vấn đề cơ bản về nguyên vật liệu và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu……… 2

1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu 2

1.1.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu 2

1.1.3 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu 2

1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu 3

1.2 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu 4

1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu 4

1.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu 5

1.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 9

1.3.1 Chứng từ kế toán 9

1.3.2 Tài khoản sử dụng 9

1.3.3 Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu 11

1.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 14

1.4.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên………… 14

1.4.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 15

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH AMIDO VIỆT NAM 17

2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH Amido Việt Nam 17

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Amido Việt Nam 17 2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Amido Việt Nam……… 18 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Amido Việt

Trang 6

2.1.4 Hình thức kế toán của Công ty TNHH Amido Việt Nam 20

2.2 Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Amido Việt Nam 21 2.2.1 Đặc điểm và phương pháp tính giá nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Amido Việt Nam 21

2.2.2 Quy trình hạch toán nghiệp vụ kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Amido Việt Nam 22

2.2.3 Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Amido Việt Nam 22

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH AMIDO VIỆT NAM………… 45

3.1 Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Amido Việt Nam……… 45

3.1.1 Những mặt tích cực 45

3.1.2 Những hạn chế 46

3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty TNHH Amido Việt Nam .47

3.2.1 Về tổ chức kế toán 47

3.2.2 Lập biên bản kiêm kê hàng tồn kho 48

3.2.3 Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 48

KẾT LUẬN 51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp nói chung và cácdoanh nghiệp sản xuất nói riêng chịu tác động của nhiều quy luật kinh tế, trong đócạnh tranh là yếu tố khách quan, nó gây ra không ít khó khăn nhưng cũng mang lạiđộng lực để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển Đòi hỏi các doanh nghiệp phảikhông ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và hạgiá thành sản phẩm Do đó, để có thể cho ra đời sản phẩm đáp ứng cả yêu cầu vềchất lượng lẫn giá cả, các doanh nghiệp buộc phải có cơ chế quản lý, sử dụngnguyên vật liệu sao cho hiệu quả, tối ưu nhất

Như vậy công tác kế toán nguyên vật liệu là rất cần thiết và cần được tổ chứcnhằm hạ thấp chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh.Nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác kế toánnguyên vật liệu đối với công ty Vì vậy, em đã chọn đề tài “ Kế toán nguyên vật liệutại công ty TNHH Amido Việt Nam ” làm chuyên đề tốt nghiệp Nội dung chínhchuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH AmidoViệt Nam

Chương 3: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vậtliệu tại công ty TNHH Amido Việt Nam

Để hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này, em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tìnhcủa các anh, chị trong Phòng kế toán và lãnh đạo của Công ty TNHH Amido ViệtNam, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại Quý công ty trong thờigian qua Đặc biệt, em xin cảm ơn cô Nguyễn Khánh Thu Hằng đã hướng dẫn tậntình để em thực hiện đề tài này Tuy nhiên, do hạn chế về hiểu biết và thời gian, bàiviết không tránh khỏi những sai sót nên mong sự góp ý của thầy cô để đề tài đượchoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT

LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP.

1.1 Một số vấn đề cơ bản về nguyên vật liệu và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu.

1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất (đối tượnglao động) thể hiện dưới dạng vật hóa, là cơ sở để hoàn thành nên sản phẩm mới.Nguyên liệu, vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinhdoanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnhhưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm được sản xuất

1.1.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu có đặc điểm là chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất,chuyển hóa không ngừng và biến đổi về mặt hình thái, giá trị

+ Về mặt hình thái: Khi tham gia vào quá trình sản xuất, nguyên liệu, vật liêutiêu hóa toàn bộ, biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành thực thể sảnphẩm

+ Về mặt giá trị: Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá nguyên vật liệuchuyển dịch hết một lần vào chi phí sản xuất sản phẩm

1.1.3 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp nói chung và cácdoanh nghiệp sản xuất nói riêng chịu tác động của nhiều quy luật kinh tế, trong đócạnh tranh là yếu tố khách quan, nó gây ra không ít khó khăn nhưng cũng mang lạiđộng lực để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển Để có thể vươn lên khẳng định

vị thế của mình thì đòi hỏi doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả và một trongnhững giải pháp là doanh nghiệp phải quản lý thật tốt các yếu tố đầu vào mà cụ thể

là yếu tố nguyên vật liệu

+ Trong khâu thu mua: doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành muanguyên vật liệu để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và cácnhu cầu khác của doanh nghiệp Tại đây đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về khốilượng, quy cách, chủng loại và giá cả

Trang 9

+ Trong khâu dự trữ và bảo quản: để quá trình sản xuất được liên tục phải dựtrữ nguyên vật liệu đầy đủ, không gây gián đoạn sản xuất nhưng cũng không được

dự trữ quá lượng cần thiết gây ứ đọng vốn, tốn diện tích Đồng thời phải thực hiệnđầy đủ chế độ bảo quản theo tính chất lý hoá học của vật liệu

+ Trong khâu sử dụng: doanh nghiệp cần tính toán đầy đủ, chính xác kịp thờigiá nguyên vật liệu có trong giá vốn của thành phẩm Do vậy trong khâu sử dụngphải tổ chức tốt việc ghi chép phản ánh tình hình xuất dung và sử dụng nguyên vậtliệu đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả

Nếu doanh nghiệp biết sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý và hiệu quảthì sản phẩm làm ra càng có chất lượng tốt mà giá thành lại giảm tạo ra mối tươngquan có lợi cho doanh nghiệp trên thị trường

1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu.

Để có thể đáp ứng nhu cầu quản lý, tổ chức kế toán nguyên vật liệu cần phảithực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

+ Tổ chức hệ thống chứng từ cần tuân thủ các quy định về mẫu của Bộ Tàichính, thời gian lập, trình tự luân chuyển, bảo quản và lưu trữ chứng từ Trình tựluân chuyển phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho những người quản lýnguyên vật liệu, đảm bảo sự an toàn cho chứng từ, cập nhật vào sổ kế toán đầy đủ,kịp thời, tránh sự trùng lặp hoặc luân chuyển chứng từ qua những khâu không cầnthiết và giảm thời gian luân chuyển chứng từ tới mức thấp nhất

+ Hệ thống tài khoản kế toán vận dụng phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất vànguyên tắc thích ứng Tài khoản tổng hợp của doanh nghiệp xây dựng căn cứ vàochế độ kế toán và thống nhất chung theo chế độ ban hành Bên cạnh đó các tàikhoản chi tiết được xây dựng dựa trên đặc điểm riêng của doanh nghiệp sao cho phùhợp với công tác kế toán của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho côngtác kế toán

+ Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán nguyên vật liệu cũng cần đảm bảo hainguyên tắc thống nhất và thích ứng, xây dựng đầy đủ các loại sổ bắt buộc do Bộ Tàichính ban hành đồng thời xây dựng các loại sổ phục vụ cho quản lý nguyên vật liệucung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời

Trang 10

+ Các báo cáo về nguyên vật liệu cũng cần được xây dựng theo đúng chế độ

kế toán ban hành, đảm bảo lập đúng kỳ và được chuyển đến các bộ phận chức năngquản lý nguyên vật liệu

1.2 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu.

1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu.

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử dụngrất nhiều loại, nhiều thứ với nội dung kinh tế công dụng và tính năng lý hoá khácnhau Khi tổ chức hạch toán chi tiết đối với từng loại nguyên vật liệu phục vụ cho

kế toán quản trị, doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu.Cónhiều tiêu thức phân bổ nguyên vật liệu nhưng thông thường kế toán sử dụng một

số tiêu thức sau để phân loại nguyên vật liệu:

 Căn cứ vào tính năng sử dụng có thể phân loại nguyên vật liệu thành

các nhóm sau:

- Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi thamgia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sảnphẩm Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài vớimục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm

- Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất,không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệuchính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng củasản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bìnhthường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụcho quá trình lao động

- Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trìnhsản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bìnhthường Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí

- Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết

bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất

- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được

sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm

Trang 11

cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vàocông trình xây dựng cơ bản.

- Phế liệu: là những vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất như sắt, thép,

gỗ vụn hay phế liệu thu hồi được từ việc thanh lý tài sản cố định

 Căn cứ vào nguồn cung cấp kế toán có thể phân loại thành các nhóm:

+ Nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài: Do mua ngoài, nhận vốn góp liên doanh,

biếu tặng,

+ Nguyên vật liệu tự chế biến: Do doanh nghiệp tự sản xuất

 Căn cứ vào mục đích kế toán có thể phân loại thành các nhóm:

Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh gồm:

+ Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm

+ Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, dùng cho bộ phậnbán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp

Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác: nhượng bán, đem góp vốn liên doanh,đem quyên tặng,

1.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu.

a Đánh giá nguyên vật liệu khi nhập kho.

 Trị giá vốn thực tế của NVL khi nhập kho:

Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có thể thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau

do đó giá thực tế của nguyên vật liệu cũng được đánh giá khác nhau được xác địnhnhư sau:

- Trường hợp NVL mua ngoài nhập kho:

Các khoảnthuế khônghoàn lại

-Cáckhoảngiảm trừ

Trong đó:

+ Giá mua ghi trên hoá đơn là giá chưa VAT

+ Chi phí thu mua bao gồm các chi phí như chi phí vận chuyển bốc dỡ, chiphí lưu kho lưu bãi,… về đến kho của doanh nghiệp

Trang 12

+ Các khoản thuế không hoàn lại như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế GTGT nếu như doanh nghiệp theo phương pháp trực tiếp.

+ Các khoản giảm trừ bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua vàhàng mua trả lại

+ Chi phí tiền thuêgia công chế biến +

Chi phívận chuyển

- Trường hợp nhận vật tư do nhận vốn góp liên doanh:

+ Trị giá vốn thực tế của vật liệu nhập kho là giá do hội đồng liên doanh thỏathuận cộng các chi phí phát sinh khi nhận

- Trường hợp nhập vật tư do được biếu tặng, được tài trợ:

Giá thực tế của NVL được

biếu tặng, được tài trợ =

Giá do hội đồng đánh giá

có thẩm quyền xác định +

Chi phí phát sinhkhi nhận (nếu có)Trong đó:

Trang 13

+ Trị giá vốn thực tế nhập kho là giá trị hợp lý cộng các chi phí khác phátsinh.

- Trường hợp nguyên vật liệu thu từ phế liệu thu hồi:

Giá thực tế của NVL thu từ phế liệu thu hồi = Giá ước tính theo thị trườngTrong thực tế, giá trị nguyên vật liệu biến động theo từng ngày nên kế toántheo dõi tình hình xuất, nhập, tồn kho nguyên vật liệu Đồng thời tính toán, phân bổ

và phản ánh chính xác giá trị vật liệu hiện có của doanh nghiệp

b Đánh giá nguyên vật liệu khi xuất kho.

Vật tư được nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau, ở nhiều thời điểm khác nhaunên có nhiều giá trị khác nhau Do đó, khi xuất kho tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạtđộng, yêu cầu, trình độ quản lý và điều kiện trang thiết bị phương tiện kỹ thuật tínhtoán ở từng doanh nghiệp mà lựa chọn trong các phương pháp sau để xác định giávốn NVL xuất kho

Theo chuẩn mực kế toán, phương pháp xác định trị giá vốn thực tế của NVLxuất khi bao gồm:

- Phương pháp tính giá thực tế đích danh

- Phương pháp bình quân gia quyền

- Phương pháp nhập trước xuất trước

 Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh:

+ Phương pháp thực tế đích danh: Phương pháp tính giá đích danh được ápdụng dựa trên giá trị thực tế của từng nguyên vật liệu mua vào, từng sản phẩm sảnxuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít nguyên vật hoặc nguyên vật liệu

ổn định và nhận diện được

+ Ưu điểm: Xác định được ngay giá trị nguyên vật liệu khi xuất kho

+ Nhược điểm: Doanh nghiệp phải theo dõi và quản lý chặt chẽ từng lônguyên vật liệu xuất kho Phương pháp này không thích hợp với những doanhnghiệp sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu có giá trị nhỏ và có nhiều nghiệp vụ nhập

và xuất kho

 Phương pháp bình quân gia quyền:

Trang 14

Theo phương pháp này giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ đượccăn cứ vào số lượng xuất kho trong kỳ và đơn giá bình quân được tính theo côngthức sau:

Giá trị NVL xuất

kho = Số lượng NVL xuất kho x Đơn giá bình quân

Trong đó đơn giá bình quân xuất kho được xác định theo 2 cách:

 Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ:

+ Ưu điểm: Cách tính đơn giản, thích hợp cho các doanh nghiệp hạch toánhàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

+ Nhược điểm: Công tác tính toán chỉ được thực hiện vào cuối tháng nên ảnhhưởng đến độ chính xác và tính kịp thời của thông tin kế toán, không thích hợp vớidoanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

 Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập.

+ Ưu điểm: Độ chính xác cao, đảm bảo tính kịp thời của thông tin kế toán.+ Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều thời gian, công sức tính toán

 Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO):

Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định về số nguyên vật liệu nàonhập trước thì được xuất trước, khi xuất hết số nguyên vật liệu nhập trước thì xuấtđến nguyên vật liệu nhập kế tiếp Sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho để tính đơngiá thực tế xuất kho: đơn giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho bằng đơn giá nhậpcủa số lượng nguyên vật liệu xuất kho thuộc lần nhập đó, số còn lại được tính theođơn giá những lần nhập sau kế tiếp Công thức tính sau:

Trang 15

+ Nhược điểm: Không phản ánh đúng giá vốn theo thời điểm xuất kho, nhất làđối với các mặt hàng có biến động nhiều về giá, khối lượng công việc tăng lênnhiều khi đơn vị phát sinh nhiều hoạt động nhập/xuất kho.

Mỗi phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho đều có những ưu, nhượcđiểm nhất định Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tuỳ thuộc vàoyêu cầu quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ tính toán,phương tiện xử lý thông tin của từng doanh nghiệp Đồng thời tuỳ thuộc vào yêucầu bảo quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của vật tư Dođó,mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất khophù hợp

1.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu.

1.3.1 Chứng từ kế toán.

Theo thông tư 200/2014/TT – BTC ban hành ngày 22/12/2014, các chứng từ

kế toán nguyên vật liệu bao gồm:

+ Phiếu nhập kho (Mẫu 01-VT)

+ Phiếu xuất kho (Mẫu 02-VT)

+ Hóa đơn GTGT

+ Bảng tính và phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (Mẫu 07-VT)

+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu 03-VT)

1.3.2 Tài khoản sử dụng.

- Tài khoản 152 “Nguyên liệu vật liệu”

+ Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biếnđộng tăng giảm trong kì của nguyên vật liệu tại doanh nghiệp

+ Kết cấu và nội dung phản ánh trên tài khoản:

Trang 16

Nợ TK 152 “ Nguyên liệu, vật liệu” Có SDĐK: Giá trị NVL tồn kho đầu kì

SPS tăng:

+ Trị giá NVL nhập kho trong kỳ (do mua

ngoài, tự chế biến….)

+ Trị NVL phát hiện thừa khi kiểm kê

+ Kết chuyển trị giá NVL tồn kho cuối kỳ

(trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng

tồn kho theo phương pháp kiểm kê định

+ Kết chuyển trị giá NVL tồn kho đầu kỳ( trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm

kê định kỳ)

Tài khoản 152 có thể mở theo chi tiết theo từng loại NVL tùy theo yêu cầuquản lý của doanh nghiệp Chi tiết theo công dụng có thể chia thành 5 tài khoản cấp2:

- Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”

+ Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại NVL mà doanhnghiệp đã mua, đã chấp nhận thanh toán toán với người bán nhưng cuối kỳ chưa vềnhập kho

Trang 17

+ Kết cấu và nội dung phản ánh trên tài khoản:

Nợ TK 151 “Hàng mua đang đi đường” Có SDĐK: Phản ánh giá trị vật tư hàng hóa

còn đang đi đường đầu kỳ

SPS tăng: Phản ánh giá trị vật tư hàng

hóa đã mua ở kỳ này nhưng cuối kỳ chưa

về nhập kho

SDCK: Giá trị thực tế vật tư hàng hóa

đang đi đường cuối kỳ chưa về đến DN

hoặc chưa nhập kho cuối kỳ

SPS giảm: Phản ánh giá trị vật tư hàng

hóa đã mua ở kỳ trước, kỳ này về nhập kho

- Tài khoản 611 “Mua hàng”

+ Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh giá thực tế của số NVL mua vào, xuất trong kỳ

+ Tài khoản 611 gồm 2 tài khoản cấp 2:

TK 611(1): Mua nguyên liệu, vật liệu

TK 611(2): Mua hàng hóa

+ Kết cấu và nội dung phản ánh trên tài khoản:

Nợ TK 611 “Hàng mua” Có

Kết chuyển giá gốc nguyên vật liệu tồn

kho đầu kỳ (theo kết quả kiểm kê)

Giá gốc nguyên vật liệu mua vào trong

kỳ

Kết chuyển giá gốc nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê)Giá gốc vật tư xuất sử dụng trong kỳ hoặc giá gốc vật tư xuất bán cho mục đích khác nhau

Kết cấu của Tài khoản 611 không có số dư cuối kỳ

Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán sử dụng một số tài khoản liên quankhác như: TK 133, TK 331, TK 141, TK 111, TK 112

1.3.3 Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu.

- Hiện nay, có 3 phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu sau:

+ Phương pháp thẻ song song

+ Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

Trang 18

+ Phương pháp sổ số dư.

a Phương pháp thẻ song song.

Ghi chú : Ghi hàng ngày

Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng

Sơ đồ 1.1.Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song

* Ở kho: Hàng ngày khi có chứng từ nhập- xuất, thủ kho căn cứ vào số lượngthực nhập, thực xuất trên chứng từ để ghi vào thẻ kho liên quan, mỗi chứng từ ghivào một dòng trên thẻ kho Thẻ kho được mở cho từng nguyên vật liệu, cuối thángthủ kho phải tiến hành tổng cộng số lượng nhập, xuất, tính ra số tồn kho về mặt sốlượng theo từng nguyên vật liệu

* Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng thẻ hay sổ chi tiết nguyên vật liệu đểtheo dõi tình hình nhập- xuất- tồn kho hàng ngày Sổ chi tiết nguyên vật liệu kết cấunhư thẻ kho nhưng thêm cột đơn giá và phản ánh riêng theo số lượng, giá trị vàcũng được phản ánh theo từng danh điểm nguyên vật liệu

Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập - xuất nguyên vật liệu ở kho, kế toánkiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ rồi ghi vào sổ (thẻ) chi tiết

Định kỳ phải kiểm tra số liệu trên thẻ kho và sổ chi tiết Cuối tháng tính ra sốtồn kho và đối chiếu số liệu với sổ kế toán tổng hợp

Đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết vật liệu ở phòng kế toán và thẻ kho của thủkho bằng cách thông qua báo cáo tình hình biến động của nguyên vật liệu do thủkho gửi lên

Bảng tổng hợp N-X-T

NVL

Phiếu xuấtkho

Sổ kế toán chi tiết

Thẻ khoPhiếu nhập

kho

Trang 19

b Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.

Ghi chú : Ghi hàng ngày

Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp đối chiếu luân chuyển

* Ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép, số lượng hàng tồn kho nhậpxuất tồn Cuối tháng thủ kho phải tiến hành tổng cộng số nhập, xuất, tính ra số tồnkho về mặt số lượng theo từng nguyên vật liệu

* Tại phòng kế toán: Không mở thẻ kế toán chi tiết mà mở sổ đối chiếu luânchuyển để hạch toán số lượng và số tiền của từng nguyên vật liệu theo từng kho.Cuối tháng đối chiếu số lượng nguyên vật liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻkho, đối chiếu số tiền với kế toán tổng hợp

Bảng kê xuất

Phiếu xuất kho

Sổ đối chiếu luân chuyểnBảng kê nhập

Phiếu nhập kho

Thẻ kho

Trang 20

c Phương pháp sổ số dư.

Ghi chú : Ghi hàng ngày

Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng

Sơ đồ 1.3.Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư

* Ở kho: Ngoài sử dụng thẻ kho để ghi chép sử dụng sổ số dư để ghi chép sốtồn kho cuối tháng của từng loại NVL theo chỉ tiêu số lượng Cuối tháng sổ số dưđược chuyển cho thủ kho để ghi số lượng hàng tồn kho trên cơ sở số liệu từ thẻ kho

*Tại phòng kế toán: Định kỳ kế toán xuống kiểm tra và trực tiếp nhận chứng

từ nhập xuất kho, sau đó tiến hành tổng hợp số liệu theo chỉ tiêu giá trị của nguyênvật liệu nhập xuất để ghi vào bảng kê nhập xuất, tiếp đó ghi vào bảng kê luỹ kếnhập xuất, đến cuối tháng ghi vào phần nhập xuất tồn của bảng kê tổng hợp Đồngthời cuối tháng khi nhận sổ số dư từ thủ kho, kế toán tính giá trị của nguyên vật liệutồn kho để ghi vào sổ số dư, cột thành tiền số liệu này phải khớp với tồn kho cuốitháng trên bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho cuối kỳ

1.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu.

1.4.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường

xuyên.

Là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục và có hệ thốngtình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán Trong phương phápnày, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được sử dụng để phản ánh số hiện có vàtình hình biến động tăng giảm của vật tư, hàng hóa

Bảng lũy kế xuấtBảng kê xuấtPhiếu xuất kho

Bảng tổnghợp N-X-T

Sổ sốdư

Bảng lũy kế nhập

Bảng kê nhập

Phiếu nhập kho

Thẻ kho

Trang 21

Thừa NVL phát hiện Thiếu NVL phát hiện

khi kiểm kê khi kiểm kê

1.4.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Đối với phương pháp này thì không theo dõi một cách thường xuyên về tình hình nhập, xuất, tồn của các loại vật liệu trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho như phương pháp KKTX Chỉ phản ánh giá trị nhập kho, cuối kỳ kiểm kê xác định giá trị tồn kho từ đó làm căn cứ để xác định lượng giá trị xuất kho thực tế Trị giá NVL

xuất kho =

Trị giá NVLtồn đầu kỳ +

Tổng giá NVL nhậpvào trong kỳ +

Trị giá NVL tồncuối kỳ

Trang 22

TK 1331

TK 1331 Thuế VAT

Thuế VAT không khấu trừ

được khấu trừ TK 632

TK 333 Giá trị nguyên vật liệu

Thuế nhập khẩu Xuất dùng

TK 411 TK 1381

Nhận góp vốn liên doanh Giá trị thiếu hụt mất mát

TK 412 TK 412

Đánh giá tăng NVL Đánh giá giảm NVL

Sơ đồ 1.5 Sơ đồ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê

định kỳ.

Trang 23

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH AMIDO VIỆT

NAM

2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH Amido Việt Nam.

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Amido Việt Nam.

Công ty TNHH Amido Việt Nam được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng

ký doanh nghiệp số 0401542948 ngày 19/06/2013 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thànhphố Đà Nẵng cấp

+Tên quốc tế: AMIDO VIET NAM COMPANY LIMITED

+Tên viết tắt: AMIDO VIET NAM CO.LTD

+ Trụ sở của công ty đặt tại tầng 2 Lô 21 đường Hồ Sĩ Dương, phường HoàThọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng

+ Người đại diện pháp luật: Bà Nguyễn Thị Đông – Giám đốc

1 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

2 Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại

3 Lắp đặt hệ thống xây dựng khác

4 Đại lý, môi giới, đấu giá hàng hoá

5 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

6 Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựngtrong các cửa hàng chuyên doanh

7 Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong cáccửa hàng chuyên doanh

Trang 24

8 Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn

và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa đươc phân vào đâu trong các cửahang chuyên doanh

9 Bán lẻ trò chơi, đồ chơi trong các cửa hàng chuyên doanh

10.Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàngchuyên doanh

11.Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửahàng chuyên doanh

Tuy nhiên, hiện nay công ty chưa hoạt động kinh doanh hết tất cả các ngànhnghề đã đăng ký mà hoạt động chủ yếu của công ty là bán buôn vật liệu, thiết bị lắpđặt khác trong xây dựng

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Amido Việt Nam.

Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến

: Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH Amido Việt Nam.

- Giám đốc: là người đứng đầu công ty và cũng là người đại diện pháp luật của

công ty, có trách nhiệm tổ chức, sắp xếp bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm toàn diện

về hoạt động của công ty

- Phó giám đốc: sẽ trợ giúp giám đốc trong các việc điều hành kế hoạch tácnghiệp thay giám đốc khi giám đốc uỷ quyền

GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN

KỸ THUẬT

BỘ PHẬNKINH DOANH

BỘ PHẬN

KẾ TOÁN

PHÓ GIÁM ĐỐC

Trang 25

- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ tìm kiếm và giới thiệu sản phẩm đến khách

hàng Lập kế hoạch, theo dõi tiến độ của công trình Ngoài ra tiếp xúc với kháchhàng, thăm dò ý kiến để có những cách thức đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ

- Phòng kỹ thuật: Dựa vào hợp đồng đã kí kết, phòng kỹ thuật tiến hành khảo

sát địa điểm thi công Từ đó lên bản vẽ, lập kế hoạch thiết kế và dự toán cho côngtrình

- Phòng kế toán: quản lý vốn kinh doanh, kiểm tra sử dụng vốn, vật tư, tài sản,

tổ chức kế toán các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Theo dõi giá thànhsản phẩm, lập các chứng từ thu chi, lập báo các tài chính, quyết toán năm, các báocáo thống kê theo chế độ hiện hành

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Amido Việt Nam.

Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến

: Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.2.Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty TNHH Amido Việt Nam.

- Kế toán trưởng: là người tổ chức điều hành bộ máy kế toán và tài chính cho

giám đốc đôn đốc, giám sát, kiểm tra và xử lý mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh cóliên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

- Kế toán tổng hợp: là người tổng hợp các số liệu kế toán, đưa ra các thông tincuối cùng trên cơ sở dữ liệu, sổ sách do cá phần hành khác cung cấp, đảm nhậncông tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho sản phẩm Đến kỳ báo cáo,xem xét các chỉ tiêu kế toán, lập báo cáo quyết toán tháng-quý-năm, lập sổ cái Xemxét các chỉ tiêu kế toán có cân đối hay không và có trách nhiệm báo cáo với kế toántrưởng các báo biểu để kế toán trưởng ký và trình Giám đốc duyệt

THỦ KHOTHỦ QUỸ

KẾ TOÁN

TỔNG HỢP

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Trang 26

- Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt của công ty, đi rút tiền ở ngân hàng về quỹ, đilấy tiền của khách hàng trả bằng tiền mặt, theo dõi chi tiết tiền mặt của từng côngtrình.

- Thủ kho: quản lý hàng hoá trong kho từ khâu nhập kho đến khâu xuất hàng

ra khỏi kho, thống kế số liệu hàng tồn kho

2.1.4 Hình thức kế toán của Công ty TNHH Amido Việt Nam.

Ghi chú: : Nhập số liệu hàng ngày

: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm

: Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký chung trên phần

mềm kế toán Fast Accounting.

Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung trên phần mềm kế toán FastAccounting

+ Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán được dùng làm căn cứ ghi

sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theocác bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán Theo quy trình của phầnmềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp ( Sổ cái, )

và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

+ Cuối tháng ( hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thaotác khoá sổ( cộng sổ ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợpvới số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thựctheo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu

số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy Cuối tháng, cuối

CHỨNG TỪ

KẾ TOÁN

BÁO CÁO TÀICHÍNH

Trang 27

năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy đóng thành quyển vàthực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định

- Chế độ kế toán: Công ty áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày22/12/2014 của Bộ tài chính

- Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31tháng 12 hàng năm

- Đơn vị tiền tệ: VNĐ

- Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung

- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

- Phương pháp tính giá xuất kho: Bình quân gia quyền

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng

- Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song

2.2 Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Amido Việt Nam 2.2.1 Đặc điểm và phương pháp tính giá nguyên vật liệu tại Công ty TNHH

Amido Việt Nam.

Các khoản thuếkhông hoàn lại -

Cáckhoảngiảm trừ

+Xuất kho:

Trang 28

2.2.2 Quy trình hạch toán nghiệp vụ kế toán nguyên vật liệu tại Công ty

TNHH Amido Việt Nam.

+Hoá đơn GTGT

+Biên bản kiểm kê

+Phiếu nhập kho

+Phiếu xuất kho

Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết NVL

Sổ cái TK 152 Bảng tổng hợp nhập, xuất,

tồn NVL

Ghi chú: : Ghi hàng ngày

: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ

: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 2.4.Quy trình hạch toán nghiệp vụ kế toán nguyên vật liệu tại công ty.

2.2.3 Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Amido Việt Nam.

2.2.3.1 Chứng từ sử dụng.

- Hoá đơn GTGT

- Biên bản kiểm kê

- Phiếu nhập kho

- Phiếu chi tiền mặt

- Uỷ nhiệm chi

- Phiếu xuất kho

- Bảng tổng hợp xuất nhập tồn nguyên vật liệu

Trang 29

- Sổ nhật ký chung.

- Sổ cái tài khoản 152

2.2.3.4 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu.

a) Kế toán tăng nguyên vật liệu:

Do đặc điểm của công tác xây dựng cơ bản vật liệu phải được cung cấp đến chân công trình và được cung cấp từ nguồn ngoài là chủ yếu

Ví dụ 1: Ngày 05 tháng 10 năm 2022 công ty mua nguyên vật liệu ( kính

cường lực 8mm) về nhập kho, số lượng 6,12 m² Hoá đơn GTGT số 00001254 Giámua chưa thuế là 287.037,037/m² ( thuế GTGT 8 %) đã thanh toán cho người bánbằng tiền mặt ( Phiếu chi số 118) về nhập kho đủ, phiếu nhập kho số 37

 Công ty Cổ phần Đầu tư Đại Dương Kính xuất hoá đơn GTGT số00001254

Trang 30

Hình 2.1 Hoá đơn GTGT số 00001254.

 Khi có hoá đơn GTGT và nguyên vật liệu đã về đến kho Thủ kho sẽkiểm tra số hàng đó Nếu đúng quy cách và không có sai sót thì cho tiến hành nhậpkho Căn cứ vào đó kế toán lập phiếu nhập kho số 37

Ngày đăng: 17/03/2024, 09:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w