1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chiến dịch Xuân - Hè 1972 pot

9 877 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 73,64 KB

Nội dung

Hoàn cảnh lịch sử: - Những thắng lợi về quan sự chính trị ngoại giao của nhân dân Miền nam từ 1969-1971 đã góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch theo chiều hướng ngày c

Trang 1

Chiến dịch Xuân - Hè 1972

Chiến tranh Việt Nam

Pháo 130 mm Quân đội Nhân dân Việt Nam ở mặt trận Kontum

Hoàn cảnh lịch sử:

- Những thắng lợi về quan sự chính trị ngoại giao của nhân dân Miền nam từ

1969-1971 đã góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch theo chiều hướng ngày càng có lợi cho các lực lượng cách mạng đông dương và bất lợi cho mỹ ngụy tình hình này đã tạo thêm thời cơ thuận lợi cho một cuộc tiến công chiến lược mới ngay trong năm 1972

- Trong khi đó ở Miền bắc sau khi Mỹ tuyên bố chấm dứt ném bom không điều kiện (1/11/68) miền Bắc đã tranh thủ thòi gian hoà bình ra sức khắc phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh khôi phục và phát triến một bước nền kinh tế quốc dân Sớm

ổn định tình hình, nhanh chóng tạo thêm nguồn sức mạnh của hậu phương ra sức chi viện đáp ứng sự nghiệp cách mạng miền nam

Thống Kê Tương Quan Lực Lượng Của Ta Và Địch

Địa điểm Miền Nam Việt Nam

Kết quả 2 bên đều cho là mình chiến thắng

Tham chiến

Việt Nam Cộng Hoà

Hoa Kỳ

Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Mặt trận Dân tộc

Trang 2

Giải phóng Miền Nam Việt Nam

Chỉ huy

Ngô Quang Trưởng

Nguyễn Văn Toàn

Lê Văn Hưng

Creighton Abrams

Võ Nguyên Giáp Hoàng Văn Thái Văn Tiến Dũng Trần Văn Trà

Lực lượng

13 sư đoàn và 11 lữ đoàn

chủ lực Việt Nam Cộng

hòa và quân Địa phương

tại các nơi diễn ra chiến

sự

2.090 xe tăng, 1.618 xe

thiết giáp

1.692 máy bay chiến đấu

các loại, 1.611 tàu chiến

Không quân Hoa

Kỳ(1.270 máy bay) và

hỏa lực Hạm đội 7 (có

6 tàu sân bay, 5 tuần

dương hạm)

14 sư đoàn

26 trung đoàn độc lập 250-300 xe tăng và xe bọc thép

Tổn thất

Nguồn 1: Khoản 10.000

chết, 33.000 bị thương,

3.500 mất tích

Nguồn 2: Tính chung cả năm

1972: Mĩ: 561 chết, 3936 bị

thương, 11 mất tích

VNCH: 39.587 chết, 139.731

bị thương, hàng nghìn mất tích

Nguồn Hoa Kỳ: khoản

40.000 chết, Khoản 60.000 bị thương hoặc mất tích

Tính chung cả năm 1972: Chưa có thống kê chi tiết

Trang 3

 Chiến dịch Xuân - Hè 1972 (Việt Nam Cộng hòa gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa, Mỹ gọi

là Easter Offensive) là một phần trong Chiến cục năm 1972 tại Việt Nam, xảy ra

từ 30 tháng 3 đến 31 tháng 1 năm 1973 trong Chiến tranh Việt Nam, là một nhóm các chiến dịch do Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) thực hiện, chống lại Quân lực Việt Nam Cộng hòa (VNCH) cùng đồng minh Mỹ Đây là cuộc tổng tấn công chiến lược bằng các chiến dịch tiến công quy mô lớn, hiệp đồng binh chủng, tiến công sâu hệ thống phòng ngự của quân đội Việt Nam Cộng hòa vào những hướng chiến lược quan trọng: Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, đồng bằng Khu V và Khu VIII (Nam Bộ) Cuộc tiến công bắt đầu ngày

30 tháng 3/1972

Các hoạt động quân sự trong chiến cục năm 1972 diễn ra trên toàn lãnh thổ Bắc và Nam Việt Nam Trong đó các địa bàn hoạt động quân sự chính là Đông Nam Bộ, Bắc Tây Nguyên, Trị-Thiên-Huế; các địa bàn hoạt động quân sự phối hợp là Đồng bằng Nam Bộ, Trung Trung Bộ; các địa bàn hoạt động quân sự đất đối không là Hà Nội, Hải phòng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Vinh và các vùng lân cận

Đây cũng là những trận đánh cuối cùng có sự tham gia của quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam, chủ yếu là không quân và hải quân Đây cũng là năm ác liệt nhất trong Chiến tranh Việt Nam với con số thương vong và số lượng tài sản quân sự bị phá huỷ của các bên đều ở mức cao nhất trong một năm; (kể

cả số liệu mà các bên tự thừa nhận cũng như số liệu của đối phương ước tính)

 Kế hoạch của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Nhận thấy tình hình chuyển biến ngày càng có lợi về so sánh lực lượng và về thế chiến lược, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương Quân đội Nhân dân Việt Nam quyết định xúc tiến việc chuẩn bị để mở cuộc tấn công chiến lược năm 1972 trên toàn miền Nam, trong đó mặt trận Trị - Thiên được chọn là hướng tấn công chủ yếu Khu 5, trong đó có

Đà Nẵng là chiến trường phối hợp quan trọng

Tháng 10-1971, Trung ương Cục miền Nam họp Hội nghị lần thứ 9, xác định quyết tâm kiên quyết thực hiện thắng lợi Nghị quyết Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương Trung ương Cục nêu rõ phương hướng và nhiệm vụ trước mắt của chiến trường B2

là: "Tranh thủ thời gian, phấn đấu hoàn thành công tác chuẩn bị, xây dựng thế tiến công chiến lược mới bằng ba quả đấm mạnh trên cả ba vùng chiến lược; tiếp đó, mở cuộc tiến công và nổi dậy rộng lớn nhằm đánh suy sụp nặng ngụy quân, ngụy quyền,

Trang 4

dánh bại cơ bản kế hoạch bình định của địch" Để đạt được yêu cầu trên, Thường vụ

Trung ương Cục chỉ rõ yêu cầu, nhiệm vụ trên từng vùng chiến lược:

 Đánh bại về cơ bản kế hoạch bình định của Mỹ ở nông thôn

 Đẩy mạnh đòn đánh tiêu diệt địch của bộ đội chủ lực, phát triển thế tiến công liên tục khắp các chiến trường, làm cho quân địch suy sụp và tan rã nặng

 Đẩy mạnh phong trào đấu tranh ở đô thị lên một bước mới, nhất là Sài Gòn - Gia Định; khoét sâu mâu thuẫn Mỹ - Thiệu, đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh, đòi hòa bình, chấm dứt chiến tranh, tiến tới cao trào đấu tranh chính trị rộng lớn, phối hợp chặt chẽ với đòn tiến công quân sự của bộ đội chủ lực ở hướng chính, buộc Mỹ phải lập một chính phủ mới vãn hồi hòa bình

Chiến dịch này được định thời gian cho trùng với giai đoạn đầu của chiến dịch bầu

cử Tổng thống Mỹ, với hy vọng rằng chiến sự leo thang sẽ gây ra áp lực mạnh mẽ tại

Mỹ đòi hòa bình và chấm dứt chiến tranh Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công thẳng vào các hệ thống phòng thủ chiến lược của Việt Nam Cộng hòa, nhằm làm mất uy tín chính sách Việt Nam hóa chiến tranh và cầm chân tối đa các lực lượng chủ lực của đối phương, phá vỡ chương trình bình định nông thôn của chính phủ Việt Nam Cộng hòa,

và nâng cao vị thế trước khi diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình cuối cùng

Trong lúc Quân đội Nhân dân Việt Nam đang dồn sức chuẩn bị cho cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam, tình báo Hoa Kỳ và VNCH vẫn không phát hiện ra Họ

vẫn chủ quan cho rằng: “Cộng sản còn ở thế bị động về chiến lược chiến thuật và đang thiếu thốn trầm trọng, nhất là đạn dược, tinh thần cán binh giảm sút, tuyển mộ khó khăn, số hồi chánh tăng, mức độ hoạt động của cộng sản trong năm 1972 sẽ chỉ tương

tự như 6 tháng cuối năm 1971 Có thể việc chống phá bình định được tăng cường hơn

và đẩy mạnh hoạt động trong dịp bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11-1972.

 Chiến dịch Xuân hè 1972 xảy ra trên 3 mặt trận chính.

 Mặt trận Trị Thiên Huế hay Chiến dịch Trị Thiên tại mặt trận B2 (Vùng 1 chiến thuật), ở hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế (từ 30/3 tới 31/1/1973) với 40.000 quân chính quy miền Bắc

 Mặt trận Bắc Tây Nguyên hay Chiến dịch Bắc Tây Nguyên (từ 30/3 đến

5/6/1972) tại Đăk Tô, Tân Cảnh, Kon Tum có 20.000 quân

Trang 5

 Mặt trận Đông Nam Bộ hay Chiến dịch Nguyễn Huệ - chiến dịch đánh Lộc

Ninh, Bình Long và dọc đường 13, miền Đông Nam Bộcó 30.000-40.000 quân

 Phát huy nững thắng lợi đạt được, lợi dụng sự chủ quan sơ hở của địch ,do phán đoán sai thời gian quy mô và hướng tấn công của quân ta thực hiện chỉ thị của Bộ chính trị từ 30/3/72 quân dân Miền nam mở cuộc tấn công chiến lược xuân hè

1972 trên toàn chiến trường Miền nam đánh vào Quảng trị lấy Quảng trị làm hướng tấn công chính yếu , rồi phát triển rộng ra khắp chiến trường Miền nam Quân ta tiến công địch với cường

độ mạnh, quy mô rộng lớn trên hầu hất các địa bàn chiến lược quan trộng chỉ trong 1 thời gian ngắn ta đã chọc thửng 3 phòng tuyên chiến lược qunn trọng của địch ở Quảng trị Tây nguyên Đông nam bộ, buộc quân chủ lực nguỵ phải căng ra chống đỡ trên hầu khắp các chiến trường

- Cùng với những cuộc tấn công bao vây, áp sát tiêu diệt các căn cứ quân sự, chi khu , quận lỵ, đồn bốt Lực lưọng vũ trang nhân dân ba thứ quân đã hỗ trợ đặc lực cho nhân dân địa phương nổi dậy ta gianhf quyền làn chủ đẩy mạnh chiến tranh

du kích ở những vùng địch kiểm soát.

Vì gặp phải những khó khăn lớn do không quân Mỹ oanh tạc mạnh dọc tuyến Đường Trường Sơn nên chỉ có hai đại đội xe tăng T54 và hai đại đội xe tăng PT76 vào đến miền Đông Nam Bộ (B2), số còn lại được thay thế bằng xe tăng M41 chiến lợi phẩm chiếm được của QLVNCH và

quân Lon Nol Các đơn vị pháo mạnh thuộc lực lượng pháo binh chiến lược định đưa đến Đông Nam Bộ phải dừng lại ở Bắc Tây Nguyên (B3) và được lệnh chuyển hướng tham gia chiến dịch này Cũng do sự thay đổi hướng tấn công chính được ấn định muộn nên trong thế bố trí của

QĐNDVN tham gia tấn công cũng có sự thay đổi Sư đoàn 320A chỉ nhận được Trung đoàn 52 tham gia chiến dịch Bắc Tây Nguyên, số quân còn lại sẽ được bổ sung bằng bộ binh bảo vệ Đường Trường Sơn (đoàn 968 bảo vệ Tây Trường Sơn) Trung đoàn 48 và trung đoàn 64 được bổ sung trung đoàn 27 độc lập thành Sư đoàn 320B chiến đấu tại mặt trận Trị Thiên (B5) Trung đoàn 88 (Sư đoàn 308) vừa tham gia xong chiến

dịch Cánh đồng chum - Xiêng Khoảng (Trung Lào) được lệnh về hội quân với chủ lực Sư đoàn 308 ở Tây Vĩnh Linh (tháng 12-1971)

Trang 6

Giai đoạn I

- Cánh quân phía Tây: Sư đoàn 304 ở Tây Hướng Hóa tấn công từ điểm

cao 544 đến Động Toàn, phát triển đến Mai Lộc, Phượng Hoàng; phối hợp tiểu đoàn 3 (trung đoàn tăng - thiết giáp 203) đánh chiếm La Vang,

TX Quảng Trị, chia cắt, cô lập sư đoàn 3 QLVNCH, lữ 147 TQLC, trung đoàn 2 (sư đoàn 3), thiết đoàn 17, các liên đoàn BĐQ 4, 5 đóng ở Bắc sông Thạch Hãn Mục tiêu cuối cùng là đánh chiếm thị xã Quảng Trị Yểm

hộ cho hướng này có các trung đoàn pháo binh 65, 38 (đoàn Bông Lau trang bị pháo 130 mm) và Sư đoàn phòng không 377

- Cánh quân Tây Nam: Sư đoàn 324 ở Động Ché và Đá Bàn tấn công từ

Động Ngô đến Động Tranh, phát triển đến Động Ông Do và Mỹ Chánh, chia cắt, cô lập các đơn vị QLVNCH đóng từ Nam sông Thạch Hãn đến Bắc Sông Mỹ Chánh: trung đoàn 1 (sư đoàn 1), thiết đoàn 20, Bộ tư lệnh

Sư đoàn 3 Yểm hộ có hướng này có trung đoàn 365 (của mặt trận Trị Thiên)

- Cánh quân phía Bắc: sư đoàn 308 (thiếu) và trung đoàn tăng - thiết giáp

203 (thiếu) vượt sông Bến Hải tấn công các cứ điểm từ Dốc Miếu - Cồn Tiên đến Cam Lộ, phối hợp với tiểu đoàn 6 phát triển đến Lai Phước, đánh chiếm Đông Hà - Ái Tử Các trung đoàn 27, 64 (sư 320B), 18 (sư 325), và tiểu đoàn 7 (trung đoàn tăng 202) đánh chiếm Cửa Việt, phát triển đến Triệu Phong, sau đó tách trung đoàn 27 phối hợp với Sư đoàn

308 đánh chiếm Ái Tử; các trung đoàn 64, 18 và tiểu đoàn 7 tấn công dọc

bờ biển, phát triển đến Hải Lăng và Bắc sông Mỹ Chánh, hội quân với Sư đoàn 324, bao vây toàn bộ lực lượng QLVNCH từ Nam sông Bến Hải đến Bắc sông Mỹ Chánh Yểm hộ cho hướng này có các trung đoàn pháo binh

154, 84; Sư đoàn phòng không 367

- Lực lượng dự bị: sư đoàn 325 (thiếu), sư đoàn 320B (thiếu), sư đoàn

312 (mới có 1 trung đoàn đến mặt trận), tiểu đoàn 808 địa phương, trung đoàn pháo binh 45 (đoàn Tất Thắng), trung đoàn tăng - thiết giáp 202 (thiếu)

Giai đoạn II

Bao vây, tiêu diệt và làm tan rã các đơn vị QLVNCH đóng từ Nam Bến Hải đến Bắc Mỹ Chánh, đánh chiếm các căn cứ đầu cầu ở bờ Nam sông

Mỹ Chánh, đưa lực lượng dự bị vượt sông, phát triển đến Phong Điền, Cầu Nhi, Phố Trạch Nếu có thời cơ sẽ đánh chiếm thành phố Huế

Được xác định là hướng phối hợp, QĐNDVN chỉ bố trí ở Bắc Tây nguyên một lực lượng hạn chế Lực lượng dự bị chỉ có đoàn 968 vừa tham gia chiến dịch Cánh đồng chum - Xiêng Khoảng về, đang trong giai đoạn củng cố Phương án tấn công được phân chia thành 3 đợt:

Đợt tạo thế

Trang 7

Các trung đoàn 400 (thuộc 559) và 28 (độc lập) cắt đường 14 ở Bắc Võ Định, các trung đoàn 2 và 3 (đoàn 320A) tấn công các tiền đồn phía Tây, vượt sông Pô-kô đánh chiếm Võ Định, cô lập cụm cứ điểm Đắc Tô - Tân Cảnh với Kon Tum Các trung đoàn 24, 85, tiểu đoàn 6 và 16 (quân địa phương) cắt đường 14 ở Chư Thoi, Tân Phú, phía Nam Kon Tum 25 km,

cô lập cụm cứ điểm Kon Tum

Đợt 1

Sư đoàn 2 (chủ lực khu V) và trung đoàn 66 (độc lập) có 1 tiểu đoàn phối hợp tấn công các cứ điểm quận lỵ Đắc Tô, các tiền đồn Plei Cần, Ngọc Rinh Rua, Ngọc Bờ Biêng, Đắc Moi, đánh chiếm cụm phòng ngự Đắc Tô -Tân Cảnh Đánh tiêu hao các lực lượng QLVNCH từ Kon Tum lên ứng cứu cho Đắc Tô - Tân Cảnh

Đợt 2

Đưa toàn bộ lực lượng dự bị tham chiến gồm 1 tiểu đoàn (thiếu), đoàn

968 (thiếu), đánh chiếm thị xã Kon Tum

Vì là chiến trường xa nhất trong ba hướng chiến lược nên về trang bị, vũ khí, khí tài nặng, phương tiện, đạn trái phá v.v mặt trận Đông Nam Bộ được tiếp tế ít nhất, phải dựa vào sức mình là chính Bộ chỉ huy chiến dịch cũng chia phương án tấn công thành ba đợt

Đợt 1

Trung đoàn 271, một tiểu đoàn của trung đoàn 24 và một đại đội tăng tấn công nghi binh hướng Tân Biên - Xa Mát, kéo lực lượng của Sư đoàn 25

và Lữ đoàn biệt kích dù 81 (QLVNCH) về hướng Tây Bắc Hai tiểu đoàn còn lại của trung đoàn 24 tấn công Chi Phú, Gò Dầu, cắt đường Thủ Dầu Một - Xoài Riêng, kéo Trung đoàn 3 (Sư đoàn 5 QLVNCH) tiến ra phản kích, làm suy yếu lực lượng dự bị phòng thủ Đông Nam Bộ Yểm hộ các hướng này chỉ có 3 đại đội cối 120 và 81

Đợt 2

Sư đoàn 5 và một tiểu đoàn tăng (thiếu) đánh chiếm Lộc Ninh Cùng lúc,

Sư đoàn 9, trung đoàn 271 và một tiểu đoàn tăng tấn công bao vây, cô lập

và đánh chiếm An Lộc (Bình Long) Hai tiểu đoàn bộ binh địa phương và

1 tiểu đoàn đặc công đánh chiếm tiền đồnPhước Long ở cực Đông tuyến phòng ngự Đông Nam Bộ Sư đoàn 7 cắt đứt đường 13 ở Tàu Ô, Chơn Thành, lập các chốt chặn đánh tiêu hao lực lượng QLVNCH ở Bến

Cát lên ứng cứu Sử dụng Trung đoàn pháo binh 75 yểm hộ cho các đơn

vị tấn công Lộc Ninh, Trung đoàn pháo binh 40 yểm hộ cho các đơn vị tấn công An Lộc

Đợt 3

Trang 8

Đưa lực lượng dự bị gồm: các trung đoàn bộ binh 25, 11, các tiểu đoàn độc lập 12, 14, 205, 209, 289 (thuộc C30B của khối chủ lực Miền) phối hợp với các lực lượng đã tham chiến phát triển đến tuyến Bến Cát, Thủ Dầu Một Đánh chiếm toàn bộ tỉnh Bình Long

Sơ đồ trận tiến công của Quân đội Nhân dân Việt Nam

 Kết quả Chiến Dịch

- Sau gần ba tháng chiến đấu từ tháng 3 đến cuối tháng 6/72 ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 23 vạn quân dịch ,phá huỷ và thu hồi một khối lượng lớn phương tiện chiến tranh gồm 336 xe tăng xe bọc thép, 419 khẩu pháo, 340 máy bay giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn với hơn 1 triệu dân , giáng một đòn mạnh mẽ vào chiến lược Việt nam hoá chiến tranh của Mỹ.

- Sau đòn mở đầu bất ngờ chóang váng của quân ta quân nguỵvới

sự yiểm trọ tối đa của hoả lực không quân và hải quân Mỹ đã phản công mạnh mẽ gây cho ta nhiều thiệt hại Tổng thông Mỹ Ních son

Trang 9

đã tuyên bố Mỹ hoá trở lại một phần cuộc chiến tranh xâm lược miền nam và gây trở lại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân với Miền bắc ( Từ tháng 9/72 dến hết tháng 12/72) thừa nhận

sự thất bại của Mỹ trong chiến lược Việt nam hoá chiến tranh

- Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân và dân ta có ý nghĩa hết sức to lớn mở ra một bước ngoatự của cuộc khanbgs chiến chống mỹ cứu nước, giáng một dòn mạnh mẽ vào quân nguỵ ( Công

cụ chủ yếu của Việt nam hoá chiến tranh) và quốc sach bình định ( Xương sống của Việt nam hoá chiến tranh) Tạo ra thế và lực mới của CM miền nam đẻe tiến tới cuộc tổng tiến công và nổi dậy đại thắng mùa xuân năm 1975.

Ngày đăng: 27/06/2014, 00:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ trận tiến công của Quân đội Nhân dân Việt Nam - Chiến dịch Xuân - Hè 1972 pot
Sơ đồ tr ận tiến công của Quân đội Nhân dân Việt Nam (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w