1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nguyên nhân thiết lập và đặc điểm của thể chế nhà nước lưỡng đầu vua lê – chúa trịnh ở đàng ngoài (1599 – 1786)

18 25 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Nhân Thiết Lập Và Đặc Điểm Của Thể Chế Nhà Nước Lưỡng Đầu Vua Lê – Chúa Trịnh Ở Đàng Ngoài (1599 – 1786)
Trường học Trường Đại Học
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 29,74 KB

Nội dung

MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 2 NỘI DUNG 2 Chương 1 : Khái quát chung về thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài 2 1.1 Khái niệm thể chế nhà nước lưỡng đầu 2 1.2 Khái quát chung về thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài .3 Chương 2 : Phân tích nguyên nhân thiết lập thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài 3 2.1 Nguyên nhân sâu xa và chủ đạo là do ảnh hưởng từ thuyết Chính danh của Nho giáo 3 2.2 Nguyên nhân do tương quan lực lượng giữa các phe phái phong kiến 5 2.2.1 Tương quan lực lượng giữa tập đoàn họ Trịnh và tập đoàn nhà Lê 5 2.2.2 Tương quan lực lượng giữa tập đoàn Lê-Trịnh và chúa Nguyễn 6 2.3 Nguyên nhân về mặt lịch sử 6 Chương 3 : Phân tích đặc điểm của thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài 6 KẾT LUẬN 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .8 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhìn lại suốt quá trình lịch sử phong kiến của nước ta với chế độ phong kiến tập quyền có thể dễ dàng nhận thấy đặc trưng trong thời kỳ này là vua nắm giữ quyền lực tối cao của đất nước, đặc trưng này xuất phát từ năm 939 khi vua Ngô Quyền xưng vương cho đến mãi năm 1945 Bảo Đại hoàng đế Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy tuyên bố thoái vị và nhường quyền lực cho Chính quyền Cách mạng Vua được tôn là thiên tử - con của Trời ban xuống Tuy nhiên đôi khi quyền lực và địa vị của vua cũng bị hạn chế và san sẻ trong thể chế chính trị lưỡng đầu Trong đó, thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh là nổi bật nhất, hiếm gặp trong sử Việt Chính quyền Lê -Trịnh ở Đàng Ngoài tồn tại từ năm 1592 đến năm 1786, trải qua 9 đời chúa song song với 13 đời vua Chính quyền Lê - Trịnh là chính quyền của hai dòng họ, hai thế lực phong kiến phải dựa vào nhau để cùng nhau trị vì đất nước, nhưng sâu bên trong nội tại thì luôn xảy ra mâu thuẫn với nhau về mặt quyền lợi và mặt lợi 2 ích Vua Lê tuy mang danh nghĩa Thiên tử nhưng thực chất chỉ như một ông quan nhận bổng lộc từ Phủ chúa để coi việc tế tự còn Chúa Trịnh mới là người giữ Thiên tử trong tay để lo đại chính Hiện nay, các đề tài nghiên cứu về thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài vẫn nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước bởi sự thú vị và ly kỳ của nó Để tìm hiểu rõ hơn về một vài nội dung quan trọng của thể chế nhà nước này, em xin được tập trung nghiên cứu đề tài “Nguyên nhân thiết lập và đặc điểm của thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1599 – 1786)” để tìm hiểu và phân tích về nội dung nghiên cứu này 3 NỘI DUNG Chương 1 : Khái quát chung về thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài 1.1 Khái niệm thể chế nhà nước lưỡng đầu Thể chế nhà nước lưỡng đầu (hay còn gọi là mô hình lưỡng đầu chế) hình thành tương đối sớm trong lịch sử nước ta, lần đầu tiên vào mùa xuân năm 40 sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng khi đó người đứng đầu nhà nước là hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị Trải qua thời Hậu Ngô Vương (Ngô Xương Văn- Ngô Xương Ngập) tới thời Trần Hồ Mạc, rồi thời Trịnh-Nguyễn phân tranh thể chế nhà nước lưỡng đầu có nhiều bước tiến bộ vượt bậc và dần hoàn thiện Có thể hiểu một cách đơn giản, thể chế lưỡng đầu là chế độ chính trị trong đó có hai người cùng nắm quyền cai trị đất nước Thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh là chế độ chính trị trong đó có vua Lê và chúa Trịnh cùng nắm quyền cai trị đất nước 4 1.2 Khái quát chung về thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài Năm 1527 Mạc Đăng Dung đoạt ngôi vua Lê, quan đại thần nhà Lê là Nguyễn Kim chạy sang Lào, tôn Lê Duy Ninh lên ngôi vua, lãnh đạo lực lượng chống lại nhà Mạc Đến năm 1545 thì Nguyễn Kim mất, quyền lực rơi vào tay con rể là Trịnh Kiểm Năm 1546 Trịnh Kiểm cho tổ chức lại triều đình, chuyển về đóng đô ở Vạn Lai và mượn danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” để thâu tóm toàn bộ binh quyền, biến vua Lê thành bù nhìn, mở đầu thời kì “Vua Lê - chúa Trịnh” Từ sau khi đánh bại quân nhà Mạc thì quyền lực của nhà họ Trịnh ngày càng được mở rộng Đến năm 1599 Trịnh Tùng tự xưng là Đô Nguyên soái Tổng quốc chính và ép vua Lê Thế Tông phong mình là Bình An Vương Sách văn phong là sự ủy quyền chính thức của vua Lê cho chúa Trịnh trong việc cai quản đất nước 5 Như vậy có thể thấy rõ được vai trò giữa vua và chúa, cụ thể thì Hoàng gia giữ uy phúc và trị vì, Vương phủ nắm quyền binh và cai trị Đây cũng được xác định là nguyên tắc cơ bản và chủ đạo chi phối toàn bộ thể chế lưỡng đầu vua Lê - chúa Trịnh Chương 2 : Phân tích nguyên nhân thiết lập thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài 2.1 Nguyên nhân sâu xa và chủ đạo là do ảnh hưởng từ thuyết Chính danh của Nho giáo Nguyên nhân sâu xa và được coi là nguyên nhân chủ đạo dẫn đến thiết lập thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài là do ảnh hưởng sâu sắc thuyết Chính danh của Nho giáo Từ đầu thời Lê Sơ, Nho giáo đã chính thức tư tưởng chính trị chính thống ở nước ta, khi đó nhà nước phong kiến Việt Nam lấy Nho giáo làm cơ sở để trong mọi hoạt động điều hành đất nước, quản lý dân chúng, hệ thống tư tưởng của Nho giáo còn là kim chỉ nam trong hoạt động tổ chức các thiết chế chính trị và xây dựng luật pháp thời bấy giờ Về mặt hệ tư 6 tưởng chính trị - xã hội Nho giáo là một học thuyết chủ trương một loại chế độ đại thống nhất, đại tập trung Quan niệm của Nho giáo về ngôi vua có nội dung cơ bản là vua có vai trò biểu tượng của quyền lực quân chủ cao nhất, thể hiện ý chí và đại diện thống nhất và tuyệt đối cho ý trí của trời Cũng trong quan niệm của Nho giáo tại một thời điểm nhất định, một không gian cụ thể chỉ được phép tồn tại một người là vua hoặc đại diện cho một dòng họ chứ quyền lực của vua không bao giờ được phép phân tản hay chia nhỏ Nhà Nho, những người đã được học sách thánh hiền đều rất đề cao một nguyên lý trong thánh hiền, đó là “tôn quân thân thượng” với nội dung là mọi hành vi xâm phạm đến ngôi vua đề bị coi là trọng tội, đều bị xử với những hình phạt nặng nề nhất Để duy trì địa vị khó thể thay thể và sức ảnh hưởng của Nho giáo trong suốt một quãng thời gian dài như vậy, yếu tố quan trọng để học thuyết này đạt được thành công đó là đã dạy được tín đồ của mình có lòng trung thành tuyệt đối và vô điều kiện đối với ngôi vua, người có quyền lực 7 tối cao và duy nhất trong từng thời điểm lịch sử hoặc một dòng họ chính thống tiếp nối quyền lực của nhau Xét riêng quan điểm chính danh của Nho giáo, quan niệm này được dạy cho người học rằng sự thành hay bại của việc nước là do người nắm quyền lực, mỗi người có một vị trí chính đáng của người đó, thể hiện trong quan niệm “ danh chính ngôn thuận” Nho giáo hướng con người đến với chữ “danh” đó để thể hiện sự ngay thẳng, chính trực của mình trong công việc mà mình làm, đồng thời mỗi người phải có trách nhiệm với hành vi mà mình thực hiện, mọi hành vi đó phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, không trái với luật pháp đã được quy định Chỉ đến khi tinh thần chính thống này đã thấm nhuần vào tư tưởng của tầng lớp Nho sỹ, các chúa Trịnh nói riêng và dòng họ Trịnh nói chung không thể trở thành một triều đại chính thống Do đó mặc dù dòng họ Trịnh đã nằm được quyền hành (quyền bính) trong tay, cơ hội vượt lên rất sáng nhưng họ Trịnh cũng không đủ tự tin để loại bỏ quyền lực của nhà Lê bởi 8 những ảnh hưởng sâu sắc của một nguyên tắc trong thuyết chính danh của Nho giáo, đó là nguyên tắc “hoàng gia giữ uy phúc,vương phủ nắm quyền bính” mà nhà Lê luôn luôn tôn trọng Thời bấy giờ, họ Trịnh đã đủ tỉnh táo và thông minh để nhìn nhận được tình hình chính trị của đất nước đương thời từ đó quyết định chấp nhận thể chế lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh Nhìn lại hậu quả thất bại của họ Mạc, nhà Lê đã rút kinh nghiệm sâu sắc và nhận thấy vẫn đang nhận được sự ủng hộ của dân chúng do đó càng củng cố quyết định chấp nhận chế độ lưỡng đầu này, họ Trịnh chỉ dám yêu cầu Vua Lê phong tước cho mình và duy trì cơ chế thế tập ngôi vị Mặc dù một sự thật là họ Trịnh có công giúp nhà Lê diệt nhà Mạc nhưng suy cho cùng họ Trịnh vẫn bị coi là “ngụy” theo quan niệm trong tư tưởng chính danh của Nho giáo và tư tưởng nhân dân Chính vì những ảnh hưởng của tư tưởng đó đã góp phần thiết lập ra thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài 9 2.2 Nguyên nhân do tương quan lực lượng giữa các phe phái phong kiến 2.2.1 Tương quan lực lượng giữa tập đoàn họ Trịnh và tập đoàn nhà Lê Đối với nhà Lê, một triều đại đã tồn tại hàng trăm do đó đã có tầm ảnh hưởng và chiếm được lòng tin của dân chúng Nhìn lại, mặc dù dưới thời Nhà Mạc đã có những chính sách khiến cho “dân giàu nước mạnh”, cũng có một thời điểm đã làm rất tốt nhiệm vụ trị nước an dân, đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của nhân dân Tuy nhiên, so với nhà Lê thì nhà Mạc chưa có công lao gì đáng kể đối với đất nước, chính vì vậy càng khẳng định thêm vị thế và lực lượng của nhà Lê Chính vì vậy có một sự thật lịch sử rằng nhà Lê vẫn nhận được sự tin yêu của nhân dân lúc bấy giờ Đối với họ Trịnh, đây là một tập đoàn phong kiến mới nổi lên và có thế lực nhất lúc bấy giờ Tuy nhiên họ Trịnh là có hạn chế là chưa có cơ sở xã hội vững chắc, không được toàn dân ủng hộ, 10 lại đang phải đối đầu với kẻ thù hùng mạnh ở cả phía Bắc (nhà Mạc) lẫn phía Nam (họ Nguyễn ) Do đó để có thể tồn tại và cai trị đất nước họ Trịnh phải dựa trên danh nghĩa của nhà Lê Họ Trịnh chấp nhận chấp nhận duy trì ngôi vua Lê với mục đích trấn áp các lực lượng đối lập, dần lấy lòng tin và chiêu dụ dân chúng Trong suốt hơn 200 năm tồn tại chính quyền Lê – Trịnh, các chúa Trịnh từng thời kỳ chưa bao giờ thôi ý định loại bỏ vua Lê Tuy nhiên, chúa Trịnh nhận ra ngôi vị của nhà Lê càng trở nên tất yếu trong các quan hệ đối ngoại, vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ Đàng Ngoài và nếu như lật đổ vua Lê thì chúa Nguyễn ở Đàng Trong cũng sẽ tự lập lập thành một quốc gia thực thụ, khi đó họ Trịnh sẽ bất lợi khi phải chống Nguyễn Một lý do để họ Trịnh không thể diệt vua Lê là do còn có mối quan hệ ngoại giao với triều đình nhà Minh rồi sau đó là triều đình nhà Thanh Vì vậy, họ Trịnh chấp nhận cơ cấu quyền lực kép đó mà không thể một triều đình riêng biệt 11 2.2.2 Tương quan lực lượng giữa tập đoàn Lê-Trịnh và chúa Nguyễn Lý giải cho việc họ Trịnh chưa hoặc không dám cướp ngôi của nhà Lê trở một mình thống lĩnh quyền lực là do còn lo ngại họ Mạc, nhà Minh, và họ Nguyễn ở Đàng Trong Họ Trịnh của đủ cơ sở, lực lượng vững chắc để có thể một mình nắm giữ ngôi vị Từ những lý do trên, có thể thầy đang thiếu mất “điều kiện cần” và sự tồn tại song song của vua Lê là chìa khóa mở cửa cho sự hợp thức trong hoạt động điều hành chính trị của phủ chúa Trịnh Ngoài ra, sự tồn tại của vua Lê một phần làm cho chúa Nguyễn ở Đàng Trong phải dè chừng, chỉ cần tính đến quan hệ với các chúa Nguyễn, nếu các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài loại bỏ vua Lê, thì một điều chắc chắn xảy ra là Nguyễn đe dọa đến sự tồn tại của chúa Trịnh Bên cạnh đó việc giữ vua Lê cũng đồng thời để giữ chân các văn thần tài giỏi có lòng trung nghĩa với vua Lê mà không chứ không phải với các chúa Nguyễn 12 Chính vì sự tương quan lực lượng của các phe phái phong kiến thời bấy giờ cũng góp một phần thiết lập lên thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài 2.3 Nguyên nhân về mặt lịch sử Trong sử Việt thì thể chế lưỡng đầu đã bước đầu được hình thành từ đầu thời Lê Trung Hưng, tức giai đoạn Nam triều Trong đó, bên cạnh vua Lê là Nguyễn Kim sau đó là đến họ Trịnh nắm thực quyền Sau khi đánh đổ được nhà Mạc (Bắc triều), họ Trịnh không thể không tiếp tục duy trì vua Lê ở Đàng Ngoài Trong bối cảnh lịch sử thời đó, việc giữ lại của Lê là một tất yếu khách quan mà họ Trịnh không thể làm trái nếu như muốn tồn tại lâu dài Chính vì những yếu tố lịch sử đó đã dẫn đến sự thiết lập thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài 13 Chương 3 : Phân tích đặc điểm của thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài Thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài có sự khác biệt với các mô hình thể chế lưỡng đầu khác, đó là quan hệ huyết thống giữa các nguyên thủ với nhau Nếu ở các mô hình khác, những người nắm quyền đều có quan hệ huyết thống thì sang đến vua Lê – chúa Trịnh lại là hai dòng họ hoàn toàn khác Điều đó dẫn đến ở thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh có nhiều biểu hiện, đặc điểm để phân biệt với các mô hình lưỡng đầu khác, các đặc điểm của thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài cụ thể như sau : Thứ nhất, chính quyền Lê – Trịnh là một sản phẩm hoàn chỉnh, rõ ràng và tiêu biểu nhất cho thể chế lưỡng đầu trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam 14 Chính quyền Lê – Trịnh là thể chế lưỡng đầu thuộc về hai dòng họ khác nhau về huyết thống, giữa vua và chúa, giữa đế và vương, kết hợp với nhau trong sự đối trọng, vừa hòa hợp vừa mâu thuẫn Đây là điểm mới trong thế chế lưỡng đầu từ trước đến nay Thứ hai, chế độ lưỡng đầu thời Lê – Trịnh vừa thể hiện tập trung ở vua và chúa, và vừa thể hiện rõ ràng và chặt chẽ ở các thể chế Nhà nước, giữa triều đình và phủ chúa Có nghĩa là thể chế lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh là cả một hệ thống cơ cấu tổ chức Nhà nước chặt chẽ, rõ ràng, trong đó có một số yếu tố của thể chế này đã trở thành pháp luật Thứ ba, thể chế lưỡng đầu Lê – Trịnh có điểm khác biệt về quyền lực Các chúa Trịnh, nhất là Thành Tổ Triết vương Trịnh Tùng và Hy Tổ Nhân vương Trịnh Cương, đã không ngừng cải cách tổ 15 chức bộ máy Nhà nước nhằm tập trung cao độ quyền lực Nhà nước vào phủ chúa Nói như vậy không có nghĩa là các chúa Trịnh chỉ nhằm mục đích duy nhất như vậy, tuy rằng đó là mục đích cơ bản và hàng đầu Phương thức tổ chức bộ máy Nhà nước của các chúa Trịnh còn nhằm mục đích thứ hai và cũng là một trong hai mục đích cơ bản là làm cho giữa các cơ quan của chúa và vua có sự phân biệt quyền hạn rõ ràng, có sự phối hợp công vụ chặt chẽ, để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả cai trị của Nhà nước phong kiến, giữ vững được nền thống trị của giai cấp phong kiến đương thời Đó cũng là câu trả lời lý giải tại sao chế độ Lê – Trịnh lại tồn tại được hơn 200 năm Thứ tư, là thể chế nhà nước có nhiều cơ quan và chức quan mới bổ sung, luôn đề cao ngạch quan võ, phần lớn chức vụ chủ chốt từ trung ương đến địa phương được trao cho các võ quan nắm giữ Đặc điểm này là do chế độ Lê – Trịnh là thể chế của hai dòng họ, hai tập đoàn phong kiến, vừa hòa hợp lại vừa mâu 16 thuẫn với nhau, đồng thời phải đối phó với chính quyền chúa Nguyễn Đàng Trong Do đó việc tăng số lượng cơ quan, quan chức trong bộ máy nhà nước để chia ra cho mỗi tập đoàn tổ chức và quản lý thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình KẾT LUẬN Tóm lại, thông qua đề tài nghiên cứu “Nguyên nhân thiết lập và đặc điểm của thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1599 – 1786)” bài tiểu luận đã tập trung khái quát những vấn đề cơ bản và quan trọng liên quan đến thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, cụ thể tiểu luận đã đưa ra những phân tích phân tích và đánh giá về nguyên nhân thiết lập cũng như là đặc điểm của thể chế nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài để phân biệt với các mô hình lưỡng đầu khác Nhìn chung, mô hình vua Lê - chúa Trịnh, tồn tại suốt 240 năm (1546-1786) với nhiều biểu hiện, nhiều diễn biến phức tạp cũng như một vài yếu tố của thể chế này ít nhiều có sự ảnh hưởng 17 đến Nhà nước và pháp luật nước ta Sau bài tiểu luận này tôi rất mong nuốn được tiếp tục tìm hiểu thêm nhiều nội dung lịch sử liên quan đến thế chế này trong những lần tiếp theo DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình môn Lịch sử Nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội 18

Ngày đăng: 16/03/2024, 23:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w