1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương ôn tập hki văn 8

25 28 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Cương Cuối Học Kì 1 Ngữ Văn Lớp 8
Chuyên ngành Ngữ Văn
Năm xuất bản 2023 - 2024
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 492,4 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KÌ 1 NGỮ VĂN LỚP 8- Khái niệm truyện lịch sử sgk - Cốt truyện của truyện lịch sử thường đượcxây dựng trên cơ sở các sự kiện đã xảy ra; nhà văn tái tạo, hư cấu, sắp xếp

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KÌ 1 NGỮ VĂN LỚP 8

- Khái niệm truyện lịch sử (sgk)

- Cốt truyện của truyện lịch sử thường đượcxây dựng trên cơ sở các sự kiện đã xảy ra;

nhà văn tái tạo, hư cấu, sắp xếp theo ý đồnghệ thuật của mình nhằm thể hiện một chủ

đề, tư tưởng nào đó

- Thế giới nhân vật trong truyện lịch sử cũngphong phú như trong đời thực Việc chọnkiểu nhân vật nào để miêu tả trong truyện làdụng ý nghệ thuật riêng của nhà văn Thôngthường truyện lịch sử tập trung khắc họanhững nhân vật nổi tiếng như vua chúa, anhhùng, danh nhân, những con người có vaitrò quan trọng đối với đời sống của cộngđồng, dân tộc

- Ngôn ngữ trong truyện lịch sử, ngôn ngữnhân vật phải phù hợp với thời đại đượcmiêu tả, thể hiện vị thế xã hội, tính cáchriêng của từng đối tượng

2 Chủ đề của tác phẩm văn học

Là vấn đề trung tâm, ý nghĩa cốt lãi haythông điệp chính của tác phẩm Thôngthường, chủ đề không được thể hiện trực tiếp

mà người đọc phải tự rút ra từ nội dung củatác phẩm

1 Biệt ngữ xã hội

- Đặc điểm:

+ Biệt ngữ xã hội là một bộ phận ngôn ngữ

có đặc điểm riêng, được hình thành trênnhững quy ước riêng của một nhóm ngườinào đó -> phạm vi sử dụng hẹp

+ Trong văn bản, biệt ngữ thường được innghiêng hoặc đặt trong dấu ngoặc kép vàđược chú thích về nghĩa

- Tác dụng: Làm cho bức tranh cuộc sốngcủa một đối tượng cụ thể hiện lên chânthực, sinh động

2.Nhận biết từ ngữ địa phương

• Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉđược dùng trong phạm vi một hoặc một sốđịa phương nhất định

+ Từ địa phương Nam Bộ: heo (lợn), thơm(dứa), ghe (thuyền), …

+ Con về tiền tuyến xa xôi

Nhớ bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền.

- Bài thơ Đường luật có quy định nghiêm ngặt về hòa thanh (phối hợp, điều hòa thanh

điệu), về niêm, đối, vần và nhịp

- Ngôn ngữ thơ Đường luật rất cô đọng,

hàm súc; bút pháp tả cảnh thiên về gợi và ngụ tình; ý thơ thường gắn với mối liên hệ giữa tình và cảnh, tĩnh và động, thời gian và

1 Từ tượng hình

- Khái niệm: từ tượng hình là các từ gợi tả

dáng vẻ, hình ảnh, trạng thái của sự vật

- Tác dụng: từ tượng hình có giá trị gợi

hình, có tính biểu cảm, làm cho đối tượngcần miêu tả hiện lên sống động, cụ thể hơn

2 Từ tượng thanh

- Khái niệm: Từ tượng thanh là những từ

mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc conngười

- Tác dụng: Từ tượng thanh có giá trị gợi

thanh và có tính biểu cảm, làm đối tượngcần miêu tả trở nên sống động, cụ thể hơn

Trang 2

không gian, quá khứ và hiện tại, hữu hạn và

vô hạn,…

2 Thất ngôn bát cú Đường luật

- Về bố cục: bài thơ thất ngôn bát cú gồm

bốn cặp câu thơ, thường tương ứng với bốn phần: đề (triển khai ẩn ý chứa trong nhan đề), thực (nói rõ các khía cạnh chính của đối tượng được bài thơ đề cập), luận (luận giải,

mở rộng suy nghĩ về đối tượng), kết (thâu tóm tinh thần của cả bài, có thể kết hợp mở

ra những ý tưởng mới)

- Khi đọc hiểu, cũng có thể vận dụng cách chia bố cục bài thơ thành hai phần: bốn câu đầu, bốn câu cuối hoặc sáu câu đầu, hai câu cuối

- Về niêm và luật bằng trắc: Bài thơ phải

sắp xếp thanh bằng, thanh trắc trong từng câu và cả bài theo quy định chặt chẽ Quy định này được tính từ chữ thứ 2 của câu thứ nhất: nếu chữ này là thanh bằng thì bài thơ thuộc luật bằng, là thanh trắc thì bài thơ thuộc luật trắc Trong mỗi câu, các thanh bằng, trắc đan xen nhau đảm bảo sự hài hòa, cân bằng, luật quy định ở chữ thứ 2, 4, 6;

trong mỗi cặp câu (liên), các thanh bằng, trắcphải ngược nhau Về niêm, hai cặp câu liền nhau được “dính” theo nguyên tắc: chữ thứ 2của câu 2 và câu 3, câu 4 và câu 5, câu 6 và câu 7, câu 1 và câu 8 phải cùng thanh

- Về vần và nhịp: Bài thơ thất ngôn bát cú

chỉ gieo vần là vần bằng ở chữ cuối các câu

1, 2, 4, 6, 8; riêng vần của câu thứ nhất có thể linh hoạt Câu thơ trong bài thất ngôn bát

cú thường ngắt theo nhịp 4/3

- Về đối: Bài thơ thất ngôn bát cú chủ yếu sử

dụng phép đối ở hai câu thực và hai câu luận

3 Tứ tuyệt Đường luật

Mỗi bài tứ tuyệt Đường luật có bốn câu, mỗi câu có năm chữ hoặc bảy chữ Về bố cục, nhiều bài thơ tứ tuyệt triển khai theo hướng:

khởi (mở ý cho bài thơ), thừa (tiếp nối, phát triển ý thơ), chuyển (chuyển hướng ý thơ), hợp (thâu tóm ý tứ của toàn bài) Về luật thơ,bài thơ tứ tuyệt cơ bản vẫn tuân theo các quyđịnh như ở bài thơ thất ngôn bát cú nhưng không bắt buộc phải đối

LỜI lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận 1 Mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí I Đặc điểm của đoạn văn diễn dịch và quy nạp, đoạn văn song song, đoạn văn

Trang 3

SÔNG

NÚI đồ sau:Có thể hình dung mối liên hệ này qua sơ phối hợp

1 Khái niệm đoạn văn

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, biểu đạt nội dung tương đối trọn vẹn

Về hình thức, đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn

2 Đoạn văn diễn dịch (Có câu chủ đề)

Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn mà câu chủ đề nằm ở đầu đoạn các câu tiếp theo triển khai cụ thể chi tiết từng ý theo câu chủ đề, làm rõ, bổ sung cho câu chủ đề

3 Đoạn văn quy nạp (Có câu chủ đề)

Đoạn quy nạp là đoạn văn triển khai nội dung cụ thể trước, từ đó mới khí quát nội dung chung, được thể hiện bằng câu chủ đềcuối đoạn

4 Đoạn văn song song (Không có câu chủ đề)

Đoạn văn song hành là đoạn văn triển khai nội dung khác nhau nhưng cùng hướng tới một chủ đề

5 Đoạn văn phối hợp

Đoạn văn phối hợp là đoạn văn mà có kết hợp giữa đoạn văn diễn dịch với quy nạp,

có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn

Khái niệm thơ trào phúng

- Về nội dung: Thơ trào phúng dùng tiếngcười để phê phán những cái chưa hay, chưađẹp hoặc cái tiêu cực xấu xa, nhằm hướngcon người tới các giá trị thẩm mĩ, nhân vănhoặc lí tưởng sống cao đẹp

- Về nghệ thuật: Thơ trào phúng thường sửdụng BPTT so sánh, ẩn dụ, nói quá, tạo ratiếng cười khi hài hước, mỉa mai, châm biếmnhẹ nhàng; lúc đả kích mạnh mẽ, sâu cay

1 Hiện tượng đồng âm giữa các yếu tố Hán Việt

- Nhóm các từ phức gốc Hán thường được gọi là từ Hán Việt

- Khi sử dụng từ Hán Việt, cần lưu ý hiệntượng đồng âm: các yếu tố Hán Việt cùng

âm, nhưng nghĩa khác xa nhau và không cóliên quan với nhau Ví dụ:

2 Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ

- Sắc thái nghĩa của từ ngữ là phần nghĩa

bổ sung cho nghĩa cơ bản, thể hiện thái độ,cảm xúc, cách đánh giá của người dùng đốivới đối tượng được nói đến

- Từ có những sắc thái nghĩa khác nhau

Trang 4

- Nhóm từ Hán Việt thường có sắc tháinghĩa cổ kinh, trang trọng hoặc khái quát,trừu tượng, khác hẳn với những từ có nghĩatương đồng trong tiếng Việt.

Hài kịch thường sử dụng các thủ pháp trào phúng như: tạo tình huống kịch tính, cải trang: dùng điệu bộ gây cười; dùng thủ pháp phóng đại, chơi chữ, gây hiểu lầm, thoại bỏ lùng, nhại

2 Truyện cười

- Truyện cười là một thể loại tự sự có dung lượng nhỏ, dùng tiếng cười nhằm chế giễu những thói hư tật xấu, những điều trái tự nhiên, trái thuần phong mĩ tục của con người

và còn nhằm mục đích giải trí Truyện cười thường ngắn, cốt truyện tập trung vào sự việc có yếu tố gây cười, tình huống trớ trêu, những nghịch lí trong đời sống Bối cảnh được xây dựng trong truyện cười thường bị cường điệu so với thực tế, có yếu tố bất ngờ

Nhân vật chính trong truyện cuối thường là đối tượng bị chế giễu Ngôn ngữ truyện cuối dân dã, nhiều ẩn ý

• Truyện cười thường là truyện dân gian, tuy nhiên cũng có cả ở hình thức truyện kể của văn học viết

1 Câu hỏi tu từ

a/ Khái niệm: - Câu hỏi tu từ là câu hỏi không dùng để hỏi mà dùng để khẳng định,phủ định, bộc lộ cảm xúc,

b/ Tác dụng Khác với câu hỏi thông thường, câu hỏi tu từ được sử dụng nhằm đạt một số hiệu quả giao tiếp như tăng sắc thái biểu cảm, biểu đạt ý nghĩa một cách tế nhị, uyển chuyển

2 Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu

- Nghĩa tường minh là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu - Nghĩahàm ẩn là nghĩa được suy ra từ nghĩa tường minh của cả câu, từ nghĩa của từ ngữtrong câu và từ ngữ cảnh cách sử dụng câu

II VIẾT

1 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

2 Kể một chuyến đi

Trang 5

3 Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học( bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

4 Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học( thơ trào phúng)

Dàn ý

1 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

MB: Nêu vấn đề đời sống và ý kiến riêng của người viết về vấn đề

TB:

- Lập luận làm sáng rõ ý kiến và thuyết phục người đọc

+ Vì sao lại có ý kiến như vậy? ( lí lẽ, bằng chứng)

+ Ý kiến đó đúng đắn như thế nào? ( lí lẽ, bằng chứng)

+ Liên hệ, mở rộng vấn đề ( lí lẽ, bằng chứng)

KB: Nhận thức và hành động người đọc cần hướng tới.

III.ÔN ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 8 HKI

Đề số 01: Đọc văn bản sau:

Đất Vị Hoàng

Có đất nào như đất ấy không?

Phố phường tiếp giáp với bờ sông.

Nhà kia lỗi phép con khinh bố,

Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.

Keo cú người đâu như cứt sắt (1) , Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng (2) Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh,

Có đất nào như đất ấy không?

(Trần Tế Xương, Tuyển tập thơ trung đại, NXB Văn học, 2012)

Chú thích:

(1)cứt sắt: Chất thải ra từ sắt nung, ý cả câu: không còn đẽo gặm gì được nữa

(2)hơi đồng: Hơi tiền bạc Ngày xưa tiền đúc bằng đồng.

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 – 8:

Câu 1 Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B Thất ngôn bát cú Đường luật C Ngũ ngôn D Lục bát

Câu 2 Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ là gì?

A Biểu cảm B Miêu tả C Tự sự D Nghị luận

Câu 3 Bài thơ phê phán những thói hư, tật xấu gì của con người?

A Tham lam, ăn của đút lót B Ngu ngốc, gàn dở, làm những chuyện ngược đời

C Bất hiếu, lỗi đạo, keo kiệt, tham lam D Hèn nhát, nhu nhược để người khác đè đầu cưỡi cổ

Câu 4 Dòng nào không phải là điểm đặc biệt trong cấu trúc bài thơ?

A Bài thơ chia làm 2 phần: Bốn câu đầu – bốn câu sau B Mở đầu - kết thúc đều là câu hỏi tu từ

C Câu mở đầu lặp lại nguyên vẹn ở câu kết

D Không phải chỉ có hai câu, bài thơ có đến bốn câu tả thực (3-4, 5-6)

Trang 6

Câu 5 Giọng điệu chủ đạo của bài thơ là gì?

A Hài hước, bông đùa B Đả kích C Trữ tình sâu lắng D Trữ tình vẫn mang màu sắc tếu táo, đùa vui

Câu 6 Tác dụng chính của những câu hỏi tu từ trong bài thơ là gì?

A Nhấn mạnh, tạo ấn tượng về một vùng đất lạ lùng, khác biệt

B Nhấn mạnh nỗi đau xót, ám ảnh của nhà thơ trước hiện thực

C Giúp lời thơ thêm cân xứng, hài hòa D Giúp lời thơ tăng thêm tính gợi hình, biểu cảm

Câu 7 Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ luận Keo cú người đâu như cứt sắt - Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng?

A Phép đối B Phép so sánh C Phép đối, so sánh D Phép cường điệu, phóng đại

Câu 8 Dòng nào không liên quan đến nội dung bài thơ?

A Tú Xương kịch liệt lên án, tố cáo những thói hư tật xấu của con người lúc bấy giờ

B Phê phán hiện thực thối nát, cái xấu, cái ác, trắng đen lẫn lộn

C Thể hiện nỗi đau đớn trước hiện thực đất nước

D Thể hiện niềm nhớ tiếc về đất nước thời thái bình, thịnh trị

Câu 9 Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 10 Từ nội dung bài thơ, anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc giữ gìn những giá trị văn hóa, đạo đức của dân tộc

Đề số 02:

Chế học trò ngủ gật

Trò trẹt chi bay học cạnh thầy

Trang 7

Gật gà gật gưỡng nực cười thay!

Giọng khê nồng nặc không ra tiếng, Mắt lại lim dim nhắp đã cay.

Đồng nổi (1) đâu đây la liệt đảo,

Ma men (2) chi đấy tít mù say.

Dễ thường bắt chước Chu Y (3) đó, Quyển có câu thần vậy gật ngay.

(Thơ Nguyễn Khuyến, tr 13, NXB Văn Học, 2010)

Chú thích:

(1)Đồng nổi: tức lên đồng Cả câu ý nói: học trò ngủ gật, lảo đảo như lên đồng.

(2)Ma men: chỉ người nghiện rượu

(3)Chu Y: Nghĩa đen là áo đỏ Đây chỉ một “vị thần” mặc áo đỏ báo cho biết một câu văn hay, lấy tích từ

chuyện về Âu Dương Tu Âu Dương Tu đi chấm thi, hễ thấy một người áo đỏ gật đầu sau đó y rằngông đọc đến một câu văn hay Lúc đầu, ông tưởng có một người nào đấy, sau định thần nhìn kỹ thìchẳng có gì

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1 Bài thơ được gieo vần gì?

A Vần lưng B Vần chân C Vần liền D Vần chân, vần liền, vần cách

Câu 2 Đối tượng của tiếng cười trong bài thơ là ai?

A Là tác giả, xuất hiện gián tiếp B Là học trò C Là người say rượu D Là thầy đồ

Câu 3 Bài thơ có cách ngắt nhịp như thế nào?

A Nhịp 4/3 B Nhịp 3/4 C Nhịp 3/3/1 D Nhịp 2/2/3

Câu 4 Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào?

A 1 – 2 và 3 – 4 B 3 – 4 và 5 – 6 C 5 – 6 và 7 – 8 D 1 – 2 và 7 – 8

Câu 5 Giọng điệu chủ đạo trong bài thơ là gì?

A Mỉa mai – châm biếm B Hài hước C Đả kích phê phán D Đùa cợt nhẹ nhàng

Câu 6 Dòng nào sau đây gồm những từ láy tượng hình?

A nồng nặc, lim dim B gật gà gật gưỡng, trò trẹt, ma men

C la liệt, trò trẹt, lim dim D gật gà gật gưỡng, lim dim, la liệt.

Câu 7 Câu nào dưới đây nói đầy đủ về đặc điểm của học trò trong bài thơ?

A say rượu, ngủ gật trong khi học, nói năng giọng khê nồng nặc

Trang 8

B giọng khê nồng nặc, mắt lim dim, gật gà gật gưỡng, lảo đảo như lên đồng.

C nói chuyện, ngủ gật, không chú ý học bài

D lảo đảo như lên đồng, không nghe giảng, không ghi chép, không suy nghĩ

Câu 8 Mục đích của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là gì?

A Coi khinh những anh học trò có thói xấu

B Chế giễu cái xấu để học trò nhận ra cái sai của mình mà sửa đổi

C Phê phán đạo học thời mạt vận

D Cả đáp án B và C

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 9 Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ sau:

“Giọng khê nồng nặc không ra tiếng,/Mắt lại lim dim nhắp đã cay”

Câu 10 Là học sinh, em rút ra thông điệp gì qua bài thơ? Viết câu trả lời trong đoạn văn 5- 7 dòng.

Đề bài 03: Đọc văn bản sau: TIẾN SĨ GIẤY (Nguyễn Khuyến)

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Trang 9

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

Cái giá khoa danh ấy mới hời!

Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ, Nghĩ rằng đồ thật, hóa đồ chơi! (Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học)

Câu 1 Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B Thất ngôn bát cú Đường luật

C Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật D Thất ngôn bát cú Đường luật xen lục ngôn

Câu 2 Đối tượng được miêu tả trong bài thơ là?

A Những nộm ông tiến sĩ làm bằng giấy B Những ông nghè ở các làng quê xưa

C Những học trò theo đòi khoa danh D Những thứ đồ chơi làm từ giấy thủ công

Câu 3 Đối tượng hướng tới của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là ai?

A Những kẻ mang danh khoa bảng mà không có thực chất trong xã hội thực dân nửa phong kiến

B Chính con người tác giả với thân phận éo le và tình cảnh trớ trêu của mình: Có tài năng, đỗ đạt cao,chịu ơn vua, ơn nước mà đành bất lực trong buổi vận nước gian nan

C Những kẻ sĩ muốn theo đuổi cái danh hão “tiến sĩ” trong chế độ khoa cử xưa

D A và B

Câu 4 Dòng nào sau đây nêu đầy đủ nhất về các chi tiết vẻ ngoài của “tiến sĩ giấy” trong bài thơ?

A Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai

B Đầy đủ cờ, biển, cân đai, có nét mặt điểm son; ngồi trên ghế chéo, lọng xanh

C Có hết những bộ phận như ngoại hình “tiến sĩ” thật, nhưng chỉ là đồ chơi

D Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, ngồi trên ghế chéo, lọng xanh bảnh chọe

Câu 5 Tác giả muốn khẳng định điều gì qua các hình ảnh sau: mảnh giấy – thân giáp bảng, nét son – mặt văn khôi?

A Thân giáp bảng danh giá, uy nghi hóa ra chỉ được cắt dán, chắp vá từ những mảnh giấy vụn, giấybỏ

B Mặt văn khôi quý hiển, rạng rỡ hóa ra lại được bôi quyệt, sơn vẽ từ vài nét son xanh đỏ

C Tính chất rẻ mạt, vô nghĩa của danh hiệu tiến sĩ trong hoàn cảnh đương thời

D Sự công phu, tỉ mỉ của những người nghệ nhân làm nên hình nộm “tiến sĩ giấy”

Câu 6 Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào?

A 1 – 2 và 3 – 4 B 3 – 4 và 5 – 6 C 5 – 6 và 7 – 8 D 1 – 2 và 7 – 8

Câu 7 Giọng điệu chủ đạo của bài thơ là gì?

A Hài hước, bông đùa B Đả kích C Trữ tình sâu lắng D Mỉa mai – châm biếm

Câu 8 Hai câu thơ sau cho thấy tâm trạng gì của tác giả?

Trang 10

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?/ Cái giá khoa danh ấy mới hời!

A Sự bằng lòng, mãn nguyện khi đạt được công danh trong đời

B Nỗi chua chát đối với cái danh khoa bảng thời Hán học suy tàn

C Sự khinh bỉ công danh đương thời

D Đả kích những kẻ mua quan bán tước

Câu 9 Vì sao có thể nói bài thơ còn toát ra ý vị tự trào?

Câu 10 Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa danh và thực trong cuộcđời

Đề số 04: Đọc văn bản sau:

GIỄU NGƯỜI THI ĐỖ Một đàn thằng hỏng đứng mà trông,

Nó đỗ khoa này có sướng không!

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt, Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng.

(Trần Tế Xương, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14)

Câu 1 Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào ?

A Bảy chữ B Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

C Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật D Thất ngôn bát cú Đường luật

Câu 2 Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

A Miêu tả B Tự sự C Biểu cảm D Nghị luận

Câu 3 Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai, xuất hiện như thế nào?

A Là tác giả, xuất hiện trực tiếp, xưng tên riêng B Chủ thể xuất hiện trực tiếp qua từ “nó”

Trang 11

C Là tác giả, xuất hiện gián tiếp D Không xác định được

Câu 4 Đối tượng hướng tới của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là ai?

A Những kẻ thi hỏng B Những kẻ thi đỗ C Những kẻ đi thi hộ D Tác giả

Câu 5 Dòng nào không phải là điểm đặc biệt trong cấu trúc bài thơ?

A Bài thơ chia làm 2 phần: hai câu đầu – hai câu sau B Sử dụng câu cảm thán

C Hai câu cuối tả thực D Câu đầu và câu cuối đối nhau

Câu 6 Cách gọi các sĩ tử thi trượt ở hai câu đầu có gì đặc biệt?

A Gọi là “một đàn thằng hỏng” với sắc thái thân mật

B Gọi là “một đàn thằng hỏng” với sắc thái trang trọng

C Gọi là “nó” với sắc thái bông đùa

D Gọi là “một đàn thằng hỏng” với sắc thái bông đùa

Câu 7 Giọng điệu chủ đạo của bài thơ là gì?

A Hài hước B Mỉa mai – châm biếm C Đả kích D Thủ thỉ tâm sự

Câu 8 Câu nào dưới đây nói đúng về ngôn ngữ trong bài thơ?

A Ngôn ngữ suồng sã, thô mộc B Ngôn ngữ bình dị, gần gũi với lời nói hàng ngày

C Ngôn ngữ trang trọng, nhiều từ Hán Việt D Ngôn ngữ trau chuốt, gọt giũa

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 9 Phân tích tác dụng của phép đối trong hai câu thơ cuối

Câu 10 Nhận xét về tình cảm, thái độ của nhà thơ thể hiện qua bài thơ.

Đề số 05: Đọc văn bản sau: TỰ TRÀO (Nguyễn Khuyến)

Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,

Trang 12

Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng.

Cờ đương dở cuộc không còn nước (1),

Bạc chửa thâu canh đã chạy làng (2)

Mở miệng nói ra gàn bát sách, Mềm môi chén mãi tít cung thang.

Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ, Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng (3) ! (Trích Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền chủ biên)

Chú thích:

(1) Ý cả câu: Ý nói thời cuộc diễn biến dở chừng mà nước đã mất, bế tắc như cờ bí nước.

(2)Ý cả câu: Ý nói chưa trọn cuộc đời làm quan đã bỏ về ở ẩn, như con bạc chạy làng

(3) Theo chế độ thi cử thời xưa, những người đỗ tiến sĩ được ghi họ tên lên bảng vàng và khắc tên vào bia đá

Câu 1 Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

C Thất ngôn bát cú Đường luật D Thất ngôn bát cú Đường luật xen lục ngôn

Câu 2 Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai, xuất hiện như thế nào?

A Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “mình” B Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “tôi”

C Là tác giả, xuất hiện trực tiếp, xưng tên riêng D Là tác giả, xuất hiện gián tiếp

Câu 3 Cách chia bố cục bài thơ hợp lý nhất là

A Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (2 câu đầu và 6 câu cuối)

B Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (6 câu đầu và 2 câu cuối)

C Hai phần (mỗi phần 4 câu) hoặc bốn phần (mỗi phần 2 câu)

D Ba phần (3 câu đầu, 3 câu tiếp và 2 câu cuối) hoặc ba phần (2 câu đầu, 2 câu tiếp và 4 câu cuối)

Câu 4 Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào?

A 1 – 2 và 3 – 4 B 3 – 4 và 5 – 6 C 5 – 6 và 7 – 8 D 1 – 2 và 7 – 8

Câu 5 Anh/Chị hiểu nhan đề “Tự trào” có nghĩa là gì?

A Tự kể về mình B Tự viết về mình C Tự nói về mình D Tự cười mình

Câu 6 Trong bài thơ trên, nhân vật trữ tình “tự trào” điều gì?

A Cái nghèo của mình B Cái dốt nát của mình

Ngày đăng: 16/03/2024, 16:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w