1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề bài 2 (đề in hs)

31 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 165,94 KB

Nội dung

BÀI 2: ÔN TẬP CẤU TỨ VÀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ TRỮ TÌNH I ÔN TẬP KIẾN THỨC CHUNG VỀ CÁC VĂN BẢN TRẮC NGHIỆM VĂN BẢN 1: NHỚ ĐỒNG (Tố Hữu) Câu 1 Bài thơ “Nhớ đồng” thuộc thể loại: A Thơ văn xuôi B Thơ tự sự C Thơ trữ tình D Thơ phê phán Câu 2 Bài thơ “Nhớ đồng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? A Khi tác giả nhớ về những người bạn hoạt động cách mạng B Khi tác giả nhớ về những ngày mình còn bị giam cầm ở nhà lao Thừa Phủ (Huế) C Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế) D Khi tác giả gặp lại các đồng chí cùng hoạt động cách mạng Câu 3 Bài thơ “Nhớ đồng” được in trong tập thơ: A Việt Bắc (1946 - 1954) B Một tiếng đờn (1979 - 1992) C Từ ấy (1937 - 1946) D Máu và hoa (1972 - 1977) Câu 4 Mở đầu bài thơ, tác giả đề hai chữ “Tặng Vịnh”, Vịnh ở đây là ai? A Hồ Chí Minh trên cương vị Chủ tịch nước B Nhờ thơ Xuân Diệu, nhà thơ được tác giả yêu mến C Đồng chí Nguyễn Chí Thanh, bạn hoạt động cách mạng của tác giả D Tất cả các đồng chí của Tố Hữu Câu 5 Cảm hứng của bài thơ “Nhớ đồng” được hình thành từ: A Những âm thanh hết sức bình dị của cuộc sống B Những kỉ niệm từ ngày tác giả còn hoạt động cách mạng C Tiếng chim tu hú gọi hè nơi tác giả bị giam cầm D Tiếng hò vọng vào nhà tù, nơi tác giả bị giam cầm Câu 6 Những câu nào trong bài thơ “Nhớ đồng” được dùng làm điệp khúc cho bài thơ? A Gì sâu bằng những trưa thương nhớ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò B Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi Đâu ruồng tre mát thở yên vui C Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi! D A và C 1 Câu 7 Đoạn thơ từ câu “Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi” đến “Như cánh chim buồn nhớ gió mây” thể hiện điều gì? A Niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của tác giả B Sự tái hiện hình ảnh con người quê hương trong tâm hồn tác giả C Hồi ức của tác giả về những hình ảnh gắn liền với quê hương D Sự nhớ nhung người bạn mà tác giả đề tặng bài thơ Câu 8 Điệp từ “đâu” trong đoạn thơ đã tạo nên giọng điệu gì? "Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi Đâu ruồng che mát thở yên vui Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?” A Giọng điệu du dương, bay bổng B Giọng điệu tươi tắn, hồn nhiên C Tạo ra nhạc điệu tha thiết, diễn tả niềm thương nhớ trào dâng trong lòng nhà thơ trẻ D Tạo giọng điệu buồn bã, tuyệt vọng Câu 9 Câu nào sau đây là nhận định đúng về bài thơ “Nhớ đồng” của Tố Hữu? A Nỗi nhớ thương mẹ già còng lưng trên những cánh đồng B Là những dòng tâm tư nồng nhiệt, tha thiết, trong trẻo của nhà thơ trẻ hướng về ruộng đồng, quê hương, về những con người thân yêu, về những kỉ niệm của một thời hoạt động cách mạng sôi nổi C Là nỗi hoang mang của chàng trai trẻ lần đầu bị giam cầm D Là nỗi lòng tha thiết nhớ về người yêu - là một cô thôn nữ Câu 10 Thơ Tố Hữu mang tính chất: A trữ tình chính trị sâu sắc B đậm đà tính dân tộc C Cả hai đều đúng D Cả hai đều sai VĂN BẢN 2: TRÀNG GIANG (Huy Cận) Câu 1 Dòng nào nói chính xác về sự ra đời bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận? A Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1938 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước B Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước C Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1939 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước D Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1938 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước Câu 2 Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Tràng giang” được thể hiện trong câu thơ nào dưới dây? A Mênh mông trời rộng nhớ sông dài 2 B Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều C Mênh mông không một chuyến đò ngang D Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài Câu 3 Bài thơ “Tràng giang” lấy bối cảnh của con sông nào ở nước ta? A Sông Hồng B Sông Thu Bồn C Sông Đuống D Sông Mã Câu 4 Dòng nào dưới đây nêu không sát nội dung cảm xúc của bài thơ “Tràng giang” được gửi gắm qua lời đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”? A Nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ, cuộc đời B Nỗi cô đơn buồn nhớ mênh mang trước thời gian, không gian C Nỗi xao xuyến khó tả trước vẻ đẹp của thế giới tự nhiên D Cảm giác lạc lõng, bơ vơ giữa không gian Câu 5 Ấn tượng về một vòm trời mỗi lúc một thêm cao, sâu đến rợn ngợp trong dòng thơ "Nắng xuống, trời lên sâu chót vót" không được trực tiếp tạo ra từ đâu? A Từ sắc vàng của "nắng", sắc xanh của "trời" B Từ cách dùng các động từ vận động (xuống, lên) C Từ cấu trúc đăng đối ("nắng xuống, trời lên") D Từ kết hợp từ độc đáo (sâu chót vót) Câu 6 Nếu hình ảnh cành củi khô trong dòng thơ “Củi một cành khô lạc mấy dòng” được thay thế bằng một hình ảnh khác: “cánh bèo” thì sức gợi cảm của dòng thơ này chắc chắn sẽ thay đổi như thế nào? A Làm giảm đi cảm giác buồn nhớ, cô đơn B Làm mất đi cảm giác về sự khô héo, vật vờ, trôi nổi C Làm tăng thêm cảm giác về sự khô héo, trôi nổi D Làm tăng thêm cảm giác buồn nhớ, cô đơn Câu 7 Hình ảnh con thuyền, cành củi khô là hình ảnh biểu trưng cho A Kiếp người nhỏ nhoi B Kiếp người lạc lõng, vô định C Kiếp người không có sức sống D Đáp án A và B Câu 8 Nội dung nào sau đây đúng khi nói về bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận? A Bài thơ điển hình cho hệ thống thi pháp trung đại: hoài niệm, cổ kính, hoang sơ đậm chất Đường thi B Bài thơ tạo dựng một bức tranh thiên nhiên cổ kính, hoang sơ với tầm vóc mênh mang, vô biên, đậm chất Đường thi; song vẫn có nét quen thuộc, gần gũi C Bài thơ mang lại một không gian mênh mông, bao la, vô tận với những hình ảnh thiên nhiên mang tầm vóc vũ trụ lớn lao, to lớn, kì vĩ 3 D Bài thơ là bức tranh thiên nhiên sông nước Việt Nam quen thuộc, gần gũi, thân thiết, bình dị ở bất kì một làng quê nào, thể hiện nỗi lòng yêu quê hương đất nước Việt Nam Câu 9 Qua bài thơ “Tràng giang”, tác giả muốn gửi gắm điều gì? A Tình cảm gắn bó với cảnh đẹp quê hương, đất nước B Tâm trạng buồn nhớ quê hương và lòng yêu nước thầm kín C Thái độ trân trọng đối với con người quê hương D Niềm thương xót cho sự hiu quạnh của một làng quê Câu 10 Giá trị nghệ thuật của bài thơ “Tràng giang” thể hiện ở điểm nào? A Sử dụng hiệu quả thể thơ thất ngôn tứ tuyệt B Lời thơ sinh động, giàu hình tượng và tính gợi tả C Sử dụng thủ pháp tương phản và từ láy đạt đến sự điêu luyện D Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đạt hiệu quả cao VĂN BẢN 3: CON ĐƯỜNG MÙA ĐÔNG (A-lếch-xan-đrơ Xec-ghê-ê-vích Pu-skin) Câu 1 Bài thơ "Con đường mùa đông" được sáng tác năm nào? A 1825 B 1826 C 1827 D 1828 Câu 2 Nguồn cảm hứng nào đã thúc đẩy Pu-skin sáng tác "con đường mùa đông"? A Nỗi buồn riêng của nhà thơ ở nơi đày ải B Nỗi buồn chung của nhân dân sau thất bại của cuộc khởi nghĩa C Ý chí và khát vọng vượt qua những giây phút tủi buồn trong hành trình cuộc sống riêng tư, cũng như của dân tộc D Tất cả đáp án trên Câu 3 Nhan đề "Con đường mùa đông" gợi cho bạn những liên tưởng gì? A Thể hiện sự buồn chán, u uất của chủ thể trữ tình trên con đường dài thăm thẳm B Thể hiện sự cô đơn, vắng lặng, nhàm chán của con đường khi mùa đông về C Thể hiện sự lạnh giá, cô đơn, vắng lặng heo hút của chủ thể trữ tình D Tất cả phương án trên Câu 4 Những hình ảnh “trăng”, “cột sọc chỉ đường” và âm thanh “tiếng lục lạc”, “kim đồng hồ kêu tích tắc” trong bài diễn tả điều gì? A Nỗi chờ đợi khắc khoải B Mâu thuẫn giữa nỗi buồn với ý thức vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình C Nỗi buồn man mác đang lan dần trong tiềm thức của thi nhân D Tất cả các đáp án trên Câu 5 Xác định không gian thời gian được nhân vật trữ tình nhắc đến trong hai khổ thơ 5 - 6? 4 A Không gian nhỏ bé trong đêm đen B Không gian thoáng đãng trong buổi bình minh C Không gian nhỏ bé, ban ngày D Không gian rộng lớn trong đêm đen Câu 6 Hình ảnh “xe tam mã”, “bài ca của người xà ích”, “mái lều, ánh lửa” có ý nghĩa tinh thần thế nào đối với hành trình của nhân vật trữ tình trên “con đường mùa đông”? A Tô đậm thêm sự hưu quạnh và nỗi buồn của chủ thể trữ tình B Như những ánh sáng xua tan sự đơn độc lẻ loi của chủ thể trữ tình C Càng khiến không gian trở nên quạnh hiu buồn tẻ D Tất cả đáp án trên Câu 7 Giữa ngoại cảnh và những hình ảnh xuất hiện trong tâm tưởng có sự tương phản như thế nào? A Ngoại cảnh thì đa dạng với những sự vật nối tiếp nhau B Trong thâm tâm của tác giả đang mang theo một nỗi buồn sâu sắc, thầm kín C Bên ngoài thì bóng loáng, đa dạng, bên trong thì ảm đạm, đìu hiu ẩn chứa nỗi buồn sâu sắc D Tất cả đáp án trên Câu 8 Lời than "Ôi buồn đau, ôi cô lẻ…" kết nối tâm tưởng nhân vật trữ tình với ai? Ở đâu? A Với người đọc, nơi đày ải B Với người yêu, nơi đày ải C Với bạn thân, nơi đày ải D Với đồng chí, nơi đày ải Câu 9 Những hình tượng thơ đã xuất hiện trong bài được điểm lại như thế nào? A Theo trình tự thời gian B Theo trình tự không gian C Theo thứ tự ngược lại với những dòng thơ đầu D Tất cả các đáp án trên đều sai Câu 10 Dòng nào khẳng định đúng nhất về thơ của Pu-skin? A Ngôn từ hoa mĩ, xa rời thực tế B Ngôn từ dân dã, gần gũi với con người C Ngôn từ trong thơ ông bao giờ cũng chính xác, giản dị, trong sáng, hàm súc D Cả A, B, C đều đúng II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI Đề số 01: Đọc văn bản sau: Thuyền đi Trăng lên trong lúc đang chiều, Gió về trong lúc ngọn triều mới lên Thuyền đi, sông nước ưu phiền; 5 Buồm treo ráng đỏ giong miền viễn khơi Sang đêm thuyền đã xa vời; Người ra cửa biển, nghe hơi lạnh buồn Canh khuya tạnh vắng bên cồn, Trăng phơi đầu bãi, nước dồn mênh mang Thuyền người đi một tuần trăng, Sầu ta theo nước, tràng giang lững lờ Tiễn đưa dôi nuối đợi chờ - Trông nhau bữa ấy, bây giờ nhớ nhau (Nguồn: Huy Cận, Lửa thiêng, NXB Đời nay, 1940) Lựa chọn đáp án đúng nhất: Câu 1 Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A Thể thơ 8 chữ B Thể thơ tự do C Thể lục bát D Thể thơ thất ngôn bát cú Câu 2 Chỉ ra thời gian được gợi lên trong bài thơ A Chiều rồi tới đêm B Nửa đêm về sáng C Chiều tối D Đêm khuya Câu 3 Chỉ ra một số từ ngữ gợi đặc điểm về không gian trong bài thơ A Ưu phiền, lạnh buồn, tạnh vắng B Sông nước, ráng đỏ, cửa biển C Trăng lên, gió về, ngọn triều mới lên D Viễn khơi, xa vời, mênh mang Câu 4 Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Thuyền đi, sông nước ưu phiền? A Điệp B Nhân hóa C Nói quá D So sánh Câu 5 Nhận xét về không gian được gợi lên trong bài thơ A Không gian sông nước reo vui, rộn ràng, tưới mát làng quê,… B Không gian núi rừng hoang vu, heo hút C Không gian làng quê êm vắng, thanh bình D Không gian sông nước im vắng, quạnh quẽ, mênh mang, xa vời… Câu 6 Hình ảnh thuyền và sông nước trong bài thơ gợi cho anh (chị) nghĩ đến ai? A Thuyền và sông nước gợi nghĩ đến tình bạn không thể cách chia B Thuyền và sông nước gợi nghĩ đến đôi tình nhân lúc chia xa với biết bao ưu phiền, sầu não 6 C Thuyền và sông nước gợi nghĩ đến tình cảm gia đình nồng ấm D Thuyền và sông nước gợi nghĩ đến tình làng nghĩa xóm đậm đà, thân thương Câu 7 Tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là gì? A Tâm trạng ưu sầu, ảo não thấm vào thời gian, không gian; khiến thiên nhiên, tạo vật cũng mang bao muộn phiền B Tâm trạng sảng khoái, tươi vui lan tỏa vào tạo vật, tiếp thêm sức sống cho tạo vật C Tâm trạng rối bời, hoang mang, lo lắng trước biến chuyển của tự nhiên D Tâm trạng nửa vui, nửa buồn, nửa hân hoan, nửa băn khoăn lo lắng Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 8 Hãy xác định cấu tứ của bài thơ Câu 9 Nhận xét của anh/chị về những hình ảnh tương phản trong bài thơ Câu 10 Anh/chị có cho rằng: Cuộc sống tốt đẹp hay tồi tệ chính là do cách bạn nhìn nhận về nó Vì sao? Đề số 02: Đọc văn bản sau: Tống biệt Tản Đà Lá đào rơi rắc lối thiên thai Suối tiễn, oanh đưa những ngậm ngùi Nửa năm tiên cảnh Một bước trần ai Ước cũ, duyên thừa có thế thôi! Đá mòn, rêu nhạt Nước chảy, hoa trôi Cái hạc bay lên vút tận trời Trời đất từ nay xa cách mãi Cửa động Đầu non Đường lối cũ Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi (Nguồn: Tuyển tập Tản Đà, NXB Văn học, 1986) (Tống biệt được trích trong vở chèo Thiên Thai do Tản Đà sáng tác năm 1922 Nội dung vở diễn tích hai chàng thư sinh là Lưu Thần và Nguyễn Triệu đời Hán, nhân tết Đoan ngọ (còn gọi là tết Đoan dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch), vào núi Thiên Thai (Chiết Giang, Trung Quốc) hái thuốc bị lạc lối về Hai chàng bất ngờ gặp được tiên nữ, rồi kết làm vợ chồng Sống hạnh phúc được nửa năm thì cả hai cùng nhớ quê muốn về thăm Các tiên nữ cho biết đây là cõi tiên, đã về trần thì không thể trở lại, song vẫn không giữ được hai chàng Lưu, Nguyễn về làng thấy quang cảnh khác xưa, thì ra họ đã xa nhà đến bảy đời Buồn bã, hai chàng trở lại Thiên Thai, thì không còn thấy các tiên đâu nữa Kể từ đấy, họ cũng đi đâu biệt 7 tích Ở bài Tống biệt, tác giả chỉ nói đến cảnh chia biệt đầy lưu luyến của Lưu - Nguyễn với hai nàng tiên, để qua đó "thầm gửi gắm niềm thương tiếc của mình đối với cái đẹp không bao giờ trở lại".) Lựa chọn đáp án đúng nhất: Câu 1 Những từ ngữ thể hiện trực tiếp sự chia biệt A tiễn, đưa, xa cách B rơi rắc, ngậm ngùi, thơ thẩn C lá đào rơi, lối thiên thai, bước trần ai D ước cũ, duyên thừa, lối cũ Câu 2 Phép tu từ xuất hiện trong câu thơ: Suối tiễn, oanh đưa những ngậm ngùi A Điệp cấu trúc B Nhân hóa C Ẩn dụ D So sánh Câu 3 Những hình ảnh Lá đào rơi rắc lối thiên thai; Suối tiễn; oanh đưa gợi cảnh ở đâu? A Chốn dương gian B Nơi giao thoa giữa trời và đất C Chốn cửu tuyền D Chốn bồng lai, tiên cảnh Câu 4 Nửa năm tiên cảnh diễn tả điều gì? A Khoảng thời gian Lưu – Nguyễn ở chốn tiên B Khoảng thời gian Lưu – Nguyễn xa vợ tiên C Khoảng thời gian Lưu – Nguyễn về lại quê cũ D Khoảng thời gian Lưu – Nguyễn đi tìm chốn tiên Câu 5 Những hình ảnh: Đá mòn, rêu nhạt; Nước chảy, hoa trôi; Cái hạc bay lên vút tận trời biểu tượng cho điều gì? A Sự gắn bó bên nhau trọn đời B Sự quyến luyến không thể rời xa C Sự chia xa mãi mãi D Tình yêu vĩnh hằng Câu 6 Những hình ảnh: Cửa động, Đầu non, Đường lối cũ gợi tình thế gì của Lưu - Nguyễn? A Lưu - Nguyễn đã lạc vào chốn bồng lai và được sống cùng vợ tiên B Lưu - Nguyễn đã được trả lại dương gian ở chính vị trí xưa, nơi đã tìm thấy động tiên C Lưu - Nguyễn đã thực hiện một chuyến du hành kì lạ về quá khứ D Lưu - Nguyễn sau khi về quê đã quay trở lại chốn tiên Câu 7 Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi gợi lên điều gì? A Sự nhẹ nhàng, thanh thản B Sự đau thương, sầu tủi 8 C Sự tươi vui, ấm áp D Sự cô lẻ, u buồn Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 8 Hãy xác định cấu tứ của bài thơ Câu 9 Phân tích tác dụng của những câu thơ dài ngắn đan xen trong bài thơ Câu 10 Anh (chị) có tiếc nuối khi Lưu – Nguyễn rời xa chốn bồng lai để trở về nơi trần thế không? Đề số 3: Đọc văn bản sau: Màu thời gian Đoàn Phú Tứ Sớm nay tiếng chim thanh Trong gió xanh Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình Ngàn xưa không lạnh nữa, Tần phi Ta lặng dâng nàng Trời mây phảng phất nhuốm thời gian Màu thời gian không xanh Màu thời gian tím ngát Hương thời gian không nồng Hương thời gian thanh thanh Tóc mây một món chiếc dao vàng Nghìn trùng e lệ phụng quân vương Trăm năm tình cũ lìa không hận Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng Duyên trăm năm dứt đoạn Tình một thủa còn hương Hương thời gian thanh thanh Màu thời gian tím ngát (Nguồn: Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007) Lựa chọn đáp án đúng nhất: Câu 1 Theo tác giả, thời gian có màu và hương như thế nào? A Màu không xanh mà tím ngát; hương không nồng mà thanh thanh B Màu không tím mà xanh ngát; hương không nồng mà thanh thanh C Màu không xanh mà tím ngát; hương không thanh mà nồng nàn D Màu không tím mà xanh ngát; hương không thanh mà nồng nàn Câu 2 Những từ ngữ trực tiếp gợi ý nghĩa thời gian trong bài thơ là: A Sáng nay, ngàn xưa, thời gian, trăm năm, cũ, một thuở B Sớm nay, ngàn năm, thời gian, trăm năm, cũ, một thuở C Sớm nay, ngàn xưa, thời gian, trăm năm, cũ, mới, một thuở 9 D Sớm nay, ngàn xưa, thời gian, trăm năm, cũ, một thuở Câu 3 Thời gian được gợi lên từ ý thơ: Sớm nay tiếng chim thanh là: A Thời gian quá khứ B Thời gian tương lai C Thời gian hiện tại D Thời gian trong tâm tưởng Câu 4 Phép tu từ xuất hiện trong hai dòng thơ: Sớm nay tiếng chim thanh/ Trong gió xanh là: A Điệp cấu trúc câu B Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác C Câu hỏi tu từ D Nói giảm- nói tránh Câu 5 Khái niệm màu thời gian, hương thời gian là những kết hợp từ đặc biệt vì: A Màu, hương là những từ chỉ tinh túy của tạo vật tác động trực tiếp vào giác quan con người; thời gian là khái niệm gợi sự chảy trôi mãi mãi B Màu, hương là những từ chỉ vật chất cụ thể tác động trực tiếp vào giác quan con người; thời gian là khái niệm vô hình, trừu tượng, con người không thể nắm bắt bằng các giác quan C Màu, hương là những từ chỉ đặc tính cụ thể của một số tạo vật; thời gian là khái niệm chung chung, phủ lên tất cả mọi sự vật trên thế gian D Màu, hương là những từ chỉ hương sắc của đời, kích thích giác quan con người nhưng hữu hạn; thời gian là khái niệm chung chung, chỉ sự vô hạn, không có điểm dừng Câu 6 Điểm chung của những từ ngữ: Tần phi, Ta lặng dâng nàng, Tóc mây, chiếc dao vàng, phụng quân vương, thiếp phụ chàng A Gợi cái trang nghiêm, cổ kính của một tình yêu chốn vương triều B Gợi cung cách sống quý phái, giàu sang chốn cung đình C Gợi vẻ đẹp đoan trang, thánh thiện của những nàng phi tần xưa D Gợi tình yêu không được thừa nhận của nam nữ quý tộc xưa Câu 7 Những hình ảnh: tiếng chim thanh, vườn xanh, hương ấm thoảng xuân tình gợi tâm trạng gì ở nhân vật trữ tình? A U sầu, buồn bã, đớn đau, tủi nhục B Uất hận dâng tràn, căm thù sâu sắc C Xót xa, thương cảm, đồng điệu, sẻ chia D Hân hoan dịu nhẹ, thanh sạch, nhẹ nhàng Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 8 Hãy xác định cấu tứ của bài thơ Câu 9 Việc điệp lại các câu thơ: “Hương thời gian thanh thanh”, “Màu thời gian tím ngát” có tác dụng gì? Câu 10 Theo em thời gian có sắc màu và hương vị không? Vì sao? Đề số 04: 10 Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa 2009) Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay, Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm, Bên ấy có người ngày mai ra trận Họ ngồi im không biết nói năng chi Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi, Nào ai đã một lần dám nói? Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối Anh không dám xin, Cô gái chẳng dám trao Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao Không dấu được cứ bay dịu nhẹ Cô gái như chùm hoa lặng lẽ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu (Anh vô tình anh chẳng biết điều Tôi đã đến với anh rồi đấy ) Rồi theo từng hơi thở của anh Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực Anh lên đường Hương thơm sẽ theo đi khắp Họ chia tay Vẫn chẳng nói điều gì Mà hương thầm thơm mãi bước người đi (Nguồn: Trường Sơn - đường khát vọng, NXB Chính trị quốc gia, Lựa chọn đáp án đúng nhất: Câu 1 Phương thức biểu đạt được sử dụng kết hợp trong bài thơ là: A Biểu cảm kết hợp thuyết minh B Biểu cảm kết hợp tự sự C Biểu cảm kết hợp nghị luận D Biểu cảm kết hợp miêu tả Câu 2 Cô gái đã nhờ điều gì nói hộ tình yêu của mình với chàng trai? A Hương bưởi thơm B Hương sen ngát C Hương huệ ngào ngạt D Hương nhài vương vấn Câu 3 Hoàn cảnh của chàng trai được nói đến trong bài thơ là: A Ngày mai đi làm ăn kinh tế B Ngày mai ra khơi C Ngày mai ra trận D Ngày mai lên tàu vào Nam Câu 4 Trước khi chàng trai ra trận cô gái đã làm gì? 17 A Cô gái mời anh đi dạo chơi quanh xóm B Cô gái sang nhà mang theo chùm hoa bưởi trong chiếc khăn tay C Cô gái viết gửi anh lá thư tình D Cô gái sang nhà nấu bữa cơm gia đình ấm cúng Câu 5 Giữa chàng trai và cô gái có mối quan hệ như thế nào? A Họ là anh em họ hàng gắn bó thân thiết B Họ là đồng hương ở nơi xứ người nhưng sẵn lòng chia ngọt, sẻ bùi C Họ là những người bạn cùng dãy trọ hôm sớm bên nhau D Họ là hàng xóm gần gũi, là bạn học và thầm yêu nhau Câu 6 Em có hiểu vì sao cửa sổ hai nhà cuối phố… không khép bao giờ? A Là cách để cô gái có thể quản lí chàng trai B Là cách để hai người thầm yêu thấy nhau mỗi khắc mỗi giờ C Là cách để cô gái theo dõi tìm cơ hội tỏ tình với chàng trai D Là cách để cô gái nói với sang thổ lộ tình yêu với chàng trai Câu 7 Tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ sau: Cô gái như chùm hoa lặng lẽ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu A Nhấn mạnh tình yêu lặng thầm nhưng mãnh liệt của cô gái nên dù không thổ lộ nhưng ý tình đã quá rõ ràng B Nhấn mạnh tình yêu dịu nhẹ, có sức lan tỏa C Nhấn mạnh sự trong trẻo, thuần khiết của tình yêu D Nhấn mạnh một tình yêu không lời nhưng cả hai đều thấu hiểu và quấn quýt không rời xa Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 8 Hình ảnh hương thầm vương mãi bước người đi gợi cho em điều gì? Câu 9 Nhận xét của anh/chị về cấu tứ bài thơ Câu 10 Theo anh (chị) có nên chủ động thổ lộ tình yêu không? Vì sao? Đề số 08: Đọc văn bản sau: CHIẾC LÁ ĐẦU TIÊN Em thấy không, tất cả đã xa rồi Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước Con ve tiên tri vô tâm báo trước Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu 18 Lời hát đầu xin hát về trường cũ Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ Sân trường đêm - rụng xuống trái bàng đêm Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi “Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi Với lại bảy chú lùn rất quấy!” Mười chú chứ, nhìn xem, trong lớp ấy (Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao) Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy Mùa hoa mơ rồi đến mùa hoa phượng cháy Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm Thôi đã hết thời bím tóc trắng ngủ quên Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi Em đã yêu anh, anh đã xa rồi Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi Anh nhớ quá, mà chỉ lo ngoảnh lại Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên Bài thơ này lúc đầu được tác giả đặt tên làTrường ơi, chào nhé (Nguồn: Hoàng Nhuận Cầm,Xúc xắc mùa thu, NXB Hội Nhà văn, 1992) Lựa chọn đáp án đúng nhất: Câu 1 Tác giả đã gợi lại những hình ảnh nào trong ba khổ thơ đầu? A Hoa súng, chùm phượng hồng, tiếng ve trong veo, lớp học bâng khuâng màu xanh rủ, sân trường đêm, trái bàng đêm B Hoa sen, chùm phượng hồng, tiếng ve trong veo, lớp học bâng khuâng màu xanh rủ, sân trường đêm, trái bàng đêm C Hoa súng, chùm hoa sữa ngọt ngào, tiếng ve trong veo, lớp học bâng khuâng màu xanh rủ, sân trường đêm, trái bàng đêm D Hoa súng, chùm phượng hồng, tiếng ve trong veo, lớp học bâng khuâng màu xanh rủ, sân trường đêm, trái sấu đêm Câu 2 Những từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả trong bài thơ là: 19 A Xa rồi, yêu thương, nhớ, biết mấy, các bạn ơi, ta ơi, ôi B Xa cách rồi, yêu dấu, nhớ, biết mấy, các bạn ơi, ta ơi, ôi C Xa rồi, yêu dấu, nhớ, biết mấy, các bạn ơi, em ơi, ôi D Xa rồi, yêu dấu, nhớ, biết mấy, các bạn ơi, ta ơi, ôi Câu 3 Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng thơ sau: Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi? A Ẩn dụ, nhân hóa B Nhân hóa, câu hỏi tu từ C Điệp, câu hỏi tu từ D Nói quá, điệp Câu 4 Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A Tự do B Thơ 8 chữ C Thơ 8 chữ, 9 chữ đan xen D Thơ thất ngôn Câu 5 Điểm chung của những hình ảnh được tác giả sử dụng trong ba khổ đầu của bài thơ A Gợi liên tưởng đến thế giới tuổi trẻ khao khát yêu đương B Gợi liên tưởng đến thế giới học trò vô tư, hồn nhiên C Gợi liên tưởng đến thế giới tuổi thơ gắn bó với thiên nhiên, đồng nội D Gợi liên tưởng đến thế giới học đường với bao vất vả, lo toan, muộn phiền vì áp lực học hành, thi cử Câu 6 Phương thức tự sự được sử dụng kết hợp trong đoạn thơ sau có tác dụng gì? “Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi Với lại bảy chú lùn rất quấy!” Mười chú chứ, nhìn xem, trong lớp ấy (Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao) A Nhấn mạnh vẻ đẹp của một cô gái trong lớp cũng giống như Bạch Tuyết B Cho ta cảm nhận về sự nghịch ngợm của đám con trai trong lớp bằng cách gợi lại truyện cổ tích C Tạo dựng lại một thế giới học trò đáng yêu như trong cổ tích D Gợi những đối thoại về trò nghịch ngội, trêu đùa đáng yêu tuổi học trò, tạo cảm giác như mới vừa đâu đây Câu 7 Tại sao gần cuối bài thơ lại xuất hiện những câu thơ dài? A Phù hợp với nỗi buồn da diết, sâu thẳm B Phù hợp với mạch xúc cảm dâng tràn, càng lúc càng mãnh liệt C Phù hợp với dòng tâm trạng biến đổi không ngừng của nhà thơ 20

Ngày đăng: 16/03/2024, 16:31

w