1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thực tập số 1 hệ thống hóa kiến thức về bệnh và thuốc trong quá trình tư vấn sử dụng thuốc

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ Thống Hóa Kiến Thức Về Bệnh Và Thuốc Trong Quá Trình Tư Vấn Sử Dụng Thuốc
Thể loại bài thực tập
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 35,32 KB

Nội dung

Mục tiêuSau khi hồn thành bài thực tập này, sinh viên có khả năng:Về kiến thức- Trình bày được một số tài liệu để tra cứu về bệnh và tài liệu tra cứu về thuốc trong quátrình tư vấn sử dụ

Trang 1

Bài thực tập số 1

HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC VỀ BỆNH VÀ THUỐC TRONG QUÁ TRÌNH TƯ

VẤN SỬ DỤNG THUỐC

1 Mục tiêu

Sau khi hoàn thành bài thực tập này, sinh viên có khả năng:

Về kiến thức

- Trình bày được một số tài liệu để tra cứu về bệnh và tài liệu tra cứu về thuốc trong quá trình tư vấn sử dụng thuốc

Về kỹ năng

- Tra cứu và tổng hợp được kiến thức cơ bản liên quan đến 06 bệnh lý thường gặp trong bài và một số hoạt chất thường được kê đơn trong các bệnh lý đó

Về thái độ

- Rèn luyện được thái độ nghiêm túc, cẩn thận, chính xác trong thực hành; có khả năng thực hành độc lập và phối hợp làm việc theo nhóm

2 Nội dung

2.1 Tài liệu học tập

- Tài liệu để tra cứu về bệnh:

 Sách Medicines use review, Susan Youssef, Pharmaceutical Press 2010

 Sách OSCE, Canada

- Tài liệu tra cứu về thuốc:

 Các ebook thực tập đã sử dụng trong môn Dược lâm sàng: Dược thư quốc gia

2012, tờ thông tin sản phẩm trên trang EMC, BNF, Martindale

2.2 Quy trình thực tập

Mỗi tổ thực tập chia làm 3 nhóm sinh viên (từ 3-4 sinh viên/nhóm)

 Mỗi nhóm sinh viên được phân công chuẩn bị về 2/6 bệnh (trong danh sách dưới đây), các nhóm thuốc thường được kê đơn trong bệnh lý này và lưu ý khi tư vấn:

Nhóm bệnh tim mạch

chuyển hóa Nhóm bệnh hô hấp Nhóm bệnh cơ xương khớp

Đái tháo đường Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Loãng xương

Nội dung tìm kiếm được trình bày theo mẫu báo cáo 1

 Mỗi nhóm sinh viên được phân công chuẩn bị thông tin liên quan đến 05-10 thuốc

có thể gặp trong 6 bệnh lý này Nội dung thông tin được trình bày theo mẫu báo cáo 2

 Sinh viên trình bày sản phẩm đã tra cứu được trong buổi thực tập Các nhóm cùng thảo luận và góp ý Giảng viên chỉnh sửa và tổng kết lại những điểm cần lưu ý

Cuối buổi thực tập, mỗi nhóm gửi báo cáo vào email của giáo viên Tên email và

tên file thống nhất theo mẫu: TVSDT-Khóa-Lớp-Tổ-Nhóm-Bài (Ví dụ TVSDT-

K8-A-T1-Nhom1-Bai1)

Trang 2

2.3 Đánh giá thực tập

- Điểm bài thực tập được đánh giá thông qua kết quả báo cáo, trình bày chung cả nhóm

và kết quả thảo luận của mỗi cá nhân

2.4 Các mẫu báo cáo

Mẫu báo cáo 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ TỔNG HỢP KIẾN THỨC VỀ BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP TRONG TƯ VẤN Danh sách nhóm:

Nội dung báo cáo:

1 Tên bệnh

2 Khái niệm chung về bệnh

3 Tên các nhóm thuốc thường dùng trong bệnh

4 Những điểm cần lưu ý khi tư vấn sử dụng các nhóm thuốc này

Mẫu báo cáo 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ TỔNG HỢP KIẾN THỨC VỀ CÁC THUỐC THƯỜNG GẶP TRONG TƯ VẤN Danh sách nhóm:

Nội dung báo cáo:

1 Tên thuốc

2 Chỉ định và liều dùng (tương ứng với bệnh lý đã chuẩn bị)

Trang 3

3 Cách dùng thuốc (lưu ý dạng bào chế hay dụng cụ đặc biệt)

4 Cách khắc phục khi trót quên 1 lần uống thuốc

5 Quá liều và xử trí

6 Cách theo dõi hiệu quả điều trị của thuốc (tương ứng với bệnh lý đã chuẩn bị)

- Hiệu quả của thuốc bệnh nhâncó thể tự theo dõi được không?

- Cách theo dõi hiệu quả điều trị, khi nào tình trạng tốt hơn/xấu hơn

7 Các phản ứng bất lợi (ADR) có thể gặp

- Lưu ý các phản ứng bất lợi nguy hiểm hoặc có tần suất gặp cao

- Cách xử trí khi gặp các phản ứng bất lợi này

8 Tương tác thuốc

- Các tương tác thuốc-thuốc có thể gặp phải

- Các tương tác thuốc-thức ăn, đồ uống có thể gặp phải

- Cách xử trí tương tác (nếu có)

Trang 4

Bài thực tập số 2 THỰC HÀNH CHUẨN BỊ TỜ THÔNG TIN TƯ VẤN BỆNH NHÂN

1 Mục tiêu

Sau khi hoàn thành bài thực tập này, sinh viên có khả năng:

Về kỹ năng

- Trình bày được các thông tin về biện pháp không dùng thuốc trong các bệnh lý thường gặp

- Tra cứu được thông tin và trình bày được một tờ thông tin sản phẩm dành cho bệnh nhân

Về thái độ

- Rèn luyện được thái độ nghiêm túc, cẩn thận, chính xác trong thực hành; có khả năng thực hành độc lập và phối hợp làm việc theo nhóm

2 Nội dung

2.1 Tài liệu học tập

- Tài liệu để tra cứu về các biện pháp không dùng thuốc:

 Sách Medicines use review, Susan Youssef, Pharmaceutical Press 2010

 Sách OSCE, Canada

- Tài liệu tra cứu về thuốc:

 Các ebook thực tập đã sử dụng trong môn Dược lâm sàng: Dược thư quốc gia

2012, tờ thông tin sản phẩm trên trang EMC, BNF, Martidale

2.2 Quy trình thực tập

Mỗi tổ thực tập chia làm 3 nhóm sinh viên (từ 3-4 sinh viên/nhóm)

 Mỗi nhóm sinh viên tìm thông tin liên quan đến các biện pháp không dùng thuốc tương ứng với các bệnh đã tìm hiểu trong buổi 1, sau đó thiết kế tờ thông tin tư vấn biện pháp không dùng thuốc để phát cho bệnh nhân

 Mỗi nhóm sinh viên chuẩn bị thông tin và thiết kế tờ thông tin dành cho bệnh nhân liên quan đến 2 thuốc có thể gặp trong các bệnh lý đã tìm hiểu trong buổi 1 (Theo mẫu báo cáo 3)

 Sinh viên trình bày sản phẩm đã thiết kế được trong buổi thực tập Các nhóm cùng thảo luận và góp ý Giảng viên chỉnh sửa và tổng kết lại những điểm cần lưu ý

Cuối buổi thực tập, mỗi nhóm gửi báo cáo vào email của giáo viên Tên email và

tên file thống nhất theo mẫu: TVSDT-Khóa-Lớp-Tổ-Nhóm-Bài (Ví dụ

TVSDT-K8-A-T1-Nhom1-Bai2)

2.3 Đánh giá thực tập

- Điểm bài thực tập được đánh giá thông qua kết quả báo cáo, trình bày chung cả nhóm

và kết quả thảo luận của mỗi cá nhân

2.4 Các mẫu báo cáo

Trang 5

Mẫu báo cáo 3

Danh sách nhóm:

TỜ THÔNG TIN TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC CHO BỆNH NHÂN (PIL) Các đề mục gợi ý:

Tên sản phẩm:

1 Mô tả sản phẩm:

2 Thuốc dùng cho bệnh gì?

3 Các lưu ý trước khi sử dụng thuốc:

- Các trường hợp không nên sử dụng thuốc

- Các lưu ý đặc biệt cho bệnh nhân

- Lưu ý sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

- Nên tránh dùng những thuốc hoặc thực phẩm gì khi đang sử dụng thuốc này?

- Lái xe và vận hành máy móc

- Thông tin khác

4 Cách sử dụng thuốc

- Liều dùng

- Cách dùng

- Cần làm gì khi một lần quên không dùng thuốc?

- Cần phải làm gì khi dùng thuốc quá liều khuyến cáo

5 Tác dụng không mong muốn có thể xảy ra

6 Cần bảo quản thuốc này như thế nào?

7 Thông tin khác

Trang 6

Bài thực tập số 3 THỰC HÀNH ĐÓNG VAI TƯ VẤN BỆNH NHÂN SỬ DỤNG THUỐC TIM

MẠCH, CHUYỂN HÓA

1 Mục tiêu

Sau khi hoàn thành bài thực tập này, sinh viên có khả năng:

Về kiến thức

- Trình bày được các bước trong quy trình tư vấn sử dụng thuốc theo đơn

Về kỹ năng

- Vận dụng được các kiến thức liên quan đến bệnh và thuốc đã chuẩn bị trong 2 bài thực

tập trước để tư vấn bệnh nhân sử dụng thuốc tim mạch, chuyển hóa

- Thực hành được các bước trong quy trình tư vấn sử dụng thuốc tim mạch, chuyển hóa theo đơn trong các tình huống cụ thể

Về thái độ

- Rèn luyện được thái độ nghiêm túc, cẩn thận, chính xác trong thực hành; có khả năng thực hành độc lập và phối hợp làm việc theo nhóm

2 Nội dung

2.1 Quy trình tư vấn sử dụng thuốc:

A MỞ ĐẦU KHI TƯ VẤN

1 Xác định đối tượng mua thuốc theo đơn

- Có phải Bệnh nhân trực tiếp mua không ?

- Có phải đơn thuốc lần đầu không?

- Đặt 3 câu hỏi ban đầu:

1 Bác sĩ đã nói cho anh/chị biết thuốc này điều trị bệnh gì?

2 Bác sĩ đã dặn anh/chị dùng thuốc này như thế nào?

3 Bác sĩ đã nói với anh/chị về kết quả điều trị?

- Giải thích với BN mục đích của việc tư vấn

2 Xác định sơ bộ tính chất bệnh/đơn thuốc

- Bệnh cấp tính/mạn tính?

- Đơn thuốc có nhiều thuốc không?

Có dạng bào chế hay dụng cụ đặc biệt không?

3 Xác định các đặc điểm bệnh nhân

- Có phải đối tượng đặc biệt không

- Thông tin tiền sử bệnh

- Các bệnh mắc kèm, tiền sử dị ứng

- Hỏi BN về các thuốc hiện đang sử dụng, có thể bao gồm các thuốc bán không cần đơn, thuốc có nguồn gốc thảo dược, thực phẩm chức năng

- Xác định xem BN có các yếu tố nào khác có thể ảnh hưởng đến tác dụng hoặc tác dụng không mong muốn của thuốc (VD các thói quen có hại, nghề nghiệp có liên

Trang 7

B TƯ VẤN

1 Vấn đề mục đích và cách sử dụng thuốc trong đơn

- Trao đổi với bệnh nhân về tên và vai trò của từng thuốc

- Cách dùng thuốc (lưu ý dạng bào chế hay dụng cụ đặc biệt)

- Giải thích chế độ liều, bao gồm thời gian uống thuốc và độ dài đợt điều trị

- Giúp BN lập được kế hoạch uống thuốc phù hợp với lịch sinh hoạt hàng ngày

- Tư vấn cho BN việc cần làm khi sử dụng hết đơn thuốc

- Giải thích cách khắc phục khi BN trót quên 1 lần uống thuốc

- Quá liều và xử trí

2 Vấn đề theo dõi hiệu quả điều trị

- Giải thích cho BN hiểu những dấu hiệu về hiệu quả của thuốc có thể/không thể tự theo dõi được

- Cách theo dõi hiệu quả điều trị, khi nào tình trạng tốt hơn/xấu hơn

- Nhấn mạnh để BN hiểu lợi ích của việc dùng đúng và dùng đủ các thuốc đã được kê

3 Trao đổi về các phản ứng bất lợi (ADR)

- Thông báo cho bệnh nhân các ADR quan trọng (thường gặp và/hoặc có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân)

- Cách xử trí các ADR trên

4 Vấn đề tương tác thuốc

- Tra cứu về các tương tác thuốc-thuốc có trong đơn

- Lưu ý tương tác thuốc - thuốc (ngoài đơn) thuốc - thức ăn, đồ uống

- Trao đổi về cách xử trí tương tác nếu có

5 Các biện pháp điều trị không dùng thuốc

C KẾT THÚC TƯ VẤN

1 Kiểm tra lại xem BN đã nắm được thông tin chưa, thông qua khả năng phản hồi

2 Tóm tắt lại thông tin hoặc nhấn mạnh những điểm chính

3 Hỏi xem BN có câu hỏi gì nữa không

2.2 Quy trình thực tập

2.2.1 Nội dung cần chuẩn bị trước khi đi thực tập

- Toàn bộ các kiến thức liên quan đến bệnh và thuốc đã được tổng hợp trong bài thực tập

số 1 và 2

- In sẵn các tờ thông tin tư vấn bệnh nhân (liên quan đến biện pháp không dùng thuốc và

tờ thông tin sản phẩm dành cho bệnh nhân)

- In sẵn bảng kiểm sử dụng trong tư vấn (Phụ lục 1) để sử dụng trong quá trình đóng vai 2.2.2 Quy trình thực tập

- Trong mỗi buổi thực tập, sinh viên sẽ làm quen với đơn thuốc tương ứng với tình huống Mỗi đơn thuốc và tình huống được thực hành đóng vai 2 lần

Trang 8

 Bước 1: Phát đơn thuốc cho cả tổ thực tập Tất cả sinh viên có 15 phút để xem đơn thuốc và chuẩn bị các thông tin liên quan

 Bước 2: Một sinh viên được chỉ định đóng vai bệnh nhân và gặp riêng giảng viên

để nhận tình huống

 Bước 3: Một sinh viên được chỉ định ngẫu nhiên để đóng vai dược sĩ Dược sĩ hoàn toàn không được biết trước tình huống và cần sử dụng bảng kiểm (phụ lục 1)

để thực hiện quá trình tư vấn Dược sĩ cần vận dụng toàn bộ kiến thức đã chuẩn bị

để giải quyết vấn đề phát sinh trong tình huống

 Bước 4: Cả tổ thực tập nhận xét ưu, nhược điểm của sinh viên đóng vai dược sĩ, cùng góp ý để rút kinh nghiệm, tìm ra cách tư vấn phù hợp nhất

 Bước 5: Một sinh viên khác được chỉ định ngẫu nhiên để đóng lại vai dược sĩ, với mục đích thực hiện được một cuộc tư vấn hiệu quả nhất

Các bước nêu trên được lặp lại cho các đơn thuốc khác nhau trong 1 buổi

2.3 Cách đánh giá thực tập

- Sau 3 buổi thực tập đóng vai, mỗi sinh viên sẽ có 1 điểm thực tập được đánh giá thông qua quá trình đóng vai và thảo luận

- Điểm thực tập chung được tính bằng trung bình của các điểm thành phần

Trang 9

Bài thực tập số 4.

THỰC HÀNH ĐÓNG VAI TƯ VẤN BỆNH NHÂN SỬ DỤNG THUỐC HÔ HẤP

1 Mục tiêu

Sau khi hoàn thành bài thực tập này, sinh viên có khả năng:

Về kiến thức

- Trình bày được các bước trong quy trình tư vấn sử dụng thuốc theo đơn

Về kỹ năng

- Vận dụng được các kiến thức liên quan đến bệnh và thuốc đã chuẩn bị trong bài thực tập

trước để tư vấn bệnh nhân sử dụng thuốc hô hấp

- Thực hành được các bước trong quy trình tư vấn sử dụng thuốc hô hấp theo đơn trong các tình huống cụ thể

Về thái độ

- Rèn luyện được thái độ nghiêm túc, cẩn thận, chính xác trong thực hành; có khả năng thực hành độc lập và phối hợp làm việc theo nhóm

2 Nội dung

2.1 Quy trình tư vấn sử dụng thuốc:

A MỞ ĐẦU KHI TƯ VẤN

1 Xác định đối tượng mua thuốc theo đơn

- Có phải Bệnh nhân trực tiếp mua không ?

- Có phải đơn thuốc lần đầu không?

- Đặt 3 câu hỏi ban đầu:

1 Bác sĩ đã nói cho anh/chị biết thuốc này điều trị bệnh gì?

2 Bác sĩ đã dặn anh/chị dùng thuốc này như thế nào?

3 Bác sĩ đã nói với anh/chị về kết quả điều trị?

- Giải thích với BN mục đích của việc tư vấn

2 Xác định sơ bộ tính chất bệnh/đơn thuốc

- Bệnh cấp tính/mạn tính?

- Đơn thuốc có nhiều thuốc không?

Có dạng bào chế hay dụng cụ đặc biệt không?

3 Xác định các đặc điểm bệnh nhân

- Có phải đối tượng đặc biệt không

- Thông tin tiền sử bệnh

- Các bệnh mắc kèm, tiền sử dị ứng

- Hỏi BN về các thuốc hiện đang sử dụng, có thể bao gồm các thuốc bán không cần đơn, thuốc có nguồn gốc thảo dược, thực phẩm chức năng

- Xác định xem BN có các yếu tố nào khác có thể ảnh hưởng đến tác dụng hoặc tác dụng không mong muốn của thuốc (VD các thói quen có hại, nghề nghiệp có liên quan…)

B TƯ VẤN

Trang 10

1 Vấn đề mục đích và cách sử dụng thuốc trong đơn

- Trao đổi với bệnh nhân về tên và vai trò của từng thuốc

- Cách dùng thuốc (lưu ý dạng bào chế hay dụng cụ đặc biệt)

- Giải thích chế độ liều, bao gồm thời gian uống thuốc và độ dài đợt điều trị

- Giúp BN lập được kế hoạch uống thuốc phù hợp với lịch sinh hoạt hàng ngày

- Tư vấn cho BN việc cần làm khi sử dụng hết đơn thuốc

- Giải thích cách khắc phục khi BN trót quên 1 lần uống thuốc

- Quá liều và xử trí

2 Vấn đề theo dõi hiệu quả điều trị

- Giải thích cho BN hiểu những dấu hiệu về hiệu quả của thuốc có thể/không thể tự theo dõi được

- Cách theo dõi hiệu quả điều trị, khi nào tình trạng tốt hơn/xấu hơn

- Nhấn mạnh để BN hiểu lợi ích của việc dùng đúng và dùng đủ các thuốc đã được kê

3 Trao đổi về các phản ứng bất lợi (ADR)

- Thông báo cho bệnh nhân các ADR quan trọng (thường gặp và/hoặc có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân)

- Cách xử trí các ADR trên

4 Vấn đề tương tác thuốc

- Tra cứu về các tương tác thuốc-thuốc có trong đơn

- Lưu ý tương tác thuốc - thuốc (ngoài đơn) thuốc - thức ăn, đồ uống

- Trao đổi về cách xử trí tương tác nếu có

5 Các biện pháp điều trị không dùng thuốc

C KẾT THÚC TƯ VẤN

1 Kiểm tra lại xem BN đã nắm được thông tin chưa, thông qua khả năng phản hồi

2 Tóm tắt lại thông tin hoặc nhấn mạnh những điểm chính

3 Hỏi xem BN có câu hỏi gì nữa không

2.2 Quy trình thực tập

2.2.1 Nội dung cần chuẩn bị trước khi đi thực tập

- Toàn bộ các kiến thức liên quan đến bệnh và thuốc đã được tổng hợp trong bài thực tập

số 1 và 2

- In sẵn các tờ thông tin tư vấn bệnh nhân (liên quan đến biện pháp không dùng thuốc và

tờ thông tin sản phẩm dành cho bệnh nhân)

- In sẵn bảng kiểm sử dụng trong tư vấn (Phụ lục 1) để sử dụng trong quá trình đóng vai 2.2.2 Quy trình thực tập

- Trong mỗi buổi thực tập, sinh viên sẽ làm quen với 3 đơn thuốc tương ứng với 3 tình huống Mỗi đơn thuốc và tình huống được thực hành đóng vai 2 lần

 Bước 1: Phát đơn thuốc cho cả tổ thực tập Tất cả sinh viên có 15 phút để xem đơn thuốc và chuẩn bị các thông tin liên quan

Trang 11

 Bước 2: Một sinh viên được chỉ định đóng vai bệnh nhân và gặp riêng giảng viên

để nhận tình huống

 Bước 3: Một sinh viên được chỉ định ngẫu nhiên để đóng vai dược sĩ Dược sĩ hoàn toàn không được biết trước tình huống và cần sử dụng bảng kiểm (phụ lục 1)

để thực hiện quá trình tư vấn Dược sĩ cần vận dụng toàn bộ kiến thức đã chuẩn bị

để giải quyết vấn đề phát sinh trong tình huống

 Bước 4: Cả tổ thực tập nhận xét ưu, nhược điểm của sinh viên đóng vai dược sĩ, cùng góp ý để rút kinh nghiệm, tìm ra cách tư vấn phù hợp nhất

 Bước 5: Một sinh viên khác được chỉ định ngẫu nhiên để đóng lại vai dược sĩ, với mục đích thực hiện được một cuộc tư vấn hiệu quả nhất

Các bước nêu trên được lặp lại cho 3 đơn thuốc khác nhau trong 1 buổi

2.3 Cách đánh giá thực tập

- Sau 3 buổi thực tập đóng vai, mỗi sinh viên sẽ có 1 điểm thực tập được đánh giá thông qua quá trình đóng vai và thảo luận

- Điểm thực tập chung được tính bằng trung bình của các điểm thành phần

Ngày đăng: 16/03/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w