Bài tập lớp môn văn học phương tây giọng điệu trần thuật của nhà văn balzac trong tiểu thuyết lão goriot

22 1 0
Bài tập lớp môn văn học phương tây giọng điệu trần thuật của nhà văn balzac trong tiểu thuyết lão goriot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ông tố cáo xã hộiđương thời với giọng lạnh lùng khách quan của người tự nhận là “thư kí củathời đại”, ông mỉa mai bằng câu nói trào phúng trước một xã hội mà đồng tiềnlà vạn năng, có đôi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC BÀI TẬP LỚN MÔN: VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Đề tài: Giọng điệu trần thuật của nhà văn Balzac trong tiểu thuyết Lão Goriot Họ và tên : Lưu Việt Nga Mã sinh viên : 2166010019 Lớp : K24 Sư phạm Ngữ văn Khoa : Khoa học xã hội Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Hạnh Thanh Hoá, tháng 11 năm 2023 MỤC LỤC A MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài .1 2 Lịch sử của vấn đề 1 3 Mục đích nghiên cứu .2 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 5 Đóng góp của đề tài 2 6 Phương pháp nghiên cứu 3 7 Bố cục luận văn .3 B PHẦN NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: GIỌNG ĐIỆU TRỮ TÌNH LÃNG MẠN THẮM THIẾT TÌNH NGƯỜI 4 1.1 Những nhân vật được dành sự yêu thương 4 1.2 Tầng lớp thượng lưu và những con người chịu nhiều cám dỗ .7 CHƯƠNG 2: GIỌNG LẠNH ĐIỆU LẠNH LÙNG KHÁCH QUAN .9 2.1 Pari thu nhỏ và những con người nơi đấy 9 2.2 Chàng sinh viên trẻ và người thầy thứ hai của họ 12 CHƯƠNG 3: GIỌNG ĐIỆU TRÀO PHÚNG, CHẾ GIỄU 14 3.1 Quán trọ Vauquer và chủ nhân quán trọ .14 3.2 Xã hội Pari với những nhân vật điển hình 16 C PHẦN KẾT LUẬN .19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 A MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Balzac là một trong những tác gia có phần đóng góp đáng kể cho nền văn học hiện thực Pháp thế kỉ XIX Các tác phẩm của ông là sự phản ánh toàn diện, chân thực cuộc sống của xã hội tư sản với những thói xấu không gì che đậy của giai cấp thống trị đương thời Đọc những công trình nghệ thụât đồ sộ mà nhà văn đã để lại cho đời, Engels trân trọng gọi Balzac là “bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực” Có đọc kĩ hiểu sâu tác phẩm của Balzac mới nhận thấy trong mỗi tác phẩm ông đều lồng vào đó những nhận xét hết sức tinh tế Ông tố cáo xã hội đương thời với giọng lạnh lùng khách quan của người tự nhận là “thư kí của thời đại”, ông mỉa mai bằng câu nói trào phúng trước một xã hội mà đồng tiền là vạn năng, có đôi khi ta lại bắt gặp trong văn Balzac những câu nói thắm thiết tình người Cảm hứng trong sáng tác luôn gắn liền với giọng điệu nhà văn Mà giọng điệu thì có tác dụng thể hiện thái độ, lập trường, cách nhìn của chủ thể phát ngôn về đối tượng được nói đến Điều đó chứng minh rằng để nắm được cốt lõi vấn đề của một tác phẩm thì người đọc cần nắm bắt chính xác giọng điệu của tác phẩm đó, bởi điều quan trọng của một nhà văn là phải tạo ra tiếng nói của mình, phải có được nốt riêng độc đáo và người đọc nghe được nốt riêng ấy Giọng điệu không chỉ mang nội dung tình cảm mà còn thể hiện thái độ của tác giả về đời sống Giọng điệu văn chương là một nhân tố cốt yếu tạo nên phong cách nghệ thuật, nó cho phép ta hiểu sâu hơn sự phong phú của chủ thể sáng tạo Giọng điệu vừa là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo của nhà văn vừa là một hiện tượng ảnh hưởng không nhỏ đến các thời đại văn học Dù biết kiến thức và vốn sống bản thân còn nhiều hạn chế, nhưng vì khá hứng thú với tác giả Balzac nói riêng - văn học phương Tây nói chung, em xin mạnh dạn đưa ra một vài sự cảm nhận của mình về giọng điệu trần thuật của nhà văn Balzac trong tiểu thuyết Lão Goriot Rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo quý báu của các thầy cô để đề tài ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn 2 Lịch sử của vấn đề Trong vòng 15 năm trở lại đây hoạt động nghiên cứu, phê bình văn học nước ta được phong phú thêm bởi những cách tiếp cận mới Nào con người, không gian, thời gian, cấu trúc, phương tiện biểu đạt ….Những tác phẩm văn chương vốn quen thuộc nhưng khi được nhìn với góc độ mới bỗng phô bày thêm những phẩm chất, chiều sâu mà trước đó ít khi được nhìn kĩ Từ xưa, các nhà lý luận phương Đông đã từng nhắc đến giọng điệu và phong cách nhà văn qua các khái niệm gần gũi như hơi văn, khí văn, tình điệu… Nhưng nhìn chung các nhà lí luận văn học và mĩ học trước thế kỉ XIX chưa đề cập trực tiếp và chuyên sâu vấn đề giọng điệu trong văn chương Những bài nghiên cứu phê bình văn học ở nước ta trong vài thập niên qua cho thấy giọng điệu cũng được nghiên cứu từ nhiều phía Nhưng nhìn chung chưa có một công trình dày dặn và độc lập về giọng điệu, mà nó thường được 1 bàn đến khi tìm hiểu một tác giả hoặc một giai đoạn văn học Điều này cho thấy rằng việc nghiên cứu giọng điệu trong văn chương ở nước ta mới chỉ lát được những viên gạch đầu Trong giới nghiên cứu văn học nước ta, Trần Đình Sử là người đầu tiên phân biệt hiện tượng giọng điệu trong đời sống và giọng điệu trong nghệ thuật, coi giọng điệu văn chương là một phương diện cấu thành hình thức của văn học Theo Trần Đình Sử giọng điệu “là sự biểu thị lập trường tư tưởng, cảm xúc chủ thể, là nguyên tắc lí giải và chiếm lĩnh hiện thực” Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến thì nhận định “cảm hứng nào giọng điệu ấy, nhưng cũng có thể ngược lại giọng điệu định hướng hình thành cảm hứng” Còn theo Nguyễn Đăng Mạnh thì giọng điệu là “một yếu tố quan trọng tạo nên phong cách nghệ sĩ” Do chưa có tài liệu nào tập trung nghiên cứu giọng điệu như một đối tượng độc lập nên ý kiến về giọng điệu còn tản mạn và chưa thành hệ thống Cho đến nay thì đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về giá trị nội dung và nghệ thuật các tác phẩm của tác giả Balzac Điển hình như Đặng Anh Đào với Ônôrê đờ Banzắc- một thế giới bước đi (NXB Trẻ-2002), Đỗ Đức Dục với chủ nghĩa phê phán trong văn học phương Tây (NXB KHXH 1981), Đặng thị Hạnh - Lê Hồng Sâm - Văn học lãng mạn và văn học phương Tây thế kỉ XIX, gần nhất là tác phẩm Honore de Balzac Lão Goriot (NXB ĐHQG HN 2001) do Lê Huy Bắc biên soạn Nhìn chung các công trình này đã nghiên cứu khá sâu về nội dung và về nghệ thuật cấu thành tác phẩm của Balzac Nhưng đi vào việc tìm hiểu giọng điệu nghệ thuật của tác giả Balzac thì hầu như chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể 3 Mục đích nghiên cứu Trong thực tế, nhận diện chính xác giọng điệu của nhà văn trong tác phẩm không phải là việc đơn giản Nó cần tới trực cảm nhưng đồng thời cần cái nhìn lí tính để kiểm định và phân tích sự cảm nhận ấy một cách cụ thể Đề tài này cố gắng nhận ra những giọng điệu trần thuật mà tác giả Balzac sử dụng trong các tiểu thuyết Lão Gorio, từ đó tìm hiểu tác dụng của giọng văn trong việc cấu thành tác phẩm, thái độ của tác giả đối với xã hội đương thời, giá trị của tác phẩm trong nền văn học hiện thực Pháp nói riêng, nền văn học thế giới nói chung 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng chính là giọng điệu trần thuật của nhà văn Balzac Để tiến hành khảo sát giọng điệu trần thuật của nhà văn Balzac, tôi đi sâu vào tác phẩm: Lão Goriot 5 Đóng góp của đề tài Việc nghiên cứu giọng điệu văn chương không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn sự độc đáo của các phong cách nghệ thuật mà hơn thế còn lí giải được tiến trình vận động của văn học Thông qua việc cảm nhận về giọng điệu trần thuật, đề tài khai thác thêm một nghệ thuật đặc sắc trong việc cấu thành tác phẩm của Balzac 2 Qua giọng văn của tác giả ta thấy được thái độ của nhà văn đối với thời đại, thấy rõ nét chân dung của cuộc sống qua những lời văn miêu tả khách quan, thấy được sự thối nát và sa đoạ về đạo đức của loài người qua những lời chế giễu sâu cay, nhưng đôi khi ta cũng phải lắng lòng để nghe và hiểu những lời văn thắm thiết tình người mà tác giả nhắn gửi 6 Phương pháp nghiên cứu Chủ yếu là phương pháp khảo sát và phân tích tư liệu Mục đích là chỉ ra những giọng điệu trần thuật thường được nhà văn sử dụng trong tiểu thuyết Lão Goriot Từ đó đưa ra những cảm nhận về cách thức sử dụng giọng điệu trần thuật của nhà văn 7 Bố cục luận văn PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Giọng điệu trữ tình lãng mạn thắm thiết tình người Chương 2 Giọng điệu lạnh lùng khách quan Chương 3 Giọng điệu trào phúng chế giễu PHẦN KẾT LUẬN 3 B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1:GIỌNG ĐIỆU TRỮ TÌNH LÃNG MẠN THẮM THIẾT TÌNH NGƯỜI 1.1 Những nhân vật được dành sự yêu thương Là một nhà văn hiện thực, Balzac không dùng quá nhiều những câu văn lãng mạn trong tác phẩm của mình, nhưng với tấm lòng yêu thương con người ta vẫn gặp không ít những lời thắm thiết ông trao tặng cho những nhân vật bất hạnh Trong tiểu thuyết “Lão Goriot” này, người hạnh phúc được Balzac dành cho những lời văn nhẹ nhàng ưu ái là cô Victorine Khi miêu tả nhân vật này giọng văn Balzac mới trữ tình làm sao “Victorine Taillefer là cô gái trắng trẻo, ốm yếu, giống như nước da của các cô gái bị bệnh xanh xao, và dù cô hòa mình với sự đau đớn, nó làm nền cho bức tranh này bởi một nỗi buồn quen thuộc, bởi một phong cách e ấp, ngượng ngùng, bởi một vẻ nghèo túng và yếu đuối thì gương mặt của cô vẫn không cằn cỗi, các cử chỉ và giọng nói của cô vẫn còn nhanh nhẹn, hoạt bát Con người trẻ tuổi bất hạnh này giống như một cây con đã có lá vàng, mới bị trồng trong một mảnh đất không phù hợp Sắc diện của cô ửng đỏ, mái tóc màu vàng hung, dáng người quá mảnh mai, thể hiện sự duyên dáng của các nhà thơ hiện đại tìm thấy trên các bức tượng nhỏ thời trung cổ Đôi mắt màu xám đen biểu hiện một sự dịu dàng, sự ngoan đạo của một tín đồ Cơ Đốc giáo Quần áo cô mặc đơn giản, không quá đắt tiền, để lộ những đường nét trẻ trung Cô xinh đẹp một cách chắp nhặt Nếu cô sung sướng chắc là đẹp mê hồn: hạnh phúc là chất thơ của phụ nữ cũng như kem phấn là chất liệu của việc trang điểm vậy Giá như niềm vui luôn làm gương mặt ửng hồng trên làn da xanh xao của cô, giá như những ngọt ngào của cuộc sống thanh lịch được đong đầy, tô đỏ lên đôi má đã hơi lõm một chút, giá như tình yêu làm tươi vui lại đôi mắt buồn của cô, Victorine đã có thể sánh được với những cô gái trẻ đẹp nhất Cô thiếu thứ mà người phụ nữ cần có, những áo quần son phấn và những bức thư tình” Cô là đứa con không được người cha triệu phú thừa nhận, lão hắt hủi, ruồng bỏ cô, nhưng ở cô lúc nào cũng sáng ngời tình cha con - dù là đơn phương Khi họ chửi rủa gã triệu phú đáng ghê tởm đó, “Victorine lại nói lên những lời ngọt ngào, giống như bài ca của con bồ câu xám bị thương mà tiếng rên đau đớn của nó vẫn còn thể hiện tình yêu” Balzac dành cho cô gái bất hạnh những lời thiết tha nhất, nhẹ nhàng mà cao quý nhất “Victorine giống như một trong những bức họa tươi sáng của thời trung cổ mà trong đó tất cả các yếu tố phối hợp miêu tả đã bị người họa sĩ bỏ qua, ở đây người họa sĩ bằng ngòi bút kì diệu đã bình tĩnh vẽ khuôn mặt nhợt nhạt, nhưng mặt trời đã chiếu rọi làm nó lấp lánh hoàng kim” Không chỉ thiếu thốn trong tình cảm gia đình, cô còn thiếu cả tình yêu, Balzac chia sẻ “Trái tim một cô gái đáng thương, bất hạnh và khốn khổ giống như một miếng xốp khô đang háo hức được yêu, một miếng xốp khô nhanh chóng phồng lên khi nhỏ vào đó một giọt tình cảm” Nhân vật thứ hai trong tiểu thuyết này được Balzac nói với giọng văn trữ tình là người cha đáng thương - lão Goriot Qua câu chuyện của lão Goriot và hai cô con gái, Balzac tiếp tục khai thác vấn đề trong tiểu thuyết “Eugiene 4 Grandet”: quan hệ gia đình, cha con trong xã hội tư sản quý tộc và ở đây người cha là nạn nhân Lão Goriot được giới thiệu với độc giả bằng giọng văn thương xót “Lão Goriot, mà trên đầu lão, một họa sỹ cũng như một nhà sử học đã đổ vào đấy tất cả ánh sáng của bức tranh Bởi sự tình cờ nào mà sự miệt thị nửa thù hằn, sự không tôn trọng kẻ bất hạnh trộn lẫn với lòng thương xót lại đập vào người khách trọ cao tuổi nhất? Có phải ông lão đã gây ra một vài trò nực cười và kì cục mà người ta khó tha thứ cho nó hơn là tha thứ cho những thói hư tật xấu khác chăng? Những câu hỏi này liên quan đến phần nhiều những sự bất công trong xã hội Có thể nó nằm trong bản chất của con người là khiến cho những ai hoàn toàn đau khổ bởi sự tự ti, bởi sự yếu đuối hay sự lãnh đạm đều phải chịu đựng tất cả” Người cha ấy thật cao thượng, hy sinh tất cả cho hai cô con gái lên đỉnh cao của xã hội thượng lưu, để rồi nhận lấy bi kịch cho chính mình “Một người cha đã cho chúng cuộc sống, đã cho mỗi đứa năm hoặc sáu trăm nghìn phơ- răng của hồi môn để tạo hạnh phúc khi gả chồng cho chúng, và chỉ giữ lại cho mình tám đến mười nghìn făng lợi tức Ông tin rằng những đứa con của mình vẫn sẽ là những đứa con của mình như hồi nào, và ông đã tạo ra hai gia đình, hai căn nhà nơi mà ông được tôn thờ, được nuông chiều, được chăm lo Nhưng chỉ trong hai năm, những đứa con của ông đã đuổi ông ra khỏi cuộc đời chúng như một người khốn khổ” Nói đúng hơn là ông nhận thấy mình làm cho các con phải xấu hổ Ông tự rời khỏi chúng, tìm đến quán trọ nghèo Balzac tả rất hợp lí sự lựa chọn của ông Ông hi sinh vì con, muốn con luôn vui vẻ hãnh diện khi sống trong giới quý tộc, chẳng phải mất mặt vì có một người cha không thuộc giới thượng lưu như ông Balzac còn mượn lời nhân vật khác để trao lời thương mến đến nhân vật “Ông bố này đã cho tất cả Trong 20 năm ông dành trọn tình thương của một người mẹ, tình yêu của một người cha cho các con mình; rồi một ngày ông cụ cho đi tất cả cơ nghiệp của mình Quả chanh đã bị vắt kiệt, rồi các cô con gái lại đem chính quả chanh ấy vứt bỏ ở góc đường đi” Tình cha con quá quắt khiến“Goriot đặt các con gái của mình vào hàng thiên thần” Balzac xót xa “đúng là một người đàn ông đáng thương Lão yêu cả những cái xấu mà các cô con gái làm với lão” Balzac thương cho người cha ấy, cố gắng biện minh cho hành động mù quáng của nhân vật “Ông lão đã hy sinh bởi vì ông lão là bố” Goriot coi con gái mình như là tình nhân, là người đem lại cho mình niềm hạnh phúc và lão sẽ trả tiền cho con để được niềm vui đó “Lão giống như một người trẻ tuổi đang yêu, hạnh phúc vì một mưu mẹo để có thể giúp lão gặp gỡ với tình nhân của mình mà không bị nghi ngờ gì cả” Tình cha con trở nên quái gở nhưng là một tình cảm chân thật “Tình yêu của người cha hoàn toàn không bị tì vết vì một chút lợi ích cá nhân nào” Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra: chính nỗi khát khao làm cha trong tâm hồn Balzac là nhân tố quyết định thành công khi xây dựng hình tượng lão Goriot Tình yêu con của lão thật vô tiền khoáng hậu, thế nên Balzac luôn ca ngợi tình cảm ấy với giọng văn thắm thiết.“Thần tượng của người cha luôn trong sáng và đẹp đẽ, và tình yêu con tha thiết đã lớn dần lên trong quá khứ cũng như trong tương lai” 5 Rồi lão đã hoài nghi và hiểu thực bản chất của những cô con gái, nhưng bản năng của người cha lại tìm cách bào chữa cho chúng Cứ thế, lão bị giằng xé giữa nhiều chiều tình cảm trái ngược Trước khi chết lão dần nhận ra sự thật, hiểu rằng lão mất con vì không còn tài sản “Một người cha cần phải luôn luôn giàu, ông ta cần phải kiềm chặt những đứa con như kiềm chặt những con ngựa xảo trá Thế mà ta đã quỳ xuống trước mặt chúng Những đứa khốn nạn, chúng đã kết thúc xứng đáng cách đối xử với ta suốt mười năm nay” Người cha đau đớn bởi biết rằng người gây nên vết thương cho mình là những cô con gái bé bỏng mà hằng ngày ông tôn sùng, thương nhớ “Tất cả đều rất khéo léo và chúng đã đâm thủng trái tim ta Ta thấy rõ ràng đó là những điều giả dối, những nỗi đau này không có thuốc gì chữa được” Người cha đầy lòng hi sinh ấy không hề muốn kết tội con mình.“Ta là một người khốn khổ, ta đã bị trừng phạt đích đáng Ta là nguyên nhân duy nhất của sự sa đọa của những đứa con, ta đã làm hư hỏng chúng” Những lời thú nhận này chứa đựng một sự thật cay đắng Tình cảm vị tha, chân thành trong xã hội đương thời là một nhược điểm, một điều tai hại Tình cha con đáng thương nhưng cũng thật đáng cười, nụ cười chan hòa nước mắt “Ta chính là thủ phạm nhưng ta làm thế là vì tình yêu Giọng nói của chúng mở cửa trái tim ta” Balzac chứng kiến tất cả, hiểu thấu tất cả nhưng không làm gì thay đổi đươc, ngậm ngùi chia sẻ cùng người cha ấy “Tiếng kêu bi thảm này phát ra như lời rên rỉ của kẻ hấp hối và nó càng thể hiện rõ sự yếu ớt, kiệt sức đến nỗi trở thành bất lực trong trạng thái tình cảm của ông lão Hai chị em gái vẫn yên lặng Sự ích kỉ nào vẫn có thể lạnh lùng với tiếng kêu tuyệt vọng này chứ? Nó giống như hòn đá bị ném xuống vực thẳm và độ sâu của vực thẳm thì ta làm sao đo được” Sự tan vỡ của gia đình Goriot là hậu quả của một xã hội bị đồng tiền thống trị Vào giờ phút hấp hối, người cha bị ruồng bỏ, vua Lia của thế kỉ XIX hiểu ra nguyên nhân xâu xa nỗi bất hạnh đời mình “Ta cam đoan rằng đất nước sẽ tiêu vong nếu như những người cha bị giẫm đạp Điều đó là rõ ràng Xã hội, thế giới được vận hành bởi tình phụ tử, mọi thứ sẽ sụp đổ nếu những đứa con không yêu cha của chúng” Thất bại của lão là thất bại của người dựng xây mà bị chính thành quả của mình vùi dập Câu chuyện của lão lớn hơn câu chuyện của người cha bị ruồng bỏ Tình cha con tha thiết, số phận đau thương của lão làm ta phải xúc động Balzac đã viết thư cho Hanskan nói rằng có một cảm giác đau buồn kinh khủng đã vò xé ông suốt 10 ngày sau khi viết tác phẩm này Nhưng lòng thương con của lão Goriot dù lớn lao vẫn có gì đó chật hẹp bởi mù quáng, bản năng, thói tật Biết con là bọn vô ơn, để cha chết trong cô đơn nghèo khổ, lão sỉ vả, nguyền rủa nhưng rồi tha thiết mong gặp chúng, muốn có tiền để đem chúng lại bên mình, lúc tắt thở dành lời cuối cùng để ban phúc cho chúng - một tình cha con như vậy kể ra cũng thật đáng quý Người cha ấy đã sống trong đau khổ quá nhiều, thế nên khi nhân vật nhắm mắt, Balzac thấy ở lão một niềm vui hiếm hoi dù cũng còn nhiều chua xót “Tiếng thở cuối cùng của người cha già hẳn là hạnh phúc Cả cuộc đời lão hiện lên trong tiếng thở hạnh phúc đó, đến giờ ông lão vẫn bị lừa” Gần cuối tác phẩm giọng văn của Balzac thật thắm thiết tình người Người cha hấp hối trên giường nát, cô độc, nhớ mong quằn quại “luôn luôn khát mà chưa bao giờ được uống” Và một đám tang thật lãnh lẽo, đến đưa tang là 6 hai xe song mã lộng lẫy, có gia huy nhưng không có người Balzac khép lại cuộc đời lão Goriot đáng thương bằng câu văn thương xót vô hạn “Đây là kết cục của một kiếp nghèo khổ, không ai đoái hoài, không người thân, không bạn bè đưa tiễn” Lão Goriot không những là một người cha mà hơn thế nữa là hiện thân của tình cha - con Con vô ơn bao nhiều thì tình cha thương con tăng lên bấy nhiêu Balzac trao cho ông trách nhiệm nói lên cái gì cao thượng nhất trong tình cha con như bản thân tác giả quan niệm và ước mơ, đền bù cho nỗi đau không được làm cha của tác giả Nhưng lão Goriot làm cha trong xã hội tư sản đang phồn thịnh nên tình cảm cao quý ấy bị đồng tiền làm hoen ố, hư hỏng đến tận cội rễ, nên nó có tất cả sự đê hèn, nhục nhã, ghê tởm Ý nghĩa tác phẩm là ở chỗ đó, là mâu thuẫn bi đát giữa cái cao thượng và cái mù quáng Lão là một bi kịch, bi kịch ấy do xã hội tư sản tạo nên nhưng cũng có phần do chính lão tạo lấy Chính lão quan niệm rằng chỉ có tiền mới mua được hạnh phúc Trong cơn hấp hối, lão nhìn thấy tội lỗi của những đứa con, nguyền rủa chúng nhưng sau đó lại muốn mình có nhiều tiền để giữ chúng bên cạnh Sai lầm ấy của lão góp phần dẫn đến bi kịch đau lòng này 1.2 Tầng lớp thượng lưu và những con người chịu nhiều cám dỗ Nhân vật thứ ba cũng chiếm được không ít tình cảm ưu ái của nhà văn là chàng sinh viên luật trẻ tuổi Ý nghĩ ban đầu của anh rất đẹp, anh mơ ước bay nhảy trong xã hội thượng lưu nhưng khi biết được mẹ đã phải bán đi đồ trang sức, dì anh cũng phải xa rời vài món cổ vật để có tiền nuôi dưỡng khát vọng của mình thì anh ray rứt lắm Balzac ghi nhận những suy nghĩ ấy với sự trân trọng “Chàng cảm thấy tâm can như bị một ngọn lửa thiêu đốt Chàng muốn từ bỏ xã hội thượng lưu mà chàng đang đeo đuổi, chàng không muốn nhận số tiền này nữa Trái tim chàng dâng trào một nỗi hối hận cao thượng mà ít thấy ở những kẻ khác trong xã hội thượng lưu này” Khi ấy tâm hồn chàng còn rất trong sáng và những suy nghĩ của chàng được Balzac thể hiện bằng giọng văn thật lãng mạn “Thời thanh xuân của mình vẫn còn xanh trong như bầu trời không một gợn mây, mong muốn được trở nên vĩ đại và giàu có, thế mà phải dối trá, phục tùng, luồn cúi, gắng gượng, nịnh bợ, che dấu ư? Vì thế mà chấp nhận tự trở thành đầy tớ của những kẻ dối trá, xu nịnh và luồn cúi ư? Trước khi trở thành đồng bọn chúng thì phải phục tùng chúng Thật lầm lạc! Không Mình muốn làm công việc thanh cao, trong sạch ; mình muốn làm việc cả ngày lẫn đêm, chỉ để tạo ra cơ đồ bằng chính nghề nghiệp của mình Đó là cách taọ lập cơ nghiệp chậm chạp nhất, nhưng mỗi ngày đầu mình sẽ được đặt trên gối mà không mảy may một ý xấu xa nào Có gì đẹp hơn là lặng ngắm cuộc đời mình và thấy nó thanh khiết như một bông hoa bách hợp?” Có thể xem anh là loại nhân vật khát vọng, đang mơ ước xây dựng con đường tiến thân Ở tác phẩm này anh vẫn còn mang vẻ đẹp của người trai trẻ, vẻ đẹp của bông hoa bách hợp, điều đó được thể hiện qua tình cảm giữa anh và lão Goriot “Tình bạn thiêng liêng của họ được xây dựng trên cơ sở tâm lý đối lập hẳn với thứ tình cảm giữa Vautrin và chàng sinh viên” Thế nên lão Goriot “người luôn để tình cảm vượt ra khỏi ý chí, đã được soi sáng bởi lòng trắc ẩn, sự cảm thông mà chàng sinh viên trẻ tuổi đã dành cho mình” 7 Song tất cả tình cảm đó không tồn tại lâu, chàng trai ấy sớm bị dòng đời cuốn đi Những bài học vỡ lòng quan trọng đã đặt chàng vào một đường ray mới Ở đó anh tự nguyện bán linh hồn cho quỷ dữ, từng bước leo lên bậc thang của xã hội thượng lưu Khi lão Goriot mất, chàng sinh viên nghèo đứng ra lo liệu mọi bề Người đọc xúc động biết bao trước những việc làm không chút tính toán, mưu lợi ấy Chàng là người nhỏ lệ xót thương lão già bất hạnh chết trong sự lãng quên của những đứa con mà ông rất mực yêu thương “Cúi nhìn lần nữa ngôi mộ, giọt nước mắt cuối cùng của chàng trai trẻ lăn dài, giọt nước mắt trào ra bởi những rung cảm thiêng liêng của một trái tim trong trắng” Song đó là giọt nước mắt cuối cùng của chàng trai trẻ, thiêng liêng lắm bởi từ nay không còn những giọt nước mắt thương người như vậy Với những giọt nước mắt ấy Rastignac như để tang cho chính mình, khóc cho chính mình - Rastignac đã chết Đám tang lão chôn vùi luôn cả hình ảnh một thanh niên biết yêu thương biết xúc động trước nỗi bất hạnh của người khác, chỉ còn lại kẻ tán thành lối sống tàn bạo, sặc mùi tư sản ấy Đám tang chôn bốn người: lão Goriot, chàng Rastignac, hai cô con gái Lời thách thức của Rastignac thực chất là lời đầu hàng, anh sẽ phục tùng nó để tiến thân Câu nói này mang nghĩa nước đôi: hoặc là bản thân ta, một kẻ không tiền sẽ phải nhận một kết thúc như lão già đáng thương, hoặc ta phải sát phạt với cuộc đời đen bạc, phải hòa vào chúng để được sống trong tột đỉnh vinh quang Rastignac tuyên chiến nhưng lại hòa mình vào xã hội đó bằng hành động đến ăn tối nhà người mà chàng khinh rẻ Một trái tim biết yêu thương, thương xót rồi cũng bị đồng tiền cán nát: từ một người tốt bụng rồi sẽ trở thành kẻ bất nhân, sống vì tiền Tác phẩm khép lại, cuộc đời lão Goriot kết thúc, cuộc chinh phục xã hội của Rastignac bắt đầu, Goriot được thay bằng Rastignac, đại biểu một thời kì khác của sự phát triển tư bản chủ nghĩa Trong tác phẩm đôi lần ta bắt gặp thái độ xem thường của Balzac đối với những người phụ nữ trong xã hội thượng lưu, nhưng đọc kĩ ta cũng gặp được những lời cảm động, chia sẻ của Bazac đối với những người phụ nữ ấy “Những người phụ nữ Pari, với bề ngoài xa hoa lộng lẫy, xa hoa nhưng sâu thẵm trong tâm hồn họ chứa chan những điều muộn phiền lo lắng” Balzac hay cảm thông cho họ, nhìn thấy khía cạnh tốt ở họ “Nếu như những người phụ nữ Pari thường xuyên giả dối khoe khoang, làm dáng, lạnh lùng, chắc chắn rằng khi họ yêu, họ dành tình cảm cho niềm đam mê của mình nhiều hơn những người phụ nữ khác, từ những tính hẹp hòi của mình họ đã dần trưởng thành và họ trở nên cao quý” Cuốn tiểu thuyết không tái hiện những cảnh dao đâm, máu đổ nhưng thực trạng xã hội toát lên thật buồn thảm Một người cha suốt đời vì con lại bị bỏ chết trong ghẻ lạnh tại quán trọ nghèo nàn, một con người từ bỏ lối sống lương thiện lao vào vực thẳm đen ngòm của Pari trong vòng xoáy của đồng tiền Bức tranh xã hội hiện lên với tất cả những khía cạnh của nó : một hiện thực phũ phàng không tô vẽ, không giấu giếm 8 CHƯƠNG 2: GIỌNG LẠNH ĐIỆU LẠNH LÙNG KHÁCH QUAN 2.1 Pari thu nhỏ và những con người nơi đấy Câu chuyện này diễn ra chủ yếu tại nhà trọ Vauquer, một xó xỉnh trong lòng đại dương Pari mênh mông, nơi tàng ẩn của những kẻ bị cơn bão cuộc đời xô dạt hay những kẻ ẩn nấp chờ cơ hội xông ra cuộc sống Những con người thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau tập hợp tại đây: sinh viên, công chức, quý tộc phá sản, tù khổ sai … rất nhiều hạng người nữa nhưng “Pari đẹp đẽ này không biết đến những gương mặt nhợt nhạt vì những đau khổ tinh thần hay thể xác nào đó Pari là một đại dương thực thụ Bạn hãy ném vào đó một chiếc máy dò, bạn sẽ không bao giờ đo nổi độ sâu của nó đâu! Bạn hãy đi vòng quanh khắp lượt, hãy miêu tả nó! Dù bạn có thận trọng khi đi qua nó, mô tả kỹ nó, dù những nhà thám hiểm đại dương có đông đúc và hứng thú đến đâu, vẫn luôn bắt gặp ở đó một nơi khai sinh, một hang động chưa ai biết đến, những hoa, những viên ngọc trai, những con quỷ, một vài thứ kì lạ khó tin, bị lãng quên bởi những thợ lặn tài tử Nhà trọ Vauquer là một trong những nơi quỷ quái lạ lùng đó” Lời giới thiệu mới lạnh lùng làm sao Xã hội Pari hiện lên qua lời giới thiệu ấy tuy chưa rõ nét nhưng ta phần nào hình dung được những ung nhọt, thối nát bên trong nó Thật đáng sợ khi biết rằng nhà trọ này là Pari thu nhỏ Những người cư ngụ trong nhà trọ ấy vốn không có nhiều tiền Điều đó chẳng có gì lạ khi quán trọ ấy chẳng có vẻ gì sang trọng Đáng lưu ý là những khách trọ ở đây cũng nghèo về tình cảm.“Mỗi người đều có một sự dửng dưng trộn lẫn với việc không tin tưởng đối với những kẻ kia, do các cảnh ngộ riêng tư của mỗi người Nó cho thấy sự bất lực trong việc chia sẻ nỗi đau của họ” Tất cả đều “tỉnh bơ đi trên đường phố trước một người mù, nghe kể chuyện về một người bất hạnh không chút cảm xúc và nhìn thấy ở cái chết giải pháp cho vấn đề nghèo khổ, điều đó làm cho họ lạnh lùng trước cả cảnh hấp hối kinh hoàng nhất” Trên đây là lời giới thiệu sơ lược của Balzac về xã hội Pari, về quán trọ của bà Vauquer và về tình cảm con người trong xã hội ấy Không dài dòng không triết lý, Balzac nói rất ngắn, rất khẽ thế nhưng thật ngậm ngùi Là nhà văn hiện thực ông lên tiếng tố cáo xã hội tư sản, tố cáo thời đại mà đồng tiền là cán cân công lý Trong cái thế giới quỷ quái ấy con người chỉ biết sống cho riêng mình, họ thờ ơ với tất cả, thản nhiên với tất cả Dẫu sao thì trên đây cũng chỉ là lời khái quát, còn cụ thể ra sao chắc phải đi sâu vào tác phẩm ta mới hiếu hết ý nghĩa những lời nhận xét lạnh lùng này của Balzac Tiểu thuyết Lão Goriot là một tác phẩm không kém phần quan trọng trong việc đánh dấu bước phát triển mới trong sự nghiệp sáng tác của “bậc thầy chủ nghĩa hiện thực” Trong tiểu thuyết này lần đầu tiên Balzac nảy ra ý nghĩ vẽ lên toàn bộ bức tranh xã hội rộng lớn trong cả pho “Tấn trò đời” của ông Và cũng lần đầu tiên ông có sáng kiến xây dựng những nhân vật “tái xuất hiện” ở nhiều tác phẩm khác trong bộ “Tấn trò đời” Vautrin và Rastignac thuộc vào những nhân vật tái xuất hiện đó, có thể xem đây là hai nhân vật loại trung tâm của “Tấn trò đời” Vautrin chỉ đóng vai phụ trong tác phẩm này nhưng hắn biết rõ hơn ai hết cái động cơ của xã hội tư sản là đồng tiền Hắn từng truyền giáo lý bẩn thỉu cho những thanh niên non trẻ như Rastignac nhằm biến họ thành tay chân của hắn Trong những lần đầu nhân vật này xuất hiện, Balzac đã kín đáo nhận xét về hắn, bằng giọng khách quan ta thấy nhà văn đã cảnh báo cho mọi người về đạo đức 9 của hắn Đây không phải một người lương thiện “Những người hời hợt nông cạn như bọn thanh niên trẻ tuổi bị lôi cuốn vào vòng xoáy của cuộc sống ở Pari, hoặc là những người già kia thờ ơ với những gì không trực tiếp đụng chạm tới họ thì không nói làm gì, chứ những người sâu sắc hơn hẳn sẽ không dừng lại ở cảm giác e ngại mà Vautrin gây ra cho họ Ông ta biết hoặc đoán biết được công việc của những người ở xung quanh mình trong khi đó thì không gì có thể xâm nhập vào ý nghĩ cũng như công việc của ông ta” Nói đến ý nghĩa xã hội của tiểu thuyết này, của bộ “Tấn trò đời” không thể bỏ qua vai trò của nhân vật Vautrin, nhất là cái bài học vào đời đáng sợ mà hắn truyền cho chàng thanh niên Rastignac trong quán trọ của mụ Vauquer Những câu như “cậu còn quá trẻ để hiểu rõ Pari Sau này cậu sẽ hiểu được đây là nơi gặp gỡ của những con người đầy dục vọng” Thật vậy, Pari là nơi gặp gỡ của những con người đầy dục vọng, hai cô con gái của lão Goriot mãi đeo bám vào bậc thang của xã hội thượng lưu, chàng sinh viên luật cũng đua đòi lên cho được bậc thang ấy, mụ chủ quán cũng mong rời bỏ quán trọ tồi tàn, bản thân Vautrin muốn kiếm một số tiền lớn để sang Mỹ làm lại cuộc đời… Mỗi người một tham vọng và họ gặp nhau tại quán trọ này Vautrin là người phát ngôn, nhưng đằng sau ấy là giọng của Balzac Rất nhiều câu nói của Vautrin làm ta suy nghĩ, nhất là thái độ bất mãn của hắn đối với xã hội này, cách nhận xét ấy là của một tên tù vượt ngục hay là của một con người đã từng sinh ra, trưởng thành, trải qua sống gió của xã hội tư sản như Balzac Những lời nhận xét về con người tham vọng trong xã hội tư sản rất sắc sảo “Những kẻ đó thường có một ý định nào đó nhưng lại không biết thực hiện nó như thế nào Họ chỉ khát một thứ duy nhất được lấy từ một nguồn nước nhất định mà thường lại là nước tù đọng Để uống được thứ nước đó, họ bán vợ, bán con, bán luôn cả tâm hồn họ cho quỷ dữ Đối với kẻ này thì nguồn nước đó là cờ bạc, là thị trường chứng khoán, là bộ sưu tập tranh hoặc côn trùng, âm nhạc, còn với kẻ khác lại là một phụ nữ biết làm các kiểu loại bánh kẹo Với những kẻ này dù cậu có tặng họ tất cả đàn bà trên thế giới này thì họ cũng chẳng cần Họ chỉ muốn có người phụ nữ biết thỏa mãn dục vọng của họ mà thôi” Pari là thế giới mà giai cấp quý tộc làm chủ, là thế giới của kẻ có tiền Tiền là thang điểm đánh giá đạo đức con người “Những người đi xe đến đây đều được coi là những người danh giá Còn những ai đi bộ đến đều bị coi là quân lưu manh” Bài học đầu đời bẩn thỉu nhưng là những sự thật, là vấn đề thời sự “Giàu có nhanh chóng là một vấn đề mà trong lúc này năm mươi nghìn thanh niên trẻ tuổi dự định sẽ đạt được” Để vượt qua năm mươi nghìn thanh niên khác thì Rastignac phải làm đúng những gì Vautrin chỉ dạy “Người ta phải theo ánh hào quang của các bậc anh tài hoặc sự khéo léo trong lừa lọc mua chuộc Cần phải thâm nhập vào đám đông người đàn ông như một loạt đạn đại bác, hoặc len lỏi vào đó như một bệnh dịch Thành thực chẳng để làm gì cả Chúng ta phục tùng quyền lực của bậc anh tài, chúng ta căm ghét hắn, chúng ta ra sức vu khống hắn, bởi vì hắn ta không chia sẻ với chúng ta, nhưng chúng ta vẫn phải phục tùng vì chúng luôn tồn tại Nói tóm lại, chúng ta quỳ gối ngưỡng mộ hắn khi chúng ta không thể chôn vùi hắn dưới bùn đen” Rastignac có thể làm theo lời giáo huấn ấy không? Sợ rằng không thuyết phục được chàng thanh niên trẻ, Vautrin nhấn mạnh “Ở Pari một người quân tử là một người im lặng, và từ chối chia sẻ”.Thật đáng sợ, người quân tử mà thế ư? 10 Làm giàu theo cách thối tha nhất, Vautrin không ngần ngại phô bày những thủ đoạn kiếm tiền dơ bẩn cho chàng trai nhằm dẫn dắt chàng vào đạo quân ăn cướp của mình, trở thành đồng bọn, tay chân cho mình “Để làm giàu vấn đề là phải đánh những quả lớn; nói một cách khác là lừa đảo Nếu như trong hằng trăm nghề muốn làm, ngươi gặp mười người đàn ông chớp nhoáng trở nên giàu có thì cả mười tên đều bị công chúng gọi là những tên kẻ cắp Hãy rút ra bài học cho mình đi, đời là vậy ! Điều đó chẳng đẹp hơn gì cái bếp bẩn thỉu bốc mùi, nếu đôi bàn tay có bị nhơ bẩn vì sự ăn vụng thì phải biết rửa sạch khi xong việc Cái đó là một đạo lý trong thời kỳ hiện nay” Đạo lý trong giai đoạn này ư? Nếu đó được xem là đạo lý thì chắc rằng xã hội ấy chỉ hợp với loài vật mà thôi Nhưng tiếc rằng đó lại là xã hội của con người, con người thượng lưu! Lời văn thật đáng sợ nhưng chẳng thể nói khác sự thật, Vautrin khẳng định lần nữa những gì mình vừa nói “Ta nói với ngươi như vậy về thiên hạ, bởi thiên hạ đã dạy ta như thế, ta rất biết điều đó” Thoát sao khỏi thế giới khủng khiếp ấy, bao nhiêu thủ đoạn, bao nhiêu cách kiếm tiền được phơi bày qua giọng văn lạnh lùng của Balzac “Có nhiều cách để săn: kẻ này săn của hồi môn, kẻ khác lại săn cái loại hối phiếu có giá trị thanh toán, lại có kẻ câu tư tưởng của người khác hoặc ngược lại tự bán những gì mình vốn có Những kẻ nào trở về với cái túi đầy tiền thì sẽ được xã hội thượng lưu chào mừng, cổ vũ và đón nhận” Xã hội này chỉ dung nạp những kẻ có tiền, tiền là tất cả, đạo đức chẳng đáng đồng xu, tình người chỉ là thứ xa xỉ, Pari này nhận vào hàng ngũ của nó những kẻ chỉ biết đến tiền “Nếu những nhà quý tộc cao ngạo trên thế giới từ chối một nhà triệu phú bỉ ổi vào hàng ngũ của họ, thì chính Pari sẽ chìa tay ra đón nhận, sẽ ăn tối và cụng ly để chúc mừng những chiến công mà hắn đã đạt được” Bài học của Vautrin khó nuốt thật Sợ chàng sinh viên luật cân nhắc giữa thủ đoạn này với luật pháp đã học được Vautrin dặn dò “hãy bỏ qua con người và hãy nhìn tấm lưới xem qua đó người ta có lọt ra khỏi Bộ luật được không Bí mật của những tài sản lớn không có nguyên nhân rõ rệt chính là một tội ác đã được quên đi bởi lẽ nó không để lại dấu vết gì” Balzac không xa lạ với xã hội này, ông mượn lời của Vautrin để tố cáo nó, để mọi người thấy bản chất của giới tư sản, một xã hội chỉ biết đến hình thức bên ngoài chứ chẳng cần sự lương thiện bên trong “Hầu như tất cả thanh niên đều bị khuất phục bởi một quy luật với vẻ bề ngoài khó hiểu Giàu hay nghèo, họ không bao giờ đủ tiền để trang trải những nhu cầu cuộc sống, trong khi đó họ luôn luôn tìm thấy những điều cần thiết cho kiểu cách của họ Cho đi tất cả những cái đạt được, họ keo kiệt với tất cả những cái họ cần phải có và hình như họ muốn rửa nhục những cái mà họ không có bằng cách tiêu xài lãng phí những cái họ có thể có Như vậy để thấy rõ vấn đề một sinh viên chú trọng đến chiếc mũ của mình hơn là đến quần áo” Ý đồ của Vautrin là đánh đổ những băn khoăn của Rastignac, thế nên y triết lý về đạo đức “Tính vô tâm của những kẻ ích kỷ ở Pari là mỗi buổi tối họ đều cần đến những miếng mồi khác nhau để xâu xé mổ xẻ” Sau đó y nêu lên những tội ác không được đưa ra ánh sáng để kết luận lương tâm chỉ có trong tưởng tượng Muốn sống trong xã hội này thì hãy vứt bỏ lương tâm đi và tập giả dối “Tình yêu ở Pari khác hẳn với những nơi khác, ở đây không một người đàn ông hay một người phụ nữ nào lại khờ khạo phô trương tình cảm của mình ở 11 những nơi công cộng, nơi mà ai cũng tỏ ra tế nhị khi bộc lộ các gọi là tình cảm vô tư, trong sáng của minh, một người phụ nữ không được chỉ hài lòng với quan hệ tình cảm và ham muốn dục vong mà họ còn có rất nhiều nghĩa vụ phải thực hiện và hàng nghìn điều đáng tự hào mà cuộc sống tự tạo nên Ở trong xã hội đó tình yêu chủ yếu giống sự khoe khoang, bịp bợm thật phung phí, trơ trẽn và xa xỉ” Những câu nói phũ phàng về xã hội làm tê liệt Rastignac Bài học của Vautrin thì đã kết thúc nhưng dư âm của nó thì vẫn ngân vang trong trí óc chàng trai trẻ Balzac mượn lời Vautrin để nói về xã hội tư sản này và ông đã nói rất chính xác Balzac, người thư kí của xã hội Pháp tuy đặc tả về những cái xấu, cái ác trong tác phẩm nhưng không vì thế mà ông mất niềm tin vào con người Cái nhìn của ông về con người rất sâu sắc Dầu xã hội trong Lão Goriot dần hư hỏng nhưng không hẳn tắt ngấm ngọn lửa tình người Balzac đã khẳng định những phẩm chất cao đẹp của con người ở một giọng điệu khác, giọng điệu lãng mạn và phần sau ta sẽ tìm hiểu Ở giọng điệu lạnh lùng này, ta chỉ xem xét những câu văn mang tính ghi nhận, chép lại sự thật xã hội từ người thư kí Balzac 2.2 Chàng sinh viên trẻ và người thầy thứ hai của họ Bài học ấy không được Rastignac chấp nhận Chàng tìm con đường tiến thân khác, nhẹ nhàng và có phần danh giá hơn Chàng tìm đến một bà giáo dạy phép thanh lịch, không ai xa lại đó là người bà con xa của chàng, bà tử tước Beauseant Không phụ lòng dạy bảo của bà, chàng Rastignac, một con người vốn có tấm lòng trong sáng, lương thiện dần thay đổi “Chàng đã nghiên cứu được bộ luật của riêng Pari mà không có một trường nào dạy cả Nếu thuộc và ứng dụng nó tốt thì sẽ đạt được mọi điều mà mình mong muốn” Bà tử tước không hoạt động trong giới tư sản, bà là một phụ nữ quý phái, có giành được chút thiện cảm của Balzac Về phương diện nào đó bà cũng là nạn nhân của thế giới độc ác này Thế nhưng bà không giúp anh xa rời nó mà giúp anh thích nghi “Hãy đối xử với cuộc đời này đúng với bản chất của nó” Người đàn bà từng yêu và đã bị tình yêu chân thật làm tổn thương ấy giờ hiểu ra lẽ đời và truyền lại kinh nghiệm ấy cho chàng trai trẻ “Cậu càng tính toán lạnh lùng cậu càng đi đến đích trước Đánh không thương tiếc, cậu sẽ được thiên hạ sợ Chỉ chấp nhận những người đàn ông và những người đàn bà như những con ngựa đưa thư mà cậu sẽ để mặc cho nó mệt lử qua mỗi trạm nghỉ tiếp sức thôi, cậu sẽ đến được đỉnh cao của dục vọng Hãy nhìn xem, cậu sẽ chẳng là gì ở đây nếu không có một người phụ nữ quan tâm đến cậu Người phụ nữ mà cậu cần phải trẻ trung, giàu có và rộng lượng Nhưng nếu cậu có tình cảm thực sự hãy giấu nó đi như một tài sản, đừng bao giờ để tài sản đó bị nghi ngờ, anh bạn sẽ mất tất cả đây Cậu sẽ không còn là kẻ tàn nhẫn nữa nếu cậu trở thành nạn nhân! Nếu cậu chưa bao giờ yêu, hãy giữ lại thành bí mật của mình, đừng giao nó trước khi biết rõ về người mà cậu muốn mở trái tim mình Để cố giữ tình yêu này trước khi nó không còn tồn tại nữa, cậu nhớ hãy học cách đề phòng cái thế giới này” Lời dạy của bà dẫu không trâng tráo như bài học của Vautrin nhưng cũng giúp tố cáo cái xã hội tư sản đểu giả Con người muốn sống lương thiện cũng không được, phải sống nhỏ nhoi, sống tàn nhẫn Bạn sẽ trở thành nạn nhân nếu bạn nghĩ đến người khác Đó là lối sống duy nhất nếu muốn tồn tại ở thế giới 12 này Bài học cuộc đời đã có cách giải Muốn vào đời phải nhuộm đen lương tâm đi, bán linh hồn đi đã Và bà tử tước còn trao cho Rastignac chiếc chìa khóa vàng mở của vào xã hội thượng lưu, đó là nàng Delphin Những giáo huấn của Vautrin, của bà tử tước không ít thì nhiều dần ngấm vào trí óc chàng trai trẻ Balzac khách quan miêu tả sự thay đổi ở con người ấy “Trí tưởng tượng bay đến tận đỉnh cao xã hội Pari, đã nhồi vào tư tưởng chàng hàng nghìn tư tưởng xấu xa, mở rộng tầm nhìn và nhận thức cho chàng Chàng sống trên đời như thể chàng là luật pháp và là luân lý nhưng không có hiệu lực của giới giàu có” Chàng đã ngẫm ra một chân lý “của cải là sức mạnh” Và Rastignac quyết định mở hai chiến hào song song “ở tình yêu và học vấn để tiến đến sự giàu sang, vừa là một tiến sĩ khoa học vừa là con người hợp thời, nhưng chàng vẫn còn quá ngây thơ! Hai con đường đó không bao giờ đồng hướng mà nhất lại là ở con người của Eugéne” Nhận định này của Balzac thật chính xác, làm sao đạt được cả hai điều ấy Tình yêu và danh vọng chỉ đi chung trên con đường được trải bằng những đồng tiền vàng, chàng chưa nhuộm đen lương tâm mà đã muốn có những thứ được đặt ở đỉnh cao trong xã hội Con đường làm giàu của chàng sẽ rất khó khăn bởi chàng mới hiểu về xã hội qua lý thuyết, khi nào chứng kiến tận mắt, khi nào là nạn nhân của nó chàng mới thành công được “Cuộc sống ở đất thị thành Pari là những trận chiến liên miên không dứt” Biết là vậy nhưng mơ ước bước vào thế giới thượng lưu vẫn rực cháy trong tim chàng sinh viên nghèo Balzac tỉ mỉ miêu tả chàng trong niềm vui nhận được tiền trợ cấp của gia đình “Khi nghe thấy những tiếng sột soạt của tiền trong túi thì chàng sinh viên nghèo như thấy mình đang được dựa vào một cái cột thần kỳ Chàng bước đi kiêu hãnh và vững vàng hơn trước, chàng đã có một điểm tựa cho chiếc đòn bẩy của cuộc đời mình Chàng nhìn vào điểm tựa đó, chàng cảm thấy mọi hoạt động của mình trở nên linh hoạt hơn”.“Chàng như con chim tìm lại được đôi cánh đã mất của nó” Chỉ với từng ấy tiền cũng đủ cho chàng bay bổng trong giấc mơ, “Pari đã hoàn toàn thuộc về chàng” Muốn làm người lương thiện trong một xã hội thối nát không phải là dễ Từ một người có tình cảm chàng dần thay đổi “Chàng nhìn thế giới như một đại dương đầy bùn, trong đại dương ấy người đàn ông sẽ bị ngập sâu đến cổ, nếu nhúng chân vào đó, ở đó toàn là những tội ác ti tiện” Và chàng nhận thấy “Ba biểu hiện lớn của xã hội: sự phục tùng, sự vật lộn và sự nổi loạn, tức là gia đình, xã hội thượng lưu và Vautrin” Trong tiểu thuyết Lão Goriot, Balzac đóng vai trò của một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về con người tư sản, có khi nhà văn trực tiếp lên tiếng, khi lại nhờ nhân vật trong tác phẩm nói hộ mình những nhận định hết sức sắc sảo về những con người tư sản ấy Bằng giọng lạnh lùng Balzac chỉ rõ bản chất của xã hội thượng lưu Nơi ấy tiếp nhận mọi con người bẩn thỉu, mọi loại người xấu xa Đạo đức, lương tâm, nhân cách chẳng đáng một xu Hãy học những giáo lý từ Vautrin, bà Beauseant, bạn sẽ nhanh chóng bước vào xã hội của những con người quý tộc, ngồi trên những cỗ xe lộng lẫy, với những phu nhân xinh đẹp Balzac biết về con người tư sản một cách cặn kẽ Hiểu chúng, miêu tả chúng, lột bộ mặt giả dối của chúng để chúng ta nhận dạng, để chúng ta sợ hãi mà tránh xa 13 CHƯƠNG 3:GIỌNG ĐIỆU TRÀO PHÚNG, CHẾ GIỄU 3.1 Quán trọ Vauquer và chủ nhân quán trọ Câu chuyện này diễn ra chủ yếu ở quán trọ của bà Vauquer Đây là một quán trọ cũ rích, long lở, xộc xệch Khách đến đây trọ chắc chắn không phải là người giàu Quán là nơi tá túc của nhiều hạng người trong xã hôi Tấm biển của quán trọ cũng gợi mở nhiều điều: QUÁN TRỌ TRUNG LƯU CỦA NAM GIỚI, NỮ GIỚI VÀ MỌI NGƯỜI Ta tưởng như nghe thấy tiếng cười châm biếm kín đáo, “mọi người” bình đẳng với những chủ khác khiến ta nghĩ đến sự dốt nát của chủ nhân Nếu đã nói rõ dành cho “nam giới, nữ giới” thì “mọi người” là chỉ nam hay nữ? Quán trọ này trở thành nơi các nhân vật lộ ra qua các vai diễn, việc miêu tả quán trọ ngoài ý nghĩa định vị cho các sự kiện còn là cánh cửa để ta thâm nhập vào xã hội “Tấn trò đời” Vừa rồi chỉ là lời mở đầu, phần tiếp đến còn đặc sắc hơn “Ngôi nhà trọ gồm có ba tầng, những tầng trên cùng có mái được xây bằng đá và quét một lớp ve vàng, thế là tự nó bỗng dưng tạo ra cho bản thân một sự hèn kém so với tất cả những ngôi nhà thời ấy ở Pari” Miêu tả quán trọ đồng thời nhận xét về nó bằng giọng trào phúng, Balzac giúp ta hình dung ra quán trọ tồi tàn ấy Đi sâu vào nội thất mới thấu hiểu sự xấu xí của nó “Lò sưởi bằng đá, mặt bếp sạch sẽ đã chứng thực là nó chỉ được đốt vào những dịp trọng đại, người ta trang trí bếp lò bằng hai bình cắm hoa cũ mèm đi kèm với một chiếc đồng hồ quả lắc bằng đá hoa cương màu xanh nhạt còn kém thẩm mỹ hơn nữa Căn phòng đầu tiên này tỏa ra một thứ mùi không có trong ngôn ngữ và có lẽ nên gọi là mùi nhà trọ Nó có vẻ như mùi của chỗ không thoáng khí, mùi mốc, mùi ôi khét; nó tạo ra sự lạnh lẽo, ẩm ướt xông lên mũi, nó xâm nhập vào quần áo, nó có mùi vị như tất cả các mùi hợp lại, mùi một căn phòng sau bữa tối, mùi nhà bếp, mùi nhà tế bần” Quán trọ hiện ra một cách rõ ràng, một không gian tù hãm, một hang ổ Không để người đọc mệt mỏi hơn nữa, Balzac đóng khung phòng khách vừa rồi bằng một phép so sánh rợn người, bằng câu văn hết sức trào phúng “Dù chỗ này là đáng ghê tởm nhưng nếu bạn đem nó ra so sánh với phòng ăn ở cạnh đó bạn sẽ thấy phòng khách này còn quá lịch sự và thơm tho biết bao, như một phòng riêng của thiếu nữ vậy Phòng ăn đó hoàn toàn được ghép bằng gỗ, không biết trước kia được sơn bằng màu gì mà giờ đây không còn nhận biết được nữa, nó trở thành một cái nền mà trên đó cáu ghét đã vẽ lên những khuôn mặt kỳ dị” Balzac so sánh để khẳng định sự hơn thua giữa phòng khách và phòng ăn đồng thời phủ định luôn cả quán trọ Ở đây ngoài lời bình phẩm giễu cợt Balzac còn sử dụng khéo léo nghệ thuật cường điệu, phóng đại để xác lập thái độ của mình đối với quán trọ - thế giới thu nhỏ của Pari Thêm vào đó là lời bình luận hết sức mỉa mai “Ở đây người ta tìm thấy những đồ đạc không thể xóa bỏ được, chúng không tồn tại ở khắp nơi nhưng lại hiện diện ở đây như nó phải thế, như những tàn tích đặc trưng cho nền văn minh của những người bị bệnh nan y” 14 Đến đây Balzac kết thúc việc miêu tả quán trọ “Để giải thích rõ đồ đạc ở đây cũ kỹ, nứt nẻ, mục nát, yếu ớt, mòn vẹt, què cụt, tồi tan, hoang phế, hấp hối đến như thế nào, có lẽ cần một bài văn miêu tả về nó mà vì thế có thể làm chậm lại quá nhiều hứng thú đối với câu chuyện này và những người bận rộn sẽ không tha thứ cho điều đó” Tóm lại là “cái nghèo ngự trị không khoang nhượng lên tất cả đời sống trong sự dè sẻn, cô đọng và trơ sờn Nếu như nó chưa lấm bùn đen thì nó đang có những vết bẩn và nếu như nó không thủng lỗ cũng không rách rưới, thì rồi nó cũng sẽ rơi vào tình trạng mục nát mà thôi” Chủ nhân quán trọ xuất hiện, bà là người phụ nữ nhận được nhiều lời chế giễu nhất của tác giả “Bà góa xuất hiện với chiếc mũ nồi bằng vải tuyn kì cục trên một vòng tóc giả không được chải chuốt tử tế, bà ta vừa đi vừa kéo lê đôi giày nhăn nhúm Gương mặt bà có vẻ già cũ, béo tròn như hạt mít, ở giữa mọc lên một cái mũ khoằm giống như chiếc mỏ của con vẹt, đôi tay nhỏ béo mũm mĩm, thân hình mập mạp như một con chuột trong nhà thờ, chiếc áo nịch ngực đầy ắp và phập phồng; tất cả như hài hòa với căn phòng này, nơi sự bất hạnh đang rò rỉ và sự bóc lột đang ẩn nấp, còn bà Vauquer thì hít thở mùi hôi thối một cách nhiệt tình mà không cảm thấy buồn nôn” Balzac đưa ra lời bình luận rất sắc sảo về bà chủ quán này “Toàn bộ con người bà thể hiện tính chất nhà trọ cũng như ngôi nhà trọ bao hàm hình ảnh con người bà Địa ngục trần gian sẽ không ổn nếu như không có cai ngục, bạn sẽ không thể nào tưởng tượng ra cảnh này mà không có thứ kia Tình trạng nhợt nhạt và phì nộn của người phụ nữ nhỏ bé đó là sản phẩm của cuộc sống này giống như bệnh sốt truyền nhiễm là hậu quả của mùi xú uế từ một bệnh viện” Và “Khi bà có mặt thì bức tranh ở đây hoàn tất” Trong đoạn miêu tả quán trọ này thì ngoài bà chủ ra ta không thấy xuất hiện thêm nhân vật nào Mặc dù Balzac ẩn mình đi, không một lần xưng “tôi” nhưng ta vẫn có cảm giác rằng nhà văn đang hướng dẫn chúng ta tham quan nhà trọ Sự có mặt của tác giả bộc lộ qua những lời bình luận, nhận xét rất tinh tế sát thực và rất trào phúng Qua giọng điệu của tác giả ta biết được rất nhiều về quán trọ này, cái quán nghèo nàn, cũ rích, chủ nhân là người chẳng đáng yêu chút nào, cái nghèo lộ ra ở đồ vật, ở không khí lạnh lẽo, thiếu ánh sáng Quán trọ khủng kiếp là thế nhưng với chủ nhân của nó thì nó thế nào? “Đối với riêng bà, ngôi nhà màu vàng buồn tẻ tỏa mùi rỉ đồng của một quầy hàng này lại rất có thẩm mỹ Những căn buồng như để nhốt người điên ấy thuộc về bà” Bởi những kẻ nghèo khổ kia có thể tìm đâu thấy ở Pari, cái giá rẻ mà bà đặt ra cho họ, những thức ăn ngon, đầy đủ và một căn phòng mà họ là những người có quyền sắp xếp, dẫu không lịch sự tiện nghi thì cũng chút ít sạch sẽ và trong lành như vậy? Tác giả vừa cho chúng ta tham quan nhà trọ, vừa đi vừa tả, vừa bình giá Quán trọ của bà Vauquer chỉ là chỗ dung thân tạm thời cho một loại người nào đấy và thật không may cho ai vì thiếu tiền mà phải rơi vào hang này Quán trọ khủng khiếp ấy được điều hành bởi mụ chủ quán còn khủng khiếp hơn Hãy lắng nghe lời chế giễu của Balzac về bà chủ quán này khi bà biết được thông tin về tài sản của lão Goriot Khi bà Vauquer “thấy rõ bằng con 15 mắt chim quạ của mình” tài sản của lão thì con người đó “thực tế là bốn mươi tám tuổi nhưng chỉ công nhận mình ba chín tuổi đã có một số ý đồ” Cụ thể là “bà lên giường ngủ buổi tối cứ như đang bị thiêu đốt, giống như một con gà bọc trong lá mỡ dưới làn lửa thiêu cháy, bởi lòng ham muốn rời bỏ tấm vải liệm nhà Vauquer để tái sinh thành người nhà Goriot” Bởi bà tính sẽ làm đám cưới, bán nhà trọ đi, đưa tay cho bông hoa tư sản tinh tế đó, trở thành một bà quý tộc trong khu phố, đi quyên góp tiền cho những kẻ bần cùng nghèo khó, dự những buổi tiệc nhỏ ở nơi sang trọng Bà tự cho rằng “mình rất xứng với người đàn ông ấy” Với nhân vật này Balzac tỏ rõ thái độ chế giễu, xem thường Balzac có những nhận xét chính xác về bà “Những kẻ vốn đầu óc con buôn chẳng làm điều gì tốt đẹp cho bạn bè người thân như trách nhiệm họ phải làm; trái lại họ giúp đỡ những người xa lạ để nhận được cái lợi là sĩ diện! Thế là thành ra “xa thương gần thường” Bà Vauquer có được cả hai điều ấy: “ti tiện, giảo trá và khả ố” Quán trọ sâu hun hút tựa cái hang không đáy, chỉ có một cửa vào và cũng là cửa ra Quán trọ đặc biệt đã đành mà chủ nhân của nó cũng dị dạng không kém: mụ Vauquer góa chồng, mập ú, tham lam vô độ Đám khách trọ cũng lổn nhổn, mỗi người một tham vọng, một hoàn cảnh Qua quán trọ này ta thấy được bộ mặt của xã hội Pari Đây là quán trọ của cuộc đời, quán trọ như thế khó lòng tồn tại: tên tù vượt ngục bị bắt, kẻ làm mật thám bị tẩy chay, lão Goriot qua đời, chàng thanh niên nghèo đánh mất lương tri 3.2 Xã hội Pari với những nhân vật điển hình Rời quán trọ ấy ta bước vào xã hội thượng lưu với những gương mặt điển hình như bà tử tước Beauseant Đó là người đàn bà “sau khi đã ngâm nga những khúc bi thương trong suốt hai giờ đồng hồ, rồi giả bộ chết ngất rồi đòi được ngửi muối hồi sinh” Tiếp đến là quý ông nổi tiếng và giàu có người Bồ Đà Nha, hầu tước Auda- Pinto, thượng lưu là thế nhưng đạo đức chẳng ra gì Qua vài lời nhận xét bằng giọng chế giễu ta rất dễ hình dung ra nhân phẩm của con người giàu có này “Khi mà một người đàn ông không chung tình thì buộc hắn phải dùng hết lời nói dối này đến lời nói dối khác” Khi đến báo tin cuộc hôn nhân của mình cho bà tử tước, “Ông ta vừa đáp vừa cố nhìn nàng với ánh mắt tình tứ, ánh mắt đã từng làm yên tâm nhiều phụ nữ khác” Delphine- con gái lão Goriot- cũng được Balzac nói với giọng chế giễu Khi nhận bảy nghìn phơ-rang từ tay Rastignac “Delphine ôm hôn chàng một cách điên dại nhưng không phải vì tình yêu” Delphine không nhận được chút thiện cảm nào của Balzac, ông nhận định rất chua chát về người đàn bà này “Sau khi đã chịu đựng thú vui đồi bại của một con quỷ thực sự, một thanh niên phóng đãng, nàng muốn cảm nhận được những hương vị ngọt ngào, dạo chơi trong những vùng nở đầy hoa của tình yêu, và chắc chắn đó là một cám dỗ đối với nàng khi chiêm ngưỡng nó, lắng nghe rất lâu những tiếng run rẩy và để mặc rất lâu những vuốt ve âu yếm mà chìm đắm trong những cái hôn nồng nàn của gió Tình yêu chân chính trả giá bằng 16 những điều xấu xa Bất hạnh thay điều nghịch lý này sẽ xảy ra thường xuyên chừng nào những người đàn ông không biết được bao nhiêu bông hoa bị tan nát trong tâm hồn của một người phụ nữ trẻ đẹp ngay từ đầu những lần lừa phỉnh” Tình cảm Delphipe đối với chàng trai trẻ chỉ là một cuộc chơi, một cái gì mới lạ, nàng rất tự hào, đắc thắng về những việc làm của mình “Nàng biết mình được yêu và chắc chắn hướng người tình theo một trò tiêu khiển đế vương của mình” Vautrin không phải nhân vật chính nhưng con người không được xã hội thừa nhận này thường hay phát biểu dùm nhà văn Thái độ chống đối xã hội của Vautrin thực ra là của Balzac Trước hết là thái độ đối với những người phụ nữ quý tộc, Balzac mỉa mai “nếu có khi nào cậu nhìn thấy trái tim của các quý bà ở Pari, cậu sẽ thấy gã cho vay nặng lãi luôn chiếm vị trí quan trọng hơn cả tình nhân của các bà” Vautrin còn biết rất rõ về họ: “hôm trước thì vui sướng cực độ ở nhà một công tước phu nhân”, “sáng ngày hôm sau lại ở dưới đáy của xã hội, ở trong nhà gã buôn thương phiếu: những phụ nữ Pari là vậy Nếu chồng họ không thể bảo trợ cho những cuộc vui xa hoa và phóng túng đó thì các bà ấy tự bán đi nhân phẩm của mình Nếu không còn cách nào thì họ lại tìm đến những người sinh ra họ để moi tiền nhằm phục vụ cho những cuộc chơi bời tiệc tùng Rốt cuộc họ làm tan nát trái tim những người thân yêu của họ” Vautrin hiểu rõ bản chất xã hội Pari này nên thách thức: “Ta thách nhà ngươi đi được hai bước ở Pari mà không gặp những kẻ mánh khóe quỷ quyệt” Chỉ nói có thế thôi nhưng đủ cho ta biết xã hội ấy giả dối, khốc liệt như thế nào Còn nhiều sự thật nữa được phơi bày “cứ 60 cái đám cưới đẹp đẽ diễn ra ở Pari thì có tới 47 đôi có cuộc thương lượng tiền bạc”, tình cảm vợ chồng cũng trở thành hàng hóa để đổi trao, thương lượng, những sự thật như thế được che đậy rất khéo bởi cái vẻ hào nhoáng bên ngoài Có nghe những lời chế giễu này của Vautrin ta mới biết xã hội ấy nó tồi tệ ra sao, thối nát đến mức nào Sau đây là sự thật về nền chính trị Pháp “nếu luật pháp chặt chẽ thì nhân dân chẳng yêu cầu thay đổi luật liên tục như là người ta thay áo Một người ít giúp ích cho nước Pháp nhất, lại là một kẻ được tôn trọng và ngưỡng mộ, nhưng bất quá hắn chỉ đáng được đem bày trong một cái trạm bảo dưỡng giữa đám máy móc cũ rỉ Trong khi đó một hoàng thân bị ném đá, khạc nhổ vào mặt khi ông này có ý chê bai nhân loại và ngăn cản việc phân chia nước Pháp tại hội nghị Vienne, đáng lẽ được nhận vòng hoa thì lại bị ném vào vũng bùn Trên toàn quốc gia, người đàn ông không còn tuyệt đối như trước nữa Ai ít phục vụ cho nước Pháp là một biểu hiện đáng tôn trọng và luôn có được sự ngưỡng mộ, trong các trạm bảo dưỡng” Nền chính trị tư sản qua lời Vautrin đã tự phơi bày tất cả những gì xấu xa nhất Cả xã hội lố lăng, không phân biệt đen trắng ấy có thể tồn tại mãi ư? Quay về quán trọ, gặp lại những con người nghèo nàn nơi đây, ta càng ghê sợ hơn khi chứng kiến một người cha kêu gào thảm thiết trong cơn hấp hối chỉ mong gặp những đứa con, nhưng chúng thì chẳng quan tâm gì, chẳng lo âu, cũng chẳng bận lòng ghé thăm Rastignac không là con, không quan hệ máu mủ cũng cuống cuồng đến tìm gặp những đứa con để báo tin nhưng thái độ lạnh 17 nhạt của Delphine làm chàng phải choáng Balzac nhận xét rất mỉa mai tình cảnh đó “Chàng thanh niên đang hoảng sợ về cái kiểu giết cha mẹ lịch lãm này” Ở đây cũng cần hiểu là những đứa con bội bạc, tàn nhẫn không hẳn vì họ rắp tâm làm thế, mà có phần do họ bị lôi cuốn vào xã hội thượng lưu, quen với sự cưng chiều, không quan tâm đến người khác Chắc rằng bản thân họ cũng không nghĩ rằng mình xấu xa đến thế Hai cô con gái, hai chàng rể quý tộc chẳng dòm ngó gì tới đám tang, chẳng ghé vào nghĩa địa, chẳng gởi tiền mai táng, chẳng làm gì cho người cha đáng thương ấy Người cha đã hi sinh tất cả để con mình được sung sướng Cuối tác phẩm Balzac cho Ractignhac chế giễu hạng quý tộc ấy “Đây là nơi an nghỉ ông Goriot, cha của bá tước Restaud và nam tước Nucingen, được chôn cất bằng tiền của hai cậu sinh viên” Con người của xã hội tư sản thật không làm nên điều gì có tình nghĩa, tất cả thời gian, tiền bạc của họ đều phục vụ cho thói ăn chơi phóng đãng, cho những câu chuyện tình tay ba quý tộc Khi bà tử tước bị phụ tình thì “những nhân vật đáng kính nể của triều đình, những vị sứ thần, những ngài tỉnh trưởng, những nhận vật nổi tiếng đủ các loại, đủ loại bội tinh, huy chương, thánh giá các màu chen chúc nhau đứng vây quanh bà bá tước”, Họ vây quanh bà chẳng phải để chia sẻ hay là điều tốt đẹp mà là để xem người phụ nữ ấy đương đầu thế nào với dị nghị của xã hội thương lưu Mọi người muốn xem bà phản ứng thế nào Bà tử tước muốn khóa miệng những kẻ nói xấu mình, không cho người khác đọc tâm hồn mình, bình tĩnh “ra đón những kẻ có danh hiệu là bạn bè” Trong xã hội ấy có cái gì là thật không, có tình cảm nào là xuất phát từ con tim không ? Tình cha con không có, tình yêu cũng chẳng chân thật, tình bạn bè cũng là sự giả tạo Xã hội tư sản thật đáng sợ, xã hội ấy chỉ dung nạp những con người biết sống cho riêng mình, sống vì tiền, sống vì danh vọng 18

Ngày đăng: 16/03/2024, 16:25