1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cao học quản lý xã hội định kiến giới đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị việt nam)

30 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu luận cao học quản lý xã hội định kiến giới đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị Việt Nam
Trường học Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 821,33 KB

Cấu trúc

  • 1. Cơ sở lý lu ậ n (5)
    • 1.1. T ổ ng quan nghiên c ứ u (5)
      • 1.1.1. Th ự c tr ạ ng ph ụ n ữ tham gia lãnh đạ o, qu ả n lý trong h ệ th ố ng chính tr ị Vi ệ t (5)
      • 1.1.2. Đị nh ki ế n gi ới đố i v ớ i ph ụ n ữ tham gia lãnh đạ o, qu ả n lý trong h ệ th ố ng chính tr ị Vi ệ t Nam (7)
    • 1.2. M ục đích, nhiệ m v ụ nghiên c ứ u (12)
    • 1.3. Đối tượ ng, khách th ể , ph ạ m vi nghiên c ứ u (13)
      • 1.3.1. Đối tượ ng nghiên c ứ u (13)
      • 1.3.2. Khách th ể nghiên c ứ u (13)
      • 1.3.3. Ph ạ m vi nghiên c ứ u (13)
    • 1.4. Câu h ỏ i nghiên c ứ u (13)
    • 1.5. Giả thuyết nghiên cứu (13)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (14)
      • 1.6.1. Phương pháp thu thậ p thông tin (14)
      • 1.6.2. Phương pháp chọ n m ẫ u (14)
      • 1.6.3. Phương pháp xử lý thông tin (15)
    • 1.7. B ộ công c ụ nghiên c ứu sơ lượ c (15)
      • 1.7.1. B ả ng h ỏ i (15)
      • 1.7.2. B ảng hướ ng d ẫ n ph ỏ ng v ấ n sâu (20)
    • 1.8. Các khái ni ệ m liên quan (22)
      • 1.8.1. Lãnh đạ o, qu ả n lý (22)
      • 1.8.2. H ệ th ố ng chính tr ị Vi ệ t Nam (23)
      • 1.8.3. Đị nh ki ế n gi ớ i (24)
      • 1.8.4. Sinh viên (25)
  • 2. N ộ i dung nghiên c ứ u (25)
    • 2.1. Th ự c tr ạng đị nh ki ế n gi ới đố i v ớ i ph ụ n ữ tham gia lãnh đạ o, qu ả n lý trong h ệ (25)
      • 2.1.2. Đị nh ki ế n gi ới đố i v ớ i ti ềm năng lãnh đạ o, qu ả n lý c ủ a n ữ gi ớ i (25)
      • 2.1.3. Đị nh ki ế n gi ới đố i v ới hành vi lãnh đạ o, qu ả n lý c ủ a n ữ gi ớ i (26)
      • 2.1.4. K ỳ v ọ ng c ủa sinh viên đố i v ớ i n ữ gi ới là lãnh đạ o, qu ả n lý (26)
      • 2.1.5. Hành vi l ự a ch ọ n ứ ng c ử viên n ữ vào h ệ th ố ng chính tr ị c ủ a sinh viên (26)
    • 2.2. Các y ế u t ố xã h ộ i ảnh hưởng đến đị nh ki ế n gi ới đố i v ớ i ph ụ n ữ tham gia lãnh đạ o, qu ả n lý trong h ệ th ố ng chính tr ị Vi ệ t Nam c ủ a sinh viên H ọ c vi ệ n Báo chí & Tuyên truy ề n (26)
      • 2.2.1 Đặc điể m nhân kh ẩ u h ọ c xã h ội tác động đến đị nh ki ế n gi ới đố i v ớ i ph ụ n ữ (26)
      • 2.2.2. Y ế u t ố thu ộc đặc điểm gia đình ảnh hưởng đến đị nh ki ế n gi ới đố i v ớ i ph ụ n ữ (26)
    • 2.3. Khuy ế n ngh ị (26)

Nội dung

Định kiến giới đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị Việt Nam .... Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến định kiến giới đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý t

Cơ sở lý lu ậ n

T ổ ng quan nghiên c ứ u

Với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy vai trò và vị trí của mình trên tất cả các lĩnh vực, tuy nhiên tình trạng bất bình đẳng giới vẫn còn hiện hữu trong đời sống, hệ thống chính trịcũng không phải ngoại lệ Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu vấn đề này nhằm thực hiện hóa bình đẳng giới trong việc tham gia lãnh đạo, quản lý Nhà nước

1.1.1 Thực trạng phụ nữtham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị Việt Nam

Báo cáo từ UNDP về “Sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và quản lý ở

Việt Nam”năm 2012 đề cập đến những số liệu minh chứng tỷ lệ nữtham gia trong lĩnh vực chính trị còn thấp hơn rất nhiều so với nam: năm 2010 tỷ lệ đảng viên nữ chỉ chiếm 32.8%, dẫn tới có ít phụ nữđể đưa vào các vịtrí lãnh đạo trong cơ quan hành chính của Chính phủvà đề cử làm ứng viên trong bầu cử hay chỉ 1 nữủy viên được bổ nhiệm trong nhiệm kỳ 2011 – 2016 của Bộ Chính trị – một trong những cơ quan ra quyết sách của Đảng Ở cấp Đảng bộcơ sở, tỷ lệ nữ nắm giữ các vị trí chủ chốt thấp, không đại diện cho số lượng đảng viên, điển hình tỷ lệ này trong Ban Chấp hành Trung ương và tỉnh ủy không tăng trong 3 nhiệm kỳ 2001 – 2016, đặc biệt có nhiều nữPhó Bí thư hơn Bí thư Hay chỉ 17.5% là nữ giới được bầu với tư cách thành viên chuyên trách của Ủy ban Quốc hội Qua các nhiệm kỳ, tỷ lệ nữtham gia trong cơ quan dân cử cấp tỉnh, huyện, xã đều tăng lên nhưng không khả quan khi tỷ lệ nữ Chủ tịch Hội đồng nhân dân rất thấp, từ 1.56% cấp tỉnh đến 4.09% cấp xã, trong khi đó vị trí Phó Chủ tịch nữ nắm giữ nhiều hơn

[16] Báo cáo phần nào cho thấy “bức tranh” Việt Nam vẫn chưa đạt được chỉ tiêu về lãnh đạo nữ, tỷ lệ nữtăng từng bước nhưng với tốc độtăng còn chậm

Cụ thểở phạm vi vùng miền, một nghiên cứu về phụ nữlãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị tại Đồng bằng Sông Hồng năm 2015 chỉ ra những thành tựu, hạn chế trong công tác cán bộ nữ Trong hệ thống chính trị ở cấp càng cao, tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý càng thấp: nữ tham gia Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ theo cấp hành chính từ dưới lên trên (xã/huyện/tỉnh) có xu hướng giảm dần từ 16.98% xuống 11.09% So với các vùng khác, Đồng bằng Sông Hồng là khu vực có trình độ phát triển kinh tế – xã hội cao hơn nhưng tỷ lệ phụ nữ tham gia BCH Đảng bộ các cấp lại thấp hơn Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa truyền thống đặc biệt là Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc, trong đó Bắc Ninh là địa bàn lưu giữ nhiều truyền thống này có tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý cấp ủy Đảng thấp hơn hẳn các địa phương khác Tác giả còn nhấn mạnh đến nhân tố là người đứng đầu có tác động rõ rệt đến việc phụ nữtham gia BCH Đảng bộ, Ninh Bình và Vĩnh Phúc có Bí thư Tỉnh ủy là nữvà cũng là hai tỉnh có tỷ lệ phụ nữtham gia cao hơn các địa phương khác Tại Đồng bằng Sông Hồng, tỷ lệ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp ghi nhận cao hơn cấp ủy Đảng các cấp, sự khác biệt này khiến tác giả đặt ra vấn đề nghiên cứu sau này lý do khác biệt trong nhận thức của người dân và Đảng viên về vai trò của nữ trong hoạt đông chính trị Ngoài ra, so với khối Đảng, khối chính quyền, đoàn thểở các tình/thành phố vùng Đồng bằng Sông Hồng có phụ nữ lãnh đạo, quản lý cao hơn [14] Các số liệu lần nữa phản ánh sự bất bình đẳng giới trong hệ thống chính trịởĐồng bằng Sông Hồng, đặc biệt ở khối cơ quan Đảng, cho thấy xu hướng chung của cảnước Ở phạm vi tỉnh/thành phố hay nhỏhơn, khá nhiều tác giả quan tâm đến vấn đề nữ giới tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị Đây là điều hết sức tích cực, bởi hầu hết các nghiên cứu đều hướng đến mục đích chung là tăng cường, đẩy mạnh sự tham gia của phụ nữ cả về sốlượng và chất lượng

Năm 2014, nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên cho biết tỷ lệ phụ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo chiếm tỷ lệ thấp trong tất cảcác cơ quan, lĩnh vực, chủ yếu đảm nhiệm cấp phó, tham mưu, không có tính ra quyết định, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và chính trị

Cụ thể trong tổ chức Đảng của tỉnh, tỷ lệ này là rất thấp và không ổn định, đặc biệt không phụ nữ nào nắm giữ chức danh lãnh đạo chủ chốt tỉnh ủy suốt các nhiệm kỳ 2001 – 2016 Trong thường trực Hội đồng nhân dân, các nhiệm kỳ trước cũng trong tình trạng không có nữ cán bộtham gia, đến nhiệm kỳ 2011 – 2016 mới có 1 cán bộ nữ là phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, đặc biệt trong các ban của Hội đồng, nữ giới phần lớn chỉ tham gia ở chức danh ủy viên, sốlượng rất khiêm tốn ở các ban dân tộc, văn hóa – xã hội và pháp chế Còn việc tham gia lãnh đạo trong Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, số cán bộ nữ là giám đốc có chiều hướng giám sút [9]

Trong công trình nghiên cứu khác về đội ngũ, sự thăng tiến của nữ cán bộ, công chức, viên chức ở Tuyên Quang của Đỗ Thị Thanh Hương, thực trạng phụ nữ tham gia

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ở mức 29.1% nhiệm kỳ 2010 – 2015, tuy nhiên chỉ 14.7% là lãnh đạo cấp trưởng, tương tự với Hội đồng nhân dân tỉnh, tỷ lệ này đều cao hơn bình quân cảnước và vượt trội hơn về cả Mục tiêu quốc gia vềbình đẳng giới nhưng hầu hết chỉ tham gia với tư cách là Ủy viên Ở cấp huyện, chỉ có 2/7 vị trí chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện do phụ nữ nắm giữ, tương tự với cấp xã, đặc biệt khi nữ cán bộ công chức chưa đạt tiêu chuẩn vềtrình độ chuyên môn, lý luận chính trị hay quản lý nhà nước [3]

Nghiên cứu trường hợp cấp huyện, tác giả Trần Thị Kim Liên có bài viết “Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh An Giang” nhằm xem xét, tìm hiểu các vịtrí, vai trò, năng lực lãnh đạo quản lý của phụ nữ khảo sát tại 2 huyện An Phú, Châu Thành Kết quả cho thấy tỷ lệ cán bộ nữ có vịtrí lãnh đạo quản lý các khối cơ quan công tác đều ít hơn so với nam, trong đó thấp nhất là ở khối Chính quyền, chủ yếu nữ tham gia đảm nhận chức vụ cán bộ, chuyên viên Ở Ủy ban nhân dân hay Hội đồng nhân dân, chỉ có 4% – 7.3% giữ vị trí cấp trưởng, thay vào đó họ giữ vị trí này ở khối cơ quan

Mặt trận và đoàn thể, tuy nhiên chênh lệch với nam giới không đáng kể [10]

“Xây dựng cán bộ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp phường ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội hiện nay” của tác giả Trần Thị Thu Hà tiếp tục phân tích thực trạng phụ nữ tham gia trong hệ thống chính trị cấp phường Tỷ lệ cán bộ nữ chủ chốt tại 11 phường của quận Thanh Xuân có xu hướng tăng qua các nhiệm kỳ từ 2010 – 2020 nhưng phân bốkhông đồng đều, duy nhất ởphường Thượng Đình có 60% nữ nắm giữ vị trí chủ chốt, cao hơn nam Cụ thể như chức danh Bí thư Đảng ủy phường, chỉcó 4/11 phường có nữ nắm giữ và không có cán bộ nữ nào là chủ tịch UBND phường [4, tr.40-46]

Những nghiên cứu đi trước cho thấy tình trạng chung là có sự khác biệt giữa cán bộ nam và cán bộ nữ trong việc tham gia công tác, giữ các chức danh trong hệ thống chính trị Nếu nam giới thường tham gia lãnh đạo, quản lý ở các khối Đảng, chính quyền, trong khi đó, phụ nữtham gia lãnh đạo, quản lý ở khối đoàn thể chính trị - xã hội

1.1.2 Định kiến giới đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị Việt Nam

Sử dụng số liệu của đề tài cấp Nhà nước về “Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị” của Ban Tổ chức Trung ương năm 2004, bài viết của Võ

ThịMai đề cập đến công bằng, bình đẳng giới trong hệ thống chính trịở Việt Nam Đánh giá vềnăng lực tham mưu của cán bộ nam và cán bộ nữ thì phần nhiều đều đồng ý năng lực là như nhau, tuy nhiên 4/5 phẩm chất thì các đánh giá nghiêng về“nam trội hơn”, tỷ lệ cách biệt đó là “luôn có ý tưởng mới”, 51.9% cho rằng nam làm tốt hơn Riêng năng lực “có khảnăng thuyết phục”, nữ trội hơn nam chiếm tới 72.7% tán thành [11]

Bài viết “Định kiến giới đối với nữ trong lãnh đạo, quản lý” của tác giả Nguyễn

Thị Thu Hà được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới năm 2008 đã khẳng định “ mặc dù đã có nhiều tiến bộ về nhận thức bình đẳng giới nhưng rõ ràng định kiến giới với phụ nữ trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý vẫn còn những biểu hiện rõ nét Đây chính là là một trong những yếu tố trực tiếp cản trở phụ nữ tham gia bình đẳng vào các vị trí lãnh đạo quản lý ở các cấp.” Khảo sát được thực hiện với hơn 400 người dân, trong đó có khoảng 250 cán bộ huyện, xã/phường tại Thái Nguyên, Hà Nội, Hưng Yên cho kết quả: nếu với một người lãnh đạo, người trả lời kỳ vọng họ cần “mạnh mẽ, kiên định, thận trọng, tự tin, quyết đoán, chủ động, sáng tạo” thì những phẩm chất này lại hoàn toàn trùng khớp với 7 phẩm chất mà sốđông cho là đúng với nam lãnh đạo hơn là với nữ lãnh đạo Phản ánh tình trạng phần lớn quan niệm nữ giới là không phù hợp với vai trò lãnh đạo bằng nam giới do họ không có những phẩm chất, nét tính cách phù hợp Nhìn từđánh giá của người dân vềhành vi lãnh đạo thực tế giữa nam và nữ, định kiến giới tiếp tục thể hiện qua số liệu có hơn 50% cho rằng nữ giới thiếu sự phân tích logic, không kiên trì, thiếu ý chí, không có khả năng ứng biến và không thể làm việc với cường độ cao như nam giới Hay những “tiêu chuẩn kép” được đặt ra khi đánh giá biểu hiện trong công việc lãnh đạo, nếu người nam lãnh đạo được nhận xét là “xông xáo/ tự tin/ nghiêm nghị ” thì nữlãnh đạo bịđánh giá là “tựđề cao mình/ tự phụ/ gây khó khăn trong công việc ” Đặc biệt, tác giả cũng chỉ ra định kiến giới xuất hiện ở ngay trong quan niệm của bản thân người phụ nữ, cán bộ nam hay nữđều thể hiện định kiến còn nặng nề [6]

Thuộc công trình nghiên cứu trên của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, bài viết “Một số yếu tố khách quan tác động đến định kiến giới đối với cán bộ nữlãnh đạo cấp cơ sở” trên Tạp chí Tâm lý học có xác định 6 nhân tố ảnh hưởng gồm truyền thông đại chúng, giáo dục gia đình, giáo dục trường hợp, quan hệ bạn bè, phân công công việc ởcơ quan và ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Sự tồn tại định kiến giới phần nhiều là do con người tiếp thu, củng cố trong quá trình sống, suy nghĩ và hoạt động [7]

M ục đích, nhiệ m v ụ nghiên c ứ u

Tìm hiểu thực trạng định kiến giới của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đối với phụ nữtham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị Việt Nam, phân tích các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến định kiến giới của sinh viên; từ đó gợi ý một số khuyến nghị góp phần nâng cao nhận thức, thái độ của sinh viên về việc phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý, thúc đẩy quá trình bình đẳng giới trong khuôn viên Học viện và toàn xã hội Đềtài đưa ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

- Mô tả, làm rõ thực trạng định kiến giới của từng nhóm sinh viên theo các đặc điểm nhân khẩu học cá nhân, đặc điểm gia đình, từ đó rút ra được đặc điểm nhận diện sinh viên có định kiến giới đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị trên các khía cạnh:

+ Với tiềm năng lãnh đạo, quản lý của nữ giới

+ Với hành vi lãnh đạo, quản lý của nữ giới

+ Kỳ vọng đối với nữ giới là lãnh đạo, quản lý

+ Hành vi lựa chọn ứng cử viên nữ vào hệ thống chính trị

- Bổ sung phân tích số liệu tìm hiểu mối quan hệ giữa đặc điểm về sự tiếp cận thông tin, kiến thức về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị với định kiến giới của sinh viên

- Kiểm chứng các giả thiết nghiên cứu, các kết quả về lý luận và thực tiễn, từđó đưa ra các gợi ý khuyến nghịthúc đẩy quá trình bình đẳng giới.

Đối tượ ng, khách th ể , ph ạ m vi nghiên c ứ u

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Định kiến giới đối với phụ nữtham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị

Sinh viên đang theo học hệ chính quy tập trung từK41 đến K38 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Phạm vi thời gian: t ừ tháng 12/2021 – tháng 7/2022

- Phạm vi không gian: Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Câu h ỏ i nghiên c ứ u

- Sinh viên có nhận thức, thái độ, đánh giá như thế nào về tiềm năng và hành vi lãnh đạo, quản lý của phụ nữ?

- Sinh viên kỳ vọng gì ở nữlãnh đạo, quản lý?

- Sinh viên lựa chọn ứng cử viên nữ vào các vị trí như thế nào trong hệ thống chính trị?

- Yếu tố xã hội nào ảnh hưởng đến định kiến giới của sinh viên đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị?

Giả thuyết nghiên cứu

- Nhận thức, thái độ của sinh viên tích cực nhưng vẫn còn 20% có định kiến giới khi đánh giá vai trò của nữ giới qua tiềm năng, hành vi lãnh đạo, quản lý của phụ nữ

- 50% sinh viên kỳ vọng nữlãnh đạo, quản lý phải “giỏi việc nước, đảm việc nhà”

- 30% sinh viên lựa chọn ứng cử viên nữ vào các vị trí cấp phó trong khối cơ quan, tổ chức mặc dù đa sốđều tin tưởng khảnăng lãnh đạo, quản lý của nữ giới

- Giới tính, yếu tố gia đình liên quan đến nữ cán bộ và sự tiếp cận thông tin, kiến thức về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị của sinh viên có ảnh hưởng đến định kiến giới: nữ sinh viên, gia đình có ít nhất một người phụ nữtham gia lãnh đạo, quản lý hoặc càng hiểu biết vềbình đẳng giới trong lĩnh vực chính trịthì càng ít định kiến giới đối với nữ giới công tác trong hệ thống chính trị.

Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp thu thập thông tin a Phương pháp định lượng

Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm mô tả và làm rõ kết quả khảo sát về định kiến giới của sinh viên đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị hiện nay Phân tích những yếu tố xã hội của cá nhân và gia đình tác động đến định kiến giới của sinh viên thông qua phân tích tương quan mối quan hệ giữa biến sốđộc lập và biến số phụ thuộc b Phương pháp định tính

- Phân tích tài liệu: Sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học, lý thuyết, chính sách được đăng tải, công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng về bình đẳng giới, định kiến giới với phụ nữ trong hệ thống chính trị Các tài liệu có sẵn sẽlàm căn cứđể bổ sung, so sánh với kết quả nghiên cứu của đề tài

- Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin quan trọng đối với đề tài được thực hiện sau khi tiến hành điều tra bằng bảng hỏi, kết quả nghiên cứu sẽ được lý giải, minh chứng sâu sắc hơn và bổ sung dữ liệu cho phương pháp Anket

1.6.2 Phương pháp chọn mẫu a Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng

Sử dụng phương pháp chọn mẫu phân cụm/ theo chùm:

Bước 1: Lập danh sách các lớp chia theo 2 chùm là lớp thuộc khối lý luận và lớp thuộc khối nghiệp vụ từ năm nhất đến năm tư năm học 2021 – 2022 (tương ứng K41 – K38)

Bước 2: Từ danh sách các lớp mỗi chùm, chọn ngẫu nhiên hệ thống 3 lớp theo bước nhảy k

- Có 66 lớp khối lý luận: chọn ngẫu nhiên hệ thống 6 lớp theo bước nhảy k = 22

Cứ 22 lớp, chọn lấy một lớp vào mẫu Chọn lớp đầu tiên trong khoảng từ 1 – 66 theo danh sách quay vòng

- Có 81 lớp khối nghiệp vụ: chọn ngẫu nhiên hệ thống 3 lớp theo bước nhảy k 27 Cứ 27 lớp, chọn lấy một lớp vào mẫu Chọn lớp đầu tiên trong khoảng từ 1 – 81 theo danh sách quay vòng

Bước 3: Chọn ngẫu nhiên đơn giản 30 sinh viên mỗi lớp b Chọn mẫu trong nghiên cứu định tính

Nhằm có thêm thông tin bổ sung cho nghiên cứu, tại mỗi lớp trong mẫu nghiên cứu định lượng, chọn ngẫu nhiên đơn giản 1 nam và 2 nữđại diện cho tỷ lệ giới tính tại

Học viện, cỡ mẫu là 12 sinh viên từ hai khối ngành lý luận và nghiệp vụ

1.6.3 Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin định lượng thu thập từđiều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi được xử lý qua phần mềm SPSS 20.0 dưới các dạng tần suất, điểm trung bình, các tương quan, kiểm định Chi-square, nhằm đánh giá thực trạng định kiến giới của sinh viên ở nhiều khía cạnh theo các yếu tố, môi trường xã hội tác động Đối với thông tin thu được từ phỏng vấn sâu sẽđược phân chia theo các nhóm chủ đề để phục vụ mục đích nghiên cứu, bổ sung và làm sáng tỏ, thậm chí đưa ra góc nhìn mới hơn mà số liệu định lượng không thểđề cập hết hoặc không đề cập.

B ộ công c ụ nghiên c ứu sơ lượ c

H ọ c vi ệ n Báo chí và Tuyên truy ề n

Khoa Xã h ộ i h ọ c và Phát tri ể n

PHIẾU KHẢO SÁT ĐỊNH KIẾN GIỚI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ THAM GIA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM CỦA SINH VIÊN

HỌC VIỆN BÁO CHÍ & TUYÊN TRUYỀN Chào anh/chị,

T ôi là sinh viên lớp Xã hội học K38 thuộc khoa Xã hội học và Phát triển Hiện nay chúng tôi đang tham gia nghiên cứu và tìm hiểu về: “Định kiến giới đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị Việt Nam của sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền” Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu tôi rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của các bạn.

Hãy lựa chọn những phương án trả lời mà anh/chị cho là phù hợp nhất bằng cách khoanh tròn vào những đáp án tương ứng

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin bạn cung cấp chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu của sinh viên khoa Xã hội học và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Xin chân thành cảm ơn sự trợ giúp thông tin từ anh/chị!

A1 Giới tính của bạn là gì? 1 Nam 2 Nữ

A2 Dân tộc? 1 Kinh 2 Khác (ghi rõ)

A3 Khu vực bạn sinh sống trước khi học đại học?

A4 Bạn là sinh viên năm thứ mấy?

1 Năm nhất 2 Năm hai 3 Năm ba 4 Năm tư

A5 Chuyên ngành bạn đang theo học?

A6 Ngành học đó thuộc khối nào? 1 Lý luận 2 Nghiệp vụ

A7 Xếp loại học lựa trong học kỳ gần nhất của bạn?

1 Yếu/Trung bình 2 Khá 3 Giỏi/Xuất sắc

A8 Bạn tự đánh giá điều kiện kinh tế của gia đình mình?

1 Nghèo 2 Đủ ăn 3 Khá giả 4 Giàu có

A9 Nghề nghiệp của bố mẹ bạn?

1 Chuyên viên, k ỹ thu ậ t (bao g ồ m c ả quân độ i, c ả nh sát, an ninh) 1 1

2 Quản lý/giám sát/điều hành (cán bộ công chức, quán lý văn hóa, thị trường, dự án, ) 2 2

3 Nhân viên văn phòng/Bán hàng 3 3

4 Lao động có tay nghề (tài xế, cắt tóc, thủ công m ỹ ngh ệ , ) 4 4

5 Lao độ ng không có tay ngh ề (bán vé s ố , xe ôm, giúp việc, trông xe, ) 5 5

7 Chủ kinh doanh gia đình 7 7

8 Chủ công ty (TNHH, cổ phần, ) 8 8

9 Chủ tài sản cho thuê 9 9

11 Sinh viên, nghiên cứu sinh, 11 11

A10.Trong hộ gia đình bạn, có ai đang/đã từng đảm nhận chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các tổ chức, cơ quan của Đảng, Nhà nước từ cấp xã trở lên?

B NHẬN THỨC, TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

B1 Quyền tham gia chính trị của phụ nữ có được quy định trong pháp luật của nước ta hay không?

1 Có (ghi rõ tên luật): 2 Không

B2 Bạn có biết tên nữ cán bộ đã từng hay đang tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính tr ị Vi ệ t Nam?

1 Có, xin hãy nêu tên cụ thể:

2 Không (chuy ển đế n câu B4)

B3 Nhìn chung, b ạn đánh giá như thế nào v ề hi ệ u qu ả công vi ệ c c ủ a nh ữ ng n ữ cán b ộ khi lãnh đạo, quản lý trong suốt nhiệm kỳ?

1 Hoàn toàn không hiệu quả

2 Ph ầ n l ớ n là không hi ệ u qu ả

3 Phần lớn là hiệu quả

B4 Nguyên nhân chính nào khiến tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị không cao? (Chỉ chọn 1 đáp án)

1 Trình độ không đáp ứng đượ c yêu c ầ u, tiêu chu ẩ n

3 Tâm lý tự ti, an phận

4 Đị nh ki ế n xã h ộ i v ề vai trò, v ị trí c ủa ngườ i ph ụ n ữ còn n ặ ng n ề

5 Th ờ i gian ngh ỉ đẻ , nuôi con ảnh hưởng đế n vi ệc đề b ạ t, b ổ nhi ệ m

6 Công tác cán bộ nữ chưa được quan tâm đúng mức

B5 Bạn đánh giá như thế nào về mức độ cần thiết của truyền thông về bình đẳng giới trong chính trị?

1 R ấ t không c ầ n thi ế t/quan tr ọ ng

2 Không cần thiết/quan trọng

B6 B ạn đã ti ế p c ậ n thông tin v ề bình đẳ ng gi ớ i trong chính tr ị qua các kênh thông tin nào sau đây? (Có thể chọn nhiều đáp án)

2 Qua báo in/báo điệ n t ử

4 Chương trình truyền hình, thời sự

6 Các ho ạt độ ng ở H ọ c vi ệ n

7 Các hoạt động ở địa phương cư trú

C NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ THAM GIA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

C Ủ A PH Ụ N Ữ TRONG H Ệ TH Ố NG CHÍNH TR Ị

C1 Bạn có tin tưởng vào khả năng lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị là nữ giới hay không?

1 Hoàn toàn không tin (chuy ển đế n câu C3)

2 Phần lớn là không tin tưởng (chuyển đến câu C3)

3 Phần lớn là tin tưởng

4 Hoàn toàn tin tưở ng

C2 Lý do bạn tin tưởng?

1 Ph ụ n ữ điề u hành, tri ể n khai công vi ệ c gi ỏ i

2 Phụ nữ có trách nhiệm, nhiệt tình, lo lắng công việc

3 Phụ nữ gần gũi với người dân, cấp dưới

4 Ph ụ n ữ khéo léo trong giao ti ế p

5 Ph ụ n ữ ít tiêu c ực, không rượ u chè

C3 Theo b ạ n, m ột người lãnh đạ o, qu ả n lý nói chung c ầ n ph ả i có nh ữ ng ph ẩ m ch ấ t nào sau đây? (Có thể chọn nhiều đáp án)

14 Khiêm tốn C4 Hi ệ n nay, b ạ n cho r ằ ng các ph ẩ m ch ấ t nào dưới đây đúng/phầ n l ớn là đúng v ớ i nam/n ữ lãnh đạ o, qu ả n lý? (Có thể chọn nhiều đáp án ở mỗi cột sao cho không trùng đáp án ở mỗi hàng)

Phẩm chất Đúng với nam lãnh đạo, quản lý Đúng với nữ lãnh đạo, quản lý

C5 Nhìn chung, nam hay n ữ lãnh đạ o, qu ả n lý t ốt hơn khi đả m nh ậ n nh ữ ng ch ứ c danh ch ủ chốt trong hệ thống chính trị?

2 Nam lãnh đạ o, qu ả n lý t ốt hơn nữ

3 Nữ lãnh đạo, quản lý tốt hơn nam

C6 Trong các tình hu ố ng đố i v ớ i s ự lãnh đạ o, qu ả n lý c ủ a ph ụ n ữ và nam gi ớ i sau đây, bạ n đồng ý ở mức độ nào? (điểm số từ 1 – 5: trong đó 1 là rất không đồng ý và 5 là rất đồng ý)

Tình huống lãnh đạo, quản lý 1 2 3 4 5

1 Trong những tình huống phức tạp đòi hỏi sự phân tích logic thì nam giới vượt trội hơn nữ giới 1 2 3 4 5

2 Khi khó khăn, nam kiên trì và có ý chí cao hơn nữ 1 2 3 4 5

3 Khả năng ứng biến, thích nghi trước rủi ro của nữ không t ố t b ằ ng nam 1 2 3 4 5

4 N ữ không có kh ả năng làm việ c liên t ụ c v ới cường độ cao như nam 1 2 3 4 5

5 Nam dám làm – dám chịu hơn so với nữ 1 2 3 4 5

6 Nữ ít có khả năng làm việc độc lập như nam 1 2 3 4 5

7 Nam giải quyết công việc thường khách quan hơn nữ lãnh đạo, quản lý 1 2 3 4 5

8 Khả năng vận dụng công nghệ thông tin của nam tốt hơn nữ 1 2 3 4 5

9 N ữ ch ỉ thích h ợ p v ớ i nh ữ ng công vi ệc không đòi hỏ i phải đưa ra những nhận định và quyết định nhanh 1 2 3 4 5

10 Nữ đánh giá cấp dưới thường kém chính xác hơn so với nam 1 2 3 4 5

11 Nam có khả năng thuyết phục và cổ động cấp dưới, ngườ i dân t ốt hơn 1 2 3 4 5

C7 B ạ n mong mu ố n, k ỳ v ọng điề u gì ở m ộ t n ữ lãnh đạ o, qu ả n lý trong h ệ th ố ng chính tr ị ? (điểm số từ 1 – 5: trong đó 1 là rất không quan trọng và 5 là rất quan trọng)

Kỳ vọng ở nữ lãnh đạo, quản lý 1 2 3 4 5

1 V ừ a quán xuy ế n vi ệ c nhà v ừ a hoàn thành t ố t công vi ệ c lãnh đạ o, qu ả n lý 1 2 3 4 5

2 Quan tâm, chăm lo cho dân 1 2 3 4 5

3 Gần gũi, hiểu nhu cầu của dân 1 2 3 4 5

4 Có năng lự c chuyên môn, gi ả i quy ế t v ấn đề 1 2 3 4 5

5 Toàn tâm toàn ý v ớ i công vi ệ c 1 2 3 4 5

6 Không tiêu c ực (rượu chè), tham nhũng 1 2 3 4 5

7 N ữ lãnh đạ o qu ả n lý c ầ n ph ấn đấ u càng ti ến xa đượ c thì càng tốt 1 2 3 4 5

8 Ph ụ n ữ c ầ n tham gia b ộ máy lãnh đạ o, qu ả n lý t ấ t c ả các ngành, lĩnh vực thuộc hệ thống để đảm bảo tiếng nói đạ i di ệ n cho n ữ gi ớ i

C8 B ạ n cho r ằ ng nam hay n ữ s ẽ phù h ợp hơn cho các vị trí nào trong các kh ố i công tác sau đây? (Chỉ chọn 1 đáp án ở mỗi hàng)

Lãnh đạo, quản lý (từ phó trưởng phòng trở lên)

3 Khối tổ chức chính trị - xã hội 3 3

3 Khối tổ chức chính trị - xã hội 3 3

C9 Theo bạn, nam hay nữ phù hợp hơn khi tham gia lãnh đạo, quản lý trong các khối cơ quan, tổ chức sau? (Chỉ chọn 1 đáp án ở mỗi hàng)

2 H ội đồ ng nhân dân 2 2

3 M ặ t tr ậ n và các t ổ ch ức đoàn thể 3 3

4 Các ban, ngành chính quy ề n 4 4

2 H ội đồ ng nhân dân 2 2

3 M ặ t tr ậ n và các t ổ ch ức đoàn thể 3 3

4 Các ban, ngành chính quy ề n 4 4

1.7.2 Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu

Giới thiệu tên, nội dung và mục đích của cuộc phỏng vấn

A Thông tin của người trả lời: giới tính, dân tộc, khu vực gia đình sinh sống, năm học, chuyên ngành – khối ngành, học lực, điều kiện kinh tế, nghề nghiệp bố mẹ, gia đình có người đảm nhận vịtrí lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị

B Về nhận thức, tiếp cận thông tin về bình đẳng giới trong hệ thống chính trị

1 Bạn hiểu bình đẳng giới, định kiến giới là gì? Biểu hiện của chúng trên các lĩnh vực gì trong đời sống? Trong hệ thống chính trị hiện nay, bạn có thể nêu một số ví dụ về bất bình đẳng giới và có những định kiện giới như thế nào? Điều này dẫn đến những điểm tích cực hay tiêu cực gì, đối với ai, nhóm nào?

2 Bạn có biết về luật hay chính sách nào ở Việt Nam nói về bình đẳng giới trong hệ thống chính trị không? Nếu có, bạn quan tâm đến nội dung cụ thể nào trong luật/chính sách đó? Đánh giá như thế nào về hiệu quả trong việc thực thi các luật, chính sách đó?

3 Xin hãy nêu tên một số nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị có thể từ địa phương cho tới trung ương? Nếu có, bạn đánh giá mức độ hiệu quả trong việc thực hiện công việc của mình, trên những phương diện nào, có những thành tựu gì? Nếu không hiệu quả, bạn nghĩ rằng nên thay thế vị trí đó bằng một người lãnh đạo, quản lý như thế nào?

4 Tỷ lệ nữ giới tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị còn thấp, bạn nghĩ rằng đâu là những lý do khiến xảy ra tình trạng này?

5 Bạn có bao giờđọc, xem, nghe, trao đổi bàn luận chia sẻ, về các thông tin bình đẳng giới trong hệ thống chính trị không? Thường là qua kênh thông tin nào? Vì sao bạn lựa chọn kênh đó? Việc truyền thông về vấn đề này có cần thiết không, vì sao?

C Về nhận thức, thái độ, đánh giá của sinh viên đối với việc phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị(Định kiến giới)

1 Bạn có tin tưởng khả năng lãnh đạo, quản lý của nữ cán bộ không? Nếu có/không vì sao? Nếu cùng một vị trí và có 2 ứng cửviên tương đương về chuyên môn, năng lực thì bạn sẽ bầu cho nam hay nữđểlãnh đạo, quản lý?

2 Với bạn, một người cần phải có những phẩm chất, năng lực như thế nào để trở thành lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị? Riêng nữ lãnh đạo, quản lý họ cần có những tiềm năng gì khác?

3 Trong các tình huống phức tạp, khó khăn hay rủi ro, nam hay nữ lãnh đạo quản lý sẽ tốt hơn? Bạn có thể cho ví dụ

4 Nam giới/phụ nữthường làm tốt hơn ởlĩnh vực nào? Những thuận lợi, hạn chế gì khi họ nắm giữ các vị trí chủ chốt trong hệ thống chính trị? Với nam hay nữ giới, nguy cơ nào khi họđảm nhận chức vụấy?

5 Với nữlãnh đạo, quản lý bạn kỳ vọng gì ở họ? Nếu gia đình bạn có mẹ/chị/người thân là lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, bạn cảm thấy như thế nào? “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” có cần thiết với họ không?

Các khái ni ệ m liên quan

Trong giáo trình “Kỹ năng lãnh đạo, quản lý” của khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhóm tác giả đưa ra khái niệm như sau: lãnh đạo là “quá trình chỉ dẫn và khai mở tiềm năng cho mọi người nhằm đem lại phúc lợi chung thông qua sự khích lệ và chia sẻ của chủ thể lãnh đạo”, còn quản lý là “quá trình điều hành các hoạt động nhằm đạt được các kết quả cụ thể một cách ổn định ngay cả trong các điều kiện không hoàn toàn được kiểm soát và không chắc chắn” Từđó, giáo trình cũng đề cập đến mối quan hệ hữu cơ giữa lãnh đạo và quản lý được phản ánh trên hai phương diện:

- Chức năng của lãnh đạo là xác định mục tiêu, kiến tạo tầm nhìn và dự báo, gắn kết tầm nhìn với giá trị; hoạch định đường lối, hình thành chủ trương, ra các quyết sách chính trị Còn quản lý có chức năng là lập kế hoạch, huy động nguồn lực, tổ chức điều hành và kiểm soát các hoạt động

- Vềphương thức, lãnh đạo lấy giáo dục, thuyết phục, truyền cảm hứng, khai tâm, khai trí, động viên và nêu gương, còn quản lý chú trọng tổ chức hành chính, cưỡng chế, duy trì tổ chức thực hiện các hoạt động cụ thểtrên cơ sở các nguyên tắc, quy định có tính chếtài và các điều luật hiện hành [1, tr.8-10]

Từgóc độ chính trị– xã hội, tác giả Nguyễn Thị Tuyết xác định “lãnh đạo là việc tổ chức và định hướng chung cho hoạt động của con người trong một tập thể, cộng đồng bằng năng lực, phẩm chất của người đứng đầu, nhằm liên kết các cá nhân thực hiện những chủ trương, đường lối đã xác định được mục tiêu đề ra” và “quản lý là việc điều hành và kiểm soát thực hiện các hoạt động trong tổ chức theo yêu cầu nhất định nhằm đạt được mục tiêu mà lãnh đạo đã đềra”, tác giảcũng chỉra điểm khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý ởcác điểm sau:

- Lãnh đạo là chỉ huy, định hướng chung với tầm bao quát lớn, chiến lược thông qua các cương lĩnh, nghị quyết, công tác tư tưởng, tổ chức, công tác kiểm tra và qua cả tấm gương đạo đức, lối sống của người lãnh đạo, tổ chức lãnh đạo

- Quản lý là cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, chương trình hành động để thực hiện sự phân quyền từlãnh đạo; phải thông qua vai trò của thủ trưởng cơ quan, tổ chức hành chính, bộmáy hành chính và đòi hỏi lớn ởnăng lực, phẩm chất của công chức, viên chức, những người thừa hành

- Quản lý cần sử dụng mọi người lực trong việc điều hành thực hiện các chiến lược, lãnh đạo lại nổi bật trong vai trò kiến tạo tương lai mới [14, tr.41-45]

Từ các khái niệm trên cũng như thừa kế những nghiên cứu đi trước, có thể thấy lãnh đạo và quản lý đều quan trọng và phải được coi trọng như nhau Lãnh đạo là quá trình đề ra chủ trương, định hướng phương pháp hoạt động cho một tập thể, cộng đồng, tổ chức, đòi hỏi giải quyết những việc mang tính tổng thể, dẫn dắt xã hội bằng chính trị và đạo đức của người đứng đầu; còn quản lý là điều khiển, cụ thể hóa những chủtrương, đường lối từ lãnh đạo thành những chương trình hành động, nhiệm vụ, kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu lãnh đạo đề ra

1.8.2 Hệ thống chính trị Việt Nam

Hệ thống chính trị là một bộ phận kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm các thiết chế và thể chế có quan hệ với nhau về mặt mục tiêu, chức năng trong việc thực hiện quyền lực chính trị Hệ thống chính trị nước ta được hình thành và phát triển trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn cách mạng Việt Nam Hệ thống chính trị Việt Nam là một hình thức tổ chức của chính trị, thể hiện một cách dân chủ quyền lợi của nhân dân trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền [9, tr.14]

Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội; trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội vì mục tiêu, lợi ích chung còn Nhà nước hoạch định, triển khai các chính sách chung, tổ chức và điều hành bộ máy từ cấp Trung ương tới địa phương đểđạt được mục tiêu đề ra thông qua các cá nhân, tổ chức có chức năng điều hành hoạt động, tổ chức thực hiện các công việc được lãnh đạo ủy quyền, phân quyền trong các cơ quản của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị– xã hội ở các cấp [14, tr.47-48]

Vậy có thể hiểu phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị Việt Nam là công dân Việt Nam, giới tính nữ nắm giữ vị trí nhất định nào đó trong một cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị– xã hội thuộc hệ thống chính trị Việt Nam từ cấp trung ương đến địa phương, đảm nhận vai trò chủ chốt, đề ra chủ trương, định hướng phương pháp hoạt động cho một tập thể, cộng đồng, tổ chức, đòi hỏi giải quyết những việc mang tính tổng thể, dẫn dắt xã hội bằng chính trịvà đạo đức của người đứng đầu; hoặc điều khiển, cụ thể hóa những chủ trương, đường lối từ lãnh đạo thành những chương trình hành động, nhiệm vụ, kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu lãnh đạo đề ra

Luật Bình đẳng giới năm 2006 của nước ta xác định định kiến giới là “nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ” [18] Tương tự, trong tài liệu hướng dẫn “Lồng ghép giới vào chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổthông” cũng giải thích định kiến giới là “nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch vềđặc điểm, vịtrí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ Cụ thể là nhận thức hoặc hình ảnh/đặc điểm bị nhìn nhận sai lệch có thể mang tính tích cực (tạo nên những đặc tính có giá trị) hoặc tiêu cực (tạo nên những đặc tính kém giá trị hoặc gây phản cảm)” [2, tr.11] Còn đềcương bài giảng “Xã hội học về giới” của TS Nguyễn Thị Tuyết Minh định nghĩa đó là “những suy nghĩ thường có về khả năng và công việc của phụ nữ và nam giới, ví dụ như nữ giới thường được nhìn nhận là chịu khó hơn nam giới, còn nam được nhìn nhận là lãnh đạo tốt hơn nữ giới” [12, tr.7]

Sổ tay “Bình đẳng giới và lồng ghép giới trong quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động tại Trung tâm Học tập Cộng đồng” còn đề cập thêm khuôn mẫu giới làm hình thành định kiến giới Các khuôn mẫu có thể là tích cực hoặc tiêu cực nhưng thường là những định hướng, giá trị, mong đợi không đúng đối với những hành vi và chuẩn mực đối với nam và nữ Những khuôn mẫu này được hình thành từ thế hệ này sang thế hệ khác, được củng cố, khắc sâu qua giáo dục, tuyên truyền khắp mọi nơi (ở nhà, trong sách giáo khoa, trên phương tiện truyền thông, trong cộng đồng ) và đi vào tiềm thức của từng cá nhân một cách từ từ, tự nhiên [8, tr.16]

Tóm lại, định kiến giới là nhận thức, thái độ, đánh giá thiên lệch vềđặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ, nó được hình thành, quy định bởi khuôn mẫu giới dẫn đến có cách nhìn sai lệch, tiêu cực về một giới nào đó Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung tìm hiểu những định kiến giới đối với riêng phụ nữ khi họ nắm giữ vị trí nhất định nào đó trong một cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội thuộc hệ thống chính trị Việt Nam

Sinh viên được hiểu là người học ở bậc đại học, cao đẳng Cụ thể, đề tài xác định sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền là những người đang theo học hệ chính quy tập trung từ K41 đến K38 trong Học viện, được đào tạo và trang bị kiến thức cơ bản, chuyên sâu về chuyên ngành thuộc khối nghiệp vụ/ lý luận cũng như lý luận chính trị

N ộ i dung nghiên c ứ u

Th ự c tr ạng đị nh ki ế n gi ới đố i v ớ i ph ụ n ữ tham gia lãnh đạ o, qu ả n lý trong h ệ

hệ thống chính trị Việt Nam của sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền

2.1.1 Nhận thức, sự tiếp cận thông tin về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị của sinh viên

- Nhận thức về quyền tham gia chính trị của phụ nữđược quy định trong luật pháp

- Nhận thức về sựtham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị của phụ nữ trong hệ thống chính trị hiện nay

- Nhận thức về nguy nhân dẫn tới bất bình đẳng giới trong việc tham gia lãnh đạo, quản lý thuộc hệ thống chính trị

- Thái độđối với truyền thông vềbình đẳng giới trong hệ thống chính trị

- Kênh thông tin tiếp cận vềbình đẳng giới trong chính trị

2.1.2 Định kiến giới đối với tiềm năng lãnh đạo, quản lý của nữ giới

- Thái độ về khảnăng lãnh đạo quản lý của nữ giới

- Định kiến giới thể hiện qua đánh giá về tiềm năng lãnh đạo, quản lý của nữ giới

Kế thừa các nghiên cứu trước, đề tài dựa trên phân tích những đặc điểm được cho là cần thiết với một người lãnh đạo, quản lý nói chung đểđối chiếu với những phẩm chất mà sinh viên xác định là đúng nhất với nam hoặc nữlãnh đạo, quản lý Nếu có định kiến giới trong bộ phận sinh viên thì những đặc điểm cần thiết của người lãnh đạo, quản lý nói chung sẽ thiên lệch về một giới nhất định, nam lãnh đạo hoặc nữlãnh đạo

2.1.3 Định kiến giới đối với hành vi lãnh đạo, quản lý của nữ giới Đặt trong các tình huống lãnh đạo, quản lý cụ thể, đề tài đưa ra các nhận định liên quan tới khả năng giải quyết tình huống lãnh đạo, quản lý thực tế của nam nữ cán bộ

Nếu có định kiến giới với nữ thì sẽ đồng ý với những tình huống đánh giá thấp khảnăng của cán bộ nữ so với nam giới

2.1.4 Kỳ vọng của sinh viên đối với nữ giới là lãnh đạo, quản lý Đề tài tìm hiểu sinh viên có những kỳ vọng, tiêu chuẩn riêng nào đối với nữ giới làm lãnh đạo, quản lý Họ có đặt ra các tiêu chuẩn kép hay những vai trò thể hiện “nữ tính” hơn hay không.

2.1.5 Hành vi lựa chọn ứng cử viên nữ vào hệ thống chính trị của sinh viên

Từ nhận thức, thái độ về tiềm năng, năng lực, khảnăng, hành vi lãnh đạo quản lý của phụ nữ trong hệ thống chính trị như trên, sinh viên sẽ lựa chọn ứng cử viên nữ vào các vịtrí lãnh đạo, quản lý như thế nào.

Các y ế u t ố xã h ộ i ảnh hưởng đến đị nh ki ế n gi ới đố i v ớ i ph ụ n ữ tham gia lãnh đạ o, qu ả n lý trong h ệ th ố ng chính tr ị Vi ệ t Nam c ủ a sinh viên H ọ c vi ệ n Báo chí & Tuyên truy ề n

2.2.1 Đặc điểm nhân khẩu học xã hội tác động đến định kiến giới đối với phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị

2.2.2 Yếu tố thuộc đặc điểm gia đình ảnh hưởng đến định kiến giới đối với phụ nữtham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị

Khuy ế n ngh ị

Thực trạng nhận thức, thái độ vềbình đẳng giới và có những cách nhìn sai lệch đối với phụ nữ, đặc biệt khi họtham gia lãnh đạo, quản lý vẫn còn sâu sắc, điều này gây cản trở nữ giới được tham gia bình đẳng vào các chức danh, vịtrí tương đương với nam giới

Vì vậy, trong nghiên cứu về sự lựa chọn của công chúng đối với nữlãnh đạo, Oxfam đã đưa ra thông điệp kêu gọi phụ nữ và toàn xã hội nhận thức, thay đổi thái độ về vai trò xã hội của người phụ nữ“Tại Việt Nam, Hoa Kỳhay nơi nào khác trên thế giới, phụ nữ khi đã tham gia vào công việc xã hội luôn phải đứng trước thách thức phải cân đối nhiệm vụ gia đình – sự nghiệp Phụ nữ nên thoát khỏi sự ám ảnh phải vươn tới một sự hoàn hảo phi lý do xã hội áp đặt Thay vào đó, phụ nữ hãy phấn đấu phát huy hết tiềm năng và đạt đến sự toại nguyện bền vững.” [13] Hơn năng tăng cường hiệu quả truyền thông về kiến thức, pháp luật, các ví dụ vềbình đẳng giới trong hệ thống chính trị để sinh viên và cộng đồng nhìn nhận, hiểu biết và quan niệm đúng đắn về giới nói chung một cách khoa học, phù hợp để đẩy nhanh tiến trình bình đẳng giới ở nước ta nói riêng, toàn thế giới nói chung

Với kỳ vọng lớn đối với sinh viên – thế hệ tương lai của đất nước, đóng vai trò then chốt và là chủ nhân trong xây dựng sự nghiệp, phát triển đất nước, việc tìm hiểu thực trạng định kiến giới của sinh viên phần nào giúp đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, thay đổi các đánh giá sai lệch của họ về những người phụ nữ khi tham gia lãnh đạo quản lý, đặc biệt trong hệ thống chính trị, nhằm đạt được bình đẳng giới nói chung, bảo vệ và đại diện tiếng nói cho nữ giới trong các lĩnh vực then chốt Và quan trọng nhất là giúp sinh viên nữ của Học viện Báo chí & Tuyên truyền tự tin trước tiềm năng, khả năng, năng lực của bản thân, đóng góp xây dựng một nền tảng phát triển theo định hướng bình đẳng giới, vượt qua những tiêu chuẩn kép, quan niệm truyền thống cổ hủáp đặt nữ giới trong công việc gia đình lẫn xã hội

1 TS Dương Thị Thục Anh, TS Vũ Anh Tuấn (2018), Kỹ năng lãnh đạo, quản lý, Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Nhà xuất bản Lý luận chính trị

2 Bộ giáo dục và Đào tạo & Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (2016), Lồng ghép giới vào chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

3 Đỗ ThịThanh Hương (2016), Những điều kiện cơ bản đảm bảo sự thăng tiến của phụ nữ trong các cơ quan Đảng và chính quyền ở Tuyên Quang, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

4 Trần Thị Thu Hà (2015), Xây dựng cán bộ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp phường ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội hiện nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

5 TS Vũ Tiến Hồng & cộng sự (2016), Báo chí và định kiến giới đối với lãnh đạo nữ, OXFAM

6 Nguyễn ThịThu Hà (2008), “Định kiến giới đối với nữtrong lãnh đạo, quản lý”, Tạp chí Gia đình với Giới, số 2 tr.69-79

7 Nguyễn ThịThu Hà (2008), “Một số yếu tố khách quan tác động đến định kiến giới đối với cán bộ nữlãnh đạo cấp cơ sở”, Tạp chí Tâm lý học, số 5(110)

8 Hội Khuyến học Việt Nam & Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (2017), Bình đẳng giới và lồng ghép giới trong quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động tại Trung tâm Học tập Cộng đồng

9 Trần Thị Diệu Linh (2014), Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trịở tỉnh Thái Nguyên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

10 Trần ThịKim Liên (2016), “Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh An Giang qua nghiên cứu trường hợp cấp huyện”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang, số 9(1) 101-111

11 Võ Thị Mai (2007), Về công bằng, bình đẳng giới trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, Thông tin Khoa học xã hội số 3.

Ngày đăng: 16/03/2024, 14:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w