LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến quan trọng, khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, cùng với tiến bộ không ngừng và vượt bậc của khoa học kĩ thuật hiện đại với sự giao lưu văn hóa, hội nhập của các nước trong khu vực và chính sách mở cửa của nước ta, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid19, nền kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều chịu sự ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nền kinh tế. Để đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp cần phải tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư, sử dụng nguồn vốn hợp lí, tổ chức sản xuất hiệu quả, đảm bảo đầu ra cho tiêu thụ sản phẩm, tận dụng được các cơ hội kinh doanh từ thị trường. Để doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận, việc làm sao để tiết kiệm được chi phí sản xuất luôn là vấn đề mà các nhà quản trị doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Vì vậy, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Từ đó tập trung mọi nguồn lực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường với các doanh nghiệp khác. Cũng như những doanh nghiệp khác, Công ty CP gạch gốm Kiểm Lâm đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện bền vững, tồn tại trên thị trường. Đặc biệt công tác kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ngày càng được quan trọng. Xuất phát từ những lí do trên, em quyết định chọn đề tài cho khoá luận tốt nghiệp là: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Gạch gốm Kiểm Lâm”. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận tốt nghiệp được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Gạch gốm Kiểm Lâm Chương 3: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Gạch gốm Kiểm Lâm
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH GỐM KIỂM LÂM
GVHD : Th.S LÊ THỊ HUYỀN TRÂM
SVTH : HỒ THUÝ NGÂN
LỚP : B27KDN
MSSV : 27262680206
Đà Nẵng - 2023
Trang 2Để hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tớitoàn thể quý thầy cô trong trường Đại học Duy Tân, đặc biệt là các thầy cô trongKhoa Kế toán - Kiểm toán, đã dạy cũng như truyền đạt những kiến thức và kinhnghiệm quý giá cho em suốt 2 năm học tại trường
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo Th.S Lê Thị Huyền Trâm
đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt bài bài khoá luận tốt nghiệpnày
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc cùng các cô chú trong phòngban Kế toán của Công ty Cổ phần Gạch gốm Kiểm Lâm đã hỗ trợ em thực tập, giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi về mặt số liệu để em có thể thực hiện bài khoá luận tốtnghiệp này
Do vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian thực tập có hạn nên không tránh khỏinhững hạn chế và thiếu sót Vì vậy, em rất mong được sự góp ý và đánh giá của cácthầy cô và cô chú trong công ty, giúp em có thể hoàn thiện kiến thức của mình saunày
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
Hồ Thuý Ngân
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2
1.1 KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2
1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 2
1.1.1.1 Chi phí sản xuất 2
1.1.1.2 Giá thành sản phẩm 2
1.1.2 Ý nghĩa của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 4
1.1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 4
1.2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.6 1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất 6
1.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế: 6
1.2.1.2 Phân loại chi phí theo khoản mục, công dụng của chi phí 6
1.2.1.3 Phân loại theo mối quan hệ với sản lượng sản xuất: 7
1.2.1.4 Phân loại theo mối quan hệ với lợi nhuận: 7
1.2.1.5 Phân loại theo đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp chi phí:.7 1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm 7
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 8
1.3.1 Đối tượng chi phí sản xuất 8
1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 8
1.3.2.1 Phương pháp tập hợp trực tiếp 8
1.3.2.2 Phương pháp phân bổ gián tiếp 9
1.4 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT 9
1.4.1 Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 9
1.4.1.1 Nội dung 9
1.4.1.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng 10
1.4.1.3 Tài khoản sử dụng 10
1.4.1.4 Phương pháp hạch toán 11
Trang 41.4.2.1 Nội dung 11
1.4.2.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng 12
1.4.2.3 Tài khoản sử dụng 12
1.4.2.4 Phương pháp hạch toán 12
1.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 13
1.4.3.1 Nội dung 13
1.4.3.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng 13
1.4.3.3 Tài khoản sử dụng 13
1.4.3.4 Phương pháp hạch toán 15
1.5 KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ 16
1.5.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 16
1.5.1.1 Nội dung 16
1.5.1.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng 16
1.5.1.3 Tài khoản sử dụng 16
1.5.1.4 Phương pháp hạch toán 17
1.5.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 18
1.5.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp 18
1.5.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương…… 19
1.5.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức 21
1.6 TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 23
1.6.1 Đối tượng tính giá thành 23
1.6.2 Phương pháp tính giá thành 23
1.6.2.1 Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng 23
1.6.2.2 Phương pháp tính giá thành gián đơn (phương pháp trực tiếp) 24
1.6.2.3 Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ 24
1.6.2.4 Phương pháp tính giá thành theo hệ số 24
1.6.2.5 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ 25
1.6.2.6 Phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước 26
Trang 5CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH GỐM KIỂM LÂM 29
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CP GẠCH GỐM KIỂM LÂM 29
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Gạch gốm Kiểm Lâm 29
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 30
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 31
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 31
2.1.3.2 Chức năng từng bộ phận 31
2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 32
2.4.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 32
2.1.4.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty 34
2.l.5 Chế độ chính sách áp dụng tại công ty 36
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH GỐM KIỂM LÂM 37
2.2.1 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Gạch gốm Kiểm Lâm 37
2.2.1.1 Đặc điểm quy trình sản xuất 37
2.2.1.2 Đặc điểm chi phí sản xuất 41
2.2.1.3 Đặc điểm tính giá thành sản phẩm 42
2.2.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 42
2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất 43
2.2.3.1 Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp 43
2.2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 47
2.2.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 56
2.2.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang 67
2.2.4.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 67
2.2.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 67
2.2.5 Kế toán tính giá thành sản phẩm 71
2.2.5.1 Đối tượng tính giá thành 71
2.2.5.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 71
Trang 6TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH GỐM KIỂM LÂM 73
3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH GỐM KIỂM LÂM 73
3.1.1 Ưu điểm 73
3.1.1.1 Về tổ chức quản lý 73
3.1.1.2 Về công tác kế toán 74
3.1.1.3 Về hệ thống chứng từ và hình thức sổ sách áp dụng 74
3.1.1.4 Về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 75
3.1.1.5 Về áp dụng khoa học công nghệ 76
3.1.2 Nhược điểm 76
3.1.2.1 Về việc sử dụng chứng từ 76
3.1.2.2 Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ 76
3.1.2.3 Về việc xác định giá trị nguyên vật liệu tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp……… 77
3.2 MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH GỐM KIỂM LÂM 77
3.2.1 Về công tác kế toán 77
3.2.2 Về chi phí sản xuất 78
3.2.2.1 Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 78
3.2.2.2 Đối với chi phí nhân công trực tiếp 78
3.2.2.3 Đối với chi phí sản xuất chung 78
3.2.3 Giải pháp tính giá thành sản phẩm 79
3.2.4 Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên 79
KẾT LUẬN 81
Trang 7BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
CPSXC Chi phí sản xuất chung
CPSXDDDK Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
CPSXDDCK Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định
Trang 9Bảng 2.1: Bảng định mức tiền lương sản phẩm hoàn thành 49Bảng 2.2: Bảng phân tích tiền lương của các tổ sản xuất 50Bảng 2.3: Bảng tính tiền lương và các khoản trích theo lương tháng 10 năm 2022.51Bảng 2.4: Bảng tính tiền lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên quản lýphân xưởng tháng 10 năm 2022 57Bảng 2.5: Biên bản quyết toán đảo trộn đất sản xuất tháng 10 năm 2022 58Bảng 2.6: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 61
Trang 10Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 11
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 12
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 15
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX 17
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK 18
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 31
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 33
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hình thức nhật ký chung 34
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ công nghệ Nhà máy SX gạch nung Tuynel Kiểm Lâm 38
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của lò nung- sấy Tuynel 40
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến quan trọng, khẳngđịnh vị thế của mình trên thị trường quốc tế Ngoài ra, cùng với tiến bộ khôngngừng và vượt bậc của khoa học kĩ thuật hiện đại với sự giao lưu văn hóa, hội nhậpcủa các nước trong khu vực và chính sách mở cửa của nước ta, tạo điều kiện chocác doanh nghiệp kinh doanh Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nềnkinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều chịu sự ảnh hưởng khôngnhỏ đến sự phát triển nền kinh tế Để đảm bảo được sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp, thì các doanh nghiệp cần phải tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sảnxuất kinh doanh từ việc đầu tư, sử dụng nguồn vốn hợp lí, tổ chức sản xuất hiệuquả, đảm bảo đầu ra cho tiêu thụ sản phẩm, tận dụng được các cơ hội kinh doanh từthị trường
Để doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận, việc làm sao để tiết kiệm được chiphí sản xuất luôn là vấn đề mà các nhà quản trị doanh nghiệp đặt lên hàng đầu Vìvậy, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách hợp lý sẽgiúp doanh nghiệp hạ giá thành, tăng lợi nhuận Từ đó tập trung mọi nguồn lựctrong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường vớicác doanh nghiệp khác
Cũng như những doanh nghiệp khác, Công ty CP gạch gốm Kiểm Lâm đãkhông ngừng đổi mới, hoàn thiện bền vững, tồn tại trên thị trường Đặc biệt côngtác kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmnói riêng ngày càng được quan trọng
Xuất phát từ những lí do trên, em quyết định chọn đề tài cho khoá luận tốt
nghiệp là: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Gạch gốm Kiểm Lâm”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóaluận tốt nghiệp được kết cấu gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm trong doanh nghiệp sản xuất
- Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạiCông ty CP Gạch gốm Kiểm Lâm
Trang 12- Chương 3: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Gạch gốm Kiểm Lâm
Toàn bộ những hao phí này được thể hiện dưới hình thái giá trị thì đó là chi
phí sản xuất Vậy chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cần thiết mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất, thi công trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) (Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2024 của Bộ Tài chính)
Chi phí sản xuất rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, do đóviệc quản lý và giám sát chặt chẽ chi phí là hết sức cần thiết Để có thể giám sát vàquản lý tốt chi phí cần phải phân loại chi phí theo các tiêu thức thích hợp
1.1.1.2 Giá thành sản phẩm
Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp phải bỏ ra chi phi sản xuất để thu đượcnhững sản phẩm công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành, đáp ứng nhu cầu tiêu
Trang 13dùng của xã hội Doanh nghiệp phải cần biết được số chi phi đã chỉ ra cho từng loạihoạt động, từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành là bao nhiêu, tỷ trọng củatừng loại chi phí làm phát sinh chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
Vậy giá thành sản phẩm là toàn bộ những chi phi về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phi khác được dùng để sản xuất, hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định.
Giá thành sản phẩm được xác định cho từng loại sản phẩm, dịch vụ cụ thể vàchi tính toán xác định với số lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành, kết thúc toàn
bộ quá trình sản xuất (thành phẩm) hay hoàn thành một số hoặc một số giai đoạncông nghệ sản xuất (bán thành phẩm)
1.1.2 Ý nghĩa của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính và quản lý chi phí của một doanh nghiệp, đồng thời giúp tối ưu hóa hiệu suất và đảm bảo lợi nhuận Cụ thể:
Quản lý chi phí sản xuất: Kế toán chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp xácđịnh, theo dõi và quản lý các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, chẳnghạn như chi phí nguyên vật liệu, lao động, máy móc, năng lực nhân viên và các chiphí quản lý khác Việc quản lý chi phí này giúp tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và cắtgiảm lãng phí
Tính toán giá thành sản phẩm: Kế toán chi phí sản xuất cung cấp thông tincần thiết để tính toán giá thành sản phẩm Điều này là quan trọng để quyết định giábán sản phẩm, lập kế hoạch kinh doanh và đảm bảo rằng sản phẩm được bán vớimức giá phù hợp để đảm bảo lợi nhuận
Đưa ra quyết định quản trị: Thông qua thông tin về chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm, các quyết định quản trị về việc sản xuất, cung ứng, quảng cáo, vàquản lý tài chính có thể được đưa ra dựa trên cơ sở thông tin rõ ràng và chính xác
Điều chỉnh chiến lược kinh doanh: Khi hiểu rõ chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình để tối ưuhóa hiệu suất và lợi nhuận
Trang 14Tuân thủ quy định kế toán: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm cũng giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn kế toán, giúp báocáo tài chính chính xác và đáng tin cậy cho các bên liên quan, như cổ đông, ngânhàng, và cơ quan quản lý thuế.
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Trong quản trị doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là chi tiêukinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm đến Đặc biệttrong doanh nghiệp sản xuất vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chitiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để tổ chức kế toántập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu quản lý chi phísản xuất và tính giá thành ở doanh nghiệp Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giáthành phù hợp với điều kiện thực hiện của doanh nghiệp
- Vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựachọn để sử dụng
- Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong
kỳ và kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợpchi phí sản xuất đã xác định, theo yếu tố chi phí và khoản mục già thành
- Đồng thời, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành của doanh nghiệp theotừng công trình, từng loại sản phẩm sản xuất, chỉ ra khả năng và biện pháp hạ giáthành một cách hợp lý, hiệu quả
- Đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng công trình,hạng mục công trình, kịp thời để báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và già thànhsản xuất cung cấp chính xác, nhanh chóng thông tin về chi phí sản xuất, giá thànhphục vụ yêu cầu quản lý doanh nghiệp
1.1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất là hai mặtbiểu hiện của hoạt động sản xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau Chi phí bỏ ra
Trang 15trong hoạt động xây dựng chính là căn cứ để hình thành nên giá thành của các, còngiá thành của các lại là thước đo mức chi phí đã bỏ ra
Chúng có sự giống nhau về chất vì đều được biểu hiện bằng tiền của tất cả haophí về lao động sống cũng như lao động vật hoá mà đơn vị phải chỉ ra trong hoạtđộng sản xuất tạo nên các sản phẩm hoàn thiện, nhưng khác nhau về mặt lượng Sựkhác nhau đó được thể hiện như sau:
+ Chi phí tham gia vào hoạt động sản xuất là các hao phí được tổng hợp trongmột thời kì nhất định, không phân biệt từng riêng biệt nào còn giá thành chính là chiphí sản xuất nhất định được tính cho một hay nhiều sản phẩm hoàn thành nhất định.Hơn nữa, theo quy định, một số chi phí không được ghi nhận để tính giá thành màghi nhận vào chi phí của nghiệp vụ tài chính
+ Về phạm vi: chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sảnphẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm dở dang cuối kỳ; còn giáthành sản phẩm lại chứa đựng cả chi phí sản xuất dở dang kỳ trước chuyển sangnhưng lại loại trừ đi chi phí thực tế của sản xuất dở dang cuối kỳ
Ta có thể tóm gọn mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmqua bảng sau:
Chi phí sản xuất là cơ sở để tạo
nên giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là thước đo chínhxác nhất chi phí sản xuất phải bỏ ra để cóđược các sản phẩm hoàn thành
Gắn với kỳ hoạt động sản xuất
Trang 16Do đó, thực hiện tốt quản lý chi phí sản xuất chính là cơ sở để quản lý tốt giáthành sản phẩm trong doanh nghiệp Để đạt được mục tiêu hạ giá thành của sảnphẩm, nhà quản lý áp dụng các giái pháp tiết kiệm chi phí để có thể tránh thất thoát,lãng phí trong hoạt động sản xuất
1.2 PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất
1.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế:
- Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên
vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng vào hoạt động sản xuấttrong kỳ
- Chi phí nhân công: Gồm tổng số tiền lương , phụ cấp lương phải trả cho
người lao động cùng với số trích cho các quỹ BHXH , BHYT, BHTN, KPCĐ theo
tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho người lao độngtính vào chi phí
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số trích khấu hao của toàn bộ TSCĐ
sử dụng cho sản xuất trong kỳ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các khoản chi trả về các loại dịch vụ mua
ngoài, thuê ngoài phục vụ cho sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp như dịch vụ cungcấp về điện, nước, sửa chữa TSCĐ
- Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí bằng tiền ngoài các loại chi phí đã
kế trên dùng vào sản xuất trong kỳ
Phân loại chi phí theo tiêu thức này giúp ta biết được kết cấu, tỷ trọng củatừng loại chi phí trong hoạt động SXKD phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trịtrong doanh nghiệp để phân tích tính hình thực hiện dự toán chi phí, lập dự toán chiphí SXKD cho kỳ sau
1.2.1.2 Phân loại chi phí theo khoản mục, công dụng của chi phí
Trang 17- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí
nguyên vật liệu phụ, vật kết cấu giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc cần thiết đểtạo nên sản phẩm sản xuất
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ tiền lương chính, lương phụ, phụ
cấp phải trả cho công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng sản xuất các công trình
- Chi phí sản xuất chung: Dùng để phản ánh chi phí sản xuất của đội, công
trường xây dựng gồm: lương nhân viên quản lý đội xây dựng, khoản trích BHXH,BHYT, KPCĐ, BHTN được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả côngnhân trực tiếp sản xuất, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý độitrong biên chế của doanh nghiệp
Cách phân loại này đã chỉ ra nơi phát sinh và đối tượng chịu chi phí làm cơ sởcho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.2.1.3 Phân loại theo mối quan hệ với sản lượng sản xuất:
- Chi phí cố định: là những chi phí có giá trị không đổi khi có sự thay đổi về
kế hoạch sản xuất của đơn vị
- Chi phí biến đổi: chi phí thay đổi tỷ lệ với cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp
1.2.1.4 Phân loại theo mối quan hệ với lợi nhuận:
Chi phí sản phẩm: các khoản chi phí tạo nên thành phẩm, tài sản, vật tư,
được tính là phí tổn của doanh nghiệp khi sản phẩm được tiêu thụ
Chi phí thời kỳ: là các chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
Chi phí gián tiếp: các chi phí được tập hợp chung và phân bổ tùy vào tiêu
thức phù hợp, do các chi phí này liên quan đến nhiều đối tượng
1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
Theo thời điểm xác định, giá thành sản phẩm được phân ra làm 03 loại, baogồm: Giá thành kế hoạch, giá thành thực tế và giá thành định mức:
Trang 18- Giá thành định mức: Là loại giá thành được tính toán dựa trên cơ sở định
mức về kinh tế kỹ thuật Đây là cơ sở để phân tích, so sánh giữa giá cả thực tế vàgiá thành kế hoạch từ đó đưa ra những kết luận, biện pháp quản lý phù hợp
- Giá thành kế hoạch: Tức là giá thành được đề xuất ra trước khi bắt đầu đi
vào quá trình sản xuất sản phẩm Chúng được xây dựng dựa trên các định mức vềkinh tế kỹ thuật, số liệu phân tích tình hình thực tế của kỳ trước và các định mức.Mối quan hệ giữa giá thành định mức và giá thành kế hoạch là:
Giá thành kế hoạch = Giá thành định mức x Tổng sản phẩm theo kế hoạch.
- Giá thành thực tế: Là giá thành được đưa ra sau khi kết thúc một chu kỳ sản
xuất hoặc một thời kỳ sản xuất, được xác định trên cơ sở chi phí thực tế đã chi ra đểsản xuất và tiêu thụ sản phẩm
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 1.3.1 Đối tượng chi phí sản xuất
Trong sản xuất sản xuất, do đặc điểm sản phẩm sản xuất có tính đơn chiếc nênđối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là theo từng đơn đặt hàng hoặc cũng cóthể là một công trình, hạng mục công trình, nhóm hạng mục công trình Tập hợpchi phí sản xuất theo đúng đối tượng có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cườngquản lý sản xuất và chi phí sản xuất, cho công tác hạch toán kinh tế nội bộ và hạchtoán kinh tế toàn doanh nghiệp, phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm đượckịp thời, chính xác Với những công trình lớn, chu kỳ sản xuất dài, chi phí phát sinhlớn nên kỳ tập hợp chi phí sản xuất thường là cuối tháng Với những công trình nhỏ,chu kỳ sản xuất ngắn, nên kỳ tập hợp chi phí sản xuất là khi công trình hoàn thành
1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức kế toán sử dụng để tập hợp,phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng tậphợp chi phí đã xác định Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng một trong haiphương pháp là phương pháp tập hợp trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp
1.3.2.1 Phương pháp tập hợp trực tiếp
Phương pháp này thường áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh
có liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất riêng biệt
Trang 19Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến đối tượng tậphợp chi phí nào thì được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó Phương pháp này yêucầu kế toán phải tổ chức công tác kế toán một cách cụ thể, tỉ mỉ từ khâu lập chứng
từ ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách kế toán… đúng đối tượngtập hợp chi phí đã xác định Phương pháp này đảm bảo các chi phí phát sinh tập hợpđúng đối tượng một cách chính xác, vì vậy cần sử dụng tối đa phương pháp nàytrong điều kiện cho phép
1.3.2.2 Phương pháp phân bổ gián tiếp
Được áp dụng với các chi phí gián tiếp mà liên quan đến nhiều đối tượng tậphợp chi phí, đối với đơn vị hoạt động sản xuất đó là các chi phí liên quan đến nhiều
mà kế toán không thực hiện được việc ghi nhận trực tiếp những loại chi phí này chotừng đối tượng riêng biệt đó Vì vậy bắt buộc phải xác định chi phí theo phươngpháp phân bổ gián tiếp
Để phân bổ chi phí cho các đối tượng thì kế toán phải chọn lựa tiêu thức để cóthể phân bổ một cách phù hợp kết hợp với việc tính toán hệ số phân bổ chi phí Việcphân bổ được thực hiện như sau:
+ Tổ chức ghi chép ban đầu (ghi chứng từ gốc) chi phí tham gia vào hoạtđộng sản xuất mà có liên quan đến nhiều đối tượng theo từng địa điểm phát sinh chiphí, sau đó kế toán sẽ thực hiện việc tổng hợp số liệu trên chứng từ kế toán theo địađiểm phát sinh chi phí
+ Tiếp theo kế toán sẽ thực hiện việc chọn lựa tiêu thức phân bổ mà đượcxem là hợp lý đối với từng loại chi phí được phân bổ để tiến hành tính toán hệ sốphân bổ, sau đó phân bổ chi phí tham gia vào hoạt động sản xuất đã tổng hợp chotừng công việc liên quan
+ Xác định hệ số phân bổ theo công thức: H = C/T
C: Tổng chi phí cần phân bổ
T: Tổng đại lượng của tiêu thức phân bổ
Trang 20+ Từ đó đi đến việc tính toán mức chi phí cần được phân bổ cho các đối tượng
cụ thể bằng công thức : Ci= H x Ti
Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp theo đúng đối tượng quy định và
áp dụng phương pháp kế toán hợp lý có tác dụng nâng cao việc quản lí chi phí phátsinh và góp phần cho công tác tính giá thành được xảy ra chính xác và kịp thời
1.4 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
1.4.1 Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
1.4.1.1 Nội dung
Chi phi nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phi về nguyên vật liệu chỉnh,nửa thành phẩm mua ngoài hoặc tự chế, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếpcho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm phần lớn là chiphi trực tiếp nên được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan, căn cứ vàocác phiếu xuất kho và các chứng từ có liên quan khác
Trường hợp nguyên vật liệu xuất dùng liên quan đến nhiều đối tượng tập hợpchi phí mà không thể tập hợp trực tiếp được thì sử dụng phương pháp phân bổ chiphi cho các đối tượng có liên quan Các tiêu thức thường được sử dụng là chi phiđịnh mức, chi phi kế hoạch, khối lượng sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu chính
1.4.1.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng
- Hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng
- Phíếu nhập kho, phíếu xuất kho
- Giấy đề nghị tạm ứng, bảng kê thanh toán tạm ứng, phíếu chi, bảng phân bổvật liệu, công cụ dụng cụ,
- Sổ chi tiết TK 621
- Sổ cái TK 621
1.4.1.3 Tài khoản sử dụng
- TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” : theo điều 84, thông tư
200/2014/TT-BTC, TK 621 dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu vật liệu được sửdụng trực tiếp trong kỳ cho các hoạt động sản xuất,…
Trang 21- Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu
xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế
tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ,
lao vụ trong kỳ hạch toán
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trựctiếp mà sử dụng vượt trên mức bìnhthường vào TK 632
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sửdụng không hết trong kì nhập lại kho
- Kết chuyển giá trị nguyên liệu, vật liệuthực sử dụng cho hoạt động sản xuất thựchiện trong kỳ vào TK 154 hoặc TK 632
TK 621 không có số dư cuối kỳ
1.4.1.4 Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
1.4.2.1 Nội dung
Chi phi nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trựctiếp sản xuất sản phẩm, hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm tiền lươngchính, tiền lương phụ, và các khoản phụ cấp tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân sản y xuất
(Nếu có)
TK 133
Kết chuyển chi phí Mua NVL không qua kho sử
dụng trực tiếp cho CT, HMCT
TK 154
TK 111,112, 141, 331
VL dùng không hết nhập kho hay bán, thu hồi Xuất nguyên vật liệu dùng trực
tiếp cho thi công CT, HMCT
Trang 22Số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất, đối tượng lao động khác thểhiện trên bảng tính và thanh toán lương, tổng hợp, phân bổ cho các đối tượng kểtoán chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương.
Các khoản trích theo lương (Bao hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thấtnghiệp, Kinh phi công đoàn) tính vào chi phi nhân công trực tiếp theo quy định hiệnhành
Chi phi nhân công trực tiếp nếu liên quan đến một đối tượng thì được tậphợp trực tiếp, nếu liên quan đến nhiều đối tượng thì phải phân bổ gián tiếp theo cáctiêu chuẩn phân bổ như: Định mức chi phi, giờ công định mức, giờ công thực tế, giờcông kế hoạch, khối lượng sản phẩm
Để kế toán chi phi nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng Tài khoản 622 – chiphi nhân công trực tiếp (TK 622 không có số dư)
1.4.2.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng
- Bảng chấm công, phiếu báo làm việc thêm giờ
- Bảng thanh toán tiền lương , bảng trích nộp các khoản theo lương
- Hợp đồng giao khoán
- Sổ chi tiết TK 622
- Sổ cái TK 622
1.4.2.3 Tài khoản sử dụng
TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” theo điều 85, thông tư
200/2014/TT-BTC thì TK622 dùng để phản ánh chi phí NCTT tham gia vào hoạt động sản xuấttrong kỳ
- Chi phí nhân công trực tiếp tham gia
hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm
- Kết chuyển chi phí nhân công trựctiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sảnxuất kinh doanh dở dang” hoặc vào bên
Nợ TK 631“Giá thành sản xuất”
- Kết chuyển chi phí nhân công trựctiếp vượt trên mức bình thường vào TK
Trang 23TK 622 không có số dư cuối kỳ 1.4.2.4 Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
1.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
và chi phi khác bằng tiền
Để kế toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng: Tài khoản 627 – Chỉ phisản xuất chung (TK 627 không có số dư)
Trang 24- Kết chuyển chi phí sản xuất chungvào nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinhdoanh dở dang”: hoặc nợ TK 631 “Giáthành sản xuất”.
TK 627 không có số dư cuối kỳ
- TK 627 có 6 tài khoản cấp 2:
+ TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh các khoản tiền lươngchính, lương phụ, phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, các khoảntrích BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo quy định hiện hành trên tiền lương phải trảcho công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản
lý đội
+ TK 6272 - Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu dung cho đội xây dựngnhư vật liệu dung để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, cộng cụ dụng cụ thuộc đội xâydựng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời,
+ TK6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ dụng cụ xuất dùng cho hoạt động của đội xây dựng
Trang 25+ TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dungcho hoạt động của đội xây dựng.
+ TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ muangoài phục vụ cho hoạt động xây dựng của đội như chi phí sửa chữa, chi phí thuêngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kythuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thươngmại, không thuộc TSCĐ được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí củađội, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ
+ TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài cácchi phí đã kế trên phục vụ cho hoạt động của đội xây dựng
Trang 26TK 338
Khoản chi phí SXC cốđịnh không phân bổđược ghi nhận vàoGVHB trong kỳ
TK 242
TK 153
Xuất CCDC thuộc phân bổ 1 lần
cho phân xưởng
Xuất CCDC phân
bổ nhiều lần
Phân bổ giá trịCCDC vào CPSXtrong kỳ
TK 111,112,331…
TK 214
Cuối kỳ kếtchuyển hoặc phân
Trang 271.5 KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ
1.5.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
1.5.1.1 Nội dung
Tổng hợp chi phí sản xuất là việc tập hợp tất cả những chi phí có liên quantrực tiếp đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hoàn thành Việc tổng hợp chi phísản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm
Sau khi tập hợp các loại chi phi sản xuất trên các tài khoản 621, 622, 627, kếtoán sẽ tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ các loại chi phí này để tập hợp toàn bộchi phí sản xuất cho từng đối tượng chịu chi phí, tiến hành kiểm kê và đánh giá sảnphẩm làm dở cuối kỳ, thực hiện tính giá thành các loại sản phẩm, công việc, lao vụ
do doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ
Kế toán sử dụng TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Tài khoản
này mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giáthành sản phẩm Kết cấu tài khoản này như sau:
- Tập hợp các chi phí NVLTT, chi phí
NCTT, chi phí SXC phát sinh trong kỳ
Số dư: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở
dang tồn đầu và cuối kỳ
- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sảnphẩm hỏng không sửa chữa được
- Trị giá NVL, hành hoá gia công xongnhập lại kho
- Giá thành sản xuất thực tế của sảnphẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặcchuyển đi bán
Trang 28Tài khoản 154 được mở chi tiết theo từng nơi phát sinh chi phí hay từng loạisản phẩm của các bộ phận sản xuất
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX
b Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toán doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành trongtrường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụngTài khoản 631 — Giá thành sản xuất
Tài khoản 631 không có số dư và được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí,theo loại sản phẩm và bộ phận sản xuất
Trang 29Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp
KKĐK
1.5.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm, công việc còn đang trong quả trình sảnxuất, gia công, thể biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoànthành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trởthành thành phẩm
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là việc tính toán, xác định phần chi phísản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu Tùy theo từng doanh nghiệp màchi phí sản xuất sản phẩm đỡ dùng có thể được đánh giá theo 1 trong các phươngpháp sau:
1.5.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp
Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chi tính phần chi phí nguyênvật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các chi phí kháctính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Nếu chi phí NVL chính hoặc NVL TT phát sinh một lần ngay từ đầu quy trìnhsản xuất:
Trang 30ra SPHT
Số lượng SP hoànthành
+ Số lượng SPDD quy
đổi ra SPHTTrong đó:
Số lượng SPDD
quy đổi ra
SPHT
- Ưu điểm: phương pháp này tính toán đơn gián, dễ làm, xác định chỉ phí sản
phẩm dở dang cuối kỳ được kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩmđược nhanh chóng
- Nhược điểm: độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến
khác
- Điều kiện áp dụng: phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp cỏ
chỉ phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít
và tương đối ổn định giữa các kỳ
1.5.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này, tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ cả chi phí nguyênvật liệu trực tiếp và các chi phí sản xuất khác, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳđược quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoànthành của sản phẩm dở dang Có hai phương pháp:
Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp bình quân
- Đối với các khoản mục chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quy trinh sản xuất(như nguyên vật liệu chính trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp) thì tính đều cho sảnphẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang như sau:
Giá trị NVLC Giá trị NVLC nằm + Chi phí NVLC PSTK Số lượng
Trang 31+ Chi phí NVLC
Số lượngSPDD quy đổi
kỳ
+ CP chế biến
Số lượngSPDD quyđổi ra SPHT
Số lượng SPHT + Số lượng SPDD
quy đổi ra SPHT
Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp nhập trước xuất trước
Phương pháp này giá định khối lượng sản xuất trước sẽ hoàn thành trước, do đó sảnphẩm dở dang cuối kỳ được tính theo chi phí của lần sản xuất cuối cùng Vì vậy, kế toán phải theo dõi được khối lượng tương đương và đơn giá chi phí của từng lần sảnxuất
Nếu chi phí NVL chính phát sinh một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất:
+ Chi phí NVLC
Số lượngSPDD tiêuchuẩn
Số lượng SPHTtiêu chuẩn
+ Số lượng SPDDtiêu chuẩn
Nếu chi phí NVL chính phát sinh từng lần trong quy trình sản xuất:
Giá trị NVLC
nằm trong =
Giá trị NVLC nằmtrong SPDD ĐK
+ Chi phí NVLC
Số lượng SPDDquy đổi ra SPHT
Trang 32SPDD CK Số lượng SPHT tiêu chuẩn
tiêu chuẩn
+ Số lượng SPDDquy đổi ra SPHTtiêu chuẩn
tiêu chuẩn
Số lượng SPHTtiêu chuẩn
+ Số lượng SPDDquy đổi ra SPHTtiêu chuẩn
Số lượng SPDD
quy đổi ra SPHT
tiêu chuẩn
=
- Ưu điểm: Phương pháp này có kết quả tính toán có mức độ chính xác cao.
- Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, mất nhiều thời gian, việc đánh giá
mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủquan
- Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượngsản xuất dở dang không ổn định giữa các kỳ, đánh giá được mức độ hoàn thành củasản phẩm dở dang
1.5.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang,mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mứctừng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dởdang theo chi phí định mức
Nếu chi phí NVL chính phát sinh một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất:
Giá trị NVLC
Giá trị NVLC nằmtrong SPDD ĐK + Chi phí NVLC PSTKcác loại SP Chi phí NVLC
Trang 33+ Chi phí NVLC đ/mức(KH) trong các SPDD
Nếu chi phí NVL chính phát sinh từng lần trong quy trình sản xuất:
Chi phí NVLCđ/mức (KH) trongcác SPHT
+ Chi phí NVLC ĐM(KH) trong SPDD quyđổi SPHT
Chi phí chế biến nằm trong sản phẩm dở dang:
+ CP chế biến PSTK
x
CP chế biến ĐMcủa các SPDDquy đổi SPHTT
CP chế biến đ/mứctrong SPHT
+ CP chế biến ĐMtrong SPDD quy đổi
Trang 34CP ĐM trong
SPDD quy
đổi
=
- Ưu điểm: Tính toán nhanh chóng, thuận tiện, đáp ứng yêu cầu thông tin tại
mọi thời điểm
- Nhược điểm: Độ chính xác của kết quả tính toán không cao, khó áp dụng vì
thông thường khi xác định được định mức chuẩn xác
- Điều kiện áp dụng: thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được
định mức chi phí hợp lý hoặc sử dụng phương pháp tính giá thành theo định mức
1.6 TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.6.1 Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanhnghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.Việc xác định đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất,quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, khả năng và yêu cầu quản
lý cũng như tính chất của từng loại sản phẩm
- Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xácđịnh là đối tượng tính giá thành
- Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng sản phẩm là một đốitượng tính giá thành
- Đối với quy trình công nghệ sản xuất gián đơn thì đối tượng tính gia thành sẽ
là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ, còn các doanh nghiệp
có quy trình công nghệ sản xuất và chế biến phức tạp thì đối tượng tính giá thành cóthể là bán thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn côngnghệ cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm
đã lắp ráp hoàn thành
1.6.2 Phương pháp tính giá thành
1.6.2.1 Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng
Trang 35Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc, hoặcsản xuất hàng loạt với khối lượng nhỏ theo đơn đặt hàng.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng và trong đó lại tậphợp theo từng đơn đặt hàng
Đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng hoàn thành
Giá trị sản phẩm làm
dở của đơn đặt hàng
= Tổng chi phí sản xuấtcủa đơn đặt hàng
của số SP đã hoàn thành
1.6.2.2 Phương pháp tính giá thành gián đơn (phương pháp trực tiếp)
Áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sảnxuất gián đơn, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ ngắn Kỳ tính giá thành phùhợp với kỳ báo cáo sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là khối lượng sản phẩm hoàn thành của quy trình sảnxuất đó, ta tính giá thành theo công thức:
1.6.2.3 Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ
Áp dụng thích hợp cho những doanh nghiệp trong trường hợp cùng một quytrình công nghệ sản xuất vừa thu được sản phẩm chính, vừa thu được sản phẩm phụ.Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ
Trang 36Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính Muốn tính được giá thành của sảnphẩm chính cẩn phải loại trừ chi phí sản xuất của sản phẩm phụ Chi phí sản xuấtsản phẩm phụ được tính theo giá kế hoạch, giá tiêu thụ nội bộ hoặc giá ước tính.
Tổng giá
thành SP
chính HTTK
= Giá trị sảnphẩm DDĐK
+ Chi phísản xuấtPSTK
- Giá trị sảnphẩm DDCK
- Tổng chiphí SX của
SP phụtrong kỳ
1.6.2.4 Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp doanh nghiệp có mộtđối tượng hạch toán chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành,như cùng một quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu
mà kết quả thu được nhiều loại sản phẩm chính khác nhau
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất
Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm chính
Bước 1: Xác định tổng giá thành thực tế của tất cả các loại sản phẩm
Chi phí sản xuất
DD cuối kỳ
Bước 2 : Quy đổi số SPHT từng loại thành SPHT tiêu chuẩn
Số lượng SP tiêu chuẩn của
= Tổng số sản phẩm củatừng loại sản phẩm
Trang 371.6.2.5 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
Áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ thu được một nhómsản phẩm cùng loại với quy cách, phẩm cấp khác nhau
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ
Đối tượng tính giá thành là từng quy cách, phẩm cấp hoàn thành
Tổng giá thành kế hoạch (định mức) của các loại SP
Tổng giá thành
thực tế của các
loại SP
= Giá trị SPDD
1.6.2.6 Phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước
Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp sản xuất kiểu chế biếnliên tục, khối lượng lớn, mặt hàng sản xuất ổn định, quy trình công nghệ gồm nhiềubước kế tiếp với một trình tự nhất định, khi kết thúc 1 giai đoạn công nghệ có bánthành phẩm hoàn thành được cung cấp sang chế biến ở giai đoạn công nghệ tiếptheo
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí là quy trình công nghệ của từng giai đoạn(từng phân xưởng, từng đội sản xuất)
Trang 38Đối tượng tính giá thành là thành phẩm, cũng có thể là bán thành phẩm ở từnggiai đoạn công nghệ Ta có thể tính theo một trong hai phương pháp:
Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm
Áp dụng thích hợp khi đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm ở từng giaiđoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng
Trước hết, kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất của giai đoạn đầu tiên để tínhgiá thành bán thành phẩm của giai đoạn I Sau đó, xác định chi phí sản xuất giaiđoạn I chuyển sang cho giai đoạn sau, cùng với chi phí sản xuất của bản thân giaiđoạn đó, tổ chức tính giá thành bán thành phẩm của giai đoạn này, cứ thế tiếp tụccho đến giai đoạn cuối cùng sẽ tính được giá thành của thành phẩm Việc kếtchuyển chi phí từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau có thể được thực hiện tuần tựtừng khoản mục chi phí hoặc tuần tự tổng hợp chung cho tất cả các khoản mục chiphí
+ Z BTP bước 1 = Chi phí NVLC + Chi phí chế biến bước 1 – Giá trị SPDDbước 1
+ Z BTP bước 2 = Z BTP B1 + Chi phí chế biến bước 2 – Giá trị SPDD bước
Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm
Đối tượng tính giá thành là thành phẩm, không cần tính giá thành nữa thànhphẩm từng giai đoạn Kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất của các giai đoạn đã
Trang 39tập hợp được để xác định phần chi phí của từng giai đoạn có trong giá thành củathành phẩm, sau đó tổng hợp lại và tính được giá thành thành phẩm.
Nếu NVLC đưa vào một lần ngày từ đầu quy trình sản xuất
Chi phí VLC
bước i trong thành
phẩm
Nếu NVLC đưa vào từng lần ngày trong quy trình sản xuất
- Ưu điểm của phương pháp này là tính toán giá thành nhanh, chính xác, đơn
gián do không tính giá thành bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ
- Nhược điểm là không phân tích được hiệu quả sản xuất kinh doanh, không có
được số liệu để kế toán bán thành phẩm trong trường hợp có sản phẩm nhập kho
1.6.2.7 Phương pháp liên hợp
Điều kiện sử dụng: Những doanh nghiệp sử dụng phương pháp liên hợp
thường là những doanh nghiệp có tích chất quy trình công nghệ và sản phẩm đặcbiệt, đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau khi tính giá thành
Lĩnh vực áp dụng: Các doanh nghiệp may mặc, đóng giày, sản xuất hóa chất,
dệt kim
Trang 40 Công thức: Phương pháp liên hợp là sự kết hợp giữa các phương pháp được
trình bày ở trên tùy theo các dữ kiện và tình huống thực tế, ví dụ kết hợp phươngpháp hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GẠCH GỐM KIỂM LÂM