Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại lâm hoàng long

104 0 0
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại lâm hoàng long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 Lý do chọn đề tài. Trong nền kinh tế hiện nay để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả mà hiệu quả cuối cùng phải được phản ánh thông qua chỉ tiêu tổng hợp lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và tỷ suất của nó. Để đạt được mục tiêu trên thì doanh thu phải lớn hơn chi phí bỏ ra. Nhờ vậy, doanh thu và kết quả là hai mặt của một vấn đề, có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau. Bên cạnh các phương thức xúc tiến thương mại nhằm mục đích đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tối đa hóa lợi nhuận. Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ được chính mình thông qua việc nắm bắt đầy đủ và chính xác các thông tin, số liệu thống kê về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản lý trong doanh nghiệp sẽ có những quyết định quản lý phù hợp. Giúp doanh nghiệp nâng cao công tác quản lý, hoạt động hiệu quả và thu hút các nhà đầu tư. Trong quá trình hoạt động đó, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là quan trọng nhất, vì nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, trách nhiệm của doanh nghiệp đó đối với nhà nước thông qua các khoản thuế phải nộp. Và hơn thế nữa, nó còn cung cấp các thông tin về chi phí, doanh thu, lợi nhuận, thực hiện công tác kiểm tra, tổng kết các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp. Điều đó cho thấy kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh vô cùng quan trọng không thể thiếu trong đơn vị doanh nghiệp và từ tầm quan trọng đó em đã chọn đề tài “Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Thương Mại Lâm Hoàng Long”  Bố cục đề tài. Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung bài báo cáo gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Thương Mại Lâm Hoàng Long. Chương 3: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KẾ TOÁN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LÂM HOÀNG LONG GVHD : THS NGUYỄN THỊ QUỲNH GIAO SVTH : NGUYỄN TRÚC LINH LỚP : K25KDN1 MSSV : 25202609368 Đà Nẵng, năm 2023 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Quỳnh Giao DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ BCTC Báo cáo tài chính BVMT Bảo vệ môi trường CP Chi phí CCDV Cung cấp dịch vụ CKTM Chiết khấu thương mại DN Doanh nghiệp ĐVT Đơn vị tính HĐKD Hoạt động kinh doanh KKTX Kê khai thường xuyên KKĐK Kê khai định kì LN Lợi nhuận NG Nguyên giá QLDN Quản lý doanh nghiệp QLKD Quản lý kinh doanh TTĐB Tiêu thụ đặc biệt TK Tài khoản TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định VNĐ Việt Nam đồng SVTH: Nguyễn Trúc Linh Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Quỳnh Giao DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Doanh thu và cung cấp dịch vụ .9 Sơ đồ 1.2: Các khoản giảm trừ doanh thu .10 Sơ đồ 1.3: Giá vốn hàng bán 13 Sơ đồ 1.4: Chi phí bán hàng 16 Sơ đồ 1.5: Chi phí quản lý doanh nghiệp 19 Sơ đồ 1.6: Doanh thu hoạt động tài chính .21 Sơ đồ 1.7: Chi phí tài chính 23 Sơ đồ 1.8: Thu nhập khác .26 Sơ đồ 1.9: Chí phí khác 28 Sơ đồ 1.10: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 30 Sơ đồ 1.11: Xác định kết quả kinh doanh .32 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty 34 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty 35 Sơ đồ 2.3: Kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 37 SVTH: Nguyễn Trúc Linh Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Quỳnh Giao MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP 2 1.1 Lý luận chung về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 2 1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 2 1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 2 1.1.3 Đặc điểm của hoạt động tiêu thụ .3 1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh .6 1.2 Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 6 1.2.1 Kế toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 1.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 9 1.3 Kế toán giá vốn hàng bán 10 1.4 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp .13 1.4.1 Kế toán chi phí bán hàng 13 1.4.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 17 1.5 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính 19 1.5.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 19 1.5.2 Kế toán chi phí tài chính .21 1.6 Kế toán thu nhập khác và chi phí khác 23 1.6.1 Kế toán thu nhập khác 23 1.6.2 Kế toán chi phí khác .27 1.7 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 28 1.8 Xác định kết quản kinh doanh 30 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LÂM HOÀNG LONG 33 2.1 Khái quát về công ty TNHH Thương Mại Lâm Hoàng Long 33 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty .33 2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 34 2.1.3 Tổ chức kế toán tại công ty 35 SVTH: Nguyễn Trúc Linh Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Quỳnh Giao 2.2 Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Lâm Hoàng Long .38 2.2.1 Đặc điểm hoạt động tiêu thụ tại công ty .38 2.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng tại công ty 40 2.2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 50 2.2.4 Kế toán giá vốn hàng bán tại công ty 50 2.2.5 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 56 2.2.6 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính 64 2.2.7 Kế toán thu nhập khác và chi phí khác 67 2.2.8 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp .70 2.2.9 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 75 2.2.10 Kế toán lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 77 2.2.11 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 78 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LÂM HOÀNG LONG 80 3.1 Nhận xét về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại Lâm Hoàng Long 80 3.1.1 Ưu điểm 81 3.1.2 Nhược điểm 83 3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Thương Mại Lâm Hoàng Long 84 3.2.1 Tổ chức trang thiết bị công nghệ 84 3.2.2 Bảo quản, lưu trữ chứng từ và thời gian lập chứng từ ghi sổ .84 3.2.3 Doanh thu, chi phí giá vốn, chi phí cố định 85 3.2.4 Chi phí tài chính .85 3.2.5 Máy móc, thiết bị 85 KẾT LUẬN 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC SVTH: Nguyễn Trúc Linh Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Quỳnh Giao LỜI MỞ ĐẦU  Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế hiện nay để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả mà hiệu quả cuối cùng phải được phản ánh thông qua chỉ tiêu tổng hợp lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và tỷ suất của nó Để đạt được mục tiêu trên thì doanh thu phải lớn hơn chi phí bỏ ra Nhờ vậy, doanh thu và kết quả là hai mặt của một vấn đề, có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau Bên cạnh các phương thức xúc tiến thương mại nhằm mục đích đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tối đa hóa lợi nhuận Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ được chính mình thông qua việc nắm bắt đầy đủ và chính xác các thông tin, số liệu thống kê về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó, các nhà quản lý trong doanh nghiệp sẽ có những quyết định quản lý phù hợp Giúp doanh nghiệp nâng cao công tác quản lý, hoạt động hiệu quả và thu hút các nhà đầu tư Trong quá trình hoạt động đó, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là quan trọng nhất, vì nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, trách nhiệm của doanh nghiệp đó đối với nhà nước thông qua các khoản thuế phải nộp Và hơn thế nữa, nó còn cung cấp các thông tin về chi phí, doanh thu, lợi nhuận, thực hiện công tác kiểm tra, tổng kết các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp Điều đó cho thấy kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh vô cùng quan trọng không thể thiếu trong đơn vị doanh nghiệp và từ tầm quan trọng đó em đã chọn đề tài “Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Thương Mại Lâm Hoàng Long”  Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung bài báo cáo gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Thương Mại Lâm Hoàng Long Chương 3: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp SVTH: Nguyễn Trúc Linh Trang 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Quỳnh Giao CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP 1.1 Lý luận chung về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 1.1.1.1 Khái niệm tiêu thụ Là khâu cuối cùng của quá trình luân chuyển hàng hóa, trực tiếp thực hiện chức năng lưu thông phục vụ sản xuất và đời sống xã hội Đó là việc cung cấp cho khách hàng các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất (doanh nghiệp sản xuất) ra hoặc các loại hàng hóa, dịch vụ (doanh nghiệp thương mại, dịch vụ), đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán theo giá đã thỏa thuận giữa đơn vị mua vào và đơn vị bán ra Theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu về hàng hóa cho người mua và người mua có nghĩa vụ thanh toán cho người bán, nhận hàng hóa thỏa thuận của hai bên và khi kết thúc quá trình tiêu thụ doanh nghiệp sẽ thu được doanh thu thông qua hoạt động bán hàng Nói cách khác thì tiêu thụ là hành vi thương mại trong đó người bán mất quyền sở hữu về hàng hóa, được quyền sở hữu về tiền tệ, còn người mua thì mất quyền sở hữu về tiền tệ, được quyền sở hữu về hàng hóa Từ đó dần hình thành nên những vấn đề về khách hàng truyền thống, uy tín doanh nghiệp và chỗ đứng doanh nghiệp trên thị trường Nên tiêu thụ là khâu quan trọng nhất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp 1.1.1.2 Khái niệm về xác định kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác trong một thời kỳ nhất định Biểu hiện của kết quả kinh doanh là số lãi (hoặc số lỗ) 1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 1.1.2.1 Vai trò, ý nghĩa của tiêu thụ Đối với doanh nghiệp: Quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ phát sinh các quan hệ chuyển giao và thanh toán giữa doanh nghiệp và khách hàng Từ đó dần hình thành nên những vấn đề về khách hàng truyền thống, uy tín doanh nghiệp và chỗ đứng doanh nghiệp trên thị trường Khi sản phẩm được bán ra tại thị trường, dựa vào sức SVTH: Nguyễn Trúc Linh Trang 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Quỳnh Giao tiêu thụ, có thể đánh giá được chất lượng sản phẩm, khả năng đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng, thông tin về đối thủ cạnh tranh Vì vậy tiêu thụ là khâu quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Đối với người tiêu dùng: Khi người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm, nghĩa là doanh nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu của họ Đồng thời thông qua tiêu thụ sản phẩm ít hay nhiều, khách hàng sẽ gởi gắm mong muốn, yêu cầu của mình, từ đó doanh nghiệp sẽ có cách thức nâng cao hơn về sản phẩm, dịch vụ để thỏa mãn tốt hơn cho người tiêu dùng Đối với xã hội: Tiêu thụ sản phẩm tốt, doanh nghiệp thu lợi nhuận, giúp kinh tế phát triển, tăng ngân sách cho nhà nước Đồng thời, giúp doanh nghiệp phát triển mở rộng quy mô, giúp giải quyết vấn đề lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp cho xã hội 1.1.2.2 Vai trò, ý nghĩa của xác định kết quả kinh doanh Đối với doanh nghiệp: Xác định kết quả kinh doanh là cơ sở xác định các chỉ tiêu kinh tế tài chính, đánh giá tình hình doanh nghiệp, xác định tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển Đối với xã hội: Với việc xác định lãi hay lỗ của doanh nghiệp là cơ sở để xác định nghĩa vụ đối với Nhà nước, giải quyết hài hòa giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân người lao động Hơn nữa còn có ý nghĩa đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, giúp Chính phủ có thể điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô tốt hơn nhờ các thông tin cần thiết, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế 1.1.3 Đặc điểm của hoạt động tiêu thụ 1.1.3.1 Phương thức tiêu thụ Doanh nghiệp thường sẽ áp dụng kết hợp các phương thức trong sáu phương thức tiêu thụ dưới đây, tùy theo tình hình, qui mô của mình: a) Phương thức tiêu thụ trực tiếp Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho, tại các phân xưởng sản xuất (không qua kho) của doanh nghiệp Sản phẩm khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và doanh nghiệp bán mất quyền sở hữu về số hàng này Người mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán số hàng mà người bán đã giao SVTH: Nguyễn Trúc Linh Trang 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Quỳnh Giao Phương thức tiêu thụ trực tiếp bao gồm bán buôn và bán lẻ: Bán buôn: Là quá trình bán hàng cho các đơn vị sản xuất, các đơn vị tiêu thụ hàng hoá thương mại để tiếp tục đưa vào quá trình sản xuất, gia công chế biến tạo ra sản phẩm mới hoặc tiếp tục được chuyển bán Bán lẻ: Theo hình thức này, hàng hoá được bán trực tiếp cho người tiêu dùng, bán lẻ là giai đoạn cuối cùng của quá trình vận động của hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Đối tượng của bán lẻ là mọi cá nhân trong và ngoài nước muốn có một giá trị sử dụng nào đó không phân biệt giai cấp, quốc tịch b) Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng Theo phương thức này, doanh nghiệp gửi hàng tại địa điểm đã quy ước trong hợp đồng Hàng hóa trong quá trình chuyển đi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Thời điểm khách hàng đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì khi ấy sản phẩm được xem là đã tiêu thụ và doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng c) Phương thức tiêu thụ qua đại lý (ký gửi) Đây là phương thức doanh nghiệp giao hàng cho các đại lý ký gửi để các đại lý này bán hàng trực tiếp Khoản tiền hoa hồng hoặc chênh lệch giá bán mà bên đại lý nhận được ghi nhận là doanh thu Số hàng chuyển giao cho đại lý ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Khi đại lý ký gửi thông báo về số hàng bán được, chấp nhận thanh toán hoặc đã thanh toán thì số hàng coi như đã tiêu thụ d) Phương thức trả chậm, trả góp Bán hàng trả chậm, trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần, người mua sẽ thanh toán một phần giá trị tiền hàng ngay tại thời điểm mua, phần còn lại sẽ trả thành nhiều lần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu số lãi trên số tiền trả chậm đó Số tiền trả ở các kỳ tiếp theo sẽ bằng nhau, trong đó bao gồm gốc và lãi trả chậm Doanh thu được ghi nhận theo doanh thu bán hàng trả tiền ngay còn số lãi thu được sẽ hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính e) Phương thức bán hàng theo hình thức hàng đổi hàng Là phương thức bán hàng doanh nghiệp đem sản phẩm, vật tư, hàng hoá để đổi lấy hàng hoá khác không tương tự giá trao đổi là giá hiện hành của hàng hoá, vật tư tương ứng trên thị trường f) Các phương thức tiêu thụ khác Ngoài các phương thức bán hàng trên còn có các trường hợp khác cũng được SVTH: Nguyễn Trúc Linh Trang 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Thị Quỳnh Giao xem là bán hàng như: Doanh nghiệp sử dụng vật tư, hàng hóa, sản phẩm để thanh toán tiền lương, thưởng cho người lao động 1.1.3.2 Phương thức thanh toán a) Phương thức thanh toán bằng tiền mặt Là hình thức thanh toán trực tiếp các khoản mua bán giao dịch thông qua việc nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt của doanh nghiệp thông qua nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng Phương thức này áp dụng với các giao dịch có số tiền nhỏ, nghiệp vụ đơn giản b) Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt Là hình thức thanh toán được thực hiện thông qua việc chuyển bút toán trên tài khoản tiền gửi ngân hàng của các đơn vị, các doanh nghiệp Có nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác nhau tùy thuộc vào từng thương vụ, từng loại khác hàng mà việc thanh toán có thể thực hiện theo một số hình thức như: Thanh toán theo hình thức chuyển tiền, thanh toán bằng séc, thanh toán bằng ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thanh toán bằng thẻ tín dụng, thanh toán bằng thẻ thanh toán c) Phương thức thanh toán trả góp Đây là hình thức thanh toán mua trước và người mua sẽ không phải thanh toán hết toàn bộ số tiền trong một lần Người mua sẽ chọn trả trước một phần của số tiền và phần còn lại (bao gồm lãi suất/phí chuyển đổi trả góp) sẽ được chia thành nhiều lần để trả theo kỳ hạn, hoặc chia làm nhiều phần để trả góp tùy vào quyết định của người mua Ở từng đơn vị bán hàng và cung cấp dịch vụ mua trả góp mà loại thẻ được chấp nhận, chính sách trả góp, ngân hàng hỗ trợ, điều kiện áp dụng sẽ được quyết định khác nhau 1.1.3.3 Phương thức hạch toán hàng tồn kho Doanh nghiệp có thể áp dụng một trong hai phương pháp để hạch toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên (KKTX) hoặc kiểm kê định kì (KKĐK): a) Phương pháp kê khai thường xuyên Là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán Theo phương pháp này, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng giảm của vật tư hàng hóa Cuối kỳ, trên sổ kế toán có thể phản ánh được tồn kho thực tế của từng mặt hàng SVTH: Nguyễn Trúc Linh Trang 5

Ngày đăng: 16/03/2024, 12:50

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan