1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn ThS BCH - Công chúng Tuyên Quang với việc tiếp nhận thông tin báo chí địa phương

90 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Chúng Tuyên Quang Với Việc Tiếp Nhận Thông Tin Báo Chí Địa Phương
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Báo Chí Học
Thể loại luận văn
Thành phố Tuyên Quang
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Hòa nhập với công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, báo chí nước ta có nhiều khởi sắc và lượng công chúng đông đảo Tìm hiểu nhu cầu được thỏa mãn thông tin của công chúng nói chung và từng nhóm đối tượng đặc thù ở các địa phương trên cả nước để đáp ứng nhu cầu nâng cao hiệu quả tác động của báo chí đối với công chúng là điều cần thiết đối với báo chí Việt Nam hiện đại Đây chính là cơ sở khoa học và thực tiễn để nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí hiện đại, nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo, giám sát xã hội của báo chí Việt Nam hiện đại, từ báo chí Trung ương đến báo chí địa phương Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng 6 năm 2017, cả nước có 982 cơ quan báo, tạp chí được cấp phép hoạt động Cụ thể, có 193 cơ quan báo in, 639 tạp chí, 150 báo điện tử, 182 kênh chương trình phát thanh, truyền hinh Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ đó, để có thể chiếm lĩnh được thị trường báo chí, thu hút đông đảo độc giả, bắt buộc nhà báo - chủ thể báo chí, phải thông hiểu thị hiếu thông tin của công chúng Để góp phần đạt được sự thông hiểu này, chỉ có thể thông qua hoạt động nghiên cứu hành vi độc giả đọc báo, công chúng xem truyền hình, nghe phát thanh và truy cập báo điện tử Ó Việt Nam, báo chí địa phương là một bộ phận cấu thành hệ thống báo chí toàn quốc và có vai trò rất quan trọng trong diễn đàn về sự nghiệp đổi mới đất nước, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Với 63 tỉnh, thành trong cả nước, báo chí địa phương được xác định là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu về mọi lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương, là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội ở tỉnh thành và là diễn đàn của nhân dân địa phương Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng văn hoá Tây Bắc Tây Bắc là một trong 6 vùng văn hóa của không gian văn hóa Việt Nam: Tây Bắc, Việt Bắc, Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ (theo cách phân vùng được coi là hợp lí và khách quan hơn cả của GS.Trần Quốc Vượng) Vùng văn hóa Tây Bắc là một vùng có đặc trưng khí hậu riêng biệt do những vận động và kiến tạo của môi trường tự nhiên Tây Bắc Bên cạnh đó, ở Tây Băc trên cùng một khu vực địa lý, còn có những khác biệt vê sự phân bố dân cư và sắc thái văn hóa tộc người Không gian văn hóa - xã hội Tây Bắc chính là một bảo tàng sống, sinh động bảo lưu nhiều giá trị truyền thống, dấu ấn cổ sơ của nền văn hóa Việt Công chúng Tuyên Quang là một bộ phận của công chúng báo chí cả nước Ngoài những đặc điểm xã hội chung, ở họ có dấu hiệu đặc thù, được quy định bởi vị trí địa - văn hóa, cách sống, mức sống, cách ứng xử văn hóa của họ đối với môi trường tự nhiên và xã hội của tỉnh Tuyên Quang Chính vì thế, tác giả luận văn cho rằng: Việc khảo sát nhu cầu tiếp nhận thông tin của các bộ phận công chúng báo chí địa phương Tuyên Quang, ở khía cạnh định lượng và định tính, trên cơ sở khoa học, khách quan, là một nhu cầu cấp thiết không chỉ đối với các cơ quan báo chí mà còn đối với các cấp quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa truyền thông, không những của quốc gia mà còn ở các địa phương nhất là ở địa phương Tuyên Quang, nơi mà tác giả đang sống và làm việc tại một cơ quan báo chí Chính vì thế, tác giả lựa chọn đề tài “Công chúng Tuyên Quang với việc tiếp nhận thông tin báo chí địa phương"làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ ngành báo chí học của mình Thông qua nghiên cứu, có thề đánh giá nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng báo chí Tuyên Quang đã được báo chí địa phương đáp ứng như thế nào trong môi trường truyền thông đầu thế kỷ XXI, với sự phát triển rất mạnh mẽ của công nghệ thông tin toàn cầu Từ đó, xác lập các điều kiện mới trong việc tiếp nhận thông tin, nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm báo chí của tỉnh, đưa ra những kiến nghị và giải pháp, nhằm tạo điều kiện phát triển và đáp ứng nhu cầu thông tin báo chí địa phương của công chúng tỉnh Tuyên Quang hiện nay 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu công chúng truyền thông là công việc đã được tiến hành từ lâu và thường xuyên ở nhiều quốc gia phát triển Công chúng truyền thông đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành khoa học: xã hội học, báo chí, tâm lý học, văn hóa học 2.1 Tình hình nghiên cứu công chúng truyên thông trên thế giới Nghiên cứu về công chúng là một bộ phận không thể tách rời của nghiên cứu truyền thông đại chúng Do vậy, cần xem xét lịch sử nghiên cứu công chúng truyền thông trong lịch sử nghiên cứu truyền thông đại chúng • Trên thế giới, nghiên cứu về công chúng là một bộ phận không thể tách rời của nghiên cứu truyền thông đại chúng Có thể kể đến một số tác giả như: Denis McQuail (Đại học Amsterdam) là người có nhiều công trình nghiên cứu về truyền thông như: Mass Communication Theory (Lý thuyết truyền thông đại chúng), trong công trình này ông đã đề cập đến hầu hết các khía cạnh của truyền thông đại chúng như: khái niệm đại chúng, văn hóa đại chúng, bốn mô hình truyền thông đại chúng, khán - thính giả, độc giả đại chúng (tức công chúng truyền thông và sự tác động của truyền thông) Alvin Toffler - nhà xã hội học, tương lai học người Mỹ, trong Đợt sóng thứ ba, dành một chương nói về “Các phương tiện thông tin đại chúng” Thành tựu mới của ông là đã phân tích sâu sắc về “giải truyền thông đại chúng” mà bản chất là chia nhỏ công chúng giữa các phương tiện truyền thông Philip Breton và Serge Proulx trong Bùng nô truyền thông - Sự ra đời một ỷ thức hệ mới đã có cái nhìn mới khi phân tích vai trò tích cực (chủ động) của “người tiếp nhận tích cực”, ngày nay truyền thông phải mềm dẻo, linh hoạt, không phải “một chiều” mà “đa chiều”, phải tính đến nhóm công chúng đối tượng E p Prôkhôrôp - tác giả Cơ sở lí luận và báo chí (giáo trình đại học báo chí ở Nga), bao quát các bình diện, phân tích sâu sắc khái niệm và vai trò của công chúng, mối quan hệ giữa nhà báo với công chúng, “những con đường nâng cao hiệu lực, hiệu quả của báo chí đối với công chúng”, những cách thức ứng xử của nhà báo đối với công chúng, làm thế nào để “có sự hiểu biết về công chúng”, “có khả năng làm rõ nhu cầu của các tầng lóp công chúng khác nhau, về thồng tin ” Schudson - nhà xã hội học báo chí người Hoa Kỳ trong Sức mạnh của tin tức truyền thông cho rằng, đã từng có một “phạm vi công chúng chính trị” gắn liền với các cuộc bầu cử và báo chí ở Mỹ, trong khái niệm “phạm vi công chúng” nói chung; chỉ ra tâm quan trọng của việc thăm dò ý kiên người dân đôi với báo chí, thông qua điều tra dư luận, nếu truyền thông muốn tim kiếm và giúp độc giả/khán giả có cái nhìn sâu sắc hơn về chính trị mà trên thực tế là đặc trưng của đại đa số công chúng Claudia Mast trong Truyền thông đại chúng - công tác biên tập, coi trọng một dạng hoạt động đặc biệt: “tiếp thị thông qua hoạt động quan hệ công chúng, tổ chức các cuộc tiếp xúc với độc giả, thính giả và khán giả, đánh giá các kết quả điều tra” - có ý nghĩa “nâng cao thêm tình cảm của công chúng đối với các phương tiện truyền thông”, “cần phải có kiến thức để giành và giữ lấy công chúng, chứ không phải chỉ biên tập” Susana Hornig Priest trong Nghiên cứu truyền thông (bản dịch của Thu Hồng), cho rằng “ngày càng thấy rõ sự tác động lẫn nhau giữa các phương pháp tiếp cận khoa học xã hội nhân văn trong các nghiên cứư môi trường truyền thông đại chúng” Những tri thức mới về phương pháp này có ý nghĩa đối với chúng tôi, trong việc lựa chọn phương pháp tiếp cận vấn đề Điểm chung trong các công trình nghiên cứu là đều coi công chúng là một bộ phận, một khâu không thể thiếu khi nghiên cứu truyền thông đại chúng như một quá trình • Ớ Việt Nam, xét từ góc độ báo chí học, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của các cơ sở đào tạo như Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Học viện Báo chí Tuyên truyền: Tạ Ngọc Tấn trong Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia, 2001 Tác giả bàn về cơ chế tác động, hiệu quả xã hội của truyền thông đại chúng đã phân tích sự phụ thuộc của hiệu quả xã hội đối với sự tiếp nhận của công chúng Quá trình tiếp nhận thông tin của công chúng gồm 5 bước: (1) tiền đề nhận thức của công chúng xã hội; (2) sự quan tâm của đối tượng đối với nguồn tin; (3) sự đánh giá của công chúng xã hội đối với nguồn tin; (4) bước thử nghiệm của đối tượng được thực hiện trên thực tế hay thông qua thí nghiệm tưởng tượng; (5) công chúng công nhận, điều hành và hành vi xã hội của mình phù hợp với quy mô, tính chất và khuynh hướng của nguôn tin Trong Báo phát thanh, tác giả Nguyễn Văn Dững cũng bàn về công chúng phát thanh, có định nghĩa khái niệm công chúng, các loại công chúng báo chí, vai trò công chúng, các nội dung và phương pháp nghiên cứư công chúng Đinh Văn Hường, Dương Xuân Sơn, Trần Quang Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004 Trần Quang, Thê loại báo chí chỉnh luận, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2005 Đinh Văn Hường, Thê loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2006 Nguyễn Thị Minh Thái, Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005 Nhìn chung, ở những cồng trình nghiên cứu này đã cung cấp kiến thức cơ bản và nâng cao về truyền thông đại chúng, từ khái niệm đến mô hình, quá trình truyền thông cho đến thực tế hoạt động truyền thông và nghiên cứu truyền thông trong nước và trên thế giới Đây chính là kho kiến thức và là nguồn tư liệu quý giá cho các sinh viên, giảng viên trẻ, đội ngũ nghiên cứu truyền thông cũng như các tổ chức, cá nhân quan tâm đến hoạt động truyền thông tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung Ỡ hướng thứ nhất về xã hội học, PGS.TS Mai Quỳnh Nam đã công bố nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới công chúng học - một chuyên ngành nhỏ và mới cùa xã hội học Việt Nam, dựa trên mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội Trong tác phẩm Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo, quản lý, Vũ Đình Hòe chủ biên, 2000, các tác giả đã làm rõ mối quan hệ giữa các phương tiện truyền thông đại chúng với các đối tượng phục vụ là đông đảo nhân dân; quá trình tiếp nhận thông tin của công chúng - đối tượng qua năm bước Chuyên sâu hơn, Xã hội học báo chí của Trần Hữu Quang (2006) là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện, có hệ thống, trực tiếp về lĩnh vực xã hội học báo chí ở nước ta Tác giả trình bày có hệ thống cách tiếp cận xã hội học đối với các quá trình truyền thồng, đối với nghề báo, những quan điểm và phương pháp nghiên cứu xã hội học vê công chúng và nội dung truyên thông vê ảnh hưởng xã hội của truyên thông đại chúng Đây là công trình đầu tiên ở trong nước đề cập trực tiếp, chuyên sâu về xã hội học báo chí Ỏ hướng nghiên cứu thứ 2, những nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm được áp dụng nhiều hơn Một số luận văn thạc sỹ về công chúng truyền thông, nghiên cứu một nhóm công chúng đặc trưng ở địa phương như: Nhu cầu đọc báo của sinh viên Thành phố Hồ Chỉ Minh (Bành Tường Chân, 1999) nghiên cứu nhu cầu sinh viên với Báo in, Sinh viên Hà Nội và truyền thông đại chúng của Lý Hoàng Ngân (2000), Công chủng Hà Nội với việc đọc báo ỉn và báo điện tử của Nguyễn Thu Giang (2007) Những công trình nghiên cứu này đã đi sâu nghiên cứu đặc điểm công chúng ở một số địa phương tiêu biểu, góp phần tổng quan về công chúng truyền thồng cả nước Luận án tiến sỹ báo chí học Đặc điếm công chúng truyền hình Việt Nam hiện nay của Trần Bảo Khánh (2007); Luận án tiến sỹ xã hội học Truyền thông đại chúng và công chúng- trường họp thành phố Hồ Chí Minh của Trần Hữu Quang (1998) và Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của Trần Bá Dung (2007) là các công trình mang tính đại diện về nghiên cứu công chúng truyền thông tại hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Nhìn chung, trên cả hai hướng nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, giới nghiên cứu truyền thông trên thế giới và Việt Nam đã tiếp cận dưới nhiều góc độ, nhiều quan điểm và phương pháp nghiên cứu, đều đề cao vai trò tác động tích cực trở lại của công chúng đối với truyền thông; đề cao việc nghiên cứu công chúng - đối tượng tác động của truyền thông Tuy nhiên, ở Việt Nam, rất ít những công trình nghiên cứu tác động của cả 4 loại hình báo chí tới tất cả các nhóm công chúng có tính đại diện, nhất là từ khi xuất hiện loại hình báo mạng điện tử - internet Các công trình thường chỉ nghiên cứu riêng rẽ tác động của từng loại hình báo chí với công chúng đặc thù Cho nên, ý nghĩa của việc nghiên cứu công chúng và thực tế nghiên cứu ở Việt Nam, là những gợi mở ban đầu đối với chúng tôi khi chọn nghiên cứu vấn đề này Tuy nhiên, chưa có công trình nào tiêp cận nghiên cứu công chúng báo chí theo đặc thù địa phương Tuyên Quang Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi không trùng lặp với các công trình đã có từ trước, cho đến thời điểm này 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cún 3.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này là khảo sát cách tiếp nhận thông tin báo chí địa phương của công chúng Tuyên Quang Sau đây là những mục tiêu cụ thế của luận văn: - Nhận diện hoạt động báo chí địa phương Tuyên Quang trong bối cảnh báo chí truyền thông phát triển trên toàn quốc - Đo lường cách thức và mức độ đọc, nghe, nghe nhìn và truy cập của các nhóm công chúng Tuyên Quang đối với 4 loại hình báo chí địa phương Tuyên Quang: báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử - Tim ra mục đích tiếp nhận thông tin cũng như những nội dung thường được công chúng Tuyên Quang lưu ý theo dõi trên báo chí địa phương - Lý giải mối tương quan giữa hành vi đọc, nghe, nghe nhìn và truy cập báo chí địa phương của công chúng Tuyên Quang - Đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm góp phần tăng cường tính hiệu quả truyền thông của báo chí địa phương đối với công chúng địa phương 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện nhiệm vụ sau đây: - Làm rõ những vấn đề lí thuyết về nghiên cứu công chúng báo chí, các cơ sở lí thuyết, phương pháp luận và cơ sở thực tiễn của sự cần thiết nghiên cứu nhu cầu và điều kiện tiếp nhận thông tin của công chúng Tuyên Quang hiện nay Đặt Tuyên Quang trong vùng văn hóa Tây Bắc, với chủ thể văn hóa là các tộc người thiểu số (38 tộc người) để thấy rõ tính đặc thù của công chúng đa tộc người trong tiếp nhận thông tin từ báo chí địa phương - Điều tra xã hội học bằng bảng hởi/ trưng cầu ý kiến công chúng Tuyên Quang đối với vấn đề tiếp nhận thông tin báo chí từ báo chí địa phương Mau nghiên cứu được tiên hành trên 300 người (300 phiêu điêu tra); Thực hiện phòng vấn sâu đại diện 4 nhà lãnh đạo quản lý từng loại hinh báo chí và một số người dân tại địa bàn khảo sát - Chỉ rõ những nhân tố tác động đến nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Tuyên Quang hiện nay Tìm hiểu các loại nhu cầu, thể hiện rõ qua các mô thức tiếp nhận báo chí của công chúng Tuyên Quang - Đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động báo chí địa phương, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu công chúng địa phương 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của đề tài là Công chúng Tuyên Quang với việc tiếp nhận thông tin báo chí địa phương Khách thế nghiên cứu là một nhóm công chúng báo chí được tác giả lựa chọn trong tỉnh Tuyên Quang Chúng tôi chọn một phường thuộc thành phố, hai xã thuộc hai huyện khác nhau để điều tra xã hội học, kết hợp phân tích, so sánh với số liệu điều tra về nhóm công chúng báo chí Tuyên Quang 4.2 Phạm vi nghiên cứu Khảo sát các cơ quan báo chí thuộc Tuyên Quang: (1) Báo Tuyên Quang, (2) Báo Tuyên Quang điện tử (cơ quan ngôn luận Tỉnh ủy tỉnh Tuyên Quang), (3) Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Tuyên Quang Thời gian khảo sát: từ tháng 06 - 07/2018 Việc nghiên cứu này được thực hiện thông qua nghiên cứu một nhóm công chúng đại diện cho công chúng báo chí Tuyên Quang, qua 3 địa điểm đại diện là: thành phố Tuyên Quang (tỉnh lỵ của tỉnh Tuyên Quang), huyện Sơn Dương (huyện vùng núi thấp, trung du), huyện Na Hang (huyện vùng núi cao), số lượng khảo sát ý kiến cho đề tài: 300 người Phạm vi đề tài là tập trung nghiên cứu khâu người nhận thông tin (receiver) Qua đó, phân tích mối quan hệ giữa báo chí Tuyên Quang với người nhận, như nguồn phát (sourse), thông điệp (message), kênh (channel), hiệu quả (effect) Đề tài khảo sát nhu cầu tiếp nhận, mô thức tiếp nhận của công chúng Tuyên Quang với các loại hình báo chí gồm: báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử 5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lí luận Luận văn dựa trên cơ sở là những lý thuyết về truyền thông đại chúng và văn hóa vùng miền 5.2 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng tống họp các phương pháp sau đây: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản: nhằm mục đích tìm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống lí thuyết về nhu cầu công chúng, tập trung vào vấn đề công chúng địa phương và báo chí địa phương Đồng thời tiến hành một số cuộc điều tra hữu ích cho việc đối chiếu và tham khảo về vấn đề nghiên cứu công chúng báo chí địa phương, nằm trong khuôn khổ công trình nghiên cứu, tạo lập cơ sở cho việc so sánh đánh giá các kết quả khảo sát, tìm ra những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu - Phương pháp điều tra xã hội học (bảng hỏi anketỵ Mục tiêu của phương pháp này là thu nhận sự đánh giá của công chúng tỉnh Tuyên Quang qua 3 địa điểm được chọn Đe tìm hiểu nhu cầu tiếp nhận thông tin qua báo chí địa phương, tác giả luận văn đề ra bảng hỏi anket phát cho người độ tuổi

Ngày đăng: 16/03/2024, 11:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w