1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn ThS QLGD - Biện pháp quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

73 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề biện pháp quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện châu phú, tỉnh an giang
Trường học trường trung học phổ thông huyện châu phú, tỉnh an giang
Chuyên ngành quản lý giáo dục
Thể loại luận văn ths
Thành phố an giang
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 210,91 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Công tác GDCTTT cho học sinh trong trường học là bộ phận quan trọng cùa công tác giáo dục, có ý nghĩa quyết định đến việc giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt, tạo ra một thế hệ con người có đủ đức, đủ tài để tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chũ nghĩa ngày càng văn minh, giàu đẹp Vai trò của công tác GDCTTT thể hiện tập trung ở việc trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bồi dưỡng lập trường chính trị, nâng cao nhận thức, bản ĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật kỷ cương và tinh thần cảnh giác cho học sinh Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay thì Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách để mở cửa hội nhập, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ một cách sâu rộng Điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải đương đầu với các tác động vừa tiêu cực vừa tích cực xen lẫn nhau Các tác động này chi phối đến chuẩn mực đạo đức, lối sống, giá trị tình cảm, nhân cách của mỗi con người chúng ta, nhất là đối với học sinh, sinh viên Làm cho một bộ phận không nhỏ là thanh thiếu niên học sinh, sinh viên thiếu lý tưởng sống, sống buông thả bản thân, hành xử hung bạo; giảm sút niềm tin, thờ ơ vô cảm, thiếu trách nhiệm, có xu hướng đề cao chủ nghĩa cá nhân; ít quan tâm đến tình hình đất nước, bất chấp pháp luật, tiếp thu văn hoá không lành mạnh từ bên ngoài, Vì vậy, việc tăng cường công tác GDCTTT cho thanh niên, học sinh là yêu cầu cấp thiết, góp phần hình thành lớp thanh niên vừa "hồng"vừa "chuyên” giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có bản lĩnh chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, có đạo đức cách mạng và lối sống đẹp, có ước mơ, hoài bão, 1 khát vọng đưa đất nước vươn lên đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Theo nhận biết thì trong Di Chúc Bác Hồ đã căn dặn là Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng"vừa "chuyên” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết Chính vì vậy, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm công tác GDCTTT cho học sinh, sinh viên nói chung và học sinh trong các trường THPT trên địa bàn huyện Châu Phú, tinh An Giang nói riêng và có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDCTTT cho học sinh, đã có những giài pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị cho học sinh Nhiều chủ trương, biện pháp, kế hoạch có nội dung liên quan đến công tác GDCTTT đã được triển khai đồng bộ với các lĩnh vực công tác khác của nhà trường và tổ chức thực hiện có hiệu quả, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của học sinh, giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDCTTT cho học sinh trong nhà trường Qua đó, các em đã vươn lên tự khẳng định mình trong học tập và trong cuộc sống, có lối sống lành mạnh, có ước mơ, hoài bão cao đẹp Nhiều học sinh đã không ngừng rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực để phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý GDCTTT làm cho chất lượng GDCTTT chưa đạt theo yêu cầu đặt ra, cụ thế: Một vài nơi, cẩp ủy và lãnh đạo nhà trường chưa thật sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư thích hợp vào công tác GDCTTT; đề ra mục tiêu, nội dung, phương pháp thực hiện kế hoạch chưa phù hợp; công tác phối hợp với các đơn vị khác ngoài nhà trường chưa chặt chẽ; đánh giá kết quả thực hiện chưa sát với thực tế, còn mang tính hình thức, 2 Từ đó, cần thiết phải nghiên cứu “Biện pháp quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông huyện Châu Phú, tỉnh An Giang'' để đề xuất xây dựng các biện pháp quản lý phù hợp, khả thi nhằm từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác GDCTTT cho học sinh Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp quán lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông huyện Châu Phú, tỉnh An Giang" làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở phân tích lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDCTTT cho học sinh ở các trường THPT huyện Châu Phú, tỉnh An Giang hiện nay 3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác GDCTTT cho học sinh ớ các trường THPT 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý GDCTTT cho học sinh ở các trường THPT huyện Châu Phú, tinh An Giang 4 GIẢ THIẾT KHOA HỌC Công tác quản lý GDCTTT cho học sinh ở các trường THPT huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trong thời gian qua đã có những kết qủa nhất định, song vẫn còn nhiều bất cập Điều này là do nhiều nguyên nhân tạo nên Nếu xác lập và thực hiện đồng bộ được các biện pháp phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDCTTT cho học sinh ở các trường THPT 5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu sau dây: 3 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý công tác GDCTTT cho học sinh 5.2 Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân thực trạng của công tác GDCTTT cho học sinh ở các trường THPT huyện Châu Phú, tỉnh An Giang 5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng công tác GDCTTT cho học sinh ở các trường THPT huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đáp ứng yêu câu đổi mới giáo dục trong giai doạn hiện nay 6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu, phân loại tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhăm xác lập cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng các phương pháp quan sát sư phạm, điều tra giáo dục, tổng kết kinh nghiệm nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động GDCTTT cho học sinh ở các trường THPT huyện Châu Phú, tỉnh An Giang hiện nay 6.3 Phương pháp thống kê toán học: Nhằm xử lý kết quả nghiên cứu 7 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý GDCTTT cho học sinh ở các trường THPT huyện Châu Phú, tỉnh An Giang Tiến hành kháo sát ở 03 trường THPT trên địa bàn huyện Châu Phú bao gồm: Trường THPT Trần Văn Thành, THPT Châu Phú, THPT Thạnh Mỹ Tây thông qua hình thức phát Phiếu khảo sát Thông qua khảo sát các đối tượng sau: 4 - 300 học sinh khối lớp 10, 11, 12 - 15 cán bộ quản lý gồm: 03 Ban Giám hiệu, 12 tổ trưởng, khối trưởng - 03 Bí thư Đoàn trường - 30 giáo viên chú nhiệm và giáo viên bộ môn của 03 trường 8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn có 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận cua quản lý GDCTTT cho học sinh THPT Chương 2: Thực trạng công tác quán lý GDCTTT cho học sinh ở các trường THPT huyện Châu Phú, tỉnh An Giang Chương 3: Biện pháp tăng cường công tác quản lý GDCTTT cho học sinh ở các trường THPT huyện Châu Phú, tỉnh An Giang TÀI LIỆU THAM KHẢO 5 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chăm lo đến công tác GDCTTT, bởi theo Người “Tư tướng không đứng đắn thì công tác ắt sai lầm” Người nói: “Lãnh đạo quan trọng nhất là lãnh đạo tư tưởng, phải hiểu tư tưởng của mọi cán bộ để giúp đỡ thiết thực trong công tác; vì tư tưởng thông suốt thì làm tốt, tư tường nhùng nhằng thì không làm được việc'' Vì vậy, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến giáo dục GDCTTT cho cán bộ, đàng viên, giáo viên Đặc biệt, việc giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh trong trường học cùng hướng đến các em học sinh – những người chủ tương lai của đất nước [18, tr319] Giáo dục Việt Nam phái san sinh, dào tạo nhừng con người phát triển hài hòa đức, trí, thể, mỹ Nghĩa là giáo dục, đào tạo con người đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH đất nước, con người cho xã hội Ngay từ năm 1945, trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên cảa nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam", chính là đào tạo con người xã hội, và "một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những nâng lực sẵn có của các em", chính là đào tạo con người cá nhân Nhiệm vụ này của giáo dục chỉ có thể thực hiện trên cơ sở tăng cường có hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng Nghiên cứu GDCTTT cho học sinh là góp phần quan trọng trong giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh Với chính trị là thái độ chủ động tham gia các hoạt động xã hội, có thái độ đúng đắn trước sự kiện chính trị - xã hội 6 Trên cơ sở đó học sinh mới đủ năng lực, ban lĩnh chống lại những tư tưởng phản động Vấn đề GDCTTT cho học sinh là vấn đề được nhiều người quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau chẳng hạn như: nghiên cứu “phát triển giáo dục phát triển con người phục vụ phát triển xã hội"cùa nhà tâm lý học Phạm Minh Hạc đã nêu lên các định hướng giá trị đạo đức của con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế và nêu lên thực trạng cũng như các biện pháp về giáo dục đào tạo con người Việt Nam theo định hướng trên Tác giả cũng xác định rõ mục tiêu của giáo dục là trang bị cho mọi người những kiến thức cần thiết về tư tưởng chính trị, đạo đức nhân văn, kiến thức pháp luật, văn hoá xã hội Hình thành cho con người có thái độ đứng đắn, tình cảm, niềm tin, đạo đức trong sáng đối với bản thân, xã hội với sự nghiệp cách mạng của Đảng Qua đó, cá nhân mỗi người tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, hình thành thói quen chấp hành các quy dịnh, nỗ lực học tập rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp xây dựng đất nước [11, tr 168 - 170]; "Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác GDCTTT và đạo đức đối với học sinh cùa Trường Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh” [1]; "Quản lý hoạt động GDCTTT đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chi Minh trong các trường đại học địa bàn thành phố Hà Nội” [14]; "Biện pháp quản lý GDCTTT cho học sinh Đại học Huế trong bối cánh hiện nay” [25]; "Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh các trường THPT của huyện Lĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa thông qua dạy học môn Giáo dục công dân ” [26] Ngoài ra còn có rất nhiều chỉ thị, thông tư, nghị quyết, quyết định cua Đảng, Nhà nước của ngành giáo dục và đào tạo về công tác GDCTTT cho học sinh, học sinh cụ thể là: + Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX từng bước đổi mới công tác GDCTTT 7 + Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lân thứ X tăng cường công tác tư tưởng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng + Quyết định số 50/2007/BGD&ĐT ngày 29 tháng 8 nãm 2007 ban hành Quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp + Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24-3-2015 của Ban Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ học sinh giai đoạn 2015 - 2030” + Quyết định số 410/QĐBGDĐT, ngày 04/02/2016 cua Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc ban hành K.Ố hoạch triển khai Quyết dinh số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020 của ngành giảo dục", Qua những nghiên cứu trên chúng ta thấy rằng việc giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên nói chung cho học sinh nói riêng là một nhiệm vụ cấp thiết, lâu dài cùa toàn bộ hệ thống chính trị Vì vậy, không được buông lỏng, coi thường nhiệm vụ này vì nó là một trong những nhân tố quan trọng để hình thành một lớp người vừa "hồng” vừa "chuyên” Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây về thực trạng công tác GDCTTT cho học sinh nói chung và học sinh của một số địa phương cụ thể như: Ilà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Thanh Hóa Đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu trên đối tượng là học sinh THPT huyện Châu Phú, tỉnh An Giang Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài "Biện pháp quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông huyện Châu Phú, tỉnh An Giang"để làm đề tài luận văn Thạc sĩ 1.2 Một số khái niệm cơ bản 1.2.1 Chính trị 8 Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: "Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội mà cốt lõi của nó là vần đề chính quyền duy trì và sử dụng quyền lực Nhà nước, sự tham gia vào các công việc của Nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước "[35, tr478) 1.2.2 Tư tưởng Theo Từ điển Tiếng Việt: "Tư tưởng là sự suy nghi hoặc ý nghĩ Cũng có thể hiểu là quan điểm về ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách quan và đối với xã hội"[36, tr 107] Theo tài liệu bồi dưỡng công tác tuyên giáo ở cơ sở của Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương thì cho rằng: "Tư tưởng là một hình thức tồn tại của ý thức xã hội, kết quả của quá trình nhận thức hiện thực khách quan trở thành kinh nghiệm và sự hiểu biết trong tâm trí của mỗi con người Theo Triết học: "Tư tưởng là hình thức phản ánh thế giới bên ngoài, trong đó bao hàm sự ý thức về mục đích và triển vọng của việc tiếp tục nhận thức và cải tạo thế giới bên ngoài Tư tưởng khái quát hóa kinh nghiệm của sự phát triển tri thức trước đó và được dùng làm nguyên tắc để giải thích các hiện tượng [43, tr 451 ] Tóm lại, tư tưởng là quan điểm và suy nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách quan và xã hội Tư tưởng được quy định bởi tính chất của chế độ xã hội, do điều kiện sinh hoạt của con người quyết định Vì vậy, tư tưởng như thế nào phụ thuộc vào đối tượng phản ánh môi trường xung quanh và trình độ nhận thức, tâm sinh lý cùa mỗi người 1.2.3 Giảo dục Giáo dục hiểu theo nghĩa rộng là quá trình truyền đạt những tri thức đúng đắn, những kinh nghiệm được xã hội thừa nhận và cải biến những tư 9 tưởng sai lệch nhằm giúp cá nhân, cộng đồng tham gia có hiệu qủa vào các hoạt động xã hội, đem lại lợi ích cho cá nhân và đóng góp cho xã hội Giáo dục là quá trình diễn ra thường xuyên liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tính kế thừa, phê phán và phát triển Giáo dục hiểu theo nghĩa hẹp: là công việc của một ngành, một lĩnh vực nhẳm trau dồi về tri thức như giáo dục nghề, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật Tóm lại, giáo dục là một quá trình có mục đích xuất phát từ những yêu cầu xã hội nhằm trang bị, dẫn dắt thế hệ học sinh vươn tới tri thức và những chuẩn mực văn hoá Chức năng trội của giáo dục là hình thành phẩm chất đạo đức của con người 1.2.4 Giáo dục chính trị tư tưởng Theo nhận thức bản thân thì GDCTTT là sự tác động có mục đích, có hệ thống bằng các hình thức, biện pháp khác nhau của chủ thể đến khách thể nhằm nâng cao tri thức của khách thể về hệ tư tưởng, đường lối chính trị, thực hiện tập hợp, tổ chức, định hướng và giác ngộ họ tự giác trong hoạt động thực tiễn theo mục tiêu đã đề ra Như vậy, GDCTTT là một bộ phận của công tác tư tưởng quan trọng của Đảng mà mọi ngành dưới sự lãnh đạo của Đảng đều phải thực hiện và tham gia Trọng tâm của GDCTTT là tuyên truyền cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước làm cho thanh niên nói chung, học sinh THPT nói riêng nhận thức đầy đủ và tin tưởng vững chắc vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhận thức được xu thế phát triển của đất nước trong xu thế phát triển của thế giới và khu vực, những đặc điểm về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Nhận diện rõ "âm mưu diễn biến hòa bình"của các thế lực thù địch Trên cơ sơ đó củng cố niềm tin, hình thành lý tưởng, xây dựng ý 10

Ngày đăng: 16/03/2024, 11:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w