1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bộ đề ôn tập văn 11 giữa hk2 mới

7 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 52,66 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 2 KHỐI 11 ĐỀ 1 I PHẦN ĐỌC (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 6: TƯỚNG VỀ HƯU (Nguyễn Huy Thiệp) Tóm lược: Ông Thuấn từng là một người lính, một vị chỉ huy mẫu mực, một tấm gương sáng trong mắt mọi người– qua lời kể lại của Thuần, người con trai duy nhất của ông Từ rèn luyện trong quân đội, mà ông có một lối sống trong sạch Thế nhưng khi giã từ con đường binh nghiệp để trở về cuộc sống đời thường, ông phải đối mặt với bao nhiêu bộn bề, ngang trái Vị tướng về hưu không thể hòa hợp được với cái lạnh lùng, cái lạ lùng của lối sống thực dụng Cuộc sống hiện tại không còn chỗ cho ông, ông dần trở thành người thừa, người xa lạ với chính những người thân trong gia đình mình Một khối cô đơn khổng lồ đè nặng lên tâm hồn vị tướng của một thời lửa đạn Khoảng thời gian đầu mới về hưu, ông không biết cuộc sống tiếp theo của mình phải như thế nào Cha tôi bảo: “Nghỉ rồi, cha làm gì?” Tôi bảo: “Viết hồi ký” Cha tôi bảo: “Không!” Vợ tôi bảo: “Cha nuôi vẹt xem” Trên phố dạo này nhiều người nuôi chim hoạ mi, chim vẹt Cha tôi bảo: “Kiếm tiền à?” Vợ tôi không trả lời Cha tôi bảo: “Để xem đã!” Cha tôi cho mỗi người trong nhà bốn mét vải lính Ông Cơ và cả cô Lài cũng thế Tôi cười: “Cha bình quân! ” Cha tôi bảo: “Đấy là lẽ sống” Vợ tôi bảo: “Cả nhà đồng phục thì thành doanh trại” Mọi người cười ồ Cha tôi muốn ở một phòng dưới dãy nhà ngang giống như mẹ tôi Vợ tôi không chịu Cha tôi buồn Việc để mẹ tôi ăn riêng, ở riêng làm ông bứt rứt Vợ tôi bảo: “Tại mẹ lẫn” Cha tôi đăm chiêu Tôi cũng không hiểu sao hai đứa con gái của tôi ít gần ông nội Tôi cho chúng học ngoại ngữ, học nhạc Chúng lúc nào cũng bận Cha tôi bảo: “Các cháu có sách gì mang cho ông đọc” Cái Mi cười Còn cái Vi bảo: “Ông thích đọc gì?” Cha tôi bảo: “Cái gì dễ đọc” Hai đứa bảo: “Thế thì không có” Tôi đặt báo hàng ngày cho ông Cha tôi không thích văn học Văn chương nghệ thuật bây giờ đọc rất khó vào Một hôm tôi đi làm về, cha tôi đứng ở dãy nhà vợ tôi nuôi chó và gà công nghiệp Trông ông không vui Tôi hỏi: “Có chuyện gì thế?” Ông bảo: “ông Cơ và cô Lài vất vả quá Họ làm không hết việc, cha muốn giúp họ được không?” Tôi bảo: “Để con hỏi Thủy” Vợ tôi bảo: “Cha là tướng, về hưu cha vẫn là tướng Cha là chỉ huy Cha mà làm lính thì dễ loạn cờ” Cha tôi không nói năng gì Cha tôi nghỉ hưu nhưng khách khứa nhiều Điều đó làm tôi ngạc nhiên, thậm chí thích thú Vợ tôi bảo: “Đừng mừng… họ chỉ nhờ vả Cha ạ, cha đừng làm gì quá sức” Cha tôi cười: “Chẳng có gì đâu… Tháng bảy năm ấy, tức là ba tháng sau ngày cha tôi về nghỉ, chú họ tôi, ông Bổng, cưới vợ cho con Ông Bổng với cha tôi là anh em cùng cha khác mẹ Thằng Tuân con trai ông làm nghề đánh xe bò Hai cha con đều ghê gớm, to như hộ pháp, ăn nói văng mạng Thằng Tuân lấy vợ lần này là lần thứ hai Vợ trước bị đánh đau quá, bỏ đi Ra tòa, nó khai là vợ theo trai, tòa phải chịu Cô vợ lần này tên là Kim Chi, làm nghề nuôi dạy trẻ, con nhà có học hẳn hoi, xí xớn thế nào nghe nói có thai với nó Kim Chi là cô gái đẹp, làm vợ thằng Tuân đúng là “hoa nhài cắm bãi cứt trâu” Thâm tâm chúng tôi không ưa cha con ông Bổng, khốn nỗi “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, giỗ tết vẫn phải đi lại, nhưng mà ngày thường cũng nhạt Ông Bổng hay nói: “Quân trí thức khốn nạn! Rẻ dân lao động! Nể bố nó, không tôi cạch cửa!” Nói thế thôi, ông Bổng vẫn sang vay tiền Vợ tôi khe khắt, bao giờ cũng bắt ông phải ký cược Ông Bổng rất ức, ông nói: “Mình là chú nó, trót vay nợ nó mà nó cư xử hệt như địa chủ” Nhiều món nợ ông cứ lờ đi không trả Cưới vợ cho con, ông Bổng nói với cha tôi: “Anh phải đứng ra chủ hôn, bố cháu Kim Chi vụ phó, anh là tướng, thế là “môn đăng hộ đối” Sau này các cháu nhờ phúc của ông, như tôi là thằng phu xe, báu gì” Cha tôi bằng lòng Đám cưới ngoại ô lố lăng và khá dung tục Ba ô tô Thuốc lá đầu lọc nhưng gần cuối tiệc hết sạch, phải thay bằng thuốc lá cuốn Năm mươi mâm cỗ nhưng ế mười hai Chàng rể mặc comple đen, cravat đỏ Tôi phải cho mượn cái cravat đẹp nhất trong tủ áo Nói là mượn, chắc gì đòi được Phù rể là sáu thanh niên ăn mặc hệt nhau, đều quần bò, râu ria rất hãi… Sau đó đến lượt cha tôi Ông luống cuống, khổ sở Bài văn chuẩn bị công phu hóa thừa Kèn clarinet đệm rất bậy bạ sau dấu chấm câu Pháo ầm ĩ Trẻ con bình luận nhảm nhí Cha tôi nhảy cóc từng đoạn Ông cầm tờ giấy mà run bắn người Một sự ô hợp láo nháo thản nhiên rất đời, thô thiển, thậm chí còn ô trọc nữa làm ông kinh hãi, đau đớn… (https://vanvn.vn/tuong-ve-huu-truyen-ngan-nguyen-huy-thiep) Câu 1 (1.0 điểm): Kể tên các nhân vật trong câu chuyện trên Câu 2 (1.0 điểm): Xác định người kể chuyện và điểm nhìn trong văn bản trên Câu 3 (1.0 điểm): Phân tích hiệu quả của hiện tượng đảo trật từ từ trong đoạn văn sau: “Nói thế thôi, ông Bổng vẫn sang vay tiền Vợ tôi khe khắt, bao giờ cũng bắt ông phải ký cược” Câu 4 (1.0 điểm): Phân tích sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật trong văn bản trên Câu 5 (1.0 điểm): Nêu nội dung bao quát của văn bản Nhận xét về cách đặt nhan đề truyện của tác giả Câu 6 (1.0 điểm): Qua văn bản trên, anh/chị rút ra bài học gì về cuộc sống? II PHẦN VIẾT (4.0 điểm) Từ bi kịch của một vị tướng đã về hưu khi phải đối diện với sự biến đổi đầy khắc nghiệt của cái xã hội bên ngoài quân đội sẽ mở ra một thế giới đa diện mà chúng ta có lẽ chưa từng biết đến Một thế giới mà lòng người đôi khi còn đáng sợ hơn cả bom đạn, thuốc súng Anh/chị Hãy viết một bài văn nghị luận xã hội (từ 1,5 trang đến 2 trang giấy thi) để làm sáng tỏ nhận định trên ĐỀ 2 PHẦN I ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Anh/ Chị hãy đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới NHÀ MẸ LÊ Thạch Lam [Lược đoạn đầu: Cảnh phố chợ Đoàn Thôn - một phố chợ tồi tàn gần ngay một huyện lỵ nhỏ ở Trung Châu - với những căn nhà “lụp xụp”, “mục nát”, “xiêu vẹo” của “những kẻ ngụ cư” đến đây “để kiếm ăn trong mấy năm trời làm đói kém” Mỗi gia đình được gọi bằng tên người mẹ, những gia đình này đều “nghèo nàn như nhau” Trong đó, gồm cả “nhà mẹ Lê”] Nhà mẹ Lê là một gia đình một mẹ với mười một người con Bác Lê là một người đàn bà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một quả trám khô Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa lớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn phải bế trên tay Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan gãy nát Mùa rét thì trải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc Đối với người nghèo như bác một chồ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà Đó là những ngày sung sướng Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa Thế là cả nhà nhịn đói Mấy đứa nhỏ nhất: con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó Thằng con lớn thì từ sáng đã cùng thằng Ba ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc, hay sau mùa gặt, đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng Thật là sung sướng, nếu chúng mang về được một lượm, trong những ngày may mắn Vội vàng bác Lê đẩy con ra, vơ lấy bó lúa, đem để xuống dưới chân vò nát, vét hột thóc giã lấy gạo Rồi làm một bữa cơm nóng lúc buổi tối giá rét, mẹ con ngồi chung quanh nồi cơm bốc hơi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh Cuộc đời của gia đình bác Lê cứ như thế mà lặng lẽ qua ngày nọ rồi lại đến ngày kia Tuy vậy cũng có những ngày vui vẻ Những ngày nắng ấm trong năm, hay những buổi chiều mùa hạ, mẹ con bác Lê cùng nhau ngồi chơi ở trước cửa nhà […] [Lược một đoạn: “Mấy năm sau, sự kiếm ăn ngày một thêm khó khăn”hơn, “buổi họp chợ không đông đúc và vãn sớm”, gia đình nào trong phố chợ này cũng chịu cảnh chung như vậy Bác Lê “đi khắp các nhà trong làng xin làm mướn, nhưng các nhà có ruộng không ai mướn”, hồ ao thì bị cấm không cho thả lờ “Những ngày nhịn đói dần liên tiếp nhau”, đàn con của bác “ngày càng gầy còm”…] Mùa rét năm ấy đến, giá lạnh và mưa gió lầy lội Đàn con bác Lê ôm chặt lấy nhau rét run trong căn nhà ẩm ướt và tối tăm vì đèn đuốc không có nữa Mấy gia đình ở phố chợ đều đói rét và khổ sở Nhưng mỗi nhà đều lặng lẽ, âm thầm và chịu khổ một mình, không than thở với láng giềng hàng xóm lời gì, ai nấy đều biết cũng nghèo khốn như nhau Một buổi chiều, mà đàn con đã nhịn đói suốt buổi, bác Lê vá lại manh áo rét, gọi đứa cả đến rồi bảo: - Ở nhà trông các em, tao vào ông Bá xem có xin được ít gạo nào không? - Ban sáng u đã vào nhà người ta có cho đâu, cậu Phúc lại còn bảo hễ u vào nữa thì cậu ấy thả chó ra cắn Bác Lê đáp: - Nhưng biết làm thế nào! Không có thì lấy gạo đâu ra mà ăn? Thôi tao cứ liều vào lần nữa xem sao Nói xong, bác Lê mở cửa liếp ra đi Trong lòng bác vẫn có chút hy vọng, tuy buổi sáng lúc vào xin gạo, ông Bá đã đuổi mắng không cho Bác nhớ lại cái cảnh sang trọng, ấm cúng trong nhà ông Bá: những chậu sứ, câu đối thếp vàng sáng chói Không lẽ ông Bá giầu có thế mà không thí cho mẹ con bác được bát gạo hay sao? Ở nhà, đàn con bác ngồi nhìn nhau đợi trong ổ rơm Bác đi đã lâu mà không thấy về Thằng Hy lắng tai nghe tiếng chó cắn trong làng rồi bảo chị nó: - Hình như u về đấy chị ạ Thằng cả đi lại bên cửa bếp nhìn ra ngòai Bỗng có tiếng chân người rầm rập, đến tiếng gọi, rồi lũ trẻ thấy bác Đối và một người nữa khiêng bác Lê vào trong nhà Trên bắp chân người mẹ, máu đỏ chảy ròng ròng Thằng cả hiểu ngay mẹ nó bị chó ông Bá cắn Bác đặt người bị thương xuống chiếu rồi ra đi sau khi dặn: - Bây giờ, bác lấy lá lốt mà dịt cho nó cầm máu Chó tây cắn thì độc lắm đấy Khi bác đi khỏi, lũ trẻ xúm quanh lấy mẹ Thằng Hy vừa mếu máo vừa hỏi: - U làm sao thế, u? Bác Lê nén cái đau, giảng cho con biết: - Thật cậu Phúc ác quá! Đã không cho thì thôi lại còn thả chó ra đuổi, tao đã chạy mà không kịp, nên nó cắn phải May gặp bác Đối, chứ không biết bao giờ mới lê được về đến nhà Bác ngừng lại nhìn đàn con ốm yếu, rồi thở dài: - Thế là mẹ con biết lấy gì mà ăn cho đỡ đói bây giờ? Thằng Hy òa lên khóc, con Tý cũng khóc theo Bác Lê giơ tay ôm chúng nó vào lòng nghĩ thân phận mình, bác cũng ứa nước mắt Đêm ấy, bác Lê lên cơn sốt Những cái rùng mình lạnh lẽo nối nhau lướt trên da thịt bác, manh chiếu rách không đủ đắp ấm thân Trong lúc mê sảng, bác Lê tưởng nhớ lại cả cuộc đời mình, từ lúc còn bé đến bây giờ, chỉ toàn những ngày khổ sở nhọc nhằn Cái nghèo không biết tự bao giờ đã vào nhà bác Lúc sinh ra bác đã thấy nó rồi, và từ đấy, nó cứ theo liền bác mãi Nhưng giá cứ có người mướn làm thì cũng không đến nỗi Bác nhớ lại những buổi đi làm khó nhọc, những lúc vui vẻ được lĩnh gạo về cho con, những bữa cơm nóng mùa rét, những lúc thằng Hy và con Tý vui đùa giằng co chiếc bánh bác mua cho chúng Rồi đến những ngày đi mót lúa mỏi lưng trên cánh đồng, nhặt những bông lúa thơm, những lúc vò lúa dưới chân Bác Lê nhớ lại cái cảm giác vui mừng khi thấy cạnh bông lúa sắc xát vào da thịt Đấy còn là những ngày no đủ Rồi đến những buổi chợ vắng, những ngày nhịn đói như hôm nay Bác mơ màng thấy vàng son chói lọi trong nhà ông Bá, thấy nét mặt gian ác và tinh nghịch của cậu Phúc, con chó tây nhe nanh chồm lên - Trời ơi! Sao tôi khổ thế này… Tiếng kêu thất thanh của bác làm lũ trẻ giật mình, chúng nó ngồi dậy đưa mắt sợ hãi nhìn người mẹ Hai hôm sau, bác Lê lại lên cơn mê sảng rồi chết Người trong phố chợ gom góp nhau mua cho bác một cỗ ván mọt, rồi đưa giúp bác ra cánh đồng, chôn vùi dưới bãi tha ma nhỏ ở đầu làng Khi trở về, qua căn nhà lạnh lẽo âm u, họ thấy mấy đứa con nhỏ con bác Lê ngồi ở vỉa hè Con Tý đang dỗ cho thằng Hy nín khóc, nói dối rằng mẹ nó đi chợ một lát rồi sẽ về Nhưng họ biết rằng bác Lê không trở về nữa Và họ thấy một cái cảm giác lo sợ đè nén lấy tâm can họ, những người ở lại, những người còn sống mà cái nghèo khổ cứ theo đuổi mãi không biết bao giờ dứt (Theo Thạch Lam, in trong Tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”, NXB Văn học, 2010, tr.13 – 20) Câu 1 Xác định chủ đề và ngôi kể của văn bản trên (1.0 điểm) Câu 2 Văn bản trên được kể dưới điểm nhìn của ai? Phân tích tác dụng của điểm nhìn.(1.5 điểm) Câu 3 Anh chị hiểu như thế nào về chi tiết “Trong lòng bác vẫn có chút hy vọng, tuy buổi sáng lúc vào xin gạo, ông Bá đã đuổi mắng không cho Bác nhớ lại cái cảnh sang trọng, ấm cúng trong nhà ông Bá: những chậu sứ, câu đối thếp vàng sáng chói Không lẽ ông Bá giầu có thế mà không thí cho mẹ con bác được bát gạo hay sao?”(1.5 điểm) Câu 4 Quan điểm, thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật Bác Lê.(1.0 điểm) Câu 5 Thông điệp của văn bản là gì? Vì sao? (1.0 điểm) PHẦN II VIẾT (4.0 điểm) Anh (Chị) hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về một vấn đề xã hội được gợi ra từ truyện ngắn trên ĐỀ 3 NHỆN VÀ NGƯỜI Trần Duy Phiên Tóm lược phần đầu: Chiến một con người lắm tài nhiều tật Anh có tính cách cực đoan, bản tích lại thích cô độc nên không ai có thể “chung nhà chung cửa” cùng anh Trong công việc cũng nhờ tài năng của mình mà Chiến có thể đứng ở những bộ phận rất cao, nhưng lại không thể thăng tiến Đổi lại với anh là những chuyến đi công tác xa nhà Và dưới đây chính là bối cảnh sau khi anh ấy từ chuyến công tác về đến nhà mình Sau một chuyến đi dài ngày, Chiến về lại nhà Tắm táp xong, anh lao vào giường nằm chờ giấc ngủ nhưng không chợp mắt được Bình thường, trong những trường hợp như thế, anh với tay lên đầu giường, kéo xuống một tập gì đó và đọc Nhưng hôm nay, những hợp đồng kinh tế, những biên bản hội họp, những báo cáo dài dằng dặc, khiến anh chán chữ nghĩa Mặc cho chúng nhắm mở tuỳ thích! – Anh tự nhủ Nhưng khi nhìn lên trần mùng, mắt anh bắt gặp một vật lạ Cái gì thế nhỉ? Một chiếc lá khô lơ lửng giữa mùng màn trắng xoá Anh chớp mắt Một chiếc lá khô từ vườn chui qua hai lớp cửa len vào mùng ta? Không bao giờ! Anh cuộn mình ngồi dậy, lần tới Không phải lá, một con nhện rằn to tướng với những chân dài và những khoanh bụng ánh bạc Nhìn kĩ, nhện ta đang an nhiên toạ thị giữa cái mạng tơ nõn mỏng manh Đồ ngu! – Ngắm nghía một lúc, anh rủa thầm, nằm trở lại – Rõ ràng chú mày bủa lưới săn mồi Nhưng có gì trong cái mùng này mà săn! Chợt nhớ một bức biếm hoạ vẽ một người câu cá giữa sa mạc, anh thích chí cười ha hả Tối đến, sau khi xem xong chương trình truyền hình, Chiến vào giường Vừa ngã người nhìn lên, anh lại bắt gặp con nhện với cái mạng tơ bùng nhùng Vậy là chú mày dám ngang nhiên chung chạ với ta, áp tận đến nơi nghỉ ngơi Ngứa mắt, anh muốn bắt giết ngay con nhện Nhưng chợt nghĩ lại, sá gì một con vật nhỏ nhoi thế kia mà mình phải nhọc sức Lại nữa, phải cho nó chết đói dần mòn mới xứng với cái ngu có một không hai! Đợi đấy! Số mày đã tận, nhưng ta thề chẳng bao giờ động thủ Anh nằm im và khởi sự chờ đợi con nhện chết Và mỗi ngày hai bận, anh chờ đợi như thế suốt cả tuần nay Nhưng nhện ta vẫn ngang nhiên tồn tại Rồi một chuyến công tác lưu động khác, Chiến tấn kĩ bốn phía mùng, chốt chặt các cửa trước khi đi Tuy bận rộn nhưng mỗi khi có dịp nghỉ ngơi anh lại nghĩ tới nhện và hong hóng được thấy nó chết Có lẽ cái ác trong anh kích thích Anh nôn nao trên đường về nhà Chú mày đã trắng mắt ra chưa? Áo thay chưa kịp cài nút, anh háo hức lao vào giường Bắt chéo hai tay làm gối, anh hả hê căng mắt nhìn lên Tuy có gầy đi nhưng nhện ta vẫn lì lợm sống! Thay vào phần hao hớt, một bọc trắng tròn trịa bằng cái nắp chai lủng lẳng trước mặt Thì ra một quý bà! Nhưng sao đã không chết lại còn đẻ a? Chiến quỳ thẳng người lên, muốn bứt tung màng tơ, bóp nát cái bọc trứng Nhưng trời ạ, ngay trước mắt anh, bên kia cái màng tơ, một lỗ thủng – chỗ hợp ba góc của mỗi vuông vải Với đôi mắt tinh và sáng như sao, Chiến nhận ra một đàn muỗi đang vo ve bên ngoài rồi lần lượt từng con chui qua cái lỗ ấy và dính ngay vào mạng Đúng là một cái bẫy – một cái bẫy rất hiệu nghiệm! Vô vàn cánh muỗi lấp lánh Nhưng mồi đâu mà nhử? – Anh hỏi rồi nhìn xuống người mình Hèn gì! – Chiến giật mình Từ ấy, Trần Việt Chiến hết muốn làm con ngựa chiến Câu 1: (1.0 điểm): Xác định tình huống trong câu chuyện trên Câu 2: (1.0 điểm):Xác định người kể chuyện và điểm nhìn trong văn bản trên Câu 3 (1.0 điểm): Phân tích hiệu quả của hiện tượng đảo trật từ từ trong đoạn văn sau: Vậy là chú mày dám ngang nhiên chung chạ với ta, áp tận đến nơi nghỉ ngơi Ngứa mắt, anh muốn bắt giết ngay con nhện Câu 4 (1.0 điểm): Theo văn bản, sự thay đổi thái độ đối với tự nhiên của nhân vật Trần Việt Chiến đã diễn ra như thế nào? Câu 5 (1.0 điểm): Nêu nội dung bao quát của văn bản Nhận xét về cách đặt nhan đề truyện của tác giả Câu 6 (1.0 điểm): Qua văn bản trên, anh/chị rút ra bài học gì về cuộc sống? PHẦN 2: VIẾT (4.0 điểm) Từ câu chuyện “Nhện và người” của Trần Duy Phiên đã gợi ra cho chúng ta bài học: “Hãy nhìn sâu vào thiên nhiên, bạn sẽ thấy mọi thứ rõ ràng hơn” (Albert Einstein) Anh/chị Hãy viết một bài văn nghị luận xã hội (từ 1,5 trang đến 2 trang giấy thi) về thông điệp trên ĐỀ 4 I ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: BÍ ẨN CỦA LÀN NƯỚC (Bảo Ninh) Các dòng sông trôi đi như thời gian, và cũng như thời gian, trên mặt nước các triền sông biết bao nhiêu là chuyện đời đã diễn ra Nhất là về đêm, trên làn nước của dòng sông quê hương tôi lấp lánh hằng hà những đốm sáng bí ẩn, có cả điều bí ẩn của đời tôi Năm ấy, nhằm trúng đỉnh lũ đêm Rằm tháng Bảy, một loạt bom Mỹ phá tan vệt đê canh giữ đằng trước làng tôi Dứt dây nổ của bom và tiếng gầm ghê rợn của máy bay cường kích là chuỗi ầm ầm long lở của dòng sông phá bung đê tràn ngang vào đồng ruộng Từ trên điếm canh tôi chạy lao về làng Hồi chiều hay tin vợ ở nhà trở dạ nhưng tôi không thể rời vị trí hộ đê Bây giờ giời đất sập rồi, trong tôi chỉ còn con tôi, vợ tôì Tôi dốc toàn lực bình sinh vào đôi chân Đằng sau, cơn đại hồng thủy đuổi bén gót Nước đã ngập làng Tôi về, kịp dìu vợ leo lên mái Mái nhà tranh của vợ chồng tôi bị lôi đi trong đêm đen Đến khi mái rạ sắp rã tan ra thì ơn trời nó vướng vào thân đa trước đình làng Đã cả một đám đông bám trên các cành Nhiều bàn tay chìa xuống giúp tôi đỡ vợ con trèo lên Vợ tôi ôm khư khư đứa con mới sinh, nhất định không để tôi bế đỡ - Con trai con trai mà , con trai Để yên em ẵm, anh vụng Nhiều giờ trôi qua Mưa tuôn, gió thổi Mực nước không dâng cao hơn, nhưng chảy xiết hơn Cây đa đầy người hơn Tôi mỏi nhừ Tay ôm chặt vợ, tay níu mình vào chạc cây Vợ tôi yếu lả, ướt lướt thướt, lạnh ngắt Khoảng gần sáng, bỗng có tiếng quẫy nước ngay dưới cành đa của vợ chồng tôi Một giọng nghẹn sặc với lên: - Cứu mẹ con tôi mấy cứu mấy người ơi Một bàn tay nhớt và lạnh như tay ma rờ vào chân tôi đang buông thõng Tôi vội cúi xuống, đưa tay ra Nhưng bàn tay của người đàn bà dưới nước truội đi, chìm nghỉm Cành đa kêu rắc, chao mạnh Vợ tôi ối kêu một tiếng thảng thốt, và "ùm", con trai tôi, đứa con sơ sinh tôi chưa được nhìn thấy mặt, tuột khỏi bọc ni lông trên tay mẹ nó, sa xuống làn nuớc tối tăm - Con tôi ! - Vợ tôi hét rú lên và lao ngay lập tức xuống nước hòng chụp lấy con Tôi phóng mình theo Nước lạnh, ngầu bùn, sâu hút và cuốn mạnh Tôi vớ kịp thằng con, nhao vội lên, trao nó cho những bàn tay đang chìa xuống, rồi lại lặn tiếp ngay để cứu vợ Nhiều người phi xuống theo để trợ sức tôi Tôi tỉnh lại, thấy trời sáng rồi và đã tạnh mưa Tôi nằm trong khoang một ca nô cứu nạn đầy ắp ngườì Hồi đêm, tôi đã vật lộn điên dại quyết sống mái một phen với làn nước giết người, nhưng tôi đã thua cuộc Ứa ra cả máu tai máu mũi mà không những không cứu nổi vợ, đến thi thể cô ấy cũng bất lực không tìm thấy Khi ca nô quân đội tới, mọi người đã phải dùng sức để buộc tôi rời mặt nước Kiệt sức, tôi ngất đi Khổ đau, tôi tỉnh dậy, nước mắt nóng rực, tê nhói Một chị phụ nữ chen tới bên tôi, lên lời an ủi: - Phận chị ấy đã vậy, thôi thì anh phải nén lòng lại, giữ sức khoẻ mà nuôi con Ơn trời, anh còn kịp cứu được cháu Chao ôi, vừa kịp khóc chào đời đã trải một cơn kinh hoàng hú vía Anh coi con anh này Cứ như không Đã bú, đã ngủ rồi đây này Ngoan chưa này Ôi chao, nó tè dầm rồi này Chị nựng nịu, và từ từ giở bọc chăn chiên đang ủ kín con tôì Chị thay tã cho nó Tôi nhìn, chết lặng - Con tôi - Tôi òa khóc, đỡ lấy bọc chăn - Con tôi! Từ bấy tới nay, thời gian trôi qua và triền nước trôi đi, tôi đã có tuổi và con gái tôi đã thành một thiếu nữ Nó là đứa con của làn nước, mọi người đều nói thế bởi vì chuyện nó sa xuống dòng nước lụt rồi được cha nó cứu lên thì cả làng ai cũng biết Nhưng điều bí mật kia thì không ai hay, kể cả con gái tôi nó cũng không thể biết Chỉ có dòng sông biết Có ngày nào mà tôi không ra đê ngắm làn nước trôi Vợ tôi, con trai tôi và người đàn bà vô danh nhìn tôi từ đáy nước Thời gian, năm tháng cứ trôi, dòng sông và lịch sử, tất thảy đều đổi thay nhưng mà niềm đau của đời tôi thì khôn nguôi bởi vì ấy là một niềm đau không thể nói nên lời (Theo Bảo Ninh, Những Truyện Ngắn Bảo Ninh, NXB Trẻ, 2013, tr11-12) Câu 1 (0,75 điểm) Xác định không gian và thời gian của câu chuyện Câu 2 (0,75 điểm) Xác định ngôi kể, điểm nhìn trong văn bản Câu 3 (1,0 điểm) Trong câu“Nhưng điều bí mật kia thì không ai hay, kể cả con gái tôi nó cũng không thể biết Chỉ có dòng sông biết.” Vậy điều bí mật mà chỉ dòng sông biết là gì? Câu 4 (1,0 điểm) Tại sao khi nhìn thấy người phụ nữ giở bọc chăn, thay tã, nhân vật tôi lại “nhìn, chết lặng”? Những việc làm trong chuỗi ngày sau đó của nhân vật tôi cho thấy ông là người như thế nào? Câu 5 (1,0 điểm) Nhan đề “Bí ẩn của làn nước” thể hiện thái độ, tư tưởng gì của tác giả? Câu 6 (1,5 điểm) Câu chuyện đã để lại cho em ấn tượng gì? Từ đó, em rút ra bài học gì cho bản thân? II LÀM VĂN (4.0 điểm) Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội gợi ra từ truyện ngắn “Bí ẩn của làn nước” của Bảo Ninh

Ngày đăng: 16/03/2024, 09:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w