1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Full luan van gui thay 30 12 23 xong ao van 1 18cd927c301napz (1) (1)

150 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đổi Mới Giáo Dục Và Đào Tạo
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 854,13 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Đề xuất việc thiết lập các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy họcmôn KHTN cho GV tại các trường THCS ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội,nhằm cung cấp một cơ sở

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lĩnh vực giáo dục đã và đang thực hiện một cuộc đổi mới tích cực, toàndiện và đồng bộ, bao gồm cả mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiệndạy học Tại hội nghị Trung ương 8, khóa XI, thông qua Nghị quyết số29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đã được rõ ràng

về mục tiêu của việc phát triển giáo dục và đào tạo Mục tiêu chính là nâng caodân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Đây là sự chuyển đổi mạnh mẽ

từ việc giáo dục tập trung vào việc truyền thụ kiến thức sang việc phát triển toàndiện năng lực và phẩm chất của người học Nó cũng đề cập đến sự kết hợp giữahọc và hành động, lý thuyết và thực tiễn, cũng như sự hợp tác giữa giáo dục nhàtrường, gia đình và xã hội Điều này nhấn mạnh sự đổi mới mạnh mẽ và đồng bộtrong các yếu tố cơ bản của GD&ĐT, với sự tập trung vào việc phát triển phẩmchất và năng lực của người học[17] Để thực hiện chủ trương trên thì ngànhGD&ĐT đã có những đổi mới trong phương pháp dạy học theo hướng phát huytích cực chủ động sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm, ngườidạy đóng vai trò là người định hướng phát triển năng lực cho người học

Trong giai đoạn hiện nay, toàn ngành Giáo dục đang bước vào công cuộcđổi mới SGK theo CT GDPT 2018 (thông tư 32/2018/TT-BGDĐT) Chươngtrình GDPT 2018 bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2020 đối với lớp 1, năm

2021 đối với lớp 6, năm 2022 đối với lớp 10 cấp THPT Chương trình GDPT đãđịnh hình một cách cụ thể mục tiêu của nó, nhằm giúp người học trở thành ngườichủ kiến thức phổ thông, có khả năng áp dụng hiệu quả kiến thức vào cuộc sốnghàng ngày và nuôi dưỡng tinh thần tự học suốt đời Chương trình GDPT mới đãphân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giaiđoạn giáo dục nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12) Trong giai đoạn giáo dục cơ

Trang 2

bản, chương trình đã thực hiện việc kết hợp các nội dung có liên quan từ một sốmôn học trong chương trình hiện hành để tạo thành các môn học tích hợp Điềunày nhấn mạnh sự cố gắng trong việc đổi mới chương trình giáo dục để đáp ứngtốt hơn nhu cầu của người học và xã hội [2]

Môn Khoa học tự nhiên (KHTN) là một môn học bắt buộc ở cấp THCS và

nó được coi là cầu nối giữa môn khoa học Tự nhiên-Xã hội cấp tiểu học với Vật

lí, Hóa học, Sinh học ở cấp THPT Ở cấp tiểu học, giáo dục KHTN tiếp cận mộtcách đơn giản một số sự vật và hiện tượng phổ biến trong cuộc sống hàng ngàycủa HS Qua việc này, mục tiêu là giúp HS phát triển các nhận thức bước đầu vềthế giới tự nhiên xung quanh họ Ở cấp THCS, giáo dục KHTN được thực hiệnchủ yếu thông qua môn học KHTN, trong đó có việc tích hợp các kiến thức và

kỹ năng về các lĩnh vực như Vật lý, Hóa học, Sinh học Điều này giúp HS hiểusâu hơn về các nguyên tắc cơ bản của KHTN và khám phá các liên hệ giữa cáclĩnh vực này Chương trình giáo dục môn KHTN là nền tảng để HS lựa chọn cácmôn Vật lí, Hóa học và Sinh học ở cấp THPT sau này Việc tích hợp này giúptránh được sự trùng lặp kiến thức ở các môn học khác nhau Các mạch kiến thứcđược tổ chức chủ yếu theo logic tuyến tính trong chương trình giáo dục Tuynhiên, nó cũng có sự kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm Hơnnữa, chương trình giáo dục còn bao gồm một số chủ đề liên môn và tích hợpnhằm hình thành các nguyên lý và quy luật chung của thế giới tự nhiên Điều nàygiúp HS có cái nhìn toàn diện hơn về các mối quan hệ và tương tác giữa các khíacạnh của Khoa học Tự nhiên, từ đó giúp họ phát triển khả năng tư duy và hiểubiết sâu hơn về thế giới xung quanh Đặc biệt trong chủ đề có nhiều nội dung gắnliền với thực tiễn không chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng khoa học mà còn gópphần quan trọng trong việc hình thành, phát triển các năng lực chung, năng lựcđặc thù, trong đó có năng lực tìm hiểu tự nhiên HS vận dụng kiến thức liên môn

Trang 3

để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn, qua đó giúp HS nắm vững kiến thức,hiểu được mối liên hệ giữa kiến thức KHTN với đời sống, công nghệ, môitrường và con người Nhờ cách tổ chức nội dung giáo dục này, HS có cơ hội pháttriển nhận thức khoa học và hình thành các năng lực quan trọng Học cách ápdụng kiến thức vào thực tế, tạo ra sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành Điềunày không chỉ giúp HS trở thành những cá nhân năng động và sáng tạo, mà cònthúc đẩy quá trình hình thành nhân cách và phẩm chất tích cực của người laođộng, góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội và quốc gia [20]

Môn KHTN có sự tích hợp và phân hóa rõ ràng, chương trình tiến bộ,nhưng thực hiện chưa đồng bộ ở các khâu, đội ngũ GV chưa đảm bảo Chươngtrình thay đổi thì cách thức tổ chức phải khác, đổi mới chương trình thì phải đổimới SGK; phương pháp, đội ngũ cũng phải thay đổi Việc giảng dạy môn họctích hợp hiện nay còn nhiều khó khăn bất cập: GV chưa được đào tạo bồi dưỡngkiến thức bài bản cho môn học; kiến thức bộ môn của GV chưa đầy đủ; công tácbồi dưỡng kiến thức cho GV chưa đảm bảo; công tác quản lý, chỉ đạo dạy học bộmôn chưa quyết liệt, không đồng bộ GV chưa có kinh nghiệm, CBQL còn lúngtúng… Mặc dù đội ngũ không theo kịp, nhưng nhà trường phải làm, phải sửdụng đội ngũ GV hiện có Mỗi nhà trường sắp xếp theo tình hình thực tế hiện cónhư dạy song song, dạy nối tiếp, 1 GV dạy, hoặc 3 GV dạy Cách sắp xếp dạynhư thế nào cũng rất khó khăn cho cả nhà trường và GV, khó khăn về cách sắpxếp TKB, xây dựng KHDH, có thời điểm GV dạy ít, có thời điểm quá tải ảnhhưởng rất lớn đến chất lượng môn học

Tới đây mỗi thầy cô phải dạy cả 3 nội dung Lý, Hóa, Sinh (chỉ 1 GV dạy)

sẽ khó khăn hơn rất nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học của GV,

HS Để thực hiện tốt giảng dạy môn học KHTN phải hết sức quan tâm đến yếu

tố con người, đó là năng lực dạy học tích hợp của GV GV phải được đào tạo,

Trang 4

bồi dưỡng và tự bồi dưỡng Nhà trường không thể bồi dưỡng được đội ngũ GV

mà chỉ có thể quản lý bồi dưỡng GV

Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý bồidưỡng năng lực dạy học môn KHTN cho GV tại các trường THCS huyện QuốcOai, thành phố Hà Nội”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất việc thiết lập các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy họcmôn KHTN cho GV tại các trường THCS ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội,nhằm cung cấp một cơ sở chung cho hoạt động bồi dưỡng trong toàn huyện

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn KHTN cho

GV tại các trường THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu: GV tại các trường THCS huyện Quốc Oai, thành phố

Hà Nội

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Hiện trạng về năng lực dạy học môn KHTN của GV tại các trường THCStrong huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

- Phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn KHTNcho GV tại các trường THCS huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

- Hiệu quả của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn KHTNđối với GV tại các trường THCS huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

5 Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn KHTN cho GV tại 7trường THCS huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quảnhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập Vì vậy, nếu đề xuất được cácbiện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV môn KHTN hiệu quả,

Trang 5

phù hợp với điều kiện thực tiễn, tập trung khắc phục các khâu yếu, chỉ đạo thựchiện đồng bộ nâng cao kiến thức chuyên môn, đổi mới PPDH với đổi mới KTĐGkết quả học tập của HS ở các trường THCS huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

sẽ nâng cao chất lượng môn học KHTN nói riêng và chất lượng dạy học trongnhà trường nói chung, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạnhiện nay

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về: Năng lực dạy học môn KHTN của GV vàQuản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn KHTN cho GV

- Khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực dạy học của GV môn KHTN vàquản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn KHTN đối với CBQL, GV, HS tại 7trường THCS đại diện cho 3 nhóm trường trên địa bàn huyện Quốc Oai, thànhphố Hà Nội;

- Đề xuất những giải pháp, biện pháp nhằm cải thiện thực tiễn quản lý bồidưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV môn KHTN của các nhà trường tronggiai đoạn hiện nay và khảo sát sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đềxuất

7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

7.1 Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạyhọc môn KHTN của GV

7.2 Phạm vi nghiên cứu:

Tại 7 trường THCS đại diện cho 3 nhóm trường trên địa bàn huyện QuốcOai, thành phố Hà Nội:

THCS THCS Ngọc Mỹ - Huyện Quốc Oai - Thành phố Hà Nội

THCS Thạch Thán - Huyện Quốc Oai - Thành phố Hà Nội

THCS Ngọc Liệp - Huyện Quốc Oai - Thành phố Hà Nội

Trang 6

THCS Sài Sơn - Huyện Quốc Oai - Thành phố Hà Nội.

THCS Liệp Tuyết - Huyện Quốc Oai - Thành phố Hà Nội

THCS Cấn Hữu - Huyện Quốc Oai - Thành phố Hà Nội

THCS Nghĩa Hương - Huyện Quốc Oai - Thành phố Hà Nội

7.3 Đối tượng khảo sát:

- 39 CBQL (gồm: CBQL và chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện QuốcOai, Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn)

- 39 GV môn KHTN và 70 HS tại 7 trường THCS đại diện cho 3 nhómtrường trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

7.4 Thời gian nghiên cứu:

Đề tài được thực hiện 2 năm học 2021-2022 và 2022-2023

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát, và hệ thống hóacác tài liệu lý luận chuyên khảo, cũng như các bài báo khoa học liên quan đếnviệc dạy học tích hợp, và quản lý việc dạy học môn KHTN Dựa trên cơ sở này,khung lý luận được xây dựng để làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu đặt trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử, dựa trên tư tưởng của Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàđường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là vềviệc dạy học tích hợp và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp Ngoài ra,

đề tài cũng tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên các quan điểm cơ bản như quanđiểm hệ thống - cấu trúc, quan điểm thực tiễn, quan điểm lịch sử - logic, và quanđiểm phát triển

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trang 7

- Phương pháp quan sát: Quan sát các biểu hiện về thái độ và hành động của

HS nhà trường trong việc tham gia các hoạt động học tập bộ môn; của GV trongdạy học; CBQL trong quản lý hoạt động dạy học, qua đó có thêm thông tin đánhgiá thực trạng năng lực dạy học môn KHTN và quản lý bồi dưỡng năng lực dạyhọc môn KHTN cho GV tại 7 trường THCS

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

Xây dựng và sử dụng các bảng hỏi dành cho 78 người (gồm 5 CBQL vàchuyên viên PGD huyện Quốc Oai, 34 ban giám hiệu, các TTCM; 39 GV mônKHTN) và 70 HS tại 7 trường THCS đại diện cho 3 nhóm trường trên địa bànhuyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội để điều tra, tìm hiểu thực trạng bồi dưỡngnăng lực dạy học môn KHTN của GV và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy họcmôn KHTN cho GV tại 7 trường THCS với các nội dung khảo sát:

+ Tìm hiểu nhận thức của CBQL và GV về dạy học tích hợp và quản lýHĐDH môn KHTN trong nhà trường

+ Thực trạng về năng lực dạy học của GV KHTN, bồi dưỡng năng lực dạyhọc môn KHTN của GV và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn KHTN cho

GV ở 7 trường trong huyện

+ Tìm hiểu đánh giá, nhận xét của HS về các HĐDH của các thầy cô giáodạy môn KHTN trong nhà trường

+ Lấy ý kiến của CBQL, GV về những biện pháp quản lý bồi dưỡng nănglực dạy học môn KHTN cho GV tại 7 trường trong huyện

- Phương pháp phỏng vấn: Cách tiếp cận bằng việc thực hiện cuộc phỏngvấn sâu rộng với các đối tượng nghiên cứu, nhằm thu thập thêm thông tin, làmsáng tỏ và bổ sung những dữ liệu đã được tổng hợp và thu thập từ phương phápđiều tra Những thông tin này có giá trị là căn cứ để nhận xét, khẳng định chínhxác hơn thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học môn KHTN và quản lý bồi dưỡng

Trang 8

năng lực dạy học môn KHTN cho GV tại 7 trường THCS trong huyện Ngoài ra,tìm hiểu thêm các nhân tố tác động tới thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy họcmôn KHTN và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học môn KHTN cho GV tại 7trường THCS trong huyện, cũng như những kiến nghị của CBQL, GV về vấn đềnày

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm dạy học, quy trình quản lý bồi dưỡngnăng lực dạy học môn KHTN cho GV của CBQL, nhằm đúc rút những kinhnghiệm về quản lý bồi dưỡng dạy học môn KHTN cho GV ở các trường THCShuyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

- Phương pháp khảo nghiệm: Thực hiện các thử nghiệm về các biện phápđược đề xuất để xác minh tính cần thiết, khả thi và mối tương quan giữa chúng,đánh giá hiệu suất và hiệu quả của các biện pháp này

- Phương pháp xử lí thông tin: Sử dụng thống kê toán học để xử lí các sốliệu thu thập được trong quá trình điều tra thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy họcmôn KHTN của GV và quản lý hoạt động dạy học môn KHTN ở trường THCStại 7 trường trong huyện dưới dạng: Bảng số liệu, biểu đồ

Trang 9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY

HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO GIÁO VIÊN TẠI CÁC

TRƯỜNG THCS HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan tới đề tài

Chủ đề giáo dục thế kỷ XXI của Ủy ban quốc tế về giáo dục đã nhấn mạnh:

"Mặc dù GV không phải là tất cả, nhưng họ đóng vai trò quan trọng trong việcnâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài"; "Mục tiêu của học tập

là học để hiểu, học để thực hành, học để sống chung và học để phát triển bảnthân"; "Học tập được coi là một giá trị tốt đẹp nội tại" Hiện nay, hệ thống giáodục của chúng ta vẫn chưa thể đảm bảo đạt được tất cả bốn mục tiêu của Ủy banquốc tế về giáo dục trong chủ đề giáo dục thế kỷ XXI

Thế kỷ XXI thường được gọi là thời đại của Nền kinh tế dựa trên Kỹ năng(Skills Based Economy) bởi Ngân hàng Thế giới Khả năng của con người đượcđánh giá dựa trên ba khía cạnh chính: kiến thức, kỹ năng, và thái độ, tất cả trongngữ cảnh có ý nghĩa Giáo dục nước ta hiện nay đang cố gắng chuyển dần từđánh giá kiến thức của HS sang đánh giá phẩm chất và năng lực làm việc của

HS Người học không chỉ nắm kiến thức mà điều quan trọng hơn là phải pháttriển các kỹ năng thực hiện liên quan đến kiến thức đó Peter M Senge đã từngnói: "Vũ khí cạnh tranh mạnh nhất là khả năng học nhanh hơn đối thủ." Rõ ràng,

để nâng cao khả năng cạnh tranh, rút ngắn khoảng cách ứng dụng khoa học côngnghệ, thì phải biết cách dạy và cách học Giáo dục sẽ mãi mãi tụt hậu nếu chỉchăm chú nhồi nhét kiến thức của nhân loại vào đầu HS mà quên đi sứ mạngquan trọng là giáo dục phẩm chất sống, năng lực học tập và sử dụng kiến thức.Dạy học tích hợp sẽ là nền tảng giúp phát triển năng lực cho HS để các em biếtcách bảo vệ cuộc sống và sống có trách nhiệm với cộng đồng [25]

Trang 10

Dạy học tích hợp hiện nay được coi là một xu hướng quan trọng trong lĩnhvực giáo dục, đại diện cho sự phát triển tối ưu của lý luận dạy học và đã đượcthực hiện rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới Trong khu vực Đông Nam Á,hầu hết các quốc gia đã áp dụng quan điểm tích hợp trong dạy học, mặc dù ởmức độ khác nhau Vào những năm 70 và 80 của thế kỷ XX, UNESCO đã tổchức các hội thảo và báo cáo về việc thực hiện quan điểm tích hợp trong dạyhọc Xu hướng chung hiện nay của các quốc gia trên toàn cầu, đặc biệt là ở cấptiểu học THCS, là tăng cường tích hợp hơn nữa Theo UNESCO (từ năm 1960đến 1974), 208/392 chương trình môn Khoa học trong chương trình GDPT củacác quốc gia đã thể hiện quan điểm tích hợp ở các mức độ khác nhau Mộtnghiên cứu gần đây về chương trình GDPT của 20 quốc gia cho thấy rằng tất cảcác quốc gia này đều đang xây dựng chương trình theo hướng tích hợp [25] Dạy học tích hợp là một xu thế hiện đại, xu thế dạy học tất yếu và phù hợpvới định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo hướng phát triểnnăng lực người học, đã và đang thực hiện ở các cấp học trong chương trình giáodục nước ta, xu thế này không mới so với các chương trình giáo dục tiên tiếntrên thế giới Tuy nhiên, để chuyển đổi từ chương trình dạy học mang tính lýthuyết, hàn lâm sang chương trình đào tạo nghề, giảm bớt giờ lý thuyết tăngcường các giờ học tích hợp, tăng cường sự tương tác giữa GV và người học thìcần phải có sự cố gắng rất lớn từ phía người dạy, người học và nhà trường Mụctiêu giáo dục có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việc thực hiện mạnh mẽ

sự đổi mới trong cách tiếp cận phương pháp dạy học, việc soạn giảng và cáchtruyền thụ kiến thức một cách hợp lý Việc triển khai dạy học tích hợp, chươngtrình dạy học tích hợp và các giờ dạy tích hợp đã được thực hiện tại nhiều cấphọc, từ bậc học phổ thông đến cao đẳng và đại học Theo Từ điển giáo dục học,

"Tích hợp" được định nghĩa là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu,

Trang 11

giảng dạy và học tập trong cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trongcùng một kế hoạch dạy học Nó có thể được hiểu một cách đơn giản hơn là dạy

lý thuyết và thực hành cùng một lúc

Dạy học tích hợp là một giải pháp phù hợp với yêu cầu phát triển năng lựccủa người học, đồng thời góp phần "giảm tải" chương trình Nó có ý nghĩa rấtquan trọng, thông qua bài học, HS có cơ hội tổng hợp các kỹ năng và kiến thứcliên quan đến nhiều môn học khác nhau, cũng như ghi nhớ sâu các kiến thức từcác lĩnh vực khác nhau Có khả năng hệ thống hóa chuỗi kiến thức từ nhiều lĩnhvực để áp dụng vào giải quyết các vấn đề trong đời sống và học tập, từ đó tạothêm sự hứng thú và động lực cho quá trình học tập của HS.Thực tiễn thửnghiệm dạy học tích hợp ở Việt Nam trong nhiều năm qua cho thấy việc xâydựng chương trình môn học tích hợp giúp HS tránh được sự trùng lặp kiến thức

ở nhiều môn học, nhờ đó phù hợp với thời gian học của HS trong nhà trường,góp phần giảm tải so với chương trình hiện hành Vì vậy, môn học tích hợpKHTN trong chương trình GDPT của Việt Nam là một sự lựa chọn phù hợp với

xu hướng hội nhập quốc tế Chương trình GDPT mới thực hiện dạy học tích hợptheo 3 định hướng: Tích hợp nội môn: tích hợp giữa các mảng kiến thức khácnhau trong cùng một môn học, tích hợp giữa yêu cầu trang bị kiến thức với việcrèn luyện kĩ năng; Tích hợp liên môn: tích hợp kiến thức của các môn học, khoahọc có liên quan với nhau, ở mức thấp là liên hệ kiến thức được dạy với nhữngkiến thức có liên quan trong dạy học, ở mức cao là xây dựng các môn học tíchhợp;Tích hợp xuyên môn: tích hợp một số chủ đề quan trọng vào nội dungchương trình nhiều môn học Trong việc triển khai 3 định hướng trên, điều đượcđặc biệt quan tâm là việc xây dựng các môn học tích hợp [24]

Theo chương trình GDPT tổng thể, cấp THCS thực hiện việc lồng ghépnhững nội dung liên quan của một số lĩnh vực giáo dục và một số môn học trong

Trang 12

chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp, trong đó có môn KHTN.Nội dung chính của môn KHTN là sự tích hợp của kiến thức về Vật lý, Hóa học,Sinh học và các lĩnh vực khác Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường THCS chỉ triểnkhai dạy môn KHTN riêng lẻ và dừng lại ở mức độ lồng ghép kiến thức Việctriển khai dạy môn tích hợp KHTN đang gặp khó khăn, đặc biệt là về khả năngcủa các GV Đa số GV chưa sẵn sàng để dạy kiến thức liên môn Lý - Hóa - Sinh.

Họ còn thiếu kinh nghiệm trong việc biên soạn chủ đề liên môn, năng lực chuyênmôn sâu, kiến thức liên ngành rộng, và kỹ năng thiết kế dạy học theo hướng tíchhợp Sự tự tin của GV trong việc dạy học tích hợp môn KHTN và sự hợp tácgiữa GV các phân môn chưa đạt được mức cao và hiệu quả

Để triển khai dạy học tích hợp môn KHTN, việc đánh giá cho thấy GV vẫncòn thiếu khả năng và tự tin trong việc dạy tích hợp các kiến thức liên ngành.Tuy nhiên, điều khá tích cực là GV thể hiện sự đáp ứng tốt đối với việc tự học và

tự nâng cao kiến thức của họ Vì vậy, với đội ngũ này, việc bồi dưỡng kiến thứcliên ngành sẽ giúp họ nâng cao khả năng dạy học tích hợp môn KHTN Tuynhiên, việc đánh giá cho thấy HS cũng chưa đạt được mức đáp ứng cao về khảnăng tự học và áp dụng kiến thức liên ngành để giải quyết các vấn đề thực tiễn.Các GV và CBL cũng không đánh giá cao khả năng tự học và khả năng áp dụngkiến thức liên môn của HS trong việc thực hiện dạy học tích hợp môn KHTN.Hiện nay, CSVC và thiết bị của các trường cũng chưa đáp ứng được việc triểnkhai giảng dạy môn KHTN tích hợp Vì vậy, cần có những giải pháp cơ bản vàcần thiết như nâng cao năng lực của đội ngũ GV về dạy tích hợp môn KHTN, tạođiều kiện để HS có thể học tích hợp tốt hơn, tăng cường quản lý từ các cấp lãnhđạo cấp Trường, Phòng, Sở Giáo dục và cải thiện CSVC để việc triển khai dạyhọc tích hợp môn KHTN tại các trường THCS đạt hiệu quả tốt nhất

Trang 13

Nhiều tác giả đã thực hiện nghiên cứu về việc bồi dưỡng chuyên môn vàquản lý hoạt động này đối với GV Các tác giả đều đồng tình về vai trò quantrọng của GV trong việc định hình chất lượng GD&ĐT, và họ cũng nhấn mạnhrằng quản lý chất lượng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn đóng vai trò quyếtđịnh đến chất lượng của đội ngũ GV Bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho

GV được coi là một giải pháp chiến lược để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong lĩnhvực giáo dục ngày nay Dựa trên tổng quan về các công trình nghiên cứu về bồidưỡng chuyên môn cho GV và quản lý chuyên môn, có thể rút ra một số nhậnxét sau:

Thứ nhất là, có nhiều công trình chuyên khảo, đề tài luận văn, luận ánnghiên cứu các khía cạnh khác nhau về bồi dưỡng GV và quản lý hoạt động bồidưỡng

Thứ hai là, các công trình nghiên cứu với các cách tiếp cận khác nhau về bồidưỡng chuyên môn và quản lý bồi dưỡng chuyên môn, khẳng định tầm quantrọng của việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV và quản lý hoạt động bồi dưỡng

GV đối với việc nâng cao chất lượng dạy và học của GV, HS và chất lượng giáodục nhà trường

Thứ ba là, các công trình nghiên cứu đã thảo luận về các biện pháp bồidưỡng GV và quản lý hoạt động này

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến bồidưỡng chuyên môn KHTN cho GV và quản lý bồi dưỡng chuyên môn KHTN ởcác trường THCS huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội Do đó, đề tài:“Quản lýbồi dưỡng năng lực dạy học môn KHTN cho GV tại các trường THCS huyệnQuốc Oai, thành phố Hà Nội” là nội dung đáp ứng đòi hỏi cấp thiết thực tế trongviệc triển khai dạy học chương trình 2018 ở huyện Quốc Oai trong giai đoạnhiện nay

Trang 14

1.2 Một số vấn đề về năng lực dạy học của GV

1.2.1 Năng lực

Năng lực là khả năng huy động và áp dụng một cách toàn diện các kiếnthức, kỹ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời cũng liên quan đến thái độ

và phẩm chất cá nhân để thực hiện một công việc một cách hiệu quả

“Thuật ngữ "năng lực" (competence) đã được đưa ra bởi R W White vàonăm 1959, và từ đó, nó đã được nghiên cứu và giải thích dưới nhiều khía cạnhkhác nhau Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng năng lực của một cá nhân đề cập đếnkhả năng thực hiện một công việc cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định,trong bối cảnh thực tế, dựa trên kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm của bản thân.Nói cách khác, năng lực có thể được hiểu như khả năng hành động và giải quyếtnhiệm vụ trong các tình huống khác nhau và tại thời điểm khác nhau Để pháttriển năng lực, cá nhân cần tích lũy kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế.Ngoài ra, năng lực cũng có thể bao gồm ý thức sẵn sàng hành động, động cơ, vàtrách nhiệm xã hội để hoàn thành tốt công việc Theo OECD (2002), năng lựcđược định nghĩa như "khả năng của cá nhân để đáp ứng các yêu cầu phức tạp vàthực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể" [7]

Năng lực được định nghĩa như các khả năng và kỹ năng nhận thức có sẵn ở

cá nhân hoặc có thể học được, được sử dụng để giải quyết các tình huống trongcuộc sống Nó cũng bao gồm sự sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và tráchnhiệm xã hội để có khả năng sử dụng các giải pháp một cách thành công và cótrách nhiệm trong các tình huống thay đổi (Theo Weinert, 2001) [7]

- Các yêu cầu mà một người cần phải đáp ứng để có năng lực trong một lĩnhvực cụ thể bao gồm:

+ Hiểu biết một cách hệ thống và sâu sắc về lĩnh vực đó

Trang 15

+ Khả năng lựa chọn và thực hiện các hành động cụ thể, giải pháp, vàphương tiện để thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với mục đích và mục tiêu cụ thểđược đề ra.

+ Hành động một cách linh hoạt, hiệu quả với những bối cảnh thực tiễn khácnhau

Định nghĩa sau đây đầy đủ và chứa đựng các đặc trưng cơ bản của khái niệmnăng lực: "Năng lực là sự kết hợp của các hoạt động, trong đó người có năng lựchuy động và sử dụng hiệu quả các nguồn tri thức khác nhau để thành công trongviệc giải quyết vấn đề hoặc ứng xử phù hợp trong bối cảnh phức tạp của cuộcsống, mà luôn thay đổi"[7]

- Có thể nhận diện năng lực qua các dấu hiệu sau:

+ Diễn ra trong cuộc sống thực (điều này phân biệt năng lực với các kĩ năngchỉ được diễn ra trong phòng thí nghiệm hay các tình huống giả định)

+ Là kết quả của việc vận dụng hoặc huy động kiến thức, kĩ năng từ

nhiều nguồn khác nhau

+ Thành công

+ Được rèn luyện suốt đời

- Năng lực của người học không chỉ bao gồm kiến thức và kỹ năng, mà cònbao hàm thái độ và khả năng tự quản lý học tập Nó cho phép họ tự tin, linh hoạt

và hiệu quả trong việc tiếp nhận kiến thức mới, áp dụng nó vào thực tế, và giảiquyết các tình huống và vấn đề trong cuộc sống và học tập Năng lực người họccũng liên quan đến khả năng tự học, tự quản lý, và phát triển bản thân qua thờigian Điều này giúp họ trở thành những người học suốt đời và thích nghi tốttrong môi trường thay đổi liên tục

Trang 16

- Tổng hòa năng lực người học không chỉ bao gồm năng lực chuyên biệt liênquan đến các lĩnh vực học tập mà còn bao hàm những năng lực chung quan trọngtrong cuộc sống và học tập hàng ngày

+ Nhóm các năng lực chung, như năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn

đề, năng lực giao tiếp, và năng lực tự quản lý, đóng vai trò quan trọng trong việcphát triển cá nhân và thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau

+ Các năng lực chuyên biệt, như Tiếng Việt, Toán, KHTN, cũng rất quantrọng vì chúng liên quan đến việc học tập và phát triển kiến thức trong lĩnh vực

cụ thể Kết hợp cả hai nhóm năng lực này giúp người học trở thành những cánhân đa năng và thích nghi tốt trong xã hội đa dạng và biến đổi [7]

Xuất phát từ những xu hướng tiếp cận khác nhau, do đó năng lực được hiểutheo những cách khác nhau: Theo cách tiếp cận hành vi thì năng lực là khả năngđơn lẻ của cá nhân, được hình thành trên cơ sở lắp ghép những mảng kiến thức

và kỹ năng cụ thể

Theo định nghĩa của tác giả Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn, nănglực là sự tổng hợp của các thuộc tính đặc biệt của một cá nhân mà cá nhân đó sởhữu, và các thuộc tính này phải phù hợp với các yêu cầu cụ thể của một hoạtđộng hoặc lĩnh vực nhất định Mục tiêu của năng lực là đảm bảo rằng việc hoànthành hoạt động đó sẽ mang lại kết quả tốt Điều này nhấn mạnh sự đa dạng vàtính đặc thù của năng lực, mà không chỉ dựa vào kiến thức và kỹ năng mà cònphải bao gồm các thuộc tính và đặc điểm cá nhân

Các định nghĩa về năng lực được trình bày ở đây đều nhấn mạnh sự tổnghợp và kết nối giữa kiến thức, kỹ năng, và thái độ của cá nhân Một cách kháiquát, có thể hiểu: Năng lực là tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ của mộtcon người để thực hiện thành công và đạt kết quả một nhiệm vụ hoặc một hoạtđộng nào đó Điều này cho thấy năng lực không chỉ liên quan đến việc sở hữu

Trang 17

kiến thức và kỹ năng, mà còn liên quan đến thái độ, ý chí và khả năng thích nghitrong các tình huống khác nhau Năng lực là yếu tố quan trọng để đảm bảo sựthành công và hiệu quả trong các hoạt động và nhiệm vụ của con người.

Các đặc điểm cơ bản của năng lực được mô tả như sau:

+ Loại năng lực: Năng lực có hai loại chính, đó là năng lực chung và nănglực chuyên biệt Năng lực chung là những khả năng và kỹ năng tổng quát có thể

áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong khi năng lực chuyên biệt liên quanđến các lĩnh vực cụ thể

+ Tác động cá nhân và đối tượng cụ thể: Năng lực bao gồm khả năng củamột cá nhân (chủ thể) tác động lên một đối tượng cụ thể (ví dụ: kiến thức, quan

hệ xã hội) để đạt được một sản phẩm hoặc kết quả nhất định Điều này giúp phânbiệt giữa các cá nhân dựa trên năng lực của họ

+ Tính tạm thời: Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình thực hiện một hoạtđộng cụ thể nào đó và không tồn tại tự thân Nó được hình thành và phát triểntrong quá trình vận động và phát triển một hoạt động cụ thể

+ Mục tiêu và kết quả: Năng lực đề cập đến khả năng đạt được một kết quả

cụ thể hoặc mục tiêu nào đó bởi một cá nhân trong quá trình thực hiện một hoạtđộng Nó không tồn tại mà không có mục tiêu cụ thể

+ Sự thay đổi và phát triển: Năng lực không được cố định mà có thể thay đổi

từ một dạng năng lực này sang dạng khác và từ mức độ thấp đến cao Nó có thểđược hình thành, phát triển và suy giảm theo thời gian và cần được rèn luyện vàphát triển liên tục

Những đặc điểm này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của năng lực vàcách nó thay đổi và phát triển trong cuộc sống của con người

1.2.2 Năng lực dạy học của GV

Trang 18

Trong khung năng lực nghề nghiệp của người GV hiện nay thì người GVcần phải có bao gồm 5 nhóm năng lực:

- Nhóm năng lực dạy học: phát triển chương trình và tài liệu giáo khoa; vậndụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học bộ môn; dạy họctích hợp; dạy học phân hóa; xây dựng, thiết kế và thực hiện kế hoạch dạy học; tổchức các hoạt động học tập của HS; tổ chức và quản lý lớp học, tạo môi trườnghiệu quả trong giờ học; hỗ trợ HS đặc biệt trong giờ học; đánh giá sự tiến bộ vàkết quả học tập của HS; xây dựng, quản lý và khai thác hồ sơ dạy học

- Nhóm năng lực giáo dục: Năng lực giáo dục qua giảng dạy môn học; xâydựng kế hoạch giáo dục HS; vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổchức giáo dục; tổ chức các hoạt động giáo dục; xử lý các tình huống giáo dục;năng lực giáo dục HS có hành vi không mong đợi; phối hợp các lực lượng giáodục trong và ngoài nhà trường; tư vấn, tham vấn giáo dục; đánh giá sự tiến bộ vàkết quả giáo dục HS; Xây dựng, khai thác và quản lý hồ sơ giáo dục

- Năng lực định hướng phát triển HS: năng lực nhận diện đặc điểm cá nhân

và điều kiện hoàn cảnh sống của HS (chẩn đoán tiền đề học tập và phát triển); hỗtrợ HS thiết kế chiến lược và phát triển cá nhân; hỗ trợ HS tự đánh giá và điềuchỉnh

- Năng lực phát triển cộng đồng nghề và xã hội: năng lực phát triển cộngđồng nghề; công tác xã hội

- Năng lực phát triển cá nhân: năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp sư phạm,năng lực thích ứng môi trường, năng lực nghiên cứu khoa học [20]

1.3 Chương trình dạy học tích hợp và năng lực dạy học tích hợp của GV

1.3.1.Chương trình dạy học tích hợp

Trang 19

* Dạy học tích hợp

Giáo dục có nhiệm vụ quan trọng trong việc trang bị cho HS những năng lựccần thiết để giải quyết các tình huống phức tạp trong cuộc sống Ngoài việctruyền đạt kiến thức và kỹ năng cơ bản, giáo dục cũng phải tập trung vào việcphát triển những năng lực quan trọng như: Năng lực tư duy và giải quyết vấn đề,giao tiếp và hợp tác, tự học và phát triển bản thân, đạo đức và trách nhiệm xãhội… Trong khi đó nhà trường vẫn chủ yếu trang bị cho HS tri thức hệ thống củacác khoa học chuyên ngành, ít có liên hệ giữa nội dung các môn học cũng như ítgắn với các tình huống của cuộc sống Dạy học tích hợp và liên môn đang nhậnđược sự quan tâm đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục Tuy nhiên, việc định nghĩa vàthực hiện dạy học tích hợp và liên môn vẫn đang trong quá trình phát triển vàkhông có một định nghĩa hoàn toàn thống nhất Điều này có thể do sự đa dạngcủa các hình thức tích hợp và liên môn, cũng như sự khác biệt trong ngữ cảnhgiáo dục ở các quốc gia khác nhau

Tóm lại, dạy học tích hợp và liên môn là xu hướng quan trọng trong giáodục hiện đại, giúp HS phát triển năng lực toàn diện và áp dụng kiến thức vàothực tế Việc nghiên cứu và phát triển các khái niệm và phương pháp trong lĩnhvực này có vai trò quan trọng trong cải cách giáo dục

- Khái niệm tích hợp:

Tích hợp, theo từ điển và giáo dục, là việc kết hợp các hoạt động, chươngtrình, hoặc thành phần khác nhau thành một khối chức năng Tích hợp là sựthống nhất và hòa hợp của các yếu tố khác nhau để tạo ra một cái chung, cái toànthể, hoặc cái thống nhất Nó liên kết mật thiết các đối tượng nghiên cứu, giảngdạy, hoặc học tập trong cùng một lĩnh vực hoặc giữa các lĩnh vực khác nhautrong cùng một kế hoạch dạy học

Trang 20

Tích hợp xuất phát từ tiếng Latinh Integration, có nghĩa là xác lập một thểchung hoặc toàn thể dựa trên các thành phần riêng lẻ Tích hợp có tính chất liênkết và tính chất toàn vẹn, vì nó yêu cầu sự liên hệ và quy định chặt chẽ giữa cácyếu tố liên kết Tích hợp đòi hỏi sự phối hợp và huy động các yếu tố, nội dung từnhiều lĩnh vực gần nhau hoặc có liên quan để giải quyết vấn đề hoặc đạt đượcnhiều mục tiêu khác nhau.

Tích hợp có tính chất liên kết và tính toàn vẹn bởi vì nó đòi hỏi sự mật thiếtliên hệ giữa các yếu tố và quy định chặt chẽ giữa chúng Tính liên kết cho phéptạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, và tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất của cácthành phần liên kết, không chỉ là việc sắp xếp chúng cạnh nhau Khi tri thức và

kỹ năng không được liên kết và phối hợp cùng nhau để tổng hợp nội dung hoặcgiải quyết một tình huống cụ thể, thì không thể coi đó là tích hợp

Tóm lại, tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huyđộng các yếu tố, nội dung gần và giống nhau, có liên quan với nhau của nhiềulĩnh vực để giải quyết, làm sáng tỏ vấn đề và cùng một lúc đạt được nhiều mụctiêu khác nhau

- Dạy học tích hợp: Thuật ngữ "tích hợp" và "liên môn" trong dạy học cónguồn gốc từ tiếng La tinh, "integrave" có nghĩa là tái tạo, hợp nhất, hoặc sắpxếp các phần thành một toàn thể Sự thay đổi và phát triển của các khái niệm này

đã tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau về chúng, dẫn đến sự sử dụng không đồngnhất trong thực tiễn giáo dục

Nếu xem xét từ góc độ rộng, "dạy học tích hợp" và "dạy học liên môn" có thểcoi là những khái niệm tương đồng Tuy nhiên, cách tiếp cận và hiểu khái niệmnày có thể khác nhau "Dạy học tích hợp" có thể được hiểu là việc kết hợp vàtổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết một vấn

đề hoặc mục tiêu học tập cụ thể Trong khi đó, "dạy học liên môn" có thể ám chỉ

Trang 21

việc kết hợp và hòa trộn các môn học riêng lẻ để tạo ra một chương trình học tậptoàn diện và liên quan đến cuộc sống.

Do sự mập mờ và đa nghĩa trong cách sử dụng các thuật ngữ này, nhiều ngườithường sử dụng cả hai khái niệm "dạy học tích hợp, liên môn" hoặc "dạy học tíchhợp và liên môn" để ám chỉ việc kết hợp và hòa trộn các khía cạnh khác nhautrong quá trình dạy học

Nhận định của Peter Ben về "dạy học liên môn" phản ánh một trong cáccách tiếp cận về khái niệm này Theo quan điểm của Peter Ben, dạy học liên môn

là một nguyên tắc tổ chức dạy học trong đó việc dạy và học không theo mô hìnhchuyên môn mà có sự thay đổi và chuyển đổi giữa dạy học theo môn học và dạyhọc không theo môn học Mục tiêu của dạy học liên môn là kết hợp những ưuđiểm và khắc phục nhược điểm của việc dạy học chuyên môn tại một số thờiđiểm cụ thể

Dạy học liên môn được hiểu như việc tổ chức dạy học tích hợp theo cácchuyên đề hoặc mục tiêu học tập cụ thể và có sự tham gia và liên kết của nhiềumôn học khác nhau Điều này đặc biệt hữu ích trong việc giải quyết các vấn đềphức tạp và thúc đẩy việc học tập đa chiều, phản ánh tính toàn diện trong quátrình giáo dục

Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quanđến hai hay nhiều môn học "“Tích hợp" thường đề cập đến cách tổ chức vàphương pháp dạy học, trong khi "liên môn" liên quan đến nội dung kiến thức vàchương trình học Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liênmôn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách vàhướng tới mục tiêu tích hợp [23]

Các chủ đề tích hợp liên môn thường xoay quanh các hiện tượng hoặc vấn đề

có liên quan đến nhiều môn học khác nhau và yêu cầu sự kết hợp của các kiến

Trang 22

thức và kỹ năng từ những lĩnh vực đó để giải quyết hoặc nghiên cứu về vấn đề

đó Ví dụ: Trong động cơ và máy phát điện, chúng ta cần kết hợp kiến thức vềVật lí và Công nghệ để hiểu cách chúng hoạt động; trong nguồn điện hóa học,kiến thức về Vật lí và Hóa học được tích hợp để giải quyết các vấn đề liên quanđến điện hóa; Lịch sử và Địa lí có thể liên kết để nghiên cứu về chủ quyền biển,đảo; và việc kết hợp kiến thức Ngữ văn và Giáo dục công dân có thể hỗ trợ trongviệc giảng dạy về giáo dục đạo đức và lối sống của các cá nhân.…Sự kết hợpnày là những cách tốt để phát triển kiến thức toàn diện và giúp HS thấy được sựliên quan và ứng dụng của kiến thức trong thực tế [23]

Dạy học tích hợp là một phương pháp giáo dục hướng đến việc phát triểnnăng lực cho HS, giúp họ có khả năng giải quyết hiệu quả các tình huống thực tếbằng cách kết hợp và áp dụng các kiến thức, kỹ năng từ nhiều lĩnh vực khácnhau GV sẽ tích hợp nội dung giáo dục vào các môn học sẵn có bằng cách tổchức và hướng dẫn các hoạt động học tập Trong quá trình này, HS không chỉhọc cách thu thập, lựa chọn và xử lý thông tin mà còn phải trở nên chủ độngtrong việc đặt ra các vấn đề và áp dụng kiến thức và kỹ năng để giải quyết cáctình huống liên quan đến học tập và cuộc sống hàng ngày Điều này giúp đảmbảo rằng mỗi HS có khả năng áp dụng kiến thức họ học được trong nhà trườngvào các tình huống mới và khó khăn, từ đó trở thành một công dân trách nhiệm

và một người lao động có năng lực Dạy học tích hợp yêu cầu việc học phải liênquan đến thực tế cuộc sống và nối kết với các tình huống thực tiễn Do đó, tíchhợp phải thể hiện trong cả nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và

tổ chức hình thức dạy học

Hình thức dạy học tích hợp có thể được chia thành các loại khác nhau Theotác giả Mai Sỹ Tuấn:

Trang 23

+ Tích hợp nội môn (Intradisciplinary): là tích hợp giữa các mảng kiến thứckhác nhau trong cùng một môn học Trong hình thức này, yêu cầu trang bị kiếnthức được kết hợp với việc rèn luyện kỹ năng Nội dung của nhiều kiến thứchoặc nhiều kỹ năng được lồng vào nhau trong cùng một chủ đề, một chươnghoặc một bài học Ví dụ trong môn Hóa học, khi dạy bài "Hợp chất của cacbon(CO2)", GV thường tích hợp với nội dung về Hiệu ứng nhà kính.

+ Tích hợp đa môn (Multidisciplinary): là hình thức dạy học theo các mônhọc riêng biệt, nhưng các môn này đều xoay quanh một chủ đề chung Ví dụ, chủ

đề "Phòng chống tác hại của thuốc lá" liên quan đến các môn như Hóa học, Sinhhọc, Giáo dục công dân v.v Mọi môn đều thảo luận về chung một chủ đề

+ Tích hợp liên môn (Interdisciplinary): Tích hợp phối hợp kiến thức củanhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống, tạo ra những kết nốigiữa nhiều môn học; ở mức thấp là liên hệ kiến thức được dạy với những kiếnthức có liên quan trong dạy học; ở mức cao là xây dựng các môn học tích hợp + Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary): Tích hợp này đưa vào nội dungchương trình của nhiều môn học một số chủ đề quan trọng Nội dung và kỹ năngđược tích hợp xuyên suốt nhiều môn học Điều này giúp phát triển năng lực của

HS thông qua nhiều môn học và liên quan đến thực tế Phương pháp học tập dựatrên dự án có thể là một cách hiệu quả để thực hiện tích hợp xuyên môn, nơi HS

áp dụng kiến thức từ nhiều môn học để giải quyết các vấn đề thực tế Ví dụ về

dự án "Nước trong cuộc sống", trong đó HS sử dụng kiến thức từ nhiều môn họcnhư Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý, v.v để nghiên cứu và trả lời các câu hỏiliên quan đến chủ đề nước

* Khái niệm dạy học môn tích hợp

Tại mức độ thấp hơn, dạy học tích hợp chỉ đơn giản là việc lồng ghép cácnội dung dạy học liên quan vào một quá trình dạy học đã có sẵn Điều này có

Trang 24

nghĩa là việc đưa các nội dung giáo dục thiết thực và có liên quan vào những nộidung gốc của một môn học cụ thể Ví dụ, có thể lồng ghép giáo dục đạo đức,giáo dục pháp luật, hoặc giáo dục về chủ quyền quốc gia trong biên giới, biển,đảo vào nội dung giảng dạy của các môn học như địa lý, sinh học, vật lý, hóahọc, toán, ngoại ngữ, giáo dục công dân và nhiều môn khác Việc này giúp tạo ra

sự kết nối giữa các môn học và thực tế cuộc sống, giúp HS thấy được mối liênquan giữa kiến thức họ học và cách áp dụng nó trong cuộc sống hàng ngày Điềunày cũng giúp tăng cường sự hiểu biết và nhận thức của HS về những vấn đềquan trọng như giáo dục đạo đức, quyền lợi pháp lý, bảo vệ môi trường, an toàngiao thông và nhiều vấn đề khác

Mức độ tích hợp cao hơn đòi hỏi việc xử lí các nội dung kiến thức phải diễn

ra trong mối quan hệ tương tác với nhau Điều này giúp HS có khả năng vậndụng một cách hiệu quả tất cả kiến thức họ đã học để giải quyết các vấn đề tronghọc tập và cuộc sống thường ngày Đồng thời, việc tích hợp cao cấp cũng giúp

HS tránh được việc phải học lại nhiều lần cùng một kiến thức ở các môn họckhác nhau

Một khía cạnh đáng chú ý của tích hợp liên môn là việc tạo ra các môn họchoàn toàn mới so với các môn truyền thống đã có Các môn học này có nội dungđan xen với nhau mà không giới hạn bởi lĩnh vực khoa học cụ thể Ví dụ, mônKHTN có thể được tích hợp từ các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học Tích hợpliên môn đòi hỏi HS phải tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực khoa học khácnhau để giải quyết một vấn đề cụ thể

Như vậy, việc thực hiện dạy học tích hợp đóng vai trò quan trọng trong việcphát triển và trưởng thành của HS, giúp họ chuẩn bị cho tương lai và vai trò quantrọng của họ trong xã hội và đất nước

Trang 25

Dạy học tích hợp là một hướng tiếp cận giáo dục mà nó không chỉ tập trungvào việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng từ một môn học cụ thể, mà còn hướngđến việc tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau để giảiquyết các nhiệm vụ học tập và các vấn đề thực tế trong cuộc sống Qua việc tíchhợp nội dung dạy học và sử dụng phương pháp học tập phù hợp, dạy học tíchhợp giúp HS phát triển những kiến thức, kỹ năng mới và nâng cao năng lực của

họ trong việc giải quyết các tình huống và vấn đề khó khăn Điều này giúp HStrở thành những người học tập tự chủ và có khả năng áp dụng kiến thức vào thực

tế cuộc sống

Dạy học tích hợp là một triển vọng giáo dục, trong đó nội dung học tập liênkết giữa các lĩnh vực khoa học hoặc giữa các môn học, tập trung vào các chủ đềthực tế và phức tạp Mục tiêu của dạy học tích hợp là phát triển khả năng ứngdụng kiến thức từ các lĩnh vực khoa học và môn học khác nhau để giải quyết cácvấn đề phức tạp trong thực tế Nội dung dạy học tích hợp đòi hỏi sử dụng cácphương pháp dạy học phức tạp Điều quan trọng là đặc điểm chính của dạy họctích hợp bao gồm:

+ Nội dung học tập không giới hạn bởi một môn học cụ thể, mà thay vào đó

là một sự kết hợp phức tạp của kiến thức từ nhiều lĩnh vực khoa học và các mônhọc khác nhau

+ Tập trung vào các tình huống thực tiễn

+ Xem xét đối tượng học tập từ nhiều góc độ và phương pháp tiếp cận khácnhau

Trang 26

Như vậy: môn học tích hợp là sự kết hợp và liên kết giữa các môn học khácnhau như Vật lý, Hóa học và Sinh học, và nội dung chính của môn học tích hợpthường bao gồm kiến thức từ các môn học này Điều này giúp HS thấy được mốiquan hệ và tương tác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau, từ đó phát triển khảnăng áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế phức tạp.

1.3.2 Năng lực dạy học tích hợp của GV

Năng lực dạy học tích hợp của GV là khả năng tạo ra các chương trình vàchủ đề dạy học tích hợp, cũng như khả năng tổ chức các hoạt động dạy học, đánhgiá và kiểm tra hiệu quả để phát triển năng lực toàn diện của HS Để trở thànhmột GV giỏi trong các môn khoa học, người đó cần phải có kiến thức sâu về cáclĩnh vực khoa học và đồng thời hiểu rõ về các phương pháp dạy học - học tậpphù hợp với môn học đó

Cấu trúc năng lực dạy học tích hợp bao gồm các thành phần sau [4]:

- Năng lực phân tích khả năng dạy học tích hợp:

+ Nhận biết sự tầm quan trọng của dạy học tích hợp trong môi trường giáo dục

+ Trình bày và phân tích bản chất và xu hướng của dạy học tích hợp

+ Lựa chọn các nội dung tích hợp phù hợp để tạo thành một bài học hoặcmột chủ đề

+ Sử dụng kiến thức từ nhiều lĩnh vực khoa học, môn học khác nhau như Vật

lý, Sinh học, Toán học, Hóa học, để xác định nội dung tích hợp

+ Áp dụng các kiến thức về dạy học tích hợp để thiết kế chương trình mônhọc, và có khả năng xây dựng ma trận thể hiện nội dung tích hợp trong chươngtrình môn học

- Năng lực thiết kế và thực hiện dạy học tích hợp:

Trang 27

+ Lựa chọn phương pháp dạy học và hình thức phù hợp với nội dung kiếnthức tích hợp.

+ Soạn và triển khai kế hoạch dạy học tích hợp

+ Xác định các điều kiện cần thiết để thực hiện dạy học tích hợp

+ Thực hiện kế hoạch dạy học tích hợp một cách sáng tạo và độc lập

- Năng lực kiểm tra và đánh giá trong dạy học tích hợp:

+ Kết hợp sử dụng các loại kiểm tra và đánh giá khác nhau để đo lường hiệuquả của dạy học tích hợp

+ Sử dụng một loạt các công cụ kiểm tra và đánh giá để đánh giá năng lựccủa HS trong nhiều khía cạnh khác nhau

1.4 Môn KHTN trong chương trình GDPT 2018

1.4.1 Một số nét cơ bản về CT GDPT 2018

Chương trình GDPT, được công bố cùng với Thông tư số BGDĐT ngày 26/12/2018 và được đặt ra như một phần quan trọng của Chươngtrình GDPT 2018, đề cập đến một loạt quan điểm và mục tiêu quan trọng:

- Mục tiêu chương trình GDPT được chú trọng để cụ thể hóa mục tiêu củaGDPT nói chung Chương trình này nhấn mạnh mục tiêu giúp HS thực sự trởthành chủ nhân của kiến thức, có khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng mộtcách hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày, và có khả năng tự học suốt đời Nócũng hướng đến việc giúp HS xác định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, phát triểncác mối quan hệ xã hội một cách hài hòa, và phát triển cá tính và nhân cách, từ

đó tạo ra cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp vào sự phát triển của đất nước vàtoàn nhân loại

- Chương trình giáo dục THCS tiếp tục xây dựng trên những phẩm chất vànăng lực đã hình thành và phát triển ở cấp tiểu học Nó hướng đến việc tự điềuchỉnh bản thân của HS dưới sự hướng dẫn của các tiêu chuẩn xã hội chung,

Trang 28

khuyến khích họ áp dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn thiện trithức và kỹ năng của mình Ngoài ra, chương trình cung cấp một hiểu biết sơ bộ

về các lĩnh vực nghề nghiệp và khuyến khích ý thức hướng nghiệp, giúp HSquyết định liệu họ nên tiếp tục học lên cấp THPT, theo học các nghề nghiệp cụthể, hoặc tham gia vào thế giới lao động

- Chương trình GDPT đặt ra các yêu cầu quan trọng về phẩm chất và nănglực của HS:

Phẩm chất: Chương trình GDPT góp phần hình thành và phát triển cho HSnhững phẩm chất chủ yếu như trung thực, lòng yêu nước, tính chăm chỉ, tinhthần nhân ái, và trách nhiệm

Năng lực cốt lõi: Chương trình GDPT thúc đẩy sự hình thành và phát triểncủa các năng lực cốt lõi, bao gồm:

Những năng lực chung: Được phát triển thông qua tất cả các môn học vàhoạt động giáo dục, như năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự chủ

và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác

Những năng lực đặc thù: Được hình thành chủ yếu thông qua một số mônhọc cụ thể và hoạt động giáo dục, bao gồm năng lực tin học, năng lực công nghệ,năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học, năng lực thẩm mĩ, năng lực tính toán, vànăng lực thể chất

Ngoài ra, chương trình GDPT còn có vai trò quan trọng trong việc pháthiện và phát triển các tài năng và năng khiếu riêng của HS

* Chương trình GDPT mới và chương trình GDPT hiện hành có một số điểmkhác biệt quan trọng sau [20]:

- Phương pháp xây dựng chương trình: đảm bảo HS được học những kiếnthức kĩ năng để thành công, tiến trình xây dựng chương trình đảm bảo logic hơn

- Mục tiêu giáo dục:

Trang 29

Chương trình GDPT mới: tập trung vào việc phát triển năng lực và phẩmchất của HS, đặc biệt là các năng lực cốt lõi như năng lực giải quyết vấn đề, nănglực tự học, giao tiếp, và hợp tác Mục tiêu là giúp HS trở thành người tự học suốtđời, có sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực, và có khả năng ứng dụng kiến thức vàocuộc sống thực tế Chương trình GDPT tổng thể giáo dục, hình thành và pháttriển cho HS 5 phẩm chất (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm)

và 10 năng lực cốt lõi (3 năng lực chung và 7 năng lực chuyên môn) Các nănglực chung gồm tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề

và sáng tạo

Năng lực chuyên môn gồm năng lực ngôn ngữ, tìm hiểu tự nhiên và xã hội,thẩm mỹ, tính toán, tin học, công nghệ và năng lực thể chất Các năng lực, phẩmchất này đều được cụ thể hóa bằng những biểu hiện cụ thể của HS cần đạt được

ở từng cấp học

Chương trình GDPT hiện hành: tập trung nhiều hơn vào việc truyền đạtkiến thức và kiến thức chuyên môn cụ thể trong từng môn học Mục tiêu chính làchuẩn bị cho HS kỳ thi tốt nghiệp THPT và sẵn sàng theo học tại các trường caođẳng và đại học

- Phương pháp giảng dạy:

Chương trình GDPT mới: khuyến khích sử dụng phương pháp giảng dạytương tác, hướng tới việc thúc đẩy sự tư duy sáng tạo, sự tự chủ, và khả nănggiải quyết vấn đề của HS Các hoạt động thực hành và dự án học tập có vai tròquan trọng Chuyển từ truyền thụ kiến thức thụ động sang hình thành phẩm chất,năng lực cho người học Phương pháp giáo dục không còn lối dạy truyền thụkiến thức một chiều, thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép như truyền thống

GV không chỉ là người khơi gợi, hướng dẫn để HS tự khám phá ra ý nghĩa bài

Trang 30

học GV phải tổ chức, động viên HS hoạt động, trao đổi nhóm, nói lên ý nghĩ củamình

Chương trình GDPT hiện hành: thường dựa vào việc trình bày thông tin vàgiảng dạy theo mô hình truyền thống, tập trung vào việc chuẩn bị cho HS kỳ thicuối kỳ

- Đánh giá:

Chương trình GDPT mới: tạo điều kiện cho đánh giá đa dạng, bao gồm cảđánh giá theo dự án, đánh giá năng lực, và đánh giá quá trình học tập Mục tiêu

là đánh giá toàn diện khả năng và phẩm chất của HS

Chương trình GDPT hiện hành: thường sử dụng đánh giá dựa trên kỳ thitrắc nghiệm và bài kiểm tra cuối kỳ

- Nội dung giáo dục:

Chương trình GDPT mới: có nội dung đa dạng hơn, tích hợp kiến thức từnhiều lĩnh vực và môn học Các chủ đề phức tạp và thực tiễn có vai trò quantrọng

Chương trình GDPT hiện hành: thường tách biệt nội dung giáo dục theotừng môn học, ít tích hợp kiến thức và chú trọng đến kiến thức chuyên môn Những thay đổi này đánh dấu sự tiến bộ trong quá trình cải cách giáo dục

và hướng tới việc phát triển toàn diện cho HS, chứ không chỉ là việc truyền đạtkiến thức

1.4.2 Yêu cầu dạy học môn KHTN

Chương trình GDPT 2018 đã đưa ra các quy định cụ thể về việc tích hợpmôn học KHTN, bao gồm các môn Lý, Hóa, Sinh học, thành môn học KHTNduy nhất Các kiến thức và kỹ năng liên quan đến Vật lý, Hóa học, và Sinh họcđược kết hợp và tổ chức theo các chủ đề hoặc mạch nội dung cụ thể Những chủ

đề này thường liên quan đến các khía cạnh quan trọng của thế giới tự nhiên, như

Trang 31

sự biến đổi của chất, hệ thống vật sống, năng lượng và quá trình biến đổi nănglượng, cấu trúc Trái đất và các hiện tượng thiên văn.

Chương trình KHTN không chỉ nhấn mạnh việc truyền đạt các kiến thức cơbản mà còn tập trung vào việc hiểu sâu hơn về các nguyên tắc và quy luật chungcủa thế giới tự nhiên Nó thể hiện tính tương tác, sự đa dạng, và mối quan hệ hệthống giữa các yếu tố trong tự nhiên Chương trình này cũng đặt ra vai trò củaKHTN trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và trong việc bảo vệ và sử dụngtài nguyên thiên nhiên một cách bền vững

Lĩnh vực KHTN tập trung vào việc nghiên cứu và khám phá các yếu tố liênquan đến sự tồn tại, vận động, và các thuộc tính cơ bản của thế giới tự nhiên.Chính vì vậy, môn học KHTN thường tích hợp các nguyên lý và khái niệm chung

về thế giới tự nhiên từ đầu đến cuối mạch nội dung

Môn KHTN bao gồm một bộ kiến thức và kỹ năng liên quan đến việc nghiêncứu và hiểu rõ bản chất của các sự vật và hiện tượng cấu thành hành tinh và môitrường chung quanh chúng ta Các kiến thức này liên quan đến các thuộc tính vàtác động thường xuyên của thế giới tự nhiên và đóng góp vào cuộc sống và tồn tạicủa loài người Các chủ đề cốt lõi trong lĩnh vực KHTN đáp ứng mục tiêu này baogồm:

+ Thuộc tính vật lý, hóa học, và sinh học của các đối tượng hiện tượng từ cáccấp độ nhỏ nhất như nguyên tử và phân tử, đến các cấp độ lớn hơn như cơ quan,

cơ thể, quần thể, quần xã, và các hệ sinh thái khác nhau trên Trái Đất, bao gồmsinh quyển, khí quyển, thủy quyển và thạch quyển

+ Mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên xung quanh, bao gồm tácđộng của con người lên môi trường và cách con người tương tác với các yếu tố tựnhiên

Trang 32

Các chủ đề này được tích hợp vào nội dung dạy học KHTN và yêu cầu GVdạy KHTN phải có kiến thức chuyên môn đáp ứng cả yêu cầu giáo dục cơ bản vàkiến thức chuyên sâu để giảng dạy hiệu quả Điều này đòi hỏi GV nắm vững cácphân môn cụ thể để có thể đạt được kết quả học tốt cho HS.

Nội dung kiến thức trong môn KHTN bao gồm:

Chất và sự biến đổi chất: bao gồm việc hiểu về cấu trúc của chất, quá trìnhchuyển hóa hóa học và nhiều khía cạnh liên quan

Vật sống: bao gồm tất cả về các yếu tố về sự sống, từ tế bào và các sinh vậtngoài thiên nhiên, đến quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản, di truyền, tiếnhóa và nhiều khía cạnh khác

Năng lượng và sự biến đổi: liên quan đến việc đo lường năng lượng, hiểu vềlực và chuyển động, sự tương tác của năng lượng trong cuộc sống, ánh sáng, âmthanh, điện và từ

Trái Đất và bầu trời: đề cập đến hiểu biết về hành tinh Trái Đất và các hiệntượng vũ trụ liên quan đến bầu trời

Dạy học tích hợp trong môn KHTN đòi hỏi một phương pháp giảng dạy linhhoạt và sáng tạo để phát triển phẩm chất và năng lực của HS Các phương phápgiáo dục chủ yếu được sử dụng trong dạy học KHTN bao gồm:

+ Tổ chức chuỗi hoạt động tìm tòi và khám phá tự nhiên: GV tạo điều kiệncho HS tham gia vào các hoạt động tìm hiểu và khám phá về thế giới tự nhiên.Đây có thể là việc tiến hành các thí nghiệm, quan sát mẫu vật, hoặc thậm chí đingoài thiên nhiên để tìm hiểu và khám phá

+ Dạy học dự án: HS được khuyến khích tham gia vào các dự án học tập liênquan đến KHTN Điều này giúp họ áp dụng kiến thức và kỹ năng vào việc nghiêncứu và giải quyết vấn đề cụ thể

Trang 33

+ Bài tập tình huống: GV sử dụng các tình huống thực tế trong đời sống để

HS hiểu sâu hơn về các khái niệm và nguyên lý khoa học

+ Dạy học thực hành và khảo sát thực tế: HS được thực hành các thí nghiệmhoặc khảo sát các hiện tượng thực tế để áp dụng kiến thức vào thực tế

Tất cả các hoạt động này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV, nhằmthúc đẩy HS trở thành người học chủ động, tích cực, và tự mình xây dựng kiếnthức Đồng thời, việc sử dụng các phương pháp đánh giá quá trình giúp đánh giá

sự tiến bộ của HS theo cách tập trung vào quá trình học tập cá nhân và sự hợp tácnhóm [19]

Hình thức tổ chức dạy học trong môn KHTN bao gồm sử dụng các phươngtiện trực quan như video, tranh, hình ảnh vô hình, thí nghiệm ảo, và việc quan sátcác mẫu vật thực tế Ngoài ra, dạy học KHTN thường thông qua thực hành trongphòng thí nghiệm, ngoài thiên nhiên, và dự án học tập để tìm hiểu về thế giới tựnhiên

Hình thức tổ chức dạy học tích hợp trong môn KHTN có thể được thực hiệndưới hai hình thức chính Thứ nhất là tích hợp của tất cả các môn học, trong đókiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực khoa học được kết hợp để giải quyết cácvấn đề phức tạp Thứ hai là xây dựng môn học tích hợp mới, trong đó mục tiêu,nội dung, phương pháp dạy học, tổ chức thi, kiểm tra, và đánh giá giáo dục đềuđược thiết kế để thể hiện tích hợp giữa các môn học [19]

1.4.3 Những thách thức đối với GV khi dạy CT môn KHTN

Theo Chương trình GDPT hiện hành, các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học bậcTHCS là riêng biệt Nhưng từ năm học 2021 - 2022, ở lớp 6, các môn học nàyđược tích hợp thành môn chính là: KHTN Môn KHTN được thể hiện qua việcsắp xếp các nội dung kiến thức của 3 môn học riêng rẽ trước đây: Vật lý, Hóahọc, Sinh học dựa trên các nguyên lý và khái niệm chung của tự nhiên; chương

Trang 34

trình chú trọng hoạt động thực hành, thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm; pháttriển năng lực của người học, đồng thời có thêm một số chủ đề liên môn, tíchhợp Điều này gây ra không ít xáo trộn cho CBQL, GV, HS phải thay đổi thóiquen từ PPDH đơn môn sang tích hợp liên môn, đến việc sắp xếp thời khóa biểusao cho không làm đứt mạch kiến thức và cách kiểm tra, đánh giá

Những thách thức mới cho các cơ sở giáo dục cũng như đội ngũ GV khithực hiện CT GDPT 2018 là tổ chức dạy tích hợp Bên cạnh khó khăn về thiếu

GV, CSVC thì quá trình thực hiện CT GDPT năm 2018 đã nảy sinh một số tháchthức làm cho nhiều CBQL, GV băn khoăn về chất lượng giáo dục: công tác bồidưỡng, tập huấn chưa kịp thời; đội ngũ GV chưa đồng bộ về cơ cấu bộ môn; GVđược phân công giảng dạy KHTN đối mặt với nhiều thách thức do chỉ được đàotạo đơn môn hoặc phải dạy kiêm nhiệm môn mới chưa được đào tạo chính quy Môn KHTN được thiết kế theo chủ đề thuộc các phân môn đan xen nhau.Trong khi nhiều GV chưa được bồi dưỡng chứng chỉ dạy học tích hợp nên việcgiảng dạy các môn học này phải tổ chức nhiều phương thức khác nhau Các nhàtrường đã thực hiện dạy môn KHTN theo 3 phương thức dạy học

Phương thức 1 là dạy học đồng thời: dạy đồng thời các phân môn vật lý (1tiết/tuần), hóa học (1 tiết/tuần) và sinh học (2 tiết/tuần) đối với lớp 6, 7 như dạycác môn học trước đây Vì thế, môn KHTN lớp 6 có 3 GV dạy tương ứng vớiphân môn Vật lý, Hóa học và Sinh học đảm nhiệm.Việc dạy song song khôngđảm bảo được mạch kiến thức

Phương thức 2 là dạy học theo tuyến tính: chủ đề sinh học thì GV sinh dạy,chủ đề vật lý GV vật lý dạy, chủ đề hóa học do GV hóa dạy, với thời lượng 4tiết/tuần… Phương thức này đảm bảo được mạch kiến thức nhưng thời khóa biểucủa trường phải đổi liên tục, gây rối cho GV Có thời điểm GV dạy quá tải số tiếtlên tới 30 tiết/ tuần rất vất vả cho GV và khó sắp xếp dạy trên thời khóa biểu Cả

Trang 35

2 phương thức này đều khó khăn vất vả cho quá trình kiểm tra đánh giá HS Đềkiểm tra giữa kỳ sẽ có 3 bộ môn, nên khi xây dựng đề cả 3 GV phải cùng nhauhợp tác ra đề, chia câu hỏi theo tỷ lệ % nội dung giảng dạy.

Phương thức 3 là phân công cho một GV giảng dạy cả 3 phân môn Cáchnày thuận lợi cho nhà trường, GV dễ chấm điểm, nhập điểm… nhưng bất cập là

GV chưa đủ kiến thức, tự tin giảng dạy, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.Chương trình được dạy theo các nội dung trong SGK, dẫn đến có phân môn kếtthúc sớm, ở năm học tiếp theo HS không còn nhớ nhiều kiến thức ở phân mônnày gây khó khăn cho việc dạy của GV

Cả ba phương thức đều rắc rối, khiến GV quá tải, gây thiệt thòi cho HS Họcxong các chủ đề hóa học đầu lớp 7 (5 tuần), sau đó không học nữa, đến năm lớp

8 mới học lại hóa sẽ khó cho HS

Nhà trường rất đau đầu trong việc bố trí sắp xếp GV, bởi thời khóa biểuxáo trộn liên tục Nếu trước đây một năm học chỉ sắp thời khóa biểu khoảng 2lần thì hiện nay 1 - 2 tuần là phải thay thời khóa biểu GV chưa được đào tạo bàibản, có hệ thống dạy môn tích hợp nên trước mắt các nhà trường phân công GVdạy các phân môn theo chuyên ngành đào tạo

Đây cũng là thách thức chung với thầy và trò cả nước, yêu cầu sự sáng tạo,chủ động của thầy cô giáo từng đơn vị, do đó tùy điều kiện từng trường để có kếhoạch dạy học phù hợp, đảm bảo thực hiện mục đích, nội dung chương trình học.1.5 Bồi dưỡng năng lực dạy học môn KHTN cho GV

1.5.1 Khái niệm bồi dưỡng năng lực dạy học

Năng lực dạy học là khả năng thực hiện các hoạt động dạy học bằng cách

sử dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng, và giá trị cá nhân của GV, áp dụng chúngvào các tình huống dạy học khác nhau để hiệu quả giải quyết các thách thức

Trang 36

trong quá trình dạy học và tương thích với bối cảnh thực tế Năng lực dạy họcthường được đánh giá thông qua kết quả học tập của HS.

Bồi dưỡng năng lực có thể hiểu là quá trình tự cập nhật kiến thức, kỹnăng, và thái độ để nâng cao năng lực, trình độ, và phẩm chất của người họctrong một lĩnh vực hoạt động mà họ đã có năng lực chuyên môn cố định Bồidưỡng năng lực dạy học là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc đàotạo GV Để đạt được mục tiêu này, GV cần nâng cao trình độ và cập nhật kiếnthức, kỹ năng thông qua nhiều hình thức đào tạo và phát triển chuyên môn của

họ trong quá trình giảng dạy

Bồi dưỡng GV hiện đang dạy các môn Vật lý, hóa học, Sinh học ở cấpTHCS nhằm mục đích GV có khả năng dạy học môn KHTN trong chương trìnhGDPT [19]

Cải thiện kiến thức chuyên ngành và kỹ năng thực tiễn cho GV là mục tiêucủa quá trình đào tạo và phát triển Việc bồi dưỡng và tự cập nhật kiến thức và

kỹ năng này nhằm mục đích tăng cường phẩm chất và năng lực chuyên môncũng như năng lực thực hành của GV trong lĩnh vực GDPT Điều này giúp đápứng hiệu quả hơn các yêu cầu của GDPT và đáp ứng các tiêu chuẩn nghề nghiệpcủa GV cơ sở GDPT [5]

Rút ra được vị trí của chương trình môn KHTN trong chương trình GDPTnăm 2018 và mối quan hệ của nó với các môn học khác Phân tích được các yêucầu về phẩm chất và năng lực cần đạt trong chương trình KHTN, cung cấp ví dụ

về nội dung và phương pháp dạy học Xác định các chủ đề kiến thức cốt lõi vàgiải thích các nội dung mới Đánh giá các khái niệm và nguyên lý chung có trongchương trình KHTN

Phân tích các phương pháp dạy học đặc trưng và ưu việt có thể áp dụngtrong dạy KHTN để phát triển phẩm chất và năng lực cho HS Cung cấp ví dụ

Trang 37

minh họa khi dạy một chủ đề hoặc nội dung Đề xuất các phương pháp phù hợp

để phát triển năng lực HS cho từng chủ đề cụ thể

Phân tích các hình thức, phương pháp và kỹ thuật kiểm tra và đánh giáphẩm chất và năng lực của HS Xác định các phương tiện và tài liệu hỗ trợ dạyhọc môn KHTN

Liên hệ các khía cạnh thực tế và chọn lựa các chủ đề tích hợp phù hợp vớitrình độ của HS và điều kiện địa phương [19]

1.5.2 Các cách thức của việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV

1.5.2.1 Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn:

Tổ chuyên môn đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhậnthức chuyên môn của GV Vào đầu năm học, dựa trên trình độ chuyên mônnghiệp vụ và phẩm chất của GV, Hiệu trưởng có thể bổ nhiệm tổ trưởng và tổphó cho tổ chuyên môn Tổ chuyên môn thường tổ chức cuộc họp hai lần mộttháng, trong đó, nội dung của các cuộc họp chuyên môn tập trung vào các vấn đềnhư:

+ Trao đổi về nội dung và phương pháp soạn giảng

+ Tổ chức thao giảng về các chuyên đề liên quan

+ Hướng dẫn GV thực hiện nghiên cứu về bài học

+ Tìm hiểu và giải quyết các khía cạnh khó khăn trong quá trình giảng dạy Những cuộc họp này giúp GV cùng nhau thảo luận, chia sẻ kiến thức và kinhnghiệm, cũng như cung cấp sự hỗ trợ và hướng dẫn trong việc phát triển chuyênmôn và nghiệp vụ giảng dạy Tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong việcxây dựng môi trường học tập chất lượng và nâng cao hiệu suất của GV trongviệc đảm bảo chất lượng giáo dục

1.5.2.2 Thông qua sinh hoạt cụm chuyên môn

Trang 38

Cụm chuyên môn là một tập hợp các GV có cùng chuyên môn, được tổ chức

và thành lập bởi Phòng GD&ĐT Các GV tham gia vào hoạt động cụm chuyênmôn theo kế hoạch được đề ra Nội dung của các hoạt động chuyên môn trongcụm thường xoay quanh các chủ đề mà các GV trong cụm đề xuất hoặc theo kếhoạch của Phòng GD&ĐT

Cụm chuyên môn là nơi các GV cùng nhau thảo luận, trao đổi, và học hỏi lẫnnhau về các chuyên đề chuyên môn Đây là cơ hội để các GV chia sẻ kiến thức,kinh nghiệm, và phương pháp giảng dạy hiệu quả Các hoạt động trong cụmchuyên môn giúp cải thiện năng lực chuyên môn của các GV và áp dụng chúngvào công việc giảng dạy để đạt được hiệu suất tốt hơn trong việc truyền đạt kiếnthức cho GV

1.5.2.3 Thực hiện bồi dưỡng tập trung:

Việc thực hiện bồi dưỡng tập trung là một phần quan trọng của quá trình pháttriển chuyên môn và nghiệp vụ cho GV Cách thực hiện bồi dưỡng tập trung: + Hướng dẫn GV tự học: Cung cấp cho GV các tài liệu học tập, sách giáotrình, tài liệu tham khảo, và tài liệu chuyên môn để họ tự học và nghiên cứu Hỗtrợ GV xây dựng kế hoạch tự học hiệu quả để nắm vững kiến thức mới

+ Thực hành và hệ thống hóa kiến thức: Tạo cơ hội cho GV thực hành kiếnthức mà họ học được trong lớp học Điều này có thể bao gồm việc tổ chức cácbuổi thực tế, thí nghiệm, hoặc thảo giảng về những chủ đề cụ thể Hỗ trợ GV xâydựng sự hiểu biết sâu rộng về kiến thức chuyên môn

+ Giải đáp thắc mắc: Đảm bảo rằng GV có cơ hội đặt ra các câu hỏi và thắcmắc về kiến thức chuyên môn của họ Hỗ trợ GV trong việc tìm kiếm câu trả lời

và giải quyết những khúc mắc về kiến thức

Trang 39

+ Hướng dẫn nội dung bồi dưỡng: Xác định những nội dung cụ thể mà GVcần được bồi dưỡng và phát triển Tạo ra các kế hoạch và chương trình đào tạotập trung vào những nội dung này.

+ Trao đổi và chia sẻ: Tạo cơ hội cho GV gặp gỡ và trao đổi với nhau về cácvấn đề chuyên môn và nghiệp vụ Các buổi họp, cuộc trò chuyện, và nhóm thảoluận có thể giúp GV học hỏi và chia sẻ kiến thức với nhau

+ Rèn luyện kỹ năng thực hành: Đảm bảo rằng GV có cơ hội thực hành và

áp dụng kiến thức và kỹ năng mới trong lớp học thực tế Hỗ trợ GV trong việcphát triển kỹ năng giảng dạy và quản lý lớp học

Bồi dưỡng tập trung giúp GV nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ,

từ đó cải thiện chất lượng giảng dạy và hỗ trợ sự phát triển của HS

1.5.2.4 Thực hiện bồi dưỡng từ xa:

Thực hiện bồi dưỡng từ xa là một phần quan trọng của việc phát triển nănglực và kiến thức chuyên môn cho GV Dưới đây là cách thực hiện bồi dưỡng từ

xa bằng việc tăng cường ứng dụng CNTT

+ Xác định mục tiêu và yêu cầu: Trước khi bắt đầu chương trình bồi dưỡng

từ xa, xác định rõ mục tiêu và yêu cầu cần đạt Điều này giúp định hình chươngtrình và nội dung đào tạo

+ Lựa chọn các công cụ và ứng dụng CNTT: Chọn các công cụ và ứng dụngCNTT phù hợp để tổ chức buổi học trực tuyến và tập huấn từ xa Các tùy chọnbao gồm video họp trực tuyến, nền tảng học trực tuyến, phần mềm học tập từ xa,

và các ứng dụng hợp nhất

+ Phát triển nội dung học tập trực tuyến: Xây dựng nội dung học tập và tậphuấn dựa trên nền tảng CNTT Đảm bảo rằng nội dung đáp ứng được yêu cầuchuyên môn và nghiệp vụ của GV

+ Tổ chức buổi học trực tuyến: Tạo lịch trình và tổ chức các buổi học trực

Trang 40

tuyến theo định kỳ Đảm bảo rằng GV có đủ tài liệu và hỗ trợ kỹ thuật để thamgia vào buổi học một cách thuận lợi.

+ Tương tác và hỗ trợ: Đảm bảo rằng có sự tương tác giữa GV và ngườihướng dẫn hoặc người dạy trong suốt quá trình học Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật vàgiải đáp thắc mắc khi cần thiết

+ Đánh giá và đánh giá: Tiến hành đánh giá và đánh giá kết quả của quá trìnhbồi dưỡng từ xa Thu thập phản hồi từ GV để cải thiện chương trình và nâng caochất lượng đào tạo

Tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động bồi dưỡng từ xa giúp tối ưuhóa việc đào tạo và đảm bảo rằng các yêu cầu về mục tiêu, nội dung và phươngpháp được thực hiện một cách hiệu quả

1.5.2.5 Thực hiện bồi dưỡng bán tập trung:

Thực hiện bồi dưỡng bán tập trung là một phương pháp kết hợp giữa việc tổchức buổi đào tạo tập trung và bồi dưỡng từ xa để nâng cao năng lực và kiếnthức chuyên môn cho GV Dưới đây là cách thực hiện phương pháp này:[6] + Xác định mục tiêu bồi dưỡng: Trước khi bắt đầu chương trình, xác định rõmục tiêu và yêu cầu cần đạt cho buổi bồi dưỡng Điều này giúp định hình nộidung và phương pháp đào tạo phù hợp

+ Lên kế hoạch tổ chức buổi học tập tập trung: Chọn địa điểm và thời gianphù hợp để tổ chức buổi học tập tập trung Đảm bảo rằng tất cả các GV tham gia

có thể tham dự buổi học một cách thuận lợi

+ Phát triển nội dung học tập: Xây dựng nội dung học tập dựa trên mục tiêubồi dưỡng và yêu cầu chuyên môn của GV Đảm bảo rằng nội dung đáp ứngđược các mục tiêu được đề ra

+Tổ chức buổi học tập tập trung: Thực hiện buổi học tập tập trung với sựtham gia chủ động của các GV Sử dụng các phương pháp giảng dạy hiệu quả để

Ngày đăng: 16/03/2024, 01:25

w