1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BTN Kinh tế lao động TRÌNH BÀY CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP Ở VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ DOANH NGHIỆP

32 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Chính Sách Thuế Thu Nhập Ở Việt Nam Và Ảnh Hưởng Của Chính Sách Đến Người Lao Động Và Doanh Nghiệp
Tác giả Hoàng Vân Chi, Phạm Yến Chi, Đặng Trần Khánh Linh, Lê Hoàng Diệu Linh
Người hướng dẫn Nguyễn Phương Mai
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Lao Động
Thể loại Bài Tập Nhóm
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 100,14 KB

Cấu trúc

  • A. MỞ ĐẦU (4)
  • B. NỘI DUNG (5)
    • I. C HÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP Ở V IỆT N AM (5)
      • 1. Chính sách thuế thu nhập cá nhân (5)
        • 1.1. Khái niệm (5)
        • 1.2. Đặc điểm (5)
        • 1.3. Vai trò (6)
        • 1.4. Phạm vi áp dụng (6)
          • 1.4.1. Đối tượng nộp thuế (6)
          • 1.4.2. Thu nhập chịu thuế (7)
          • 1.4.3. Thu nhập được miễn thuế (9)
          • 1.4.4. Đối tượng được giảm thuế (11)
        • 1.5. Cách tính thuế thu nhập cá nhân (11)
          • 1.5.1. Đối với cá nhân cư trú (11)
          • 1.5.2. Đối với cá nhân không cư trú (11)
          • 1.5.3. Kỳ tính thuế (11)
        • 1.6. Ý nghĩa và tác động của thuế thu nhập cá nhân (12)
      • 2. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (13)
        • 2.1. Khái niệm (13)
        • 2.2. Đặc điểm (13)
        • 2.3. Vai trò (13)
        • 2.4. Phạm vi áp dụng (14)
          • 2.4.1. Đối tượng áp dụng (14)
          • 2.4.2. Thu nhập chịu thuế (15)
          • 2.4.3. Một số thu nhập được miễn thuế (16)
          • 2.4.4. Kỳ tính thuế (18)
        • 2.5. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp (18)
        • 2.6. Ưu đãi về thuế suất (20)
        • 2.7. Ý nghĩa và tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp (24)
    • II. Ả NH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ DOANH NGHIỆP (24)
      • 1. Đối với người lao động (24)
        • 1.1. Tích cực (24)
        • 1.2. Tiêu cực (25)
      • 2. Đối với doanh nghiệp (25)
        • 2.1. Tích cực (25)
        • 2.2. Tiêu cực (27)
  • C. KẾT LUẬN (30)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (31)

Nội dung

Chính sách thuế thu nhập luôn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính của một quốc gia và ảnh hưởng đến nền kinh tế, xã hội và chính trị. Ở Việt Nam, một đất nước đang trải qua sự phát triển nhanh chóng và sự biến đổi đáng kể trong thập kỷ gần đây, những bộ luật, chính sách về thuế thu nhập đã có những ảnh hưởng nhất định và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đảm bảo sự công bằng và thuận lợi cho cả người lao động và doanh nghiệp.

NỘI DUNG

C HÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP Ở V IỆT N AM

1 Chính sách thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản tiền mà cá nhân phải nộp vào ngân sách nhà nước theo nguyên tắc bắt buộc, không hoàn trả khi phát sinh thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật.

Thuế TNCN là một loại thuế nằm trong hệ thống thuế vì vậy nó sẽ mang những đặc điểm cơ bản của thuế bao gồm:

- Tính bắt buộc: tính bắt buộc thể hiện ở chỗ, đối với người nộp thuế thì đây là nghĩa vụ nộp tiền, tài sản của họ cho nhà nước khi đủ điều kiện mà không phải là quan hệ thanh tóa Đối với các cơ quan thu thuế, khi thay mặt nhà nước thực hiện các hành vi nhất định không được phép lựa chọn thực hiện hay không thực hiện hành vi thu thuế hoặc có sự phân biệt đối xử với người nộp thuế.

- Tính không mang tính đối giá và không hoàn trả trực tiếp: bất kì chủ thể nào khi đủ điều kiện đều phải nộp thuế theo quy định bất kể họ đã nhận được một khoản lợi ích công cộng nào hay chưa Và khi họ nộp thuế vào Ngân sách nhà nước, nhà nước sẽ lấy ngân sách để chi cho việc xây dựng đường xá, cầu cống, trường học,… các thành phần trong xã hội sẽ được hưởng hững điều đó.

- Tính pháp lý cao: quy định rõ ràng về đối tượng thu thuế, đối tượng chịu thuế… trong luật và hành vi vi phạm sẽ được xem là chiếm dựng tài sản quốc gia.

Ngoài ra TNCN còn có những đặc điểm riêng như sau:

- Thuế TNCN có diện đánh thuế rất rộng.

- Thuế TNCN là thuế trực thu vì người nộp thuế và người chịu thuế là một.

- Việc đánh thuế TNCN thường được áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy tiến từng phần

- Thuế TNCN là một loại thuế có tính ổn định không cao và phức tạp vì phụ thuộc vào thu nhập của các cá nhân và sự phức tạp thể hiện qua cách tính thuế.

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, trong đó có thuế thu nhập cá nhân Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thuế thu nhập cá nhân cũng có sự gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ thuận với thu nhập bình quân đầu người, góp phần làm tăng nguồn ngân sách Nhà nước Bên cạnh đó, do việc thực hiện tự do hóa nền kinh tế thương mại nên nguồn thu từ các loại thuế xuất - nhập khẩu bị ảnh hưởng Vì vậy, thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở nên quan trọng với ngân sách Nhà nước.

Thuế TNCN đảm bảo tính công bằng trong xã hội, giảm phân hóa giàu nghèo Tại Việt Nam, sự chênh lệch giàu nghèo còn khá rõ rệt, số đông dân cư có thu nhập thấp Thông thường, thuế TNCN chỉ áp dụng với những đối tượng có thu nhập trung bình trở lên, cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh vào các cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình Do đó, mặc dù thuế TNCN chưa mang đến nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, nhưng lại có vai trò quan trọng góp phần thực hiện chính sách công bằng xã hội.

Thuế TNCN được coi như công cụ giúp điều tiết vĩ mô, kích thích tiết kiệm, đầu tư theo hướng nâng cao năng lực hiệu quả xã hội Thông qua việc điều tiết giảm bớt thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao, và phân phối lại cho những đối tượng có thu nhập thấp hơn, thuế TNCN góp phần quan trọng trong việc tăng các chế độ phúc lợi xã hội, giúp Nhà nước kiểm soát thu nhập, phát hiện thu nhập bất hợp pháp như: nhận hối lộ, tham ô, kinh doanh hàng quốc cấm, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…

Theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, đối tượng nộp thuế TNCN là các cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và các cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam Trong đó:

- Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:

+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong 1 năm dương lịch hoặc theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam Điều này có nghĩa là có sự hiện diện của cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam

+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định pháp luật về cư trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, theo hợp đồng có thời hạn thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng các điều kiện trên.

Thu nhập chịu thuế TNCN gồm các loại thu nhập sau:

- Thu nhập từ kinh doanh gồm:

+ Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

+ Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chúng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

- Thu nhập từ tiền công, tiền lương bao gồm:

+ Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

+ Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.

+ Tiền thù lao dưới các hình thức như tiền hoa hồng môi giới, tiền tham gia đề tài, dự án, tiền nhuận bút và các khoản tiền hoa hồng, thù lao khác

+ Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức.

+ Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền.

+ Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:

+ Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.

- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:

+ Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế.

+ Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

+ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác

- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:

+ Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

+ Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;

+ Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;

+ Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức

- Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:

+ Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại;

+ Trúng thưởng trong các hình thức cá cuộc, casino

+ Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác

- Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:

+ Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ;

+ Thu nhập từ chuyển giao công nghệ

- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

- Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng

Ả NH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ DOANH NGHIỆP

1 Đối với người lao động

Tạo cơ hội việc làm: Thuế thu nhập cung cấp nguồn tài chính cho chính phủ để thực hiện các dự án và dịch vụ công cộng Nhờ vào thuế này, chính phủ có thể đầu tư vào hạ tầng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, và các dự án quốc gia khác, từ đó tạo ra nhiều cơ hội làm việc cho người lao động Ngoài ra, một hệ thống thuế thu nhập hợp lý có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, mở ra nhiều con đường làm việc mới và tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động.

Bảo đảm sự công bằng giữa các cá nhân lao động trong xã hội: Tại Việt Nam, thu nhập của cá nhân có sự chênh lệch rõ rệt Nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ cho người dân có thu nhập thấp thì các quy định pháp luật, chính sách Nhà nước không áp dụng việc thu thuế thu nhập cá nhân đối với những cá nhân có thu nhập thấp, đủ trang trải cho cuộc sống bản thân và gia đình mà chỉ áp dụng việc thu thuế thu nhập cá nhân đối với đối tượng có thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế Do đó, có thể xem thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng góp phần thực hiện công bằng xã hội, đồng thời khuyến khích người giàu hơn đóng góp nhiều hơn vào ngân sách quốc gia.

Là công cụ góp phần giảm thiểu hành vi trái pháp luật: Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền phát sinh từ thu nhập chính đáng của cá nhân, do vậy, nếu khoản thu nhập nào của cá nhân phát sinh từ nguồn thu nhập bất hợp pháp như: nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế… thuế thu nhập sẽ đóng vai trò như một công cụ phát hiện những việc vi phạm pháp luật này, qua đó nâng cao nhận thức và góp phần chỉnh đốn hành vi của người lao động.

1.2 Tiêu cực Áp lực về tài chính: Bước vào thời kỳ hiện đại, nhu cầu chi tiêu và sinh hoạt đang ngày một tăng lên khiến người lao động phải tìm thêm nguồn thu nhập để bù đắp cho phần lương bị khấu trừ bởi thuế Nhiều nguồn tiêu dùng gia tăng, các mặt hàng khác nhau và dịch vụ cũng tăng cao dẫn tới áp lực về tài chính lớn dần, gây khó khăn cho người lao động.

Giảm động lực làm việc đối với người có thu nhập cao: Việc đánh thuế thu nhập thường áp dụng nguyên tắc thuế suất lũy tiến từng phần Khi thuế thu nhập tăng cao, một số cá nhân có thể cảm thấy không đủ động lực để làm việc chăm chỉ hoặc tạo ra thêm thu nhập, vì họ biết rằng một phần lớn thu nhập của họ sẽ bị thuế khấu trừ.

Thuế thu nhập không chỉ góp phần điều tiết, ổn định nền kinh tế vĩ mô của đất nước mà còn thúc đẩy, khuyến khích doanh nghiệp trong nước ngày càng phát triển hơn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tăng cường nguồn lực tài chính: Chính sách thuế giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẩy mạnh đầu tư phát triển, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Việt Nam đã từng bước giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông qua các lần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp theo đúng lộ trình đề ra, giảm từ 28% (trước năm 2009) xuống 25% (từ 01/01/2009), xuống 22% (từ 01/01/2013) và xuống 20% (từ 01/01/2016) Riêng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được áp dụng thuế suất 20% ngay từ 01/7/2013 Việc giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông tuy làm giảm đáng kể nghĩa vụ đóng góp của nhiều doanh nghiệp, nhưng đã có tác động khuyến khích kinh doanh và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tăng tích lũy, tăng đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng. Ưu đãi thuế: Các ưu đãi về thuế suất thu nhập doanh nghiệp có thể giúp giảm gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa Điều này tạo điều kiện cho họ có thêm nguồn lực để đầu tư vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh Trong đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thuế suất thông thường.

Miễn, giảm thuế: Các chính sách miễn, giảm thuế như miễn thuế lợi tức trong một số năm đầu hoạt động, giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp trong một số năm tiếp theo, cũng giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng tài chính, từ đó có thể tái đầu tư vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Giảm thuế: Theo Bộ Tài chính, thời gian qua đã thực hiện giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, gồm tất cả nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, mức giảm 30% số thuế phải nộp, tương đương với mức thuế suất khoảng 14%, là ưu đãi hơn so với đề xuất áp dụng mức thuế suất 15%, 17% cho nhóm doanh nghiệp này.

- Ưu đãi miễn giảm thuế: Được giảm 50% số thuế phải nộp hoặc được miễn 100% số thuế phải nộp Những chính sách này nhằm tạo điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Khuyến khích đầu tư: Thông qua ưu đãi về thuế suất, miễn thuế, giảm thuế, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng sản xuất - kinh doanh và tăng cường xuất khẩu.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội được duy trì ở mức bình quân trên 31,5% GDP trong giai đoạn

2011 - 2015 và ước đạt 33% GDP trong năm 2016 Tỷ trọng đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước trong tổng đầu tư toàn xã hội đã tăng từ 23% của năm 2000 lên hơn 43% của năm

2015 Việt Nam đã trở thành địa chỉ đầu tư hấp dẫn cho nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Tổng số vốn FDI thực hiện tại Việt Nam trong 5 năm qua đều ở mức trên 10 tỷ USD mỗi năm, trong đó năm 2016 ước đạt 15,8 tỷ USD Khu vực FDI đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.

Tạo sự công bằng: Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp bao quát và điều tiết được các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường Thông qua ưu đãi về thuế suất, về miễn thuế, giảm thuế, chính sách này khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam Điều này giúp tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.

Ngày đăng: 15/03/2024, 18:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w