HỒ CHÍ MINHPHIẾU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI ĐỀ ÁN THẠC SĨ LUẬT HỌC Trang 2 LỚP : CH LUẬT DÂN SỰ VÀ TTDS Trang 3 PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI ĐỀ ÁN THẠC SĨ LUẬT HỌCI.Tên đề tàiHọc viên lựa chọn đề tài “Th
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI ĐỀ ÁN THẠC SĨ LUẬT HỌC CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ MÃ SỐ CN: 60380103 THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI CÁC TRANH CHẤP CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ BẤT ĐỘNG SẢN HỌC VIÊN: LÊ THỊ LAN MSHV : 21350320183 LỚP : CH LUẬT DÂN SỰ VÀ TTDS TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 1 PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI ĐỀ ÁN THẠC SĨ LUẬT HỌC I Tên đề tài Học viên lựa chọn đề tài “Thẩm quyền của Toà án đối với các tranh chấp có đối tượng là bất động sản theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài đề án thạc sĩ của mình II Dự kiến đề cương đề án 1 Lý do chọn đề tài Bất động sản là tài sản có giá trị to lớn cả về mặt kinh tế và xã hội Kể từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, giá bất động sản tăng nhanh chóng kéo theo các tranh chấp có đối tượng là bất động sản diễn ra ngày càng nhiều, càng phức tạp và đang trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội Tranh chấp có đối tượng là bất động sản diễn ra không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của các bên tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, của toàn xã hội Trên thực tế, nhiều năm qua việc giải quyết tranh chấp có đối tượng là bất động sản thường kéo dài, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, gây lãng phí công sức, tiền của và thời gian của Nhà nước, của người dân Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên mà một nguyên nhân khá phổ biến là cơ quan đã giải quyết tranh chấp không có thẩm quyền giải quyết cho nên bản án, quyết định giải quyết tranh chấp đó đã bị huỷ bỏ, điều này ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của người dân nói chung, của các bên tranh chấp nói riêng Chính vì vậy, việc xác định đúng thẩm quyền giải quyết tranh chấp có đối tượng là bất động sản, đặc biệt là thẩm quyền của Toà án - Cơ quan có chức năng giải quyết tranh chấp nói chung, tranh chấp có đối tượng là bất động sản nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong giải quyết tranh chấp có đối tượng là bất động sản để tìm ra những giải pháp giải quyết những vướng mắc, bất cập, 2 nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp có đối tượng là bất động sản của Tòa án trong lúc này là rất cần thiết Với lý do đó, Học viên lựa chọn đề tài: “Thẩm quyền của Toà án đối với các tranh chấp có đối tượng là bất động sản theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu đề án thạc sỹ của mình 2 Tình hình nghiên cứu đề tài Qua kết quả nghiên cứu, khảo sát, tác giả tìm hiểu có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề này ở những khía cạnh khác nhau như Về giáo trình và sách tham khảo liên quan: Giáo trình Luật Tố Tụng Dân sự (2014), Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Tư pháp Giáo trình Luật Tố Tụng Dân sự (2016), Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công An nhân dân Các công trình này có nội dung trình bày các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2005, 2015, qua đó giới thiệu những kiến thức cơ bản về Luật tố tụng dân sự như: khái niệm, các nguyên tắc cơ bản, chủ thể về quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án; … Tuy nhiên, các giáo trình này chỉ mới đề cập đến những vấn đề cần nghiên cứu của tác giả ở góc độ khái quát về mặt lý luận về thẩm quyền của Tòa án nhân dân chưa đề cập đến những bất cập khi thực hiện, nhất là thẩm quyền Tòa án nhân dân đối với những vụ án có đối tượng là bất động sản Các công trình nghiên cứu dưới dạng luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ: - Luận văn thạc sỹ luật học “Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thố và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội” của Bế Hoài Anh, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2014; Luận văn đã nghiên cứu làm rõ các quy định của pháp luật về dân sự về thẩm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ, phân tích những hạn chế, vướng mắc, bất cập và cả những thiếu sót khi áp dụng các quy định về thẩm quyền dân sự của Tòa án trong thực tiễn tại Thành phố Hà Nội, qua đó đề ra các giải pháp khắc phục Tuy nhiên, Luận văn nghiên cứu ở góc độ thẩm quyền dân sự của Tòa án là theo Lãnh thổ của tất cả các vụ án dân sự, 3 - Luận văn thạc sỹ luật học “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn thực hiện tại các Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương” của Hà Xuân Trường, Trường Đại học mở Hà Nội năm 2017; Luận văn đã đi sâu vào phân tích thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn thực hiện Tuy nhiên Luận văn chỉ mới tập trung nghiên cứu về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, những vấn đề tranh chấp liên quan đến đất đai vẫn chưa được đề cập - Luận văn thạc sỹ luật học “Pháp luật về giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản tại Tòa án” của Trần Mỹ Lâm, Trường Đại học luật Huế năm 2019; Luận văn nghiên cứu lý luận pháp luật và đánh giá thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng kinh doanh bất động sản tại Tòa án trong thực tiễn, chỉ ra những vấn đề phát sinh, bất cập từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng kinh doanh bất động sản -Bài viết “Thực tiễn giải quyết tranh chấp về bất động sản và những yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về đăng ký bất động sản” (2008) trên trang https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/11/28/2019/ của TS Nguyễn Văn Cường đã khái quát pháp luật về đăng ký bất động sản nhìn từ thực tiễn giải quyết các tranh chấp về bất động sản tại Tòa án Những yêu cầu đặt ra từ đó đề xuất một vài kiến nghị đối với pháp luật về đăng ký bất động sản - Bài viết “Vướng mắc về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng của tòa án theo lãnh thổ ” (2021) trên trang https://thuvienphapluat.vn (nguồn vksbinhphuoc.gov.vn), bài viết đã liệt kê quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ, việc dân sự theo lãnh thổ và thực tiễn áp dụng các quy định này, qua đó chỉ ra những vướng mắc bất cập về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng của tòa án theo lãnh thổ qua đó kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về thẩm quyền thụ lý, giải quyết vụ, việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ 4 - Bài viết “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án: một số bất cập và kiến nghị” (2023) trên trang http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=211536 của tác giả Lê Thị Bích Chi và Nguyễn Thị Loan ( Khoa luật Trường Đại Học Đà Lạt), Nêu lên được tầm quan trong của việc xác định chủ thể trong quan hệ tranh chấp và làm rõ nội hàm của khái niệm tranh chấp đất đai có ý nghĩa quyết định trong việc xác định chủ thể có thẩm quyền giải quyết, trình tự, thủ tục giải quyết Thực tiễn cho thấy quy định về khái niệm tranh chấp đất đai và chủ thể có thẩm quyền giải quyết hiện còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết tranh chấp cũng như gây lãng phí xã hội, đề xuất hướng hoàn thiện Các công trình khoa học pháp lý nêu trên đã nghiên cứu làm rõ được một số vấn đề liên quan đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp các vụ án dân sự nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng của Tòa án, chưa có công trình khoa học pháp lý nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện những vấn đề về thẩm quyền của Toà án đối với các tranh chấp có đối tượng là bất động sản theo pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, trong các công trình, bài viết này có nhiều quan điểm lý luận người viết có thể kế thừa và phát triển, phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài 3 Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn áp dụng các quy định về Thẩm quyền của Toà án đối với các tranh chấp có đối tượng là bất động sản theo pháp luật Việt Nam hiện hành, từ đó đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp có đối tượng là bất động sản của Tòa án nhằm góp phần nâng cao chất lượng giải quyết các vụ việc dân sự 4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu 4.1 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung : Đề án tập trung nghiên cứu về thẩm quyền giải quyết 5 tranh chấp có đối tượng là bất động sản của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự Thực tiễn áp dụng quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp có đối tượng là bất động sản Những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện những quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp có đối tượng là bất động sản của Tòa án Về không gian: Đề án nghiên cứu Thẩm quyền của Toà án đối với các tranh chấp có đối tượng là bất động sản theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, các văn bản hướng dẫn thi hành và thực tiễn áp dụng tại các Tòa án Việt Nam Về thời gian: Đề án nghiên cứu Thẩm quyền của Toà án đối với các tranh chấp có đối tượng là bất động sản theo pháp luật kể từ khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành cho đến nay 4.2 Phương pháp nghiên cứu Tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích, diễn giải, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp so sánh và tổng hợp để giải quyết từng vấn đề trong nội dung đề án, cụ thể: Thứ nhất, phương pháp phân tích, diễn giải được sử dụng để làm rõ các vấn đề lý luận được giải quyết trong đề án Thứ hai, phương pháp hệ thống hóa được sử dụng để tổng hợp các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thẩm quyền của Toà án đối với các tranh chấp có đối tượng là bất động sản Thứ ba, phương pháp so sánh được sử dụng để tìm ra sự giống nhau, khác nhau giữa những quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng để làm sáng tỏ những vướng mắc, bất cập Thứ tư, phương pháp tổng hợp được sử dụng để rút ra những kết luận đối với từng vấn đề mà luận án đã phân tích, làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Toà án đối với các tranh chấp có đối tượng là bất động sản 5 Các vấn đề dự kiến cần giải quyết Bố cục của đề cương chi tiết: 6 Chương 1 Thẩm quyền của Tòa án giải quyết tranh chấp có đối tượng là bất động sản không có yếu tố nước ngoài 1.1 Thẩm quyền Tòa án giải quyết tranh chấp có đối tượng là bất động sản là Tòa án nơi có bất động sản 1.2 Thẩm quyền Tòa án giải quyết tranh chấp có đối tượng là bất động sản liên quan đến quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức và cá nhân Chương 2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp có đối tượng là bất động sản có yếu tố nước ngoài 2.1 Thẩm quyền chung của Tòa án trong giải quyết tranh chấp có đối tượng là bất động sản có yếu tố nước ngoài 2.2 Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án trong giải quyết tranh chấp có đối tượng là bất động sản có yếu tố nước ngoài Kết luận 6 Tài liệu tham khảo A Văn bản quy phạm pháp luật 1 Bộ luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 08/12/2015 2 Bộ luật Tố tụng dân sự (Luật số 92/2015/QH13) ngày 08/12/2015 3 Luật Tổ chức Tòa án (Luật số 62/2014/QH13 ) ngày 24/11/2014 4 Luật đất đai (Luật số 45/2013-QH13) ngày 09/12/2013 5 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/05/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; B Tài Liệu tham khảo 1 Bế Hoài Anh (2014)“Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thố và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội 2 Trần Mỹ Lâm (2019) “Pháp luật về giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản tại Tòa án” Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học 7 luật Huế 3 Hà Xuân Trường (2017) “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn thực hiện tại các Tòa án nhân tỉnh Hải Dương” Luận văn thạc sĩ, Trường Trường Đại học mở Hà Nội 4 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Đất Đai (2014), NXB Tư pháp 5 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Tố Tụng Dân sự (2014), NXB Tư pháp 6 Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố Tụng Dân sự (2016), NXB Công an nhân dân 7 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Thông báo dân sự về một số kinh nghiệm về giải quyết án tranh chấp đất đai có vướng mắc về thẩm quyền giữa TAND và UBND Tài liệu từ Internet 1.https://tapchitoaan.vn/thuc-trang-ve-xac-dinh-tham-quyen-cua-toa- an-theo-lanh-tho-doi-voi-tranh-chap-ve-hop-dong-dat-coc6854.html 2 https://phapluatdansu.edu.vn/2008/11/28/05/55/2019/ 3 https://vbpq.toaan.gov.vn/webcenter/portal/htvb/vbdt 4 https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/vuong-mac-ve-tham-quyen- giai-quyet-tranh-chap-hop-dong-cua-toa-an-theo-lanh-tho-5582 5 http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=211536 7 Dự kiến kế hoạch thực hiện ST Nội dung công việc Thời gian thực Yêu cầu kết quả dự T hiện kiến 1 Nhận Quyết định giao đề tài Theo kế hoạch Được nhận Quyết định đề án thạc sĩ của nhà trường giao đề tài 2 Thu thập dữ liệu, số liệu, tài 01 tháng kể từ Danh mục chi tiết và liệu, khảo sát ngày nhận được tập hợp dữ liệu thông 3 Tổng hợp, phân tích số liệu, Quyết định giao tin cần thiết để nghiên xử lý dữ liệu, viết đề án đề tài cứu 4 Báo cáo tiến độ thực hiện 04 tháng kể từ Chương 1 và Chương 8 Đề án: 01 tháng/lần và chỉnh ngày nhận được sửa theo sự hướng dẫn của Quyết định giao 2 Đề án giáo viên hướng dẫn đề tài Chỉnh sửa và hoàn chỉnh Đề 01 tháng kể từ 5 án theo sự hướng dẫn của ngày nhận được Hoàn chỉnh Đề án giáo viên hướng dẫn Quyết định giao Nộp Đề án theo đúng yêu Xác nhận Đề án đã 6 đề tài cầu nộp theo đúng yêu cầu 7 Chuẩn bị và bảo vệ Đề án Bảo vệ Đề án Chỉnh sửa và hoàn thiện Đề 8 án theo ý kiến, nhận xét của Theo kế hoạch Hoàn thiện Đề án Hội đồng đánh giá Đề án của nhà trường thạc sĩ Nộp Đề án hoàn thiện theo Xác nhận Đề án đã 9 nộp theo đúng yêu cầu đúng yêu cầu III Kiến nghị về giáo viên hướng dẫn Để Đề án được hoàn thành và bảo đảm tính khoa học pháp lý, học viên kiến nghị được hướng dẫn bởi TS Nguyễn Văn Tiến trong quá trình thực hiện Đề án của mình Học viên rất mong nhận được sự chấp thuận của nhà trường và TS Nguyễn Văn Tiến Học viên xin chân thành cảm ơn./ TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Học viên 9