Để trở thành đất nước có nền nông nghiệp phát triển nổi bât thì cũng phải nhờ vào các thế mạnh sau: - Diện tích đất nông nghiệp lớn hơn 27,3 triệu ha vào năm 2020.* - Người dân có kinh
Trang 1BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA KINH TẾ
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Xoan
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Ngọc Ánh
Nguyễn Kim Chúc Nguyễn Hồ Ngọc Nghi Nguyễn Ngọc Thi Nguyễn Thụy Ngọc Thy Dương Thị Thùy Trang Huỳnh Nguyễn Uyên Vy
Ngày 7 Tháng 01 Năm 2022
Trang 2Mục Lục
Ưu Điểm Và Thế Mạnh Của Ngành Nông Nghiệp Việt Nam 3
Hiện Trạng Nông Nghiệp 6
Hạn Chế Của Ngành Nông Nghiệp 8
Những Vấn Đề Cần Được Ưu Tiên 12
Tài Liệu Tham Khảo 17
Trang 3Ưu Điểm Và Thế Mạnh Của Ngành Nông Nghiệp Việt Nam:
Việt Nam là một dải đất hẹp nằm ở cuối phía đông của bán đảo Đông Dương, tổng diện tích của cả nước là gấp 1,5 lần so với kích thước của 330,957.6 km2 bán đảo Triều Tiên.Và trải dài từ bắc xuống nam trong hình chữ S, tương tự như bán đảo Triều Tiên, tổng chiều dài khoảng 1,650km chiều rộng theo hướng đông-tây của phần rộng nhất của phía bắc và phía nam khoảng 600km, khu vực trung tâm hẹp nhất chỉ là 50km Tổng chiều dài mở rộng của
bờ biển là 3,451km [1]
Do địa hình trải dài từ bắc vào nam nên khí hậu và thổ nhưỡng cũng khác nhau rất đa dạng nhiệt độ trung bình hàng năm 24,1 ℃ Việt Nam chia nước thành ba khu vực: khu vực phía Việt Nam chia nước thành ba khu vực: khu vực phía Bắc, miền Trung và miền Nam Nhờ địa hình thuận lợi và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất thích hợp cho sự phát triển ngành nông nghiệp [2]
Nền nông nghiệp đã luôn đồng hành và gắn bó với Việt Nam khá lâu lúc nước Việt Nam vẫn chưa được hình thành Hơn nhiều năm qua nước ta từng bước phát triển, từ một nước không ai biết đến, nay Việt Nam ta đã được công nhận là một quốc gia có nền độc lập riêng,
tự lực, tự cường Cũng nhờ nông nghiệp Việt Nam từ một nước chưa phát triển đã dần
“chuyển mình” thành một nước đang phát triển và Chính phủ, Đảng, nhà nước đang cố gắng phấn đấu thành nước phát triển Đối với Việt Nam nền nông nghiệp rất quan trọng, là ngành cốt lõi của nước nhà [3]
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Nông nghiệp
là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản Là một trong những ngày kinh
tế quan trong của nước ta với giá trị sản lượng nông nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng, tăng 1,32% so với năm 2008 và chiếm 13,85 tổng sản phẩm trong nước Việt Nam đã trở thành nước phát triển nông nghiệp nổi bậc Chính vì vậy, mà từ xưa ông bà ta đã chọn nghề nông
là nghề để phát triển kinh tế của đất nước Để trở thành đất nước có nền nông nghiệp phát triển nổi bât thì cũng phải nhờ vào các thế mạnh sau:
- Diện tích đất nông nghiệp lớn ( hơn 27,3 triệu ha vào năm 2020).*
- Người dân có kinh nghiệm dồi dào trong các ngành nông nghiệp
- Khí hậu nhiệt đới của Việt Nam phù hợp với các ngành nông nghiệp
Trang 4- Có các thiết bị hiện đại để từng bước trở thành nông nghiệp công nghệ cao
- Có thị trường xuất khẩu rộng lớn (44 thị trường trong đó xuất khẩu là 27 thị trường,
nhập khẩu là 17 thị trường (tăng 2 thị trường xuất khẩu và 4 thị trường nhập khẩu so với năm 2012**, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan ***)
- Có nguồn nhân lực lao động trẻ dồi dào
Từ những thế mạnh trên nước ta đang từ bức phát triển nông nghiệp kết hợp với công nghệ cao để phát triển hơn so với thế giới
Nông nghiệp công nghệ cao không chỉ là xu hướng của thời đại mà còn là một trong những giải pháp cấp thiết hiện nay Khi mà khí hậu đang dần thay đổi theo chiều hướng xấu đi, diện tích đất nông nghiệp đang thu hẹp đáng kể, việc ứng dụng giải pháp nông nghiệp công nghệ cao giải quyết những khó khăn trên bằng các ưu điểm như sau:
- Tiết kiệm diện tích đất trồng
- Tránh việc lây lan sâu bệnh
- Cách ly với môi trường và thời tiết bên ngoài
- Đảm bảo cây có thể phát triển tốt
- Cung cấp cho cây đầy đủ chất dinh dưỡng và lượng nước cần thiết
- Điều chỉnh ánh sáng hợp lý
- Điều khiển tự động
- Giúp giảm nhân công và chi phí vận hành đáng kể
- Chống thất thoát nước
- Có thể điều chỉnh môi trường theo từng giai đoạn phát triển của cây…
Với những lợi thế đã nêu ở trên, nông nghiệp công nghệ cao đang dần làm thay đổi
bộ mặt nông nghiệp của thế giới và đã giúp không ít quốc gia lọt top xuất khẩu nông sản, cây trồng – điều tưởng chừng như là không thể Việc áp dụng mô hình nông nghiệp công nghệ cao khiến nông sản ngày càng trở nên đa dạng hơn, chất lượng cao hơn và đảm bảo năng suất phục vụ cho con người [4]
Trang 5Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành nông nghiệp Việt Nam có thể tự hào vì đã và đang làm tốt vai trò của mình trong việc xây dựng và phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại bền vững, đảm bảo an ninh lương thực, dự trữ quốc gia Nông nghiệp cũng là một trong những ngành có giá trị xuất khẩu lớn, thu ngoại tệ về cho đất nước Nông nghiệp Việt Nam đã có sự trưởng thành vượt bậc, từ chỗ chỉ đủ lương thực phục vụ đời sống hàng ngày, nhiều khi nhân dân phải chịu cảnh thiếu đói, đến nay chúng ta không chỉ đảm bảo an ninh lương thực, dự trữ mà còn trở thành là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới [5]
Đặc biệt, từ năm 2005 tới nay, ngành nông nghiệp đã đạt nhiều thành tựu to lớn, cả nước xuất khẩu gần 25 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD; vượt chỉ tiêu kế hoạch bình quân 1 triệu tấn và 1,1 tỷ USD/năm Giá trị gia tăng của ngành bình quân đạt khoảng 3,7-4%/năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm Chính phủ đề ra 3 - 3,2%/năm An ninh lương thực quốc gia được đảm bảo Điều đáng ghi nhận là kinh tế nông thôn phát triển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề đã góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn Năm 2009, thu nhập bình quân mỗi hộ nông thôn đạt 26 triệu đồng, tăng 11 triệu đồng so với năm 2003; tích lũy bình quân tăng từ 3,5 triệu đồng năm 2005 lên 6,7 triệu đồng năm 2009 Cả nước hiện có gần 3.000 làng nghề với 1,4 triệu hộ, thu hút trên 11 triệu lao động; có 120.000 trang trại, quy mô ngày càng mở rộng, góp phần tích cực vào chuyển đổi cơ cấu sản xuất và tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn… [6]
Chính phủ nhờ đẩy mạnh thâm canh, tập trung tăng năng suất lúa gạo để xóa đói giảm nghèo đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội, Việt Nam đã trở thành một trong những nước có sản lượng lương thực bình quân đầu người cao trong nhóm các nước có thu nhập trung bình Suất khẩu cũng bùng nổ, hiện Việt Nam là một trong những các nước lớn nhất về sản xuất lúa gạo, cà phê, điều, hồ tiêu, và các sản phẩm về thủy sản Tuy tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP cả nước đã giảm trong những năm gần đây, nhưng mức đóng góp và tăng trưởng vẫn ổn định ở mức 16 - 18 % Ngành nông nghiệp vẫn đóng góp vai trò rất quan trọng khi tạo ra trên 40 % tổng việc làm cho lao động cả nước Năm 2016, ngành trồng trọt hơi chững lại do tình hình giá nông sản thế giới bất lợi [7]
Song song đó nước ta vẫn duy trì việc trồng lúa nước bên cạnh còn xen kẻ trồng hoa màu nhằm hạn chế việc đất bị bạc màu Trong thời đại công nghệ bùng nổ như thế, nước ta cũng tiến hành áp dụng những công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế
Trang 6cao cho những trang trại, nâng cao đời sống người dân Nhờ trình độ canh tác ngày càng hoàn thiện nên năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nhiều loại nông sản được nâng cao
rõ rệt Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng mạnh, bình quân cả nước năm 2019 đạt 95,4 triệu đồng/ha đất trồng trọt, tăng 68% so với giá trị sản xuất đạt được năm 2010 là 54,6 triệu đồng/ha [8]
Hiện Trạng Nông Nghiệp
Năm 2020, mặc dù gặp bất thường về thời tiết, thiên tai, dịch bệnh (dịch tả lợn Châu Phi, dịch Covid-19 ), nhưng nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và điều chỉnh cơ cấu, các ngành NN & PTNT vẫn vượt qua khó khăn Các "mục tiêu kép" là phát triển ngành công nghiệp và phòng chống dịch có hiệu quả đã đạt được Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 dự kiến tăng 2,75% so với năm 2019 Trong đó, nông nghiệp tăng 2,7%; lâm nghiệp 2,4%; thủy sản tăng 3,3%; GDP toàn ngành dự kiến tăng 2,65%, có lợi cho việc bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống Những thay đổi tích cực trong xây dựng thể chế và cải cách hệ thống hành chính sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Giống như cây lúa, nhiều loại cây lương thực truyền thống có giá thị trường thấp hơn có xu hướng giảm diện tích Về trồng trọt, chuyển đổi khoảng 200.000 ha lúa hiệu quả thấp sang cây trồng hiệu quả cao, đồng thời tăng cường chuyển đổi cơ cấu giống, đẩy mạnh thâm canh phòng trừ dịch bệnh, côn trùng gây hại, ứng dụng khoa học Công nghệ, học hỏi công nghệ
và cơ giới hóa để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm [9]
Trong 10 năm qua, tổng vốn đầu tư của ngành nông nghiệp đã tăng từ 22 nghìn tỷ đồng lên hơn 231 nghìn tỷ đồng (năm 2018) Sự đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp thể hiện ở việc tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, gắn kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến xuất khẩu Tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị và kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu Sự gia tăng trong chế biến sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cao hơn cho nông dân Việt Nam [10]
Trang 7Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số doanh nghiệp của cả nước, có tới 95% doanh nghiệp nông nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa Lĩnh vực này của Việt Nam cũng chỉ thu hút dưới 1% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong khi mức trung bình của thế giới là khoảng 3% Tính đến cuối năm 2019, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp chỉ đạt 3,5 tỷ đô la Mỹ, chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Số lượng nhà đầu tư không lớn, trong
đó có Đài Loan, Quần đảo Virgin (Anh), Singapore, Thái Lan và các nước khác đã chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam Đây
là những thách thức rất lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm nông nghiệp [11]
Theo các chuyên gia, 85% -90% nông sản của nước ta được bán ra thị trường thế giới thông qua trung gian của các “thương hiệu” nước ngoài Vì vậy, bán giá rẻ, bị ép giá vẫn là tình trạng phổ biến trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Chưa kể đến các rào cản chống bán phá giá, môi trường và kỹ thuật [12]
Ngoài ra, ngành nông nghiệp còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao Theo Cục Kinh
tế hợp tác và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có khoảng 18 triệu lao động nông, lâm, ngư nghiệp, trong đó đã qua đào tạo 4,31 triệu người Ước tính đến năm 2030, Việt Nam sẽ có khoảng 100.000 doanh nghiệp nông nghiệp, 30.000 hợp tác xã, hàng trăm nghìn tổ hợp tác, trang trại,…, đòi hỏi lượng lớn lao động nông nghiệp Công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp tuy đã được triển khai nhưng vẫn còn những khiếm khuyết, yếu kém, chưa thể thích ứng với sự phát triển của kinh doanh nông nghiệp, chưa đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững của ngành nông nghiệp Hiện cả nước có
Trang 8khoảng 54 cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu và đào tạo liên quan đến nông nghiệp, đào tạo đại học và sau đại học, khoảng 325 ngành nghề và khoảng 10.000 cử nhân tốt nghiệp mỗi năm, phục vụ các hoạt động khác nhau trong lĩnh vực nông nghiệp và nông nghiệp Phát triển nông thôn So với số lượng thực tập sinh được yêu cầu thì con số này vẫn còn nhỏ Đồng thời, việc trau dồi nguồn nhân lực có đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của nền nông nghiệp công nghệ cao có vai trò hết sức quan trọng và cấp thiết Thực tế cho thấy, hầu hết nguồn nhân lực được đào tạo chỉ tập trung vào sản xuất sản phẩm, chưa đủ năng lực tiếp thị, quảng bá sản phẩm, xây dựng và bảo vệ thương hiệu để tạo ra đầu ra và ổn định nông sản [13]
Hạn Chế Của Ngành Nông Nghiệp
Nông nghiệp là một trong những nghề rất được coi trọng ở Việt Nam, không chỉ giúp ổn định cuộc sống cho phần lớn người dân nơi đây mà còn là nền tảng cho sự phát triển kinh tế
xã hội và ổn định chính trị, tạo tiền đề cho sự lớn mạnh của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên nền sản xuất nông nghiệp của nước ta vẫn là nền sản xuất thô về sản phẩm, năng suất lao động cũng như là sự cạnh tranh chưa cao, chưa hình thành được các chuỗi nông sản mạnh, thậm chí một số lĩnh vực, một số ngành vẫn chưa theo kịp sự phát triển của thế giới hiện đại, bên cạnh đó là chịu ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu nặng nề như rét đậm, rét hại, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh,… công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, cơ chế, chính sách chậm được điều chỉnh để đáp ứng đòi hỏi thực tế, đặc biệt là công tác dự báo, cảnh báo tín hiệu thị trường Thiếu hụt vốn đầu tư nên cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp khá lạc hậu dẫn đến năng suất lao động của thấp Sản xuất nông nghiệp của nước ta về cơ bản vẫn dựa trên lao động thủ công là chính Ngoài ra, do hạn chế của việc thiếu vốn đầu tư nên việc mở rộng các ngành, các lĩnh vực sản xuất trong nông nghiệp đều gặp khó khăn và diễn ra chậm Tình trạng được mùa rớt giá vẫn còn xảy ra
do chúng ta chưa thực sự làm chủ thị trường đầu ra Số lượng và giá nông sản xuất khẩu không ổn định Chi phí đầu vào tăng cao trong khi giá sản phẩm bán ra lại rất thấp Cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp chưa rõ ràng, thiếu tính đột phá Môi trường kinh doanh nông nghiệp không hấp dẫn Đầu tư từ ngân sách nhà nước và các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng yếu cầu phát triển Công tác quy hoạch kết cấu hạ tầng cho các vùng sản xuất nông nghiệp chưa đầy đủ Trình độ khoa học công nghệ trong lĩnh vực Việt Nam còn quá thô sơ, chi phí để mua công nghệ mới quá lớn Đặc biệt khi ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp đòi hỏi người phải có kiến thức rộng
Trang 9trong quá trình sản xuất và đã đạt được một trình độ nhất định Trong khi đó, lao động trẻ hiện nay của nước ta có thể tiếp thu nhanh những kiến thức của tiến bộ khoa học công nghệ thì phần lớn thường tập trung ở các đô thị, thành phố để làm việc còn lại lao động ở nông thôn là những người già và phụ nữ lớn tuổi Chính vì vậy, đó là nguyên nhân làm cho quy trình công nghệ còn hạn chế Xây dựng nông thôn mới chưa gắn kịp với đô thị hóa, công nghiệp hóa Chênh lệch vùng miền giữa nông thôn và đô thị còn cao Ở cộng đồng chưa phát huy được nếp sống văn hóa nông thôn [14]
Sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp thời gian qua có đóng góp của nhiều “điểm sáng” về thâm canh, ứng dụng công nghệ cao chủ yếu mang tính quảng canh, dựa trên tham dụng tài nguyên thiên nhiên, thâm dụng lao động, lấy sản lượng, năng suất là chính, chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng, hiệu quả kinh tế, giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa, và bảo
vệ môi trường, dù thời kỳ “đói khát” đã qua từ lâu Hơn nữa, nông nghiệp lại chưa gắn với công nghiệp thành một hệ thống để bổ sung, tương trợ cùng nhau phát triển Số lượng các doanh nghiệp lớn đóng vai trò dẫn dắt trong quá trình hội nhập cho ngành còn ít Vì vậy, nền nông nghiệp vẫn chưa khắc phục được những yếu kém nội tại, kinh tế nông thôn đang phát triển không đồng đều, thiếu ổn định, mà thực tế “được mùa mất giá”, “giải cứu nông sản” hết cây này sang con khác, hết năm này qua năm khác là thí dụ điển hình, là minh chứng của một nền sản xuất chưa bền vững, rủi ro cao, giá cả của đầu ra nông sản bấp bênh,
sự thua thiệt thường rơi vào người sản xuất và các doanh nghiệp nhỏ Hầu hết các loại giống cây trồng từ lúa, hoa màu, rau quả đến các giống vật nuôi cao sản, máy móc, thiết bị, phần lớn vật tư nông nghiệp đều là “hàng ngoại nhập” [15]
Mô hình sản xuất nông hộ chậm đổi mới Hình thức tổ chức sản xuất chính trong nông nghiệp ở Việt Nam là nông hộ, chiếm 90% tổng diện tích sản xuất nông nghiệp (Nhóm Ngân hàng Thế giới, 2016) Trong những năm qua, kinh tế hộ gia đình đã phát huy hiệu quả, nhưng cũng đã tới ngưỡng kịch trần của xu hướng phát triển theo chiều rộng Các nông hộ chưa chú trọng đầu tư nâng cao giá trị, tìm kiếm thị trường, chỉ sản xuất cái gì mình có mà không theo tính hiệu của thị trường Rõ ràng là, kinh tế hộ vẫn và sẽ mãi là hạt nhân của kinh tế nông thôn, nhưng rất cần nâng lên một tầm cao mới, một vị thế mới Tiếc là, kinh tế
hộ gia đình hiện nay, về cơ bản, vẫn là những gì hộ nông dân đã có từ thời sau đổi mới, sau Khoán 10; chưa có một nghiên cứu nào định hình được chân dung kinh tế hộ gia đình trong thời đại công nghiệp 4.0 [16]
Trang 10Mức đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế và dàn trải, chưa tương xứng với tiềm năng và đóng góp của ngành đối với nền kinh tế quốc dân, nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp Có quá nhiều chính sách đề thu hút nguồn lực vào nông nghiệp nhưng lại không phát huy được hiệu quả Tác động tích cực của nhiều chính sách “cởi trói” trong nông nghiệp và nông thôn dường như đã tới hạn, thậm chí, một số chính sách lại cản trở sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn Tín dụng cho phát triển nông nghiệp chưa thực sự đổi mới và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã và hộ nông dân tiếp cận vốn; tình trạng tính dụng đen vẫn tồn tại, làm suy kiệt sức sản xuất và bần cùng hóa không ít hộ nông dân Do cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp chưa hiệu quả cùng với tình trạng đất đai manh mún nên vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng cao Số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp hiện chỉ chiếm 8% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, trong đó số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông lâm, thủy sản mới chiếm khoảng 1% Trong đó, có không ít là các doanh nghiệp nhà nước do được ưu tiên tiếp cận vốn, số doanh nghiệp tư nhân chưa nhiều, chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng lợi nhuận cao, dễ sinh lời từ đất đai, từ địa tô và các “lợi lộc” khác [17]
Do ít được đào tạo, nên lao động nông nghiệp thiếu kiến thức khoa học, thiếu kiến thức quản trị đồng ruộng, quản trị trang trại; lại thêm hệ thống thông tin thị trường chưa phát triển nên chưa giúp doanh nghiệp và nông dân có quyết định đúng để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao thu nhập cho nguời nông dân, nên phần lớn nông dân nước ta sản xuất ra sản phẩm hôm nay không biết ngày mai bán cho ai, ở đâu, giá cả thế nào, bao gói ra sao, thấy hàng xóm trồng thì trồng, thấy hàng xóm nuôi thì nuôi, “muôn sự tại trời” Ngoài
ra, lao động nông nghiệp vẫn còn dư thừa tương đối ở các vùng sâu vùng xa Trong khi đó,
ở các vùng ven đô, xu hướng đô thị hóa khiến một bộ phận nông dân mất cơ hội sản xuất nông nghiệp trong khi chưa chuẩn bị đầy đủ cho việc chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế mới phi nông nghiệp [18]
Việc sử dụng quá nhiều phân bón, nhất là phân đạm trong trồng trọt dẫn đến thừa Nitrat (NO3) và gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam có khoảng 26 triệu ha đất nông nghiệp với nhu cầu sử dụng phân bón trung bình mỗi năm khoảng 10 triệu tấn, trong
đó gần 20% phân đạm Để nâng cao năng suất cây trồng, nông dân đã tăng lượng phân bón