Xu hướng phát triển du lịch ở Việt Nam sau thời kỳ đổi mới Trong những năm tháng chiến tranh, sự ra đời của ngành Du lịch Việt Nam 09/7/1960 là một dấu son lịch sử, đáp ứng yêu cầu của t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG
L ỚP BCK20C_CLC
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Xoan Sinh viên: Nguyễn Thùy An
MSSV: 2056031001
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2023
Trang 2M ỤC LỤC
I Xu hướng phát triển du lịch ở Việt Nam sau thời kỳ đổi mới 3
1.1 Giai đoạn 1960 – 1986 3
1.2 Giai đoạn 1986 – 1990 4
1.3 Giai đoạn 1990 đến 2019 5
1.4 Giai đoạn hiện nay: sau đại dịch COVID – 19 7
II Tìm hiểu về du lịch bền vững ở Việt Nam: du lịch sinh thái, cộng đồng 10
2.1 Vấn đề chung 10
2.2 Du lịch sinh thái 11
2.3 Du lịch cộng đồng 13
2.4 Xu hướng phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng hiện nay 15
III Tác động tiêu cực và những bất cập của các hoạt động du lịch bền vững hiện nay 17
3.1 Tác động môi trường 17
3.2 Tác động văn hóa 17
3.3 Sự không ổn định về kinh tế 18
IV Phân tích chính sách liên quan đến du lịch theo hướng bền vững và kiến nghị 19
4.1 Những chính sách liên quan đến du lịch bền vững 19
4.2 Kiến nghị 21
Trang 3I Xu hướng phát triển du lịch ở Việt Nam sau thời kỳ đổi mới
Trong những năm tháng chiến tranh, sự ra đời của ngành Du lịch Việt Nam (09/7/1960) là một dấu son lịch sử, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, phục vụ các đoàn khách du lịch ở trong và ngoài nước, đồng thời thể hiện tầm nhìn sâu rộng của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo sâu sắc, kịp thời của Đảng, Nhà nước và Chính phủ cùng sự góp sức của các thế hệ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động, Du lịch Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng
tự hào Trong suốt 60 năm qua, ngành Du lịch luôn được Đảng và nhà Nước quan tâm,
ở mỗi thời kỳ đều xác định vị trí của Du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước phù hợp với yêu cầu cách mạng Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đến nay, ngành Du lịch đã và đang có đóng góp không nhỏ trong phát triển kinh tế – xã hội đất nước, bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa dân tộc, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam thân thiện, mến khách, yêu chuộng hòa bình đến với bạn bè quốc tế
1.1 Giai đoạn 1960 – 1986
Đây có thể coi là giai đoạn tập dợt kinh doanh du lịch của Việt Nam Lịch sử phát triển Du lịch Việt Nam được chính thức đánh dấu từ ngày 9/7/1960 với sự kiện Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký Nghị định 26/CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam thuộc Bộ Ngoại thương Ngành Du lịch Việt Nam ra đời khi đội ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm về quản lý và kinh doanh du lịch; cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chỉ
có 9 khách sạn với tổng số 152 buồng nằm rải rác ở các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh Trong 10 năm đầu tiên sau khi thành lập, Du lịch Việt Nam đã tập trung mọi nguồn lực cho sự hình thành ngành với vị thế của một ngành kinh tế cùng với việc khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch để phục vụ yêu cầu hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Trước yêu cầu thực tế phát triển, ngày 18/8/1969, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/CP chuyển giao Công ty
Du lịch Việt Nam từ Bộ Ngoại thương sang trực thuộc Phủ Thủ tướng để phát huy năng lực độc lập Trong điều kiện rất khó khăn của chiến tranh và qua nhiều cơ quan quản
Trang 4cơ sở du lịch ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tam Đảo, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… Ngành Du lịch đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, phục vụ an toàn, có chất lượng một lượng lớn khách của Đảng và Nhà nước, các đoàn chuyên gia các nước, đồng thời đón tiếp phục vụ nhu cầu du lịch, tham quan nghỉ mát của cán bộ, bộ đội và nhân dân Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, hoạt động Du lịch dần trải rộng ra các miền Tổ quốc Ngành Du lịch bước vào xây dựng bộ máy tổ chức
và đội ngũ lao động, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, chuẩn bị điều kiện chuyển dần sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Ở giai đoạn này, hòa vào khí thế chung của đất nước, ngành Du lịch đã làm tốt nhiệm vụ tiếp quản, bảo toàn và phát triển các cơ sở du lịch ở các tỉnh, thành phố vừa giải phóng, lần lượt mở rộng, xây dựng thêm nhiều cơ sở mới từ Huế, Đà Nẵng, Bình Định đến Nha Trang, Lâm Đồng, Tp Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ…; từng bước thành lập các doanh nghiệp du lịch nhà nước trực thuộc Tổng cục Du lịch và UBND tỉnh, thành phố và đặc khu
Giai đoạn sau đó là thời kỳ hoạt động du lịch được mở rộng với việc bổ sung một số cơ sở lưu trú như Thống Nhất, Hòa Bình (Hà Nội) từ ngành Giao tế, Chuyên gia, Nội thương sang cho ngành Du lịch quản lý và hình thành mạng lưới các công ty du lịch ở một số địa phương trong cả nước Hoạt động du lịch đã mở rộng thêm ra các thị trường du lịch ngoài khối XHCN như Nhật Bản, Pháp…
Ngày 27/6/1978, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số QH-K6 về việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam theo Tờ trình của Bộ Công an, kết thúc giai đoạn lịch sử 18 năm xây dựng đội ngũ và cơ sở vật chất – kỹ thuật Ngành,
262/NQ-“tập dượt” kinh doanh du lịch và mở ra giai đoạn phát triển mới Trong giai đoạn này, ngành Du lịch đã phấn đấu vượt qua những khó khăn, thử thách mới, tổ chức đón tiếp
và phục vụ khách du lịch quốc tế Du lịch đã góp phần tích cực tuyên truyền giới thiệu
về đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới và tổ chức cho nhân dân đi du lịch hai miền Nam – Bắc, thiết thực góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc Thông qua du lịch, thế giới hiểu rõ thêm quan điểm, nguyện vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sau chiến tranh muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển
1.2 Giai đoạn 1986 – 1990
Trang 5Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng, ngành Du lịch có nhiều điều kiện phát triển hơn trước Trong bối cảnh thực hiện chủ trương rút gọn đầu mối quản lý Nhà nước, ngày 31/3/1990, Hội đồng Nhà nước (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 244/HĐNN8 về việc thành lập Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao và Du lịch trên cơ
sở Bộ Văn hóa, Bộ Thông tin, Tổng cục Thể thao và Tổng cục Du lịch Đây là lần đầu, việc tổ chức quản lý nhà nước về du lịch được triển khai trong một Bộ đa ngành Tuy nhiên, chỉ sau một năm hoạt động, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 (từ 27/7 – 12/8/1991) đã ban hành Nghị quyết chuyển chức năng quản lý nhà nước về du lịch sang
Bộ Thương mại và đổi tên Bộ Thương mại thành Bộ Thương mại – Du lịch Sau một thời gian ngắn, để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, tạo điều kiện cho
du lịch phát triển với đầy đủ vị thế của một ngành kinh tế mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, ngày 26/10/1992, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/CP
về việc thành lập Tổng cục Du lịch trên cơ sở bộ máy của Tổng cục Du lịch cũ và Cục Chuyên gia
Có thể nói, trước năm 1986, đội ngũ lao động trong ngành du lịch chủ yếu phục
vụ công tác ngoại giao, đối ngoại theo mô hình bao cấp Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, các doanh nghiệp du lịch bắt đầu từng bước tự chủ kinh doanh phục vụ theo cơ chế thị trường cạnh tranh Từ những bước đầu, ngành Du lịch đã phấn đấu vượt qua những khó khăn, thách thức, tổ chức đón tiếp và phục vụ du khách quốc
tế từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em và các nước khác trên thế giới, đồng thời phục
vụ chế độ nghỉ dưỡng, nghỉ mát cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức chính trị - xã hội và các doanh nghiệp nhà nước
1.3 Giai đoạn 1990 đến 2019
Chỉ thị 46-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII tháng 10 năm
1994 đã khẳng định “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường
lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nuớc”
Trang 6Ngày 11/11/1998, Bộ Chính trị ra Thông báo kết luận số 179-TB/TW, định hướng phát triển trong giai đoạn mới, tạo bước ngoặt quan trọng cho ngành Du lịch Trên cơ
sở đó, Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch lần đầu tiên được thành lập Pháp lệnh Du lịch
và sau này, là Luật Du lịch được thông qua Chương trình hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng du lịch và Chương trình hành động quốc gia về Du lịch được phê duyệt, triển khai trên toàn quốc Du lịch Việt Nam đã chặn được đà giảm sút, khôi phục và duy trì tốc độ tăng trưởng cao, từng bước hội nhập du lịch khu vực và thế giới, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước, tạo tiền đề lý luận và thực tiễn để khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc các khóa IX, X
và XI
Năm 2017, du lịch Việt Nam tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng, được Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận: đón hơn 12,92 triệu khách quốc tế, tăng 29,1% so với năm 2016, phục vụ 73,2 triệu lượt khách nội địa, tăng 18,1% Tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 541.000 tỷ đồng, đóng góp trực tiếp của ngành Du lịch ước đạt 7,9% GDP Hệ thống doanh nghiệp du lịch ngày càng phát triển, đến nay cả nước có gần 2.000 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hơn 25.600 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 550.000 buồng, trong đó hạng cao cấp (từ 3 sao đến 5 sao) có gần 900 cơ sở với hơn 100.000 buồng Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch với trên 21.000 người được cấp thẻ, trong đó có gần 13.000 hướng dẫn viên quốc tế và trên 8.000 hướng dẫn viên nội địa
Năm 2017 cũng là năm có nhiều dấu ấn đáng nhớ trong lịch sử ngành Du lịch:
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Quốc hội thông qua Luật Du lịch 2017 Những thành tựu và dấu ấn của Du lịch Việt Nam đã được các cơ quan, tổ chức uy tín quốc tế ghi nhận Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Việt Nam xếp hạng 6 trong số 10 quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng khách du lịch hàng đầu thế giới năm 2017 Bên cạnh các giải thưởng dành cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, Giải thưởng Golf châu Á 2017 bình chọn Việt Nam
là “Điểm đến du lịch golf hấp dẫn nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương năm 2017”; Hiệp hội phóng viên du lịch Thái Bình Dương bình chọn Việt Nam là “Điểm đến đang nổi đối với du lịch sang trọng”
Trang 7Những thành tựu trên có được là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ Đó cũng là kết quả của cả chặng đường dài phát triển với sự đóng góp của các thế hệ cán bộ và người lao động trong ngành Du lịch cùng với sự phối hợp chặt chẽ, ngày càng hiệu quả của các Bộ, ngành, sự năng động sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp cả nước và các địa phương, các hoạt động xúc tiến quảng bá và giao lưu kinh tế, thương mại, văn hóa, thể thao giữa Việt Nam với các nước
Với những nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới, được các tổ chức, báo chí quốc tế uy tín tôn vinh bằng những giải thưởng danh giá tầm khu vực và thế giới Năm 2019, Du lịch Việt Nam vinh dự nhận hàng loạt giải thưởng danh giá từ các tổ chức quốc tế uy tín trên toàn cầu Nổi bật nhất là các giải thưởng do World Travel Awards trao tặng như: Điểm đến di sản hàng đầu thế giới; Điểm đến Golf hàng đầu thế giới và châu Á; Điểm đến hàng đầu châu Á; Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á và Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á
1.4 Giai đoạn hiện nay: sau đại dịch COVID – 19
Thế giới đang dần chuyển sang một trạng thái mới – một chu kỳ kinh tế mới sau gần 3 năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng Mọi hoạt động đã dần quay trở về với quỹ đạo vốn có Hoạt động du lịch toàn cầu, với thiệt hại 4,5 nghìn tỷ USD và 62 triệu việc làm trong năm 2020 do tác động của đại dịch, đã cho thấy sự phục hồi nhanh dần đều từ cuối năm 2021
Đối với Việt Nam, sau hai năm gần như đóng băng hoàn toàn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngành Du lịch đã có những dấu hiệu khởi sắc Từ ngày 15/3/2022, Chính phủ đã cho phép mở cửa du lịch, nhiều đường bay quốc tế đã được khôi phục trở lại
Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12/2022 đạt 707,1 nghìn lượt người, tăng 18,5% so với tháng trước và gấp 41,2 lần so với năm trước, do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại Tính chung
Trang 8năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 3.661,2 nghìn lượt người, gấp 23,3 lần so với năm trước, nhưng vẫn giảm 79,7% so với năm 2019 (năm chưa xảy ra dịch Covid-19)
Trong tổng số gần 3.661,2 nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm nay, khách đến bằng đường hàng không đạt 3.277,2 nghìn lượt người, chiếm 89,5% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 29,5 lần so với năm trước; bằng đường bộ đạt 380,9 nghìn lượt người, chiếm 10,4% và gấp 8,4 lần; bằng đường biển đạt 3,1 nghìn lượt người, chiếm 0,1% và gấp 5,1 lần Các thị trường khách hàng hàng đầu đến Việt Nam
là Hàn Quốc, Mỹ và các nước Đông Nam Á
Trước đó, số liệu của Tổng cục Du lịch cho thấy, lượng khách nội địa tháng 11/2022 ước đạt 4,5 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 3 triệu lượt khách có lưu trú Tính chung 11 tháng đầu năm 2022, tổng số khách nội địa đạt 96,3 triệu lượt, cao hơn tổng lượng khách cả năm 2019 Tổng thu từ khách du lịch trong 11 tháng đầu năm 2022 ước đạt 456,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 70% so với cùng kỳ năm 2019
Số doanh nghiệp lữ hành tái hoạt động và cấp phép mới đã tăng trở lại với 2.563 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 1.060 doanh nghiệp lữ hành nội địa Kể từ sau đại dịch, 90% các cơ sở lưu trú hoạt động trở lại, đạt trên 55% công suất phòng vào các ngày trong tuần và trên 95% dịp cuối tuần, đặc biệt là những điểm đến có sức hấp dẫn lớn Hoạt động vận tải hành khách đáp ứng khá tốt nhu cầu của du khách Mặc dù đã có nhiều khởi sắc, nhưng lượng vận chuyển 11 tháng năm nay chỉ bằng 72,6% và luân chuyển bằng 68,4% so với cùng kỳ năm 2019
1) Xu hướng số hóa ngành du lịch ngày càng phổ biến
Từ hộ chiếu vắc-xin kỹ thuật số đến thông báo du lịch theo thời gian thực, các giải pháp công nghệ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho công chúng và cung cấp hướng dẫn cho tất cả các quyết định du lịch Khi các quốc gia bắt đầu chào đón những khách du lịch đã được tiêm chủng trở lại, các yêu cầu về xét nghiệm, kiểm dịch và biểu mẫu vẫn có sự khác nhau giữa các điểm đến Cung cấp các
Trang 9yêu cầu tại các điểm đến du lịch rõ ràng và hiện đại, cộng với cập nhật kịp thời nếu điều kiện du lịch thay đổi với sự hỗ trợ của công nghệ thời gian thực sẽ là điều cần thiết để
hỗ trợ khách du lịch trong suốt hành trình của họ
Vấn đề về visa điện tử là một yêu cầu cấp thiết và là xu hướng tất yếu đối với ngành du lịch Việt Nam Đây là vấn đề mang tính chiến lược trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và đại dịch COVID-19 đang có những ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của khách du lịch trên toàn thế giới Các chuyên gia khuyến nghị hiện nay,
để có thể đẩy mạnh lượng khách quốc tế đến Việt Nam, Chính phủ cần đưa ra các chính sách để tiếp tục hoàn thiện quy trình xin visa online với thủ tục đơn giản, dễ dàng và nhanh gọn nhất để du khách quốc tế không ngần ngại khi đến Việt Nam du lịch
2) Du lịch nội địa và chặng ngắn phát triển
Theo nhận định của các doanh nghiệp lữ hành, trong bối cảnh ngành Du lịch mới
ra khỏi đại dịch, nhiều quốc gia vẫn chưa mở cửa biên giới hoàn toàn cho du khách, bên cạnh đó là giá vé máy bay và giá khách sạn tăng cao, các chuyến đi nội địa với chặng ngắn ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối với những người đam mê du lịch Du khách,
dù để giải trí hay công tác, thường có xu hướng chọn các điểm đến trong nước để đảm bảo an toàn tối ưu giữa mùa dịch, đồng thời tránh các quy tắc kiểm dịch khác nhau giữa các quốc gia Trong tương lai, xu hướng này dự kiến sẽ tạo ra nhu cầu về các kế hoạch
du lịch theo khu vực, chẳng hạn như người châu Á đi du lịch trong châu Á, người châu
Âu đi du lịch trong châu Âu…
3) Du lịch bền vững đóng vai trò thiết yếu
Các chuyên gia dự báo du lịch bền vững sẽ là một trong những xu hướng trong ngành Du lịch thời kỳ hậu khách-19 Cộng đồng du lịch cũng sẽ ngày càng mong đợi
sự minh bạch từ các tổ chức du lịch về các sáng kiến bền vững của họ Khi các quốc gia trên toàn cầu nỗ lực đáp ứng các cam kết trong Thỏa thuận Paris và các công ty tư nhân đưa ra các mục tiêu về môi trường của riêng họ, khách du lịch sẽ tìm kiếm các tổ chức tập trung vào tính bền vững, đổi mới và có xu hướng lựa chọn du lịch thân thiện với
Trang 10môi trường hơn Du khách, đặc biệt là thế hệ trẻ, nhận thức rõ hơn về tác động của họ, không chỉ đối với môi trường, mà còn về mặt xã hội và cộng đồng nơi họ sinh sống
4) Xuất hiện trào lưu mới du lịch dựa vào cộng đồng
Một trong những tác động tích cực của đại dịch là mọi người đang tìm kiếm những trải nghiệm địa phương và dành nhiều thời gian hơn cho cộng đồng Vì vậy, khái niệm du lịch dựa vào cộng đồng là một khái niệm đặt cộng đồng làm trung tâm của mọi
sự phát triển, đảm bảo rằng cộng đồng được tham gia, trao quyền và mang lại lợi ích Cộng đồng sẽ tham gia vào quá trình lập kế hoạch và quản lý các hoạt động du lịch Mục đích thực sự là đặt cộng đồng và các hoạt động văn hóa vào trung tâm của trải nghiệm du lịch Hình thức này mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan Du khách
có thể có trải nghiệm đích thực Họ không ở những địa điểm đông đúc, họ sẽ được trải nghiệm những điều mới mẻ và độc đáo trong cộng đồng Những trải nghiệm này được thiết kế với sự hợp tác của các cộng đồng, những người nhận được lợi ích từ việc tiếp cận tài chính và nếu các hoạt động được thiết kế phù hợp, sẽ củng cố di sản văn hóa của chính cộng đồng
II Tìm hiểu về du lịch bền vững ở Việt Nam: du lịch sinh thái, cộng đồng
2.1 Vấn đề chung
Khái niệm du lịch bền vững được định nghĩa bởi Tổ chức Du lịch Thế giới
(WTO) trong một buổi Hội nghị về Môi trường và Phát triển tại Riode Janeriro (1992),
cụ thể đó là “Du lịch bền vững là sự phát triển toàn diện về các hoạt động du lịch nhằm
đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, đồng thời quan tâm đến người dân bản địa, bảo tồn các nguyên tài nguyên và có kế hoạch quản lý nguồn tài nguyên một cách hợp lý Phát triển du lịch bền vững cũng cần duy trì được các giá trị văn hóa, sự đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái, đồng thời góp phần hỗ trợ cho cuộc sống của con người”
Trang 11Hiểu một cách đơn giản nhất thì du lịch bền vững tức là hướng đến việc giảm thiểu tối
đa các chi phí, nâng cao lợi ích du lịch cho khách thập phương và người dân bản địa Đây cũng là hướng đi bền vững, lâu dài, không làm ảnh hưởng xấu đến nguồn sinh thái
Du lịch bền vững cần có sự kết hợp toàn diện giữa 3 yếu tố đó chính là: Môi trường – Kinh tế – Văn hóa, Xã hội Cụ thể, hoạt động này được thực hiện qua các đặc điểm như sau:
• Thân thiện với môi trường: các hoạt động du lịch bền vững sẽ tác động một
cách tối thiểu nhất đến môi trường tự nhiên như: động vật, cảnh quan, năng lượng… cố gắng mang lại những giá trị tốt đẹp cho môi trường, bảo vệ môi trường một cách tối đa nhất
• Tôn trọng tính xác thực về xã hội và văn hóa: du lịch bền vững sẽ không gây
hại đến các giá trị văn hóa của từng địa phương, thay vào đó là góp phần quảng
bá, tôn trọng bản sắc đó Hình thức du lịch này cũng khuyến khích các bên liên quan ra sức phát triển, giáo dục, giám sát, đảm bảo giá trị văn hóa khi xây dựng
du lịch bền vững
• Phát triển kinh tế: những hoạt động của du lịch bền vững sẽ tạo ra mức thu
nhập ổn định, công bằng cho cộng đồng địa phương và các bên liên quan
Du lịch bền vững có khá nhiều loại hình khác nhau, mỗi loại hình đều sở hữu đặc điểm, hoạt động khác nhau Ở Việt Nam hiện nay phát triển phổ biến 2 loại hình du lịch bền vững: Du lịch sinh thái và Du lịch cộng đồng
2.2 Du lịch sinh thái
Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), du lịch sinh thái là loại hình
du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo các đặc trưng văn hoá
- quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương
Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng,