Quy luật “chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sựthay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứngduy vật, nó cho biết phương thức của sự vận độ
Trang 1TIỂU LUẬNMÔN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN
TÊN TIỂU LUẬN:
QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU QUY LUẬT NÀY ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIẾN.
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu đề tài 1
3 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2
5 Đóng góp của đề tài 2
6 Kết cấu của đề tài 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1.1 Một số khái niệm cơ bản 3
1.1.1 Khái niệm về chất 3
1.1.2 Khái niệm về lượng 4
1.2 Nội dung quy luật 5
1.3.1 “Độ” 6
1.3.2 “Điểm nút” 7
1.3.3 “Bước nhảy” 7
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận 8
CHƯƠNG 2 VÍ DỤ LIÊN HỆ THỰC TIỄN 10
2.1 Quy luật lượng chất trong khoa học tự nhiên 10
2.2 Quy luật lượng chất trong quá trình học tập và rèn luyện phát triển năng lực nhà giáo để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới 11
2.2.1 Thực trạng năng lực của đội ngũ giáo viên phổ thông hiện nay trước yêu cầu đổi mới giáo dục 12
2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên 16
KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống hằng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn màu muôn
vẻ, con người dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặplại của sự vật hiện tượng, từ đó hình thành khái niệm “quy luật” Với tư cách
là phạm trù của lý luận nhận thức, khái niệm “quy luật” là sản phẩm của tưduy khoa học phản ánh sự liên hệ của các sự vật, hiện tượng và tính chỉnh thểcủa chúng
Các quy luật của tự nhiên, xã hội cũng như của tư duy con người đềumang tính khách quan Con người không thể tạo ra hoặc xóa bỏ được quy luật
mà chỉ có thể nhận thức và vận dụng vào thực tế
Quy luật “chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sựthay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứngduy vật, nó cho biết phương thức của sự vận động và phát triển Việc nhậnthức quy luật này có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn khi chúng ta xem xét các
sự vật, hiện tượng Nếu nhận thức không đúng quy luật này dễ dẫn đến hiệntượng “tả khuynh” hoặc “hữu khuynh” “Tả khuynh” có thể hiểu là tư tưởngchủ quan nóng vội, muốn sớm có sự thay đổi về lượng nhưng lại không tínhđến việc tích lũy về chất “Hữu khuynh” là tư tưởng bảo thủ, trì trệ, khôngdám thực hiện “bước nhảy” (sự thay đổi về chất) khi đã có sự tích lũy đủ vềlượng
Để nghiên cứu, tìm hiểu, em chọn đề tài: “Quy luật lượng – chất và ýnghĩa của việc nghiên cứu quy luật này đối với nhận thức và hoạt động thựctiễn” làm đề tài tiểu luận
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu quy luật lượng và chất, làm rõ những khái niệmcủa lượng chất cũng như làm rõ sự vận dụng quy luật này vào thực tiễn
Trang 43 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của tiểu luận, đề tài chỉ nghiên cứu một số nột dung chủyếu về quy luật lượng và chất và thực tiễn trong cuộc sống
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp luận: phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên cácnguyên lý, chính sách, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lêninđồng thời tuân thủ các nguyên tắc lý luận vào việc nghiên cứu, làm sáng tỏvấn đề
Phương pháp chung: phương pháp logic – lịch sử, quy nạp diễn dịch,phân tích lịch sử, …
Phương pháp cụ thể: ngoài những phương pháp trên, bài tiểu luận còn
sử dụng những phương pháp khác như tổng hợp, nghiên cứu tài liệu, phân tíchtài liệu, sắp xếp, tổng kết, … để đánh giá vấn đề
5 Đóng góp của đề tài
Góp phần làm hiểu sâu và rõ hơn về quy luật lượng - chất và vận dụngthực tiễn hiện nay tạo cái nhìn tổng quan về quy luật Bên cạnh đó giúp emhiểu rõ hơn việc vận dụng chúng trong thực tiễn hiện nay
6 Kết cấu của đề tài
Bài tiểu luận ngoài phần mở đầu, nội dung và danh mục tài liệu thamkhảo, được chia thành các nội dung chi tiết sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận
Chương 2 Ví dụ liên hệ thực tiễn
Trang 5NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về chất
Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sựvật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tínhcấu thành nó, phânbiệt nó với sự vật hiện tượng Mọi sự vật hiện tượng đều được cấu thành bởicác thuộc tính khách quan vốn có của nó, là căn cứ để ta phân biệt sự vật, hiệntượng này với sự vật, hiện tượng khác Chẳng hạn cái bàn có những thuộctính riêng giúp ta phân biệt nó với cái ghế
Tuy nhiên không thể đồng nhất khái niệm chất với khái niệm thuộctính Mỗi sự vật, hiện tượng đều có thuộc tính cơ bản và không cơ bản Chỉnhững thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng Phụ thuộcvào những mối quan hệ cụ thể mà thuộc tính cơ bản và không cơ bản mớiđược phân biệt rõ ràng
Chất của sự vật, hiện tượng không chỉ được quyết định bởi thành phầncấu tạo mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa chúng
Ví dụ 1: với C, H, O thì ta khi chúng liên kết ắt hẳn ta sẽ có chất khác
so với khi các nguyên tố P, O khi chúng liên kết Ngoài ra, với 3 chất C, H, Onếu chúng liên kết theo nhiều kiểu khác nhau ta lại được các chất khác nhaunhư CH3–CH2–COOH và CH3-COO-CH3, …
Ví dụ 2: Khi ta nói đến muối ăn là nói đến chất của muối (NaCl) vàthuộc tính của muối là: Thể kết tinh, tan trong nước, có vị mặn… Thể kếttinh, tan trong nước, vị mặn là những tính chất (thuộc tính) quy định vốn cócủa sự vật (muối) không lệ thuộc ý muốn của con người do vậy mang tínhkhách quan
Trang 6Một sự vật, hiện tượng có nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính thể hiện mộtchất như vậy một sự vật, hiện tượng có thể có rất nhiều chất Giữa sự vật, hiệntượng và các chất của nó là luôn gắn liền với nhau, không thể tách rời chúng.
Ví dụ 3: Khi ta nói đến Đường ăn là nói đến chất của Đường(C6H12O6) và thuộc tính của đường là: Thể kết tinh, màu trắng, tan trongnước, có vị ngọt…
Ví dụ 4: Học viên trường TCKT Xe-Máy là nói đến chất của người họcviên trường TCKT Xe-Máy, chất đó được thể hiện qua các bộ phận: Học viênTCKT ôtô; học viên lái xe các hạng C, D, E; học viên trung cấp trạm nguồnđiện, … và mỗi bộ phận học viên TCKT ô tô; bộ phận học viên lái xe cáchạng C, D, E; bộ phận học viên trạm nguồn điện cũng có thể coi là một chất
Như những gì phân tích ở trên, việc phân biệt giữa chất và thuộc tínhcũng chỉ mang tính chất tương đối
1.1.2 Khái niệm về lượng
Khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sựvật, hiện tượng về số lượng, yếu tố cấu thành, quy mô, tốc độ, nhịp điệu củaquá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Lượng của sự vật khôngphụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người
Nói đến lượng là nói đến chiều dài, ngắn; quy mô lớn,nhỏ; trình độ caothấp,… của sự vật, hiện tượng Lượng thường được đo bởi các đơn vị đo cụthể (cao 166cm, vận tốc là 1m/s, …) nhưng cũng có thể được hiểu một cáchtrừu tượng hóa (trình độ văn hóa cao hay thấp, ….)
Ví dụ 1: Khi ta nói đến lượng nguyên tố hóa học trong một phân tửnước là H20 nghĩa là gồm hai nguyên tử hidrô và một nguyên tử ôxi
Ví dụ 2: Có những lượng ta có thể đo đếm được chính xác như trọnglượng của cơ thể hay chiều cao của một con người
Ví dụ 3: Trong mối quan hệ của một lớp học có học viên là đảng viên vàhọc viên là đoàn viên là nói đến lượng của một lớp học Nhưng trong mối quan
hệ lãnh đạo thì học viên là đảng viên và học viên là đoàn viên khác nhau về chất
Trang 7Ví dụ 4: Trong mối quan hệ giữa người học viên năm thứ nhất với ngườihọc viên năm thứ hai là nói đến chất của người học viên năm thứ nhất với nămthứ hai Trong mối quan hệ với cả khoá học thì năm thứ nhất với năm thứ hai lại
là lượng
Ví dụ 5: Số lượng người trong một lớp học, vận tốc của ánh sáng
Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính chất tương đối: có cáitrong mối quan hệ này là chất nhưng trong mối quan hệ kia lại là lượng
1.2 Nội dung quy luật
Sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội cũng như
sự phát triển nhận thức trong tư duy con người đều đi từ sự thay đổi dần vềlượng khi vượt qua giới hạn về độ tới điểm nút thì gây ra sự thay đổi cơ bản vềchất, làm cho sự vật, hiện tượng phát triển cao hơn hoặc thay thế bằng sự vật,hiện tượng khác
Sở dĩ như vậy là vì chất và lượng là hai mặt thống nhất hữu cơ nhưngcũng mang trong mình tính mâu thuẫn vốn có trong sự vật Lượng thì thườngxuyên biến đổi còn chất có xu thế ổn định Do đó, lượng phát triển tới mộtmức nào đó thì mâu thuẫn với chất cũ, yêu cầu tất yếu là phải thay đổi chất
cũ, mở ra một độ mới cho sự phát triển của lượng Sự chuyển hóa từ những sựthay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất, diễn ra một cách phổbiến trong tự nhiên, xã hội và tư duy
Quy luật này còn diễn ra theo chiều ngược lại, tức là không chỉ thay đổi
về lượng dẫn đến thay đổi về chất mà sau khi chất mới ra đời, do sự biến đổi
về lượng trước đó gây nên thì nó lại quay trở lại, tác động đến sự biến đổi củalượng mới Ảnh hưởng của chất mới đến lượng thể hiện ở quy mô, mức độ,nhịp điệu phát triển mới
Nội dung của quy luật được phát biểu như sau: Mọi sự vật đều là sựthống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong khuônkhổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chât của sự vật thông qua
Trang 8bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới Quátrình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển,biến đổi.
1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất theo quy luật lượng – chất
Để nắm được mối quan hệ này, ta cần nắm được định nghĩa về “độ”,
“điểm nút” và “bước nhảy”
1.3.1 “Độ”
Định nghĩa: “Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất
giữa lượng và chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượngchưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật”
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng Khi sự vật vận động
và phát triển, chất và lượng của nó cũng vận động, biến đổi, thay đổi Sự thayđổi của lượng và của chất không diễn ra độc lập với nhau mà có quan hệ chặtchẽ với nhau Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ngay lậptức làm thay đổi căn bản chất của sự vật Lượng của sự vật có thể thay đổi tronggiới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản chất của sự vật đó Giới hạn
Từ 0 đến dưới 100 độ C, nước vẫn ở thể lỏng Trong khoảng 0 < t <
100 độ C, sự thống nhất giữa trạng thái nước lỏng và nhiệt độ C tương ứng là
“độ” tồn tại của nước lỏng (Ở đây cần phân biệt “độ C” và “độ tồn tại” là haikhái niệm khác nhau) Nếu quá 100 độ C, nước sẽ chuyển thành hơi nước.Nếu ở dưới 0 độ C, nước sẽ ở thể rắn
Trang 91.3.2 “Điểm nút”
Định nghĩa: “Những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ
làm thay đổi về chất của sự vật gọi là điểm nút” Ví dụ: Ở những ví dụ đã nêutrên, 0 độ C, 100 độ C, 146 tuổi là những điểm nút
Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời của chấtmới Sự thống nhất giữa lượng mới và chất mới tạo thành một độ mới vớiđiểm nút mới
1.3.3 “Bước nhảy”
Định nghĩa: “Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạnchuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra”
Ví dụ 1: Sự chuyển hóa từ nước lỏng thành hơi nước là một bước nhảy
Có bước nhảy này là do nước lỏng có sự thay đổi về nhiệt độ và đạt đến 100
độ C
Ví dụ 2: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Ví dụ 3: Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa theo nghĩa rộng
Ví dụ 4: Những kỳ thi học phần trong chương trình học thạc sĩ
Trong lịch sử triết học, do tuyệt đối hóa tính dần dần, tính tiệm tiến của
sự thay đổi về lượng nên các nhà triết học siêu hình đã phủ nhận sự tồn tại của
“bước nhảy” Triết học Mác – Lênin cho rằng phải có “bước nhảy” thì mớigiải thích được sự vận động, phát triển của thực tế
Các hình thức của bước nhảy có thể phân loại như sau:
Bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần: Sự phân chia này dự trênthời gian và tính chất của sự thay đổi về chất của sự vật Những bước nhảygọi là đột biến khi chất của sự vật biến đổi một cách nhanh chóng ở tất cả các
bộ phận cơ bản cấu thành nó Những bước nhảy dần dần xuất hiện khi quátrình thay đổi về chất diễn ra bằng con đường tích lũy dần dần, lâu dài nhữngnhân tố của chất mới và mất đi dần những nhân tốc của chất cũ
Trang 10Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ: Sự phân chia này dựa trên sựxuất hiện của bước nhảy ở số lượng bộ phận cấu thành của sự vật Nếu bướcnhảy làm thay đổi về chất của tất cả các mặt, bộ phận, yếu tố cấu thành sựvật…, thì đó là bước nhảy toàn bộ Còn bước nhảy cục bộ là bước nhảy làmthay đổi một số mặt, bộ phận… cấu thành sự vật.
Khi xem xét sự thay đổi về bản chất của xã hội, ta có thể chia sự thayđổi ra thành thay đổi cách mạng và thay đổi có tính chất tiến hóa Cách mạng
là sự thay đổi mà trong quá trình đó diễn ra sự cải tạo căn bản về chất của sựvật, không phụ thuộc vào sự cải tạo đó được diễn ra như thế nào Tiến hóa là
sự thay đổi về lượng cũng với những biến đổi nhất định về chất, nhưng là chấtkhông căn bản của sự vật
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận
Với bất kì sự vật, hiện tượng nào đều có 2 phần chất và lượng Chúngquy định, tác động, chuyển hóa lẫn nhau, do đó, trong nhận thức và thực tiễnphải coi trọng cả 2 loại lượng và chất
Vì lượng và chất có khả năng tác động lẫn nhau nên trên thực tế, ta phảidựa vào mối quan hệ của sự vật, hiện tượng đó với bên ngoài để thực hiện sựthay đổi dần về lượng hoặc phát huy tác dụng của chất mới làm thay đổilượng của sự vật, hiện tượng
Chất chỉ được biến đổi khi lượng đạt tới một mức độ nhất định, tứcphải vượt qua khoảng độ của nó, khoảng độ này tùy vào sự vật, hiện tượng
mà dài hay ngắn do vậy trong thực tiễn cần tránh tư tưởng nôn nóng tảkhuynh Khi vượt qua điểm nút thì ta có thể tác động được đến chất của sựvật, hiện tượng nên cũng cần khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu huynh
Cần vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp vớitình hoàn cảnh cụ thể Đặc biệt trong xã hội quá trình phát triển không chỉ phụthuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của
Trang 11con người Do đó cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể đểthúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất.
Mỗi một quy luật trong đời sống đều đem đến những ý nghĩa nhất định,phương pháp luận của quy luật lượng chất cũng vậy
Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất đem đến hai ý
nghĩa cơ bản sau đây
Ý nghĩa trong nhận thức: Nhờ có phương pháp luận lượng chất màchung ta hiểu rằng bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng đều vận động và pháttriển Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: Lượng và Chất Do đókhi nhận thức, chúng ta cần nhận thức về cả hai mặt lượng và chất để có cócái nhìn phong phú hơn về những sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh chúng
ta Cần phải làm rõ quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách xácđịnh giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy
Ý nghĩa trong thực tiễn: Muốn có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì đểbiến đổi về lượng (bao gồm độ và điểm nút) Cần tránh hai khuynh hướngsau:
Thứ nhất, nôn nóng tả khuynh: Đây là việc mà một cá nhân không kiêntrì và nỗ lực để có sự thay đổi về lượng nhưng lại muốn có sự thay đổi vềchất;
Thứ hai, bảo thủ hữu khuynh: Lượng đã được tích lũy đến mức điểm
nút nhưng không muốn thực hiện bước nhảy để có sự thay đổi về chất
Nếu không muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết cách kiểm soátlượng trong giới hạn độ
Bước nhảy là một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bướcnhảy phải được thực hiện một cách cẩn thận
Chỉ thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy lượng đến giới hạn điểm nút vàthực hiện bước nhảy một cách phù hợp với từng thời điểm, điều kiện và hoàncảnh cụ thể để tránh được những hậu quả không đáng có như không đạt được
Trang 12sự thay đổi về chất, dẫn đến việc phải thực hiện sự thay đổi về lượng lại từđầu.
CHƯƠNG 2 VÍ DỤ LIÊN HỆ THỰC TIỄN 2.1 Quy luật lượng chất trong khoa học tự nhiên.
Ví dụ 1:
Như chúng ta đã biết, quy luật về sự thay đổi của lượng dẫn đến sự thayđổi về chât và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản chủa chủ nghĩa duyvật biện chứng Nội dung của nó không chỉ giới hạn trong một hay một sốlĩnh vực cụ thể mà bao trùm lên mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội
và tư duy con người
Trước hết, ta hãy xét ví dụ về sự chuyển hóa thành các dạng tồn tạikhác nhau của nước Nước (ở đây chỉ xét nước tinh khiết) xét trên phươngdiện cấu tạo hóa học là một hợp chất được cấu tạo nên bởi hai nguyên tố làhiđro và oxi Nước có công thức cấu tạo hóa học là H2O Ở điều kiện bìnhthường nước tồn tại ở dạng lỏng nhưng ở những điều kiện đặc biệt, nước còn
có thể tồn tại ở những dạng khác như rắn, khí hay plasma Quy luật lượngchất thể hiện rõ nhất trong quá trình chuyển hóa giữa những dạng tồn tại khácnhau của nước Trước hết, ta hãy xét sơ đồ sau:
Thể plasma H2O ở thể khí H2O ở thể lỏng H2O ở thể rắn (- 273oC) (0oC) (100oC) (550oC )
(Sơ đồ: các trạng thái tồn tại của nước)
Ở ví dụ này, trong mối quan hệ giữa các trạng thái tồn tại của nước ta
có thể thấy rằng chất của nước chính là trạng thái tồn tại (rắn, lỏng, khí hayplasma) còn lượng chính là nhiệt độ nước, vận tốc của các phân tử nước Có