1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tieu luan xử lý tình huống

17 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xử Lý Tình Huống Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giáo Dục Để Về Việc Làm Sai Lệch Hồ Sơ, Bạ Học Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 164 KB
File đính kèm Tieu luan.rar (30 KB)

Nội dung

Tình Huống xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục để về việc làm sai lệch hồ sơ, bạ học của học sinh Trung học phổ thông Tình Huống xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục để về việc làm sai lệch hồ sơ, bạ học của học sinh Trung học phổ thông

Trang 1

MỤC LỤC

T

rang

PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI

QUYẾT

7

3

3 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC

HIỆN

1 4

5

5

6

Trang 2

1 LỜI MỞ ĐẦU:

Trong những năm vừa qua việc các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tuyển sinh một cách ồ ạt dẫn đến tình trạng học sinh, sinh viên ra trường không có việc làm ngày cành tăng do vậy việc đăng ký dự tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp (ĐH, CĐ, TCCN) thuộc lực lượng vũ trang như trường Quân sự, Công an Nhân dân ngày càng được nhiều học sinh cấp THPT hướng tới Bởi vì, các trường ĐH, CĐ, TCCN này thuộc diện được nhà nước bao cấp do sau khi ra trường sẽ được bố trí sắp xếp công việc ổn định Trong tình hình đó, năm 2011, Bộ công an đã có Thông tư 71/TT-BCA ngày 17/10/2011 về việc quy định điều kiện tuyển sinh váo các trường Công an nhân dân theo Thông tư trên thì việc tuyển sinh của các trường ĐH, Học viện thuộc lực lượng công an nhân dân (CAND) thì tất cả thí sinh dự thi vào học viện, các trường

ĐH của Bộ Công an đều phải qua sơ tuyển tại công an các tỉnh, thành phố nơi thí sinh đăng ký hộ khẩu thường trú Chỉ sơ tuyển sức khỏe và xác minh hồ sơ lý lịch, không yêu cầu sơ tuyển năng khiếu Thí sinh phải đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn sau mới đủ điều kiện dự thi vào các trường CAND Trong đó có quy định điều kiện, cụ thể:

Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 của Thông tư là phải tốt nghiệp trung học phổ thông theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề Đối với người tốt nghiệp trung cấp nghề phải tốt nghiệp trung học cơ sở, đã học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt nghiệp các môn văn hóa trung học phổ thông đạt yêu cầu theo quy định của

Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Trong những năm học trung học phổ thông đạt học lực từ trung bình trở lên, trong đó ba môn thuộc khối đăng ký dự thi vào các trường Công an nhân dân phải đạt từ 6,0 (sáu) điểm trở lên…

Trang 3

- Về tiêu chuẩn đạo đức: trong những năm học trung học phổ thông đạt yêu cầu về hạnh kiểm từ loại khá trở lên;

Bộ Công an chỉ tuyển vào ĐH và trung học CAND đối với những thí sinh đạt yêu cầu sơ tuyển và dự thi vào một trong các Học viện, ĐH CAND Thí sinh dự thi

ĐH nếu không trúng tuyển sẽ được dự xét tuyển vào trung học

Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, có rất nhiều trường đã có hiện tượng làm giả học bạ và các giấy tờ cho học sinh dự tuyển vào các trường Công an nhân dân Trên địa bàn huyện ……… - tỉnh ……… , trong kỳ sơ tuyển thí sinh dự thi vào các trường Công an Nhân dân có phát hiện một số trường hợp thí sinh nộp hồ

sơ dự tuyển có dấu hiệu làm giả học bạ Sở GD&ĐT …… đã tiếp nhận được một

số công văn của Công an các quận huyện yêu cầu phối hợp xem xét, xác minh tính chính xác của các học bạ dự tuyển khi có dấu hiệu nghi vấn Trong các trường hợp

đó, đặc biệt có trường hợp giáo viên chủ nhiệm (GVCN) các lớp đã làm học bạ mới cho học sinh để dự tuyển và đã được giáo viên bộ môn (GVBM) và Ban Giám hiệu các trường tạo điều kiện sửa chữa nâng điểm và làm giả học bạ, thay mới toàn

bộ học bạ Sở GD&ĐT ……… đã tiếp nhận hồ sơ vụ việc và giải quyết dứt điểm các trường hợp được chuyển đến, bước đầu kết hợp với các đơn vị làm lành mạnh hoá công tác tuyển sinh trong giai đoạn hiện nay Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề trên tôi chọn đề tài: “Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục để về việc làm sai lệch hồ sơ, bạ học của học sinh Trung học phổ thông”

2 NỘI DUNG TÌNH HUỐNG:

2.1 Mô tả tình huống

Để tham gia nộp hồ sơ dự tuyển vào các trường Công an Nhân dân, với yêu cầu các thí sinh trong những năm học trung học phổ thông đạt học lực từ trung bình trở lên, trong đó ba môn thuộc khối đăng ký dự thi vào các trường Công an nhân dân phải đạt từ 6,0 (sáu) điểm trở lên…

- Về tiêu chuẩn đạo đức: trong những năm học trung học phổ thông đạt yêu cầu về hạnh kiểm từ loại khá trở lên;

Bộ Công an chỉ tuyển vào ĐH và trung học CAND đối với những thí sinh đạt yêu cầu sơ tuyển và dự thi vào một trong các Học viện, ĐH CAND Thí sinh dự thi

ĐH nếu không trúng tuyển sẽ được dự xét tuyển vào trung học

Bộ Công an chỉ tuyển vào ĐH và trung học CAND đối với những thí sinh đạt yêu cầu sơ tuyển và dự thi vào một trong các Học viện, ĐH CAND Thí sinh dự thi

ĐH nếu không trúng tuyển sẽ được dự xét tuyển vào trung học

Những thí sinh không trúng tuyển vào các trường công an thi theo đề chung của

Bộ GD-ĐT được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ theo qui định chung

Trang 4

Do đó, một số học sinh tuy không đủ điều kiện dự tuyển nhưng có mong muốn được tham gia dự tuyển vào các trường Công an nên đã nhờ giáo viên nhà trường dựa vào mối quan hệ gia đình hoặc tâm lý muốn tạo điều kiện thuận lợi cho chính những học sinh của mình Sau khi 02 học sinh trên nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển cho công an ……… và đã bị Công an huyện …… phát hiện

Ngày 4/5/2015 Sở Giáo dục và Đào tạo …… đã tiếp nhận công văn số 911/CAHTH ngày 28/4/2015 về việc “Phối hợp xác minh hồ sơ học sinh có dấu hiệu làm giả” Nội dung công văn đề cập: Công an huyện ……… đã phát hiện có 02 học sinh trên địa bàn huyện ……… , trong đó có 01 học sinh trường THPT A em Lê Quang H và 01 học sinh trường THPT B Nguyễn Thanh M không trung thực trong việc làm hồ sơ sơ tuyển vào các trường Đại học Công an Nhân dân trong năm 2016 Công văn nêu “Cả 02 học sinh đã có dấu hiệu sửa chữa nâng điểm và thay mới toàn bộ học bạ”

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Sở GD&ĐT ……, Tổ công tác gồm: Văn phòng Sở, phòng Thanh tra Sở và phòng Tổ chức cán bộ Sở GD&ĐT ……… đã tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung vụ việc tại trường THPT A, trường THPT B

Ngày 10/5/2015, Tổ công tác của Sở GD&ĐT… có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn C, Hiệu trưởng trường THPT A, ông Bùi Xuân Y, Phó Hiệu trưởng trường THPT A, ông Nguyễn Văn X, Hiệu trưởng trường THPT B và Nguyễn Tiến D, Phó hiệu trưởng trường THPT B để xác minh sự việc Sau khi xác minh được sự việc trên là đúng, tổ công tác của Sở đã yêu cầu Lãnh đạo nhà trường làm báo cáo tường trình sự việc, kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong lãnh đạo nhà trường

Ngày 15/5/2015, Tổ công tác của Sở đã về làm việc tại các trường THPT A

và trường THPT B

Tại trường THPT A:

Tổ công tác đã làm việc với cha mẹ học sinh (CMHS), GVCN, GVBM Cụ thể: Ông Lê Văn Z CMHS em Lê Quang H lớp 12b, Cô Nguyễn Thu L GVCN của học sinh Lê Văn H lớp 12b, cô Phạm Anh T giáo viên môn Toán, thầy Vũ Huy S giáo viên môn Hóa

Tại trường THPT B:

Tổ công tác đã làm việc với cha mẹ học sinh (CMHS), GVCN, GVBM Cụ thể: Ông Nguyễn Trung G CMHS em Nguyễn Thanh M lớp 12a, Cô Nguyễn Thu V GVCN của học sinh Nguyễn Thanh M lớp 12a, cô Trần Mai A giáo viên môn Văn, thầy Vũ Anh N giáo viên môn Sử

Đặc biệt tại trường THPT A và trường THPT B tổ công tác đã làm việc với

Trang 5

02 lãnh đạo nhà trường có liên quan trực tiếp là:

Ông Bùi Xuân Y, Phó hiệu trưởng trường THPT A, đã ký xác nhận vào 01 cuốn học bạ

Nguyễn Tiến D, Phó hiệu trưởng trường THPT B, đã ký xác nhận vào 01 cuốn học bạ

Sau khi làm việc với các bên có liên quan 22/5/2016 tổ công tác của Sở đã có kết luận:

Căn cứ báo cáo của trường THPT A và THPT B

Căn cứ vào lời khai của cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn:

Tổ công tác của Sở đã có kết luận:

Trường THPT A và Trường THPT B đã đã có sự ưu ái nâng điểm, sửa chữa, làm lại học bạ cho em Lê Quang H và em Nguyễn Thanh M với mục đích để các

em đủ điều kiện thi vào các trường (ĐH, CĐ, TCCN) thuộc lực lượng vũ trang như Quân sự, Công an nhân dân

CMHS, GVCN, GVBM khẳng định việc các GVCN, GVBM thực hiện hành

vi vi phạm nâng điểm làm lại học bạ cho các học sinh trên đều do mối quan hệ tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò chứ không vì lợi ích vật chất

- Hành vi làm giả học bạ là hành vi vi phạm quy định về quản lý hồ sơ người học (Điều 17, nghị định 49/CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ)

Yêu cầu lãnh đạo nhà trường khẩn trương thu hồi ngay các học bạ giả các bản photo; không được sử dụng các bản sao học bạ giả vào bất kỳ mục đích nào khác và giữ nguyên học bạ thật cho các em, các giáo viên có liên quan kiểm điểm, nhận thức rõ trách nhiệm của từng cá nhân đối với từng vi phạm

Những học sinh nêu trên không đủ điều kiện dự tuyển vào các trường Công an; kiểm điểm để nhận thức rõ các sai phạm, vẫn tiếp tục học tập để dự thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển vào các trường Đại học, Cao Đẳng nếu đủ điều kiện Các cán bộ quản lý (CBQL) nhà trường nêu trên đã vi phạm nghị định 49/CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ, phải chấp hành hình thức xử lý theo đúng quy định; Có trách nhiệm cam kết cùng GVCN, học sinh và gia đình học sinh không được sử dụng các bản sao học bạ giả vào bất kỳ mục đích nào khác và thu hồi các học bạ giả để xử lý theo quy định

- Yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm cá nhân, nhận thức hành vi vi phạm

và hứa không tái phạm, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý

2.2 Xác định mục tiêu xử lý

Việc xử lý vi phạm của các cán bộ, giáo viên vi phạm nhằm lập lại trật tự,

kỷ cương trong việc quản lý và sử dụng hồ sơ trong nhà trường phổ thông Nhằm

Trang 6

làm cho chính các giáo viên vi phạm nhận ra lỗi và có tính giáo dục răn đe để các giáo viên khác trong Hội đồng giáo dục có nhận thức đúng trong việc quản lý và

sử dụng hồ sơ học sinh; Nhưng cũng cần ổn định tâm lý học sinh để các em có thể tiếp tục hoạ tập để tham gia thi tốt các kỳ thi sắp tới, tạo cơ hội cho các em có điều kiện thi vào các trường Đại học, Cao đẳng hoặc các trường nghề sau khi tốt nghiệp THPT Trên cơ sở đó, tổ công tác đã xác định được :

Hành vi làm giả học bạ là hành vi vi phạm quy định về quản lý hồ sơ người học (Điều 17, nghị định 49/CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ) Yêu cầu thu hồi các học bạ giả, các bản photo; không được sử dụng các bản sao học bạ giả vào bất

kỳ mục đích nào khác

Những học sinh nêu trên không đủ điều kiện dự tuyển vào các trường Công an; kiểm điểm để nhận thức rõ các sai phạm, vẫn tiếp tục học tập để dự thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển vào các trường Đại học, Cao Đẳng nếu đủ điều kiện Các CMHS, GVCN, GVBM khẳng định việc các GVCN, GVBM thực hiện hành vi vi phạm nâng điểm làm lại học bạ cho các học sinh trên đều do mối quan

hệ tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò chứ không vì lợi ích vật chất

3.3 Phân tích tình huống

Các giáo viên và cán bộ quản lý đã vi phạm vào quy định về quản lý hồ sơ người học (Điều 17, nghị định 49/CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ) Theo đó, các giáo viên sẽ bị xử lý cụ thể :

1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi thiếu trách nhiệm trong quản

lý để xảy ra việc sửa chữa học bạ, phiếu điểm hoặc các tài liệu có liên quan đến việc đánh giá kết quả học tập của người học sai quy định, gây hậu quả với các mức phạt sau đây:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với vi phạm từ 1 đến 2 trường hợp người học;

b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với vi phạm đối với từ 3 đến 5 trường hợp người học;

c) Từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm từ 6 trường hợp trở lên

2 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập hoặc lập không đầy đủ hồ sơ quản lý người học theo quy định của Điều lệ nhà trường

3 Biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm quy định tại Điều này:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ra

Các giáo viên và cán bộ quản lý đã vi phạm vào khoản 3 Điều 28, khoản 2 Điều 35 Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học

Trang 7

4.4 Hậu quả

Sau khi xác minh được nội dung công văn số 911/CAHTH ngày 28/4/2015 nêu trên là đúng, tổ công tác của Sở đã yêu cầu Lãnh đạo nhà trường làm báo cáo tường trình sự việc, kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong lãnh đạo nhà trường

Làm việc với CMHS, GVCN, GVBM và các lãnh đạo nhà trường có liên quan trực tiếp, tổ công tác của Sở đã có kết luận:

Trường THPT A và Trường THPT B đã đã có sự ưu ái nâng điểm, làm lại học bạ cho em Lê Quang H và em Nguyễn Thanh M với mục đích để các em đủ điều kiện thi vào các trường (ĐH, CĐ, TCCN) thuộc lực lượng vũ trang như Quân sự, Công an nhân dân Vi phạm nghị định 49/CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ, Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Yêu cầu lãnh đạo nhà trường khẩn trương thu hồi ngay các học bạ giả và giữ nguyên học bạ thật cho các em, yêu cầu các giáo viên có liên quan kiểm điểm, nhận thức rõ trách nhiệm của từng cá nhân đối với từng vi phạm

Những học sinh nêu trên không đủ điều kiện dự tuyển vào các trường Công an; kiểm điểm để nhận thức rõ các sai phạm, vẫn tiếp tục học tập để dự thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển vào các trường Đại học, Cao Đẳng nếu đủ điều kiện

3 PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT:

3.1 Cơ sở pháp lý:

Để giải quyết tình huống trên, theo quy định trong nghị định số

9/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục Tổ công tác Sở GD&ĐT … đã căn cứ vào các quy định cụ thể sau:

Điều 1 Phạm vi điều chỉnh

1 Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (lĩnh vực dạy nghề không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này), hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả

2 Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính

3 Những hành vi vi phạm hành chính về giáo dục được quy định tại các nghị định khác của Chính phủ (sau đây gọi là các nghị định có liên quan) thì áp dụng

Trang 8

các quy định tại các nghị định đó.

Điều 2 Đối tượng áp dụng

1 Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này và các nghị định có liên quan

2 Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam đều bị xử phạt như cá nhân, tổ chức Việt Nam theo các quy định tại Nghị định này và các nghị định có liên quan, trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập

có quy định khác

3 Cá nhân là người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục thì bị xử lý theo các quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính

Điều 3 Nguyên tắc xử phạt

1 Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay

Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật

2 Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục khi có hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này và các nghị định khác của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan

3 Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính một lần

Một người, một tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm

Nhiều người, nhiều tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục thì mỗi người, mỗi tổ chức vi phạm đều bị xử phạt

4 Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp

5 Không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính của cá nhân mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác đã làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng tự điều khiển hành vi của mình

Điều 13 Vi phạm quy định về đánh giá kết quả học tập của người học trong các

Trang 9

cơ sở giáo dục phổ thông, trung học chuyên nghiệp và giáo dục đại học

1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không thực hiện đầy đủ các quy định của cơ quan có thẩm quyền về chấm bài, đánh giá, xếp loại kết quả học tập gây ảnh hưởng đến kết quả môn học, học kỳ, năm học của người học theo mức phạt sau đây:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở giáo dục phổ thông;

b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở giáo dục trung học chuyên nghiệp;

c) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở giáo dục đại học

2 Biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm quy định tại Điều này : Buộc khôi phục kết quả đánh giá, xếp loại học tập đúng thực tế của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này

Điều 17 Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ người học

1 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi thiếu trách nhiệm trong quản

lý để xảy ra việc sửa chữa học bạ, phiếu điểm hoặc các tài liệu có liên quan đến việc đánh giá kết quả học tập của người học sai quy định, gây hậu quả với các mức phạt sau đây:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với vi phạm từ 1 đến 2 trường hợp người học;

b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với vi phạm đối với từ 3 đến 5 trường hợp người học;

c) Từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm từ 6 trường hợp trở lên

2 Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập hoặc lập không đầy đủ hồ sơ quản lý người học theo quy định của Điều lệ nhà trường

3 Biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm quy định tại Điều này:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ra

Tổ công tác đã vận dụng các quy định của Điều lệ trường trung học cơ sở,

trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Cụ thể, đã vận dụng các điều sau:

Điều 28 Đánh giá kết quả học tập của học sinh

1 Học sinh được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo Quy chế đánh giá và xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trang 10

2 Việc ra đề kiểm tra phải theo quy trình biên soạn đề và căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định

3 Việc đánh giá học sinh phải bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học Kết quả đánh giá và xếp loại học sinh phải được thông báo cho gia đình ít nhất là vào cuối học kỳ và cuối năm học

4 Học sinh tiểu học ở trường phổ thông có nhiều cấp học học hết chương trình tiểu học, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường phổ thông có nhiều cấp học xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học

5 Học sinh học hết chương trình THCS, có đủ điều kiện theo quy định của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp THCS

6 Học sinh học hết chương trình THPT, có đủ điều kiện theo quy định của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp THPT

Điều 31 Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học

1 Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:

a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường

tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;

b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;

d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu

sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;

đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh; e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh,

Ngày đăng: 14/03/2024, 20:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w