1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU BỔ SUNG NGUỒN THỨC ĂN TỰ NHIÊN CHO CÁ DIÊU HỒNG (OREOCHROMIS SP) Ở GIAI ĐOẠN CÁ BỘT LÊN CÁ HƯƠNG TẠI TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NAM

79 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Bổ Sung Nguồn Thức Ăn Tự Nhiên Cho Cá Diêu Hồng (Oreochromis Sp) Ở Giai Đoạn Cá Bột Lên Cá Hương Tại Trung Tâm Giống Thủy Sản Tỉnh Quảng Nam
Tác giả Nguyễn Trần Bảo Duy, Trần Thị Nga
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Thùy Vân
Trường học Trường Đại Học Quảng Nam
Chuyên ngành Sư Phạm Sinh Học - Kỹ Thuật Nuôi Trồng Thủy Sản
Thể loại khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2018
Thành phố Quảng Nam
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 2,9 MB

Cấu trúc

  • I. MỞ ĐẦU (12)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (12)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu (14)
    • 1.4. Phạm vi nghiên cứu (14)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (14)
      • 1.5.1. Phương pháp thí nghiệm (14)
      • 1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu (14)
      • 1.5.3. Phương pháp xử lý số liệu (14)
    • 1.6. Nội dung nghiên cứu (14)
  • II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (15)
  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (15)
    • 1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Phú Ninh (15)
      • 1.1.1. Vị trí địa lí (15)
      • 1.1.2. Địa hình, đất đai, thủy lợi, dân số, giao thông (16)
      • 1.1.3. Khí hậu (16)
      • 1.1.4. Thủy văn, thủy lí, thủy hóa (17)
        • 1.1.4.1. Nguồn nước (17)
        • 1.1.4.2. Nhiệt độ nước (17)
        • 1.1.4.3. Hàm lượng oxy hòa tan (17)
        • 1.1.4.4. pH (17)
    • 1.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam, Quảng Nam và trung tâm giống thủy sản tỉnh Quảng Nam (18)
      • 1.2.1. Ở Việt Nam (18)
      • 1.2.2. Ở Quảng Nam (19)
      • 1.2.3. Ở trung tâm giống thủy sản tỉnh Quảng Nam (20)
    • 1.3. Đặc điểm sinh học của cá Diêu hồng (23)
      • 1.3.1. Phân loại, phân bố (23)
        • 1.3.1.1. Phân loại (23)
        • 1.3.1.2. Nguồn gốc, phân bố (24)
      • 1.3.2. Đặc điểm hình thái (25)
      • 1.3.3. Đặc điểm môi trường sống (25)
      • 1.3.4. Đặc điểm dinh dưỡng (26)
      • 1.3.5. Đặc điểm sinh trưởng (26)
      • 1.3.6. Đặc điểm sinh sản (26)
    • 1.4. Các biện pháp kĩ thuật để nuôi cá Diêu hồng (27)
    • 1.5. Các nguồn thức ăn tự nhiên của cá Diêu hồng (29)
      • 1.5.1. Tảo (thực vật phù du) (29)
      • 1.5.2. Động vật nổi (động vật phù du) (30)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (31)
    • 2.2. Phạm vi nghiên cứu (31)
    • 2.3. Vật liệu nghiên cứu (31)
      • 2.3.1. Dụng cụ thí nghiệm (31)
      • 2.3.2. Hóa chất (31)
    • 2.4. Phương pháp nghiên cứu (31)
      • 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu (31)
        • 2.4.1.1. Số liệu thứ cấp (31)
        • 2.4.1.2. Số liệu sơ cấp (31)
      • 2.4.2. Phương pháp thí nghiệm (32)
        • 2.4.2.1. Bố trí thí nghiệm (32)
        • 2.4.2.2. Chuẩn bị ao nuôi (33)
        • 2.4.2.3. Chế độ chăm sóc và quản lý (33)
      • 2.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định (33)
        • 2.4.3.1. Phương pháp theo dõi biến động của các yếu tố môi trường (33)
        • 2.4.3.2. Phương pháp thu mẫu, cố định mẫu (34)
        • 2.4.3.3. Phương pháp xác định thành phần thức ăn tự nhiên của cá trong ao nuôi (trong phòng thí nghiệm) (34)
      • 2.4.4. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu sinh học (35)
        • 2.4.4.1. Xác định tốc độ tăng trưởng (35)
        • 2.4.4.2. Xác định tỷ lệ sống (36)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (37)
    • 3.1. Kết quả nghiên cứu sự biến động của các yếu tố môi trường trong ao nuôi cá qua ba đợt (37)
      • 3.1.1. Nhiệt độ nước, pH và độ trong trong ao nuôi (đợt 1) (37)
      • 3.1.2. Nhiệt độ nước, pH và độ trong trong ao nuôi (đợt 2) (39)
      • 3.1.3. Nhiệt độ nước, pH và độ trong trong ao nuôi (đợt 3) (39)
    • 3.2. Kết quả nghiên cứu xác định thành phần thức ăn tự nhiên ở ao nuôi cá Diêu hồng (40)
      • 3.2.1. Thực vật thủy sinh (41)
      • 3.2.2. Động vật nổi (động vật phù du) (43)
      • 3.2.3. Nhận xét chung (44)
    • 3.3. Kết quả nghiên cứu sự tăng trưởng của cá Diêu hồng (44)
      • 3.3.1. Sự tăng trưởng về trọng lượng cá Diêu hồng (45)
        • 3.3.1.1. Sự tăng trưởng về trọng lượng của cá 5 ngày tuổi (45)
        • 3.3.1.2. Sự tăng trưởng về trọng lượng của cá 10 ngày tuổi (47)
        • 3.3.1.3. Sự tăng trưởng về trọng lượng của cá 15 ngày tuổi (48)
      • 3.3.2. Sự tăng trưởng về chiều dài cá Diêu hồng (50)
        • 3.3.2.1. Sự tăng trưởng về chiều dài của cá 5 ngày tuổi (51)
        • 3.3.2.2. Sự tăng trưởng về chiều dài của cá 10 ngày tuổi (53)
        • 3.3.2.3. Sự tăng trưởng về chiều dài của cá 15 ngày tuổi (55)
    • 3.4. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ sống của cá Diêu hồng (57)
    • III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (63)
      • 3.1. Kết luận (63)
      • 3.2. Kiến nghị (63)
    • IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO (64)

Nội dung

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Nông - Lâm - Ngư TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA - SINH ---------- NGUYỄN TRẦN BẢO DUY NGHIÊN CỨU BỔ SUNG NGUỒN THỨC ĂN TỰ NHIÊN CHO CÁ DIÊU HỒNG (OREOCHROMIS. SP) Ở GIAI ĐOẠN CÁ BỘT LÊN CÁ HƯƠNG TẠI TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép từ bất kỳ khóa luận nào. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, bài giảng, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí trong danh mục tài liệu tham khảo của khóa luận. Tam Kỳ, tháng 05 năm 2018 Sinh viên thực hiện Trần Thị Nga TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA - SINH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: NGHIÊN CỨU BỔ SUNG NGUỒN THỨC ĂN TỰ NHIÊN CHO CÁ DIÊU HỒNG (OREOCHROMIS. SP) Ở GIAI ĐOẠN CÁ BỘT LÊN CÁ HƯƠNG TẠI TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NAM Sinh viên thực hiện NGUYỄN TRẦN BẢO DUY MSSV: 2114022707 CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM SINH HỌC - KTNN KHÓA: 2014 – 2018 Cán bộ hướng dẫn Th.S NGUYỄN THỊ THÙY VÂN Quảng Nam, tháng 5 năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Thùy Vân. Các số liệu, kết quả nêu trong bài khóa luận tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Sinh viên Nguyễn Trần Bảo Duy LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô giáo. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến: Ban Giám hiệu trường Đại học Quảng Nam. Toàn thể quý thầy cô Khoa Lý – Hóa – Sinh đã tận tình giảng dạy, chỉ bả o em trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Thị Thùy Vân, đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệ p và hoàn thành khóa luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Phó Giám Đốc Phan Đình Châu cùng tất cả các anh chị ở trung tâm giống thủy sản Quảng Nam đã tạo điề u kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Cuối cùng, lời cảm ơn xin được gửi tới gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ em trong suốt thời gian học đại học. Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh đượ c những sai sót. Rất mong sự quan tâm, góp ý của thầy cô để khóa luận đượ c hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Quảng Nam, ngày 14 tháng 4 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Trần Bảo Duy DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TB: Trung bình NT: Nghiệm thức NT1: Nghiệm thức 1 NT2: Nghiệm thức 2 NT3: Nghiệm thức 3 NTTS: Nuôi trồng thủy sản DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 2.1 Các nghiệm thức phân bón 21 2.2 Các dụng cụ và thời gian để theo dõi sự biến động các yếu tố môi trường 23 3.1 Biến động của nhiệt độ, pH, độ trong trong ao nuôi (đợt 1) 26 3.2 Biến động của nhiệt độ, pH, độ trong trong ao nuôi (đợt 2) 28 3.3 Biến động của nhiệt độ, pH, độ trong trong ao nuôi (đợt 3) 28 3.4 Biến động thành phần loài phiêu sinh thực vật qua ba đợt khảo sát 30 3.5 Trọng lượng trung bình cá 5 ngày tuổi (mgcon) 34 3.6 Trọng lượng trung bình cá 10 ngày tuổi (mgcon) 36 3.7 Trọng lượng trung bình cá 15 ngày tuổi (mgcon) 38 3.8 Chiều dài trung bình cá 5 ngày tuổi (mgcon) 40 3.9 Chiều dài trung bình cá 10 ngày tuổi (mgcon) 42 3.10 Chiều dài trung bình cá 15 ngày tuổi (mgcon) 44 3.11 Kết quả về tỉ lệ sống của cá diêu hồng qua 15 ngày ương nuôi () đợt 1 46 3.12 Kết quả về tỉ lệ sống của cá diêu hồng qua 15 ngày ương nuôi () đợt 2 48 3.13 Kết quả về tỉ lệ sống của cá diêu hồng qua 15 ngày ương nuôi () đợt 3 50 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1 Bản đồ huyện Phú Ninh 4 1.2 Biểu đồ về sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản ở Việt Nam gia đoạn 1995 – 2016 7 1.3 Ao ương nuôi cá giống 101.4 Mặt cắt và kết cấu ao 1.5 Sơ đồ hệ thống ao nuôi cá ở trại cá nước ngọt Phú Ninh 11 1.6 Cá diêu hồng 12 3.1 Tảo xoắn 31 3.2 Tảo Silic 3.3 Tảo lục 3.4 Tảo lục 3.5 Tảo mắt 3.6 Tảo sợi 3.7 Tảo lưỡi liềm 3.8 Râu ngành 323.9 Chân chèo DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1 Biến động thành phần loài phiêu sinh động vật qua 3 đợt khảo sát 32 3.2 Trọng lượng trung bình cá 5 ngày tuổi (mgcon) 34 3.3 Trọng lượng trung bình cá 10 ngày tuổi (mgcon) 36 3.4 Trọng lượng trung bình cá 15 ngày tuổi (mgcon) 38 3.5 Chiều dài trung bình cá 5 ngày tuổi (mgcon) 41 3.6 Chiều dài trung bình cá 10 ngày tuổi (mgcon) 43 3.7 Chiều dài trung bình cá 15 ngày tuổi (mgcon) 45 3.8 Ảnh hưởng của việc gây nuôi nguồn thức ăn tự nhiên đến tỉ lệ sống của cá sau 15 ngày (đợt 1) 47 3.9 Ảnh hưởng của việc gây nuôi nguồn thức ăn tự nhiên đến tỉ lệ sống của cá sau 15 ngày (đợt 2) 49 3.10 Ảnh hưởng của việc gây nuôi nguồn thức ăn tự nhiên đến tỉ lệ sống của cá sau 15 ngày (đợt 3) 50 MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 3 1.5.1. Phương pháp thí nghiệm..................................................................... 3 1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 3 1.5.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 3 1.6. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 3 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 4 1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Phú Ninh ................................................ 4 1.1.1. Vị trí địa lí .......................................................................................... 4 1.1.2. Địa hình, đất đai, thủy lợi, dân số, giao thông .................................... 5 1.1.3. Khí hậu ............................................................................................... 5 1.1.4. Thủy văn, thủy lí, thủy hóa................................................................. 6 1.1.4.1. Nguồn nước ..................................................................................... 6 1.1.4.2. Nhiệt độ nước .................................................................................. 6 1.1.4.3. Hàm lượng oxy hòa tan ................................................................... 6 1.1.4.4. pH .................................................................................................... 6 1.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam, Quả ng Nam và trung tâm giống thủy sản tỉnh Quảng Nam ................................................................... 7 1.2.1. Ở Việt Nam......................................................................................... 7 1.2.2. Ở Quảng Nam ..................................................................................... 8 1.2.3. Ở trung tâm giống thủy sản tỉnh Quảng Nam..................................... 9 1.3. Đặc điểm sinh học của cá Diêu hồng .................................................. 12 1.3.1. Phân loại, phân bố ............................................................................ 12 1.3.1.1. Phân loại ........................................................................................ 12 1.3.1.2. Nguồn gốc, phân bố ....................................................................... 13 1.3.2. Đặc điểm hình thái............................................................................ 14 1.3.3. Đặc điểm môi trường sống ............................................................... 14 1.3.4. Đặc điểm dinh dưỡng ....................................................................... 15 1.3.5. Đặc điểm sinh trưởng ....................................................................... 15 1.3.6. Đặc điểm sinh sản ............................................................................. 15 1.4. Các biện pháp kĩ thuật để nuôi cá Diêu hồng ...................................... 16 1.5. Các nguồn thức ăn tự nhiên của cá Diêu hồng .................................... 18 1.5.1. Tảo (thực vật phù du) ....................................................................... 18 1.5.2. Động vật nổi (động vật phù du) ........................................................ 19 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁ P NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 20 2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 20 2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 20 2.3. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................. 20 2.3.1. Dụng cụ thí nghiệm ......................................................................... 20 2.3.2. Hóa chất ............................................................................................ 20 2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 20 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 20 2.4.1.1. Số liệu thứ cấp ............................................................................... 20 2.4.1.2. Số liệu sơ cấp ................................................................................. 20 2.4.2. Phương pháp thí nghiệm................................................................... 21 2.4.2.1. Bố trí thí nghiệm............................................................................ 21 2.4.2.2. Chuẩn bị ao nuôi ............................................................................ 22 2.4.2.3. Chế độ chăm sóc và quản lý .......................................................... 22 2.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định ........................... 22 2.4.3.1. Phương pháp theo dõi biến động của các yếu tố môi trường ........ 22 2.4.3.2. Phương pháp thu mẫu, cố định mẫu .............................................. 23 2.4.3.3. Phương pháp xác định thành phần thức ăn tự nhiên củ a cá trong ao nuôi (trong phòng thí nghiệm) ................................................................... 23 2.4.3.4. Phương pháp xác định, định danh thực vật nổi, động vật nổ i trong phòng thí nghiệm ........................................................................................ 24 2.4.4. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu sinh học ............................... 24 2.4.4.1. Xác định tốc độ tăng trưởng .......................................................... 24 2.4.4.2. Xác định tỷ lệ sống ........................................................................ 25 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................. 26 3.1. Kết quả nghiên cứu sự biến động của các yếu tố môi trườ ng trong ao nuôi cá qua ba đợt ....................................................................................... 26 3.1.1. Nhiệt độ nước, pH và độ trong trong ao nuôi (đợt 1) ....................... 26 3.1.2. Nhiệt độ nước, pH và độ trong trong ao nuôi (đợt 2) ....................... 28 3.1.3. Nhiệt độ nước, pH và độ trong trong ao nuôi (đợt 3) ....................... 28 3.2. Kết quả nghiên cứu xác định thành phần thức ăn tự nhiên ở ao nuôi cá Diêu hồng ................................................................................................... 29 3.2.1. Thực vật thủy sinh ............................................................................ 30 3.2.2. Động vật nổi (động vật phù du) ........................................................ 32 3.2.3. Nhận xét chung ................................................................................. 33 3.3. Kết quả nghiên cứu sự tăng trưởng của cá Diêu hồng ........................ 33 3.3.1. Sự tăng trưởng về trọng lượng cá Diêu hồng ................................... 34 3.3.1.1. Sự tăng trưởng về trọng lượng của cá 5 ngày tuổi ........................ 34 3.3.1.2. Sự tăng trưởng về trọng lượng của cá 10 ngày tuổi ...................... 36 3.3.1.3. Sự tăng trưởng về trọng lượng của cá 15 ngày tuổi ...................... 37 3.3.2. Sự tăng trưởng về chiều dài cá Diêu hồng ....................................... 39 3.3.2.1. Sự tăng trưởng về chiều dài của cá 5 ngày tuổi ............................. 40 3.3.2.2. Sự tăng trưởng về chiều dài của cá 10 ngày tuổi ........................... 42 3.3.2.3. Sự tăng trưởng về chiều dài của cá 15 ngày tuổi ........................... 44 3.4. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ sống của cá Diêu hồng ........................... 46 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 52 3.1. Kết luận ............................................................................................... 52 3.2. Kiến nghị ............................................................................................. 52 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 53 1 I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Ngành thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô của ngành thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò của ngành thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Bởi lẽ, ngành thủy sản cung cấp nguồn dinh dưỡng; đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm; xóa đói giảm nghèo; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tạo việc làm mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế… Các lĩnh vực trong ngành này rất đa dạng và phong phú như nuôi trồng, khai thác, xuất khẩu… góp phần cải thiện một cách tích cực cuộc sống của người dân. Trong đó, nghề cá hiện nay tuy còn non trẻ song ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong việc cân đối sản xuất các loại thực phẩm. Đây là một nghề phát triển rộng khắp cả nước và tương đối phức tạp so với các nghề khác. Hầu hết các đối tượng nuôi thủy sản có tốc độ sinh trưởng nhanh, sinh sản nhiều, dễ nuôi, môi trường sống không khắt khe, giá thức ăn rẻ nhưng giá trị thương phẩm lại rất cao. Nhất là khi chúng ta mở cửa giao thương với nhiều nước trên thế giới. Với chủ trương đa dạng hóa đối tượng nuôi trong nuôi trồng thủy s ản đang được đặt lên hàng đầu và xét về phương diện kỹ thuật và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường, cộng với một số thành tựu trong nghiên cứu về cá Diêu hồng vừa qua như đã có nhiều nghiên cứu cho thấy trong quá trình tăng trưởng của cá có sự tương quan giữa khối lượng và sự thay đổi kích thướ c (Anderson and Gutreuter, 1983; Jone et al.,1999) nhằm tạo nên dòng cá có sức tăng trưởng tốt và đạt năng suất cao. Từ năm 2000 đến nay, cá Diêu hồng đã được phát tán nuôi trong cả nước. Đây là nền tảng vững chắc cho việc phát triển nghề nuôi cá Diêu hồng trong tương lai, cũng như góp phần phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta. Thực tế là nhu cầu về giống cá Diêu hồng không chỉ ở nước ta mà ở trên thế giới ngày càng tăng. Nhu cầu thị trường thế giới hiện nay với cá Diêu hồng trên 4 triệu tấnnăm (cao gấp 4 lần cá tra) . Đây là loại cá có màu sắc đỏ hồng đẹp, thịt thơm ngon, cơ thịt cá có màu trắng, các thớ thịt được cấu trúc chắc và đặc 2 biệt là thịt không quá nhiều xương nên được nhiều người ưu chuộng. Trên cơ sở đó, cá Diêu hồng đang được xem là đối tượng thủy sản mang đến giá trị kinh tế cao, ổn định và tiềm năng lớn về xuất khẩu. Điều này cho thấy, thịt cá Diêu hồng thơm ngon đang có sức hấp dẫn cao và đầy triển vọng đối với cả thị trường trong và ngoài nước. Để mang lại hiệu quả kinh tế cao thì một trong những yếu tố đóng vai trò thiết thực nhất đó chính là nguồn dinh dưỡng của cá. Bên cạnh nguồn thức ăn nhân tạo do con người cung cấp thường xuyên thì nguồn thức ăn tự nhiên cũng không thể thiếu trong các ao nuôi. Nó chính là cơ sở mắc xích đầu tiên quan trọng nhất trong chuỗi thức ăn của cá. Nguồn thức ăn tự nhiên đảm bảo sẽ giúp cá sinh trưởng, phát triển nhanh, tăng năng suất mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho người nuôi. Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung phát triển nguồn thức ăn tự nhiên giúp cho cá cải thiện tỷ lệ sống, tăng trưởng. Đó là một trong những nguồn dinh dưỡng quan trọng và thiết yếu cho cá. Tuy nhiên cần nghiên cứu thêm để tìm ra hàm lượng và thành phần để phát triển nguồn thức ăn tự nhiên cho phù hợp vừa đảm bảo giảm chi phí thức ăn trong quá trình ương nuôi vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với điều kiện thuận lợi g ần Trung tâm sản xuất giống thủy sản nằm ở xã Tam Đại, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam (nơi cung ứng giống thủy s ản cho người nuôi trong tỉnh và ngoài t ỉnh và c n là trung tâm chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về các loại thủy sản nước ngọt). Dựa trên cơ sở của các nghiên cứu trước về việc sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên để nâng cao năng suất của một số đối tượng cá. Tuy nhiên việc gây nuôi để phát triển nguồn thức ăn tự nhiên cho các đối tượng vẫn chưa được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ. Để góp phần bổ sung dẫn liệu về thức ăn tự nhiên trong nuôi trồng thủy sản tôi đã tiến hành chọn đề tài “Nghiên cứu bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên cho cá Diêu hồng (Oreochromis. sp) ở giai đoạn cá bột lên cá hương tại trung tâm giống thủy sản tỉnh Quảng Nam”. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiệu quả của các ao cá có sự phát triển nguồn thức ăn tự nhiên so với những ao cá thông thường. - Nghiên cứu sự biến động của một số yếu tố môi trường trong ao nuôi cá. - Xác định thành phần thức ăn tự nhiên ở ao nuôi cá Diêu hồng. - Hiểu rõ đặc điểm sinh học và nhu cầu dinh dưỡng của cá Diêu hồng. - Tìm ra mức bổ sung để gây nuôi nguồn thức ăn tự nhiên vào giai đoạn cá bột đến cá hương nhằm nâng cao tỉ lệ sống và tăng trưởng của giống cá Diêu hồng. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: nguồn thức ăn tự nhiên ở các ao nuôi cá Diêu hồ ng tại trung tâm giống thủy sản tỉnh Quảng Nam. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Trung tâm giống thủy sản tỉnh Quảng Nam. - Thời gian: Đề tài được tiến hành từ tháng 102017 đến tháng 32018. 1.5. Phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Phương pháp thí nghiệm - Bố trí thí nghiệm. + Chuẩn bị ao nuôi. + Chuẩn bị nguyên liệu để gây nuôi thức ăn tự nhiên 1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp - Số liệu sơ cấp 1.5.3. Phương pháp xử lý số liệu 1.6. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu sự biến động của các yếu tố môi trường trong ao nuôi cá. - Nghiên cứu xác định thành phần thức ăn tự nhiên ở ao nuôi cá Diêu hồng. - Nghiên cứu sự tăng trưởng của cá Diêu hồng. - Nghiên cứu về tỷ lệ sống của cá Diêu hồng. 4 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Phú Ninh 1.1.1. Vị trí địa lí Huyện Phú Ninh nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Quảng Nam, có vị trí đị a lý từ 150 18’20’ đến 150 31’10’ vĩ độ Bắc và từ 108019’ đến 108030’ kinh độ Đông. Phía Đông giáp thành phố Tam Kỳ; Phía Tây giáp huyện Tiên Phước; Phía Nam giáp huyện Núi Thành, huyện Trà My; Phía Bắc giáp huyện Thăng Bình. Hình 1.1. Bản đồ huyện Phú Ninh Phú Ninh là một huyện của tỉnh Quảng Nam , được thành lập vào năm 2005 trên cơ sở tách 10 xã khỏi thị xã Tam Kỳ cũ, khi đó huyện Phú Ninh có 10 xã: Tam An, Tam Đại, Tam Dân, Tam Đàn, Tam Lãnh, Tam Lộc, Tam Phước, Tam Thái, Tam Thành, Tam Vinh. Ngày 21 tháng 12 năm 2009, thành lập thị trấn Phú Thịnh - thị trấn huyện lị huyện Phú Ninh - trên cơ sở điều chỉnh 648 ha diện tích tự nhiên và 4.793 nhân khẩu của xã Tam Vinh. 5 Toàn huyện có 1 thị trấn Phú Thịnh và 10 xã: Tam An, Tam Đại, Tam Dân, Tam Đàn, Tam Lãnh, Tam Lộc, Tam Phước, Tam Thái, Tam Thành, Tam Vinh 8. 1.1.2. Địa hình, đất đai, thủy lợi, dân số, giao thông Địa bàn huyện có địa hình với hướng dốc từ Tây sang Đông, tạ o thành hai dạng địa hình đặc trưng đó là: địa hình vùng đồng bằng có địa hình khá bằ ng phẳng, một số đồi núi thấp, độ dốc không cao và địa hình đồi núi có đị a hình nhấp nhô chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn. Tổng diện tích của toàn huyện là 2515195ha; tổng diện tích rừng và đấ t lâm nghiệp là 8016,55ha. Hệ thống thủy lợi trên địa bàn được chú trọng đầu tư, phát triển đảm bả o chủ động nguồn nước tưới và nuôi trồng thủy sản. Trong đó, phần lớn nguồn nước tưới từ công trình đại thủy nông Phú Ninh thuận lợi cho ngành nuôi trồ ng thủy sản của huyện, các công trình thủy lợi; thủy điện và du lị ch sinh thái cách cảng Kỳ Hà 30km về phía Bắc, cách TP Đà Nẵng 70km về phía Nam 5. Dân số hơn 80,344 người; gồm 11 đơn vị hành chính cấ p xã (10 xã và 01 thị trấn). Giao thông: có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam đi qua, có đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Nam – Quảng Ngãi, có quốc lộ 40B nối liền cửa khẩu Bờ Y (các tỉnh Tây Nguyên). Có sân bay Chu Lai 9. 1.1.3. Khí hậu Huyện Phú ninh nằm trong vùng khí hậu Nam Trung bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông ít lạnh. Biên độ nhiệt trong ngày và trong năm đều nhỏ . Một năm chia làm hai mùa khô, ẩm phù hợp với mùa gió tương phản nhau; là vùng có lượng mưa khá lớn. Là khu vực có điều kiện khí hậu nổi bật với nền nhiệt độ cao. Có nhiệt độ bình quân hằng năm khoảng 26,50 C; nhiệt độ cao nhất 34,50C, nhiệt độ thấp nhấ t 22,50C. Tại thời điểm thí nghiệm nhiệt độ trung bình ngày cũng khá thuận lợ i cho nuôi trồng thủy sản nhiệt độ cao nhất là 28,40C, và thấp nhất là 200C. 6 Lượng mưa trung bình hằng năm hơn 2000mm; mưa tậ p trung vào các tháng 9,10,11,12 chiếm trên 70 lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đế n tháng 8. Độ ẩm không khí bình quân là 85. Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc – Tây Nam. Thời tiết nguy hiểm: Do biến đổi của khí hậu có các thời tiết nguy hiểm như: bão, lũ lụt… diễn ra ngày càng phức tạp và khó lường. Bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến ven biển Quảng Nam nhiều nhất trong các tháng 9, tháng 10; đôi khi xảy ra vào các tháng 5,6. Ngoài ra, Quảng Nam còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc; gió Tây nam khô nóng, giông, gió lốc, mưa đá và sương m ù 10. 1.1.4. Thủy văn, thủy lí, thủy hóa 1.1.4.1. Nguồn nước Nước là môi trường sống của cá, chi phối toàn bộ đời sống và thức ăn tự nhiên của cá. Nước có khả năng h a tan nhiều chất vô cơ, hữu cơ, chất dinh dưỡ ng và các chất khí. Đó là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho tôm, cá 5. 1.1.4.2. Nhiệt độ nước Nhiệt độ nước là một trong những yếu tố thủy văn quan trọng tác động trự c tiếp đến thủy sinh vật, có ảnh hưởng đến quá trình đồng hóa thức ăn, chín mùi sản phẩm sinh dục và sinh sản của các loài động vật biến nhiệt 5. 1.1.4.3. Hàm lượng oxy hòa tan Hàm lượng oxy h a tan được chi phối bởi nhiều yếu tố. Trước hết phụ thuộc vào d ng nước từ sông, suối đổ vào và chế độ mưa lũ. Ngoài ra c n phụ thuộc vào các loài thủy sinh do quá trình quang hợp và hô hấp của chúng 5. 1.1.4.4. pH Độ pH trong ao nuôi bị ảnh hưởng bởi thành phần lí, hóa học trong đất và nước. pH ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và hô hấp của cá 5. 7 1.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam, Quả ng Nam và trung tâm giống thủy sản tỉnh Quảng Nam 1.2.1. Ở Việt Nam Trong nhiều năm trở lại đây, ngành Thủy sản đã có những bước phát triển nhanh và ổn định, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng của thủy sản trong khối nông, lâm và ngư nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân tăng dần qua các năm. Ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tham gia xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cộng đồng cư dân không chỉ vùng nông thôn ven biển, mà cả ở các vùng núi, trung du và Tây nguyên. Sự hiện diện dân sự của tàu thuyền khai thác hải sản trên biển đã đóng góp vào việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc. Năm 2016, Theo báo cáo tại Hội nghị tổng sản lượng thủy sản cả nước ước đạt hơn 6,7 triệu tấn tăng 2,5 so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, sản lượng khai thác gần 3,1 triệu tấn (tăng 1,7 so với cùng kỳ năm 2015) đạt khoảng 3,03 triệu tấn; với 109,762 tàu; trong đó, sản lượng nuôi trồng trên 3,6 triệu tấn (tăng 3,3 so với cung kỳ năm 2015). Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt khoảng 7 tỷ USD, tăng 6,5 so với cùng kỳ năm ngoái. Diện tích thả nuôi cá tra ước đạt 5.050ha, sản lượng thu hoạch cá tra ước đạt 1,15 triệu tấn đạt 100 kế hoạch đặt ra 12. Hình 1.2. Biểu đồ về sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản Viêt Nam giai đoạn (1995 – 2016) 8 Năm 2017, ngành Thủy sản tiếp tục tập trung thực hiện đề án tái cơ cấu và chương trình mục tiêu phát triển thủy sản bền vững đến năm 2020. Tổng sản lượng thủy sản năm 2017 dự kiến là 6,85 triệu tấn, cung cấp nguyên liệu chất lượng phục vụ chế biến xuất khẩu 7,3 tỷ USD 13. Sản lượng thủy sản 9 tháng năm 2017 ước tính đạt 5.125,9 nghìn tấn, tăng 4,5 so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 3.699,6 nghìn tấn, tăng 4,1; tôm đạt 603 nghìn tấn, tăng 8. Sản lượng thủy sản nuôi trồng 9 tháng ước tính đạt 2.676,1 nghìn tấn, tăng 4,2 so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 1.909,1 nghìn tấn, tăng 2,8; tôm đạt 480,8 nghìn tấn, tăng 9,7. Sản lượng thủy sản khai thác 9 tháng của cả nước ước tính đạt 2.449,8 nghìn tấn, tăng 4,8 so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản khai thác biển đạt 2.304,1 nghìn tấn, tăng 5 14. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước sản lượ ng khai thác thủy sản 11 tháng năm 2017 đạt hơn 3 triệu tấn, tăng 4 so với cùng kỳ; trong đó khai thác biển ước đạt 2,86 triệu tấn, tăng 4 so với cùng kỳ và khai thác nội địa ước đạt 182.000 tấn, tăng 4 so với cùng kỳ. Cũng trong tháng 112017, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 345.000 tấn, tăng 1,1 so vớ i cùng kỳ năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 11 tháng đạ t 3,518 triệu tấn, tăng 8 so với cùng kỳ năm trước 15. 1.2.2. Ở Quảng Nam Ngành nuôi trồng thủy sản đóng vai tr kinh tế - xã hội quan trọng đối vớ i tỉnh Quảng Nam. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát Triể n Nông Thôn tỉnh Quảng Nam từ năm 2012 đến 2016, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủ y sản có nhiều biến động. Năm 2016, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 8222ha. Sản lượ ng thu hoạch ước đạt 18.60018.000 tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt là 49304900 ha (tăng 40). Sản lượng thu hoạch ước đạt 64306400 tấn (tăng 320 tấn) 7. 9 Năm 2017, ước tính giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2017 (theo giá so sánh 2010) đạt 6.856,5 tỷ đồng, tăng 4,2 so vớ i cùng kỳ năm 2016. Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 59.337 tấn, tăng 5,1 (+2.865 tấn) so với cùng kỳ năm 2016, trong đó: sản lượng khai thác thủ y sản đạt 47.913 tấn, tăng 5,4 (+2.473 tấn); sản lượng thủy sản nuôi trồng đạ t 11.424 tấn, tăng 3,5 (+392 tấn), cụ thể: + Khai thác thủy sản Tổng sản lượng khai thác thủy sản là 47.913 tấn; trong đó khai thác biển là 46.128 tấn (cá: 30.439 tấn); khai thác vùng nội địa là 1.785 tấn. + Nuôi trồng Diện tích nuôi trồng thủy sản đã thả 6.720 ha. Tổng sản lượng NTTS là 11.424 tấn, đạt 54,40 7. 1.2.3. Ở trung tâm giống thủy sản tỉnh Quảng Nam Vị trí địa lí: Trung tâm giống thủy sản Quảng Nam nằm tại xã Tam Đàn, huyệ n Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Nằm một bên khu du lịch sinh thái Phú Ninh. Tình hình nuôi cá của trung tâm giống thủy sản tỉnh Quảng Nam. Trung tấm giống thủy sản Quảng Nam ngoài chức năng sản xuất cá giố ng ngoài ra còn thả nuôi cá thịt và khai thác cá tại hồ Phú Ninh. Hằng năm, trung tâm giống thủy sản Quảng Nam sản xuất trên 5 triệ u con cá giống các loại, trong đó có các đối tượng nuôi mới trên địa bàn tỉnh như cá rô phi, cá tra, bống tượng, mè hoa, trắm cỏ…cung cấp cho các đơn vị và ngườ i nuôi trồng thủy sản nước ngọt trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, hằng năm trung tâm giống thủy sản Quảng Nam còn thả nuôi cá thịt với sản lượng gần 20 tấ n cá rô phi; 80 tấn cá mè và khai thác trên dưới 100 tấn các loại. Trung tâm còn cung cấp giống cho các vùng miền theo dự án phát triể n nuôi trồng thủy sản nước ngọt của Trung tâm Khuyến ngư và Phát triển giố ng thủy sản tỉnh. 10 Các đối tượng nuôi: + Hiện nay trung tâm có các dối tượng nuôi chính sau: Cá rô phi vằn Cá trắm cỏ Cá trôi Cá diêu hồng Cá mè hoa Cá trê Cá lóc Cá tra – cá basa Cá rô đầu vuông + Các đối tượng nuôi thí điểm: cá rô đồng, ếch, tôm thẻ chân trắng. Quy mô và hướng phát triển: Tổng diện tích của trung tâm giống là 10ha, trong đó diện tích mặt nướ c là 6ha, với 2 khu ấp trứng nhân tạo và 37 ao nuôi cá bố mẹ và cá giống. Sơ đồ hệ thống ao nuôi cá tại Trung tâm giống thủy sản tỉnh Quảng Nam như sau: Hình 1.3. Ao ương nuôi cá giống Hình 1.4. Mặt cắt và kết cấu ao 11 Hỉnh 1.5. Sơ đồ hệ thống ao nuôi cá tại trại cá nước ngọt Phú Ninh. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG AO NUÔI CÁ Ở TRẠI CÁ NƯỚC NGỌT PHÚ NINH E1 E2 E3 E4 E5 D1 B1 B2 B3 B4 B5 B6 B7 Khu sinh sản ếch rô phi C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 D2 D3 D4 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 A10 A11 A12 Bể ép Bể ép Bể ép Cổng vào Khu sinh sản Nhà chứa 12 Hệ thống gồm 35 ao: Trong đó: A: 12 ao B5: ao nuôi cá rô phi thịt B: 7 ao B7: ao nuôi vỗ cá rô phi bố mẹ C: 7 ao D1: ao nuôi cá Diêu hồng D: 7 ao D2: ao nuôi cá lúc E: 5 ao C4: ao nuôi cá bố mẹ Các ao còn lại là ao ương 1.3. Đặc điểm sinh học của cá Diêu hồng 1.3.1. Phân loại, phân bố 1.3.1.1. Phân loại Tên tiếng anh: Red Tilapia Tên khoa học: Oreochromis. sp Tên khác: Cá Diêu hồng, rô phi đỏ Hình 1.6. Cá Diêu hồng Giới: Animalia Ngành: Chordata Lớp: Actinopterygii Bộ: Perciformes Họ: Cichlidae Giống: Oreochromis Loài: Oreochromis sp 13 1.3.1.2. Nguồn gốc, phân bố Cá Diêu hồng hay cá Điêu hồng hay c n gọi là cá rô phi đỏ (danh pháp khoa học: Oreochromis sp.) là một loài cá nước ngọt thuộc họ Cá rô phi (Cichlidae) có nguồn gốc hình thành từ lai tạo. Thuật ngữ Diêu hồng hay Điêu hồng được xuất phát từ việc dịch từ tiếng Trung Quốc. Ở Việt Nam , người dân bản xứ c n gọi cá Diêu hồng là cá rô vì chúng có hình dạng và màu sắc giống nhau 17. Cá Diêu hồng thực chất là "con lai" của cá rô phi đen, thịt của hai con cá này có thành phần chất dinh dưỡng như nhau. Cá Diêu hồng được người Trung Quốc phát hiện và phổ biến ở Việt Nam đặc biệt là được nuôi khá phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nên giá bán cao hơn cá rô phi đen. Xuất xứ của cá Diêu hồng là từ Đài Loan . Năm 1968, người ta phát hiện một số cá bột rô phi cỏ (Oreochromis mosambicus ) có màu đỏ, do bị đột biến “bạch tạng” không hoàn toàn. Người ta tiếp tục cho lai O. mosambicus đột biến bạch tạng với loài O. niloticus (rô phi vằn) được thế hệ F1 có 30 là rô phi màu đỏ (diêu hồng), những cá thể này có những chấm đen ở hai bên cơ thể gần như đối xứng nhau. Những cá thể F1 đỏ này tiếp tục được sinh sản và đã nâng được tỷ lệ đó lên 80. Dòng cá này có thể đạt 500 – 600 gam hoặc hơn sau 5 tháng nuôi, đạt 1.200 gam trong 18 tháng 17. Năm 1975, xuất hiện một cá cái rô phi đỏ có màu sáng và nặng 1.200 gam trong v ng 18 tháng. Cho lai con này với con rô phi đỏ khác thì được 4 nhóm: đỏ, nâu, đen, trắng nhạt. D ng đỏ và trắng nhạt hoàn toàn không c n chấm đen. Cho d ng đỏ này sinh sản thì có tỷ lệ màu đỏ của F1 cao và màu đỏ rất ổn định. Vì d ng cá này có hình dạng và màu đỏ rất giống cá tráp đỏ ở biển nên mới có tên “Diêu hồng” hay “Điêu hồng” (tráp đỏ - chính xác phải gọi là “hồng điêu” theo tiếng Trung Quốc) Người ta c n lai rô phi màu đỏ (diêu hồng) với d ng O.aureus cho ra được F1 có 65 màu đỏ toàn là đực, 35 màu đen thì có 7 - 8 là cá cái. Cá F1 lớn nhanh nhất là con đực, có thể đạt cỡ 2 – 3 kg. Khi lai cá diêu hồng với d ng 14 O. urolesis hornorum thì cho ra F1 có 65 đỏ, 35 đen và 100 là cá đực. Ở Việt Nam, trường Đại học Cần Thơ đã nhập 1 đàn cá Diêu hồng từ AIT (năm 1990) và thử nghiệm nuôi, nghiên cứu về sinh học, khả năng chịu đựng của cá Diêu hồng với độ mặn, pH, nhiệt độ,... Từ năm 1997, cá Diêu hồng được nhập về để nuôi thương phẩm. Hiện nay Việt Nam đã phát triển tốt trong điều kiện khí hậu bản địa và là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế. Như vậy, cá Diêu hồng về bản chất cũng chỉ là cá rô phi có màu đỏ. Sau khi đã có d ng cá rô phi đỏ, người Đài Loan phát triển mạnh nuôi d ng cá này với cá được xử lý hoặc lai cho cá toàn là đực. Nuôi rô phi đỏ đơn tính đực đã xuất phát từ Đài Loan và đã nuôi ổn định từ những thập niên 80 của thế kỷ trước. Rô phi đỏ từ Đài Loan đã được du nhập sang nhiều nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á và cũng được phát triển với các hình thức nuôi thâm canh hoặc quảng canh. Hiện nay, cá Diêu hồng được phát triển rộng rãi ở các nước khác nhau ở Châu Á với các d ng khác nhau qua lai tạo và cách thức nuôi khác nhau 18. 1.3.2. Đặc điểm hình thái Toàn thân phủ vảy màu đỏ hồng hoặc màu vàng đậm, màu vàng nhạt. Cũng có những cá thể trên thân có màu hồng xen lẫn những đám vảy màu đen. Thân cao, hình hơi bầu dục, dẹp bên. Đầu ngắn. Miệng rộng hướng ngang, rạch kéo dài đến đường thẳng đứng sau lỗ mũi một ít. Hai hàm dài bằng nhau, môi trên dầy. Lỗ mũi gần mắt hơn mõm. Mắt tr n ở nửa trước và phía trên của đầu. Khoảng cách hai mắt rộng, gáy lõm ở ngang lỗ mũi. Khởi điểm vây lưng ngang với khởi điểm vây ngực, trước khởi điểm vây bụng. Vây ngực nhọn, dài, mềm. Vây bụng to cứng, chưa tới lỗ hậu môn 18. 1.3.3. Đặc điểm môi trường sống Cá Diêu hồng là một loài cá nước ngọt, được hình thành qua quá trình chọn lọc nhân tạo nên môi trường sống chủ yếu là nuôi nhốt. Cá thích hợp với nguồn nước có độ pH: 6,2 – 7,5, khả năng chịu phèn kém nhưng có thể phát triển tốt ở vùng nước nhiễm mặn nhẹ 5 – 12 cá sống trong mọi tầng nước. Cá thịt có thể 15 nuôi trong ao hoặc lồng bè. Thời gian cá đạt 800-900gcon chỉ từ 4 – 4,5 tháng và tỷ lệ hao hụt thấp 19. 1.3.4. Đặc điểm dinh dưỡng Đây là loài cá ăn tạp, thức ăn thiên về nguồn gốc thực vật như cám, bắp xay nhỏ, bã đậu, bèo tấm, rau muống và các chất như mùn bã hữu cơ, tảo, ấu trùng, côn trùng, do đó nguồn thức ăn cho cá rất đa dạng, bao gồm các loại cám thực phẩm, khoai củ, ngũ cốc,... Cá Diêu hồng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, đây là đặc điểm thuận lợi cho nuôi thâm canh. Ngoài ra có thể tận dụng các nguyên liệu phụ phẩm từ các nhà máy chế biến thủy sản (như vỏ tôm, râu mực, đầu cá,....). Mặt khác có thể chọn loài ốc bươu vàng làm nguồn thức ăn tươi sống để cho cá ăn. Trong ao nuôi hoặc bằng bè, cá ăn thức ăn tự chế từ các phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn viên (đạm từ 20 – 25). Nhưng do thả cá nuôi với mật độ cao, nên cần thiết phải sử dụng thức ăn dạng viên để dễ dàng kiểm soát lượng thức ăn thừa và hạn chế sự thất thoát thức ăn cũng như kiểm soát được chất lượng nước ao nuôi. Thức ăn công nghiệp được sản xuất cần có đầy đủ thành phần cơ bản bao gồm các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, vitamin, lipid...20. 1.3.5. Đặc điểm sinh trưởng Cá lớn nhanh, tốc độ lớn phụ thuộc vào môi trường nước, thức ăn, mật độ nuôi; chăm sóc. Khi nuôi trong lồng cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, cá sinh trưởng nhanh hơn, tỷ lệ hao hụt thấp, đạt cỡ thương phẩm (400 - 500 g trở lên) chi sau 5-6 tháng nuôi 21. 1.3.6. Đặc điểm sinh sản Cá đẻ nhiều lần trong năm. Ở các tỉnh miền Bắc, cá ngừng đẻ khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Đặc điểm sinh sản của cá giống như các loài cá rô phi khác. Khi cá cái đẻ, cá đực tiết sẹ thụ tinh cho trứng và cá cái ngậm ấp trứng trong miệng. Ở nhiệt độ 30°C, trứng cá nở sau 4 - 6 ngày ấp. Thời gian ngậm cá con có thể từ 3 - 4 ngày, sau đó cá con chui ra khỏi miệng cá mẹ. Khi hết cá con trong miệng, cá mẹ mới đi kiếm ăn và tham gia vào đợt đẻ mới 22. 16 1.4. Các biện pháp kĩ thuật để nuôi cá Diêu hồng + Chuẩn bị ao nuôi. - Ao nuôi có diện tích từ 300m2 trở lên, độ sâu ao 1- 1,5 m, ao nuôi chủ động cấp tháo nước trong quá trình nuôi. - Phát quang bụi rậm, tu sửa bờ ao, lấp hết hang hốc. Mặt ao không bị cớm rợp, đảm bảo thông thoáng nhằm tăng cường oxy h a tan từ không khí vào nước. - Tháo nước bắt hết cá tạp, cá dữ, vét bù đáy ao. - Bón vôi liều lượng 7- 10kg100m2, phơi nắng từ 5 - 7 ngày sau đó bón phân 20 -30kg100m2 (phân chuồng đã ủ hoai), tiến hành cấp nước vào ao. Nơi cấp nước phải có lưới lọc ngăn không cho cá tạp và cá dữ vào ao nuôi. + Chọn và thả giống: - Chọn giống: Nguồn giống đảm bảo chất lượng, màu sắc tươi sáng, giống kích cở đồng đều ( 5 –7cmcon), không dị hình, bơi lội nhanh nhẹn và không có dấu hiệu bệnh. Mật độ thả: 3conm2 - Vận chuyển con giống: - Có 2 cách vận chuyển cá giống: + Vận chuyển kín bằng túi nilon có bơm ôxy, mật độ vận chuyển 500 con túi nilon 10 lít nước). + Vận chuyển hở: vận chuyển bằng thùng phi nhựa có sục khí trong quá trình vận chuyển, mật độ vận chuyển 800 con10 lít nước. - Thả giống: + Tiến hành tắm cho cá bằng nước muối 2- 3 (2 – 3 lạng muối h a với 10 lít nước sạch) trước khi thả cá xuống ao nuôi, mục đích để cho cá sạch mầm bệnh. + Cách thả: Giống được thả vào sáng sớm, trước khi ngâm túi đựng cá trong ao 5 - 10 phút, mở miệng túi cho nước từ từ vào rồi thả cá ra ao, thả vị trí đầu hướng gió. + Thức ăn và chăm sóc quản lý: 17 - Thức ăn chế biến Nơi không có điều kiện sử dụng thức ăn viên hoặc có sẵn nguyên liệu chế biến, gồm các nguyên liệu: Cám : 20 – 30 Tấm : 20 – 30 Rau xanh (nghiền nhỏ) : 10 – 20 Bột cá (bột ruốc) : 30 – 35 Bột đậu nành : 10 – 20 Premix khoáng vitamin : 1 – 2 Phối chế các nguyên liệu để đạt hàm lượng đạm (protein) 18 – 20, trộn đều các nguyên liệu đã nghiền nhỏ, nấu chín rồi vo thành viên (nếu có điều kiện) hoặc rải mỏng và phơi se mặt, sau đó cho cá ăn (rải một chỗ hoặc để vào sàn ăn), cho ăn 2 lần ngày, khẩu phần 4-5 trọng lượng thân. Hệ số thức ăn từ 3,2 – 3,5 là đạt yêu cầu và có hiệu qủa kinh tế 24. - Thức ăn viên: Thức ăn viên nổi của các nhà máy chế biến, chọn loại thức ăn có mùi thơm hấp dẫn với cá, hàm lượng đạm 20 – 28, kích thước viên thức ăn thay đổi thích hợp kích thước cá. Cho ăn ngày 2 lần, khẩu phần 2 – 3 trọng lượng thânngày. Thức ăn được rải trên mặt nước, phía trên gió, ở một vị trí cố định. - Quản lý cho ăn: + Thức ăn sử dụng cho cá là thức ăn tổng hợp dạng viên nổi, khi cá nhỏ sử dụng thức ăn bột mịn, sau khi cá nuôi được 1 tháng trở lên dùng thức ăn viên, ngoài ra bổ sung: bèo cám, rau xanh, bột sắn, phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương cho cá ăn. Lượng thức ăn: Khi cá mới thả cho cá ăn thức ăn công nghiệp, với tỷ lệ 10 trọng lượng cơ thể. Khi cá đạt trọng lượng 50gcon giảm xuống 5 trọng lượng cơ thể, cá đạt trọng lượng cá đạt 100gcon trở lên thì cho cá ăn 2 - 3 trọng lượng cá trong ao. Ngày cho ăn 2 lần (sáng 6-7h, chiều 17- 18h). Cá cở: 5 - 10cm sử dụng thức ăn tổng hợp có hàm lượng đạm > 30. Cá cở : > 100gcon sử dụng thức ăn có độ đạm 20 - 22. 18 + Định kỳ 15 ngày bổ sung phân chuồng ủ hoai hoặc phân cút để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Liều lượng 15kg 100m2. - Quản lý môi trường: + Thường xuyên thay nước ao nuôi với liều lượng là 10 - 20 lượng nước trong ao, sau khi thay nước nên bón vôi với liều lượng 10gm3 ao nhằm ổn định môi trường ao nuôi để cá phát triển tốt. + Vào những ngày mưa lớn theo dõi pH nước để có biện pháp bón vôi thích hợp, nếu pH thấp (

Ngày đăng: 14/03/2024, 12:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN