1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá chất lượng công tác phục vụ đồ vải y tế tại khoa kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện e hà nội từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2023

46 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tỷ lệ chất lượng phục vụ đồ vải chuyên môn Phẫu thuật, thủ thuật Trang 4 ĐẶT VẤN ĐỀNhiễm khuẩn bệnh viện NKBV xảy ra ở hệ thống y tế khắp nơi trênthế giới, tác động nghiêm trọng và trở

iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN .ii MỤC LỤC iii DANH MỤC VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG .v ĐẶT VẤN ĐỀ .1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3 1.1 Cơ sở lý luận 3 1.1.1 Nhiễm khuẩn bệnh viện 3 1.1.2 Căn nguyên gây nhiễm khuẩn bệnh viện 3 1.1.3 Các phương thức lây truyền của tác nhân gây bệnh 6 1.1.4 Phòng ngừa chuẩn 7 1.1.5 Những nguyên tắc khi xử lý đồ vải 8 1.2 Cơ sở thực tiễn .9 1.2.1 Quy trình quản lý đồ vải y tế tại Bệnh viện E 9 Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 14 2.1 Sơ lược về Bệnh viện E 14 2.2 Đánh giá chất lượng công tác phục vụ đồ vải y tế Bệnh viện E 15 2.2.1 Đối tượng và phương pháp .16 2.2.2 Kết quả đánh giá .18 Chương 3 BÀN LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 21 3.1 Về công tác phục vụ đồ vải tại Bệnh viện E .21 3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phục vụ đồ vải y tế tại Bệnh viện E 22 KẾT LUẬN .23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 PHỤ LỤC 26 iv DANH MỤC VIẾT TẮT STT NỘI DUNG VIẾT TẮT 1 Kiểm soát nhiễm khuẩn KSNK 2 Nhân viên y tế NVYT 3 Người bệnh NB 4 Biểu mẫu BM 5 Đồ vải ĐV 6 Lãnh đạo khoa LĐK 7 Hội đồng HĐ 8 Điều dưỡng ĐD 9 Điều dưỡng trưởng ĐDT 10 Y công YC 11 Hộ lý HL 12 Vi khuẩn VK v DANH MỤC BẢNG Bảng 1 Tỷ lệ chất lượng giao nhận đồ vải 18 Bảng 2 Phân bổ tỷ lệ chất lượng đồ vải người bệnh 18 Bảng 3 Tỷ lệ về chất lượng đồ vải nhân nhân viên 19 Bảng 4 Tỷ lệ chất lượng phục vụ đồ vải chuyên môn (Phẫu thuật, thủ thuật) 19 Bảng 5 Tỷ lệ chung chất lượng phục vụ đồ vải y tế 20 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) xảy ra ở hệ thống y tế khắp nơi trên thế giới, tác động nghiêm trọng và trở thành gánh nặng cho người bệnh, thách thức cho các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn cầu, đặc biệt ở các nước chậm và đang phát triển do làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn và tăng chi phí điều trị Nghiên cứu điều tra cắt ngang NKBV tại 55 cơ sở y tế của 14 nước trên thế giới đại diện cho các khu vực công bố tỷ lệ NKBV là 8,7% và ước tính ở bất cứ thời điểm nào cũng có hơn 1,4 triệu người bệnh trên thế giới mắc NKBV Thống kê cho thấy tỷ lệ NKBV vào khoảng 5-10% ở các nước đã phát triển và lên đến 15-20% ở các nước đang phát triển Nhiễm khuẩn liên quan đến CSYT không chỉ là chỉ số chất lượng, chuyên môn, mà còn là chỉ số an toàn của người bệnh, chỉ số đánh giá sự tuân thủ về thực hành của nhân viên y tế (NVYT), chỉ số đánh giá hiệu lực của công tác quản lý và là một chỉ số rất nhạy cảm đối với người bệnh và xã hội Một trong các biện pháp kiểm soát NKBV là thực hiện quản lý, xử lý đồ vải sử dụng trong chăm sóc, chẩn đoán, điều trị Mỗi bệnh viện cần có những quy trình, quy định cụ thể quản lý đồ vải phù hợp với điều kiện của cơ sở Tất cả các loại đồ vải sử dụng trong quá trình thăm khám, điều trị đều phải được thực hiện xử lý cẩn thận, đúng nguyên tắc và quy trình giúp phòng lây truyền vi khuẩn từ đồ vải bẩn sang nhân viên y tế và người bệnh Với vai trò là bệnh viện đa khoa Trung ương hạng I trực thuộc Bộ Y tế, Bệnh E Hà Nội là cơ sở khám chữa bệnh và điều trị ; đồng thời là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến Bệnh viện luôn tìm các giải pháp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo đảm an toàn người bệnh Thực hiện theo chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện nhằm chuyên môn hóa công tác giặt là và tập trung chuẩn hóa về công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện tổ chức đấu thầu cung cấp dịch vụ giặt là đồ vải y tế và kí hợp đồng với Công ty cung cấp dịch vụ giặt 2 là và làm sạch đồ vải, đầu mối là khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện công tác giao nhận giữa các khoa/ phòng và công ty cung cấp dịch vụ giặt là Quá trình quản lý đồ vải y tế tại Bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đủ đồ vải đạt tiêu chuẩn cho các hoạt động chuyên môn và phòng ngừa ô nhiễm cho nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà và môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý đồ vải bẩn Nhiều Quốc gia trên Thế giới đã có những báo cáo về các vụ dịch liên quan đến xử lý đồ vải dẫn đến NB nhiễm khuẩn bệnh viện Theo báo cáo của Bruston W.A.T được đăng trên tạp chí Y khoa Lancet 1995 đã chỉ ra rằng từ 1 nhân viên nhà giặt bị nhiễm Stap.aureus lây truyền cho trẻ sơ sinh bị viêm da mủ do Staphylococcus aureus từ đồ vải bị lây nhiễm Việc đánh giá chất lượng phục vụ đồ vải là hết sức cần thiết giúp hạn chế mức thấp nhất nguy cơ sai sót, đảm bảo an toàn cho NB, NVYT Chính vì vậy Tôi đã tiến hành làm đề tài: “Đánh giá chất lượng công tác phục vụ đồ vải y tế tại Khoa KSNK-BVE từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2023”, nhằm 2 mục tiêu: 1 Đánh giá chất lượng công tác phục vụ đồ vải y tế tại Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn - Bệnh viện E từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2023 2 Đề xuất giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phục vụ đồ vải y tế tại Bệnh viện E 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Nhiễm khuẩn bệnh viện Nhiễm khuẩn bệnh viện là những nhiễm khuẩn không xuất hiện ở bệnh nhân khi nhập viện, nhưng phát triển trong quá trình bệnh nhân lưu trú, điều trị bệnh tại đây Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nhiễm khuẩn bệnh viện được định nghĩa như sau: “Nhiễm khuẩn bệnh viện là những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian người bệnh điều trị tại bệnh viện và nhiễm khuẩn này không hiện diện cũng như không nằm trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện Nhiễm khuẩn bệnh viện thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện” Nhiễm khuẩn bệnh viện là nhiễm khuẩn liên quan đến các hoạt động chăm sóc và khám chữa bệnh trong các cơ sở y tế, một trong những yếu tố hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh trong các cơ sở y tế Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với sự gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS, viêm gan B, viêm gan C và các bệnh dịch nguy hiểm có nguy cơ gây dịch, người bệnh đứng trước nguy cơ có thể bị mắc thêm bệnh khi nằm viện hoặc khi nhận các dịch vụ từ nhân viên y tế và những người trực tiếp chăm sóc cũng có nguy cơ cao mắc bệnh như chính bệnh nhân mà họ chăm sóc 1.1.2 Căn nguyên gây nhiễm khuẩn bệnh viện Các tác nhân gây NKBV phần lớn do vi khuẩn gây lên, sau đó là do vi rút, nấm và ký sinh trùng  Vi khuẩn Vi khuẩn (VK) gây NKBV có thể từ hai nguồn gốc khác nhau, vi khuẩn nội sinh thường cư chú ở lông, tuyến mồ hôi, tuyến chất nhờn Một số vi khuẩn nội sinh có thể trở thành căn nguyên nhiễm trùng khi khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể bị tổn thương Vi khuẩn ngoại sinh, là vi khuẩn có nguồn gốc ngoại lai, có thể từ dụng cụ y tế, nhân viên y tế, không khí, nước hoặc lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân 4 Đa số vi khuẩn đều có thể gây ra NKBV nhưng các vi khuẩn chủ yếu gây NKBV hiện nay là Staphylococus aureus, Enterococci, các trực khuẩn Gram (-) họ đường ruột Enterobacteriaceae, Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumannii Trước đây nhiễm khuẩn do tụ cầu đứng hàng đầu, hiện nay đang nhường chỗ cho vi khuẩn Gram(-) a) Các cầu khuẩn Gram (+) Staphylococus aureus (tụ cầu vàng) Tụ cầu vàng là vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất, đóng vai trò quan trọng đối với NKBV từ cả hai nguồn nội sinh và ngoại sinh và có khả năng gây nhiều loại bệnh khác nhau như nhiễm trùng ở phổi, xương, tim, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn vết bỏng [26].Các nhiễm trùng do S aureus khó điều trị do chúng đề kháng rất nhiều kháng sinh Hiện nay đã xuất hiện nhiều chủng tụ cầu vàng kháng lại nhiều loại thuốc kháng sinh làm cho nhiễm khuẩn thường nặng như kháng Penicillin (trên 90%), kháng Methicillin (15 – 35%) Vì vậy cách điều trị tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ Staphylococcus saprophyticus Vi khuẩn này thường là căn nguyên gây nhiễm khuẩn tiết niệu tiên phát, là loại gây nhiễm khuẩn có tỷ lệ cao thứ hai ở bệnh nhân nhiễm khuẩn vết bỏng Enterococci (liên cầu đường ruột) Ngoài NKBV, chúng còn gây nhiễm viêm nội tâm mạc, các nhiễm khuẩn ngoài ổ bụng Enterococci là vi khuẩn đề kháng tự nhiên nhiều loại kháng sinh như các kháng sinh thuộc phân nhóm Cephalosporin, Aminoglycoside, Clindamycin và Co-trimoxazol nên hiệu quả điều trị của các kháng sinh này với Enterrococci là kém b) Các trực khuẩn Gram(-) Họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae 5 Các trực khuẩn Gram(-) họ vi khuẩn đường ruộtEnterobacteriaceae là một họ lớn, phức tạp và có vai trò gây bệnh quan trọng Các trực khuẩn gây bệnh quan trọng là E.coli, Klebsiella pneumonia, Enterobacter clocacae, Serratia marcescens, Proteus mirabilis.Đa số các trực khuẩn đường ruột đề kháng với nhiều loại kháng sinh, chủ yếu qua trung gian R-plasmit.Vì vậy việc điều trị hết sức khó khăn, điều trị chủ yếu dựa vào kháng sinh đồ Hiện nay đã xuất hiện nhiều chủng trực khuẩn Gram(-), đặc biệt là E.coli và Klebsiella sản sinh ra các men đề kháng các β-lactam phổ rộng (extended spectrum β-lactamase – ESBL) Trực khuẩn Gram(-) sinh men β-lactamase sẽ đề kháng toàn bộ các Penicillin, Cephalosporin và Aztreonam Acinetobacter baumannii A baumannii là vi khuẩn có thể gây bùng phát thành dịch NKBV Hiện nay tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai bệnh viện Chợ Rẫy, A baumannii là tác nhân gây các nhiễm trùng bệnh viện hay gặp nhất trong số các tác nhân gây bệnh và thường đề kháng với hầu hết các kháng sinh thông dụng làm cho việc điều trị hết sức khó khăn Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh) Là vi khuẩn Gram(-), ưa khí thuộc họ Pseudomonadaceae Bệnh nhân nhiễm trùng được phát hiện thấy trực khuẩn mủ xanh ở phổi, mặt trong bàng quang, bể thận, buồng tử cung, thành ống dẫn lưu và bề mặt kim loại máy tạo nhịp tim Các vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết trên bệnh nhân bỏng chủ yếu là trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu vàng, trong đó trực khuẩn mủ xanh đã kháng hầu hết các kháng sinh thông thường  Các vi rút gây nhiễm khuẩn bệnh viện Một số vi rút có thể lây nhiễm khuẩn bệnh viện như vi rút viêm gan B và C (lây qua đường máu, lọc máu, tiêm truyền, nội soi), các vi rút hợp bào đường hô hấp, SARS và vi rút đường ruột (Enteroviruses) truyền qua tiếp xúc tay- miệng và theo đường phân-miệng Các vi rút khác cũng luôn lây truyền trong 6 bệnh viện như Cytomegalovirus, HIV, Ebola, Influenza, Herpes và Varicella Zoster  Các ký sinh trùng và nấm gây nhiễm khuẩn bệnh viện a) Nấm Một số loài nấm như Candida albicans, Aspergillus, Cryptococcus neofrorman là những căn nguyên gây nhiễm trùng cơ hội ở người điều trị kháng sinh dài ngày hoặc bị suy giảm hệ thống miễn dịch Candida albicans có thể là tác nhân nhiễm trùng và phân lập được từ đờm, dịch phế quản, niêu sinh dục, máu, dịch não tủy… và thường gặp ở âm đạo b) Ký sinh trùng Một số ký sinh trùng như Giardia lambia gây tiêu chảy được truyền dễ dàng từ người sang người, kể cả người lớn và trẻ em Crytosporidium có thể là căn nguyên gây nhiễm trùng cơ hội ở những người điều trị kháng sinh dài ngày hoặc bị suy giảm hệ thống miễn dịch Ghẻ (Sarcoptes scabies) cũng có thể gây thành dịch trong số các bệnh nhân nằm viện 1.1.3 Các phương thức lây truyền của tác nhân gây bệnh Có 3 con đường lây nhiễm chính trong bệnh viện là: lây qua đường tiếp xúc, lây qua đường giọt bắn và lây qua đường không khí a) Lây qua đường tiếp xúc Đây là con đường lây nhiễm quan trọng và phổ biến nhất trong NKBV và được chia làm hai loại khác nhau là lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp (tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây bệnh) và lây nhiễm qua đường gián tiếp(tiếp xúc với vật trung gian chứa tác nhân gây bệnh) Tác nhân theo con đường này bao gồm các vi khuẩn Gram(-) đa kháng, các tác nhân đường ruột như: Clostridium dificile, Shigella, hoặc Rotavirus, các tác nhân ở da và mô mềm như: S.aureus và Streptococcus pyogenes, các vi rút như: Adenovirus và Varicella zoster virus 7 b) Lây qua đường giọt bắn Tác nhân gây bệnh chứa trong các giọt nhỏ bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện bắn vào kết mạc mắt, niêm mạc mũi, miệng của người tiếp xúc, các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có trong các giọt bắn có thể lây truyền bệnh từ người sang người trong một khoảng cách ngắn(5µm, có khí lên tới >30µm hoặc lớn hơn.Một số tác nhân gây bệnh qua đường giọt bắn cũng có thể truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gián tiếp Các tác nhân lây truyền theo con đường này bao gồm: Haemophilus influenza type B, Adenovirus, quai bị, Rubella c) Lây qua đường không khí Xảy ra do các giọt bắn li ti chứa tác nhân gây bệnh, có kích thước

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w