1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác bảo trì mặt đường mềm

149 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Sử Dụng Thiết Bị FWD Đánh Giá Chất Lượng Khai Thác Phục Vụ Cho Phân Loại Công Tác Bảo Trì Mặt Đường Mềm
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Kỹ Thuật Xây Dựng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 19,88 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Các phương pháp thiết kế kết cấu áo đường mềm (17)
  • 1.2. Các phần mềm sử dụng phân tích, dự báo sự phá hoại kết cấu áo đường mềm (24)
    • 1.2.1. Chương trình BISAR (24)
    • 1.2.2. Chương trình EverStressFE version 1.0 (26)
    • 1.2.3. Chương trình KENPAVE (27)
    • 1.2.4. Chương trình 3D Move (27)
    • 1.2.5. Chương trình ALIZE 1.20 (29)
    • 1.2.6. Chương trình ANSYS (29)
    • 1.2.7. Chương trình ABAQUS (30)
    • 1.2.8. Phần mềm cơ học thực nghiệm MEPDG (31)
    • 1.2.9. Các phần mềm khác (31)
  • 1.3. Các kết cấu áo đường mềm phổ biến và công nghệ thi công ở Việt Nam (32)
    • 1.3.1. Các kết cấu áo đường mềm phổ biến (33)
    • 1.3.2. Công nghệ thi công các lớp kết cấu mặt đường (41)
  • 1.4. Ảnh hưởng của xe quá tải đến kết cấu áo đường mềm (42)
    • 1.4.1. Nghiên cứu ở bang Arizona (43)
    • 1.4.2. Nghiên cứu ở bang Kansas (44)
    • 1.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của xe quá tải ở các nước đang phát triển46 1.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của xe quá tải trong khai thác đường ở Việt Nam (44)
  • 1.5. Công tác duy tu, bảo dưỡng kết cấu áo đường mềm (47)
    • 1.6.1. Đối với mặt đường bê tông nhựa (48)
    • 1.6.2. Công nghệ tái sinh mặt đường BTN (50)
      • 1.6.2.1. Công nghệ tái sinh nguội (50)
      • 1.6.2.2. Công nghệ tái sinh nóng (55)
      • 1.6.2.3. Thi công cải tạo mặt đường bằng máy gia cố (57)
      • 1.6.2.4. Sửa chữa mặt đường bê tông nhựa bằng vật liệu Carboncor Asphalt (60)
      • 1.6.2.5. Sửa chữa bảo dưỡng mặt đường bê tông nhựa bằng vật liệu nhựa đường TL-2000 (63)
      • 1.6.2.6. Công nghệ NOVACHIP (68)
      • 1.6.2.7. Công nghệ duy tu bảo dưỡng đường Microsurfacking (70)
  • 1.7. Nhận xét và tóm tắt Chương 1 (72)
  • 2.1. Các định nghĩa về tuổi thọ của kết cấu mặt đường mềm (74)
    • 2.1.1. Tuổi thọ của kết cấu mặt đường (75)
    • 2.1.2. Tuổi thọ còn lại của kết cấu mặt đường (76)
  • 2.2. Các dạng phá hoại kết cấu áo đường mềm (81)
    • 2.2.1. Nứt do mỏi (81)
    • 2.2.2. Nứt do nhiệt (nứt tại nhiệt độ thấp) (83)
    • 2.2.3. Nứt lưới lớn (83)
    • 2.2.4. Nứt dọc (84)
    • 2.2.5. Nứt phản ánh (84)
    • 2.2.6. Nứt lớp mặt (nứt parabol) (85)
    • 2.2.7. Cắt trượt lớp mặt (86)
    • 2.2.8. Lún vệt bánh xe (86)
  • 2.3. Phương pháp của Viện Asphalt (AI) dự báo tuổi thọ của kết cấu áo đường mềm (90)
  • 2.4. Phương pháp cơ học – thực nghiệm dự báo tuổi thọ kết cấu áo đường (95)
    • 2.4.1. Khả năng của MEPDG (96)
  • 2.5. Phương pháp Pavement Health Track dự báo tuổi thọ kết cấu áo đường (99)
    • 2.5.1. Khả năng của phần mềm PHT (99)
    • 2.5.2. Ứng dụng của phần mềm PHT (103)
      • 2.5.2.1. Tuổi thọ phục vụ lớn nhất của các loại mặt đường (103)
      • 2.5.2.2. Các giá trị giới hạn (103)
      • 2.5.2.3. Trọng số của các tiêu chuẩn tuổi thọ (105)
  • 2.6. Sử dụng kết quả thí nghiệm FWD đánh giá tuổi thọ còn lại của kết cấu áo đường mềm (105)
    • 2.6.1. Xác định Môdun đàn hồi của nền đường (106)
      • 2.6.1.1. Mô đun đàn hồi của nền đường (106)
      • 2.6.1.2. Mô đun đàn hồi hữu hiệu của nền đường dùng trong thiết kế (107)
    • 2.6.2. Xác định mô đun đàn hồi hữu hiệu Ep của kết cấu mặt đường. .107 2.6.3. Đánh giá tình trạng kết cấu mặt đường (107)
    • 2.6.4. Xác định nhân tố điều kiện CF (108)
    • 2.6.5. Xác định tuổi thọ còn lại của mặt đường (109)
  • 2.7. Sử dụng hệ số cường độ tĩnh và chỉ số tình trạng mặt đường PCI đánh giá chất lượng khai thác còn lại của kết cấu mặt đường mềm (110)
    • 2.7.1. Hệ số cường độ của kết cấu mặt đường theo mô đun đàn hồi (110)
    • 2.7.2. Đánh giá độ bằng phẳng của mặt đường bằng thước 3m (111)
    • 2.7.3. Đánh giá dựa vào chỉ số tình trạng mặt đường PCI (Pavement (111)
      • 2.7.3.1. Đánh giá, đề xuất phương án bảo dưỡng, sửa chữa (116)
  • 3.1. Trình tự nghiên cứu đề xuất phương pháp xác định đặc trưng khai thác của kết cấu áo đường mềm (121)
  • 3.2. Thiết bị đo chậu võng đàn hồi fwd (falling weight deflectometer) - nguyên lý làm việc và các thông số kỹ thuật (121)
    • 3.2.1. Bộ phận gia tải (gây ra tải trọng) (124)
    • 3.2.2. Các đầu đo biến dạng (125)
    • 3.2.3. Xung tải (129)
  • 3.3. Phân tích phương pháp sử dụng kết quả đo FWD (AASHTO-93) (132)
    • 3.3.1. Phân tích phương pháp (132)
    • 3.3.2. Thực nghiệm tính toán (132)
    • 3.3.3. Trình tự các bước áp dụng (133)
  • 3.4. Phát triển phương pháp sử dụng chỉ số tình trạng kết cấu (SCI) để xác định tuổi thọ còn lại, lựa chọn biện pháp bảo trì và phục hồi mặt đường mềm (133)
    • 3.4.1. Đặt vấn đề (133)
    • 3.4.2. Chỉ số tình trạng kết cấu SCI (134)
      • 3.4.2.1. Xác định chỉ số kết cấu hiện tại SNeff (134)
      • 3.4.2.2. Xác định chỉ số kết cấu yêu cầu SNreq (135)
      • 3.4.2.3. Trình tự xác định chỉ số tình trạng kết cấu SCI (137)
    • 3.4.3. Sử dụng chỉ số SCI để lựa chọn giải pháp bảo trì và phục hồi mặt đường (138)
    • 3.4.4. Đánh giá chỉ số SCI cho một số tuyến đường (139)
  • 3.5. Kết luận chương 3 (141)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................145 (145)

Nội dung

Các phương pháp thiết kế kết cấu áo đường mềm

Mỗi phương pháp thiết kế kết cấu áo đường nói chung cần được hình thành trên cơ sở giải quyết ba vấn đề như sau:

Xác định trạng thái giới hạn và tiêu chuẩn trạng thái giới hạn Việc xác định này bao gồm việc nghiên cứu để chọn được thông số trạng thái giới hạn thích hợp với mô hình thiết kế và định lượng về giới hạn phát sinh hư hỏng;

Cơ sở lý thuyết cho tính toán và phương pháp tính toán - đánh giá mặt đường;

Xác định các thông số thiết kế tùy thuộc cơ sở lý thuyết và phương pháp tính toán, đề xuất phương pháp xác định các thông số này, thích hợp với mô hình thiết kế và cơ sở lý thuyết của tính toán thiết kế.

Phân tích đánh giá về các phương pháp thiết kế kết cấu mặt đường mềm hiện hành đã được PGS.TS Trần Thị Kim Đăng [12] công bố nhiều bài báo từ kết quả của đề tài cấp Bộ GD&ĐT, mã số: B2007-04-41.

Các phương pháp chính được sử dụng trong thiết kế kết cấu mặt đường mềm bao gồm:

Phương pháp lý thuyết sử dụng lý thuyết đàn hồi với các phương trình tính ứng suất - biến dạng phát sinh trong kết cấu mặt đường là hệ nhiều lớp đàn hồi Đây là phương pháp hiện đang được Việt Nam sử dụng để thiết lập Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu mặt đường mềm 22TCN-211-06 [2] Thuộc nhóm này còn có các phương pháp thiết kế mặt đường mềm của Pháp, Trung Quốc, Nga,…

Phương pháp thiết kế mặt đường mềm theo tiêu chuẩn 22TCN-211-06 hiện hành ở Việt Nam là phương pháp lý thuyết-thực nghiệm dựa trên kết quả bài toán với mô hình bán không gian vô hạn đàn hồi nhiều lớp theo mô hình Burmister.

Phương pháp thiết kế theo 22TCN-211-06 hiện cũng đang được nghiên cứu, chuyển đổi thành TCVN Những hạn chế của phương pháp này là: Vẫn phải sử dụng các toán đồ được xây dựng từ bài toán hệ đàn hồi 2 lớp, trong khi các phần mềm hiện đại, miễn phí đã tính toán cho hệ nhiều lớp đàn hồi và đàn nhớt dưới tác dụng của tải trọng tính và động [15, 16] Phương pháp cũng chưa xét đến một số hiện tượng hư hỏng kết cấu khá phổ biến trong thực tế trong các trạng thái giới hạn kiểm toán kết cấu mặt đường như biến dạng không hồi phục lún vệt bánh xe ở lớp bê tông nhựa do ứng suất cắt trượt lớn,đẩy trồi bê tông nhựa, nứt do xô trượt lớp mặt, nứt phản ánh Phá hoại mỏi cũng chỉ đưa vào các hệ số khi tính toán Khi áp dụng 22TCN 211-06 sẽ khó khăn khi xác định các thông số đầu vào, yêu cầu thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý làm thông số tính toán của vật liệu trong tiêu chuẩn thiết kế hiện hành khó được thực hiện do điều kiện về cơ sở thí nghiệm và kinh phí, thí nghiệm mô hình tĩnh xác định mô đun đàn hồi trong khi các tiêu chuẩn trên thế giới đều mô hình động Cách phân loại vật liệu bê tông nhựa hiện nay chưa có sự thống nhất, tham chiếu lẫn nhau giữa tiêu chuẩn thi công nghiệm thu và tiêu chuẩn thiết kế, nhiều loại vật liệu mới hiện đã được sử dụng nhưng chưa có các thông số tính toán tham chiếu trong tiêu chuẩn Hệ số độ tin cậy cũng là một khó khăn khi lựa chọn và mâu thuẫn với các thông số đầu vào đã được lấy ở điều kiện bất lợi nhất.

Phương pháp kinh nghiệm với phương trình thiết kế là các mối quan hệ thực nghiệm thu thập từ các thử nghiệm đường và từ kinh nghiệm trong quá trình thiết kế - khai thác đường Hướng dẫn thiết kế mặt đường AASHTO là một tiêu chuẩn điển hình cho các phương pháp thiết kế này Hướng dẫn thiết kế mặt đường AASHTO đã được sử dụng tương đối phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt trong các dự án đường sử dụng nguồn vốn nước ngoài Bộ Giao thông vận tải đã ban hành một tiêu chuẩn ngành, 22TCN-274-01 [1], tiêu chuẩn được soạn thảo dựa trên phương pháp thiết kế mặt đường mềm của AASHTO Hiện nay, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang chuyển đổi thành tiêu chuẩn Việt Nam (6/2014 đã nghiệm thu cấp cơ sở),.

Phương pháp thiết kế kết cấu áo đường mềm theo hướng dẫn của AASHTO-93 vẫn được nhiều bang ở Mỹ và Canada sử dụng Theo khảo sát của Cục đường bộ liên bang Mỹ năm 2007 [20] còn đến 63% các bang sử dụng AASHTO-93, 12% sử dụng AASHTO-72, 13% sử dụng phương pháp do bang phát triển, 8% kết hợp AASHTO và phương pháp của bang và 4% sử dụng phương pháp khác

Hình 1.1: Thống kê phương pháp thiết kế áo đường mềm của FHWA

Hình 1.2: Đoạn thử nghiệm AASHO 1958-1960

Phương pháp thiết kế kết cấu áo đường mềm theo hướng dẫn của AASHTO-93 được phát triển dựa trên thử nghiệm AASHO từ 10/1958 đến 11/1960 gần Ottawa, Illinois với những hạn chế bởi điều kiện khí hậu tại nơi thử nghiệm, kết cấu thử nghiệm, loại tải trọng thử nghiệm và thời gian thử nghiệm Tuy nhiên đây cũng là phương pháp được nhiều nước sử dụng trong thiết kế kết cấu mặt đường của mình như Canada, Nhật, Đài Loan, Singapore, Malaysia,… Ở Việt Nam trong khi chưa có những nghiên cứu địa phương hóa thì có thể sử dụng nguyên xi phương pháp này để dần từng bước tích lũy kinh nghiệm mới có thể biên soạn tiêu chuẩn quốc gia chính thức.

Cùng với việc sử dụng phương pháp thực nghiệm AASHTO, các bang của Mỹ và Canada cũng đang nghiên cứu áp dụng phương pháp cơ học thực nghiệm MEPDG trong thiết kế mặt đường mềm [42, 40, 32].

Phương pháp cơ học - thực nghiệm, là phương pháp phối hợp các phương trình theo lý thuyết, bao gồm lý thuyết đàn hồi, lý thuyết nhiệt và các phương trình từ các mối quan hệ thực nghiệm và kinh nghiệm thu thập được.Phương pháp này được tập trung nghiên cứu trong chương trình nghiên cứuChiến lược đường bộ SHRP Phần mềm dùng để tính toán thiết kế làMEPDG, đây là hướng nghiên cứu chính để phân tích xác định tuổi thọ của kết cấu áo đường mềm.

Hình 1.3: Trình tự thiết kế kết cấu áo đường mềm theo cơ học – thực nghiệm

Phương pháp cơ học thực nghiệm (MEPDG) đã và đang được sử dụng trong thiết kế kết cấu mặt đường ở Mỹ và một số nước khác MEPDG khắc phục được các nhược điểm của phương pháp thiết kế kết cấu mặt đường thuần thực nghiệm AASHTO phát triển trên cơ sở các thử nghiệm AASHO Là một trong những phương pháp tiên tiến nhất, M-E PDG được nhiều nước nghiên cứu sử dụng trong phân tích kết cấu mặt đường [24, 29, 30, 31, 32, 40, 41,

Phiên bản thương mại của phương pháp cơ học thực nghiệm là DARWin-ME 2.1 với mức phí 5000USD/năm cho 1 máy (http://me- design.com/MEDesign/) Tuy nhiên phiên bản MEPDG 1.1 miễn phí với đầy đủ tính năng được sử dụng nhiều trong nghiên cứu.

Hình 1.4: Định hướng sử dụng phương pháp cơ học – thực nghiệm [42]

Hình 1.5: Sử dụng phương pháp thiết kế kết cấu mặt đường ở Mỹ [42]

Theo nghiên cứu [42] có đến 80% các bang Mỹ định hướng nghiên cứu sử dụng phương pháp cơ học thực nghiệm (Hình 1.4), các bang cũng có kế hoạch và lộ trình thời gian sử dụng phương pháp cơ học – thực nghiệm (Hình1.6).

Hình 1.6: Định hướng lộ trình sử dụng cơ học-thực nghiệm ở Mỹ [42]

Phương pháp cơ học-thực nghiệm là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay để phân tích tính toán kết cấu áo đường [20] Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi số liệu đầu vào lớn, thiết bị thí nghiệm đắt tiền, trình tự thí nghiệm xác định phức tạp, thông số khí hậu theo từng địa phương nên cần có thời gian tiếp cận, nghiên cứu, thử nghiệm và tích lũy kinh nghiệm ở Việt Nam.

Các phần mềm sử dụng phân tích, dự báo sự phá hoại kết cấu áo đường mềm

Chương trình BISAR

BISAR (BItuminous Structural Analysis in Roads) là phần mềm nghiên cứu trạng thái ứng suất, biến dạng trong kết cấu áo đường mềm theo mô hình và các giả thiết Burmister do hãng Shell phát triển BISAR3.0 được sử dụng rộng rãi trên thế giới khi nghiên cứu, đánh giá khả năng chịu lực của kết cấu áo đường mềm

BISAR3.0 có thể thực hiện cùng lúc đến 10 bài toán với tốc độ rất nhanh Mỗi bài toán cho phép tính toán với tải trọng phân bố trên 1 đến 10 vòng tròn gia tải, số lớp tính toán tối đa là 10 và có thể tính được ứng suất, biến dạng hoặc chuyển vị tại bất kỳ một vị trí nào trong hệ kết cấu mặt đường. Thế mạnh của phần mềm này so với một số phần mềm tính toán kết cấu mặt đường mềm khác là ngoài tải trọng phân bố theo phương đứng, còn xét đến tải trọng theo phương ngang và có thể xét đến các trường hợp khác nhau về mức độ dính bám giữa các lớp.

Chương trình BISAR sử dụng mô hình Goodman phân tích điều kiện liên kết giữa các lớp vật liệu Để mô phỏng điều kiện làm việc giữa các lớp (điều kiện liên kết), chương trình đưa ra thông số AK- tỷ số giữa chuyển vị tương đối theo phương ngang với ứng suất cắt tại bề mặt chung giữa hai lớp- được thể hiện theo biểu thức:

 chuyển vị t ơng đối theo ph ơng ngang của các lớp ứng suất cắt ở bề mặt chung

Thông số hệ số ma sát a giữa các lớp được tính theo: a 

Với a - bán kính vòng tròn tương đương của vệt bánh xe;

E - mô đun đàn hồi của lớp vật liệu đang xét; υ - hệ số Poisson của lớp vật liệu đang xét; a - hệ số ma sát 0 £ a £ 1: a=0: dính hoàn toàn; a=1: trượt hoàn toàn.

Ngoài ra, người ta còn đưa thêm thông số ALK, được tính bằng công thức:

Khi nhập vào chương trình, người ta có thể chọn thông số là AK hoặc là ALK, mối quan hệ giữa AK và ALK được thể hiện bằng công thức:

E Đây là phần mềm với mục đích nghiên cứu miễn phí, rất thân thiện và trực quan, thế mạnh của phần mềm là có thể xét đến mức độ dính bám giữa các lớp theo mô hình Goodman và xét đến ảnh hưởng của lực ngang.

Chương trình EverStressFE version 1.0

Đây là phần mềm trong Bộ chương trình Everseries Pavement Analysis Programs của bang Washington – Mỹ để phân tích và tính toán kết cấu mặt đường được các tác giả Sivaneswaran, Mahoney phát triển từ năm 2001

Hình 1.7: Giao diện chính của EverStressFE version 1.0

Chương trình tính toán mô hình kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn 3D, có thể mô phỏng các loại tải trọng bánh xe bất kỳ với những vệt tiếp xúc và áp lực bất kỳ kể cả tiêu chuẩn hay người dùng định nghĩa Chương trình còn cho phép nghiên cứu các lớp đàn hồi không vô hạn theo phương ngang (giới hạn bởi lề đường) Chương trình có xét đến mức độ dính bám giữa các lớp mặt đường từ dính chặt đến dính một phần tùy thuộc vào hệ số liên kết bề mặt.

Thế mạnh của EverStressFE là phần mềm nghiên cứu FEM, miễn phí, dễ sử dụng, có thể xét đến sự hữu hạn theo phương ngang nhưng có nhược điểm là chỉ xét được tối đa 4 lớp và không xét ảnh hưởng của lực ngang.

Chương trình KENPAVE

Đây là phần mềm nổi tiếng do GS Yang H Huang Trường Đại học Kentucky-

Mỹ phát triển Cơ sở lý thuyết, mô hình hóa và các ví dụ tính toán được viết rõ trong tài liệu nổi tiếng Pavement Analysics and Design [17] Thế mạnh của KENPAVE là phần mềm nghiên cứu FEM, miễn phí, khá dễ sử dụng Phần mềm có thể mô hình lớp vật liệu: Đàn hồi tuyến tính, đàn hồi phi tuyến, đàn hồi dẻo hoặc kết hợp giữa các mô hình đó KENPAVE có thể phân tích kết cấu theo mùa, theo thời kỳ Nhược điểm của phần mềm là cũng không xét ảnh hưởng của lực ngang.

Hình 1.8: Giao diện chính của KENPAVE

Chương trình 3D Move

Có nhiều chương trình phân tích ứng xử kết cấu áo đường mềm dưới tác dụng của tải trọng chuyển động, phổ biến nhất là phần mềm 3D-Move (Mỹ) và

ViscoRoute (Pháp) Phần mềm 3D-Move 2.1 là phần mềm FEA có thể xác định ứng suất, biến dạng, chuyển vị trong kết cấu 3D-Move phân tích được cả tải trọng tĩnh và chuyển động với các vận tốc khác nhau, có xét đến tính đàn nhớt của bê tông asphalt ở các nhiệt độ và tổ hợp tải trọng phổ biến với lực xung kích tác dụng lên mặt đường 3D-Move, ViscoRoute cũng như các phần mềm chuyên dụng khác chưa xét đến điều kiện liên kết giữa các lớp.

Là phần mềm miễn phí 3D Move có thể sử dụng trong phân tích kết cấu mặt đường ở Việt Nam (http://www.arc.unr.edu/Software.html) Ở Việt Nam đã có công bố các kết quả bước đầu nghiên cứu mô hình động, tính toán ứng suất, biến dạng, chuyển vị trong các lớp kết cấu áo đường mềm có xét đến tính chất đàn hồi nhớt của bê tông asphalt, xét đến vận tốc và tác dụng xung kích lên mặt đường của tải trọng xe chạy sử dụng 3D Move [16] Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu là:

Có thể sử dụng 3D-Move Analysic để phân tích ứng xử của kết cấu áo đường mềm dưới tác dụng của tải trọng chuyển động ở các nhiệt độ khác nhau;

Với mặt đường bằng phẳng trung bình khi xét đến xung kích (hệ số DLC) thì giá trị ứng suất, biến dạng, chuyển vị trong kết cấu tăng lên từ 1.05 đến 1.10 lần so với không xét ảnh hưởng xung kích Vận tốc càng lớn thì ảnh hưởng của lực xung kích càng nhiều (hệ số DLC càng lớn);

Đối với mô hình đàn hồi của các lớp bê tông asphalt và DLC=0 khi vận tốc thay đổi thì ứng suất, biến dạng chuyển vị của các điểm trong kết cấu thay đổi không đáng kể;

Đối với mô hình đàn nhớt Witczak của các lớp bê tông asphalt vàDLC=0, khi vận tốc tăng lên thì biến dạng và chuyển vị của các điểm trong kết cấu giảm đi;

Đối với mô hình đàn nhớt Witczak của các lớp bê tông asphalt khi nhiệt độ tăng lên thì biến dạng và chuyển vị của các điểm trong kết cấu tăng lên rõ rệt;

Chương trình ALIZE 1.20

Đây là phần mềm nổi tiếng do LCPC-Pháp phát triển, phần mềm được viết theo phương pháp thiết kế đường của Pháp Phần mềm tích hợp các kết cấu theo Catalogue 1998 và thư viện vật liệu phong phú.

Hình 1.9: Giao diện chính của ALIZE1.20

Phần mềm có ưu điểm là tích hợp toàn bộ kinh nghiệm thiết kế đường củaPhỏp, xột được cỏc mức độ liờn kết cỏc lớp: dớnh chặt, dớnh ẵ và trượt Đõy là phần mềm thương mại nên khả năng sử dụng ở nước ta là hạn chế.

Chương trình ANSYS

ANSYS là phần mềm thương mại rất mạnh, có thể tính tương đối chính xác chuyển vị và ứng suất tại các điểm của một vật rắn biến dạng chịu tải trọng.

Hiện nay, phần mềm ANSYS đã được đưa vào sử dụng để xác định chuyển vị và ứng suất của các vật thể biến dạng chịu tải Phần mềm này dùng để giải các bài toán, được thiết lập trên cơ sở phương pháp phần tử hữu hạn. Phương pháp phần tử hữu hạn là phương pháp số đặc biệt để tìm dạng gần đúng của một hàm chưa biết trong miền xác định V của nó Bằng cách giải các phương trình chuyển vị, xác định biến dạng của vật thể tại một điểm, từ đó sẽ tính được ứng suất của vật chịu tải tại các điểm khác nhau, kết quả tính toán ứng suất có độ chính xác cao hơn so với các phương pháp tính truyền thống.

Chương trình ANSYS sử dụng mô hình lớp vật liệu dính bám, thông thường sử dụng các phần tử CONTACT48 để mô hình hóa dính bám giữa các lớp vật liệu kết cấu áo đường mềm. Đây là phần mềm thương mại, giá thành đắt, là phần mềm tính toán kết cấu đa dụng nên khó sử dụng riêng đối với kết cấu áo đường,

Chương trình ABAQUS

Chương trình phần tử hữu hạn ABAQUS là chương trình FEM phân tích kết cấu đa dụng, chương trình được các Đại học Đức và Mỹ sử dụng nghiên cứu:

Trong thập kỷ qua, ABAQUS đã trở nên thông dụng trong việc giải quyết ứng suất, biến dạng và chuyển vị trong các lớp mặt đường bao gồm tính phi tuyến của nền đất, những lớp cơ sở và tải trọng động.

Trạng thái ứng suất, biến dạng và chuyển vị của kết cấu phụ thuộc vào mô hình tiếp xúc giữa các lớp Có 4 loại tiếp xúc được xét là: “Tied”; “Simple friction”; “Stick” và “User defined”.

Cũng như ANSYS, ABAQUS là phần mềm thương mại, giá thành đắt.ABAQUS là phần mềm tính toán kết cấu đa dụng nên khó sử dụng riêng đối với kết cấu áo đường.

Phần mềm cơ học thực nghiệm MEPDG

Phần mềm MEPDG 1.1 bản miễn phí với đầy đủ các tính năng được sử dụng nghiên cứu đánh giá tuổi thọ kết cấu áo đường Phần mềm có thể phân tích tất cả các loại kết cấu áo đường hiện nay, sử dụng kết cấu mới hay tăng cường.

Hình 1.10: Phần mềm cơ học – thực nghiệm MEPDG 1.1

Các phần mềm khác

Ngoài những phần mềm đã phân tích, còn có các phần mềm phổ dụng khác như APAS (Phần Lan); VEROAD (Đại học Delft – Hà Lan); NOAH (Bỉ); HUURMAN (Hà Lan); CIRCLY (Úc); CalMe (Mỹ); PerRoad (Hội Asphalt); VESYS (Mỹ); Illipave (Mỹ); ARKPave (Mỹ); MichPave (Mỹ); IIT PAVE (Ấn Độ),…

Trên cơ sở phân tích các ưu nhược điểm của từng phần mềm trên, kết hợp với những điều kiện bản quyền sử dụng, đơn giản và phù hợp với phương pháp của tiêu chuẩn hiện hành, phù hợp với xu hướng của thế giới kiến nghị sử dụng các phần mềm BISAR, EverStressFE, KENPAVE, 3D Move, vàMEPDG.

Các kết cấu áo đường mềm phổ biến và công nghệ thi công ở Việt Nam

Các kết cấu áo đường mềm phổ biến

Ở Việt Nam cũng đã có đề tài nghiên cứu nghiên cứu trọng điểm như đề tài KC10.05 Catalog kết cấu mặt đường mềm; đề tài nghiên cứu thiết kếCatalog định hình kết cấu áo đường cho các địa phương, đây là bước đầu cho việc áp dụng định hình kết cấu như các nước Đức, Pháp,

Các kết cấu áo đường mềm cấp cao đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam không đa dạng, chủ yếu sử dụng các loại vật liệu sau:

Tầng mặt: Bao gồm 1-2 lớp bê tông asphalt rải nóng, có hoặc không có lớp bê tông asphalt chức năng tạo nhám, giảm tiếng ồn và thoát nước;

Tầng móng bao gồm lớp móng trên và lớp móng dưới:

 Lớp móng trên: Cấp phối đá dăm loại 1 có gia cố hoặc không gia cố ximăng; lớp ATB (Asphalt Treated Base) lớp cấp phối đá gia cố nhựa;

 Lớp móng dưới: Cấp phối đá dăm loại 2; Cấp phối đồi; Cấp phối sỏi cuội; Đất, cát gia cố ximăng;

Lớp đáy áo đường thường sử dụng lớp cấp phối đồi chọn lọc có chiều dày 30-50 cm đầm chặt K≥0.98 Nếu nền đường đắp bằng cát thì lớp đáy áo đường là bắt buộc để đảm bảo đầm chặt các lớp trên và cát không chui lên lớp móng. Để giảm chi phí đầu tư ban đầu, với các đường đường cấp IV thậm chí cấp III chỉ có một lớp bê tông nhựa dày 5- 7 cm trên các lớp móng cấp phối, qua quá trình đưa vào khai thác thấy rằng số đường quốc lộ chỉ có một lớp mặt bê tông nhựa hư hỏng nhiều, thậm chí vừa mới đưa vào sử dụng như QL6, QL48 Nhiều người cho rằng do thi công không đảm bảo chất lượng dẫn đến hư hỏng trên Nhưng nếu đối chiếu với định hình của các nước thì thấy rằng chúng ta đã thiết kế ở độ an toàn thấp, tổng chiều dày các lớp liền khối mỏng Khi tính toán chúng ta đã cho lớp mặt và lớp móng làm việc đồng thời nhưng vì các lý do: như lớp móng bẩn hay ẩm ướt nên lớp mặt không đủ bám với móng, khi xe chạy dẫn tới lớp mặt bê tông nhựa bị nứt Chính vì vậy trên các quốc lộ nếu làm bê tông nhựa tối thiểu hai lớp phải dày từ 12 cm trở lên. Các kết cấu được thiết kế các lớp móng cấp phối đá dăm rất dày (chiều dày các lớp móng cấp phối từ 45-85cm) dẫn đến tổng chiều dày kết cấu lớn. Để làm giảm tổng chiều dày kết cấu, tăng tuổi thọ mỏi và tuổi thọ lún vệt bánh trên các đường cao tốc nên sử dụng lớp móng trên đá dăm đen/ATB từ 8 –12 cm hoặc lớp cấp phối đá dăm gia cố xi măng dày 12-16cm Lớp ATB với công nghệ như lớp bê tông asphalt hạt thô được sử dụng nhiều ở nước ngoài, nên ưu tiên làm lớp móng trên của kết cấu.

1 Kết cấu mặt đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

Kết cấu mặt đường mới hoàn chỉnh giai đoạn 1, Eyc1MPa.

Bao gồm các lớp sau:

- Lớp bê tông nhựa tạo nhám: 3cm

- Lớp bê tông nhựa hạt mịn: 5cm

- Lớp bê tông nhựa hạt trung: 7cm

- Lớp đá dăm đen: 10cm

- Lớp cấp phối đá dăm loại 1: 18cm

- Lớp cấp phối đá dăm loại 2: 27cm

Giữa các lớp bê tông nhựa tưới nhựa dính bám:

0.5 kg/m 2 ; Tưới nhựa thấm bám 1.5kg/m 2 trên lớp cấp phối đá dăm loại 1.

2 Kết cấu mặt đường cao tốc Quốc lộ 3 mới

Kết cấu mặt đường mới hoàn chỉnh, Eyc8MPa.

Bao gồm các lớp sau:

- Lớp bê tông nhựa tạo nhám: 3cm

- Lớp bê tông nhựa hạt mịn: 5cm

- Lớp bê tông nhựa hạt trung: 8cm

- Lớp cấp phối đá dăm loại 1: 28cm

- Lớp cấp phối đá dăm loại 2: 33cm

Giữa các lớp bê tông nhựa tưới nhựa dính bám:

0.5 kg/m 2 ; Tưới nhựa thấm bám 1.5kg/m 2 trên lớp cấp phối đá dăm loại 1.

3 Kết cấu mặt đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Kết cấu mặt đường mới hoàn chỉnh, Eyc 0 MPa.

Bao gồm các lớp sau:

- Lớp bê tông nhựa hạt mịn: 5cm

- Lớp bê tông nhựa hạt trung: 10cm

- Lớp cấp phối đá dăm loại 1: 30cm

- Lớp cấp phối đá dăm loại 2: 54cm

Tổng chiều dày 99cm, các lớp móng chia thành từng lớp thi công

Giữa các lớp bê tông nhựa tưới nhựa dính bám:

0.5 kg/m 2 ; Tưới nhựa thấm bám 1.5kg/m 2 trên lớp cấp phối đá dăm loại 1.

4 Kết cấu mặt đường cao tốc Quốc lộ 5 mới

Kết cấu mặt đường mới hoàn chỉnh Eyc≥ 191MPa.

Bao gồm các lớp sau:

- Lớp bê tông nhựa hạt mịn: 6cm

- Lớp bê tông nhựa hạt trung: 8cm

- Lớp cấp phối đá dăm loại 1: 40cm

Giữa các lớp bê tông nhựa tưới nhựa dính bám:

0.5 kg/m 2 ; Tưới nhựa thấm bám 1.5kg/m 2 trên lớp cấp phối đá dăm loại 1.

5 Kết cấu mặt đường cao tốc Trung Lương – Cần Thơ

Kết cấu mặt đường mới hoàn chỉnh Eyc≥ 191MPa.

Bao gồm các lớp sau:

- Lớp bê tông nhựa tạo nhám: 3cm

- Lớp bê tông nhựa hạt mịn: 5cm

- Lớp bê tông nhựa hạt trung: 7cm

- Lớp đá dăm đen: 10cm

- Lớp cấp phối đá dăm: 55cm

Giữa các lớp bê tông nhựa tưới nhựa dính bám:

0.5 kg/m 2 ; Tưới nhựa thấm bám 1.5kg/m 2 trên lớp cấp phối đá dăm

6 Kết cấu mặt đường cao tốc Long Thành – Giầu Dây, gói 1a

Kết cấu mặt đường mới hoàn chỉnh Eyc≥ 200MPa.

Bao gồm các lớp sau:

- Lớp bê tông nhựa tạo nhám: 3cm

- Lớp bê tông nhựa hạt mịn: 5cm

- Lớp bê tông nhựa hạt trung: 7cm

- Lớp cấp phối đá dăm loại 1: 40cm

- Lớp cấp phối đá dăm loại 2: 45cm

Giữa các lớp bê tông nhựa tưới nhựa dính bám:

0.5 kg/m 2 ; Tưới nhựa thấm bám 1.5kg/m 2 trên lớp cấp phối đỏ dăm Nền đất

7 Kết cấu mặt đường cao tốc Long Thành – Giầu Dây, gói 1b, gói 2, gói 3

Kết cấu mặt đường mới hoàn chỉnh, Eyc≥ 200MPa.

Bao gồm các lớp sau:

- Lớp bê tông nhựa tạo nhám: 3cm

- Lớp bê tông nhựa hạt mịn: 5cm

- Lớp bê tông nhựa hạt trung: 7cm

- Lớp cấp phối đá dăm loại 1: 35cm

- Lớp cấp phối đá dăm loại 2: 35cm

Giữa các lớp bê tông nhựa tưới nhựa dính bám:

0.5 kg/m 2 ; Tưới nhựa thấm bám 1.5kg/m 2 trên lớp cấp phối đá dăm loại 1.

8 Kết cấu mặt đường cao tốc Long Thành – Giầu Dây, gói 5, gói 6

Kết cấu mặt đường mới hoàn chỉnh, Eyc≥ 200MPa.

Bao gồm các lớp sau:

- Lớp bê tông nhựa tạo nhám: 3cm

- Lớp bê tông nhựa hạt mịn: 5cm

- Lớp bê tông nhựa hạt trung: 7cm

- Lớp cấp phối đá dăm loại 1: 30cm

- Lớp cấp phối đá dăm loại 2: 35cm

Giữa các lớp bê tông nhựa tưới nhựa dính bám:

0.5 kg/m 2 ; Tưới nhựa thấm bám 1.5kg/m 2 trên lớp cấp phối đá dăm loại 1.

9 Kết cấu mặt đường cao tốc Tp Hồ Chí Minh – Trung Lương

Kết cấu mặt đường mới hoàn chỉnh, Eyc≥ 190MPa.

Bao gồm các lớp sau:

- Lớp bê tông nhựa hạt mịn: 5cm

- Lớp bê tông nhựa hạt trung: 10cm

- Lớp cấp phối đá gia cố XM: 15cm

- Lớp cấp phối đá dăm loại 1: 40cm

Giữa các lớp bê tông nhựa tưới nhựa dính bám:

0.5 kg/m 2 ; Tưới nhựa thấm bám 1.5kg/m 2 trên lớp cấp phối đá dăm trên.

10 Kết cấu mặt đường Quốc lộ 32

Kết cấu mặt đường mới hoàn chỉnh, Eyc≥ 140MPa.

Bao gồm các lớp sau:

- Lớp bê tông nhựa hạt mịn: 5cm

- Lớp bê tông nhựa hạt trung: 7cm

- Lớp cấp phối đá dăm loại 1: 15cm

- Lớp cấp phối đá dăm loại 2: 30cm

Giữa các lớp bê tông nhựa tưới nhựa dính bám:

0.5 kg/m 2 ; Tưới nhựa thấm bám 1.5kg/m 2 trên lớp cấp phối đá dăm loại 1.

11 Kết cấu mặt đường Quốc lộ 6

Kết cấu mặt đường mới hoàn chỉnh, Eyc≥ 140MPa.

Bao gồm các lớp sau:

- Lớp bê tông nhựa hạt trung: 7cm

- Lớp cấp phối đá dăm loại 1: 15cm

- Lớp cấp phối đá dăm loại 2: 30cm

Tưới nhựa thấm bám 1.5kg/m 2 trên lớp cấp phối đỏ dăm loại 1 Nền đất

12 Kết cấu mặt đường cấp cao sử dụng lớp móng gia cố xi măng

Kết cấu mặt đường mới hoàn chỉnh, Eyc≥ 190MPa.

Kết cấu sử dụng lớp móng cấp phối đá dăm gia cố 5% xi măng Sử dụng lưới sợi thủy tinh hoặc sợi các bon rải trên bề mặt lớp gia cố xi măng để tránh nứt phản ảnh từ lớp dưới lên các lớp bê tông nhựa phía trên.

Dạng kết cấu này được sử dụng ở các đoạn đường chịu tải trọng nặng.Đoạn BOT Nghi Sơn – Cầu Giát QL 1 do Tổng công ty 319 đưa vào sử dụng cuối năm 2014 cho chất lượng khá tốt.

Bao gồm các lớp sau:

- Lớp bê tông nhựa hạt mịn: 6cm

- Lớp bê tông nhựa hạt trung: 8cm

- Lớp cấp phối đá gia cố XM: 14cm

- Lớp cấp phối đá dăm loại 1: 15cm

- Lớp cấp phối đá dăm loại 2: 31cm

Giữa các lớp bê tông nhựa tưới nhựa dính bám:

0.5 kg/m 2 ; Tưới nhựa thấm bám 1.5kg/m 2 trên lớp cấp phối đá dăm trên.

Công nghệ thi công các lớp kết cấu mặt đường

Nhìn chung hệ thống tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu các lớp kết cấu mặt đường hiện nay ở nước ta khá hoàn chỉnh [3, 4, 5, 6,…] tiệm cận với tiêu chuẩn thế giới Các nhà thầu thi công ý thức được trách nhiệm khai thác và bảo hành công trình nên đã tập trung nhân vật lực, áp dụng khoa học công nghệ vào thi công Công nghệ thi công chủ yếu bằng máy Công tác giám sát chất lượng chặt chẽ, đã gắn trách nhiệm cá nhân trong từng khâu trong trình tự thi công.

Tuy nhiên, qua kiểm định một số dự án nhận thấy còn một số tồn tại:

Vật liệu cấp phối đá dăm còn chưa đảm bảo, lượng hạt dài dẹt nhiều, cấp phối không đạt yêu cầu, thiếu một số cỡ hạt dẫn đến không lu chặt được. Trong quá trình lu xuất hiện những đường rạn nứt phía trước lu, liên kết bề mặt không đảm bảo mặc dù đo E và kiểm tra độ chặt vẫn đạt yêu cầu Kiến nghị bổ sung trong tiêu chuẩn thi công cấp phối đá dăm bắt buộc bề mặt sau khi lu lèn phải đảm bảo liên kết chắc chắn;

Thi công lớp cấp phối đá dăm gia cố xi măng còn chưa khống chế chặt chẽ độ ẩm thi công, hỗn hợp vật liệu quá ẩm dẩn đến nứt co ngót trong quá trình thủy hóa xi măng;

Đối với lớp bê tông nhựa thì lựa chọn loại nhựa chưa phù hợp với lưu lượng, tải trọng và nhiệt độ Chưa có đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để loại bỏ các loại bột khoáng kém chất lượng Chưa có hướng dẫn về chọn hàm lượng nhựa tối ưu đảm bảo đồng thời chống lún vệt bánh và chống mỏi Chất lượng thi công không đồng đều, chưa sử dụng đánh giá chất lượng thí nghiệm, chất lượng thi công theo quan điểm xác suất thống kê.

Ảnh hưởng của xe quá tải đến kết cấu áo đường mềm

Nghiên cứu ở bang Arizona

Sandy H Straus và John Semmens đã nghiên cứu ảnh hưởng của xe quá tải đến khai thác đường ở bang Arizona

Bảng 1.1 tổng hợp tình trạng xe quá tải (quá tổng tải trọng, quá tải trọng trục hoặc cả hai) trên một số đường ở Mỹ, trong đó đa số các tiểu bang có tỷ lệ xe quá tải dưới 10% nhưng riêng Arizona tỷ lệ tới 30% xe quá tải Ngân sách, nhân lực và thiết bị phục vụ kiểm soát xe quá tải rất lớn, điều đó chứng tỏ người Mỹ rất quan tâm đến vấn đề xe quá tải khai thác trên hệ thống đường bộ.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng chở quá tải là nguyên nhân chính gây ra hư hỏng nhiều kết cấu đường Nếu tải trọng xe tăng gấp đôi thì theo

“luật hàm mũ 4”, phá hoại mặt đường sẽ tăng lên 16 lần Hàng năm xe quá tải gây thiệt hại cho duy trì đường bộ từ 12-50 triệu USD với ngân sách cho công tác kiểm soát xe quá tải là 5.8 triệu USD Đề tài cũng kết luận nếu đầu tư 1USD cho công tác kiểm soát xe quá tải thì sẽ giảm thiệt hại cho đường 4.5USD.

Kiến nghị lắp đặt thêm các trạm kiểm tra tải trọng tự động, lắp đặt thiết bị theo dõi xe để phát hiện và gửi thông tin về xe quá tải đến trung tâm.Nghiên cứu cũng kiến nghị tăng mức phạt đối với những xe quá tải, tăng ngân sách cho công tác kiểm soát tải trọng Kiến nghị thiết kế làn riêng cho xe tải với kết cấu mặt đường chịu được tải trọng nặng với những tuyến đường có nhiều xe tải nặng lưu thông.

Bảng 1.1: Kiểm soát xe quá tải một số tiểu bang nước Mỹ

Tiểu bang Tỷ lệ % xe quá tải

Tỷ lệ % xe được kiểm tra tải trọng

Ngân sách hàng năm USD

Số Người x Giờ phục vụ

Delaware 5 – 20 Không có số liệu 675,000 8,320 Indiana

Ngày đăng: 19/09/2023, 08:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Giao thông vận tải (2006), Áo đường mềm - Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế - 22TCN 211-06, Nxb GTVT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áo đường mềm - Các yêu cầu và chỉ dẫnthiết kế - 22TCN 211-06
Tác giả: Bộ Giao thông vận tải
Nhà XB: Nxb GTVT
Năm: 2006
8. Bộ Giao thông vận tải (2006), 22TCN 335-06: Xác định mô đun đàn hồi của nền đường và mô đun đàn hồi hữu hiệu của áo đường mềm bằng thiết bị đo động FWD, Nhà xuất bản GTVT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định mô đun đàn hồicủa nền đường và mô đun đàn hồi hữu hiệu của áo đường mềm bằngthiết bị đo động FWD
Tác giả: Bộ Giao thông vận tải
Nhà XB: Nhà xuất bản GTVT
Năm: 2006
9. Tổng cục Đường bộ Việt Nam (2013), Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 06 : 2013/TCĐBVN. Sửa chữa kết cấu áo đường bằng hỗn hợp đã dăm đen rải nóng - Thi công và nghiệm thu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 06 : 2013/
Tác giả: Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Năm: 2013
10.Tổng cục Đường bộ Việt Nam (2013), Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 07 : 2013/TCĐBVN. Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 07 : 2013/
Tác giả: Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Năm: 2013
11.PGS.TS. Bùi Xuân Cậy (chủ biên), TS. Trần Thị Kim Đăng, TS. Vũ Đức Sỹ, ThS. Nguyễn Quang Phúc (2009), Thiết kế nền mặt đường ô tô, Giáo trình NXB Giao thông vận tải, năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế nền mặt đường ô tô
Tác giả: PGS.TS. Bùi Xuân Cậy (chủ biên), TS. Trần Thị Kim Đăng, TS. Vũ Đức Sỹ, ThS. Nguyễn Quang Phúc
Nhà XB: NXB Giao thông vận tải
Năm: 2009
12.PGS. TS. Trần Thị Kim Đăng (2010), Độ bền và kết cấu bê tông nhựa, Giáo trình NXB Giao thông vận tải, năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độ bền và kết cấu bê tông nhựa
Tác giả: PGS. TS. Trần Thị Kim Đăng
Nhà XB: NXB Giao thông vận tải
Năm: 2010
13.Lục Đỉnh Trung, Trình Gia Câu, Đại học Đồng Tế, Trung Quốc (1995), Công trình nền mặt đường, Bản dịch tiếng Việt GS.TS Dương Học Hải, PGS Nguyễn Quang Chiêu, Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công trình nền mặt đường
Tác giả: Lục Đỉnh Trung, Trình Gia Câu, Đại học Đồng Tế, Trung Quốc
Nhà XB: Nhà xuất bản giao thông vận tải
Năm: 1995
14.TS. Nguyễn Quang Phúc, ThS. Nguyễn Văn Thành (2012), “Ảnh hưởng của tải trọng trục xe và áp lực bánh xe đến sự làm việc của kết cấu áo đường mềm ở Việt Nam”, Tạp chí Cầu-Đường Việt Nam, số 8/2012, tr28-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởngcủa tải trọng trục xe và áp lực bánh xe đến sự làm việc của kết cấu áođường mềm ở Việt Nam”, "Tạp chí Cầu-Đường Việt Nam
Tác giả: TS. Nguyễn Quang Phúc, ThS. Nguyễn Văn Thành
Năm: 2012
15.TS. Nguyễn Quang Phúc, ThS. Trần Thị Cẩm Hà (2012), “Đánh giá mô đun lớp và điều kiện dính bám giữa các lớp bê tông asphalt trong kết cấu mặt đường mềm bằng thí nghiệm FWD”, Tạp chí GTVT, số 11/2012, trang 33-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá môđun lớp và điều kiện dính bám giữa các lớp bê tông asphalt trong kếtcấu mặt đường mềm bằng thí nghiệm FWD”, "Tạp chí GTVT
Tác giả: TS. Nguyễn Quang Phúc, ThS. Trần Thị Cẩm Hà
Năm: 2012
16.TS. Nguyễn Quang Phúc, ThS. Trần Danh Hợi (2013), “Phân tích mặt đường bê tông asphalt dưới tác dụng của tải trọng xe chạy”, Tạp chí GTVT, số 3/2013, trang 30-33.II. TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích mặtđường bê tông asphalt dưới tác dụng của tải trọng xe chạy”, "Tạp chíGTVT
Tác giả: TS. Nguyễn Quang Phúc, ThS. Trần Danh Hợi
Năm: 2013
17.Yang H. Huang (2004), Pavement Analysis and Design, ISBN 0-13- 142473-4, Second Edition, Pearson Prentice Hall, United States of America Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pavement Analysis and Design
Tác giả: Yang H. Huang
Năm: 2004
1. Bộ Giao thông vận tải (2001), Tiêu chuẩn ngành 22TCN 274-01 - Tiêu chuẩn thiết kế mặt đường mềm Khác
3. Bộ Giao thông vận tải (2011), TCVN 8819 : 2011 Mặt đường bê tông nhựa nóng- Yêu cầu thi công và nghiệm thu Khác
4. Bộ Giao thông vận tải (2011), TCVN 8820 : 2011 Hỗn hợp bê tông nhựa nóng-Thiết kế theo phương pháp Marshall Khác
5. Bộ Giao thông vận tải (2011), TCVN 8858 : 2011 Móng cấp phối đá dăm và cấp phối thiên nhiên gia cố xi măng trong kết cấu áo đường ô tô- Thi công và nghiệm thu Khác
6. Bộ Giao thông vận tải (2011), TCVN 8859 : 2011 Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô - Vật liệu, thi công và nghiệm thu Khác
7. Bộ Giao thông vận tải (2010), TT số 07/2010/TT-BGTVT và TT số 03/2011/TT-BGTVT, Quy định về tải trọng, khổ giới hạn của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.4: Định hướng sử dụng phương pháp cơ học – thực nghiệm [42] - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 1.4 Định hướng sử dụng phương pháp cơ học – thực nghiệm [42] (Trang 23)
Hình 1.6: Định hướng lộ trình sử dụng cơ học-thực nghiệm ở Mỹ [42] - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 1.6 Định hướng lộ trình sử dụng cơ học-thực nghiệm ở Mỹ [42] (Trang 24)
Hình 1.7: Giao diện chính của EverStressFE version 1.0 - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 1.7 Giao diện chính của EverStressFE version 1.0 (Trang 26)
Hình 1.10: Phần mềm cơ học – thực nghiệm MEPDG 1.1 - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 1.10 Phần mềm cơ học – thực nghiệm MEPDG 1.1 (Trang 31)
Hình 1.15: Cấu tạo bánh xe của máy bóc mặt đường - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 1.15 Cấu tạo bánh xe của máy bóc mặt đường (Trang 52)
Hình 1.18: Mô tả quá trình tái sinh nguội dùng Bitumen bọt - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 1.18 Mô tả quá trình tái sinh nguội dùng Bitumen bọt (Trang 53)
Hình 1.17: Mô tả nguyên lý tạo Bitumen bọt - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 1.17 Mô tả nguyên lý tạo Bitumen bọt (Trang 53)
Hình 1.23: Cấu trúc máy tái tạo mặt đường rải nóng - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 1.23 Cấu trúc máy tái tạo mặt đường rải nóng (Trang 56)
Hình 1.25: Tập kết xi măng chuẩn bị rải lên lớp cấp phối đã được xáo xới - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 1.25 Tập kết xi măng chuẩn bị rải lên lớp cấp phối đã được xáo xới (Trang 58)
Hình 1.27: Nghiền và trộn - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 1.27 Nghiền và trộn (Trang 59)
Hình 1.28: Định dạng lu và lèn - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 1.28 Định dạng lu và lèn (Trang 60)
Hình 1.29: Chuẩn bị mặt và chuyển các bao chứa Carboncor Asphalt - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 1.29 Chuẩn bị mặt và chuyển các bao chứa Carboncor Asphalt (Trang 61)
Hình 1.30: Rải Carboncor Asphalt thủ công - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 1.30 Rải Carboncor Asphalt thủ công (Trang 62)
Hình 1.33: Công nghệ thảm nhám siêu mỏng Novachip trên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 1.33 Công nghệ thảm nhám siêu mỏng Novachip trên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài (Trang 69)
Hình 2.13: Lún chảy dẻo lớp BTN - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 2.13 Lún chảy dẻo lớp BTN (Trang 89)
Hình 2.18: Giao diện phần mềm MEPDG - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 2.18 Giao diện phần mềm MEPDG (Trang 96)
Hình 2.19: Các trạng thái giới hạn của kết cấu mặt đường mềm - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 2.19 Các trạng thái giới hạn của kết cấu mặt đường mềm (Trang 97)
Hình 2.21: Trình tự PHT xác định RSL mặt đường mềm - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 2.21 Trình tự PHT xác định RSL mặt đường mềm (Trang 101)
Hình 2.22: Kết quả PHT xác định RSL mặt đường mềm - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 2.22 Kết quả PHT xác định RSL mặt đường mềm (Trang 102)
Hình 2.23: Đánh giá kết quả tổng hợp các hư hỏng trên tuyến - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 2.23 Đánh giá kết quả tổng hợp các hư hỏng trên tuyến (Trang 103)
Hình 2.24: Trình tự tính toán tuổi thọ còn lại của mặt đường bằng kết quả thí nghiệm FWD theo AASHTO93 - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 2.24 Trình tự tính toán tuổi thọ còn lại của mặt đường bằng kết quả thí nghiệm FWD theo AASHTO93 (Trang 106)
Hình 2.26: Một số hình ảnh hư hỏng mặt đường 393 có chỉ số PCI=46,04. - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 2.26 Một số hình ảnh hư hỏng mặt đường 393 có chỉ số PCI=46,04 (Trang 117)
Hình 2.27: Hình ảnh vết nứt mạng lưới của mặt đường - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 2.27 Hình ảnh vết nứt mạng lưới của mặt đường (Trang 117)
Hỡnh 2.29: Hỡnh ảnh mặt đường bị lỳn lừm - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
nh 2.29: Hỡnh ảnh mặt đường bị lỳn lừm (Trang 118)
Hình 2.31: Hình ảnh mặt đường bị chảy nhựa - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 2.31 Hình ảnh mặt đường bị chảy nhựa (Trang 119)
Hình 3.1 và bảng 3.1, 3.2 trình bày một số chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị fwd và hwd. - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 3.1 và bảng 3.1, 3.2 trình bày một số chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị fwd và hwd (Trang 122)
Hình 3.2: thiết bị fwd (falling weight deflectometor) - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 3.2 thiết bị fwd (falling weight deflectometor) (Trang 123)
Hỡnh 3.7: Vị trớ tiờu chuẩn của tải trọng và cảm ứng đo vừng Dynaflect - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
nh 3.7: Vị trớ tiờu chuẩn của tải trọng và cảm ứng đo vừng Dynaflect (Trang 129)
Hình 3.12 - Thiết bị KUAB - FWD Hình 3.13 - Thiết bị JILS - FWD - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 3.12 Thiết bị KUAB - FWD Hình 3.13 - Thiết bị JILS - FWD (Trang 131)
Hình 3.14: Phối hợp PCI và SCI - luận văn thạc sĩ nghiên cứu sử dụng thiết bị fwd đánh giá chất lượng khai thác phục vụ cho phân loại công tác  bảo trì mặt đường mềm
Hình 3.14 Phối hợp PCI và SCI (Trang 139)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w