1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phép Biện Chứng Về Mối Liên Hệ Phổ Biến Và Vận Dụng Phân Tích Mối Liên Hệ Giữa Tăng Trưởng Kinh Tế Với Bảo Vệ Môi Trường Sinh Thái
Tác giả Hoàng Thị Cẩm Lê
Người hướng dẫn TS. Đào Thị Trang
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Khoa Khoa Học Chính Trị Và Nhân Văn
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 241,62 KB

Nội dung

Giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái...10KẾT LUẬN...13 Trang 4 LỜI NÓI ĐẦUÔng cha ta có câu ngôn ngữ "Rừng vàng, biển bạc" không chỉ là sự ca ngợi vẻ đẹptự nhiên mà còn là một lời nhắc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN

- -TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Sinh viên

Mã sinh viên

Số thứ tự

Lớp tín chỉ

Giảng viên hướng dẫn

: Hoàng Thị Cẩm Lê : 2314330023

: 51 : TRI114(HK1-2324)K62.6 : TS Đào Thị Trang

Hà Nội, 11/2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN

- -TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Sinh viên

Mã sinh viên

Số thứ tự

Lớp tín chỉ

Giảng viên hướng dẫn

: Hoàng Thị Cẩm Lê : 2314330023

: 51 : TRI114(HK1-2324)K62.6 : TS Đào Thị Trang

Số điện thoại : 0989157372

Hà Nội, 11/2024

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 2

1 Khái niệm 2

1.1 Khái niệm phép biện chứng 2

1.2 Khái niệm phép biện chứng duy vật 2

2 NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 2

2.1 Khái niệm về nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 2

2.2 Tính chất: 3

2.3 Ý nghĩa phương pháp luận: 4

II VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 5

1 VẤN ĐỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 5

1.1 Khái niệm 5

1.2 Thực trạng tăng trưởng kinh tế hiện nay của Việt Nam 5

2 MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 7

2.1 Khái niệm 7

2.2 Hiện trạng 8

3 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỜNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 9

3.1 Môi trường đang bị huỷ hoại do các chính sách tăng trưởng kinh tế 9

3.2 Hậu quả của ô nhiễm môi trường tới tăng trưởng kinh tế 7

3.3 Giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái 10

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Ông cha ta có câu ngôn ngữ "Rừng vàng, biển bạc" không chỉ là sự ca ngợi vẻ đẹp

tự nhiên mà còn là một lời nhắc nhở về mối quan hệ chặt chẽ giữa tự nhiên và xã hội, mối quan hệ mà ngày càng trở nên quan trọng trong thực trạng hoàn cảnh của sự phát triển kinh tế hiện nay "Rừng vàng, biển bạc" không chỉ là một hình ảnh tuyệt vời về thiên nhiên mà còn là một tín hiệu về tương tác phức tạp giữa sự tiến bộ kinh tế và bảo vệ môi trường cho chúng ta nhận thấy

Việc phát triển kinh tế không thể tách rời khỏi môi trường, và ngược lại, môi trường cũng cần được bảo vệ để đảm bảo sự phát triển bền vững Trong quá trình tăng trưởng kinh tế, chúng ta thường xuyên đối mặt với áp lực gia tăng về sử dụng tài nguyên, khai thác đất đai và nguồn nước, cũng như tăng cường hoạt động công nghiệp Điều này đặt ra một thách thức lớn về việc làm thế nào để đạt được sự cân bằng giữa sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường

Ở Việt Nam, môi trường đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng với nguyên nhân chính là do tăng trưởng kinh tế nhanh chóng Quá trình công nghiệp hóa

và đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, đồng thời, nhu cầu về năng lượng và tài nguyên tự nhiên tăng lên Điều này đặt ra những lo ngại về việc làm thế nào để duy trì sự phát triển

mà không làm tổn hại đến nền sinh thái

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường trở nên phức tạp hơn khi xem xét đến sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nguồn năng lượng truyền thống Sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn khiến cho nguồn cung năng lượng trở nên không ổn định và giá cả biến động

Tuy nhiên, vẫn có những khía cạnh tích cực của mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường Tăng trưởng kinh tế có thể thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp tái chế Việc tái chế giúp giảm lượng rác thải và tiêu tốn ít tài nguyên mới hơn, giữ cho môi trường trở nên bền vững hơn Nhu cầu tăng trưởng kinh tế có thể thúc đẩy sự đổi mới và phát triển công nghệ xanh Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển về năng lượng tái tạo, quy trình sản xuất sạch sẽ, và các giải pháp khác có thể làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên hiệu quả hơn và thân thiện với môi trường Điều này không chỉ góp phần giảm áp lực lên tài nguyên tự nhiên mà còn tạo ra việc làm cho cộng đồng

Đối với em, một sinh viên kinh tế, việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường không chỉ là việc khám phá mối liên kết phức tạp giữa hai yếu tố này mà còn là để đề xuất những giải pháp sáng tạo thích hợp Nó không chỉ phục vụ việc học của bản thân mà còn là một trách nhiệm cộng đồng Đây là một đề tài mang tính khái quát cao, tuy đã rất nỗ lực, bài tiểu luận này không tránh khỏi những

Trang 5

hạn chế, thiếu sót về nội dung cũng như hình thức Kính mong thầy cô xem xét và góp ý

để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn

NỘI DUNG

I PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

1 KHÁI NIỆM

1.1 Khái niệm phép biện chứng

Phép biện chứng đại diện cho một lý thuyết nghiên cứu với mục đích chính là xây dựng một cái nhìn tổng thể và tổng quan về sự phức tạp của thế giới Nó tập trung vào việc hiểu rõ sự biến động, mối quan hệ, và quá trình phát triển trong thế giới thông qua việc phân tích các tương tác, sự thay đổi, và mâu thuẫn Phép biện chứng coi thế giới như một hệ thống động, liên kết và phát triển, và nghiên cứu những quy luật và nguyên tắc tiềm ẩn trong sự biến động đó

Biện chứng bao gồm cả biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan Biện chứng khách quan là việc nghiên cứu về biện chứng của thế giới vật chất, trong khi biện chứng chủ quan liên quan đến sự phản ánh của biện chứng khách quan trong đời sống ý thức của con người Điều này tạo nên một kết hợp động và tương tác giữa thế giới vật chất và ý thức con người trong hệ thống biện chứng lớn

1.2 Khái niệm phép biện chứng duy vật

Phép biện chứng duy vật là lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu về các quy luật phổ quát liên quan đến sự chuyển động và phát triển của tự nhiên, xã hội con người và tư duy Phép biện chứng duy vật theo trường phái của Mác - Lênin thực sự đặt nền tảng trên thế giới quan duy vật khoa học Điều đặc biệt là phép biện chứng duy vật của Mác - Lênin có

sự phát triển cao hơn so với các tư tưởng biện chứng trong các giai đoạn trước đó

Trong lĩnh vực phép biện chứng, quan sát rõ ràng sự đồng nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp luận (biện chứng duy vật) Điều này làm cho phép biện chứng duy vật của Mác - Lênin không chỉ giúp giải thích thế giới mà còn trở thành một công cụ mạnh mẽ để nhận thức và thay đổi thế giới

2 NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

2.1 Khái niệm về nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một nguyên tắc lý luận quan trọng trong việc nghiên cứu sự vật, hiện tượng khách quan, nhấn mạnh vào sự tương tác, ràng buộc lẫn nhau và ảnh hưởng chéo giữa chúng Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, các sự vật và hiện tượng trong thế giới chỉ thể hiện sự tồn tại của chúng thông qua sự vận động và tác động qua lại

2

Trang 6

VD: các bộ phận trong cơ thể người, các địa phương trong 1 nước liên hệ nhau

Nhờ tính thống nhất này, chúng không tồn tại độc lập mà tồn tại qua sự tác động

và chuyển hoá lẫn nhau trong các quan hệ xác định Điều này làm cho triết học duy vật biện chứng khẳng định mối liên hệ là một khái niệm triết học dùng để mô tả sự quy định,

sự tác động và chuyển hoá tương tác giữa các sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các khía cạnh của một sự vật, một hiện tượng trong thế giới

VD: Mối liên hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người hay con người với xã hội

+ Quan niệm Siêu hình: Mọi sự vật hiện tượng trên thế giới khách quan đều tồn tại biệt lập, tách rời nhau, không quy định ràng buộc lẫn nhau, nếu có chỉ là những quan hệ

bề ngoài, ngẫu nhiên

+ Quan niệm Biện chứng: Các sự vật hiện tượng, quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa liên hệ, quy định và chuyển hóa lẫn nhau

2.2 Tính chất:

Tính khách quan: là đặc điểm của các mối liên hệ, tác động, và suy luận trong ngữ cảnh triết học duy vật biện chứng Nó phản ánh sự tương tác và quy định lẫn nhau giữa các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan Điều quan trọng là nhìn nhận rằng liên hệ không chỉ là hiện tượng mà còn là một khía cạnh tất yếu, khách quan, nằm trong bản chất của mọi sự vật và hiện tượng

VD: Con người luôn tồn tại trong mối liên hệ với môi trường tự nhiên và xã hội dù

họ có ý thức được hay không Đó là điều khách quan và không thể thay đổi bởi ý chí con người

Tính phổ biến: là đặc điểm quan trọng của mối liên hệ trong triết học duy vật biện chứng Nó chỉ ra rằng mối quan hệ qua lại, quy định, và chuyển hoá lẫn nhau không chỉ xuất hiện ở mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, và tư duy, mà còn tồn tại đối với các khía cạnh, yếu tố, và quá trình của từng sự vật và hiện tượng

VD: Sự liên hệ qua lại bên trong cơ thể người có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa người với người

Tính da dạng, phong phú: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát đuợc toàn canh thể giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tuợng của nó Tính

đa dạng và phong phú của mối liên hệ là một khía cạnh quan trọng của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong triết học duy vật biện chứng Nguyên lý này không chỉ xem xét sự

Trang 7

kết nối chặt chẽ giữa các sự vật và hiện tượng, mà còn nhấn mạnh tính đa dạng và vô cùng đa dạng của thế giới khách quan

VD: Các loại cá, chim, thú đều có quan hệ với nước nhưng cá quan hệ với nước khác với chim và thú Cá không thể sống thiếu nước, không có nước thường xuyên cá không sống được, nhưng các loài chim thú thì lại không sống trong nước thường xuyên được

2.3 Ý nghĩa phương pháp luận:

Nhận thức sự vật trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật và trong sự tác động giữa sự vật đó với các sự vật khác

Thứ nhất, nguyên tắc này đặt ra yêu cầu xem xét một sự vật hay hiện tượng trong một ngữ cảnh thống nhất, bao gồm tất cả các mặt, bộ phận, yếu tố, thuộc tính cùng các mối liên hệ của chúng Điều quan trọng là nhìn nhận sự vật trong mối liên hệ giữa các yếu tố và các mặt của chính sự vật, cũng như trong quá trình tác động giữa sự vật đó với các sự vật khác

VD: Muốn đánh giá một người cần xem xét các mối liên hệ của người đó với gia đình, bạn bè,

Thứ hai, cần xem xét sự vật hay hiện tượng trong mối liên hệ giữa chúng và với môi trường xung quanh, bao gồm cả các mặt và mối liên hệ trung gian, gián tiếp Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu phải phân loại từng mối liên hệ, tập trung vào trọng tâm hoặc điểm quan trọng nhất, cơ bản nhất của sự vật hay hiện tượng

VD: Một người có thể tốt trong mối quan hệ với người này nhưng lại xấu đối với người khác; phải biết phân loại làm rõ thực chất của người đó

Thứ ba: Nguyên tắc này đòi hỏi xem xét sự vật hay hiện tượng trong không gian

và thời gian cụ thể Điều này bao gồm việc nghiên cứu quá trình vận động của sự vật hay hiện tượng trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, bao gồm quá khứ, hiện tại và tương lai

VD: Trong thời điểm ra đời, Truyện Kiều bị người đời dè bỉu, hắt hủi nhưng đến hiện tại, đó là lại một kiệt tác của dân tộc Vì vậy, con người không thể chỉ đặt trong thời điểm nhất định để đánh giá sự vật hiện tượng mà phải trải qua giai đoạn lịch sử làm nổi bật cái bản chất

Thứ tư, nguyên tắc toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, không chỉ tập trung vào một mặt mà quan tâm đến nhiều khía cạnh Tránh rơi vào thuật ngụy biện và chủ nghĩa chiết trung, tức là chỉ thấy một mặt mà bỏ qua các khía cạnh khác hoặc chú ý đến nhiều khía cạnh mà không tập trung vào bản chất của sự vật hay hiện tượng

VD: Trong chuyện thầy bói xem voi, người sờ vào cái vòi thì chỉ nhận thức được cái vòi, người sờ vào cái tai thì có nhận thức về cái tai Vì họ mù nên không nhìn thấy và

4

Trang 8

không nhận thức được tất cả các bộ phận đó mới cấu thành 1 con voi dẫn đến ý thức về con voi bị lệch theo chủ quan của mỗi người

Kết hợp nguyên lí về mói liên hệ phổ biến cùng nguyên lí về sự phát triển, chúng

ta sẽ rút ra đc nguyên tắc lịch sử - cụ thể: quan điểm này đòi hỏi phải xem xét sự vật hiện tượng trong tính lịch sử và tính cụ thể (nghĩa là phải xem xét sự vật hiện tượng trong quan hệ xác định về mặt không gian vs thời gian) với những điều kiện, môi trường, hoàn cảnh nhất định

VD: Với tư tưởng 1 người đàn ông phải có “5 thê, 7 thiếp”, ở thời phong kiến, đây

là 1 chuyện rất bình thường Nhưng nếu xét ở thời điểm hiện tại, đó là 1 tư tưởng lạc hậu, không thể chấp nhận, vi phạm pháp luật và đáng bị lên án

II VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH

TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

1 VẤN ĐỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.1 Khái niệm

Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm mô tả sự gia tăng về giá trị của một nền kinh

tế trong một khoảng thời gian nhất định Điều này thường được đo lường bằng các chỉ số như GDP (Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội) hoặc GNI (Gross National Income - Tổng thu nhập quốc gia) Tăng trưởng kinh tế có thể diễn ra ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm sản xuất, thu nhập, việc làm, và nhiều yếu tố khác

Tăng trưởng kinh tế tích cực thường đi kèm với sự mở rộng của nền kinh tế, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người dân và gia tăng chất lượng cuộc sống Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng tăng trưởng không đồng nghĩa với sự phân phối công bằng, và nó có thể ảnh hưởng đến môi trường nếu không được quản lý một cách bền vững Các chính trị gia, nhà nghiên cứu kinh tế, và người quản lý kinh tế thường theo dõi các chỉ số tăng trưởng kinh tế để đánh giá sức khỏe của một quốc gia hoặc khu vực kinh

tế Tăng trưởng kinh tế được coi là một trong những mục tiêu quan trọng của chính sách kinh tế

1.2 Thực trạng tăng trưởng kinh tế hiện nay của Việt Nam

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự ổn định và đột phá đáng kể trong mức tăng trưởng kinh tế, thể hiện sự đa dạng và sức mạnh của nền kinh tế quốc gia Các chỉ số quan trọng như GDP tăng trưởng và thu nhập bình quân đầu người đã liên tục tăng lên, đồng thời có sự gia tăng đáng kể trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài

Việt Nam đã thu hút một lượng đầu tư đáng kể từ các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt

là trong các lĩnh vực như sản xuất, dịch vụ và công nghiệp chế biến Việt Nam đã tham gia vào nhiều thỏa thuận thương mại quốc tế, trong đó có CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do

Trang 9

giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu), mở cửa cơ hội mới và tăng cường tiếp cận thị trường toàn cầu Du lịch là một lĩnh vực quan trọng, với Việt Nam thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế và nội địa Sự đa dạng văn hóa và thiên nhiên đẹp tạo nên lợi thế cạnh tranh

Việt Nam đã thu hút một lượng đầu tư đáng kể từ các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là trong các lĩnh vực như sản xuất, dịch vụ và công nghiệp chế biến Các chiến lược thuận lợi và sự ổn định chính trị đã tạo ra môi trường kinh doanh tích cực Chính phủ Việt Nam đã tích cực thúc đẩy đa dạng hóa nguồn tài chính bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình đầu tư khác nhau và khuyến khích sự hợp tác giữa doanh nghiệp nội địa và nước ngoài Các khu kinh tế đặc biệt như Khu Kinh tế Cửa khẩu Lào Cai, Khu Kinh tế Cần Thơ đã đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế tại các khu vực chiến lược

Việt Nam đã thành công trong việc đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, từ các sản phẩm nông sản đến hàng tiêu dùng và công nghiệp Điều này giúp giảm rủi ro và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế Việt Nam đã tham gia vào nhiều thỏa thuận thương mại quốc tế, trong đó có CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu), mở cửa cơ hội mới và tăng cường tiếp cận thị trường toàn cầu Đối mặt với biến động thị trường toàn cầu và chiến tranh thương mại, Việt Nam đã phải đối mặt với một số thách thức trong việc duy trì xuất khẩu Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra

cơ hội để tăng cường năng lực cạnh tranh và tìm kiếm thị trường mới

Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và xuất khẩu, từ giảm thuế đến cung cấp hỗ trợ về hạ tầng và đào tạo lao động Có sự tăng cường trong việc đầu tư vào các ngành công nghiệp và xuất khẩu có liên quan đến phát triển bền vững, chẳng hạn như năng lượng tái tạo và sản phẩm có tính chất thân thiện với môi trường Tóm lại, tình hình Đầu Tư và Xuất khẩu tại Việt Nam thể hiện sự động lực và linh hoạt trong nền kinh tế, đồng thời yêu cầu sự quản lý thông minh

và chủ động để đối mặt với thách thức và tận dụng cơ hội trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang thay đổi

Công nghiệp chế biến nông sản chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam Xuất khẩu các sản phẩm như cà phê, gạo, và thủy sản đã đóng góp đáng kể vào thu nhập xuất khẩu của quốc gia Nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm chế biến để tạo ra giá trị gia tăng đã thúc đẩy sự cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro từ biến động thị trường toàn cầu Công nghiệp chế biến còn liên quan đến việc phát triển hệ thống chuỗi cung ứng, từ việc sản xuất đến vận chuyển và tiêu thụ, để đảm bảo sự liên kết hiệu quả Ngành dịch vụ tại Việt Nam đang trải qua một giai đoạn tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, và du lịch Sự phát triển nhanh chóng của ngành công

6

Trang 10

nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã tạo ra nhiều cơ hội mới và đóng góp lớn vào sự đổi mới và sáng tạo

Du lịch là một lĩnh vực quan trọng, với Việt Nam thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế

và nội địa Sự đa dạng văn hóa và thiên nhiên đẹp tạo nên lợi thế cạnh tranh.Cả trong công nghiệp chế biến và dịch vụ, Việt Nam đang đối mặt với cạnh tranh toàn cầu Điều này đặt ra thách thức về nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ Việc đào tạo nhân sự chất lượng cao và có kỹ năng đặc biệt là quan trọng để nâng cao năng suất và chất lượng trong cả hai ngành Cần có sự chuyển đổi đối với mô hình sản xuất và cung ứng dịch vụ theo hướng bền vững và tích hợp công nghệ 4.0 để đáp ứng yêu cầu thị trường và chuẩn mực quốc tế

Chính phủ cũng khuyến khích đổi mới và sáng tạo thông qua các chính sách và chương trình hỗ trợ nghiên cứu và phát triển Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và xuất khẩu, từ giảm thuế đến cung cấp hỗ trợ về hạ tầng và đào tạo lao động Có sự tăng cường trong việc đầu tư vào các ngành công nghiệp và xuất khẩu có liên quan đến phát triển bền vững, chẳng hạn như năng lượng tái tạo và sản phẩm có tính chất thân thiện với môi trường Ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ, và xuất khẩu đã đóng góp quan trọng vào sự phồn thịnh của nền kinh tế Việt Nam Sự thu hút đầu tư đáng kể từ các doanh nghiệp nước ngoài đã làm tăng cường cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, từ đó thúc đẩy sự đa dạng hóa kinh tế

Tuy nhiên, như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 Các ngành như du lịch và sản xuất đã phải đối mặt với những thách thức lớn do giãn cách xã hội và hạn chế hoạt động kinh doanh Mặc

dù vậy, chính phủ Việt Nam đã tỏ ra quyết tâm và linh hoạt trong việc triển khai các biện pháp chính sách kinh tế để giảm thiểu tác động của đại dịch, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp và khuyến khích sự phục hồi kinh tế

Những nỗ lực này không chỉ nhằm mục tiêu ổn định kinh tế trong ngắn hạn mà còn hướng đến việc xây dựng một nền kinh tế bền vững, đa dạng hóa nguồn thu nhập, và tăng cường sức mạnh cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế

2 MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

2.1 Khái niệm

Môi trường sinh thái (ecosystem) là hệ thống sinh thái phức tạp được tạo ra từ sự tương tác giữa các yếu tố sống và phi sống trong một khu vực nhất định Đây bao gồm các yếu tố như động vật, thực vật, vi khuẩn, khí quyển, nước, đất, và môi trường không

Ngày đăng: 13/03/2024, 22:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w