1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phép biện chứng về mâu thuẫn và dựa vào phân tích mẫu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

13 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 192,2 KB

Nội dung

Với tính cấp thiết như trên, nhận thức được tầm quantrọng của phép biện chứng về mâu thuẫn và những mâu thuẫn thực tế đang xảyra trong nền kinh tế nước ta, em xin chọn đề tài “Phép biện

lOMoARcPSD|11424851 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN MÔN NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN I ĐỀ TÀI: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN VÀ DỰA VÀO PHÂN TÍCH MẪU THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA Sinh viên thực hiện: Trần Triển Phương Mã SV : Số thứ tự điểm danh: Lớp , Khoa , Khóa _ Giảng viên hướng dẫn: Hà Nội, tháng_ năm 20 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 LỜI MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật có vai trò quan trọng chỉ ra nguồn gốc và động lực của sự phát triển Mâu thuẫn tồn tại mang tính khách quan và phổ biến trong mọi sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay Ở Việt Nam, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính tích cực, sáng tạo của nhân dân, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước được xây dựng Tuy nhiên , nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là nền kinh tế quá độ với điểm xuất phát và bản chất của chế độ cũ nên không tránh khỏi những mâu thuẫn trong nội tại nền kinh tế như nạn thất nghiệp, ảnh hưởng ô nhiễm nặng nề tác động lên môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm,v.v Đây là những vấn đề cấp bách vừa thường xuyên vừa lâu dài trong đời sống kinh tế- xã hội đòi hỏi sự nhìn nhận, phân tích một cách toàn diện để có thể đưa ra những phương hướng giải quyết phù hợp nhất Với tính cấp thiết như trên, nhận thức được tầm quan trọng của phép biện chứng về mâu thuẫn và những mâu thuẫn thực tế đang xảy ra trong nền kinh tế nước ta, em xin chọn đề tài “Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” cho bài tiểu luận của mình Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 Phần I: Lý luận phép biện chứng về mâu thuẫn Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật luôn luôn xẩy ra mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa các yếu tố trong bản thân sự vật hay mâu thuẫn giữa các sự vật với nhau Triết học Mác-Lênin đã chỉ ra, mâu thuẫn là một tất yếu khách quan,mang tính phổ biến và có đa dạng các loại mâu thuẫn Xác định đúng từng loại mâu thuẫn sẽ cho phép con người tìm ra được những giải pháp phù hợp, tối ưu để giải quyết mâu thuẫn, tạo điều kiện thúc đẩy sự vật phát triển Từ lí luận mâu thuẫn, ta xem xét mối quan hệ giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế 1 Khái niệm chung về phép biện chứng mâu thuẫn a Các khái niệm chung - Trong phép biện chứng, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau - Nhân tố tạo nên mâu thuẫn là các mặt đối lập – là những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng trái ngược tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng Ví dụ: điện tích âm- điện tích dương trong một nguyên tử, đồng hóa-dị hóa trong một cơ thể sống, chân lý và sai lầm trong quá trình phất triển nhận thức, v.v - Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở tác động ngang nhau của chúng - Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự bài trừ gạt bỏ phủ định lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau của các mặt đối lập b Vị trí và vai trò của mâu thuẫn Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 Quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là hạt nhân của phép biện chứng duy vật Quy luật chỉ ra nguồn gốc bên trong, động lực của mọi sự vận đ/ộng và phát triển của thế giới khách quan c Các tính chất chung của mâu thuẫn +) Mâu thuẫn có tính khách quan và tính phổ biện Đối lập với các quan điểm của triết học cũ, phép biện chứng duy vật khẳng định rằng tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thực tại khách quan đều chứa đựng trong nó mâu thuẫn sự hình thành và phát triển của mâu thuẫn là do cấu trúc tự thân vốn có bên trong của sự vật ,hiện tượng quy đinh Mâu thuẫn tồn tại không phụ thuộc vào bất cứ hiện tượng siêu nhiên nào, kể cả ý chí của con người Mỗi sự vật, hiện tượng đang tồn tại đều là một thể thống nhất các khuynh hướng, các thuộc tính phát triển ngược chiều nhau, đối lập nhạu Sự liên hệ, tác động qua lại, đấu tranh chuyển hoá, bài trừ và phủ định lẫn nhau, tạo thành động lực bên trong của mọi quá trình vận động và phát triển khách quan của chính bản thân các sự vật hiện tương Mâu thuẫn là một hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy của con người Khoa học tự nhiên hiện đại chứng minh rằng thế giới vi mô là sự thống nhất giữa những thực thể có điện tích trái dấu, hạt và trường, hạt và phản hạt Trong sinh học có hấp thụ và bài tiết, di truyền và biến di Xã hội loài người có những mâu thuẫn phức tạp hơn, đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng; giữa các giai cấp đối kháng giữa chủ nô và nô lệ, nông dân và địa chủ, tư sản và vô sản Hoạt động kinh tế mâu thuẫn cũng mang tính phổ biến, chẳng hạn như cung và cầu , tích luỹ và tiêu dùng, tính kế hoạch hoá của từng xí nghiệp, Công ty với tính vô chính phủ của nền kinh tế hàng hóa,…Trong tư duy của con người cũng có những mâu thuẫn như chân lý và sai lầm,… +) Mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú Tính đa dạng của mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có thẻ bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 trong những điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau; chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật Mâu thuẫn được phân chia thành nhiều loại: mâu thuẫn bên trong/bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản/không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu/thứ yếu, v.v Trong các lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau tạo nên tính phong phú trong sự biểu hiện của mâu thuẫn 2 Phân loại mâu thuẫn - Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, người ta phân biệt các mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong mối quan hệ giữa các sự vật đó với sự vật khác Việc phân chia mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong/bên ngoài chỉ mang tính tương đối, tùy theo phạm vi xem xét Trong đó, mâu thuẫn bên trong có quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật Tuy nhiên, mâu thuẫn bên trong và bên ngoài không ngừng tác động qua lại lẫn nhau - Căn cứ vào ý nghĩa với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn qui định bản chất của sự vật, qui định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại các sự vật Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi căn bản về chất Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó không qui định bản chất của sự vật Mâu thuẫn đó nẩy sinh hay được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất - Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật, nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó Giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 kiện cho sự vật chuyển sang giai đoạn phát triển mới Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của sự vật, nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối Giải quyết được mâu thuẫn thứ yếu sẽ góp phần vào việc từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu 3 Nội dung của quy luật mâu thuẫn Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển Sự thống nhất và đối lập của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn Sự thống nhất và đấu tranh không tách rời nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng Lúc mâu thuẫn mới xuất hiện, nó thể hiện sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi điều kiện đã chín muồi, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành, quá trình tác động, chuyển hóa giữa các sự vật được tiếp diễn,làm cho hiện tượng luôn vận động và phát triển Do đó, không nên hiểu sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập chỉ là sự hoán đổi vị trí một cách dơn giản máy móc Thông thường thì mâu thuẫn chuyển hoá theo hai phương thức: + Phương thức thứ nhất: Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng ở trình độ cao hơn xét về phương diện chất của sự vât + Phương thức thứ hai: Cả hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau để thành hai mặt đối lập mới hoàn toàn Từ những mâu thuẫn trên cho ta thấy trong thế giới hiện thực, bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau Sự đấu tranh chuyển hoá của các mặt đối lập trong điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến trên thế giới Mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũng mất đi sự vật mới hình thành Sự vật mới lại nảy sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 4 Ý nghĩa phương pháp luận Trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập để nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vận động và phát triển Ngoài ra, cần phải phân biệt đúng vai trò, vị trí của mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định cùng những đặc điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn một cách hợp lí nhất Phần II: Ứng dụng phép mâu thuẫn biện chứng trong việc phân tích nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 1 Tính tất yếu của quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 1.1 Khái niệm kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường Về ưu điểm, trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung, thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn, thì cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mô sản xuất, và do đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả Những người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải 1.2Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi một hệ thống kinh tế được Đảng Cộng sản Việt Nam sáng tạo và chủ trương triển khai tại Việt Nam từ thập niên 1990 Hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có các đặc trưng  Là một nền kinh tế hỗn hợp, nghĩa là vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước Các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường được tôn trọng Các thông lệ quốc tế trong quản lý và điều hành kinh tế được vận dụng một cách hợp lý Nền kinh tế chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa  Là một nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu, nhưng khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế Đất đai thuộc sở hữu toàn dân  Là nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và chủ động hội nhập kinh tế thành công  Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường  Các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và nhân dân được khuyến khích tham gia vào quá trình phát triển kinh tế 2 Những mâu thuẫn tồn tại trong nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 2.1 Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và tính định hướng xã hội chủ nghĩa Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ một nước phong kiến đi lên bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa nên gặp rất nhiều khó khăn và thử thách, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế Điều đó đòi hỏi nhà nước ta phải có những biện pháp phù hợp để phát triển nền kinh tế thị trường nhưng vẫn giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa Trước đây để xây dựng nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 nghĩa nước ta đã xây dựng một nền kinh tế kế hoạch với hai hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể Vì vậy đã làm kìm hãm sự phát triển nền kinh tế Khi đất nước ta hoàn toàn thống nhất, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nước ta sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa Nhưng lúc đó chúng ta còn nhận thức đơn giản về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nên chúng ta đã coi chủ nghĩa xã hội là một nhà nước của dân và do dân làm chủ, xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên đã thiết lập nên một nền kinh tế mà chỉ có sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể Do đó đã tạo nên một nền kinh tế quản lý tập trung quan liêu bao cấp Hậu quả là cơ quan quản lý nhà nước làm thay chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Còn các doanh nghiệp vừa bị trói buộc vì không có quyền tự chủ, vừa ỷ lại vào cấp trên vì không bị ràng buộc với kết quả sản xuất kinh doanh Thêm vào đó bộ máy quản lý cồng kềnh làm triệt đi tính năng động sáng tạo của các đơn vị kinh tế, hình thành cơ chế kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội Khi đó chủ yếu phát triển kinh tế theo chiều rộng chứ không phải phát triển kinh tế theo chiều sâu Vì vậy, tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Đảng ta đã đề ra phương hướng đổi mới kinh tế là chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Như vậy chấp nhận nền kinh tế thị trường là chúng ta chấp nhận sự mâu thuẫn của nó với tính định hướng xã hội chủ nghĩa vì nền kinh tế thị trường gồm có nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu và do đó cũng có nhiều hình thức phân phối Sự phức tạp và đa dạng của nền kinh tế thị trường làm cho định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng khó khăn và đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước Mỗi thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ có bản chất kinh tế xã hội riêng, nên bên cạnh sự thống nhất của các thành phần kinh tế, còn có những khác biệt và mâu thuẫn khiến cho nền kinh tế thị trường nước ta phát triển theo những phương hướng khác nhau Chẳng hạn các thành phần kinh tế dựa trên chế độ tư hữu tuy có vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nhưng vì dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 sản xuất, nên chúng không tránh khỏi tính tự phát chạy theo lợi nhuận đơn thuần, nảy sinh những hiện tượng tiêu cực làm tổn hại đến lợi ích chung của xã hội Vì vậy, thành phần kinh tế nhà nước phải được xây dựng và phát triển có hiệu quả để thực hiện tốt vai trò của mình; đồng thời Nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô kinh tế – xã hội để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa 2.2 Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và vấn đề phân hóa giàu nghèo Nền kinh tế thị trường phát triển, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội nhưng không vì vậy mà đời sống của nhân dân được nâng cao và ổn định Trái lại cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì cũng diễn ra sự phân hoá giàu nghèo, sự phân tầng xã hội theo mức sống ngày càng tăng Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng lan rộng sẽ lan sang các lĩnh vực khác như giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, nhà ở và các dịch vụ cơ bản khác… Điều đó đưa đến hệ quả không mong muốn, làm xuất hiện những nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường, tác động đến tư tưởng, tâm lý, niềm tin về công bằng xã hội Vì thế, cần tăng cường vai trò của nhà nước đối với phân phối thu nhập nhằm từng bước thực hiện mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 2.3 Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và vấn đề bảo vệ môi trường Nền kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt là các ngành công nghiệp đã làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm Trong suốt những năm qua, con người đã thường xuyên tác động trực tiếp tới thiên nhiên và cải biến môi trường sống Con người đã khai thác than đá, sắt, và các kim loại khác, nắn dòng sông, đào kênh, bạt núi, xây dựng các trạm thuỷ điện với các hồ chứa nước nhân tạo… những hoạt động đó đã ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tác động mạnh tới sinh quyển Trước đây, ở nước ta có 3/4 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 diện tích đất đai là rừng, nay chỉ còn 1/4 là rừng Nhiều loại gỗ quý như gụ, lát hoa, giáng hương, sến, táu… đã bị khai thác đến mức gần như cạn kiệt Rừng bị triệt hạ nhiều làm cho lượng ôxi trong không khí và lượng chất hữu cơ sản sinh bị giảm sút rõ rệt Lượng nước dự trữ do rừng giữ lại ngày càng ít dần, làm cho quá trình sa mạc hoá và thảo nguyên hoá càng tăng nhanh Quá trình đô thị hoá nhanh làm cho diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp Sự phân phối nước ngọt cho người và cho vật nuôi, cây trồng cũng bị hạn chế Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì nó đã kéo theo hàng loạt các nhân tố gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái Đây là vấn đề quan trọng được đặt ra không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới Nó đòi hỏi cần phải được giải quyết triệt để nếu không môi trường bị phá huỷ là con người sẽ tự huỷ hoại môi trường sống của chính bản thân mình Sự phát triển của mỗi quốc gia chỉ có thể bền vững khi môi trường sống và thiên nhiên được bảo vệ tốt, duy trì được mối cân bằng sinh tháI, tránh bị ô nhiễm và biết cách khai thác, sử dụng, phục hồi một cách hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên Phần III: Kết luận Phép biện chứng về mâu thuẫn đóng một vai trò to lớn trong hoạt động nhận thức cũng như thực tiễn Điều quan trọng là cần coi trọng mâu thuẫn, tìm hiều, phân tích đầy đủ các mặt đối lập để nắm rõ được bản chất, nguồn gốc và đặc điểm của mâu thuẫn; đồng thời phân biệt được các hình thức mâu thuẫn, xác định cụ thể và chính xác phương pháp giải quyết mâu thuẫn Hơn nữa, ta cần nắm vững nguyên lí của giải quyết mâu thuẫn, đó là: sự đấu tranh giữa các mặt đối lập diễn ra theo qui luật phá bỏ cái cũ để hình thành cái mới tiến bộ hơn Điều đó có nghĩa trong xã hội, những hành vi đấu tranh chỉ được coi là chân chính nếu nó phục vụ cho sự phát triển chung của cộng đồng Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 Đất nước ta đã trải qua quá trình gian khổ để đấu tranh, giành lại độc lập, thống nhất nước nhà Giờ đây, chúng ta cũng không ngừng nỗ lực vượt qua bao trở ngại để đưa nước ta đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm phát triển một xã hội Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, văn minh Từ một nền kinh tế lạc hậu trên chính sách bao cấp quan liêu, , dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước, chúng ta đã xây dựng Chính Sách Đổi Mới và bắt đầu thực hiện từ năm 1986 Chính Sách Đổi Mới là một bước đi đúng đăn, đã có nhiều chuyển biến tích cực trong nền kinh tế của nước ta Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thử thách trong tương lai, trong đó có sự tồn tại của những mâu thuẫn làm kìm hãm sự phát triển của đất nước Bởi vậy, vấn đề cấp thiết được đặt ra là phải tìm phương pháp hợp lí để giải quyết các mâu thuẫn đó Trong thời gian tới, chúng ta cần phải hoàn thiện hơn chính sách quản lí kinh tế, nâng cao vai trò của Nhà Nước trong việc quản lí nhưng cũng thúc đẩy, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển làm ăn; hơn nữa chúng ta cũng cần nâng cao nhận thức và sự quan tâm đên các vấn đề phúc lợi, an sinh xã hội cùng với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái để nâng cao, cải thiện và đảm bảo đời sống cho nhân dân Có như thế, chúng ta mới thực hiện được mục tiêu phát triển nền kinh tế theo đúng con đường chúng ta hướng tới và hoàn thiện các vấn đề văn hóa, xã hội, chính trị, quốc phòng, góp phần xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa vững bền, thịnh vượng Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com) lOMoARcPSD|11424851 Downloaded by nhung nhung (nhungnguyen949595@gmail.com)

Ngày đăng: 13/03/2024, 22:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w