1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề Cương Nghệ Thuật Quay

11 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghệ Thuật Quay
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 41,21 KB

Nội dung

Cảnh này cho ta thấy được mối quan hệ giữa con và bối cảnh, nhưng nội dung chính vẫn là giới thiệu không gian thời gian.Lúc này người quay phim lấy hoạt động và chuyển động của con người

Trang 1

NGHỆ THUẬT QUAY Câu 1 Nêu ý nghĩa các cỡ cảnh dung trong điện ảnh

Lấy người để phân chia các cở cảnh

1 Viễn cảnh: Giới thiệu không gian là chính, con người nhân vật là phụ Bối cảnh không gian rộng lớn trong đó tỷ lệ chiều cao của con người so với chiều cao của khuôn hình là rất nhỏ Được sử dụng để mô tả không gian địa danh, và thường được dùng để mở đầu cho phim tạo sự trững trạc (hình vẻ)

2 Đại cảnh: Giới thiệu con người là chính, không gian là phụ, được sử dụng cảm giác đông đúc, ngược chiều, hội tụ, nguy hiểm, sôi động

Thường được sử dụng trong phim lễ hội, chợ búa, giao thông, thể thao (hình vẻ)

3 Toàn cảnh: Ta có thể thấy không gian hẹp hơn so với viễn cảnh Cảnh này cho ta thấy được mối quan hệ giữa con và bối cảnh, nhưng nội dung chính vẫn là giới thiệu không gian thời gian.Lúc này người quay phim lấy hoạt động và chuyển động của con người kết hợp với không khí bối cảnh để thể hiện nội dung

Chiều cao nhân vật sắp xỉ bằng với chiều cao khuôn hình, phía dưới để một

khoảng trống chân phía trên để khoảng trống đầu nhưng khoảng trống đầu nhiều hơn khoảng trống chân

4 Trung cảnh: Bối cảnh gần ống kính nhân vật lớn dần lên , khoảng trên để một khoảng trống đầu, khoảng dưới cắt trên đầu gối ( hoặc cắt dưới đầu gối nhưng tuyệt đối không được cắt vào khớp gối) Cảnh này cho chúng ta thấy đượchành động cử chỉ của nhân vật

5 Cận cảnh: Là cở cảnh trật để mô tả nội tâm thế giới bên trong của con người bộc lộ qua nét mặt, đặc biệt là đôi mắt thể hiện thái độ tình cảm nhân vật như: đâu khổ, vui buồn …

Cạnh trên khuôn hình để một khoảng trống đầu, cạnh dưới cắt vào ngang ngực nhân vật

Cở cảnh này diễn tả nhân vật là chủ yếu và được sử dụng thường xuyên trong truyền hình không sử dụng trong hình ảnh

6 Đặc tả: Tả sâu vào nhân vật, tập trung vào 1 bộ phận trên cơ thể, xoáy sâu, diễn

tả nhấn mạnh, tạo điểm nhấn chi tiết hình ảnh Cảnh này thường lột tả được tâm trạng thái độ, tình cảm nhân vật, đặc biệt thông qua đôi mắt và giọt nước mắt Khuôn hình đặc tả tạo được những chi tiết của một vật hay 1 người kín đặc khuôn hình

Trang 2

Câu 2: Em hiểu thế nào về khuôn hình trống? cho ví dụ minh họa về việc sử dụng khuôn hình trống:

K/n: khuôn hình trống là khuôn hình không có nhân vật thể hiện, trạng thái, tâm lý Thường dùng trong chuyển cảnh, thay đổi, hay bắt đầu giới thiệu

Vd:………

Câu 3: Em hãy cho biết mối quan hệ giữa góc độ thu hình và xử lý ống kính máy quay

K/n: Góc độ thu hình là góc nhìn từ máy quay với chiều sâu, chiều dài, chiều rộng cân xứng với vật hay hành động được quay Góc nhìn từ máy quay không chỉ quyết định cái gì sẽ xuất hiện trong cảnh đó mà nói chung còn là cách khán giả sẽ nhìn sự việc- gần hay xa, từ trên xuống hay từ dưới lên, chủ quan hay khách quan Góc độ thu hình cho biết tầm nhìn, vị trí, độ cao của máy quay

Góc ngang (vừa tầm tắm) để diễn tả cảnh giống như thật nhưng ít kịch tính Người

ta cho rằng nó là cài nhìn bình thường và thường quay từ độ cao1,2m đến 1,8m Vì góc nhìn bình thường nên cảnh quay góc ngang thường được sử dụng để tạo nên tình huống và chuẩn bị cho khán giả 1 cảnh liên quan

Góc máy cao: máy quay nhìn xuống nhân vật Cảnh như vậy cũng sẽ có khuynh hướng làm chậm hành đông lại và giảm bớt đọ cao của sự vật hay nhân vật (theo quy luật xa gần) Nhưng nó có thể xảy ra nhiều hiệu quả tâm lý phụ,

Vd: như cho khán giả một cảm giác mạnh mẻ hơn nhân vật trên màng ảnh hay ngụ

ý hạ thấp tầm quan trọng của bất cứ nhân vật nào với những người hoặc khung cảnh xung quanh

Trang 3

Góc máy thấp: máy quay thường đặ dưới nhìn lên sự vật Hiệu quả của cách này thường là để tạo kịch tính, thêm tầm cao sức mạnh cho nhân vật

Hơn thế nữa góc quay không chỉ ảnh hưởng đến tiến bộ câu truyện mà còn thể hiện chất lượng thẩm mỹ của cảnh quay và quan điểm tâm lý của khán giả

Góc độ thu hình còn quyết định tới không gian cảnh quay:

Khi đã lựa chọn được góc máy, thì người quay phim sẽ phải lựa chọn cả cảnh cần quay,

và tạo ra không gian 3 chiều (hình khối chiều sâu) Và đặc biệt hơn là tạo ra được không gian đa chiều bằng cách sử dụng động tác máy, hoặc là sử dụng các thiết bị

hổ trợ cho máy như cẩu, ray v.v… để di chuyển máy quay làm cho cảnh quay nhiều chiều

4 Trục diễn xuất là gì? cho vd minh họa:

Khi chúng ta quay phim một cảnh 2 người diễn xuất hay nói chuyện với nhau chúng ta có thể xếp họ đứng hay ngồi đối diện nhau Cho dù họ đứng hay ngồi , hau người đứng người đứng người ngồi, người nằm , thì giữa họ chúng ta có thể hình dung một đường thẳng đi ngang giữa hai người Đường thẳng tưởng tượng này được gọi là trục diễn xuất

Vậy trục diển xuất là 1 đường thẳng tưởng tượng đi ngang qua vị trí của 2 nhân vật đang diễn xuất hay đang nói chuyện với nhau Nếu chúng ta muốn thu hình buổi nói chuyện đó cảu họ qua nhiều cảnh quay để ráp nối với nhau thành 1 trường đoạn thì tất cả các vị trí đặt máy quay chỉ được xếp ở 1 bên của trục diễn xuất (hình vẻ)

(hv1-hv2-hv3)

Trang 4

Qua các vị trí đặc máy theo quy tắc cảu trục diễn xuất thì cho dù chúng ta có di chuyển mấy đến bất cứ nơi nào trong phạm vi bối cảnh thì vị trí của diễn viên trên màn ảnh vẫn phải đúng qua các cảnh quay kế tiếp nhau (hình vẻ)

Nếu chúng ta đưa máy quay ra sau lưng diễn viên để thu hình thì hậu quả là diễn viên sẽ xuất hiện lộn xộn, lúc thì ở bên trái lúc thì ở bên phải, như vậy các cảnh quay liên tiếp sẽ không thể dựng lien hoàn được với nhau Đây gọi là sai trục

Ngoài ra trục diễn xuất còn được căn cứ vào chuyển động của nhân vật:

-Cơ bản dựa vào trục A-B

- Ra hình, vào hình dùng để thay đổi bối cảnh, rút gọn thời gian, chuyển trường đoạn Chú ý cở cảnh khuôn hình ra vào phải bằng nhau (thường khi ra vào cứ áp sát vào ống kính hoặc vào thẳng ở ngực ra ở lưng)

Vd: 1 nhân vật bước ra khoải phòng theo hướng trái qua phải khi quay lại phòng thì phải theo hướng ngược lại là từ phải qua trái, nếu ko đúng như vậy người xem

sẽ cảm thấy như nhân vật đấy bước vào một phòng khác, chứ không phải là quay lại phòng Ngoài các dạng trên để xác định trục diễn xuất chúng ta còn có chuyển động theo đường cong, cđ cùng chiều, ngược chiều và zic zắc

Câu 5 : Nêu phương pháp sử lý ánh sang khi quay phim video với ánh sang ngoại cảnh làm chủ quang (vẽ hình).

1Ánh sang thuận:

Đặc điểm:

+ Hợp với trục hướng camara 1 góc 0*

+ Ánh sáng thuận ở phía sau máy quay hình ảnh bị bẹt không có chiều sâu và hình khối

Trang 5

Phương pháp xử lý

+ khi trời bị mù thì không quay với ánh sáng thuận Nếu bắt buộc quay thì phải lấy ít bầu trời Trời đẹp thì quay ánh sáng thuận rất đẹp Vì tạo được thấu thị +Khi sử dụng ánh sáng thuận để quay người có khuôn mặt trái xoan thì khuôn mặt sẽ đẩy lên, đối với những người mặt quắt quay ánh sáng thuận rất đẹp

+ Xóa được hậu cảnh

+ Tạo hiệu quả dồn nén , đè nén ,xô đẩy vào một hoàn cảnh không thể thoát được ra (khi quay nhân vật) (H.vẽ)

2 Ánh sáng chếch thuận

Đặc điểm:

Hợp với trục hướng máy quay một góc từ 450 - 600 ở bên phải hoặc bên trái máy

Nếu dùng ánh sáng chếch thuận tạo sự chênh lệch ánh sáng trên bề mặt đối tượng thì xảy ra tương phản cao

Ánh sáng chếch thuận tạo được hình khối nhưng lại gây bóng đổ trên bề mặt nhân vật

Nếu lượng ánh sáng trên bề mặt nhân vật chênh lệch càng cao thì độ dữ dằn càng lớn

Phương pháp xử lý

Làm giảm bớt tương phản trên bề mặt đối tượng

Xóa bóng đổ trên bề mặt (dùng phản quang hoặc dùng đèn phụ có gắn finter lam)

Dùng phản quang thứ 2, có thể là đèn để tạo đường viền Nếu quay ở trung cảnh chỉ cần dùng phản quan để giảm bớt phần tối

3 Ánh sáng bên:

- Đặc điểm:

+ tạo ra độ tương phản rất cao trên bề mặt đối tượng

+ Đối tượng bị biến dạng về hình khối và kích thước, tạo bóng đổ đậm từ trái sang phải hoặc ngược lại

Phương pháp xử lý

+ Dùng phản quang và đèn phụ

4 Ánh sáng chếch thuận:

- Đặc điểm:

+Hướng với trục máy một góc từ 1250 -1450

+Do ánh sáng chiếu vào phía sau của đối tượng tạo ra đường viền ánh sáng, tạo hình khối tạo vẻ đẹp thẩm mỹ (mang tính nghệ thuật) tách nhân vật ra khỏi phong, tạo được chiều sâu

+Tạo sự chênh lệch ánh sáng phiá hậu cảnh so với bề mặt nhân vật(tạo độ tương phản giữa bề mặt đối tượng và hậu cảnh rất cao) phía sau đối tượng rất sáng (hậu cảnh sáng nhưng bề mặt tối)

+Tạo ra những bóng đổ về phía trước nhân vật

Phương pháp xử lý

+ Dùng đèn phụ và phản quang để làm giảm bớt tương phản giữa bề mặt và hậu cảnh

Trang 6

+ Dùng đèn phụ đặt trủng với trục máy có lắp finter xanh, độ cao từ 150 -200 so với tầm nhìn của nhân vật

+ Ngoài ra còn có thể dùng phản quang hoặc đèn phụ phản quang (một) đặt gần hơn làm ánh sáng chủ, phản quang (2) đặt xa hơn để làm ánh sáng phụ Nếu phản quang 2 đặt gần hơn phản quang 1, bề mặt nhân vật sáng hơn làm mất đường ven Phản quang (đèn chính) bao giờ cũng đặt đối diện với nguồn sáng + Nếu trong trường hợp chỉ sử dụng ánh sáng tự nhiên (không có thiết bị phụ trợ cho việc chiếu sáng ngược) thì:

 Chọn hậu cảnh có ánh sáng tối hoặc sẫm thì sẽ giảm bớt được sự tương phản

 Độ cao của máy bao giờ cũng phải hơi trúc xuống so với nguồn sáng ở hậu cảnh

 Càng bó hẹp hậu cảnh bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu

* khi quay hiệu quả ánh sáng ngược ngoài tự nhiên, tránh quay những bối cảnh

mà nhân vật gối vào gam màu sáng hoặc đối tượng áo trắng

Đối với ánh sáng chếc ngược thì phải hết sức chú ý đến cường độ ánh sáng chiếu trực tiếp vào ống kính

5 Quay phim trong điều kiện trời râm:

- Đặc điểm:

Độ tương phản rất thấp, hình ảnh không có hình khối và giảm bớt rất nhiều về chiều sâu

Phương pháp xử lý

+ Tập trung quay những nhân vật có trang phục là những gam màu mạnh như

đỏ, vàng, trắng hoặc gối nhân vật vào phong có tông màu xanh mạnh hơn để tạo hình khối

+ Chọn bối cảnh có sự tương phản về gam màu giữa nhân vật với hậu cảnh hoặc giữa nhân vật với vật thể

+ Khi quay vườn cây, khu rừng trong điều kiện áng sáng dịu, sử dụng khói (đốt lửa lên khi quay) ở phía sau khuôn hình tạo thấu thị

6 Quay phim trong điều kiện trời mưa

Đặc điểm:

Hình ảnh bị xước, bị u ám (buồn) độ tương phản thấp, chiều sâu hình ảnh giảm Phương pháp xử lý

- Quay thời điểm có sấm chớp (cửa kính, của bóng tạo phản xạ)

- Sử dụng hiệu quả ánh sáng ngược để quay hạt mưa, bong bóng nước

- Tránh quay cận, đặc tả

- Dùng nhiều ống kính góc rộng

-Nếu quay trong phòng phải tạo ra chiều sâu bằng các mảng miếng màu sắc

- Khi quay máy quay chuyên dụng trong điều kiện ánh sáng dịu không thể đặt cân bằng trắng được thì máy cần đặt preset, để máy ở chế độ A –WB

7 Quay phim trong điều kiện ánh sáng đỉnh

- Thời điểm này là buổi trưa trong ngày, ánh sáng chủ yếu cho phương nằm ngang ( chiếu đỉnh)

Trang 7

Còn phương thẳng đứng ko được chiếu sáng, do vậy độ tương phản giữa

phương thẳng đứng và phương nằm ngang là rất cao

VD: tương phản giữa nhân vật và hậu cảnh bị quá sáng

Phương pháp xử lý

+ Khuôn hình: phần có ánh sáng mạnh ít, phần râm chiếu nhiều

+ Sử dụng tấm hắt sáng, gối nhân vật vào hậu cảnh có gam màu tối, mở khẩu

độ F4- F5.6 và tăng tốc độ đến khi đủ sáng, khuôn hình thiên về ống kính góc hẹp và bắt chặt hơ

Câu 6 Em hãy cho biết những yếu tố nào quyết định đến chiều sâu của hình ảnh Cho ví dụ

Ống kính: sử dụng ống kính gốc rộng

Góc máy chếch tùy thuộc vào chủ thể, bối cảnh mà góc máy cao hay thấp Ánh sáng phù hợp với không gian và bối cảnh

Bố cục dựa vào quy luật tạo chiều sâu: chéo, xa gần, tiền cảnh , hậu cảnh

Luật đường chéo: những đường nét chính trong khuôn hình được tạo thành bởi những đường chéo

Luật xa gần : đường nét hội tụ ở phía trên dưới màng hình, chúng ta có thể quan sát được chi tiết những vật thể ở gần và nhìn thấy vật thể rất xa trong cảnh trí Luật tiền cảnh, hậu cảnh: tạo ra hình ảnh có chiều sâu bằng sử dụng nhiều lớp cảnh trong khuôn hình, sử dụng ánh sáng ngược để tạo chiều sâu

Câu 7: Em hiểu thế nào về phương pháp quay lia máy Cho vd

Quay lia máy nói cách khách là thực hiện 1 động tác máy, chuyển động mấy quay thay đổi góc độ máy nhằm lằm tăng kịch tính, tiết tấu của phim mục đích tạo hứng thú cho người xem không nhàm tráng

Quay lia máy là động tác cơ bản nhất của quay phim Khi ở góc độ khách quan, lia máy là người dẫn chương trình Khi ở góc độ chủ quan, lia máy là người nhập cuộc đưa khán giả nhập cuộc Tốc độ lia phù thuộc vào ý đồ thể hiện hành động của đối tượng

Quay lia máy ngoài tính chất thẩm mỹ và tâm lý còn truyền đạtthêm nhiều ý nghĩa rất đa dạng về mặt hình ảnh cũng như cảm xúc của người xem Lia máy

Trang 8

có thể tạo nên bởi đôi mắt nhìn từ điểm này qua điểm khác trong cảnh hoặc là

di chuyển của các vật trong cảnh

Các thủ pháp lia bao gồm:

Lia ngang (trái  phải ) Lia từ trái qua phải làm cho khán giả dể theo dõi hơn,

tự nhiên hơn, bởi chúng ta hay có thoái quen đọc sách từ trái qua phải Lia từ phải qua trái gọi sự bạo hơn vì nó ngược lại với tự nhiên

Lia đứng: (lia lên hoặc lia xuống) lia lên tạo sự vươn lên vô trọng lượng của nhân vật, gợi sự ước muốn, sự ngưỡng mộ, cảm giác nhẹ nhàng hạnh phúc Lia xuống gợi cho ý nghĩa của sức nặng, sự nguy hiểm, của lực đè nén, cho ta hình ảnh của sự suy sụp tàng phá

Trong lia có mục đích cần phải chú ý tốc độ và điểm dừng cuối

- Lia đều tốc độ : lia không phụ thuộc vào đối tượng

- Lia buôn thả: Lia từ vị trí máy 1 theo A đén B ở vị trí 2 bỏ A theo B đến gặp

C ở vị trí 3, bỏ B theo C đến gặp D ở vị trí 4

- Lia zitzac : sử dụng khi quay đám đông hoặc đi theo biên tập dẫn chương trình

- Lia kết hợp với chuyển đọng máy: chuyển động ngang, c/động chếch

Chuyển động lùi máy hoặc đuổi theo (khi chuyển động lùi máy hoặc đuổi theo, phải giữ tốc độ giữa máy và nhân vật) Ngoài các thủ pháp lia trên , trong lia máy còn có lia vòng và lia quét nhanh

- Tóm lại lia máy là sự quét máy từ hướng này sang hướng khác, cả chiều ngang lẫn chiều chéo, chiều dọc theo chiều đứng

Câu 8 : Em hiểu ntn về yêu cầu của hình ảnh khi quay động tác máy phải tạo cho người

dựng hình có 5 giải pháp để xử lý hình ảnh cho vdu

Động tác máy để cho người dựng hình có 5 giải pháp để xữ lý hình ảnh:

1 Lia : hình đầu tĩnh lia sang hình cuối tĩnh 2 hình đầu tĩnh và lia nhưng không có điểm cuối

3 ổn định máy và lia đến điểm cuối mình đã chọn 4 tĩnh đầu 5 tỉnh cuối

Câu9 Tại sao nói thủ pháp quay động máy trong nghệ thuật quay phim luôn mang lại tính sinh động cho hình ảnh? Hãy chứng minh (hvmh.)

Có thể nói đặc tính của điện ảnh là chuyển động Thủ pháp quay động máy trong nghệ thuật quay phim là 1 thủ pháp sinh động gồm có 2 kiểu chính là Lia

và trượt Lia là sự quét máy từ hướng này sáng hướng khác cả chiều ngang lẫn chiều dọc Dolly hay travelling (chuyển động máy) là sự đeo bám đối tượng trên mặt đất, theo đường thẳng, đường cong, hoặc đường tròn Ngoài ra p2 quay

Trang 9

động còn là sự chuyển động của ống kính máy quay, nó cho thấy cảnh quay cảm giác chuyển động như zoom (in ,out)

Vậy vì sao phải chuyển động máy quay: Từ xưa trong điện ảnh người ta đã nghỉ

ra nhiều cách chuyển động máy quay mục đích để tạo hứng thú cho người xem không nhàm chán Chuyển động máy quay làm tăng kịch tính, thay đổi góc độ máy, tăng tiết tấu của phim

Ngày nay có rất nhiều phương tiện để chuyển động máy quay được áp dụng trong truyền hình, với mong muốn tạo những hình ảnh khác lạ cho người xem: Các loại thiết bị: Dolly, stericam(thiết bị treo trên người quay phim) Cẩu

v.v.v

Tất cả là để thay đổi góc máy trong một cú máy, tạo cảm giác chuyển động của khuôn hình.(nếu chuyển động máy có tiền cảnh sẽ làm cảnh quay thêm đẹp hơn)

Trong suốt thời gian sử dụng thủ pháp quay động tác máy chủ thể chính vẫn là nằm trọng tâm của khuôn hình

Câu 8 ( CĐ ): Phân tích sự khác nhau giữa hiệu quả chuyển động máy quay bằng ray/dlly và sử dụng zoom? Kể tên 1 số phương tiện chuyển động máy quay trên mặt đất và trong không gian?

- Ống kính zoom: hậu cảnh không thay đổi chỉ thay đổi cỡ cảnh Zoom thực chất là khuếch đại hình ảnh khi máy quay cố định tại 1 điểm Zoom làm cho hiệu quả hình ảnh lớn lên hoặc nhỏ đi về kích thước và hình dạng

- Sử dụng zoom hiệu quả trong các trường hợp quay thể thao, động vật thể hiện

ý đồ của người quay phim muốn nhấn mạnh vào sự việc hiện tượng nào

đó( zoom in ) hoặc từ 1 sự vật cho người xem hiểu rõ hơn về nó

- Khi ta thực hiện zoom vào 1 vật thể nào đó, lúc đó khuôn hình gần như cố định ( máy fix ) & sau đó tất cả mọi hình ảnh trên khuôn hình sẽ lớn dần lên về kích thước và mọi vật thể trong bối cảnh vẫn giũ nguyên vị trí tương đối của chúng Kết quả là người xem chỉ nhận thức được tính chất cơ học là vật thể đó đang được quay lớn dần lên chứ không có khái niệm vật thể đó đang tiến lại gần chúng ta

- Khi thực hiện kĩ thuật zoom chủ thể quay và toàn thể hậu cảnh xung quanh được khuếch đại hoặc giảm đi theo 1 tỉ lệ

- Sử dụng dolly có thể thấy được không gian 3 chiều & cả không gian đa chiều khi máy quay được di chuyển thay đổi vị trí hình dạng & kích thước

- Khi sử dụng dolly cho khuôn hình cảm giác như chủ thể tiến lại gần máy quay

- Khi thực hiện dolly về phía chủ thể quay điều này dẫn đến chủ thể đó cũng trở nên lớn hơn trong mối quan hệ giữa bối cảnh xung quanh, khi đó mọi vaatjj thể trong bối cảnh xung quanh thay đổi so với vị trí tương đối ban đầu của chúng

Trang 10

Câu 10: Nghệ thuật tạo hình của người quay phim dựa trên 4 yếu tố: Ống kính – bố cục – ánh sáng – màu sắc Ví dụ

1 Ống kính: ống kính máy quay là 1 hệ thống quang học gồm nhiều các thấu kính phân kỳ & hội tụ được ghép với nhau tạo thành 1 hệ hội tụ

- Lấy tiêu cự ống kính để phân loại & Ô K góc rộng, góc trung, góc hẹp,

maxcro & zoom Vì vậy muốn thể hiện được ý đồ nghệ thuật của mình khi quay phim thì người quay phim phải nắm rõ đặc điểm và tác dụng của từng loại Ô K sao cho hợp lý

VD: muốn quay chân dung thì phải sử dụng ống kính góc hẹp, quay phong cảnh phải sử dụng ống kính góc rộng

2 Bố cục hình ảnh: bố cục nói chung là sự sắp xếp Bố cục khuôn hình điện ảnh là sự sắp xếp các vật thể, bối cảnh, ánh sáng, chuyển động nhân vật, góc độ máy sao cho tổng thể đạt tới sự cân đối đôi khi là ấn tượng của thị giác Bố cục được xem là ổn thỏa khi không có sự dư thừa, rối rắm

- Cỡ cảnh: có 5 cỡ cảnh cơ bản nhưng có 3 cỡ cảnh dùng nhiều nhất trong truyền hinh là T – T – C

- Bố cục trong điện ảnh và truyền hình dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản: đường nét, hình dạng, hình khối & chuyển động Những bố cục thường gặp: ngang, dọc, tam giác, tròn, đối xứng, cân đối, chéo,

Dựa vào luật bố cục để sắp xếp tiền cảnh, hậu cảnh, chiều ngang & chiều sâu để tạo khuôn hình đa chiều

3 Ánh sáng: ánh sáng là yếu tố quyết định đến chất lượng hình ảnh và thể hiện

ý đồ, diễn tả cái đẹp của cuộc sông, cái thần của con người và nội dung của phim Ngoài ra ánh sáng còn thể hiện khoảng không gian, thời gian khi

nào( bình minh, hoàng hôn – sáng, trưa, chiều, đêm)

4 Màu sắc: màu sắc của ánh sáng phụ thuộc vào bức xạ từ nguồn sáng Nhiệt

độ màu là đại lượng tính độ hiệu quả bức xạ nhiệt của vật “ thể đen tuyệt đối“

& được tính = độ K

Với ánh sáng có màu sắc khác nhau thì nhiệt độ màu cũng khác nhau, (ánh sáng tím là ánh sáng có t0 màu cao nhất)

T0màu sẽ quyết định đến gam màu của hình ảnh, dựa vào đặc điểm này ta có thể điều chỉnh gam màu theo ý muốn = cách thay đổi t0 màu (WB trên máy quay )

- Do vậy sắc màu đóng vai trò quan trọng tạo cảm giác cho người xem:

+ Gam màu nóng tạo cảm giác vui vẻ, ấm áp, hạnh phúc,

+ Gam màu lạnh tạo sự cô đơn, trống trải, lo sợ,

Câu 10 (CĐ): Phương pháp chiếu sáng 3 điểm.

- Ánh sáng chủ là nguồn sáng chính, mạnh chiếu sáng toàn bộ bối cảnh

Ngày đăng: 13/03/2024, 12:36

w