83KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CƠNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN .... 61 Trang 7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BNNPTNT Bộ Nông nghiệp phát triển nông
Tên chủ dự án đầu tư
CÔNG TY CỔ PHẦN CMC MƯỜNG LA
- Địa chỉ trụ sở chính: bản Tôm, xã Tạ Bú, Huyện Mường La, Tỉnh Sơn La, Việt Nam
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án:
+ Họ tên: Nguyễn Trọng Thực Giới tính: Nam
+ Chức danh: Chủ tịch kiêm giám đốc Công ty
+ Sinh ngày: 09/12/1970 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt nam
+ Căn cước công dân số 001070019040; cấp ngày 03/01/2018; Nơi cấp: Cục quản lý hành chính về trật tự xã hội
+ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Thôn Phú Lạc, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
+ Chỗở hiện tại: Tiểu khu 8, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. + Điện thoại: 0392.620.101
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 5500635977 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La cấp lần đầu ngày 08/07/2021; đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 09/07/2021.
Tên dự án đầu tư
Dự án: “Trang trại chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả” –giai đoạn 1
- Địa điểm thực hiện dự án:
Khu trại 2: bản Nong, xã Chiềng San, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Việt Nam; 4 xung quanh là đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác Khoảng cách đến khu dân cư là 1.300 m, cách khe suối Sáng 600 m về phía Tây Nam, cách sông Đà 1.700 m.
Khu trại 3: bản Chông, xã Chiềng Hoa, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Việt Nam;
4 xung quanh là đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác Khoảng cách đến khu dân cư là 1.500 m, cách khe suối Sáng 850 m về phía Tây, cách sông Đà 1.600 m
- Tọa độ khép góc của dự án: Theo hệ tọa độ VN2000 quốc gia, kinh tuyến trục
Bảng 1.1 Tọa độ khép góc của trại 2
Hình 1.1 Vị trí dự án
- Dự án đã được Ủy ban nhân nhân tỉnh Sơn La chấp thuận chủtrương đầu tưđồng thời chấp thuận nhà đầu tư tại Quyết định số 98/ QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm
- Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số2370/QĐ-BTNMT về việc Phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dựán “Trang trại chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả” của Công ty Cổ phần CMC Mường La thực hiện tại xã Tạ Bú, xã Chiềng San và xã Chiềng Hoa, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
+ Quy mô theo Luật Đầu tư công 2019:
Dự án “Trang trại chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả” với tổng vốn đầu tư là 350 tỷđồng, do đó dự án thuộc nhóm B (thuộc tiêu chí của khoản 3 điều 9, chi tiết lĩnh vực thuộc điểm a khoản 4 điều 8 của Luật đầu tư công).
+ Quy mô theo Luật Bảo vệmôi trường 2020:
Giai đoạn 1 của dự án “Trang trại chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả” với quy mô chăn nuôi 40.000 con lợn thịt tương ứng với 8.000 đơn vị vật nuôi, thuộc số thứ tự số
16, cột (3) Phụ lục II kèm theo Nghịđịnh số08/2022/NĐ-CP (dựán chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp từ1.000 đơn vị vật nuôi trở lên), thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở mức lớn Theo đó, dự án thuộc nhóm dựán đầu tư nhóm I (điểm a Khoản 3 Điều 28 Luật BVMT).
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
Công suất của dự án đầu tư
Tổng quy mô của dự án như sau:
- Quy mô sử dụng đất: 60 ha được chia làm 03 khu trại: Khu trại 1 có diện tích 18,59 ha; Khu trại 2 có diện tích 20,69 ha; Khu trại 3 có diện tích 20,72 ha
- Quy mô chăn nuôi lợn:
+ Khu trại 1: Trại lợn nái với công suất 3.600 nái đẻ, 200 lợn nọc, với khảnăng cung cấp 108.600 lợn con/năm.
+ Khu trại 2, 3: Trại lợn thịt với công suất mỗi trại là 20.000 con lợn thịt, tương đương 8.000 tấn lợn hơi/năm.
- Quy mô trồng cây ăn quả (nhãn, xoài, mít, ): tổng diện tích 32,4 ha
+ Khu trại 1: Diện tích 10,3 ha
+ Khu trại 2: Diện tích 10,8 ha
+ Khu trại 3: Diện tích 11,3 ha
Phạm vi của báo cáo là cho giai đoạn 1 (khu trại 2 và 3) với công suất như sau:
- Quy mô sử dụng đất:
Khu trại 2 có diện tích 20,69 ha
Khu trại 3 có diện tích 20,72 ha
- Quy mô chăn nuôi lợn:
Khu trại 2 với công suất 20.000 con lợn thịt, tương đương 4.000 tấn lợn hơi/năm Khu trại 3 với công suất 20.000 con lợn thịt, tương đương 4.000 tấn lợn hơi/năm.
- Quy mô trồng cây ăn quả (nhãn, xoài, mít, ):
Khu trại 2 với diện tích 10,8 ha
Khu trại 3 với diện tích 11,3 ha.
Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
Giai đoạn 1 của dự án gồm 2 khu trại là trại 2 và trại 3, đều chăn nuôi lợn thịt và có công nghệ trồng trọt và chăn nuôi giống nhau, cụ thểnhư sau:
3.3.1 Công nghệ chăn nuôi lợn thịt
Công nghệ chuồng trại, thiết bị:
Quy trình chăn nuôi lợn tại Dựán được áp dụng theo mô hình chuồng đan - hầm, trại lạnh và khép kín, đây là mô hình lợn công nghiệp hiện đại nhất hiện nay, tuân thủ tuyệt đối theo yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi và điều kiện vệ sinh chuồng trại cũng như bảo vệmôi trường Chuồng được làm mát bằng hệ thống quạt hút và tấm làm mát giải nhiệt bằng hơi nước, đảm bảo không khí được đối lưu và nhiệt độ luôn ổn định 25- 27°C, tạo nên môi trường chăn nuôi lý tưởng
Sàn chuồng là sàn hở làm cho chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, tạo sự thông thoáng trong từng ô chuồng nuôi, giảm chi phí vệ sinh chuồng trại Quy cách xây dựng là sàn hở một phần hoặc toàn phần tùy theo từng đối tượng lợn khác nhau Vật liệu xây dựng sàn được lựa chọn là bê tông cốt thép dạng tấm, có rãnh nhỏ hoặc dạng sàn nhựa, có rãnh hở Trang trại có hệ thống xửlý nước thải tại đảm bảo vệsinh môi trường
- Nguyên tắc chính của công nghệ nuôi lợn đan - hầm:
+ Sử dụng tấm đan cho phép chất thải được dẫm lên bởi lợn và rơi xuống bể chứa chất thải ởbên dưới sàn chuồng Tấm đan tại chuồng lợn bằng bê tông, riêng tại chuồng lợn con sử dụng tấm đan bằng nhựa Sau mỗi đợt xuất bán lợn sẽ tiến hành ngâm rửa vệ sinh các tấm đan tại dãy chuồng nuôi
+ Phân lỏng ởdưới sàn chuồng sẽ nhanh chóng hình thành lớp váng trên bề mặt, đểkhông cho mùi hôi và khí độc bốc lên
Khi chất thải dưới hầm đạt độ sâu trên 550 mm sẽ được tháo sang bể chứa chất thải theo nguyên tắc “áp lực âm”.
+ Dưới đáy của bểbên dưới sàn chuồng nuôi được bố trí hệ thống cửa thoát thải, rãnh thoát nước thải và ống thoát nước thải PVC đường kính 200mm
+ Đường thoát của hầm chứa được nối với hệ thống thoát hỗ thu gom ở bên ngoài Độ dốc rãnh thoát nước thải tại hầm chứa là 0,5% đảm bảo khả năng thoát nước của chuồng
Hình 1.2 Chuồng trại nuôi lợn đan – hầm
- Công nghệ cung cấp thức ăn tựđộng
Lợn được cho ăn thức ăn khô là cám từ trại qua hệ thống silo tựđộng Với việc cho ăn như vậy, ngoài việc tiết kiệm thức ăn mà còn giảm khảnăng thức ăn rơi vãi ra chuồng gây dơ bẩn và ô nhiễm Sau đó, cho lợn uống nước bằng bình nước "thông minh" (khi lợn muốn uống nước sẽ ngậm vào núm uống và nước tựđộng chảy ra), núm uống được bố trí cao hay thấp phụ thuộc vào giai đoạn nuôi, độ tuổi và trọng lượng của lợn, bên dưới có hệ thống máng thu gom khi bị rơi vãi Hệ thống máng này được bố trí 1 khoảng không bằng hệ thống sàn đan, sàn nhựa sao cho khoảng trống này thích hợp cho lợn trong việc vệ sinh trại, tạo độ thông thoáng chuồng và tránh lọt chân lợn Khoảng trống có tác dụng cách ly nước bên trong khu máng uống và chuồng đồng thời giúp cho việc giữ vệ sinh trại, khống chế dịch được tốt hơn Với thiết kế này chuồng trại luôn đảm bảo sạch và an toàn
Với việc đầu tư hệ thống trại công nghệ mới, lợn được ăn uống tựdo, đảm bảo thức ăn, nước uống luôn sạch và đủ
Hình 1.3 Silo chứa cám cho lợn ăn
Hình 1.4 Sơ đồ quy trình chăn nuôi lợn thịt Thuyết minh quy trình chăn nuôi lợn thịt:
Lợn giống lần đầu sẽđược cung cấp bởi công ty cổ phần CP Những lần sau lợn con do trại 1 cung cấp, nên đã được kiểm tra kỹlưỡng từ con giống cho đến giai đoạn chăm sóc lợn con & chăm sóc thú y 1 cách chu đáo và đầy đủ
Heo con sau khi nuôi lớn từ 3-5 tuần tuổi sẽ được nhập về hoặc chuyển từ trại 1 sang nuôi thịt (nguồn chất thải như thức ăn dư, văcxin, nước cho heo uống, tắm heo, vệ sinh chuồng trại, khửtrùng) Thường xuyên theo dõi, kiểm tra heo khi nghi mắc bệnh và heo bệnh đểngăn chặn kịp thời Phát hiện heo bệnh thì sẽ tiêu hủy ngay, tránh để lây lan sang các con heo khác Heo con thịt được nuôi trong thời gian khoảng 5,5 tháng (một năm nuôi 2 lứa, giữ các lứa sẽ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và nghỉ cách ly 15 – 30 ngày) với thức ăn chính là cám và nước sẽđạt trọng lượng từ 90 đến 110 kg với nguồn chất thải phát sinh như sau:
+ Mùi hôi, H2S, NH3, Mercaptan, CH4,
+ Nước thải (vệ sinh chuồng trại, tắm heo,…): BOD, COD, N-NH3, N, P, Coliform,…
+ Chất thải rắn: bùn thải, thức ăn thừa, bao bì thải, heo chết (tự nhiên, dịch bệnh),… Sau thời gian này, heo đạt trọng lượng 90 – 110kg sẽđược xuất bán heo thịt cho đơn vị thu mua (heo thịt sau khi nuôi khoảng 5,5 tháng đạt trọng lượng 90 – 110 kg nên đủ chỉtiêu để xuất heo thịt)
Chuồng heo sau khi xuất heo bán hết sẽđược sát trùng kỹtheo đúng quy định của ngành thú y sẽ tiếp nhận heo con và quy trình này được tái lập như trên.
Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt:
Nuôi lợn thịt phải đạt được những yêu cầu sau đây: Lợn thịt phải có tốc độ sinh trưởng phát triển tốt, tiêu tốn thức ăn thấp, tốn ít công chăm sóc nuôi dưỡng, phẩm chất thịt tốt
1) Phối hợp khẩu phần cho lợn thịt
Việc phối hợp khẩu phần ăn cho lợn thịt phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Phù hợp với đặc điểm sinh lý các giai đoạn sinh trưởng phát triển của lợn thịt
- Có tỷ lệ thức ăn tinh/ thô thích hợp
- Thức ăn có chất lượng tốt, không có các chất kháng dinh dưỡng và độc tố
- Phù hợp nguồn thức ăn của địa phương để giảm chi phí đầu vào
2) Kỹ thuật nuôi lợn thịt 2 giai đoạn
- Giai đoạn 1: lợn thịt được nuôi từ 70 – 130 ngày tuổi lợn có trọng lượng trung bình từ 23 –60 kg Người chăn nuôi cần cho lợn ăn theo khẩu phần có 17 – 18 % protein thô ( safeed- 100) , giá trị khẩu phần có từ3100 đến 3300 Kcal
- Giai đoạn 2: lợn thịt được nuôi từ 131 – 165 ngày tuổi lợn có trọng lượng từ 61 – 105 kg, khẩu phần ăn của lợn có từ 14 – 16 % protein thô và 3000 – 3100 kcal
Kỹ thuật nuôi lợn thịt 2 giai đoạn nên áp dụng để nuôi các giống lợn ngoại hay lợn lai F2 có 75% tỷ lệ máu ngoại trở lên Kỹ thuật này thường áp dụng ở những cơ sởchăn nuôi tập trung, có trình độ thâm canh cao
Cả hai kỹ thuật trên cần thiết phải cân đối thành phần các a xít amin và a xít béo không no mạch dài
Sau khi cai sữa lợn con chúng ta tiến hành phân lô, phân đàn để tiện chăm sóc, nuôi dưỡng Việc phân lô, phân đàn phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Khi ghép tránh không để cho lợn phân biệt đàn và cắn xé lẫn nhau
- Mật độ phải đảm bảo thích hợp theo quy định lợn từ 10 – 35 kg có 0,4 – 0,5 m 2 /con, từ 35 – 100 kg có 0,8 m 2 /con
- Lợn ởtrong cùng lô nên có trong lượng như nhau hoặc chênh lệch nhau không nhiều (độđồng đều cao)
- Ghi chép đầy đủvà đánh dấu hay bấm sốđể theo dõi từng cá thể
4) Kỹ thuật cho ăn, uống
- Cho lợn ăn đúng với tiêu chuẩn và khẩu phần
- Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô sau.
- Cho lợn ăn từng đợt, tránh để vung vải thức ăn ra nền chuồng, phải đảm bảo con nào cũng được ăn khẩu phần của nó
- Tập cho lợn ăn có phản xạcó điều kiện về giờ giấc cho ăn để nâng cao khảnăng tiêu hóa
- Không thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột
- Tiêu chuẩn ăn phải thay đổi từng tuần
- Không sử dụng những thức ăn mất phẩm chất
- Không pha loãng thức ăn quá tỷ lệ 1 : 1
- Nước uống cho lợn uống thỏa mãn nhu cầu
- Vừa cho lợn ăn vừa theo dõi tình trạng sức khỏe và khảnăng ăn vào
Cũng như các loại lợn khác, lợn thịt cũng cần được vận động và tắm chải Phương pháp này cần được tiến hành như sau: lợn ởgiai đoạn 2 – 4 tháng tuổi cho vận động 2 –
Sản phẩm của dự án đầu tư
- Sản phẩm của dựán đầu tư cụ thểnhư sau:
+ Lợn thịt: mỗi trại 20.000 con/ lứa Tổng cả 2 trại là 40.000 con/lứa, tương đương 8.000 tấn lợn hơi/năm.
+ Các loại quả (nhãn, xoài, mít, ): Tổng 2 trại khoảng 350400 tấn/năm.
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
Nhu cầu máy móc, thiết bị
Nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị tại mỗi trại như sau:
Bảng 1.3 Danh mục máy móc, thiết bị phụ trợ phục vụ tại từng trại
TT Danh mục máy móc, thiết bị Đơn vị Sốlượng Tình trạng Xuất xứ
1 Máng ăn núm uống Bộ 100 Mới 100% Việt Nam
2 Tấm đan Tấm 110 Mới 100% Việt Nam
3 Hệ thống làm mát Bộ 20 Mới 100% Việt Nam
4 Ôtô con chiếc 02 Mới 100% Việt Nam
5 Xe tải chở lợn 10 tấn chiếc 02 Mới 100% Việt Nam
6 Máy vi tính chiếc 03 Mới 100% Việt Nam
7 Máy in chiếc 01 Mới 100% Nhật Bản
8 Máy photo chiếc 01 Mới 100% Nhật Bản
9 Tủđựng tài liệu chiếc 02 Mới 100% Việt Nam
10 Bàn ghếvăn phòng chiếc 7 Mới 100% Việt Nam
11 Két sắt, máy đếm tiền chiếc 1 Mới 100% Việt Nam
12 Máy phát điện Biogas chiếc 1 Mới 100% Nhật Bản
13 Máy phát điện dự phòng sử dụng dầu DO, CS: 250 KVA chiếc 1 Mới 100% Nhật Bản
14 Máy tách nước và phân, ép phân chiếc 1 Mới 100% Trung Quốc
15 Quạt thông gió cho các dãy chuồng nuôi lợn chiếc 20 Mới 100% Việt Nam
16 HTXLNT hthống 1 Mới 100% Việt Nam
17 Hệ thống sát trùng hthống 2 Mới 100% Việt Nam
18 Hệ thống cân điện tử (40 tấn) hthống 1 Mới 100% Việt Nam
(Nguồn: Công ty Cổ phần CMC Mường La)
Tại mỗi trại, chủ dự án sẽ sử dụng 01 máy phát điện chạy bằng khí Biogas và 01 máy phát điện chạy bằng dầu DO để phục vụ quá trình hoạt động với thông số của các máy phát điện như sau:
Bảng 1.4 Thông số của máy phát điện chạy bằng nhiên liệu khí biogas
Thông số Đặc tính kỹ thuật
Công suất liên tục 350KVA/280KW
Công suất định mức 385KVA/308KW
Tốc độđộng cơ 1500RPM, 50HZ
Xi lanh 6 xi lanh thẳng hàng Điện áp 3 pha 380V, 50 Hz
Nhiên liệu Biogas/CNG (CH4> 60%; CO2< 20%; H2S