Do 2 trại có quy mô, công suất như nhau nên khối lượng chất thải rắn thông thường sẽtương đương nhau. Khối lượng CTRTT phát sinh tại mỗi trại ước tính như sau:
- Chất thải sinh hoạt:
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc trong trại, có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy như rau thừa, vỏ hoa quả, thức ăn thừa.
Số công nhân dự kiến tại mỗi trại là 50 người. Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân, nhân viên có thành phần chủ yếu gồm: vỏ lon, vỏ chai, giấy bao gói, thức ăn dư thừa. Định mức rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 0,5 kg/người/ngày khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại mỗi trại là 50×0,5 = 25kg/ngày.
- Chất thải rắn chăn nuôi:
Trong giai đoạn hoạt động, chất thải rắn phát sinh bao gồm: Phân lợn, bao bì đựng cám chăn nuôi, lợn chết không do dịch bệnh,… trong đó chủ yếu là phân lợn.
+ Phân lợn:
Bảng 3.6. Tính toán khối lượng phân lợn phát sinh tại mỗi trại Loại lợn Số lượng (con) Thức ăn
(kg/con/
ngày)
Định mức tính toán (kg/ngày)
Hệ số phát thải phân (kg/kg thức ăn)
Lượng phân (tấn/ngày) Trại 2 Trại 3
Lợn thịt 20.000 0,5 – 3,0 3,0 0,44 26,4
Khối lượng phân tươi phát sinh tại mỗi trại là 26,4 tấn/ngày.
+ Bao bì đựng cám:
Lượng thức ăn cung cấp lớn nhất cho mỗi trại là 60 tấn/ngày, tương đương 1.800 tấn/tháng. Khối lượng mỗi bao thức ăn là 50kg, vậy sẽ phát sinh ra khoảng 36.000 bao bì /tháng. Với trọng lượng mỗi bao bì thải loại là 0,02kg, khối lượng bao bì phát sinh tại mỗi trại khoảng 24 kg/ngày.
+ Thức ăn thừa của lợn:
Thức ăn thừa của lợn phát sinh khoảng 3-4 kg/ngày. Toàn bộlượng cám thừa, được tận dụng làm thức ăn cho chăn nuôi cá. Vậy, lượng chất thải rắn này ảnh hưởng không đáng kểđến môi trường và các đối tượng xung quanh.
+ Lợn chết trong quá trình chăm sóc:
Theo quy trình chăn nuôi, ước tính lượng lợn chết trong quá trình chăm sóc cho phép lớn nhất 3% tổng số lợn, trọng lượng lợn chết trung bình 50kg/con. Khối lượng
lợn chết tại mỗi trại là khoảng 20.000 con × 3% × 50kg/con = 30 tấn/lứa (tương đương 182 kg/ngày). So với các mô hình tương tự hiện tại thì tỉ lệ chết thực tế rất ít và đây cũng là nguồn là nguồn phát sinh không thường xuyên.
+ Bùn phát sinh từ bể tự hoại 3 ngăn:
Trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt của bể tự hoại phát sinh ra một lượng cặn (lượng cặn này được chứa trong bể chứa có thể tích 9 m3 và bể lắng có thể tích 6 m3). Lượng bùn cặn phát sinh mỗi ngày trong bểđược tính toán như sau:
Ta có dung tính cặn trong bể: 1000
) W 100 (
) W 100 V (
2 1
bun
a bc N
Trong đó:
a: lượng cặn trung bình một người thải ra trong một ngày, a = 0,5 (l/người.ngđ).
W1, W2: độẩm cặn tươi vào bể và của cặn khi lên men, tương ứng là 95% và 90%.
b: hệ số kểđến giảm thể tích cặn khi lên men (giảm 30%), b = 0,7.
c: hệ số kểđến việc để lại một phần cặn đã lên men khi hút cặn để lại vi sinh vật giúp cho quá trình lên men cặn được nhanh chống (để lại 20%), c = 1,2.
N: sốngười mà bể phục vụ tại dự án (50 người) Thay sốta được: Vbùn= 0,02 m3/ngày/trại
Theo sách “Kỹ thuật xử lý nước thải – Thạc sĩ Lâm Vĩnh Sơn” thì Khối lượng riêng của bùn d=1053 kg/m3. Vậy Khối lượng bùn sinh ra tại bể tự hoại trong một ngày tại mỗi trại là 21,06 kg/ngày.
+ Bùn phát sinh từ bể Biogas:
Khối lượng bùn phát sinh từ bểBiogas ước tính khoảng 503,7 kg/ngày + Bùn phát sinh từ hệ thống XLNTTT
Khối lượng bùn phát sinh từ hệ thống XLNTTT ước tính khoảng 112,9 kg/ngày Bảng 3.7. Thống kê khối lượng CTR thông thường phát sinh tại dự án
b) Biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
Chất thải rắn được thu gom, lưu giữ và xử lý triệt để đúng theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi
TT Nhóm chất thải rắn thông thường
Khối lượng (kg/ngày)
Ghi chú Trại 2 Trại 3
1 Chất thải rắn sinh hoạt 25 25 Liên tục 2 Bao bì đựng thức ăn chăn nuôi 24 24 Liên tục
3 Thức ăn thừa 4 4 Liên tục
4 Phân lợn 26.400 26.400 Liên tục
5 Bùn thải từ bể biogas,
HTXLNT tập trung, bể tự hoại 637,66 637,66 Liên tục 6 Lợn chết thông thường 182 182 Gián đoạn
Tổng 27.272,66 27.272,66
trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết thi hành một sốđiều của luật bảo vệmôi trường.
Tại mỗi khu trại, chủ dự án sẽ thực hiện những biện pháp đểthu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường như sau:
Đối với CTR sinh hoạt:
+ Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng của địa phương định kỳ thu gom với tần suất 1 lần/ngày.
+ Trang bị 06 thùng chứa rác dung tích 120L tại những khu vực thường xuyên phát sinh rác thải sinh hoạt như: nhà điều hành, nhà bếp, nhà nghỉ công nhân.
+ Xây dựng 01 nhà kho chứa CTRTT với diện tích 15m2 (4m×3,75m) đểlưu giữ CTRSH trong ngày và CTRTT của mỗi trại. Nhà kho được xây dựng bằng gạch, có mái che, sàn đổ bê tông kín chống thấm. Vịtrí cách xa khu điều hành và nhà nuôi lợn.
Đối với chất thải chăn nuôi:
- Đối với các loại CTR thông thường như các loại bao bì, thùng carton không chứa chất nguy hại (bao bì chứa nguyên liệu sản xuất thức ăn, bao bì chứa các thiết bị, dụng cụchăm sóc, nuôi dưỡng lợn,...) được phân loại và tập kết vềkho lưu chứa CTRTT với diện tích 15m2 (4m×3,75m). Kho lưu chứa được bố trí gần khu vực chuồng trại và nhà ủphân. Nhà kho được xây dựng bằng gạch, có mái che, sàn đổ bê tông kín chống thấm.
Thuê đơn vị có chức năng định kỳđem đi xửlý theo đúng quy định.
- Đối với phân lợn:
+ Phân ở dạng khô do vậy được công nhân thu gom trực tiếp bằng xẻng hót và được đưa tới khu vực ủ phân bằng xe đẩy tay.
+ Phân lợn có lẫn nước tiểu, nước rửa chuồng được dẫn vào hố citi có thể tích 144m3 (D×R×H= 6×4,8×5), từ hố citi sử dụng bơm nước thải lên máy ép phân để tách thành phân khô và dịch phân. Nước thải dẫn vào bểbiogas, phân khô được đem về nhà ủ phân.
+ Tóm tắt quy trình thu gom và xử lý: chất thải chăn nuôi (phân lợn, phát sinh được thu gom chung với nước thải chăn nuôi) → hố citi → bơm, ép tách phân (bằng máy ép phân, tách được khoảng 70% lượng phân có trong nước thải) → nhà ủ phân (thực hiện ủ phân, phối trộn với chất độn và chế phẩm EM) → trộn vôi→ đóng bao, lưu giữ trong nhà chứa phân → hợp đồng, chuyển giao cho các đơn vị có nhu cầu.
Hình 3.15. Cấu tạo của máy ép phân - Hoạt động máy ép phân:
Máy ép phân được đặt trong nhà đặt máy ép phân, có mái che, diện tích 36m2 (9m×4m), nền bê tông chống thấm. Phân lợn được thu gom có dạng lỏng, dễ dàng hòa trong nước xối nền chuồng. Toàn bộlượng nước thải lẫn phân lợn được thu gom về hố citi, tại đây đặt một vòi bơm hút phân về buồng ép của máy ép tách phân qua “Ống cấp liệu”. Tại “Buồng ép”, phân được ép tách ra khỏi nước thải bằng các vít tải xoắn, phân được ép khô thành dạng rắn (có độẩm thấp 55-65% tùy theo mức điều chỉnh) và đi ra ngoài qua “Miệng xảphân”, nước thải được xảqua “Ống xả thải” đưa về hố thu gom.
Tại đây nước thải được đưa về bểbiogas để tiếp tục xử lý.
Hình 3.16. Sơ đồ quy trình xửlý phân tươi - Trang trại có 1 nhà ủ phân, quy cách thiết kếnhư sau:
+ Nhà ủ phân thiết kế có mái che, diện tích 108m2 (12m×9m).
+ Nền nhà ủ phân lấy cao trình + 0,15 đến + 0,20 so với cao trình đất tự nhiên.
+ Nền nhà ủ phần làm bằng vật liệu chống thấm để không bị mất nước phân, có cấu tạo bằng lớp bê tông đá dăm mác 50 dày 10cm.
+ Độ dốc ngang của nền nhà lấy bằng 0,03m/m nghiêng về phía mặt sau bên phía
rãnh thu nước.
+ Hai đầu hồi nhà có bố trí những cửa để xe vận chuyển phân vào và ra. Kích thước cửa ra vào khoảng 1,5m.
+ Trong nhà ủ phân có thể bố trị một hay hai ngăn để nguyên liệu chế biến (như trấu, mùn cưa, chế phẩm E.M) diện tích lấy bằng 5% diện tích xây nhà ủ phân và một ngăn để dụng cụlao động diện tích bằng 3% diện tích xây dựng nhà ủ phân.
+ Để thu lại nước phân thừa cần bố trí ở phía sau sát hai hố thu ởđầu nhà, dung tích mỗi hố thu là 0,5 m3. Nước thu trong hốnày được sử dụng tuần hoàn cấp lại đểtưới ẩm cho các đống ủ mới.
+ Thiết kế hệ thống thoát nước mưa xung quanh khu vực nhà ủ để đảm bảo cho nhà ủ phân không bịnước xâm nhập vào nền nhà.
- Sơ đồ quy trình kỹ thuật ủphân như sau:
Hình 3.17. Quy trình ủ phân của trang trại
Phân chuồng được ủ theo phương pháp ủ nguội, phân ủ được bổ sung chất độn (mùn cưa, trấu) trộn và chế phẩm sinh học EM Pro- trộn cùng phân lợn sau khi đã tách nước bằng máy ép phân theo tỷ lệ 7:3 (tức phân lợn 70% + chất khô 30%), sử dụng EM Pro1 để tưới đều vào quá trình ủ phân theo tỉ lệ 10 - 15 lít EM Pro1 cho 1 tấn phân chuồng. Phân chuồng sau khi ủ được lưu giữ tại nhà chứa phân có diện tích 120m2 (15m×8m), có mái che, nền bê tông chống thấm.
Lượng phân chuồng sau khi ủ một phần được dùng để bón cho cây, phần còn thừa chủđầu tư sẽ hợp đồng bán cho các công ty phân bón hoặc dùng để bán cho các hộ nông dân có nhu cầu, tăng thêm nguồn thu cho chủ dự án.
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải tập trung, Biogas, bể tự hoại:
- Bùn thải phát sinh từ HTXLNT tập trung được tiến hành phân định, phân loại theo QCVN 50:2013/BTNMT. Nếu bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng CTNH sẽ được quản lý theo quy định về quản lý CTNH tại Mục 4 Chương V - Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Biện pháp xửlý theo như mục giảm thiểu tác động đối với CTNH.
- Nếu bùn thải không có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng CTNH sẽđược quản lý theo
quy định về quản lý CTR công nghiệp thông thường tại Mục 3 Chương V - 08/2022/NĐ- CP và sẽ được thực hiện như sau: Bùn thải của HTXLNT tập trung, biogas định kỳ 3 tháng/lần, bùn bể tự hoại định kỳ 6 tháng/lần, được hút lên ép qua máy ép phân (Công suất 10 m3/giờ) sau đó xửlý như phân lợn, ủ tại nhà ủ phân.
Lợn chết do bệnh thông thường:
Lợn chết không do dịch bệnh được chôn lấp tại hố chôn lấp trong khu vực của mỗi trang trại có kích thước 72 m2. Quy trình tiêu hủy xác lợn chết do bệnh được thực hiện theo đúng Phụ lục 06 - Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và Thông tư số 24/2019/TT-BNNPTNT.
Hố chôn lấp có kích thước 72 m2, sâu 4m, được chia thành 4 ngăn, nắp hốđược đổ bê tông cốt thép, tường bê tông được quét hồ dầu chống thấm 2 mặt, đáy hốđược đổ bê tông chống thấm. Có bố trí cửa và nắp đậy đưa xác lợn chết vào. Luôn luôn đậy nắp kín và sử dụng chế phẩm sinh học đểtăng khả năng phân hủy chất thải và phun hóa chất khửmùi để không phát sinh mùi hôi ra bên ngoài. Tùy từng khối lượng lợn chết mà sẽ đào thêm các hố.
- Tại trại 2: Hố chôn lấp lợn chết thông thường có vị trí: đặt phía Tây Bắc trang trại, gần khu xửlý nước thải. Tọa độ X = 2373145,87, Y = 511150,98.
- Tại trại 3: Hố chôn lấp lợn chết thông thường có vịtrí: đặt phía Tây trang trại, gần khu xửlý nước thải. Tọa độ X = 2372494,39, Y = 511398,42.
(theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 104o00’, múi chiếu 3o) Quy trình tiêu hủy lợn chết không do dịch bệnh: Lợn chết không do dịch bệnh sẽ được gom và đưa vào từng ngăn của hố tiêu hủy, sau đó rắc vôi bột lên trên.
Lợn chết sẽ được đưa vào từng ngăn cho đến khi đầy ngăn này sẽ chuyển sang ngăn tiếp theo. Định kỳ bổ sung thêm chế phẩm sinh học đểtăng cường khảnăng phân hủy chất thải trong hố tiêu hủy. Xung quanh hố tiêu hủy được rắc vôi bột và bọc lưới có mắt lưới nhỏ để chống công trùng như ruồi nhặng xâm nhập vào cũng như phát tán ra ngoài. Phun thuốc sát trùng khu vực chôn lấp và có biển cảnh báo.
Bảng 3.8. Tổng hợp các công trình, thiết bị thu gom, lưu giữ, xử lý CTRTT TT Tên công trình,
thiết bị
Sốlượng
Đặc điểm Trại 2 Trại 3
1 Thùng rác 120L 6 6 Có nắp đậy 3 Kho chứa CTRTT 1 1
Diện tích 15m2 (4m×3,75m), xây dựng bằng gạch, có mái che, sàn đổ bê tông kín chống thấm.
4 Hố citi 1 1 BTCT , Thể tích 144m3 (D×R×H= 6×4,8×5).
5 Máy ép phân 1 1 Công suất 10m3/h.
6 Nhà đặt máy ép phân 1 1 Diện tích 36m2 (9m×4m), xây dựng bằng gạch, có mái che, sàn đổ bê tông kín chống thấm.
TT Tên công trình, thiết bị
Sốlượng
Đặc điểm Trại 2 Trại 3
7 Nhà ủ phân 1 1 Diện tích 108m2 (12m×9m), xây dựng bằng gạch, có mái che, sàn đổ bê tông chống thấm.
8 Nhà chứa phân 1 1 Diện tích 120m2 (15m×8m), xây dựng bằng gạch, có mái che, sàn đổ bê tông chống thấm.
9 Hố chôn lấp 1 1
BTCT, Thể tích 288m3 (D×R×H= 12×6×4), chia làm 4 ngăn, có nắp đậy kín, đáy đổ bê tông chống thấm.