4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
4.4. Nguồn cung cấp điện, nước của dự án
- Hệ thống cấp điện: Đường dây 35 KV của tỉnh, tại mỗi trại bố trí 01 trạm biến áp công suất khoảng 650 KVA, đường dây 0,4 KV cấp điện chiếu sáng và sản xuất cho từng trang trại, đồng thời mỗi trại bố trí thêm 01 máy phát điện dự phòng chạy bằng dầu DO và 01 máy phát điện dự phòng chạy bằng nhiên liệu khí Biogas. Lượng tiêu thụđiện tại mỗi trại ước tính khoảng 35.000 KWh/tháng.
- Nhu cầu phụ tải: 650 kVA.
- Sốlượng tủđiện phân phối tại mỗi trại: 4 tủ
- Phía cao áp: Đóng cắt bằng dao cách ly, bảo vệ chống sóng sét lan truyền từ đường dây bằng chống sét van không khe hở, bảo vệ ngắn mạch bằng cầu chì tựrơi.
- Phía hạáp: đặt 01 tủđiện phân phối 04 lộra có ngăn đo đếm điện năng. Bảo vệ quá điện áp bằng chống sét van 0,4kV; bảo vệ quá tải, ngắn mạch bằng 01 Aptomat tổng, 04 Aptomat nhánh.
- Sử dụng cáp treo 35kV ABC-3×240mm2: 2.032m, cáp treo 0,4kV: 2.897 m.
- Các giải pháp xây dựng chính: Toàn bộ trạm được đặt trên bệ bê tông cao 400mm so với mặt nền, các thiết bịđặt trên xà giá đỡ trên 2 cột ly tâm 12m.
b) Nguồn cung cấp nước:
Nhu cầu sử dụng nước:
- Nước dùng cho sinh hoạt:
Theo định mức cấp nước của Bộ xây dựng (TCXDVN 33:2006), một người sử dụng khoảng 100 lít nước mỗi ngày, do đó lượng nước cấp cho sinh hoạt được tính toán như sau:
Số nhân viên của mỗi trại khi đi vào hoạt động là 50 người/trại; Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tại mỗi trại là: 50 người × 100 lít/người/ngày = 5,0m3/ngày. Tổng nhu cầu sử dụng nước của cả 2 trại là 10m3/ngày.
- Nước dùng cho chăn nuôi:
+ Nhu cầu nước lợn uống:
Theo quy trình chăn nuôi lợn công nghiệp của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, nhu cầu nước uống cho lợn choai đến xuất chuồng là khoảng 10 lít/con/ngày.
Với quy mô của mỗi trại 20.000 con, vậy lượng nước cấp cho lợn uống tại mỗi trại là 20.000 × 10 lít = 200 m3/ngày. Tổng lượng nước cấp cho lợn uống tại 2 trại là 400m3/ngày.
+ Nước rửa chuồng trại hằng ngày:
Nhu cầu nước rửa chuồng hàng ngày gồm: nước xối hệ thống cào phân – chiếm 80
% và nước xịt sàn (sử dụng hệ thống phun cao áp nên rất tiết kiệm nước) – chiếm 20%.
Theo định mức của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, nhu cầu nước rửa chuồng tại trại lợn thịt trung bình khoảng 5 lít/con. Vậy nhu cầu nước rửa chuồng tại từng trại cụ thểnhư sau:
Bảng 1.12. Nhu cầu nước rửa chuồng trại tại mỗi trại
STT Loại nước Lượng nước Ghi chú
Trại 2 Trại 3 1 Nước xối hệ
thống cào phân 80 m3/ngày 80 m3/ngày Chiếm 80 % tổng lượng nước rửa chuồng 2 Nước xịt sàn 20 m3/ngày 20 m3/ngày Chiếm 20 % tổng lượng
nước rửa chuồng Tổng 200 m3/ngày
Vậy tổng nhu cầu sử dụng nước rửa chuồng trại tại dự án là 200m3/ngày.
+ Nước dùng cho làm mát chuồng trại:
Theo quy trình chăn nuôi lợn công nghiệp của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam thì trung bình 01 chuồng sẽ sử dụng 3m3nước/ngày/chuồng. Vậy lượng nước sử dụng cho làm mát tại mỗi trại là: 3m3 × 20 = 60m3. Tổng lượng nước sử dụng làm mát cả 2 trại là 120m3/ngày. Tuy nhiên, lượng nước này sẽđược bốc hơi hết trong suốt quá trình sử dụng.
+ Nước dùng cho sát trùng:
Nước dùng sát trùng người: Bình quân 01 người là 5 lít/lần, mỗi ngày 02 lần và số công nhân hoạt động của mỗi trại là 50 người.
Nước sát trùng xe: dự kiến bình quân mỗi trại có khoảng 6 xe ra vào trại, và lượng nước sát trùng cho mỗi xe khoảng 50 lít:
Lượng nước sát trùng tại mỗi trại
(50 người × 5 lít × 2 lần) + (50 lít × 6xe) = 0,8 m3/ngày.
Vậy tổng lượng nước sát trùng cần dùng của 2 trại là khoảng 1,6m3/ngày.
Nước sát trùng được phun dạng sương lên đối tượng cần sát trùng, do vậy lượng nước này sẽ thấm và bốc hơi hết.
+ Nước dùng cho PCCC:
Lượng nước dự trữ cấp nước cho hoạt động chữa cháy được tính cho 01 đám cháy trong 2 giờ liên tục với lưu lượng 15 lít/giây/đám cháy. Tuy nhiên, lượng nước này không sử dụng thường xuyên, chỉ sử dụng trong khi có sự cố xảy ra. Dự kiến tổng lượng nước cần dùng cho 2 trại như sau:
Wcc= 15 lít/giây/đám cháy × 2 giờ × 3.600 giây/1.000 × 2 trại = 216 m3
Nước dung cho PCCC không được tính vào nhu cầu nước thường xuyên sử dụng của dự án mà Chủ dự án sẽ xây dựng bể chứa để dự trữ cấp nước cho hoạt động chữa cháy.
+ Nước tưới cây:
Tham khảo bảng nhu cầu về lượng nước của một số cây ăn quả của Trung tâm nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp bền vững thì ước tính mỗi gốc cây trong độ tuổi 2 – 3 (tuổi, năm) cần một lượng nước là 35 –45 lít nước/ngày (chu kì tưới trung bình 3 ngày/lần). Như vậy, nhu cầu sử dụng nước tưới cây ăn quả lớn nhất là:
Đối với trại 2:
45lít/cây × 156cây/ha × 10,8ha × 10lần/tháng = 758.160 lít/tháng = 25,3m3/ngày.
Đối với trại 3:
45lít/cây × 156cây/ha × 11,3ha × 10lần/tháng = 793.260 lít/tháng = 26,4m3/ngày.
Vậy tổng nhu cầu sử dụng nước tưới cây ăn quả lớn nhất là 51,7m3/ngày.
Ngoài ra khi Dựán đi vào hoạt động ổn định, Chủ dự án sẽ tận dụng nước thải sau xử lý tại hồ chứa nước thải sau xửlý để tái sử dụng làm nước vệ sinh chuồng trại, nước làm mát và nước tưới cây.
Bảng 1.13. Nhu cầu nước cấp thường xuyên và nước thải của dự án TT Hoạt động
Trại 2 Trại 3
Ghi chú Nhu cầu
nước cấp
Nhu cầu nước thải
Nhu cầu nước cấp
Nhu cầu nước thải 1 Cấp nước sinh
hoạt 5 5 5 5 Liên tục, sử dụng
nước sạch 2 Nước uống cho
lợn 200 - 200 - Liên tục, sử dụng
nước sạch 3 Nước rửa
chuồng trại 100 100 100 100 Liên tục, sử dụng nước thải sau xử lý 4 Nước làm mát
chuồng trại 60 - 60 - Liên tnước thải sau xử lý ục, sử dụng 5 Nước sát trùng 0,8 - 0,8 - Liên tục, bốc hơi
hết
6 Nước tiểu lợn - 200 - 200 Liên tục
7 Nước thải sau
ép phân - 11,6 - 11,6 Liên tục
8 Nước tưới cây 25,3 - 26,4 - Gián đoạn
Tổng 391,1 316,6 392,2 316,6
Nguồn cung cấp nước của dự án:
Hệ thống cấp nước cho dự án: Nguồn nước cấp cho dự án, dự kiến khai thác từ nguồn nước ngầm trong phạm vi dự án. Biện pháp khai thác nước ngầm là khoan giếng (sử dụng làm nước sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên, nước uống cho lợn, nước sát trùng). Dự kiến tại mỗi trại sẽ khoan 1 giếng với chiều sâu khoảng 50m. Đường kính giếng D110mm. Lượng nước khai thác tại mỗi trại khoảng 200 - 210m3/ngày.đêm. Mục đích: cấp nước sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên mỗi trại và nước uống cho lợn. Dự kiến khai thác tại khu vực nhà công nhân, khu chuồng trại, HTXLNT tập trung, kho.
Ngoài ra, tại mỗi trại cũng có có 02 hồ chứa nước mưa, để dự trữ sử dụng khi thiếu nước vào mùa khô.